Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 50 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
50
Dung lượng
1,32 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
HUỲNH VĂN ĐƯỢC
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT
GIỐNG LÚA OM 2517 VỤ HÈ THU NĂM 2012
TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC
Cần Thơ, 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC
Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT
GIỐNG LÚA OM 2517 VỤ HÈ THU NĂM 2012
TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG
Giáo viên hướng dẫn:
GS. TS. Nguyễn Bảo Vệ
ThS. Trần Thị Bích Vân
Sinh viên thực hiện:
Huỳnh Văn Được
MSSV: 3108396
Lớp: Nông Học k36
Cần Thơ, 2013
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
---- ---
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: Nông Học
ĐỀ TÀI:
“ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT
GIỐNG LÚA OM 2517 VỤ HÈ THU NĂM 2012
TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG”
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Văn Đƣợc
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.
Cần Thơ, ngày….. tháng…..năm 2013
Cán bộ hƣớng dẫn
GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ
ThS. Trần Thị Bích Vân
i
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN – GIỐNG NÔNG NGHIỆP
------Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp với đề tài:
ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT
GIỐNG LÚA OM 2517 VỤ HÈ THU NĂM 2012
TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG
Do sinh viên Huỳnh Văn Đƣợc thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng.
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ...............................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:.......................................................
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2013
Thành viên Hội đồng
……………………….
………………………..
DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông nghiệp & SHƯD
ii
…………………………
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên: Huỳnh Văn Được
iới tính: Nam
D n tộc: Kinh
Ngày sinh: 09/09/1992
Nơi sinh: Ch u Phú – An Giang
Quê quán: ấp Hưng H a, x Đào H u Cảnh, huyện Ch u Phú, t nh n iang
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian đào tạo: 1998 đến năm 2002
Trường: Ti u học C Tà Đảnh
Địa ch : x Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, t nh n iang
2. Trung học cơ sở
Thời gian đào tạo: 2003 đến năm 2007
Trường: Trung học cơ sở Tà Đảnh
Địa ch : x Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, t nh n iang
3. Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo: 2007 đến năm 2010
Trường: Trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực
Địa ch : thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, t nh n iang
4. Đại học
Thời gian đào tạo: 2010 đến năm 2013
Trường: Đại học Cần Thơ
Địa ch : Ninh Kiều – Cần Thơ
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013
Ký tên
Huỳnh Văn Đƣợc
iii
LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha mẹ hết l ng yêu thương và tạo điều kiện cho con được học tập và rèn
luyện
Xin tỏ lòng biết ơn đến
Thầy Nguyễn ảo Vệ và cô Trần Thị ích V n đ quan tâm, tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đ
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn
Quý thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ đ dạy bảo truyền đạt cho tôi nh ng
kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường
Các bạn Hoàng Nam, Thùy Trang, Hồng Nhung và các bạn sinh viên lớp
Nông Học K36 đ giúp đỡ và góp ý ch n thành đ tôi hoàn thành tốt luận văn này
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đ y là công trình nghiên cứu của bản th n. Các số liệu, kết
quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ luận văn nào trước đ y.
Tác giả luận văn
Huỳnh Văn Đƣợc
v
HUỲNH VĂN ĐƯỢC, 2013 “Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa
OM 2517 vụ Hè Thu năm 2012 tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang”. Luận văn
tốt nghiệp Đại học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại Học Cần
Thơ.Cán bộ hướng dẫn: S.TS. Nguyễn ảo Vệ và ThS. Trần Thị ích V n.
TÓM LƢỢC
Đề tài Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa OM 2517 vụ Hè
Thu năm 2012 tại huyện Ch u Phú, t nh n iang được thực hiện nhằm mục tiêu
xác định mật độ sạ thích hợp cho năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế trong việc
sản xuất lúa tại đi m thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí theo th thức khối hoàn
toàn ngẫu nhiên, có 3 nghiệm thức gồm: nghiệm thức 1 sạ 200 kg/ha (theo nông
d n), nghiệm thức 2 sạ 150 kg/ha, nghiệm thức 3 sạ 100 kg/ha, với 3 lần lặp lại cho
mỗi nghiệm thức
Kết quả thí nghiệm cho thấy trong vụ Hè Thu năm 2012, ở thời đi m thu
hoạch chiều cao c y và số chồi của các nghiệm thức không có sự khác biệt. Số hạt
trên bông, số hạt chắc trên bông của nghiệm thức sạ 100 kg/ha cao hơn so với hai
nghiệm thức sạ 150 kg/ha và 200 kg/ha. Nghiệm thức sạ 100 kg/ha có chiều dài
bông dài nhất là 18,81 cm và khác biệt so với hai nghiệm thức c n lại. Với việc thay
đổi mật độ sạ thì năng suất của các nghiệm thức vẫn không có sự khác biệt. Tuy
nhiên sạ với mật độ thưa sẽ giảm được một lượng giống đáng k c n giúp hạn chế
được s u bệnh hại và đổ ng . Mặt khác với mật độ sạ 100 kg/ha cho lợi nhuận tăng
thêm cao nhất là 5.110.000 đồng/ha so với nghiệm thức sạ 200 kg/ha.
vi
MỤC LỤC
Nội Dung
Tóm lược
Mục lục
Danh sách bảng
Danh sách hình
Danh sách ch viết tắt
Mở đầu
CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Đặc đi m nông học và các giai đoạn sinh trưởng của c y lúa
1.1.1 Đặc đi m nông học
1.1.1.1 Chiều cao c y
1.1.1.2 Chiều dài bông
1.1.1.3 Tỷ lệ chồi h u hiệu
1.1.2 Các giai đoạn sinh trưởng của c y lúa
1.1.2.1 iai đoạn tăng trưởng
1.1.2.2 iai đoạn sinh sản
1.1.2.3 iai đoạn chín
1.2 Các thành phần năng suất
1.2.1 Số bông trên mét vuông
1.2.2 Số hạt trên bông
1.2.3 Tỷ lệ hạt chắc
1.2.4 Trọng lượng 1000 hạt
1.3 Nhu cầu sinh thái của c y lúa
1.3.1 Điều kiện đất đai
1.3.2 Nhiệt độ
1.3.3 Ánh sáng
1.3.4 Lượng mưa
1.3.5 Gió
1.4 Phương pháp sạ
1.4.1 Sạ lan
1.4.2 Sạ hàng
1.5 Nghiên cứu mật độ sạ
vii
Trang
vi
vii
ix
x
xi
1
2
2
2
2
3
3
4
4
5
5
6
7
7
8
8
8
9
9
10
10
10
10
11
11
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
2.1.1 Thời gian và địa đi m thực hiện
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
2.2 Phương pháp
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
2.2.2 Kỹ thuật canh tác
2.2.3 Đánh giá ch tiêu nông học
2.2.4 Đánh giá ch tiêu năng suất và các thành phần năng suất
2.2.5 Đánh giá khả năng phản ứng với một số s u bệnh hại chính
2.2.6 Ph n tích số liệu
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 hi nhận tổng quát
3.1.1 Đặc đi m khí hậu và đất đai
3.1.2 Tình hình phát tri n của c y lúa
3.1.3 Tình hình s u bệnh và dịch hại
3.2 Ảnh hưởng của mật đọ sạ đến sự sinh trưởng và phát tri n của c y lúa
3.2.1 Chiều cao c y
3.2.2 Số chồi trên mét vuông
3.2.3 Chiều dài bông
3.3 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến các thành phần năng suất
3.3.1 Số bông trên mét vuông
3.3.2 Số hạt trên bông
3.3.3 Số hạt chắc trên bông
3.3.4 Tỷ lệ hạt chắc
3.3.5 Trọng lượng 1000 hạt
3.4 Năng suất
3.4.1 Năng suất lý thuyết
3.4.2 Năng suất thực tế
3.5 Hiệu quả kinh tế
CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
4.2 Đề nghị
TÀI LI U TH M KHẢO
PHỤ CHƯ N
viii
13
13
13
14
14
14
15
15
16
18
19
19
19
19
20
20
21
22
22
22
23
24
25
26
27
27
28
28
30
30
31
DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tựa bảng
Trang
Đáp ứng của c y lúa đối với nhiệt độ ở các giai đoạn sinh trưởng
khác nhau nguồn Yoshida, 1981 (theo Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
13
3.1
Ghi nhận tình hình s u bệnh hại chung của các nghiệm thức
19
3.2
Ảnh hưởng của mật độ sạ đến chiều cao c y (cm) qua các giai
đoạn sinh trưởng của giống lúa OM 2517 vụ Hè Thu năm 2012
tại Ch u Phú-An Giang.
20
Ảnh hưởng của mật độ sạ đến số chồi/m2 qua các giai đoạn sinh
trưởng của giống lúa OM 2517 vụ Hè Thu năm 2012 tại Ch u
Phú-An Giang.
21
Ảnh hưởng của mật độ sạ đến chiều dài bông (cm) của giống lúa
OM2517 vụ Hè Thu năm 2012 tại huyện Ch u Phú-An Giang.
22
Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất (tấn/ha) giống lúa OM
2517 trong vụ Hè Thu năm 2012 tại Ch u Phú - An Giang.
27
Hiệu quả kinh tế từ việc giảm mật độ sạ của giống lúa OM 2517
trong vụ Hè Thu năm 2012 tại Ch u Phú – An Giang.
29
1.1
3.3
3.4
3.5
3.6
ix
DANH SÁCH HÌNH
Tựa hình
Hình
2.1
ản đồ địa đi m thí nghiệm
Trang
13
2.2
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
14
3.1
Ảnh hưởng của mật độ sạ đến số bông mét vuông của giống lúa
OM 2517 vụ Hè Thu năm 2012 tại Ch u Phú- An Giang
23
Ảnh hưởng của mật độ sạ đến số hạt trên bông của giống lúa OM
2517 trong vụ Hè Thu năm 2012 tại Ch u Phú- An Giang.
24
3.2
3.3
3.4
3.5
Ảnh hưởng của mật độ sạ đến số hạt chắc trên bông của giống
lúa OM 2517 trong vụ Hè Thu năm 2012 tại Ch u Phú- An
Giang
Ảnh hưởng của mật độ sạ đến tỷ lệ hạt chắc trên bông của giống
lúa OM 2517 trong vụ Hè Thu năm 2012 tại Ch u Phú- An
Giang.
Ảnh hưởng của mật độ sạ đến trọng lượng 1000 hạt của giống
lúa OM 2517 trong vụ Hè Thu năm 2012 tại Ch u Phú- An
Giang
x
25
26
27
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Đ SCL: Đồng bằng sông Cửu Long
NSS: Ngày sau sạ
NSLT: Năng suất lý thuyết
NSTT: Năng suất thực tế
xi
MỞ ĐẦU
Lúa là một trong các cây lƣơng thực quan trọng trên thế giới và vùng nhiệt
đới, vì nó cung cấp lƣơng thực cho khoảng 50% dân số thế giới (Nguyễn Thành
Hối, 2011). Ở Việt Nam, lúa gạo chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm sản xuất
lúa, đa phần diện tích đất ĐBSCL đều phục vụ cho việc sản xuất lúa gạo, chiếm
51% tổng sản lƣợng lúa của cả nƣớc và chiếm 85% tổng sản lƣợng gạo xuất khẩu.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây diện tích sản xuất lúa
đã vƣơn lên mạnh mẽ, với sự phát triển của hệ thống thủy lợi và thủy nông nội
đồng, cùng những tiến bộ khoa học kỹ thuật đang đƣợc áp dụng rộng rãi trên đồng
ruộng, đã trở thành vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo trong cả nƣớc (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2008). Trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu cải tiến, lai tạo nhằm tạo
ra nhiều giống mới cho năng suất cao, chất lƣợng tốt để đƣa ra phục vụ sản xuất.
Bên cạnh những thành tựu về giống thì các biện pháp kỹ thuật làm gia tăng năng
suất lúa cũng đƣợc nghiên cứu, trong kỹ thuật “ba giảm ba tăng” các nhà khoa học
đã khuyến cáo cho nông dân sạ với mật độ sạ 80-100 kg/ha. Tuy nhiên việc áp dụng
vẫn chƣa đƣợc rộng rãi, do nông dân có tập quán canh tác sạ lúa với mật độ khá
dày, với mật độ sạ khoảng 200-300 kg giống/ha. Nhƣng trong thực tế lúa là loại cây
có khả năng tự điều chỉnh trong quần thể, nếu sạ quá dày cây lúa sẽ đẻ nhánh ít
hoặc không đẻ nhánh, tỉ lệ chồi vô hiệu cao, thậm chí có cây bị chết do cạnh tranh
sinh tồn, bên cạnh đó sâu bệnh phá hại nặng do ánh sáng quang hợp hạn chế. Vì
vậy, sạ với mật độ hợp lý sẽ rất có ý nghĩa trong việc tăng năng suất giảm đƣợc sự
phát triển của dịch hại cũng nhƣ hạ giá thành sản xuất.
Do đó, đề tài “Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến năng giống lúa OM 2517 vụ
Hè Thu 2012 tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” đƣợc thực hiện nhằm mục
tiêu xác định mật độ gieo sạ thích hợp cho năng suất cao, từ đó làm cơ sở khuyến
cáo cho nông dân trong canh tác để có hiệu quả kinh tế cao nhất.
1
CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC VÀ CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƢỞNG CỦA
CÂY LÚA
1.1.1 Đặc điểm nông học
1.1.1.1 Chiều cao cây
Chiều cao cây đƣợc kiểm soát bởi đa gen và chịu ảnh hƣởng của gen hoạt
động cộng tính. Chiều cao cây đƣợc tính từ gốc đến mút lá hoặc chóp bông cao
nhất. Chiều cao thân đƣợc tính từ gốc đến cổ bông. Chiều cao cây và chiều cao thân
liên quan đến khả năng chống đổ ngã của giống lúa. Khi khảo sát sự kháng đổ ngã,
chiều cao thân là số đo có ý nghĩa hơn chiều cao cây (Yoshida, 1981). Thân cây lúa
dày hơn thì có nhiều bó mạch hơn, nó sẽ cung cấp và tạo khả năng vận chuyển chất
khô và tích lũy tốt hơn, thân cứng và dày cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
chống đổ ngã và dẫn tới chỉ số thu hoạch cao (Clarkson và Hanson, 1980)
Theo Jenning và ctv.(1979) cũng có kết luận tƣơng tự, thân rạ thấp và cứng là
hai yếu tố quyết định tính đổ ngã. Thân rạ cao và nhỏ, dễ đổ ngã sớm ảnh hƣởng
làm hƣ bộ lá, tăng hiện tƣợng bóng rợp, cản trở sự chuyển vị các dƣỡng chất và các
chất quang hợp làm hạt bị lép và giảm năng suất. Thân rạ ngắn và dày sẽ chống lại
đổ ngã. Tuy nhiên không phải tất cả các cây lùn đều cứng rạ, một số vẫn có thể đổ
ngã vì nó còn phụ thuộc vào một số đặc tính nhƣ đƣờng kính thân, độ dài thân rạ,
mức độ bẹ lá ôm lấy các lóng…
Theo Akita (1989), cây cao từ 90-100 cm đƣợc coi là lý tƣởng cho năng suất
cao. Tuy nhiên cây lúa có thể cao tới 120 cm trong một số điều kiện nào đó
(Jenning và ctv., 1979). Lƣợng phân bón càng nhiều (đặc biệt phân đạm) sẽ làm cho
chiều cao cây càng tăng, dẫn đến thân rạ yếu và dễ ngã (Bùi Chí Bửu và ctv., 1992).
Do đó việc giảm chiều cao cây lúa là yếu tố quan trọng để tăng năng suất sau này
(Vergara, 1991).
1.1.1.2 Chiều dài bông
Chiều dài bông do yếu tố di truyền quyết định nhƣng chịu ảnh hƣởng mạnh
của điều kiện môi trƣờng, nhất là điều kiện dinh dƣỡng trong giai đoạn đầu hình
thành bông (Trịnh Thị Ngọc Sƣơng,1991). Theo Vũ Văn Liết và ctv. (2004), chiều
dài bông đƣợc tính từ đốt cổ bông đến đầu mút bông. Giống có bông dài hạt xếp
khít, tỷ lệ hạt lép thấp, khối lƣợng 1000 hạt cao sẽ cho năng suất cao.
Chiều dài bông góp phần gia tăng năng suất, bông lúa đóng vai trò quan trọng
trong quang hợp, quang hợp có thể gia tăng 25-40% nếu độ cao của thân cây lúa
2
thấp hơn 40% chiều cao của tán lá. Do vậy, trong tƣơng lai việc tạo cây lúa có chiều
dài bông bằng nửa chiều cao của thân cây lúa là tốt nhất (Setter và ctv., 1994).
1.1.1.3 Tỷ lệ chồi hữu hiệu
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2010), số chồi hình thành bông (chồi hữu hiệu hay
chồi có ích) thấp hơn so với chồi tối đa và ổn định khoảng 10 ngày trƣớc khi đạt
chồi tối đa. Các chồi ra sau đó, thƣờng sẽ bị rụi đi không cho bông đƣợc, do chồi
nhỏ, yếu không đủ khả năng cạnh tranh dinh dƣỡng và ánh sáng với các chồi khác,
gọi là chồi vô hiệu.
Hạn chế sự nhảy chồi khi sử dụng các giống lúa nhảy chồi khỏe bằng cách
trồng dày hơn sẽ không thực tiễn vì phƣơng pháp này làm cho chồi nhỏ, thân thanh
mảnh, bông phát sinh từ các chồi này tƣơng đối nhỏ. Khi so sánh chỉ tiêu nhánh hữu
hiệu với nhánh tối đa trên cây, những giống nào đẻ nhánh nhiều thì thƣờng tỷ lệ cho
chồi hữu hiệu thấp (Vũ Văn Liết và ctv., 2004).
Ở cây lúa, khoảng 10-30 chồi đƣợc sinh ra trong khoảng cách trồng hợp lý,
nhƣng chỉ 2-5 chồi đƣợc hình thành trong lúa sạ thẳng (Nguyễn Thành Phƣớc,
2003). Cho nên những giống đâm chồi mạnh thƣờng thích hợp cho lúa cấy, vì có đủ
điều kiện về khoảng cách cho sự cạnh tranh dƣỡng chất và ánh sáng để tăng số chồi
hữu hiệu và đạt tối đa về năng suất (Yoshida, 1981). Tùy vào khả năng đâm chồi
của mỗi giống mà có mật độ sạ thích hợp để có đƣợc số bông trên mét vuông cao.
1.1.2 Các giai đoạn sinh trƣởng của cây lúa
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) đời sống cây lúa bắt đầu từ khi hạt nẩy mầm
cho đến khi lúa chín có thể chia làm ba giai đoạn chính: Giai đoạn tăng trƣởng (sinh
trƣởng dinh dƣỡng), giai đoạn sinh sản (sinh dục) và giai đoạn chín.
Với giống có thời gian sinh trƣởng 120 ngày, trong điều kiện nhiệt đới thời
gian sinh trƣởng là 60 ngày, làm đòng 30 ngày và chín 30 ngày. Thời kỳ sinh
trƣởng dinh dƣỡng thƣờng biến động mạnh nhất, thời kỳ làm đòng thƣờng biến
động trong khoảng 30-40 ngày tuỳ theo giống ngắn ngày hay dài ngày. Thời kỳ chín
thƣờng biến động theo nhiệt độ. Sự khác nhau và biến động về thời lƣợng trong các
thời kỳ sinh trƣởng dinh dƣỡng phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh.
Những giống chín sớm có thời kỳ sinh trƣởng dinh dƣỡng ngắn, chúng có thể làm
đòng trƣớc khi đạt số nhánh tối đa. Ngƣợc lại ở giống dài ngày thƣờng đạt số nhánh
tối đa và làm đốt trƣớc làm đòng (Nguyễn Đình Giao, 1997).
3
1.1.2.1 Giai đoạn tăng trưởng
Giai đoạn này bắt đầu từ lúc hạt nảy mầm đến lúc cây lúa phân hóa đòng
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Trong giai đoạn này cây lúa chủ yếu hình thành và phát
triển các cơ quan dinh dƣỡng nhƣ lá, phát triển rễ, đẻ nhánh và một phần thân (Vũ
Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan, 1999). Cây ra lá ngày càng nhiều và kích thƣớc
ngày càng lớn giúp cây lúa nhận đƣợc nhiều ánh sáng mặt trời để quang hợp, hấp
thụ dinh dƣỡng, gia tăng chiều cao, nở bụi và chuẩn bị cho các giai đoạn sau. Trong
điều kiện đầy đủ chất dinh dƣỡng, ánh sáng và thời tiết thuận lợi, cây lúa có thể bắt
đầu nở bụi khi có lá thứ 5-6 (Yoshida, 1981; Nguyễn Ngọc Đệ, 2008 ).
Thời gian sinh trƣởng của cây lúa kéo dài hay ngắn khác nhau chủ yếu là do
giai đoạn tăng trƣởng này dài hay ngắn (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Thƣờng các
giống lúa rất ngắn ngày và ngắn ngày có giai đoạn tăng trƣởng ngắn và thời điểm
phân hóa đòng có thể xảy ra trƣớc hoặc ngay khi cây lúa đạt đƣợc chồi tối đa.
Ngƣợc lại, các giống lúa dài ngày (trên 4 tháng) thƣờng đạt đƣợc chồi tối đa trƣớc
khi phân hóa đòng.
Theo Đinh Thế Lộc (2006) việc đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào điều
kiện: ngoại cảnh, môi trƣờng, các biện pháp kỹ thuật tác động, và có mối liên hệ
chặt chẽ với sự ra lá lúa. Thời kỳ đẻ nhánh là thời kỳ quyết định đến sự phát triển
diện tích lá và số bông (Nguyễn Đình Giao, 1997). Do đó cần chú ý đến các biện
pháp kỹ thuật nhằm làm tăng diện tích lá để tăng khả năng quang hợp và tăng số
bông là yếu tố quan trọng để tăng năng suất lúa.
1.1.2.2 Giai đoạn sinh sản
Giai đoạn sinh sản bắt đầu từ lúc cây lúa phân hóa đòng đến lúc trổ bông.
Giai đoạn này kéo dài khoảng 27-35 ngày, trung bình 30 ngày và giống lúa dài ngày
hay ngắn ngày thƣờng không khác nhau nhiều. Lúc này số chồi vô hiệu giảm nhanh,
chiều cao tăng lên rõ rệt do sự vƣơn dài của 5 lóng trên cùng (Nguyễn Ngọc Đệ,
2008). Đòng lúa phát triển qua nhiều giai đoạn, cuối cùng thoát ra khỏi bẹ của lá cờ:
lúa trổ bông.
Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) cho rằng, quá trình làm đòng là quá trình
phân hóa và hình thành cơ quan sinh sản có ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình hình
thành năng suất lúa. Trong thời gian này nếu đầy đủ chất dinh dƣỡng, mực nƣớc
thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh và thời tiết thuận lợi thì bông lúa sẽ hình
thành nhiều hơn và vỏ trấu sẽ đạt kích thƣớc lớn nhất của giống, tạo điều kiện gia
tăng trọng lƣợng hạt sau này (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
4
1.1.2.3 Giai đoạn chín
Giai đoạn này bắt đầu từ lúc lúa trổ bông đến lúc thu hoạch. Giai đoạn chín
đƣợc đặc trƣng bởi sự sinh trƣởng hạt, tăng trƣởng kích thƣớc và trọng lƣợng, sự
đổi màu của hạt và sự già hoá của lá. Ở giai đoạn sớm của sự chín hạt màu lục
chúng chuyển sang màu vàng khi trƣởng thành. Cơ cấu của hạt cũng thay đổi từ
trạng thái sữa, sáp sang cứng chắc.
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) giai đoạn này trung bình khoảng 30 ngày đối
với hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt đới. Trong giai đoạn này cây lúa trải qua các
thời kỳ nhƣ sau: thời kỳ chín sữa (ngậm sữa) các chất dự trữ trong thân lá và các sản
phẩm quang hợp đƣợc chuyển vào trong hạt. Kích thƣớc hạt gạo tăng dần làm đầy
vỏ trấu, hạt gạo chứa một dịch lỏng màu trắng đục nhƣ sữa nên gọi là thời kỳ ngậm
sữa. Ở thời kỳ chín sáp hạt lúa mất nƣớc, từ từ cô đặc lại, nhƣng vỏ trấu vẫn còn
xanh. Thời kỳ chín vàng hạt tiếp tục mất nƣớc, gạo cứng dần, vỏ trấu bắt đầu
chuyển sang màu vàng đặc thù của giống lúa. Thời kỳ chín hoàn toàn: hạt gạo khô
cứng lại, thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi 80% hạt lúa ngã sang màu vỏ trấu đặc
trƣng của giống. Theo Đinh Thế Lộc (2006) cho rằng, trong giai đoạn này gặp điều
kiện thuận lợi (ngoại cảnh, dinh dƣỡng,…) thì sẽ giảm tỷ lệ hạt lép, tăng tỷ lệ hạt
chắc (tăng số hạt trên bông) và nhất là tăng khối lƣợng hạt.
1.2 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) năng suất lúa đƣợc hình thành và chịu ảnh
hƣởng trực tiếp bởi các yếu tố: số bông trên mét vuông (N), số hạt trên bông (n), tỷ
lệ hạt chắc (F) và khối lƣợng 1000 hạt (w). Mối quan hệ phụ thuộc trên đƣợc biểu
diễn bằng công thức sau:
Y N n
W
1
6 F 10 4
1000 10
Y N n W F 105
Trong đó:
Y: năng suất hạt (tấn/ha)
N: số bông trên mét vuông
n: số hạt trên bông
w: khối lƣợng 1000 hạt
W
1000
1
10 6
: khối lƣợng của 1 hạt
: hệ số đổi từ gram sang tấn
5
F: tỷ lệ hạt chắc trên bông
104: hệ số quy đổi từ mét vuông sang hecta
Các yếu tố năng suất có liên quan với nhau. Số bông trên mét vuông phụ
thuộc vào tỉ lệ đẻ nhánh, phụ thuộc vào mật độ sạ. Khi cây đẻ nhánh mạnh thì số
bông trên mét vuông tăng. Khi số bông trên mét vuông tăng quá cao thì bông lúa sẽ
bé đi, số hạt trên bông giảm, tỷ lệ hạt chắc trên bông cũng giảm. Tỷ lệ hạt chắc và
khối lƣợng hạt phụ thuộc vào số hạt trên bông (Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan,
1999).
1.2.1 Số bông trên mét vuông
Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997), trong bốn yếu tố tạo thành năng suất
thì số bông/m2 là yếu tố có tính quyết định nhất và sớm nhất. Số bông trên đơn vị
diện tích quyết định vào giai đoạn sinh trƣởng ban đầu của cây lúa, nhƣng chủ yếu
là giai đoạn từ khi cấy đến khoảng 10 ngày trƣớc khi có chồi tối đa. Yếu tố này có
thể đóng góp 74% năng suất, trong khi số hạt và trọng lƣợng hạt đóng góp 26%
năng suất. Tuy nhiên, nó còn chịu ảnh hƣởng lớn của kỹ thuật canh tác và điều kiện
ngoại cảnh (chế độ phân bón, nƣớc tƣới, mật độ sạ hoặc cấy, nhiệt độ, ánh sáng,…).
Số bông trên mét vuông tỷ lệ thuận với năng suất lúa. Các giống lúa cải thiện thấp
cây có số bông trên mét vuông trung bình phải đạt 500-600 bông/m2 đối với lúa sạ,
hoặc 350-450 bông/m2 đối với lúa cấy, mới có thể cho năng suất cao (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2008). Ngoài ra, số bông trên đơn vị diện tích còn chịu ảnh hƣởng bởi yếu tố
mùa vụ, trong đó vụ Đông Xuân có số bông trên mét vuông cao hơn vụ Hè Thu, vì
vụ Hè Thu mƣa nhiều nên làm ảnh hƣởng đến khả năng quang hợp, do đó làm giảm
khả năng nảy chồi (Nguyễn Bích Hà Vũ, 2006)
Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) đã khẳng định, số bông có quan hệ nghịch
với số hạt trên bông và trọng lƣợng hạt. Nên khi tăng mật độ, số bông trên một đơn
vị diện tích sẽ tăng nhƣng số hạt trên bông và trọng lƣợng hạt sẽ giảm. Nếu mật độ
quá dày, đầu tƣ phân bón sẽ cao nhƣng dễ dẫn đến gia tăng sâu bệnh trên ruộng lúa.
Theo Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan (1999) số bông trên đơn vị diện
tích đƣợc quyết định bởi 2 yếu tố mật độ cấy và tỷ lệ đẻ nhánh. Trong phạm vi nhất
định, cấy dày lúa đẻ nhánh ít, cấy thƣa lúa đẻ nhánh nhiều cuối cùng cũng đạt đƣợc
số bông trên đơn vị diện tích nhƣ nhau. Vì vậy, để cho năng suất cao cây lúa cần có
số bông/m2 vừa phải, gia tăng số hạt chắc/bông trên một đơn vị diện tích là biện
pháp gia tăng năng suất tốt hơn là gia tăng số bông/m2 (Nguyễn Đình Giao và
ctv.,1997).
6
1.2.2 Số hạt trên bông
Đặc tính số hạt trên bông chịu tác động rất lớn của điều kiện môi trƣờng. Số
hạt trên bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié, hoa phân hóa, hoa không phân hóa
quyết định, số hoa phân hóa càng nhiều số hoa thoái hóa càng ít số hạt trên bông sẽ
nhiều (Vũ Văn Hiển, 1999). Số hạt trên bông đƣợc quyết định từ lúc tƣợng cổ bông
đến 5 ngày trƣớc khi trổ, nhƣng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và giảm
nhiễm tích cực. Ở giai đoạn này số hạt trên bông có ảnh hƣởng thuận đến năng suất
lúa do ảnh hƣởng đến số hoa đƣợc phân hóa. Sau giai đoạn này, số hạt trên bông
đƣợc hình thành có thể bị thoái hóa có ảnh hƣởng âm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng, số hạt trên bông tùy thuộc vào số hoa
phân hóa và số hoa bị thoái hóa. Hai yếu tố này lại bị ảnh hƣởng bởi giống lúa, kỹ
thuật canh tác và điều kiện thời tiết. Đối với những giống lúa có bông to, kỹ thuật
canh tác tốt, bón phân đầy đủ, chăm sóc đúng mức, thời tiết thuận lợi thì số hoa
phân hóa càng nhiều, số hoa thoái hóa càng ít. Lúa sạ có trung bình từ 80-100 hạt
trên bông và 100-120 hạt trên bông đối với lúa cấy là tốt trong điều kiện ở Đồng
bằng Sông Cửu Long. Trên cùng một cây lúa, những bông chính thƣờng có nhiều
hạt, những bông phụ phát triển sau nên ít hạt hơn.
1.2.3 Tỷ lệ hạt chắc
Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng, tỷ lệ hạt chắc đƣợc quyết định từ đầu thời
kỳ phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc nhƣng quan trọng nhất là thời kỳ phân bào
giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu, thụ phấn và vào chắc. Nguyên nhân hạt lép là do
quá trình thụ phấn gặp điều kiện không thuận lợi, khi ra hoa gặp rét hoặc quá nóng,
ẩm độ không khí quá nóng hoặc quá cao, làm cho hạt phấn mất khả năng nảy mầm
hoặc trƣớc đó nhị và nhụy phát triển không hoàn toàn (Nguyễn Đình Giao và ctv.,
1997). Theo Nguyễn Thành Hối (2003) lúa Hè Thu xuống giống muộn sẽ gặp bất
lợi nhiều về điều kiện thời tiết lúc lúa trổ, do lúc này mƣa dầm nên vũ lƣợng cao,
mƣa kéo dài và đặc biệt là trời hay mƣa vào buổi sáng nên bông lúa khó thụ phấn và
hạt bị lép nhiều.
Tỷ lệ hạt chắc tuỳ thuộc số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu
ảnh hƣởng lớn của điều kiện ngoại cảnh. Thƣờng số hoa trên bông quá nhiều dễ dẫn
đến tỉ lệ hạt chắc thấp. Các giống lúa có khả năng quang hợp, tích lũy và chuyển vị
các chất mạnh, cộng với cấu tạo mô cơ giới vững chắc không đổ ngã sớm, lại trổ và
tạo hạt trong điều kiện thời tiết tốt, dinh dƣỡng đầy đủ thì tỉ lệ hạt chắc sẽ cao và
ngƣợc lại (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Theo Lê Hữu Toàn (2009) tỷ lệ hạt chắc ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố nhƣ:
phân bón, nhiệt độ, mƣa gió và hạn hán. Đối với mỗi giống có yêu cầu về lƣợng
phân bón nhất định. Nhiệt độ trên 20oC nếu duy trì liên tục từ lúc lúa làm đòng đến
7
trổ bông hoặc nhiệt độ cao trên 35oC sau khi lúa trổ xong đều làm giảm tỷ lệ hạt
chắc. Gió, mƣa và bão làm ảnh hƣởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh và gây đổ
ngã làm ảnh hƣởng đến tỷ lệ hạt chắc. Ngoài ra, hạn hán làm thiếu nƣớc tƣới của
một số vùng cũng làm giảm tỷ lệ hạt chắc nhất là khi cây lúa vừa trổ xong và bắt
đầu ngậm sữa.
1.2.4 Trọng lƣợng 1000 hạt
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) trọng lƣợng hạt đƣợc quyết định ngay từ thời
kỳ phân hóa hoa đến khi lúa chín, nhƣng quan trọng nhất là các thời kỳ giảm nhiễm
tích cực và vào chắc rộ. Khối lƣợng hạt là một đặc tính quan trọng góp phần nâng
cao năng suất lúa. So với các yếu tố khác thì trọng lƣợng 1000 hạt tƣơng đối ít biến
động. Ở phần lớn các giống lúa, trọng lƣợng 1000 hạt thƣờng biến thiên trong
khoảng 20-30 gram. Trọng lƣợng 1000 hạt của cây lúa trong ruộng lúa là một đặc
tính ổn định (Yoshida, 1981), chủ yếu là do đặc tính di truyền của giống quyết định.
Khối lƣợng hạt do hai yếu tố cấu thành, khối lƣợng vỏ trấu chiếm 20% và khối
lƣợng hạt gạo chiếm 80% (Nguyễn Đình Giao và ctv.,1997).
Theo Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan (1999) vào giai đoạn phân bào
giảm nhiễm nếu điều kiện dinh dƣỡng thuận lợi và ít bị ảnh hƣởng do các yếu tố
ngoại cảnh thì hạt đƣợc hình thành với kích thƣớc lớn. Để tăng khối lƣợng hạt trƣớc
lúc trổ bông cần bón thúc nuôi đồng để làm tăng kích thƣớc vỏ trấu, sau khi trổ
bông cần tạo điều kiện cho cây sinh trƣởng tốt để quang hợp và tích lũy nhiều tinh
bột thì khối lƣợng hạt sẽ cao.
Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) ngoài ánh sáng, yếu tố nhiệt độ, nhất
là biên độ chênh lệch ngày và đêm, có ảnh hƣởng rõ rệt đến quá trình quang hợp,
tích lũy, vận chuyển vật chất về hạt. Vì vậy, giữ cho lá lúa xanh lâu, quang hợp vận
chuyển tốt là yếu tố quan trọng tác động đến trọng lƣợng hạt.
1.3 NHU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY LÚA
1.3.1 Điều kiện đất đai
Cây lúa đƣợc trồng nhiều trên các loại đất khác nhau: đất ngập nƣớc, đất
trũng, đất cao, đất đồi nƣơng, đất chua phèn, đất nhiễm mặn nhẹ…trong điều kiện
khí hậu và thủy văn khác nhau nên phạm vi phân bố đất ruộng lúa rất rộng. Do đó
đất trồng lúa có sự khác nhau rất lớn về mặt hóa học, địa lý, thổ nhƣỡng và sinh học
giữa các khu vực, các vùng.
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) đất trồng lúa cần giàu dinh dƣỡng, nhiều hữu
cơ, tơi xốp, thoáng khí, khả năng giữ nƣớc, giữ phân tốt, tầng canh tác dầy để bộ rễ
ăn sâu, bám chặt vào đất và huy động nhiều dinh dƣỡng nuôi cây. Loại đất thịt hay
đất thịt pha sét, ít chua hoặc trung tính (pH = 5,5-7,5) là thích hợp đối với cây lúa.
8
Tuy nhiên, muốn trồng lúa đạt năng suất cao, đất ruộng cần bằng phẳng và chủ
động đƣợc nguồn nƣớc tƣới. Trong thực tế, có những giống lúa có thể thích nghi
đƣợc trong những điều kiện khắc nghiệt nhƣ: phèn, mặn, khô hạn, ngập úng…
1.3.2 Nhiệt độ
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ
sinh trƣởng của cây lúa nhanh hay chậm, tốt hay xấu. Trong phạm vi giới hạn (2030oC), nhiệt độ càng tăng cây lúa phát triển càng mạnh. Nhiệt độ trên 40oC hoặc
dƣới 17oC cây lúa tăng trƣởng chậm lại. Dƣới 13oC cây lúa ngừng sinh trƣởng, nếu
kéo dài 1 tuần cây lúa sẽ chết. Phạm vi nhiệt độ mà cây lúa có thể chịu đựng đƣợc
và nhiệt độ tối hảo thay đổi tùy theo giống lúa, giai đoạn sinh trƣởng, thời gian bị
ảnh hƣởng là tình trạng sinh lý của cây lúa (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Đáp ứng của cây lúa đối với nhiệt độ ở các giai đoạn sinh trƣởng khác nhau
(Yoshida, 1981)
Giai đoạn sinh
trƣởng
Nhiệt độ (oC)
Tối Thấp
Tối cao
Tối hảo
10
45
20-35
12-13
45
25-30
16
35
25-28
Vƣơn lá
7-12
45
31
Đẻ nhánh
9-16
33
25-31
15
-
-
15-20
38
-
22
35
30-35
12-18
30
20-25
Nảy mầm
Hình thành mạ
Ra rễ
Tƣợng khối sơ khởi
Phát triển đòng
Thụ phấn
Chín
1.3.3 Ánh sáng
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) ánh sáng có ảnh hƣởng rất lớn đến sinh
trƣởng, phát triển và phát dục của cây lúa trên 2 phƣơng diện: cƣờng độ ánh sáng và
độ dài chiếu sáng trong ngày (quang kỳ). Thông thƣờng, cây lúa chỉ sử dụng đƣợc
khoảng 65% năng lƣợng ánh sáng mặt trời chiếu tới ruộng lúa. Theo Nguyễn Thành
Hối (2011) cƣờng độ ánh sáng thích hợp cho cây lúa là 250-300 cal/cm2/ngày và
quang kỳ thích hợp là 7-8 giờ/ngày (mùa nắng) và 5-6 giờ/ngày (mùa mƣa).
Thời kỳ trổ thiếu ánh sáng thì quá trình thụ phấn, thụ tinh bị trở ngại làm tăng
tỷ lệ hạt lép, giảm tỷ lệ hạt chắc và hạt tăng không đều. Giai đoạn lúa chín nếu
9
ruộng thiếu nƣớc, nhiệt độ không khí cao, ánh sáng chiếu mạnh thì lúa chín mạnh
hơn và tập trung, ngƣợc lại thời gian chín sẽ kéo dài ra (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.3.4 Lƣợng mƣa
Trong điều kiện thủy lợi chƣa hoàn chỉnh, lƣợng mƣa là một yếu tố khí hậu
có tính chất quyết định đến việc hình thành các vùng trồng lúa và các vụ lúa trong
năm. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, lƣợng mƣa hàng năm trung bình từ 1200- 2000
mm nhƣng phân phối không đồng đều, gây ngập úng giữa mùa mƣa ở nhiều nơi,
mùa khô lại không đủ nƣớc tƣới. Mƣa nhiều, trời âm u, gió nhiều, ít nắng cây lúa
phát triển không tốt. Mƣa còn tạo điều kiện ẩm độ thích hợp cho sâu bệnh phát triển
(Nguyễn Ngọc Đê, 2008).
1.3.5 Gió
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, một năm
có hai mùa rõ rệt trùng với hai mùa: mƣa và mùa khô. Mùa khô (từ tháng 12-04
dƣơng lịch), hƣớng gió chính là gió đông bắc lạnh và khô. Mùa mƣa (từ tháng 5-11
dƣơng lịch) hƣớng gió chính là hƣớng Tây-Nam nóng ẩm, mƣa nhiều ảnh hƣởng
xấu đến sự sinh trƣởng của cây lúa. Gió lớn có thể làm cho cây lúa đổ ngã, thân lá
bị tổn thƣơng tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập, nhất là bệnh cháy bìa lá. Ở
giai đoạn làm đòng và trổ, gió lớn gây ảnh hƣởng đến quá trình hình thành và phát
triển của đòng lúa, sự trổ bông, thụ phấn, thụ tinh, tăng tỷ lệ hạt lép, hạt lửng làm
giảm năng suất lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
1.4 PHƢƠNG PHÁP SẠ
1.4.1 Sạ lan
Đất đƣợc chuẩn bị trong điều kiện ƣớt: cày, bừa, trục, trang phẳng, xong rút
cạn nƣớc và tiến hành gieo hạt giống đã đƣợc ngâm ủ cho nảy mầm trên đất đã đánh
bùn nhuyễn. Phƣơng pháp này hiện phổ biến, vì phần lớn diện tích lúa đã trồng
bằng các giống lúa cao sản hay ngắn ngày, cần cho lúa mọc tốt ngay từ giai đoạn
mạ, để có cở sở ban đầu cho sinh trƣởng phát triển đạt năng suất cao và vì cây lúa
không có thời gian để hồi phục nhƣ đối với lúa mùa dài ngày (Nguyễn Văn Luật,
2001).
Nguyễn Ngọc Đệ (2008) sạ lan ƣớt có thể áp dụng cho cả các vụ Hè Thu,
Thu Đông hay Đông Xuân. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là mật độ
thƣờng không đều, bộ rễ ăn nong, dễ bị chim chuột phá hại và lúa thƣờng bị đổ ngã
vào mùa có mƣa gió nhiều (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).
Theo Nguyễn Thành Hối (2011) lƣợng giống lúa cao sản ngắn ngày hiện nay
đƣợc khuyến cáo là khoảng 150 kg/ha. Tuy nhiên, trong thực tế nông dân trồng lúa
thƣờng theo tập quán sạ với mật độ cao, lƣợng giống gieo sạ từ 200-300 kg
10
giống/ha (Nguyễn Văn Luật, 2001). Với lƣợng giống gieo sạ nhiều nhƣ thế thì sẽ
ảnh hƣởng rất lớn đến sự tiếp nhận ánh sáng của từng cây lúa trong quần thể ruộng
lúa, nhu cầu dinh dƣỡng từ đất trồng và tạo điều kiện vi khí hậu dƣới tán lá thích
hợp cho sâu bệnh phát triển.
1.4.2 Sạ hàng
Sạ hàng là phƣơng pháp sạ cải tiến từ phƣơng pháp sạ lan ƣớt, có nhiều ƣu
điểm nhƣ: tiết kiệm đƣợc vật tƣ chủ yếu là giống và phân bón, tạo điều kiện thuận
lợi để thâm canh dễ dàng chăm sóc và quản lý dịch hại, giảm đƣợc thiệt hại do sâu
bệnh và tăng năng suất so với phƣơng pháp sạ lan. Về mặt gieo sạ thì sạ theo hàng
có ƣu thế hơn sạ lan vì sạ theo hàng ít hao giống, ít sâu bệnh và cho năng suất tƣơng
đối với sạ lan mật độ 200 kg/ha (Nguyễn Kim Chung và Nguyễn Ngọc Đệ, 2005).
So với phƣơng pháp sạ lan thì phƣơng pháp sạ hàng có thể làm giảm đƣợc lƣợng
giống sử dụng từ 50-75%. Lƣợng giống giảm đƣợc tƣơng ứng khoảng từ 100-150
kg giống/ha (Nguyễn Văn Luật và ctv., 1999).
Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy lƣợng giống gieo sạ thích hợp cho
kỹ thuật này ở Đồng bằng sông Cửu Long là khoảng từ 70-100 kg giống/ha (Bùi
Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2009). Trong điều kiện quản lý đồng ruộng tốt, mật
độ sạ 100 kg giống/ha đƣợc khuyến cáo để cho năng suất lúa có chất lƣợng tốt,
cũng nhƣ đáp ứng đủ số bông/m2 cho việc chín đồng bộ trong hệ thống canh tác lúa
sạ ƣớt (Trần Thị Ngọc Huân và ctv.,1999). Trong kỹ thuật này, cây lúa có sự phân
bổ quần thể ruộng lúa thích hợp nên đã tận dụng đƣợc năng lƣợng mặt trời cho quá
trình quang hợp tạo năng suất và làm giảm thiệt hại do tác động của ngoại cảnh
(Nguyễn Văn Luật, 2001).
1.5 NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ SẠ
Bùi Huy Đáp (1980) cho rằng, mật độ là yếu tố chi phối chặt chẽ quá trình
phát triển của cả quần thể, với khả năng đẻ nhánh giúp cho quần thể ruộng lúa có
khả năng điều chỉnh rất nhanh. Khả năng này còn tùy thuộc vào khả năng đâm chồi
của giống và mật độ ban đầu. Về khả năng chống chịu sâu bệnh đã có rất nhiều
nghiên cứu của nhiều tác giả và đều có chung nhận xét rằng: gieo cấy với mật độ
dày sẽ tạo môi trƣờng thích hợp cho sâu bệnh phát triển vì quần thể ruộng lúa không
đƣợc thông thoáng, các lá bị che khuất lẫn nhau nên bị chết lụi nhiều.
Yoshida (1985) cho rằng, ở quần thể lúa sạ việc đẻ nhánh chỉ xảy ra ở mật độ
300 cây/m2, tăng số cây lên nữa thì chỉ có thân chính phát triển cho ra bông. Trƣờng
hợp lúa gieo thẳng rất dễ dàng đạt 600 bông/m2 gấp 2 lần số bông của ruộng cấy tốt,
nhƣng ở lúa sạ số hạt trên bông sẽ thấp hơn lúa cấy.
11
Theo Nguyễn Văn Luật (2001) ruộng lúa sạ thƣa, sạ theo hàng do đã tận
dụng đƣợc ánh sáng mặt trời một cách hợp lý nên tạo đƣợc năng suất cao hơn ruộng
lúa sạ lan theo tập quán là 5-7 tạ/ha. Trong những năm gần đây Viện Nghiên Cứu
Lúa ĐBSCL đã thực hiện nhiều thí nghiệm về điều chỉnh mật độ sạ và phƣơng pháp
sạ, các kết quả nghiên cứu cho thấy nếu ruộng lúa bằng phẳng, quản lý nƣớc tốt khi
gieo hàng ở mật độ 75-125 kg giống/ha cho năng suất tƣơng đƣơng hoặc cao hơn so
với sạ lan ở mật độ 200-250 kg giống/ha. Khi sạ lan ở mật độ 100-150 kg giống/ha
cho năng suất lúa cao hơn sạ lan mật độ 200 kg giống/ha, do mật độ sạ dày ruộng
lúa bị nhiễm sâu bệnh, đổ ngã làm giảm năng suất (Trịnh Quang Khƣơng, 2010).
Kết quả nghiên cứu của Hồ Minh Thuận (2011) cũng cho thấy rằng mật độ sạ
có tác động đến năng suất lúa, với mật độ sạ lan 200 kg/ha cho năng suất thấp nhất
và thấp hơn so với các mật độ sạ lan 100 kg/ha, sạ hàng 50 kg/ha và sạ hàng 100
kg/ha. Ở ĐBSCL, những nghiên cứu về mật độ sạ đã khuyến cáo sạ ở mật độ 100
kg giống/ha cho năng suất tƣơng đƣơng hoặc cao hơn sạ ở mật độ 200 kg giống/ha
(Trịnh Quang Khƣơng, 2010).
12
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1 PHƢƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện
Thí nghiệm đƣợc thực hiện trong vụ Hè Thu năm 2012 (từ tháng 04/2012 đến
tháng 07/2012)
Địa điểm thực hiện tại xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Địa điểm thực hiện
Hình 2.1: Bản đồ địa điểm thí nghiệm
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
Giống: giống lúa sử dụng trong thí nghiệm là OM 2517 là giống lúa đƣợc
chọn lọc từ tổ hợp lai OM1325/OMCS94, là giống lúa đƣợc nông dân sử dụng phổ
biến ở địa phƣơng nơi thực hiện thí nghiệm. Giống OM 2517 có thời gian sinh
trƣởng khoảng 85-90 ngày là giống lúa dễ canh tác, có khả năng thích nghi rộng,
thích hợp cho cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu. Chiều cao cây từ 90-100 cm, khả
năng đẻ nhánh khá, hạt thon dài màu vàng sáng, hơi nhiễm rầy nâu và hơi kháng
bệnh đạo ôn và có khả năng chống đổ ngã. Năng suất trung bình của giống có thể
đạt đƣợc là 4,5-5,0 tấn/ha, cao có thể đạt 6-8 tấn/ ha.
Phân bón: Urea (46% N), DAP(18-46-0), Chlorua Kali( 60% K2O)…
13
Các loại nông dƣợc: Sofit 300EC, Actara 25WG, Chess 50WG, Tilt super
300EC,…
Dụng cụ: thƣớc đo, khung chỉ tiêu (0,5 m x 0,5 m), máy đo ẩm độ hạt, cân
đồng hồ,…
2.2 PHƢƠNG PHÁP
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm
thức, mỗi nghiệm thức đƣợc lặp lại 3 lần. Diện tích mỗi nghiệm thức là 20 m2 (4 m
x 5 m)
Trong mỗi nghiệm thức đƣợc đặt 3 khung chỉ tiêu có diện tích 0,25 m2 một
cách ngẫu nhiễn.
Các nghiệm thức đƣợc ký hiệu nhƣ sau:
Nghiệm thức 1: đối chứng sạ 200 kg/ha (theo nông dân)
Nghiệm thức 2: sạ 150 kg/ha
Nghiệm thức 3: sạ 100 kg/ha
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Rep 1
Rep 2
Rep 3
NT1
NT2
NT3
NT2
NT3
NT1
NT3
NT1
NT2
Hình 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
2.2.2 Kỹ thuật canh tác
Sau khi thu hoạch vụ trƣớc đất đƣợc cày và phơi đất khoảng 1 tuần, trục đất
và làm phẳng mặt ruộng sau đó tiến hành sạ.
Chế độ nƣớc: sau khi sạ 5-7 ngày cho nƣớc vào ruộng khoảng 5 cm, giai
đoạn 10-35 ngày sau sạ giữ nƣớc trên mặt ruộng khoảng 10 cm sau đó tháo nƣớc ra,
đến giai đoạn 40-45 ngày sau sạ cho nƣớc vào và giữ nƣớc trong ruộng cho ngập
14
khoảng 3-5 cm cho đến giai đoạn chín. Trƣớc khi thu hoạch 7-10 ngày thì tháo nƣớc
ra.
Bón phân theo công thức: 100 N - 60 P2O5 - 30 K2O
+ Bón lót trƣớc khi sạ 1 ngày: toàn bộ P2O5 + 1/2 K2O.
+ Bón thúc lần 1 sau sạ 10-12 ngày: 1/5 N.
+ Bón thúc lần 2 sau sạ 20-25 ngày: 2/5 N.
+ Bón nuôi đòng sau sạ 40-45 ngày: 2/5 N + 1/2 K2O.
Quản lý cỏ dại: sử dụng thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Sofit 300EC sau khi sạ
đƣợc một ngày. Kết hợp làm cỏ bằng tay trong giai đoạn trƣớc 30 NSS.
Quản lý dịch hại: thƣờng xuyên theo dõi tình hình phát triển của cây lúa và
tình hình thời tiết. Tiến hành phun thuốc khi có dấu hiệu gây hại, ảnh hƣởng tới sự
sinh trƣởng của cây lúa.
2.2.3 Đánh giá chỉ tiêu nông học
Các chỉ tiêu chiều cao cây, số chồi đƣợc ghi nhận 20 ngày một lần. Lần đầu
tiên lúc 20 ngày sau sạ (NSS) và kết thúc lúc thu hoạch lúa. Mỗi lô thí nghiệm chọn
3 điểm ngẫu nhiên, mỗi điểm đặt một khung cố định kích thƣớc 0,25 m2 mỗi khung
chọn 10 cây ngẫu nhiên để thu thập chỉ tiêu.
Chiều cao cây (cm) đƣợc tính từ mặt đất đến chóp lá cao nhất (cây lúa chƣa
có bông) hoặc chóp bông cao nhất (cây lúa có bông).
Số chồi: đếm số chồi (chồi có 3 lá trở lên) trong khung chỉ tiêu
Chiều dài bông: đo từ cổ bông đến cuối bông, trong mỗi khung có diện tích
0,25 m2 lấy ngẫu nhiễn 10 bông đo và tính chiều dài trung bình.
2.2.4 Đánh giá chỉ tiêu năng suất và các thành phần năng suất
Các thành phần năng suất
Thu hoạch tất cả lúa trong khung có diện tích 0,25 m2
Tuốt hạt, làm sạch phơi khô
Đếm tổng số bông, ký hiệu là B (bông)
Đếm tổng số hạt lép, ký hiệu là L (lép)
Đếm tổng số hạt chắc, ký hiệu là C (hạt)
Cân trọng lƣợng 1000 hạt chắc, lặp lại 3 lần, ký hiệu là w1, w2, w3 (gram)
Đo độ ẩm mẫu
Quy các số liệu khối lƣợng cân về ẩm độ chuẩn là 14%
15
W14%
W0 (100 - H 0 )
86
W14%: trọng lƣợng mẫu ở ẩm độ 14%
W0 : trọng mẫu lúc cân
H0: ẩm độ mẫu lúc cân
Các thành phần năng suất đƣợc tính nhƣ sau:
Số bông trên mét vuông = B x 4
Số hạt chắc trên bông
C
B
Phần trăm hạt chắc (%)
C
100
CL
Khối lƣợng 1000 hạt (gram) = (w1+ w2 + w3)/3
Năng suất
Tính năng suất lý thuyết (NSLT) dựa trên số liệu về các thành phần năng suất
bằng công thức: NSLT= số bông trên mét vuông × số hạt trên bông × trọng lƣợng
1000 hạt × tỷ lệ hạt chắc × 10-5 (tấn/ha).
Năng suất thực tế (NSTT) của lúa đƣợc tính từ lƣợng lúa thu hoạch từ 20 m2
của nghiệm thức, đập, phơi và qui về ẩm độ 14%, kí hiệu là W (kg)
W14%
10000 (m 2 ) W14%
NSTT =
×
=
(tấn/ha)
1000
2
20 (m 2 )
2.2.5 Đánh giá khả năng phản ứng với một số sâu bệnh hại chính
Rầy nâu
Triệu chứng chuyển vàng từng bộ phận hay toàn bộ, cây thấp dần, nếu trầm
trọng cây sẽ chết trên đồng ruộng
Thang đánh giá khả năng phản ứng với rầy nâu (IRRI, 1988):
+ Cấp 0: không có cây bị hại
+ Cấp 1: hơi biến vàng trên một số cây
+ Cấp 3: lá biến vàng nhƣng chƣa bị cháy rầy
+ Cấp 5: lá bị vàng rõ, cây bị lùn và héo, ít hơn một số cây bị cháy rầy, còn
lại là lùn nặng.
+ Cấp 7: hơn một nửa số cây bị héo hoặc bị cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng.
16
+ Cấp 9: tất cả các cây bị chết
Bệnh đạo ôn
Thang đánh giá bệnh đạo ôn hại trên lá (IRRI ,1988)
+ Cấp 0: không có vết bệnh
+ Cấp 1: < 1% lá bị hại
+ Cấp 3: 1-5 % lá bị hại
+ Cấp 5: 5-25 % lá bị hại
+ Cấp 7: 25-50 % lá bị hại
+ Cấp 9: >50 % lá bị hại
Thang đánh giá bệnh đạo ôn hại trên bông (IRRI ,1988)
+ Cấp 0: không thấy vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cuống bông.
+ Cấp 1: Vết bệnh có trên vài cuống bông hoặc trên gié cấp 2.
+ Cấp 3: Vết bệnh trên một vài nhánh gié cấp 1, hoặc phần giữa trục bông.
+ Cấp 5: Vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần rạ phía dƣới trục
bông.
+ Cấp 7: Vết bênh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc phần gần cổ bông, có hơn
30% hạt chắc.
+ Cấp 9: Vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất
hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30%.
Sâu cuốn lá
Tính tỷ lện cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống ở thời
kỳ sinh trƣởng dinh dƣỡng.
Thang đáng giá khả năng phản ứng với sâu cuốn lá (IRRI, 1988)
+ Cấp 0: không có cây bị hại
+ Cấp 1: 1-10% cây bị hại
+ Cấp 3: 11-20% cây bị hại
+ Cấp 5: 21-35% cây bị hại
+ Cấp 7: 36-60% cây bị hại
+ Cấp 9: 61-100% cây bị hại
17
2.2.6 Phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm Excel để xử lý tính toán số liệu và vẽ biểu đồ.
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích thống kê số liệu các nghiệm thức.
18
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT
3.1.1 Đặc điểm khí hậu và đất đai
Đất tại vùng thí nghiệm thuộc loại đất phèn trung bình và phèn nhẹ. Đất ở
đây chỉ canh tác đƣợc lúa 2 vụ do có thời điểm lũ về không thể canh tác, nhƣng bù
lại có đƣợc cung cấp một lƣợng phù sa nhờ lũ về. Tình hình thời tiết trong thời gian
làm thí nghiệm (từ tháng 4 đến tháng 7) kém thuận lợi cho sự sinh trƣởng và phát
tiển của cây lúa trong vụ Hè Thu năm 2012. Thƣờng xuyên xảy ra mƣa vào buổi
chiều và ban đêm, nhất là trong giai đoạn lúa trổ làm đòng, thời gian nắng trong
ngày thấp, mƣa xuất hiện thƣờng xuyên làm ảnh hƣởng đến bông lúa, tỷ lệ hạt chắc,
tạo điều kiện cho bệnh hại phát triển làm ảnh hƣởng tới năng suất cuối vụ.
3.1.2 Tình hình phát triển cuả cây lúa
Cây lúa sinh trƣởng và phát triển khá tốt từ đầu vụ đến cuối vụ Hè Thu 2012,
sự tăng trƣởng chiều cao cây và khả năng đẻ nhánh của lúa thí nghiệm mạnh nhất
vào giai đoạn từ 10-40 NSS. Sau giai đoạn này cây lúa sinh trƣởng chậm dần
chuyển từ giai đoạn sinh trƣởng qua giai đoạn sinh sản và hình thành năng suất.
3.1.3 Tình hình sâu bệnh và dịch hại
Với các nghiệm thức giảm mật độ sạ cho thấy có hiệu quả trong việc hạn chế
sự xuất hiện của rầy nâu, sâu cuốn lá và bệnh cháy bìa lá. Theo kết quả ghi nhận ở
Bảng 3.1, với mật độ sạ 100 kg/ha thì sự gây hại của rầy nâu, sâu cuốn lá và bệnh
cháy bìa lá ít hơn so với hai nghiệm thức còn lại. Điều này cho thấy với mật độ sạ
càng dày thì khả năng cây lúa bị các đối tƣợng sâu, bệnh hại gây hại càng cao do
mật độ sạ dày làm cho mật số cây lúa cao, ẩm độ trong ruộng tăng tạo điều kiện
thích hợp cho mầm bệnh phát triển. Mặt khác cây lúa phải sống trong điều kiên chật
hẹp, phải cạnh tranh dinh dƣỡng, làm cho khả năng chống chịu với sâu bệnh bị hạn
chế.
Bảng 3.1 Ghi nhận tình hình sâu bệnh hại chung của các nghiệm thức
Mật độ sạ
(kg/ha)
200
150
100
Rầy nâu
(cấp)
3
1
1
Sâu cuốn lá
(cấp)
3
3
1
Đạo ôn
(cấp)
3
3
3
Cháy bìa lá
(cấp)
3
3
1
Đổ ngã
(%)
15
5
5
Ngoài ra, ở giai đoạn trổ bông có xuất hiện bệnh lem lép hạt và đạo ôn cổ
bông nhƣng mức độ gây hại ít. Tóm lại, ở các nghiệm thức thí nghiệm sâu bệnh
19
đƣợc xử lý kịp thời hạn chế sự gây hại của các đối tƣợng này nên không làm ảnh
hƣởng tới kết quả thí nghiệm.
3.2 ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA CÂY LÚA
3.2.1 Chiều cao cây
Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, chiều cao cây lúa ở các giai đoạn 20, 60
ngày sau khi sạ không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức. Giai đoạn
40 ngày sau khi sạ ở các nghiệm thức có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%,
với nghiệm thức sạ 200 kg/ha có chiều cao trung bình cao nhất (61,10 cm) và
nghiệm thức sạ 100 kg/ha có chiều cao trung bình thấp nhất (56,65 cm). Giai đoạn
từ 60 NSS đến giai đoạn thu hoạch (85 NSS) thì chiều cao cây trung bình ở các
nghiệm thức dao động từ 85,23-88,73 cm và không khác biệt qua phân tích thống kê
giữa các nghiệm thức (Bảng 3.2)
Bảng 3.2 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến chiều cao cây (cm) qua các giai đoạn sinh trƣởng của
giống lúa OM 2517 vụ Hè Thu năm 2012 tại Châu Phú-An Giang.
Mật độ sạ
(kg/ha)
200
150
100
F
CV. (%)
20
25,79
26,23
24,81
ns
2,76
Chiều cao cây (cm)
Ngày sau sạ
40
60
61,10 a
82,78
57,67 b
86,44
56,65 b
80,64
**
ns
1,38
3,71
Thu hoạch
85,52
88,73
85,23
ns
2,23
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép
thử LSD; ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê; **: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%
Nhƣ vậy, ở giai đoạn 40 NSS thì chiều cao cây giữa các nghiệm thức có sự
khác biệt ý nghĩa thống kê, với mật độ sạ càng dày thì chiều cao cây càng tăng, do
trong giai đoạn này cây lúa chịu tác động ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác cũng nhƣ
chế độ dinh dƣỡng, ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha với mật độ dày cây lúa phải cạnh
tranh dinh dƣỡng và ánh sáng, vì vậy cây lúa phải vƣơn cao và phát triển về chiều
cao hơn so với các nghiệm thức còn lại. Trong giai đoạn từ 60 ngày sau khi sạ đến
khi thu hoạch chiều cao cây trung bình của các nghiệm thức gia tăng không đáng
kể, do trong giai đoạn này cây chỉ tập trung chất dinh dƣỡng để nuôi hạt, lá chuyển
dần từ xanh sang vàng và khô dần từ chóp lá vào, cây lúa dần dần hình thành năng
suất.
Chiều cao cây do đặc tính di truyền quyết định nhƣng cũng chịu ảnh hƣởng
của chế độ dinh dƣỡng cũng nhƣ tác động của điều kiện môi trƣờng và một phần
20
vào giống. Chiều cao cây chính là khoảng cách từ gốc đến chóp lá cao nhất trong
giai đoạn sinh trƣởng hay từ gốc đến chóp lá hoặc chóp bông cao nhất trong giai
đoạn sinh sản của cây lúa. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), chiều cao cây ảnh hƣởng
đến khả năng cho năng suất của cây lúa. Tuy nhiên, chiều cao cây lúa quá cao hay
quá thấp đều ảnh hƣởng đến năng suất của cây lúa.
3.2.2 Số chồi trên mét vuông
Kết quả Bảng 3.3 cho thấy, ở giai đoạn 20 NSS số chồi/m2 của các nghiệm
thức có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, trong đó nghiệm thức sạ 200 kg/ha
có số chồi cao nhất (886 chồi/m2) và nghiệm thức sạ 100 kg/ha có số chồi thấp nhất
(468 chồi/m2). Giai đoạn 40 NSS số chồi ở các nghiệm thức có gia tăng đáng kể,
nhất là nghiệm thức sạ 100 kg/ha nhƣng giữa các nghiệm thức không có sự khác
biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Giai đoạn 60 NSS số chồi giảm so với giai đoạn 40
NSS, do sự chết đi của các chồi vô hiệu. Đến thời điểm thu hoạch số chồi của các
nghiệm thức dao động từ 572-628 chồi/m2 và không khác biệt ý nghĩa thống kê giữa
các nghiệm thức.
Bảng 3.3 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến số chồi/m2 qua các giai đoạn sinh trƣởng của giống
lúa OM 2517 vụ Hè Thu năm 2012 tại Châu Phú-An Giang.
Mật độ sạ
(kg/ha)
200
150
100
F
CV. (%)
Số chồi/m2
Ngày sau sạ
20
886 a
669 b
468
c
**
2,52
40
921
884
819
ns
5,50
60
830
794
759
ns
6,10
Thu hoạch
624
628
572
ns
4,10
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép
thử LSD; ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê; **: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%
Giai đoạn 40 NSS là giai đoạn mà cây lúa đạt số nhánh cao nhất để chuẩn bị
cho giai đoạn làm đòng. Số chồi chủ yếu phụ thuộc vào mật độ sạ và khả năng đẻ
nhánh của cây lúa. Số chồi bao gồm thân chính và những nhánh đƣợc sinh ra từ
thân chính của cây và thƣờng đƣợc kiểm soát bằng mực nƣớc có trong ruộng. Do
chế độ chăm sóc và điều kiện dinh dƣỡng giữa các nghiệm thức là nhƣ nhau. Vì vậy
khi sạ với mật độ càng dày thì sẽ làm hạn chế khả năng đẻ nhánh của cây lúa, do
phải cạnh tranh về dinh dƣỡng và ánh sáng. Kết quả thí nghiệm cho thấy, giai đoạn
từ 20-40 NSS ở nghiệm thức sạ 100 kg/ha có số chồi gia tăng nhiều nhất (tăng 351
chồi), từ 468 chồi/m2 lên 819 chồi/m2, so với các nghiệm thức còn lại thì khả năng
đẻ nhánh của nghiệm thức sạ 100 kg/ha cao hơn.
21
Ở cây lúa với mật độ sạ khác nhau thì sẽ cho số chồi khác nhau, khi sạ ở mật
độ thƣa cây lúa đẻ nhánh nhiều, nó sẽ tự điều chỉnh quần thể để đảm bảo số chồi
thích hợp trong ruộng lúa, khi sạ dày cây lúa sẽ đẻ nhánh ít và một số tự chết ở giai
đoạn đầu do không cạnh tranh đƣợc ánh sáng và dinh dƣỡng (Nguyễn Ngọc Đệ,
2008).
3.2.3 Chiều dài bông
Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.4 cho thấy chiều dài bông của các nghiệm
thức khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Với nghiệm thức sạ 200
kg/ha có chiều dài bông trung bình ngắn nhất (17,06 cm) và nghiệm thức sạ 100
kg/ha có chiều dài bông trung bình dài nhất (18,81 cm).
Bảng 3.4 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến chiều dài bông (cm) của giống lúa OM2517 vụ Hè
Thu năm 2012 tại huyện Châu Phú-An Giang.
Mật độ sạ (kg/ha)
200
150
100
F
CV (%)
Chiều dài bông (cm)
17,06 c
17,69 b
18,81 a
**
2,91
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép
thử LSD; **: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%
Nhƣ vậy, cho thấy rằng chiều dài bông có biểu hiện giảm dần khi tăng dần
mật độ sạ. Chiều dài bông do yếu tố di truyền quyết định nhƣng chịu ảnh hƣởng bởi
điều kiện dinh dƣỡng của cây, khi nhận đƣợc nhiều dinh dƣỡng thì thân lá phát triển
tốt, khả năng quang hợp của cây tốt hơn, cây khỏe và chống chịu tốt dẫn đến chiều
dài bông cũng dài hơn. Mặt khác, với mật độ sạ dày số lƣợng cây trên ruộng cao sẽ
làm hạn chế khả năng hấp thu dinh dƣỡng, cạnh tranh dinh dƣỡng giữa các cây vì
thế làm hạn chế chiều dài của bông cũng nhƣ trọng lƣợng hạt sau này.
3.3 ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN NĂNG
SUẤT
3.3.1 Số bông trên mét vuông (số bông/m2)
Từ kết quả trình bày Hình 3.1 cho thấy số bông trên mét vuông giữa các
nghiệm thức về mật độ sạ không có sự khác biệt ý nghĩa về thống kê. Với số bông
trên mét vuông của ba nghiệm thức sạ 200 kg/ha, 150 kg/ha và 100 kg/ha lần lƣợt
là: 624 bông/m2, 628 bông/m2 và 572 bông/m2.
Số bông trên mét vuông là một trong bốn yếu tố cấu thành năng suất và có
ảnh hƣởng thuận đến năng suất. Số bông/m2 phụ thuộc vào mật độ gieo sạ và khả
22
Số bông trên mét vuông
năng nở bụi của lúa, mật độ gieo sạ và khả năng nở bụi của lúa thay đổi tùy theo
giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết, lƣợng phân bón và chế độ nƣớc.
Mật độ sạ (kg/ha)
Hình 3.1 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến số bông mét vuông của giống lúa OM 2517 vụ Hè Thu
năm 2012 tại Châu Phú- An Giang.
Với các nghiệm thức thí nghiệm giống nhau về điều kiện chăm sóc và dinh
dƣỡng thì nghiệm thức sạ 100 kg/ha có tỷ lệ đẻ nhánh tốt hơn so với hai nghiệm
thức còn lại, do mật độ sạ thƣa nên cây lúa ít cạnh tranh dinh dƣỡng cũng nhƣ khả
năng đẻ nhánh không bị hạn chế là điều kiện tốt để hình chồi hữu hiệu và số bông
trên mét vuông của nghiệm thức này. Tuy nhiên, số bông trên mét vuông ở các
nghiệm thức không khác biệt ý nghĩa thống kê, do hai nghiệm thức sạ 200 kg/ha và
150 kg/ha có mật độ sạ khá cao đã làm hạn chế khả năng đẻ nhánh của cây lúa, có
thể do tác động của yếu tố ngoại cảnh, và sự chết đi của chồi vô hiệu vì không cạnh
tranh đủ dinh dƣỡng và ánh sáng. Nhƣ vậy, mật độ sạ ảnh hƣởng đến sự nhảy chồi
hữu hiệu và hình thành số bông trên đơn vị diện tích, với mật độ sạ càng dày thì sẽ
cản trở việc nhảy chồi hữu hiệu và dẫn đến làm ảnh hƣởng đến sự hình thành số
bông trên đơn vị diện tích, ngƣợc lại sạ thƣa sẽ tốt cho việc nhảy chồi hữu hiệu và
hình thành số bông trên đơn vị diện tích.
3.3.2 Số hạt trên bông
Từ kết quả ở Hình 3.2 cho thấy, số hạt trên bông ở các nghiệm thức thí
nghiệm về mật độ sạ có sự khác biệt về thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Nghiệm thức
sạ 100 kg/ha có số hạt trên bông cao nhất (70 hạt), nghiệm thức này có sự khác biệt
về mặt thống kê so với hai nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức sạ 200 kg/ha có số hạt
trên không khác biệt với nghiệm thức sạ 150 kg/ha.
23
Số hạt trên bông
Mật độ sạ (kg/ha)
Hình 3.2 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến số hạt trên bông của giống lúa OM 2517 trong vụ Hè
Thu năm 2012 tại Châu Phú- An Giang.
Hạt đƣợc hình thành nhờ sự tích lũy tinh bột của cây, do đó nếu cây lúa nhận
đƣợc đủ ánh sáng và lá vẫn còn xanh khi lúa vào giai đoạn chín thì số lƣợng hạt và
tỷ lệ hạt chắc sẽ cao. Đối với lúa sạ mật độ dày thì sự cạnh tranh dinh dƣỡng ánh
sáng diễn ra mạnh, do đó tinh bột tích lũy bị hạn chế và sự vận chuyển tinh bột cũng
gặp khó khăn do thân cây lúa sạ lan thƣờng mỏng manh, dễ đổ ngã khi cây lúa
mang bông (Hồ Minh Thuận, 2011)
Nhƣ vậy, từ kết quả thí nghiệm trên cho thấy trong cùng một điều kiện chăm
sóc và dinh dƣỡng, số hạt trên bông chịu ảnh hƣởng bởi mật độ sạ, khi mật độ sạ
tăng thì số hạt trên bông giảm. Nhìn chung, các nghiệm thức có số hạt trên bông
tƣơng đối thấp là do lúa trổ vào thời điểm gặp mƣa nhiều nên ảnh hƣởng tới sự hình
thành số hạt trên bông sau này. Ngoài ra, số hạt trên bông cũng phụ thuộc vào số
hoa đƣợc phân hóa và số hoa bị thoái hóa, hai yếu tố này bị ảnh hƣởng bởi giống
lúa, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết (Nguyễn Đình Giao, 1997).
3.3.3 Số hạt chắc trên bông
Qua kết quả trình bày ở Hình 3.3 cho thấy, số hạt chắc trên bông giữa các
nghiệm thức về mật độ sạ có sự khác biệt về thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Với
nghiệm thức sạ 100 kg/ha có số hạt chắc trên bông cao nhất (60 hạt), nghiệm thức
sạ 200 kg/ha và nghiệm thức sạ 150 kg/ha có số hạt trên bông tƣơng đƣơng nhau.
24
Số hạt chắc/bông (hạt)
Mật độ sạ kg/ha
Hình 3.3: Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến số hạt chắc trên bông của giống lúa OM 2517 trong
vụ Hè Thu năm 2012 tại Châu Phú- An Giang.
Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng số hạt chắc trên bông càng cao thì năng
suất lúa càng cao. Số hạt chắc trên bông phụ thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính
sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hƣởng của điều kiện ngoại cảnh. Ở đây, nghiệm thức
sạ với mật độ 100kg/ha tỏ ra tốt hơn các mật độ sạ còn lại trong việc làm tăng số hạt
chắc/bông. Nhƣ vậy, ở một phạm vi nhất định số hạt chắc/bông tỷ lệ nghịch với mật
độ sạ, sạ với mật độ càng thƣa thì số hạt chắc/bông sẽ càng cao và ngƣợc lại sạ với
mật độ dày số hạt chắc/bông sẽ thấp.
3.3.4 Tỷ lệ hạt chắc
Qua kết quả trình bày Hình 3.3 cho thấy, tỷ lệ hạt chắc của các nghiệm thức
không khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê. Tỷ lệ hạt chắc trung bình ở các
nghiệm thức dao động từ 84,16-85,56%. Với nghiệm thức sạ 100 kg/ha có tỷ lệ hạt
chắc là 86,56% và không khác biệt so với hai nghiệm thức sạ 150 kg/ha và sạ 200
kg/ha.
25
Tỷ lệ hạt chắc (%)
Mật độ sạ kg/ha
Hình 3.4: Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến tỷ lệ hạt chắc trên bông của giống lúa OM 2517
trong vụ Hè Thu năm 2012 tại Châu Phú- An Giang.
Ở các nghiệm thức sử dụng cùng một giống lúa và điều kiện tác động là nhƣ
nhau với các mật độ sạ khác nhau không làm ảnh hƣởng đến tỷ lệ hạt chắc trên
bông. Tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và
chịu ảnh hƣởng lớn của điều kiện ngoại cảnh, thƣờng số hoa trên bông quá nhiều sẽ
dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp. Muốn có năng suất cao thì tỷ lệ hạt chắc phải trên 80%
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Tuy nhiên, để năng suất đạt tối hảo chúng ta phải xem xét
thêm các yếu tố cấu thành năng suất sao cho hòa hợp.
3.3.5 Trọng lƣợng 1000 hạt
Theo kết quả ở Hình 3.5 cho thấy, trọng lƣợng 1000 hạt không có sự khác
biệt về thống kê giữa các nghiệm thức khi thay đổi mật độ sạ. Trọng lƣợng 1000 hạt
của các nghiệm thức dao động từ 28,53-28,87g.
Trọng lƣợng 1000 hạt cũng là một trong những yếu tố cấu thành năng suất
lúa nhƣng ít biến động mà chủ yếu là do đặc tính di truyền của giống quyết định và
điều kiện môi trƣờng có ảnh hƣởng một phần vào thời kỳ phân bào giảm nhiễm. Ở
phần lớn các giống lúa, trọng lƣợng 1000 hạt thƣờng biến thiên tập trung trong
khoảng 20-30g (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Vì trong thí nghiệm này chỉ sử dụng một
giống lúa và các nghiệm thức chỉ khác nhau về mật độ sạ, điều kiện chăm sóc là
nhƣ nhau, do đó trọng lƣợng 1000 hạt giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt.
Vì vậy, có thể kết luận rằng trọng lƣợng hạt là một đặc tính ổn định và ít bị tác động
bởi mật độ sạ.
26
Trọng lƣợng 1000 hạt
(g)
Mật độ sạ kg/ha
Hình 3.5: Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến trọng lƣợng 1000 hạt của giống lúa OM 2517 trong
vụ Hè Thu năm 2012 tại Châu Phú- An Giang
3.4 NĂNG SUẤT
Kết quả thí nghiệm sự ảnh hƣởng của mật đô sạ cho thấy, năng suất lý thuyết
và năng suất thực tế ghi nhận đƣợc đều không sự khác biệt ý nghĩa giữa các nghiệm
thức (Bảng 3.5).
Bảng 3.5 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến năng suất (tấn/ha) giống lúa OM 2517 trong vụ Hè
Thu năm 2012 tại Châu Phú - An Giang.
Mật độ sạ (kg/ha)
200
150
100
F
CV. (%)
NSLT (tấn/ha)
9,79
9,70
9,77
ns
3,21
NSTT (tấn/ha)
5,30
5,74
6,00
ns
1,67
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép
thử LSD; ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê; NSLT: năng suất lý thuyết; NSTT: năng suất thực tế
3.4.1 Năng suất lý thuyết
Từ kết quả thí nghiệm ở Bảng 3.5 cho thấy, năng suất lý thuyết không khác
biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức. Năng suất lý thuyết của
các nghiệm thức biến thiên trong khoảng từ 9,70-9,79 tấn/ha
Năng suất lý thuyết đƣợc hình thành và chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố cấu
thành năng suất nhƣ số bông trên mét vuông, số hạt trên bông, số hạt chắc trên bông
và trọng lƣợng 1000 hạt. Các thành phần năng suất này có quan hệ mật thiết với
27
nhau, khi các thành phần năng suất này đạt tối hảo thì lúa sẽ đạt năng suất tối đa.
Nếu một trong các yếu tố này bị ảnh hƣởng thì năng suất lúa cũng sẽ bị ảnh hƣởng
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Từ kết quả thí nghiệm cho thấy năng suất lý thuyết chịu ảnh chính từ số hạt
trên bông và hạt chắc trên bông, do số bông trên mét vuông giữa các nghiệm thức
không khác nhau nên năng suất lý thuyết giữa các nghiệm thức không khác nhau. Vì
thế cần sạ lúa với mật độ hợp lý sẽ giúp cho cây lúa nhận đƣợc đầy đủ dinh dƣỡng
và ánh sáng, đảm bảo số bông trên đơn vị diện tích và số hạt trên bông cao nhất để
giúp cho các thành phần năng suất đạt tối hảo, có thể đạt năng suất cao nhất.
3.4.2 Năng suất thực tế
Từ kết quả trình bày ở Bảng 3.5 cho thấy, năng suất thực tế giữa các nghiệm
thức trong thí nghiệm mật độ sạ không có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống
kê. Năng suất thực tế dao động từ 5,30-6,00 tấn/ha. Với nghiệm thức sạ 100 kg/ha
cho năng suất là 6,00 tấn/ha, nghiệm thức sạ 200 kg/ha cho năng suất 5,30 tấn/ha và
nghiệm thức sạ 150 kg/ha là 5,74 tấn/ha.
Năng suất thực tế là yếu tố cuối cùng để phân loại và đánh giá giống có năng
suất cao hay thấp. Năng suất lúa đƣợc quy định bởi bốn thành phần năng suất, liên
quan chặt chẽ với nhau, nếu một trong bốn thành phần này dao động quá mức sẽ
ảnh hƣởng đến các phần còn lại và làm cho năng suất thực tế tăng hoặc giảm
(Nguyễn Văn Hoan, 1995).
Từ kết quả thí nghiệm cho thấy, với việc thay đổi mật độ sạ có làm tác động
phần nào đến năng suất thực tế của cây lúa. Với nghiệm thức giảm mật độ sạ, sạ
100 kg/ha có năng suất tƣơng đƣơng so với nghiệm thức sạ 200 kg/ha. Điều này phù
hợp với kết quả nghiên cứu về mật độ sạ của Trịnh Quang Khƣơng (2010) cho rằng
với mật độ sạ 100 kg/ha có thể cho năng suất cao hơn hoặc tƣơng đƣơng với sạ ở
mật độ 200 kg/ha. Do sạ với mật độ thƣa sẽ tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt
hạn chế đƣợc sâu bệnh, các thành phần năng suất nhƣ hạt trên bông, số bông trên
mét vuông và chiều dài bông sẽ gia tăng đến mức tối hảo sẽ góp phần gia tăng năng
suất.
3.5 HIỆU QUẢ KINH TẾ
Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.5 khi giảm mật độ sạ không làm giảm năng
suất, ở hai nghiệm thức sạ 100 kg/ha và nghiệm thức sạ 150 kg/ha vẫn có năng suất
cao hơn so với nghiệm thức sạ 200 kg/ha. Do đó, khi giảm mật độ sạ sẽ giảm đƣợc
một lƣợng giống lần lƣợt 100 kg/ha và 50 kg/ha. Ngoài ra còn giảm đƣợc chi phí
thuốc BVTV ngâm ủ giống. Từ kết quả ở Bảng 3.6 cho thấy, với các nghiệm thức
thí nghiệm giảm mật độ sạ thì lợi nhuận mang lại đều cao hơn so với nghiệm thức
28
đối chứng. Trong đó nghiệm thức sạ 100 kg/ha có lợi nhuận tăng thêm là 5.110.000
đồng/ha và nghiệm thức sạ 150 kg/ha có lợi nhuận tăng thêm là 2.932.000 đồng/ha.
Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế từ việc giảm mật độ sạ của giống lúa OM 2517 trong vụ Hè Thu
năm 2012 tại Châu Phú-An Giang.
Chỉ tiêu
Năng suất (tấn/ha)
Năng suất tăng (tấn/ha)
Giá lúa (đồng/kg)
Chi phí giống giảm (đồng/ha)
Chi phí thuốc BVTV ngâm ủ
giống giảm (đồng/ha)
Tổng chi giảm (đồng/ha)
Tổng thu tăng (đồng/ha)
Lợi nhuận tăng thêm
200
5,30
5.300
-
-
Mật độ sạ (kg/ha)
150
5,74
0,44
5.300
600.000
100.000
700.000
2.232.000
2.932.000
Năng suất tăng = Năng suất từng nghiệm thức - Năng suất đối chứng
Tổng thu tăng = Năng suất tăng x Giá lúa
Lợi nhuận tăng thêm = Tổng chi giảm + Tổng thu tăng
29
100
6,00
0,70
5.300
1.200.000
200.000
1.400.000
3.710.000
5.110.000
CHƢƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
Với mật độ sạ 100 kg/ha và 150 kg/ha giúp giảm đƣợc một lƣợng giống đáng
kể, ngoài ra còn giúp giảm đƣợc thiệt hại do sâu và bệnh hại gây ra so với mật độ sạ
200 kg/ha. Bên cạnh đó cũng giúp giảm đƣợc thiệt hại do đổ ngã, đảm bảo đƣợc
năng suất sau này.
Các thành phần năng suất nhƣ số hạt trên bông và số hạt chắc trên bông cao
nhất ở nghiệm thức sạ 100 kg/ha. Trọng lƣợng 1000 hạt ít biến động khi thay đổi
mật độ sạ. Số bông trên mét vuông của các nghiệm thức không có sự khác biệt khi
mật độ sạ thay đổi.
Về năng suất thực tế thì việc giảm mật độ sạ không làm giảm năng suất.
nghiệm thức sạ 100 kg/ha có năng suất cao nhất 6,00 tấn/ha và mật độ sạ 200 kg/ha
có năng suất thấp nhất là 5,30 tấn/ha.
Sạ với mật độ 100 kg/ha có lợi nhuận tăng thêm là 5.110.000 đồng/ha so với
mật độ sạ 200 kg/ha.
4.2 ĐỀ NGHỊ
Đối với giống lúa OM 2517 có thể khuyến cáo nông dân tại huyện Châu Phú
tỉnh An Giang sạ với mật độ 100 kg/ha nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất
trong sản xuất lúa.
30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
AKITA S. 1989. Improving yield potential in tropical rice. Progress in irrigate Rice
Research. IRRI. Philipphines.
BÙI CHÍ BỬU VÀ NGUYỄN THỊ LANG. 2008. Giống lúa và sản xuất hạt giống
tốt. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh
BÙI CHÍ BỬU. 2010. Một số vấn đề cần biết về gạo xuất khẩu. Viện Lúa Đồng
Bằng Sông Cửu Long.
BÙI HUY ĐÁP. 1980. Cây lúa Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà
Nội
BÙI HUY ĐÁP. 1999. Một số vấn đề cây lúa. Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp
Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội
CLARKSON, D.T and J.B HANSON. 1980. The mineral nutrition of higher plant.
Annual Review. Plant physiology.
ĐÀO THẾ TUẤN. 1984. Sinh thái đồng ruộng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
ĐINH THẾ LỘC. 2006. Giáo trình Kỹ thuật trồng lúa. Nhà xuất bản Hà Nội
HỒ MINH THUẬN. 2011. Ảnh hƣởng cuả mật độ sạ đến năng suất lúa MTL495
trong vụ Đông Xuân năm 2010 -2011 tại xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh
Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Trƣờng Đại Học Cần Thơ.
IRRI. 1988. Standard Evaluation system for rice. Los Banos. Laguna Philiphines
JENNINGS, P.R., W.R. COFFMAN and H.E.KAUFFMAN, 1979. Cải tiến giống
lúa. Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế. Trƣờng Đại học Cần Thơ. Trang 87-116.
LÊ HỮU TOÀN. 2009. Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ, liều lƣợng phân đạm và
quản lý chế độ nƣớc trên đất trồng lúa ba vụ và hai vụ lúa luân canh màu đến
sự phát sinh và phát triển của sâu bệnh. Luận văn thạc sĩ khoa học trồng trọt.
Khoa Nông Nghiệp & SHƢD. Trƣờng Đại Học Cần Thơ.
LÊ TRƢỜNG GIANG. 2005. Năng suất và lợi nhuận kinh tế của phƣơng pháp sạ
hàng trong sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2002-2003 tại tỉnh Cần Thơ. Viện
nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học Trƣờng
Đại Học Cần Thơ. Trang 23-35.
NGÔ NGỌC HƢNG. 2005. Thang đánh giá tham khảo cho một số đặc tính lý hóa
học đất. Tủ sách Đại Học Cần Thơ.
NGUYỄN BÍCH HÀ VŨ, 2006. Tuyển chọn 4 giống lúa quốc gia MTL205,
MTL241, MTL233, ST3 dựa trên hai tính trạng năng suất và mùi thơm thông
31
qua kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE và DNA. Luận văn Thạc sĩ Trồng
Trọt Trƣờng Đại Học Cần Thơ
NGUYỄN ĐÌNH GIAO, NGUYỄN THIỆN HUYÊN, NGUYỄN HỮU TỀ VÀ HÀ
CÔNG VƢỢNG. 1997. Giáo trình cây lƣơng thực tập 1 cây lúa. Trƣờng Đại
Học Nông Nghiệp I bộ môn cây lƣơng thực. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà
Nội.
NGUYỄN KIM CHUNG VÀ NGUYỄN NGỌC ĐỆ. 2005.Ảnh hƣởng của phƣơng
pháp sạ và mức độ đạm lên sự sinh trƣởng và năng suất lúa ngắn ngày. Viện
nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học trƣờng
Đại Học Cần Thơ. Trang 161-172.
NGUYỄN NGỌC ĐỆ. 2008. Giáo trình cây lúa. Viện nghiên cứu phát triển Đồng
bằng sông Cửu Long. Trƣờng Đại Học Cần Thơ.
NGUYỄN THÀNH HỐI. 2011. Bài giảng Cây Lúa. Tủ sách Trƣờng Đại Học Cần
Thơ.
NGUYỄN THÀNH PHƢỚC. 2003. Đánh giá năng suất và phẩm chất của
giống/dòng lúa tép hành đột biến tại tỉnh Sóc Trăng. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng
Đại Học Cần Thơ
NGUYỄN THỊ LANG. 2000. Giống lúa và sản xuất hạt giống lúa tốt. Nhà xuất bản
Nông nghiệp TP.Hồ Chí Minh
NGUYỄN TRƢỜNG GIANG VÀ PHẠM VĂN PHƢỢNG. 2010. Ảnh hƣởng của
mật độ sạ đến năng suất lúa vụ Hè Thu 2010 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang. Tạp chí khoa học 2011:18b 248-253. Đại Học Cần Thơ.
NGUYỄN VĂN HIỂN. 2000. Chọn giống cây trồng. Nhà xuất bản giáo dục.
NGUYỄN VĂN HOAN. 1995. Kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân. NXB Nông
nghiệp Hà Nội.
NGUYỄN VĂN HOAN. 2003. Cẩm nang cây lúa. Thâm canh cây lúa cao sản. Tập
1 Nhà xuất bản nông thôn.
NGUYỄN VĂN LUẬT. 2001. Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20. Nhà Xuất Bản Nông
Nghiệp.
SETTER T.L. 1994. Yield potential of rice past, present and future perspective.
IRRI. Philippines
TRẦN THỊ NGỌC HUÂN, TRỊNH QUANG KHƢƠNG, PHẠM SỸ TÂN VÀ
HIRAOKA. 1999. Phân tích tƣơng quan hệ số Path năng suất và thành phần
32
năng suất lúa sạ thẳng dƣới ảnh hƣởng của mật độ sạ. Tạp chí Omonrice số
7/1999. Trang 85-90.
TRỊNH QUANG KHƢƠNG. 2010. Cải thiện canh tác bằng biện pháp luân canh,
điều chỉnh mật độ sạ, lƣợng phân đạm và quản lý nƣớc ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Luận án tiến sĩ, Khoa Nông Nghiệp & SHƢD, Đại Học Cần Thơ.
Trang 5-18.
TRỊNH THỊ NGỌC SƢƠNG. 1991. Trắc nghiệm năng suất hậu kỳ 36 giống/dòng
lúa cải tiến ngắn ngày tại Nông trại khu II-Đại Học Cần Thơ. Luận văn tốt
nghiệp Đại học nghành Trồng trọt. Trƣờng Đại Học Cần Thơ
VERGARA B.S. 1991. A farmer’s primer on growing rice. IRRI
VŨ VĂN HIỂN VÀ NGUYỄN VĂN HOAN. 1999. Trồng trọt - Kỹ thuật trồng lúatập 3. Nhà xuất bản giáo dục.
VŨ VĂN LIẾT và ctv. 2004. Thu thập và đánh giá nguồn vật liệu giống lúa địa
phƣơng phục vụ chọn giống cho vùng canh tác nƣớc trời vùng Tây Bắc Việt
Nam. Hội nghị quốc gia chọn tạo giống lúa. Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn.
YOSHIDA SHOUICHI. 1981. Cở sở khoa học cây lúa. Viện nghiên cứu lúa Quốc
Tế. Ngƣời dịch Trần Minh Thành. Trƣờng Đại Học Cần Thơ.
YOSHIDA SHOUICHI. 1985. Những kiến thức cơ bản của khoa học trồng lúa.
Trƣờng Đại học Nông Nghiệp Hà Nội-Luận văn thạc sĩ khoa học Nông
nghiệp. Mai Văn Quyền dịch. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
33
PHỤ CHƯƠNG
BẢNG PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI (ANOVA)
Phụ bảng 1: Chiều cao cây lúa 20 ngày sau khi sạ
Nguồn biến động
Lặp lại
Nghiệm thức
Sai số
Tổng cộng
CV. (%)= 2,76
Tổng bình
phương
0,930
3,146
1,994
6,070
Độ tự do
2
2
4
8
Trung bình
bình phương
0,465
1,573
0,499
F
P
0,933
3,155 ns
0,465
0,151
(ns) Không khác biệt ý nghĩa thống kê
Phụ bảng 2: Chiều cao cây lúa 40 ngày sau khi sạ
Nguồn biến động
Lặp lại
Nghiệm thức
Sai số
Tổng cộng
CV. (%)= 1,38
Tổng bình
phương
5,890
32,624
2,602
41,116
Độ tự do
2
2
4
8
Trung bình
bình phương
2,945
16,312
0,651
F
P
4,527
25,073 **
0,094
0,005
F
P
(ns) Không khác biệt ý nghĩa thống kê
Phụ bảng 3: Chiều cao cây lúa 60 ngày sau khi sạ
Nguồn biến động
Lặp lại
Nghiệm thức
Sai số
Tổng cộng
CV. (%)= 3,71
Tổng bình
phương
44,591
51,668
38,255
134,515
Độ tự do
2
2
4
8
Trung bình
bình phương
22,296
25,834
9,564
2,331
2,701 ns
0,181
0,213
(ns) Không khác biệt ý nghĩa thống kê
Phụ bảng 4: Chiều cao cây lúa khi thu hoạch
Nguồn biến động
Lặp lại
Nghiệm thức
Sai số
Tổng cộng
CV. (%)= 2,23
Tổng bình
phương
10,436
22,734
14,930
48,100
(ns) Không khác biệt ý nghĩa thống kê
Độ tự do
2
2
4
8
Trung bình
bình phương
5,218
11,367
3,7333
F
P
1,398
3,045 ns
0,346
0,157
Phụ bảng 5: Số chồi trên mét vuông thời điểm 20 ngày sau khi sạ
Nguồn biến động
Lặp lại
Nghiệm thức
Sai số
Tổng cộng
CV. (%)= 2,52
Tổng bình
phương
13522,889
263040,2222
1158,444
277721,556
Độ tự do
2
2
4
8
Trung bình
F
bình phương
6761,444
23,347
131520,111
454,127 **
289,611
P
0,006
0,000
(**) khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
Phụ bảng 6: Số chồi trên mét vuông thời điểm 40 ngày sau khi sạ
Nguồn biến động
Lặp lại
Nghiệm thức
Sai số
Tổng cộng
CV. (%)= 5,20
Tổng bình
phương
63878,000
15794,667
9273,333
88946,000
Độ tự do
2
2
4
8
Trung bình
bình phương
31939,000
7897,333
2318,333
F
13,777
3,406 ns
P
0,016
0,137
(ns) Không khác biệt ý nghĩa thống kê
Phụ bảng 7: Số chồi trên mét vuông thời điểm 60 ngày sau khi sạ
Nguồn biến động
Lặp lại
Nghiệm thức
Sai số
Tổng cộng
CV. (%)= 6,10
Tổng bình
phương
36372,667
7704,667
9366,667
53444,000
Độ tự do
2
2
4
8
Trung bình
bình phương
18186,336
3852,333
2341,667
F
P
7,766
0,042
1,645 ns 0,301
(ns) Không khác biệt ý nghĩa thống kê
Phụ bảng 8: Số chồi trên mét vuông thời điểm thu hoạch
Nguồn biến động
Lặp lại
Nghiệm thức
Sai số
Tổng cộng
CV. (%)= 4,10
Tổng bình
phương
52641,556
5824,222
2495,778
60961,556
(ns) Không khác biệt ý nghĩa thống kê
Độ tự do
2
2
4
8
Trung bình
bình phương
26320,778
2912,111
623,944
F
42,184
4,667 ns
P
0,002
0,090
Phụ bảng 9: Số bông trên mét vuông
Nguồn biến động
Lặp lại
Nghiệm thức
Sai số
Tổng cộng
CV. (%)= 4,10
Tổng bình
phương
52641,556
5824,222
2495,778
60961,556
Độ tự do
2
2
4
8
Trung bình
bình phương
26320,778
2912,111
623,944
F
42,184
4,667 ns
P
0,002
0,090
(ns) Không khác biệt ý nghĩa thống kê
Phụ bảng 10: Chiều dài bông khi thu hoạch
Nguồn biến động
Lặp lại
Nghiệm thức
Sai số
Tổng cộng
CV. (%)= 0,92
Tổng bình
phương
0,700
4,701
0,106
5,508
Độ tự do
2
2
4
8
Trung bình
bình phương
0,350
2,351
0,027
F
13,208
88,647 **
P
0,017
0,000
(**) khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
Phụ bảng 11: Số hạt trên bông
Nguồn biến động
Lặp lại
Nghiệm thức
Sai số
Tổng cộng
CV. (%)= 2,93
Tổng bình
phương
96,222
64,222
15,111
175,556
Độ tự do
2
2
4
8
Trung bình
bình phương
48,111
32,111
3,778
F
12,735
8,500 *
P
0,018
0,036
(*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5%
Phụ bảng 12: Tỷ lệ hạt chắc
Nguồn biến động
Lặp lại
Nghiệm thức
Sai số
Tổng cộng
CV. (%)= 3,40
Tổng bình
phương
7,577
2,926
33,287
43,790
(ns) Không khác biệt ý nghĩa thống kê
Độ tự do
2
2
4
8
Trung bình
bình phương
3,798
1,463
8,322
F
P
0,455
0,176 ns
0,664
0,845
Phụ bảng 13: Số hạt chắc trên bông
Nguồn biến động
Lặp lại
Nghiệm thức
Sai số
Tổng cộng
CV. (%)= 2,97
Tổng bình
phương
43,556
68,222
11,111
122,889
Độ tự do
2
2
4
8
Trung bình
bình phương
21,778
34,111
2,778
F
P
7,840
12,280 *
0,041
0,020
F
P
(*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5%
Phụ bảng 14: Trọng lượng 1000 hạt
Nguồn biến động
Lặp lại
Nghiệm thức
Sai số
Tổng cộng
CV. (%)= 0,68
Tổng bình
phương
0,030
0,174
0,150
0,354
Độ tự do
2
2
4
8
Trung bình
bình phương
0,015
0,087
0,038
0,395
2,319 ns
0,697
0,214
(ns) Không khác biệt ý nghĩa thống kê
Phụ bảng 15: Năng suất lý thuyết
Nguồn biến động
Lặp lại
Nghiệm thức
Sai số
Tổng cộng
CV. (%)= 3,21
Tổng bình
phương
10,783
0,013
0,393
11,190
Độ tự do
2
2
4
8
Trung bình
bình phương
5,392
0,007
0,098
F
P
54,830
0,068 ns
0,001
0,935
F
P
(ns) Không khác biệt ý nghĩa thống kê
Phụ bảng 16: Năng suất thực tế
Nguồn biến động
Lặp lại
Nghiệm thức
Sai số
Tổng cộng
CV. (%)= 1,67
Tổng bình
phương
0,673
0,750
3,613
5,036
(ns) Không khác biệt ý nghĩa thống kê
Độ tự do
2
2
4
8
Trung bình
bình phương
0,373
0,375
0,903
0,373
0,415 ns
0,710
0,686
[...]... trưởng của giống lúa OM 2517 vụ Hè Thu năm 2012 tại Ch u Phú -An Giang 21 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến chiều dài bông (cm) của giống lúa OM2 517 vụ Hè Thu năm 2012 tại huyện Ch u Phú -An Giang 22 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất (tấn/ha) giống lúa OM 2517 trong vụ Hè Thu năm 2012 tại Ch u Phú - An Giang 27 Hiệu quả kinh tế từ việc giảm mật độ sạ của giống lúa OM 2517 trong vụ Hè Thu năm 2012 tại Ch... 3.5 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến số hạt chắc trên bông của giống lúa OM 2517 trong vụ Hè Thu năm 2012 tại Ch u Phú- An Giang Ảnh hưởng của mật độ sạ đến tỷ lệ hạt chắc trên bông của giống lúa OM 2517 trong vụ Hè Thu năm 2012 tại Ch u Phú- An Giang Ảnh hưởng của mật độ sạ đến trọng lượng 1000 hạt của giống lúa OM 2517 trong vụ Hè Thu năm 2012 tại Ch u Phú- An Giang x 25 26 27 DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT Đ... – An Giang 29 1.1 3.3 3.4 3.5 3.6 ix DANH SÁCH HÌNH Tựa hình Hình 2.1 ản đồ địa đi m thí nghiệm Trang 13 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 14 3.1 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến số bông mét vuông của giống lúa OM 2517 vụ Hè Thu năm 2012 tại Ch u Phú- An Giang 23 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến số hạt trên bông của giống lúa OM 2517 trong vụ Hè Thu năm 2012 tại Ch u Phú- An Giang 24 3.2 3.3 3.4 3.5 Ảnh hưởng của mật. ..DANH SÁCH BẢNG Bảng Tựa bảng Trang Đáp ứng của c y lúa đối với nhiệt độ ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau nguồn Yoshida, 1981 (theo Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) 13 3.1 Ghi nhận tình hình s u bệnh hại chung của các nghiệm thức 19 3.2 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến chiều cao c y (cm) qua các giai đoạn sinh trưởng của giống lúa OM 2517 vụ Hè Thu năm 2012 tại Ch u Phú -An Giang 20 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến. .. Thu n (2011) cũng cho thấy rằng mật độ sạ có tác động đến năng suất lúa, với mật độ sạ lan 200 kg/ha cho năng suất thấp nhất và thấp hơn so với các mật độ sạ lan 100 kg/ha, sạ hàng 50 kg/ha và sạ hàng 100 kg/ha Ở ĐBSCL, những nghiên cứu về mật độ sạ đã khuyến cáo sạ ở mật độ 100 kg giống/ ha cho năng suất tƣơng đƣơng hoặc cao hơn sạ ở mật độ 200 kg giống/ ha (Trịnh Quang Khƣơng, 2010) 12 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG... nếu ruộng lúa bằng phẳng, quản lý nƣớc tốt khi gieo hàng ở mật độ 75-125 kg giống/ ha cho năng suất tƣơng đƣơng hoặc cao hơn so với sạ lan ở mật độ 200-250 kg giống/ ha Khi sạ lan ở mật độ 100-150 kg giống/ ha cho năng suất lúa cao hơn sạ lan mật độ 200 kg giống/ ha, do mật độ sạ dày ruộng lúa bị nhiễm sâu bệnh, đổ ngã làm giảm năng suất (Trịnh Quang Khƣơng, 2010) Kết quả nghiên cứu của Hồ Minh Thu n (2011)... hợp lý sẽ rất có ý nghĩa trong việc tăng năng suất giảm đƣợc sự phát triển của dịch hại cũng nhƣ hạ giá thành sản xuất Do đó, đề tài Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến năng giống lúa OM 2517 vụ Hè Thu 2012 tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu xác định mật độ gieo sạ thích hợp cho năng suất cao, từ đó làm cơ sở khuyến cáo cho nông dân trong canh tác để có hiệu quả kinh tế cao nhất... của lúa, mật độ gieo sạ và khả năng nở bụi của lúa thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết, lƣợng phân bón và chế độ nƣớc Mật độ sạ (kg/ha) Hình 3.1 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến số bông mét vuông của giống lúa OM 2517 vụ Hè Thu năm 2012 tại Châu Phú- An Giang Với các nghiệm thức thí nghiệm giống nhau về điều kiện chăm sóc và dinh dƣỡng thì nghiệm thức sạ 100 kg/ha có tỷ lệ đẻ nhánh... 2.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện Thí nghiệm đƣợc thực hiện trong vụ Hè Thu năm 2012 (từ tháng 04 /2012 đến tháng 07 /2012) Địa điểm thực hiện tại xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang Địa điểm thực hiện Hình 2.1: Bản đồ địa điểm thí nghiệm 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm Giống: giống lúa sử dụng trong thí nghiệm là OM 2517 là giống lúa đƣợc chọn lọc từ tổ hợp lai OM1 325/OMCS94, là giống lúa đƣợc... cho thấy chiều dài bông của các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% Với nghiệm thức sạ 200 kg/ha có chiều dài bông trung bình ngắn nhất (17,06 cm) và nghiệm thức sạ 100 kg/ha có chiều dài bông trung bình dài nhất (18,81 cm) Bảng 3.4 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến chiều dài bông (cm) của giống lúa OM2 517 vụ Hè Thu năm 2012 tại huyện Châu Phú -An Giang Mật độ sạ (kg/ha) 200 150 100