1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO NGHIỆM MƯỜI GIỐNG ĐU ĐỦ (Carica papaya L.) TẠI XÃ LONG ĐỊNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỀN GIANG

120 278 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 3,15 MB

Nội dung

- K ết quả thí nghiệm cho thấy bước đầu chọn ra 3 giống đáp ứng điều kiện tại nơi thí nghiệm: Gi ống Cuống tím x Đài Loan tím: Có khả năng sinh trưởng mạnh, nhanh cho qu ả, chiều cao c

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

KH ẢO NGHIỆM MƯỜI GIỐNG ĐU ĐỦ (Carica papaya L.)

TẠI XÃ LONG ĐỊNH HUYỆN CHÂU THÀNH

Trang 2

KH ẢO NGHIỆM MƯỜI GIỐNG ĐU ĐỦ (Carica papaya L.)

T ẠI XÃ LONG ĐỊNH HUYỆN CHÂU THÀNH

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

ThS Thái Nguy ễn Diễm Hương

TS Nguyễn Trịnh Nhất Hằng

Tp H ồ Chí Minh, tháng 07/2012

Trang 3

L ỜI CÁM ƠN

Tôi xin chân thành gởi lời cám ơn đến:

• Ông bà cha m ẹ đã nuôi dạy và luôn là nguồn động lực vững chắc cho tôi trên con đường học tập

• Ban Giám Hi ệu Trường ĐH Nông Lâm và Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Học

• Quý th ầy cô trong khoa Nông Học đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian

h ọc tập tại trường

• Cô Thái Nguy ễn Diễm Hương, bộ môn Cây Lương Thực – Rau – Hoa – Quả, khoa Nông Học, trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi

th ực hiện tốt luận văn này

• Cô Nguy ễn Trịnh Nhất Hằng, trưởng bộ môn Kĩ Thuật Canh Tác, Viện cây ăn

qu ả miền Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi thực hiện tốt luận văn này

• Ban lãnh đạo Viện cây ăn quả miền Nam cùng toàn thể anh chị em tại cơ quan

đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian làm đề tài

• Cám ơn bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài

TP.HCM, ngày 20 tháng 07 năm 2012 Sinh viên

H ồ Văn Nhứt

Trang 4

TÓM T ẮT

H Ồ VĂN NHỨT, Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, tháng 07/2012 Đề tài:

Khảo nghiệm mười giống đu đủ (Carica papaya L.) tại xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

Giáo viên hướng dẫn: ThS THÁI NGUYỄN DIỄM HƯƠNG

TS NGUYỄN TRỊNH NHẤT HẰNG

- M ục tiêu: Khảo nghiệm đặc điểm sinh trưởng, phát triển của mười giống đu

đủ để tìm ra giống ít đổ ngã, nhanh cho quả, số quả tích lũy cao, ít bị sâu bệnh

- Phương pháp: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố, 10 nghiệm thức tương ứng 10 giống (Cuống tím x Đài Loan tím, Hồng Kông da bông, LA, Mã Lai lùn ru ột đỏ, Mã Lai lùn ruột vàng, KhakDum, I19.4 ruột vàng, I19.4 ruột đỏ, 3_V8, 7VA), 3 lần lặp lại, mỗi NT/ LLL là 2 cây

- K ết quả thí nghiệm cho thấy bước đầu chọn ra 3 giống đáp ứng điều kiện tại nơi thí nghiệm:

Gi ống Cuống tím x Đài Loan tím: Có khả năng sinh trưởng mạnh, nhanh cho

qu ả, chiều cao cây trung bình (212,0 cm), số quả tích lũy sau 6,5 tháng trồng cao (63,2 quả), tỉ lệ chiều cao đóng quả/ chiều cao cây thấp (0,34), không bị nhiễm bệnh khảm, đốm vòng và nhện đỏ gây hại

Gi ống I19.4 ruột đỏ: Chiều cao cây cao (221,7 cm), tỉ lệ chiều cao đóng quả/ chiều cao cây thấp (0,39), thời gian đậu quả sớm (80,7 NST), sinh trưởng mạnh, số

qu ả tích lũy ở mức cao (55,3 quả), không bi bệnh đốm vòng

Gi ống Mã Lai lùn ruột vàng: Giống thấp cây (170,7 cm), tỉ lệ chiều cao đóng quả/ chiều cao cây thấp (0,34), đường kính tán trung bình (252,8 cm), thời gian ra hoa đậu quả sớm (81,5 NST), tỉ lệ cây lưỡng tính (100 %) và đậu quả cao (29,57 %), số

qu ả tích lũy cao, nhiễm bệnh khảm nhưng cho năng suất cao (64,53 kg/cây)

Trang 5

M ỤC LỤC

Trang

Trang t ựa i

L ời cảm ơn ii

Tóm t ắt iii

M ục lục iv

Danh sách các bảng vii

Danh sách các hình viii

Danh sách các ch ữ viết tắt x

Chương 1 Giới thiệu 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 M ục tiêu và yêu cầu 2

1.2.1 Mục tiêu 2

1.2.2 Yêu c ầu 2

1.3 Gi ới hạn đề tài 2

Chương 2 T ổng quan tài liệu 3

2.1 Sơ lược về cây đu đủ 3

2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ 3

2.1.2 Ngu ồn gốc cây đu đủ 3

2.1.3 Đặc điểm thực vật học 4

2.1.3.1 Rễ 4

2.1.3.2 Thân 5

2.1.3.3 Lá 5

2.1.3.4 Hoa 5

2.1.3.5 Qu ả 7

2.1.3.6 H ạt 8

2.1.4 Giá tr ị dinh dưỡng 8

2.1.5 Công d ụng của đu đủ 9

2.2 Điều kiện sinh thái 9

2.2.1 Ánh sáng 10

2.2.2 Nhi ệt độ 10

Trang 6

2.2.3 Ẩm độ 10

2.2.4 Đất đai 10

2.3 Gi ống và kĩ thuật nhân giống 10

2.3.1 Gi ống 10

2.3.2 Kĩ thuật nhân giống 13

2.4 K ỹ thuật trồng và chăm sóc 13

2.4.1 Kỹ thuật trồng 13

2.4.1.1 Đất trồng và thiết kế vườn 13

2.4.1.2 Th ời vụ trồng 14

2.4.1.3 Khoảng cách trồng 15

2.4.1.4 Bón phân cho đu đủ 15

2.4.1.5 Chăm sóc đu đủ 15

2.4.1.6 Phòng trừ sâu và bệnh hại cho đu đủ 16

Chương 3 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 18

3.1 Th ời gian và địa điểm thí nghiệm 18

3.1.1 Thời gian 18

3.1.2 Địa điểm 18

3.2 Vật liệu thí nghiệm 18

3.2.1 D ụng cụ trang thiết bị 18

3.2.2 V ật liêu 18

3.3 Điều kiện nghiên cứu 19

3.3.1 Y ếu tố đất đai 19

3.3.2 Y ếu tố thời tiết 19

3.3.3 Điều kiện canh tác tại nơi thí nghiệm 20

3.4 Phương pháp thí nghiệm 20

3.4.1 B ố trí thí nghiệm 21

3.4.2 Chỉ tiêu theo dõi 22

3.4.2.1 Đặc tính nông học của các giống đu đủ khảo nghiệm 22

3.4.2.3 Các thành phần năng suất và năng suất của giống đu đủ 24

3.4.2.4 Sâu b ệnh hại 24

3.4.3 X ử lý số liệu 25

Trang 7

Chương 4 Kết quả và thảo luận 26

4.1 Các đặc điểm sinh trưởng 26

4.1.1 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của mười giống đu đủ thí nghiệm 26

4.1.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây 27

4.1.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 29

4.1.4 Động thái tăng trưởng đường kính gốc 30

4.1.5 Tốc độ tăng trưởng đường kính gốc 31

4.1.6 Động thái tăng trưởng đường kính tán 32

4.1.7 T ốc độ tăng đường kính tán qua các giai đoạn 33

4.1.8 Động thái ra lá 34

4.1.9 T ốc độ ra lá của 10 giống đu đủ thí nghiệm 35

4.2 Đặc điểm giới tính của mười giống đu đủ thí nghiệm 36

4.3 Đặc điểm hình thái 37

4.3.1 Đặc điểm thân 37

4.3.2 Đặc điểm lá giai đoạn trưởng thành 40

4.3.3 Đặc điểm cụm hoa và hoa đu đủ 43

4.4 T ỉ lệ đậu quả 48

4.5 Năng suất lý thuyết 51

4.6 M ột số sâu bệnh hại trên đu đủ thí nghiệm 52

4.6.1 Nh ện đỏ 52

4.6.2 Bệnh đốm vòng 53

4.6.3 B ệnh khảm 54

4.6.4 B ệnh cháy lá 55

Chương 5 Kết luận và đề nghị 56

5.1 K ết luận 56

5.2 Đề nghị 57

Tài liệu tham khảo 58

Ph ụ lục 61

Trang 8

DANH SÁCH CÁC B ẢNG

Trang

B ảng 2.1: Sản lượng một số nước sản xuất đu đủ trên thế giới theo FAO, 1998 4

B ảng 2.2: Sự phân ly các kiểu cây đời sau 7

B ảng 2.3: Giá trị thành phần dinh dưỡng quả tính cho mỗi 100 g phần ăn được 9

B ảng 3.1: Nguồn gốc mười giống đu đủ khảo nghiệm 18

Bảng 3.2: Kết quả phân tích đất tại địa điểm trồng khảo nghiệm 19

B ảng 3.3: Trung bình các yếu tố khí hậu từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2012 tại Tiền Giang 20

Bảng 4.1: Đặc điểm sinh trưởng của mười giống đu đủ thí nghiệm 27

B ảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của mười giống đu đủ thí nghiệm 28

B ảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của mười giống đu đủ thí nghiệm 29

Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng đường kính gốc của mười giống đu đủ thí nghiệm 30

B ảng 4.5: Tốc độ tăng trưởng đường kính gốc 31

B ảng 4.6: Động thái tăng trưởng đường kính tán của mười giống đu đủ thí nghiệm 32

B ảng 4.7: Tốc độ tăng đường kính tán qua các giai đoạn 33

B ảng 4.8: Động thái ra lá của mười giống đu đủ thí nghiệm 34

Bảng 4.9: Tốc độ ra lá của 10 giống đu đủ qua các giai đoạn 36

B ảng 4.10: Tỉ lệ giới tính của mười giống đu đủ thí nghiệm 37

B ảng 4.11: Đặc điểm thân của 10 giống đu đủ giai đoạn 6,5 tháng tuổi 38

Bảng 4.12: Đặc điểm vị trí ra hoa đậu quả đầu tiên và tỉ lệ chiều cao đóng quả đầu tiên/ chi ều cao cây 39

B ảng 4.13: Đặc điểm bản lá 41

Bảng 4.15: Đặc điểm cụm hoa 44

B ảng 4.17: Tỉ lệ đậu quả (%) và số quả sau 195 ngày tuổi của10 giống đu đủ thí nghi ệm 48

B ảng 4.18: Năng suất lý thuyết của 10 giống đu đủ 6,5 tháng tuổi 51

B ảng 4.19: Tỉ lệ (%) lá bị hại 52

Bảng 4.21: Tỉ lệ (%) bệnh khảm qua các giai đoạn trồng 54

Trang 9

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 4.1: Bi ểu đồ động thái ra quả của mười giống đu đủ thí nghiệm 50

Hình 6.1: Đặc điểm nở hoa cây lưỡng tính của giống cuống tím x Đài Loan tím 61

Hình 6.2: Đặc điểm nở hoa cây cái của giống Mã Lai lùn ruột đỏ 61

Hình 6.3: Đặc điểm nở hoa cây lưỡng tính của giống KhakDum 661

Hình 6.4: Đặc điểm nở hoa cây cái của giống KhakDum 661

Hình 6.5: Hoa lưỡng tính 5 nhị của giống Hồng Kông da bông 62

Hình 6.6: Qu ả hình thành từ hoa lưỡng tính 5 nhị của giống Hồng Kông da bông 62

Hình 6.7: Hoa lưỡng tính dị hình của giống Mã Lai lùn ruột vàng 62

Hình 6.8: Qu ả hình thành từ hoa lưỡng tính dị hình của giống Mã Lai lùn ruột vàng 62 Hình 6.9: Hoa lưỡng tính thon dài của giống cuống tím x Đài Loan tím 62

Hình 6.10: Quả hình thành từ hoa lưỡng tính thon dài của giống 7VA 62

Hình 6.11: Cây lưỡng tính của giống cuống tím x Đài Loan tím 195 NST 63

Hình 6.12: Cây cái c ủa giống cuống tím x Đài Loan tím 195 NST 63

Hình 6.13: Cây lưỡng tính của giống LA 195 NST 63

Hình 6.14: Cây cái c ủa giống LA 195 NST 63

Hình 6.15: Cây lưỡng tính của giống Hồng Kông da bông 195 NST 64

Hình 6.16: Cây cái c ủa giống Hồng Kông da bông 195 NST 64

Hình 6.17: Cây lưỡng tính của giống Mã Lai lùn ruột đỏ 195 NST 64

Hình 6.18: Cây cái của giống Mã Lai lùn ruột đỏ 195 NST 64

Hình 6.19: Cây lưỡng tính của giống I19.4 ruột vàng 195 NST 65

Hình 6.20: Cây cái c ủa giống I19.4 ruột vàng 195 NST 65

Hình 6.21: Cây lưỡng tính của giống I19.4 ruột đỏ 195 NST 65

Hình 6.22: Cây cái c ủa giống I19.4 ruột đỏ 195 NST 65

Hình 6.23: Đặc điểm cây lưỡng tính của giống KhakDum195 NST 66

Hình 6.24: Đặc điểm cây cái của giống KhakDum 195 NST 66

Hình 6.25: Cây lưỡng tính của giống 3_V8 195 NST 66

Hình 6.26: Cây cái của giống 3_V8 195 NST 66

Hình 6.27: Cây l ưỡng tính của giống Mã Lai lùn ruột vàng 195 NST 67

Hình 6.28: Cây lưỡng tính của giống 7VA 195 NST 67

Trang 10

Hình 6.29: Cách m ọc quả cây lưỡng tính của giống Hồng Kông da bông 67

Hình 6.30: Cách mọc quả cây cái của giống Mã Lai lùn ruột đỏ 67

Hình 6.31: Đặc điểm bản lá của giống KhakDum 68

Hình 6.32: Đặc điểm bản lá của giống I19.4 ruột vàng 68

Hình 6.33: Đặc điểm bản lá của giống I19.4 ruột vàng 68

Hình 6.34: Đặc điểm phân cành của giống I19.4 ruột đỏ 68

Hình 6.35: Đặc điểm thân giai đoạn cây non giống KhakDum 68

Hình 6.36: Đặc điểm thân giai đoạn cây non giống LA 68

Hình 6.37: B ệnh cháy lá trên giống Hồng Kông da bông 69

Hình 6.38: Bệnh đốm vòng trên quả ở giống 7VA 69

Hình 6.39: Qu ả hình thành từ hoa lưỡng tính của giống Mã Lai lùn ruột vàng 69

Hình 6.40: Tri ệu chứng khảm trên lá của giống Mã Lai lùn ruột vàng 69

Hình 6.41: Biểu đồ động thái tăng đường kính gốc 70

Hình 6.42: Bi ểu đồ động thái tăng chiều cao cây 70

Hình 6.43: Bi ểu đồ động thái tăng đường kính tán 70

Hình 6.44: Biểu đồ động thái ra lá 70

Trang 11

DANH SÁCH CÁC CH Ữ VIẾT TẮT

CD cuống lá Chiều dài cuống lá

CD cu ống lá/ ĐK cuống lá Chiều dài cuống lá/ đường kính cuống lá

Trang 12

Chương 1

1.1 Đặt vấn đề

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng

ẩm, kết hợp với đất phù sa màu mỡ Đó là một trong những điều kiện phát triển các

lo ại cây ăn quả và nhiều cây trồng khác Mặt khác, Viêt Nam có thế mạnh về các giống cây trồng nhiệt đới, đặc biệt rất đa dạng các chủng loại cây ăn quả Trong đó, cây đu đủ là cây dễ trồng thích hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam Đu đủ có nguồn

Cây đu đủ rất dễ để giống, người dân trồng và lấy những quả to để lấy hạt trồng cho vụ sau Tuy nhiên, do đặc tính của cây đu đủ có khả năng giao phấn rất lớn

và nhân gi ống chủ yếu bằng hạt nên cây con bị phân ly rất lớn, không giữ được những đặc tính ban đầu của bố mẹ và dễ dẫn đến thoái hóa giống Mặt khác, tình trạng sâu bệnh hại trên cây gần đây cũng là mối nguy hại lớn Với mục đích tìm ra giống đu đủ cho năng suất cao và phẩm chất tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường và thích hợp với điều

ki ện phong thổ tại địa phương, đề tài: “Khảo nghiệm mười giống đu đủ (Carica

papaya L.) tại xã Long Định huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang” được tiến hành

Trang 13

1.2 Mục tiêu và yêu cầu

1.2.1 Mục tiêu

Kh ảo nghiệm đặc điểm sinh trưởng, phát triển của mười giống đu đủ để tìm ra

gi ống ít đỗ ngã, nhanh cho quả, số quả tích lũy cao, ít bị sâu bệnh

đề tài có hạn, từ 02/2012 – 06/2012 (4 tháng) nên chỉ có thể theo dõi và đánh giá được

1 s ố chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của 10 giống đu đủ Riêng chỉ tiêu về năng suất

và phẩm chất vẫn chưa thể tiến hành (chỉ đánh giá được thời gian nuôi quả của 5 giống (Cu ống tím x Đài Loan tím, Mã Lai lùn ruột đỏ, Mã Lai lùn ruột vàng, KhakDum, 3_V8)

Trang 14

Chương 2

2.1 Sơ lược về cây đu đủ

2.1.1 Tình hình s ản xuất và tiêu thụ

Đu đủ được trồng nhiều ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Mianma, Malysia (châu Á); Tazania, Uganda (châu Phi); Braxin, Equado, Hoa Kì (châu M ỹ); Úc, Niuzilan (châu Đại Dương) Xu hướng thị trường thế giới về quả tươi

và sản phẩm chế biến quả nhiệt đới ngày càng tăng, trong đó có đu đủ Nhập khẩu đu

đủ tươi toàn cầu dự kiến tăng 46% đạt 118.000 tấn vào năm 2005 Trong số các nước phát tri ển, Mỹ là nước nhập khẩu nhiều nhất trong khoảng 40.000 tấn vào năm 2005

Ở Việt Nam đu đủ được trồng hầu hết các tỉnh miền Bắc và miền Nam, tuy nhiên chúng được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng, dọc theo các con sông, trên các

lo ại đất phù sa, phù sa cổ và nhiều loại đất khác Các tỉnh trồng đu đủ chính là vùng tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Hưng Yên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc (miền Bắc); Lái Thiêu,

Ti ền Giang, Sông Bé, các tỉnh Tây Nguyên (miền Nam) Diện tích trồng đu đủ của nước ta vào khoảng 10.000 - 17.000 ha với sản lượng khoảng 200 đến 350 nghìn tấn quả

2.1.2 Ngu ồn gốc cây đu đủ

Theo Purseglove (1968), (trích Tr ần Thế Tục, Đoàn Thế Lư, 2004), cây đu đủ

có tên ti ếng Anh là Papaya, tên tiếng Pháp là Papay Do chưa tìm thấy được cây đu đủ

d ại nên chưa biết rõ nguồn gốc của cây đu đủ được xuất xứ từ đâu, nhưng do cây đu đủ

có nhiều đặc tính giống cây Carica peltata mọc hoang dại ở Nam Mêhico và Costarica, nên có tác gi ả cho rằng cây đu đủ có nguồn gốc ở Meehico Từ đây nó

Trang 15

được đưa đi trồng nhiều nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, trong phạm vi vĩ độ 320

Bắc đến 320 Nam, những nơi nhiệt độ bình quân năm không thấp dưới 150

Theo Tr ần Thế Tục, Đoàn Thế Lư (2004), cây đu đủ có tên khoa học là Carica

papaya L., thu ộc họ đu đủ (Caricaceae)

2.1.3.1 Rễ

Theo Nguy ễn Danh Vàn (2007), rễ đu đủ tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt từ 0

- 30 cm Nơi có mực nước ngầm cao thì rễ ăn cạn, nơi có mực nước ngầm thấp thì rễ

ăn sâu, có khi tới 70 - 100 cm Hầu hết rễ mọc ra từ rễ bàng, đâm nhánh ngang mạnh,

Trang 16

nhưng mọc xuống sâu kém Rễ đu đủ nhỏ giòn, mềm, không có tầng bảo vệ bên ngoài nên dễ bị tổn thương do cơ giới, do bị ngập úng hay khô hạn Vì thế đất trồng đu đủ

ph ải khô ráo, tơi xốp dễ thoát nước, giàu dinh dưỡng để giúp rễ phát triển mạnh

2.1.3.2 Thân

Theo Nguyễn Danh Vàn (2007), thân đu đủ mọc thẳng, rỗng, cao có khi đến 12

m, đường kính gốc có khi đến 20 cm, thuộc loại bán mộc, mô bảo vệ yếu, hóa gỗ kém nên cây khá giòn và mọng nước Ngoài ra, toàn bộ lá và trái đều tập trung ở ngọn cây, làm cây b ị nặng đầu, gặp gió dễ gẫy Thân ít phân nhánh, nhưng khi già có thể nhân nhánh bên, trên nhánh này ti ếp tục phân nhánh con, nhánh vẫn có khả năng ra hoa kết quả, nhưng tỉ lệ đậu trái thấp, trái nhỏ, ăn không ngon

Thân đu đủ có cấu tạo đặc biệt: phần vỏ sau lớp biểu bì là mạng lưới dầy đặc các bó s ợi gỗ có tác dụng làm cây chắc khỏe, chống đỡ cho cây Phần trong sau lớp biểu bì là các tế bào nhu mô xốp giòn làm nhiệm vụ dữ trữ dinh dưỡng cho cây Khi cây già nh ững tế bào này thoái hóa dần làm cho cây bị rỗng ở giữa

Theo Tr ần Thế Tục (2004), độ cứng của thân cây là do các mô mạch dẫn tạo thành lớp bó mạch bao quanh và nếu lớp mô này bị tổn thương hoặc bị bệnh thì thân cây d ễ bị gãy, dễ đổ ngã Trên thân có các mô phân sinh bên có thể hình thành chồi song ph ần lớn chúng đều ở trạng thái ngủ

2.1.3.3 Lá

Theo Nguy ễn Danh Vàn (2007), lá đu đủ là lá đơn, mọc tập trung ở ngọn và xoắn theo trôn ốc Phiến lá rộng chia thành 7 - 11 thùy, đôi khi các thùy này lại chia thành các thùy nh ỏ Gân lá nổi rõ rệt ở mặt dưới của phiến lá Cuống lá rỗng, dài Trong điều kiện nhiệt đới như nước ta có thể ra quanh năm Trung bình khoảng 3 đến

5 ngày ra một lá (một năm khoảng 60 lá) Tuổi thọ mỗi lá trên dưới 4 tháng

2.1.3.4 Hoa

Theo Tr ần Thế Tục và Đoàn Thế Lư (2004), hoa đu đủ thường phân biệt ra 3 loại hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính ngay trên cùng một cây và ngay trên cùng

Trang 17

m ột giống Tuy nhiên, sự phân chia các loại hoa trên chỉ mang tính ước lệ vì ngay trên cùng một loại hoa cũng có các dạng hình khác nhau, ví dụ trong hoa lưỡng tính song

có 9 d ạng hình khác nhau Đáng chú ý là sự phân hóa và phát triển thành các loại hoa không ch ỉ phụ thuộc vào tính di truyền mà còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng dinh dưỡng của cây, điều kiện ngoại cảnh và tuổi của cây Vì vậy, mà có nhiều tác giả cho

r ằng có sự chuyển đổi giới tính ở các giống đu đủ

Theo phân loại của Oschae và ctv (1975), (trích trong tài liệu của Singh, 1990), các cây trong qu ần thể mẫu giống thu thập được chia làm 3 nhóm giới tính theo thành

ph ần hoa trên cụm hoa (trích Nguyễn Văn Hoan và ctv, 2010)

Nhóm cụm hoa đơn tính cái: hoa ngắn, chỉ mang hoa đơn tính cái Chia làm 2 nhóm: nhóm 1 c ụm hoa ngắn với hoa chính lớn, các hoa phụ phía trên thoái hóa và

ch ậm phát triển, nhóm 2 cụm hoa dài, hoa chính có kích thước trung bình, các hoa bên

có thể phát triển thành quả, tạo chùm quả

Nhóm c ụm hoa lưỡng tính: cụm hoa ngắn, có thể mang hoa lưỡng tính 5 nhị, lưỡng tính thon dài, lưỡng tính bất dục và lưỡng tính dị hình Nhóm 1 và nhóm 2 hoa chính là hoa lưỡng tính 5 nhị, các hoa phía dưới là hoa lưỡng tính bất dục Nhóm 3 hoa chính là hoa lưỡng tính thon dài, các hoa nhỏ phía dưới là hoa lưỡng tính bất dục Nhóm 4 hoa chính và các hoa nh ỏ bên dưới đều là hoa lưỡng tính dài thon dài

Nhóm cụm hoa đực: Nhóm 1 cụm hoa có một cuống dài trên chỉ đính hoa đực Nhóm 2 c ụm hoa có môt cuống dài, gồm hoa đực và hoa lưỡng tính dài

Dựa theo khung phân loại của Storey (1941), trích theo Ying Kwork Chan (2008), hoa đu đủ được chia thành 6 kiểu cơ bản (trích Nguyễn Văn Hoan, Nguyễn Anh Tu ấn, Phạm Thị Ngọc, 2010):

- Hoa đơn tính cái có bầu nhụy và không có nhị đực

- Hoa lưỡng tính 5 nhị (pentandria) có 5 chỉ nhị, bầu nhụy có 5 rãnh

- Hoa lưỡng tính dị hình (carpelloid) có từ 6 đến 9 nhị, bầu nhụy có rãnh dị hình

- Hoa lưỡng tính thon dài (elongata) có bầu nhụy kéo dài, bề mặt trơn phẳng

Trang 18

- Hoa lưỡng tính nhụy thoái hóa (barren) có 10 nhị, bầu nhụy thoái hóa

- Hoa đực, có 10 nhị, không có bầu nhụy

Theo Nguy ễn Danh Vàn (2007), hoa mọc ở nách lá, có ba loại hoa: hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính

Hoa đực nhỏ, có 5 cánh, 5 cánh này dính lại với nhau thành một hình ống, trên hoa ch ỉ có nhị đực còn nhụy cái đã bị thoái hóa thành một cái bầu nhỏ, nuốm nhỏ như sợi chỉ, do vậy hoa không có khả năng cho trái Tuy nhiên cũng có những chùm hoa đực ở tận cùng là một hoa lưỡng tính, hoa này có thể cho trái, nhưng trái nhỏ

Hoa cái l ớn hơn hoa đực nhiều lần, cuống hoa thô ngắn Mỗi cuống có từ một đến vài hoa Hoa có 5 cánh màu trắng vàng, rời nhau, bầu noãn lớn, nuốm nhị cái lớn, nhưng không có nhị đực, vì thế thông thường hoa cái muốn tạo được trái phải nhờ

ph ấn ở nhị đực của một cây khác

Hoa lưỡng tính lớn hơn hoa đực nhưng nhỏ hơn hoa cái Hoa có 5 cánh, nửa trên (gi ống hoa cái) tách rời nhau, nhưng nửa dưới (giống hoa đực) dính chặt với nhau thành hình ống Mỗi hoa có từ 5 đến 10 nhị đực, đồng thời có cả nhụy cái (bầu), vì thế hoa có khả năng tự thụ phấn để hình thành trái

B ảng 2.2: Sự phân ly các kiểu cây đời sau

C ặp lai cây mẹ x cây bố % Số cây con phân li ở đời sau

Cây cái Cây lưỡng tính Cây đực

Ngu ồn: D.S Leigh, 1975; Sant Ram, 1979; F Posoisil, 1987 (trích Trần Thế Tục, Đoàn Thế Lữ, 2004)

2.1.3.5 Quả

Theo Nguy ễn Danh Vàn (2007), hình dạng và độ lớn của trái đu đủ phụ thuộc vào giống, loại hoa đã thụ tinh Trái có hình trứng hay hình cầu do hoa cái tạo thành,

Trang 19

cơm mỏng, bọng ruột Trái có dạng thon dài do hoa lưỡng tính tạo thành, loại trái này cơm dầy, nhiều hạt, ăn ngon, ngọt và rất lớn

2.1.3.6 H ạt

H ạt đu đủ có màng mỏng bao quanh, hạt có chứa dầu nên dễ mất sức nảy mầm Muốn lấy hạt làm giống cần để trái chín đầy đủ, lúc này phân nửa trái đã chuyển sang màu vàng, hái xu ống để cho chín hoàn toàn mới bổ ra lấy hạt Nếu chưa gieo ngay cần

r ửa sạch hong thật khô trong bóng râm Bên ngoài hạt có lớp vỏ lụa mỏng ngăn cản nước thấm vào bên trong, cần chà cho hết lớp vỏ lụa trước khi đem gieo

Theo Tr ần Thế Tục và Đoàn Thế Lư (2004), mỗi quả có một số lượng lớn hạt

và có thể đạt 1000 - 1400 hạt trong điều kiện thụ phấn, thụ tinh tốt Hạt nảy mầm tốt ở nhi ệt độ 350C, dưới 230

C hay trên 440C đều ức chế nảy mầm của hạt

2.1.4 Giá trị dinh dưỡng

Trong đu đủ có nhiều chất dinh dưỡng, đu đủ là cây trồng mau cho quả và năng

su ất lại cao 50 - 100 tấn/ ha/ năm Quả đu đủ trung bình cứ 100 g thịt quả cho 85 g nước, 10 - 13 g đường, nhiều tiền sinh tố A, các sinh tố B1, B2 và C ở mức trung bình (Nguyễn Văn Kế, 2000)

Theo Võ Văn Chi (1999) thành phần hóa học của đu đủ chứa: glucose 8,5 %, một ít pectin, chất béo, một ít muối vô cơ (Ca, P, Mg, Fe), vitamin A, B, C

Theo Morton (1987), thì thành ph ần quả tính cho mỗi 100 g được thể hiện trong b ảng 2.3

Trang 20

Bảng 2.3: Giá trị thành phần dinh dưỡng quả tính cho mỗi 100 g phần ăn được

2.1.5 Công d ụng của đu đủ

Theo Võ Văn Chi (1999), thì rễ đu đủ dùng trị sốt rét và làm thuốc lợi tiểu Hoa

đu đủ dùng trị ho gà Đu đủ ngoài việc dùng để ăn tươi còn dùng để xào nấu, vật liệu làm nước sốt, làm bánh và hoa quả giầm Đu đủ chín được xem như một món bổ dưỡng và giúp sự tiêu hóa các chất bột thịt, trị đầy bụng Nhựa đu đủ còn làm thuốc thú y, dùng trong kĩ nghệ chế biến bia, kĩ nghệ tơ sợi, kĩ nghệ làm da Chất papain có trong ch ất mủ trắng đục như sữa khắp thân, lá, trái đu đủ non có tác dụng làm mềm thịt, chất papain còn dùng trị bệnh đau bao tử (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 1996) Lá đu đủ

tr ị bệnh biếng ăn ở bò ngựa Lá có chất alcaloid gọi là carpaine thay thế được chất digitalin tr ị bệnh tim

2.2 Điều kiện sinh thái

Trang 21

2.2.1 Ánh sáng

Đu đủ là cây ưa sáng, nếu thiếu ánh sáng các đốt thân đu đủ sẽ kéo dài, cuống

lá nh ỏ, phiến lá mỏng, thiếu diệp lục, dễ bị sâu bệnh gây hại, ít trái, trái kém chất lượng Đu đủ hấp thụ chủ yếu ánh sáng có cường độ khoảng 30000 - 50000 Lux

2.2.2 Nhiệt độ

Đu đủ là cây có nguồn gốc nhiệt đới châu Mỹ, yêu cầu phải có nhiệt độ cao, nhiệt độ thích hợp nhất là 250

C - 300C Nếu thấp hơn 150C cây sẽ chậm ra lá, trái chậm

l ớn, ăn không ngon, nếu xuống thấp dưới 20

C cây s ẽ chết

2.2.3 Ẩm độ

Hàm lượng nước trong thân, rễ, lá và quả đu đủ khi chín đều rất cao (80 - 90%) Cho nên đu đủ thích sống nơi ẩm ướt Độ ẩm của đất phải đạt 60 - 70% độ ẩm tối đa, nhưng đất bị ngập nước đu đủ sẽ chết Độ ẩm không khí 85 - 90% (Dương Tấn Lợi, 2002)

2.2.4 Đất đai

Đu đủ phát triển tốt trên đất có tầng canh tác dày, mực nước ngầm thấp và hàm lượng dinh dưỡng trong đất cao Nếu được những điều kiện đó, tuổi thọ của cây đu đủ

có th ể lên đến 10 năm, ngược lại nếu đất úng nước, nước ngầm cao, tầng đất mỏng, đu

đủ phát triển kém, sớm tàn (Dương Tấn Lợi, 2002)

2.3 Giống và kĩ thuật nhân giống

2.3.1 Gi ống

Đu đủ được trồng ở Việt Nam khoảng vài trăm năm nay, bắt đầu những cha cố người pháp, người Tây Ban Nha, mang vào Việt Nam từ thế kỉ thứ 17 Sau này, các chuyên gia nông nghi ệp Pháp, Mỹ và nhiều nước khác Bằng cách này không ai có thể biết đã có bao nhiêu giống đu đủ đã được đưa vào Việt Nam

Trang 22

Đu đủ là loại cây ăn trái ngắn ngày, thụ phấn ngoại hoa, nhiều biến dị đã tạo ra nhiều giống tạp Mặt khác nhiều giống đã hình thành ở các địa phương với tên gọi khác nhau Vì th ế trong nhân gian có rất nhiều loại giống khác nhau chưa ai tổng kết được, chưa ai xác định được hiện có bao nhiêu giống đu đủ đang được trồng ở nước ta

Trước đây ở các tỉnh phía bắc có nhập giống đu đủ lùn trái dài của Cu Ba, nhưng đến nay cũng đã bị thoái hóa do nhiễm bệnh Hiện nay trong nhân dân chỉ còn phân biệt các giống với nhau theo hình dạng của quả khi chín như: đu đủ tròn, đu đủ dài, đu đủ bóng đèn… Và một vài nơi có thể gọi theo tên địa phương hoặc theo màu

s ắc thịt quả khi chín như: đu đủ đỏ, đu đủ vàng… (Nguyễn Danh Vàn, 2007)

Theo một số tác giả thì ở Nam Bộ có khoảng 10 - 12 giống được trồng nhiều trong s ản xuất như giống đu đủ Đài Loan tím, giống da bông, giống Hồng Kông da

s ần, giống Hồng Kông da láng, giống Mã Lai, giống Thái Lan, giống đu đủ rẫy, đu đủ vàng…

Trong nh ững năm qua, Viện Cây ăn quả miền Nam đã thu thập nhiều giống đu

đủ trong nước và một số giống nhập nội từ Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Mỹ (Hawaii) Các giống đu đủ địa phương được trồng phổ biến như Đài Loan tím, Hồng Kông Da bông, đu đủ vỏ vàng,….Một số giống nhập nội được dùng trong công tác lai

t ạo như: giống Eksotika, Phillipines, HCAR 164, Sainampeung, Khakdum, Solo, đu đủ cuống tím, đu đủ Địa phương 3, Địa phương 4, Địa phương 5, giống lai đu đủ F1 được khá ph ổ biến (Nguyễn Trịnh Nhất Hằng, 2009)

Đặc điểm một số giống đu đủ phổ biến (Nguyễn Trịnh Nhất Hằng, 2009)

- Gi ống Đài Loan tím: Là giống địa phương và là giống phổ biến ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Đồng Bằng Sông Cửu Long Cây cao trung bình từ 170 - 200

cm Từ khi trồng đến khi ra hoa đầu tiên từ 10 - 12 tuần Vị trí mang quả đầu tiên cách

m ặt đất 75 - 80 cm Quả phát triển từ hoa lưỡng tính có dạng hình trụ dài, hơi thon về phía cu ống quả Quả phát triển từ hoa cái có dạng hình tròn, hơi tròn về phía đầu quả, thịt quả mỏng hơn quả lưỡng tính Trọng lượng quả trung bình 1100 - 1300 g Vỏ quả khi chín có màu vàng, th ịt quả màu đỏ tía, màu đỏ nhạt hơn về phía gần vỏ quả, vị

Trang 23

ng ọt ngon Độ Brix 11,0 - 12,5 %, độ chắc thịt từ 1,1 - 1,5 kg/cm2 Năng suất từ 18 -

20 kg/cây/năm, nếu chăm sóc tốt có thể đạt năng suất 30 kg/cây/năm Giống nhiễm

- Đu đủ Eksotika: Giống có nguồn gốc Malaysia, do Viện Nghiên cứu và Phát tri ển Nông Nghiệp Malaysia (MARDI) lai tạo, giống này là một trong những giống đu

đủ xuất khẩu quả tươi của Malaysia Cây sinh trưởng và phát triển mạnh, ra hoa sớm

và mang nhiều quả Cây cao trung bình từ 150 - 160 cm Từ khi trồng đến khi mang

qu ả đầu tiên từ 10 - 12 tuần Vị trí giữa hai đốt mang hoa gần sát nhau Vị trí mang quả cách m ặt đất từ 60 - 80 cm Quả từ hoa lưỡng tính có dạng quả lê Trọng lượng quả trung bình 600 - 800 g Vỏ quả khi chin có màu vàng cam Khi quả chin chuyển màu 3/4 v ỏ quả có màu vàng Thịt quả màu đỏ cam đồng đều, độ Brix từ 10 - 13 %, độ chắc thịt quả từ 1,0 - 1,1 kg/cm2 Cây cho năng suất cao, mỗi cây mang trung bình từ 50 -

80 qu ả/cây/năm Nếu được chăm sóc tốt có thể đạt năng suất 30 - 40 tấn/ha/năm

- Đu đủ vỏ vàng: Đây là giống đu đủ địa phương, được trồng nhiều ở các huyện Cái Bè và Cai Lậy tỉnh Tiền Giang Quả có vỏ màu vàng sáng khi còn tươi cũng như khi chín Ph ẩm chất thịt quả kém nhưng vỏ quả có màu vàng đẹp nên được dùng để trưng bày vào các dịp lễ và ngày Tết

- Giống Đà Lạt: Trái dài, đặc ruột, thịt trái màu đỏ, vỏ và thịt trái đều cứng,

ch ắc nên rất thích hợp cho quá trình bảo quản và vận chuyển đi xa (Nguyễn Danh Vàn, 2007)

Trang 24

2.3.2 Kĩ thuật nhân giống

Giống như một số loại cây ăn trái khác, đu đủ cũng có thể nhân giống bằng hai phương pháp: phương pháp vô tính (tách chồi) và phương pháp hữu tính (trồng bằng

h ạt)

Phương pháp vô tính: bằng cách tỉa (tách, lẩy) các nhánh đu đủ non được mọc

ra t ừ cây đu đủ cái giống tốt đang cho trái đem giâm tạo cây giống Hoặc lấy cây đu đủ cái đã ra hoa kết trái nhiều lần, ổn định, bổ đôi thân cây theo chiều dọc rồi đem giâm (úp phía m ặt cắt xuống ) trên luống đã chuẩn bị sẵn, tưới nước, dùng mùn, rơm, rạ…tủ

gi ữ ẩm cho những mắt lá trên thân dễ sinh chồi Khi chồi mọc đều, dùng dao sắc cắt riêng từng chồi, mỗi chồi dính theo một đoạn thân, rồi đem trồng hoặc đem giâm chờ

ch ồi phát triển thành cây giống cao khoảng 20 cm, cứng cáp thì đem trồng

Phương pháp nhân giống hữu tính: với phương pháp này theo kinh nghiệm của dân gian thì nhà vườn thường chỉ chọn những trái đu đủ tốt nhất trên những cây có nhi ều đặc tính quí như năng suất cao, phẩm chất tốt, ít bị sâu bệnh… để lấy hạt làm

gi ống

Nhân giống bằng hạt có những ưu điểm là nhanh, giá thành rẻ, tiện lợi, ít bị

b ệnh hơn so với nhân giống bằng phương pháp vô tính nhưng lại có nhược điểm, đồng

th ời cũng là khó khăn chính của phương pháp này là do đu đủ là cây thụ phấn chéo nên cây con bị biến dị nhiều Vì thế để có những cây giống có tính di truyền ổn định, cây con sau này gi ữ được nhiều đặc tính tốt của cây mẹ mà ta chọn làm giống thì người ta phải áp dụng phương pháp tự thụ phấn trong nhiều thế hệ và áp dụng cho một

Trang 25

có hi ệu quả kinh tế cao thì đất trồng phải có nhiều dinh dưỡng, vì đu đủ là cây lớn rất nhanh, cho một lượng sinh khối lớn trong một thời gian ngắn cho nhiều trái, năng suất cao, n ếu trồng ở những nơi đất sấu, sỏi cát nhiều, nghèo dinh dưỡng…sẽ không đáp ứng được yêu cầu về dinh dưỡng của cây (Nguyễn Danh Vàn, 2007)

Mặt khác đu đủ là cây ăn trái rất sợ ngập úng vì ngoài một số rễ cố định giữ cho cây v ững chắc còn lại hầu hết là rễ hút, loại rễ này được phân bố dày đặc ở tầng đất mặt Do không có phần gỗ nên rễ hút rất mềm yếu, khi bị ngập, úng nước rất dễ bị

th ối Giống như nhiều loại cây trồng cạn khác, để hoạt động một cách bình thường rễ

đu đủ cũng đòi hỏi trong đất phải có một lượng không khí nhất định, khi bị ngập úng nước đất thiếu oxy và cây khó hô hấp Cả hai nguyên nhân trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cây Nếu kéo dài cây có thể bị

ch ết

2.4.1.2 Thời vụ trồng

Do đặc điểm của đu đủ là có khả năng ra hoa kết trái quanh năm, do đó có thể

tr ồng quanh năm và tùy điều kiện mỗi vùng mà có thời vụ trồng sao cho hợp lí và thuận lợi

Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đất thấp hay bị ngập úng, nên thường trồng vào

th ời gian sau khi lũ rút tương ứng tháng 12, tháng 1 dương lịch Do vừa được bồi đắp một lớp phù sa mới trong mùa lũ, nên sau khi trồng cây phát triển rất nhanh, ra hoa kết trái s ớm Ở những vùng ít hoặc không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt hàng năm, có thể chủ động tưới tiêu nước, nên trồng vào các tháng 7, tháng 8 dương lịch

Ở vùng đất cao như Đông Nam Bộ, Tây Nguyên vào mùa khô thường gặp hạn gay g ắt, không có nước tưới, cây dễ chết, nhưng mùa mưa lại không bị ngập úng như Đồng Bằng Sông Cửu Long, vì thế nên trồng vào các tháng đầu mùa mưa để tận dụng nước cho giai đoạn đầu của cây

Trang 26

đem cây ra trồng rút ngắn thời gian trồng trên vườn (Nguyễn Danh Vàn, 2007)

2.4.1.4 Bón phân cho đu đủ

Theo Tr ần Thế Tục, Đoàn Thế Lư (2004), sau khi trồng 1,5 - 2 tháng cây đu đủ

b ắt đầu sinh trưởng mạnh và từ lúc này trở đi cây luôn yêu cầu dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển và làm quả Vì vậy, có thể định kỳ bón phân cho cây tùy theo dạng,

lo ại phân sử dụng và khả năng nhân lực của mỗi hộ Thường cứ 2 tháng bón một lần

và s ử dụng các loại phân bón cũng rất đa dạng, có thể sử dụng phân vô cơ, phân hữu

cơ, phân chuồng Cây đu đủ rất phàm ăn và yêu cầu nhiều đạm Tuy nhiên, để đảm

b ảo cả phẩm chất quả và tính chống chịu của cây chúng cũng cần nhiều phân lân và kali

Lượng phân bón cho cây trong một năm phụ thuộc vào phương thức trồng, độ màu m ỡ của đất và điều kiện khí hậu của vùng, khả năng mang quả của giống mà thay đổi khác nhau

Cách bón và liều lượng bón

Bón lót: 10 - 20 kg phân chu ồng + 100 - 200 g Supper lân/ gốc

Sau khi trồng một tuần đến cây 1 tháng tuổi: 20 Urê g + 30 g DAP dùng tưới cho 6 cây Hòa v ới nước để tưới, 1 tuần một lần Từ 1 - 3 tháng tuổi: 20 - 30 g Urê +

30 - 50 g DAP cho m ột lần bón gốc xới nhẹ xung quanh cách gốc 30 - 50 cm, một tháng một lần Từ 3 - 7 tháng tuổi: 100 - 150 g NPK + 30 - 50 g KCl cho một cây/

l ần…, bón gốc xới nhẹ xung quanh cách gốc 30 - 50 cm, một tháng một lần

2.4.1.5 Chăm sóc đu đủ

Đu đủ có bộ rễ ăn nông, cây đu đủ dễ đổ ngã do gió bão và khả năng chịu ngập úng kém vì v ậy cần chú ý đến làm cỏ, vun gốc, chống đổ ngã cho cây và khơi vét rảnh

Trang 27

thoát nước cho vườn cây Tủ gốc là biện pháp có tác dụng tốt để giữ ẩm cho đất trong thời kỳ khô hạn đồng thời còn chống được cỏ dại Để phòng trừ cỏ dại, có thể dùng các bi ện pháp phun thuốc hóa học diệt cỏ, nhưng tốt nhất là làm cỏ bằng tay

2.4.1.6 Phòng trừ sâu và bệnh hại cho đu đủ

- Bệnh do virus:

Tri ệu chứng làm phiến lá dày, trở nên giòn, thịt lá chuyển sang vàng hoặc xanh sáng, cuống lá ra ngắn, phiến lá xoăn lại hoặc các đốm tròn xung quanh màu sáng, quả

ch ậm lớn, ăn đắng và năng suất quả trên cây giảm rõ rệt thậm chí không cho thu

ho ạch Đây là bênh rất nguy hiểm và có sức lây truyền rất nhanh và mạnh Các loại bệnh này lây truyền qua các loại rệp, rầy, và cả qua hạt và đất không được xử lý tốt

Ch ủ yếu và nghiêm trọng là các bệnh do virus như bệnh khảm, đốm vòng Các

b ệnh khác gây hại không đáng kể (Trần Thị Oanh Yến, 2004), bệnh bắt đầu xuất hiện vào giai đoạn 6 tháng sau trồng, gây hại nhiều và nặng vào giai đoạn 8 tháng sau trồng

- B ệnh thối gốc

Nguyên nhân do n ấm thuộc chủng Pythium, Fusarium, Phytopphothora

Bệnh thường gây hại cây con ở vườn ươm làm cho cây héo gục Thân cây bị úng th ối thành mảng ngang mặt đất, vết bệnh lớn dần ra và lan quanh thân, có màu nâu đen và thối rữa Lá trên cây bệnh bị vàng, rũ rồi rụng, quả cũng bị rụng, cây bị ngã đổ

và ch ết Các loại nấm này lưu tồn trong xác bã cây bệnh chôn vùi trong đất Ẩm độ trong đất, nhiệt độ không khí càng cao bệnh phát triển càng mạnh

- Bệnh phấn trắng

Do n ấm Oidium caricae gây ra, triệu chứng cháy lá và làm cho lá biến màu,

khô r ụng Phòng trừ phun Anvil 0,2 %, Rovral 0,2 % hoặc Tilt cũng có hiệu quả nồng

độ và số lần phun theo hướng dẫn trên nhãn thuốc

- B ệnh thán thư

Trang 28

Do Collectotrichum gloesporioides B ện gây hại trên lá, thân và quả Có khi làm thối cuống quả Phòng trị phun ngừa lên quả hoặc sau khi thu hoạch thì nhúng quả vào dung d ịch Maned nồng độ 0,2 – 0,3 % hay ngâm nước nóng trong 20 phút

- B ệnh cháy lá

Do nấm Helminthosponium raftratum gây cháy lá và làm cho lá biến màu, khô

r ụng Có thể phun hỗn hợp lưu huỳnh - vôi 0,1 %, hoặc Kitafin hay hinosan nồng độ 0,2 %

- Nh ện đỏ (Tetranychus sp.)

Nh ện đỏ là một đối tượng thường gặp trên cây đu đủ Chúng có kích thước rất nhỏ, mắt thường khó phát hiện Nhện gây hại bằng cách hút dịch của mô tế bào lá khi ến mặt trên của lá bị vàng, khô rách te tua thậm chí toàn lá khô cháy và rụng Hoa

b ị thui chột không đậu quả được, quả non bị rụng Nhện đỏ gây hại nặng trong vườn

đu đủ trong vườn khô nóng Ngoài ra còn có ruồi đục quả (Dacus dorsalis)

M ức độ gây hại không đáng kể nếu nếu đu đủ được trồng vào cuối tháng 2 dương lịch, do chỉ gây hại ở giai đoạn cây con và đến thời điểm đậu quả đu đủ dễ bị nhện đỏ tấn công thì đã rơi vào mùa mưa đã tránh được sự gây hại của nhện đỏ (Trần

Th ị Oanh Yến, 2004)

- Rệp sáp (Coccidae)

Dùng các loại thuốc như Pyrimex, Supracide, Fenbis dầu D, C-tron phú để phun Li ều lượng và nồng độ theo khuyến cáo trên nhãn

Trang 29

Chương 3

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Th ời gian và địa điểm thí nghiệm

Gồm 10 giống đu đủ được lấy từ quả của cây lưỡng tính

B ảng 3.1: Nguồn gốc mười giống đu đủ khảo nghiệm

Trang 30

3.3 Điều kiện nghiên cứu

3.3.1 Yếu tố đất đai

Qua k ết quả nhận thấy điều kiện đất đai tại nơi thí nghiệm có pH H2O, pH KCl

Ec thích h ợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đu đủ Tuy nhiên, hữu cơ ở mức trung bình, đạm tổng số, Kali, Mg ở mức nghèo, Ca ở mức trung bình, vì vậy trồng đu

đủ cần tăng cường bổ sung đạm, hữu cơ, Kali, Mg cho cây

Bảng 3.2: Kết quả phân tích đất tại địa điểm trồng khảo nghiệm (tầng đất 0 – 40 cm)

Nguồn: Phòng Lab phân tích đất và cây trồng – Viện cây ăn quả miền Nam, 2010

3.3.2 Yếu tố thời tiết

Điều kiện khí hậu trong thời gian từ tháng 01 đến tháng 05 tại Long Định – Châu Thành – Tiền Giang thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đu đủ Nhìn chung, nhiệt độ từ tháng 1 đến tháng 6 dao động từ 26,40C đến 28,60C, mặt khác, nhiệt độ thích hợp cho cây đu đủ là 25 – 300C nên theo kết quả này nhiệt độ từ tháng 1 – tháng 6 thích hợp cho cây đu đủ phát triển Riêng đối với cây đu đủ là loại cây cần lượng mưa trên 100 mm/tháng nên trong thời gian làm thí nghiệm lượng mưa thấp vào tháng 1, tháng 2, tháng 5 làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Ngoài ra, nhiệt độ cao từ tháng 2 – tháng 6 là điều kiện cho nhện đỏ phát triển, vì vậy phải phòng và trị nhện đỏ trong giai đoạn này

Trang 31

Bảng 3.3: Trung bình các yếu tố khí hậu từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2012 tại Tiền Giang

Tháng Nhiệt độ

trung bình

(0C)

Nhiệt độ tối cao tb (0C)

Nhiệt độ tối thấp tb (0C)

Tổng

l ượng mưa (mm)

Tổng số giờ nắng (giờ)

Nguồn: Thống kê Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường, 2012

3.3.3 Điều kiện canh tác tại nơi thí nghiệm

- Ngày gieo h ạt: 10/11/2011

- Ngày cây con được mang đi trồng: 02/01/2012

- Khoảng cách: Cây cách cây 2,5 m, hàng cách hàng 2,5 m

- Ch ế độ chăm sóc: + Vun gốc, làm cỏ hàng tháng trước khi bón phân

+ Phân bón: T ừ 1 - 2 tháng tuổi, bón 25 g Urê + 50 g phân

20 – 20 - 15 /15 ngày Từ 2 - 6 tháng tuổi bón 200 g phân 20 - 20 - 15 /1 tháng

+ Tưới nước: Giai đoạn 1 - 2 tháng tuổi tưới 1 lần/ngày, giai đoạn 3 - 6 tháng tuổi 2 ngày/1 lần

+ Phòng trị sâu bệnh: Nhện đỏ dùng Danitol 10 EC

3.4 Phương pháp thí nghiệm

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố, 10 nghi ệm thức tương ứng 10 giống, 3 lần lập lại, mỗi NT/ LLL là 2 cây

- T ổng số cây thí nghiệm: 10 NT x 3 LLL x 2 cây/ NT/ LLL = 60 cây

- Tổng diện tích thí nghiệm: 2,5 m x 2,5 m x 60 cây = 375 m2

Trang 33

3.4.2 Chỉ tiêu theo dõi

3.4.2.1 Đặc tính nông học của các giống đu đủ khảo nghiệm

+ Đặc điểm của thân

Ti ến hành 1 tháng đo 1 lần gồm các chỉ tiêu sau

- Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của cây

- Đường kính thân (cm): Đo bằng thước kẹp điện tử, đo cách mặt đất 30 cm

- Đường kính tán (cm): Lấy gốc làm tâm, đo từ mép tán bên này đến mép tán bên kia,

ti ến hành đo ở hai vị trí khác nhau rồi lấy trung bình

- S ố đốt thân từ mặt đất tới quả đầu tiên (số đốt): Đếm số đốt từ mặt đất tới vị trí mang quả đầu tiên

- Độ dài của đốt (mm): Đo đốt ở vị trí giữa thân từ đất tới quả đầu tiên

- T ỉ lệ chiều cao đóng quả đầu tiên/ chiều cao cây: Độ dài từ đất tới vị trí mang quả đầu tiên/ chiều cao

- Quan sát kh ả năng phân cành của 10 giống

- Quan sát màu thân c ủa cây lúc còn non (xanh, nâu, xanh và tím, tím)

+ Đặc điểm của lá

- S ố lá tích lũy trên cây: Đếm số lá tích lũy qua các lần đo (4 tuần đo 1 lần)

- Số lá ra được / tháng: Đếm số lá thật ra thêm trên cây trong tháng

M ỗi cây chọn ra 2 lá đã trưởng thành, lá có kích thước to nhất, các chỉ tiêu sau:

- Chi ều dài cuống lá (cm): Đo từ vị trí đính thân (vị trí tiếp xúc giữa cuống lá và thân cây) đến vị trí tiếp xúc giữa cuống lá và bản lá

- Đường kính cuống lá (cm): Đo ở vị trí khoảng giữa của lá

- Chi ều dài bản lá (không tính phần cuống) (cm): Đo từ vị trí tiếp xúc giữa cuống lá và bản lá đến điểm đầu bản lá

- Chi ều rông bản lá (cm): Đo ở vị trí đối xứng của lá sao cho lá có chiều rộng lớn nhất,

đo từ mép bên này sang mép bên kia

Trang 34

- S ự xuất hiện của cờ lá: Quan sát trên bản lá nhận xét có xuất hiện tầng lá thứ hai hay không và ghi nhận

- S ố thùy: Đếm số thùy trên bản lá

- S ự xuất hiện thùy thứ 3: Quan sát và ghi nhận có xuất hiện thùy thứ 3 hay không

+ Đặc điểm hoa

- Th ời gian xuất hiện nụ hoa đầu tiên (ngày): Tính từ khi trồng đến khi xuất hiện nụ hoa đầu tiên

- V ị trí ra hoa đầu tiên (cm): Đo từ mặt đất đến vị trí ra hoa đầu tiên

- T ổng số hoa trên 1 cụm: Đếm tổng số hoa có được trên 1 cụm hoa (cách 3 cụm hoa đếm 1 cụm, sau đó lấy trung bình các lần đếm)

- Độ dài trục chính: Đo từ vị trí đính thân đến cuống hoa, đo khi hoa chính đã nở

- Ki ểu nở hoa: phân làm 3 loại hoa đơn (điểm 1), hoa chùm (điểm 2), hoa đơn và chùm (điểm 3)

- Tính t ỉ lệ thành phần trên 1 cụm hoa lưỡng tính

T ỉ lệ hoa lưỡng tính thon dài (%) = (Số hoa lưỡng tính thon dài/ tổng số hoa) x 100

Tỉ lệ hoa lưỡng tính 5 nhị (%) = (Số hoa lưỡng tính 5 nhị/ tổng số hoa) x 100

T ỉ lệ hoa lưỡng tính dị hình (%) = (Số hoa lưỡng tính dị hình/ tổng số hoa) x 100

Tỉ lệ hoa lưỡng tính (%) = (Số hoa lưỡng tính/ tổng số hoa) x 100

T ỉ lệ hoa đực (%) = (Số hoa đực/ tổng số hoa) x 100

- Phân bi ệt được hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính bằng mắt thường và ghi nhận

- Đếm số hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính

+ Đặc điểm của quả

- V ị trí đóng quả đầu tiên (cm): Đo từ mặt đất lên đến cuống quả đầu tiên có trên cây

- Tỉ lệ đậu quả (%) = số quả/ tổng số hoa (lưỡng tính đối với cây lưỡng tính, cái đối

v ới cây cái) x 100

- Th ời gian nuôi quả (ngày): Tính từ khi thụ tinh đến khi quả chín cho thu hoạch

Trang 35

- S ố quả trên cây theo thời gian (số quả): Theo dõi định kì 1 tháng 1 lần, đếm số quả tích lũy trên cây đã thụ tinh và kết quả

3.4.2.3 Các thành ph ần năng suất và năng suất của giống đu đủ

Năng suất lý thuyết 1 cây (kg/cây) = Số quả/cây x trọng lượng trung bình 1 quả

• C ấp 1: 1 - 5 % diện tích quả bị hại

• C ấp 2: > 5 – 25 % diện tích quả bị hại

• C ấp 3: > 25 -50 % diện tích quả bị hại

• C ấp 4: > 50 – 75 % diện tích quả bị hại

• C ấp 5: > 75 % diện tích quả bị hại

Trang 36

3.4.3 Xử lý số liệu

Xử lý thống kê bằng phần mềm Excel và phần mềm MSTATC, sử dụng ANOVA-2

Trang 37

Chương 4

4.1 Các đặc điểm sinh trưởng

4.1.1 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của mười giống đu đủ thí nghiệm

Th ời gian sinh trưởng dài hay ngắn là yếu tố thể hiện đặc trưng của từng giống

Ở nước ta cây đu đủ có thể phát triển quanh năm, ở mỗi thời kì cây có những nhu cầu khác nhau v ề điều kiện ngoại cảnh, phân bón, biện pháp canh tác, cũng như những

bi ện pháp phòng trừ sâu bệnh Do đó, việc xác định thời gian sinh trưởng của từng giống rất có ý nghĩa trong việc bố trí thời vụ thích hợp cũng như việc tác động các

bi ện pháp kỹ thuật vào từng giai đoạn sinh trưởng nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tối ưu, phát huy tiềm năng năng suất của giống

Giai đoạn từ khi trồng đến khi cây ra nụ hoa đầu tiên cây chủ yếu cần nhiều đạm để phát triển thân lá Tuy nhiên, điều kiện ngoại cảnh cũng ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh trưởng vào giai đoạn này Cây đu đủ là loại cây chịu ẩm nhưng không chịu ngập úng, do đó tạo điều kiện thích hợp cho cây là cần thiết Qua kết quả bảng 4.1 cho

th ấy hầu hết các giống đu đủ khảo sát có thời gian sinh trưởng khác nhau cụ thể là thời gian t ừ khi trồng đến khi ra hoa đầu tiên giữa các giống khác biệt nhau ở mức rất có ý nghĩa về mặt thống kê Riêng giống 3_V8 có thời gian từ khi trồng đến khi xuất hiện

n ụ hoa đầu tiên sớm nhất (39,8 NST), khác biệt có ý nghĩa so với các giống khác, nhưng không khác biệt so với giống KhakDum, MLL RV Giống HKDB ra hoa trễ

nh ất (68,8 NST), khác biệt rất có ý nghĩa so với 9 giống còn lại

Th ời gian đậu quả đầu tiên sẽ quyết định giống cho quả sớm hay muộn, và cũng

là đặc trưng của từng giống Theo bảng 4.1 cho thấy giống 3_V8 có thời gian xuất hiện

n ụ hoa đầu tiên và cũng là giống có thời gian từ khi trồng đến khi đậu quả đầu tiên

Trang 38

ng ắn nhất (75,8 NST), khác biệt rất có ý nghĩa với giống LA (137,2 NST), nhưng không khác biệt với các giống còn lại

Tuy th ời gian có hạn nhưng cũng xác định được thời gian nuôi quả của 5 giống Cũng theo bảng 4.1 cho thấy giống 3_V8 có thời gian nuôi quả ngắn nhất, kế đến là giống KhakDum, giống MLL RĐ, giống CTxDLT, giống MLL RV

Bảng 4.1: Đặc điểm sinh trưởng của mười giống đu đủ thí nghiệm

Gi ống Th ời gian ra hoa đầu

4.1.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Ch ỉ tiêu chiều cao cây phản ánh khả năng sinh trưởng mạnh hay yếu của từng giống Bảng 4.2 cho thấy đặc điểm chiều cao cây của mười giống đu đủ qua 5 tháng theo dõi Chi ều cao cây giữa các giống có sự khác biệt ở mức rất có ý nghĩa về mặt

th ống kê

Trang 39

Qua 6,5 tháng tr ồng nhận thấy các giống CTxDLT, HKDB, LA, I19.4 RĐ, I19.4 RV, 7VA không khác biệt với nhau về chiều cao cây, các giống này sinh trưởng

m ạnh và có chiều cao cao nhất so với các giống còn lại Giống MLL RĐ là giống có chi ều cao thấp nhất, khác biệt không có ý nghĩa so với giống MLL RV, 3V_8 vì cũng

có chiều cao thấp, nhưng khác biệt rất có ý nghĩa với các giống còn lại Trong chọn

gi ống chỉ tiêu thấp cây được chọn để thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch trái Trong mùa mưa bão đu đủ là cây có thân giòn dễ gãy, vì vậy thấp cây là một đặc tính tốt để chống gió bão Từ kết quả nhận thấy giống có chiều cao lý tưởng là giống MLL

Trang 40

4.1.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của mười giống đu đủ thí nghiệm

Đvt: cm/30 ngày

NST

75-105 NST

105-135 NST

135-165 NST

165-195 NST

gi ảm dần qua các giai đoạn Các giống còn lại tăng trung bình từ 132,2 cm đến 162,3 cm/ 150 ngày Riêng tốc độ qua các giai đoạn 45 – 75 NST: có tốc độ tăng trưởng

m ạnh nhất (45,5 cm/ 30 ngày), không khác biệt so với giống CTxDLT, I19.4 RĐ, 7VA, khác bi ệt rất có ý nghĩa so với các giống còn lại Giống MLL RĐ có tốc độ tăng

ch ậm nhất (21,7 cm/30 ngày), không khác biệt so với giống HKDB, MLL RV,

Ngày đăng: 29/05/2018, 18:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w