Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 49 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
49
Dung lượng
1,31 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
-oOo-
NGUYỄN HOÀNG SANG
ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT
GIỐNG LÚA OM 4218 VỤ HÈ THU NĂM 2013
TẠI XÃ THỚI XUÂN, HUYỆN CỜ ĐỎ
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC
Cần Thơ, 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
-oOo-
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC
ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT
GIỐNG LÚA OM 4218 VỤ HÈ THU NĂM 2013
TẠI XÃ THỚI XUÂN, HUYỆN CỜ ĐỎ
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
GS. TS. NGUYỄN BẢO VỆ
NGUYỄN HOÀNG SANG
ThS. TRẦN THỊ BÍCH VÂN
MSSV: 3108401
LỚP: NÔNG HỌC K36
Cần Thơ, 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
------ O ------
Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Nông học
ĐỀ TÀI:
“ẢNH HƯỞNG MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT
GIỐNG LÚA OM 4218 VỤ HÈ THU 2013
TẠI XÃ THỚI XUÂN, HUYỆN CỜ ĐỎ
THÀNH PHỐ CẦN THƠ”
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HOÀNG SANG
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2013
Cán bộ hướng dẫn
GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ
ThS. Trần Thị Bích Vân
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
------ O ------
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành
Nông học với đề tài:
“ẢNH HƯỞNG MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT
GIỐNG LÚA OM 4218 VỤ HÈ THU 2013
TẠI XÃ THỚI XUÂN, HUYỆN CỜ ĐỎ
THÀNH PHỐ CẦN THƠ”
Do sinh viện NGUYỄN HOÀNG SANG thực hiện và bảo vệ trƣớc Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp .....................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp đƣợc Hội đồng đánh giá ở mức: ............................................
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2013
Thành viên hội đồng
..................................
.................................
DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD
ii
............................
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả đƣợc trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trƣớc đây.
Tác giả luận văn
Nguyễn Hoàng Sang
iii
LỜI CẢM TẠ
Xin kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã có công ân sinh thành,
nuôi dƣỡng, suốt đời tận tụy, lo lắng cho con ăn học nên ngƣời.
Thành kính biết ơn thầy Nguyễn Bảo Vệ và cô Trần Thị Bích Vân đã tận tình
hƣớng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ chỉ bảo tôi nhiều điều trong
suốt thời gian thực hiện thí nghiệm và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành biết ơn cố vấn học tập cô Trần Thị Thanh Thủy cùng với quí
thầy cô bộ môn Di Truyền Giống Nông Nghiệp, bộ môn Khoa Học Cây Trồng cũng
nhƣ thầy cô Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng đã truyền đạt kiến thức, tận
tâm hƣớng dẫn, dìu dắt, rèn luyện tôi trong suốt những năm học tại trƣờng Đại Học
Cần Thơ.
Xin cám ơn toàn thể các bạn trong và ngoài lớp Nông học K36 đã giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Nguyễn Hoàng Sang
iv
TIỂU SỬ CÁ NHÂN
1. LÝ LỊCH
Họ và tên: Nguyễn Hoàng Sang
Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 02/09/1992
Nơi sinh: Ôn Môn, Cần Thơ
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Họ tên cha: Nguyễn Thanh Sơn
Họ tên mẹ: Nguyễn Thị Cẩm Nang
Quê quán: ấp Thới Bình I, xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ.
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Năm 1998-2003: Trƣờng Tiểu Học Thị Trấn Cờ Đỏ II.
Năm 2004-2006: Trƣờng THCS Thị Trấn Cờ Đỏ.
Năm 2007-2010: Trƣờng THPT Hà Huy Giáp.
Năm 2010-2013: Trƣờng Đại Học Cần Thơ, ngành Nông Học, khóa 36, khoa Nông
Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng.
v
NGUYỄN HOÀNG SANG. 2013. “Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất lúa
OM 4218 vụ Hè Thu năm 2013 tại Xã Thới Xuân, Huyện Cờ Đỏ, Tp. Cần Thơ”.
Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Nông Học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng, Trƣờng Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn: GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ và
ThS. Trần Thị Bích Vân.
TÓM LƯỢC
Đề tài: "Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất lúa OM 4218 vụ Hè Thu
năm 2013 tại Xã Thới Xuân, Huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ " đƣợc thực hiện nhằm
mục tiêu xác định mật độ sạ thích hợp cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất
trong sản xuất lúa ở vùng nghiên cứu. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức khối
hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 nghiệm thức với 3 lần lặp lại: nghiệm thức 1: đối chứng sạ
mật độ 200 kg giống/ha (theo nông dân), nghiệm thức 2: sạ mật độ 150 kg giống/ha
và nghiệm thức 3: sạ 100 kg giống/ha. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi sạ với mật
độ 200 kg giống/ha có số chồi/m2, số bông/m2 cao nhất nhƣng chiều dài bông, số
hạt/bông, số hạt chắc/bông và năng suất lại thấp nhất. Không đem lại hiệu quả kinh
tế khi không giảm đƣợc chi phí cho sản xuất. Đối với nghiệm thức sạ với mật độ
150 kg giống/ha có số chồi/m2 và số bông/m2 thấp hơn khi sạ 200 kg giống/ha
nhƣng chiều dài bông, số hạt/bông, số hạt chắc/bông và năng suất thì cao hơn. Khi
sạ với mật độ 100 kg giống/ha cho số chồi/m2, số bông/m2 thấp nhất nhƣng chiều
dài bông, số hạt/bông, số hạt chắc/bông và năng suất cao nhất. Hiệu quả kinh tế đạt
cao nhất khi lợi nhuận tăng thêm 1.507.000 đồng/ha.
vi
MỤC LỤC
Chƣơng
Nội Dung
Trang
Trang phụ bìa
i
Duyệt hội đồng khoa
ii
Lời cam đoan
iii
Lời cảm tạ
iv
Lƣợc sử cá nhân
v
Tóm lƣợc
vi
Mục lục
vii
Danh sách hình
x
Danh sách bảng
xi
Danh sách chữ viết tắt
xii
MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2
1.1 Giai đoạn sinh trƣởng và đặc điểm thực vật của cây lúa
2
1.1.1 Các giai đoạn sinh trƣởng của cây lúa
2
1.1.2 Đặc điểm thực vật
3
1.2 Yêu cầu của cây lúa
4
1.2.1 Yêu cầu về đất đai
4
1.2.2 Yêu cầu về sử dụng phân bón
5
1.3 Mật độ sạ
7
1.3.1 Phƣơng pháp gieo sạ
7
1.3.2 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến năng suất lúa.
10
1.4 Các yếu tố cấu thành năng suất
10
1.4.1 Số bông trên đơn vị diện tích
10
1.4.2 Số hạt trên bông
11
1.4.3 Tỉ lệ hạt chắc
11
1.4.4 Trọng lƣợng 1000 hạt
12
1.5 Một số sâu bệnh hại chính
12
vii
1.5.1 Bệnh hại
12
1.5.2 Sâu rầy
13
1.6 Đánh giá khả năng phản ứng của cây lúa với một số sâu
bệnh hại chính
13
1.6.1 Bệnh đạo ôn
13
1.6.2 Rầy nâu
14
1.6.3 Sâu cuốn lá
14
1.6.4 Đổ ngã
14
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
15
2.1 Phƣơng tiện thí nghiệm
15
2.1.1 Thời gian và địa điểm
15
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
15
2.2 Phƣơng pháp thí nghiệm
16
2.2.1 Cách bố trí thí nghiệm
16
2.2.2 Kỹ thuật canh tác
16
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi
17
2.2.4 Phƣơng pháp phân tích số liệu
18
CHƢỚNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
19
3.1 Ghi nhận tổng quan
19
3.2 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến sự sinh trƣởng và phát
triển cây lúa
19
3.2.1 Chiều cao cây
19
3.2.2 Số chồi trên mét vuông
21
3.2.3 Chiều dài bông
21
3.3 Ảnh hƣởng mật độ gieo sạ đến thành phần năng suất
22
3.3.1 Các thành phần năng suất
22
3.3.2 Năng suất
25
3.4 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến hiệu quả kinh tế
26
CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
viii
28
4.1 Kết luận
28
4.2 Đề nghị
28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
29
PHỤ CHƢƠNG
ix
DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tên bảng
3.1
Ghi nhận tổng quan thí nghiệm giống lúa OM 4218 sạ với các
Trang
mật độ khác nhau xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ
vụ Hè Thu 2013.
3.2
19
Chiều cao của giống lúa OM 4218 vụ Hè Thu năm 2013 tại xã
Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
3.3
Số chồi/m2 của giống lúa OM 4218 vụ Hè Thu năm 2013 tại
xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
3.4
21
Chiều dài bông (cm) của giống lúa OM 4218 vụ Hè Thu năm
2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
3.5
20
22
Số bông/m2, Số hạt/ bông, Số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc(%)
của giống lúa OM 4218 vụ Hè Thu năm 2013 tại xã Thới
Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
3.6
23
Trọng lƣợng 1000 hạt (g), năng suất (tấn/ha) của giống lúa
OM 4218 vụ Hè Thu năm 2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ
Đỏ, TP. Cần Thơ.
3.7
25
Hiệu quả kinh tế của giống lúa OM 4218 vụ Hè Thu năm
2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
x
33
DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
2.1
Bản đồ địa điểm thí nghiệm.
15
2.2
Sơ đồ bố trí thí nghiệm.
16
xi
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
BVTV
:
Bảo vệ thực vật
ĐBSCL
:
Đồng bằng sông Cửu Long
ha
:
hecta
NSS
:
Ngày sau sạ
ctv.
:
Cộng tác viên
pH
:
Độ chua
SA
:
Sulphat ammonium
Rep
:
Replication (lần lặp lại)
xii
MỞ ĐẦU
Cây lúa (Oryza Satival L.) là một trong những cây lƣơng thực quan trọng
nhất ở nƣớc ta, trồng lúa nƣớc cũng là truyền thống rất lâu đời của nhân dân ta. Cây
lúa đƣợc trồng chủ yếu ở các đồng bằng châu thổ, ven sông và trồng nhiều nhất ở là
hai đồng bằng là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Đặc biệt ở ĐBSCL, với tổng diện tích gieo trồng lúa gần 3,9 triệu ha, trong tổng số
7,30 triệu ha diện tích gieo trồng lúa cả nƣớc (chiếm 53,4%), ĐBSCL đã đóng góp
hơn 18,2 triệu tấn lúa trong tổng sản lƣợng khoảng 36 triệu tấn lúa của cả nƣớc,
chiếm tỷ lệ 50,5%. Hơn 80% sản lƣợng gạo xuất khẩu hằng năm là từ Đồng bằng
sông Cửu Long (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Ở Việt Nam lúa đƣợc trồng nhiều và là cây lƣơng thực chính tƣơng đối dễ
trồng và thích nghi rộng với nhiều loại đất, khí hậu.Vụ lúa Hè Thu hiện nay là một
trong những vụ chính của ngƣời nông dân, có năng suất tƣơng đối cao, tùy theo
trình độ kỹ thuật, mức độ thâm canh, tập quán canh tác và nhu cầu thực tiễn về sản
xuất và đời sống mà mỗi địa phƣơng có những cách khác nhau. Tuy nhiên, thực tế
hiện nay cho thấy đa số nông hộ gieo sạ với mật độ cao khoảng 200kg/ha, bón nhiều
đạm sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh hại phát triển gây giảm năng suất từ 38,2-64,6%,
giảm tỷ lệ gạo nguyên từ 3,1-11,3% và giảm trọng lƣợng 1000 hạt từ 3,7-5,1%, gây
lãng phí công sức, tiền của và lợi nhuận giảm (Lê Hữu Hải và ctv., 2006). Vì vậy,
việc sạ với mật độ vừa phải sẽ rất có ý nghĩa trong việc giảm sự phát triển của dịch
hại. Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học kỹ thuật của nông dân trong vùng ĐBSCL
còn khá chậm.Do đó, đề tài “Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất lúa OM
4218 vụ Hè Thu năm 2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ” đƣợc
thực hiện nhằm mục tiêu xác định mật độ sạ thích hợp làm cơ sở khuyến cáo cho
nông dân trong sản xuất lúa.
1
CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƢỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY
LÚA
1.1.1 Các giai đoạn sinh trƣởng của cây lúa
Đời sống của cây lúa bắt đầu từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi lúa chín. Có
thể chia làm 3 giai đoạn chính: giai đoạn tăng trƣởng, giai đoạn sinh sản và giai
đoạn chín Nguyễn Ngọc Đệ (2009).
1.1.1.1 Giai đoạn tăng trưởng
Giai đoạn này bắt đầu từ lúc hạt nảy mầm đến lúc cây lúa phân hóa đòng.
Giai đoạn này cây phát triển về thân lá, chiều cao tăng dần và ra nhiều chồi mới.
Cây ra lá ngày càng nhiều và kích thƣớc ngày càng lớn giúp cây lúa nhận đƣợc
nhiều ánh sáng mặt trời để quang hợp, hấp thụ dinh dƣỡng, gia tăng chiều cao, nở
bụi và chuẩn bị cho các giai đoạn sau. Trong điều kiện đầy đủ chất dinh dƣỡng, ánh
sáng và thời tiết thuận lợi, cây lúa có thể bắt đầu nở bụi khi có lá thứ 5-6 (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2009). Thời gian sinh trƣởng của cây lúa kéo dài hay ngắn khác nhau chủ
yếu là do giai đoạn tăng trƣởng này dài hay ngắn (Nguyễn Thành Hối, 2011).
1.1.1.2 Giai đoạn sinh sản
Giai đoạn sinh sản bắt đầu từ lúc cây lúa phân hóa đòng đên lúc trổ bông.
Giai đoạn này kéo dài khoảng 27-35 ngày, trung bình 30 ngày và giống lúa dài ngày
hay ngắn ngày thƣờng không khác nhau nhiều. Lúc này số chồi vô hiệu giảm nhanh,
chiều cao tăng lên rõ rệt do sự vƣơn dài của 5 lóng trên cùng (Nguyễn Ngọc Đệ,
2009). Đòng lúa phát triển qua nhiều giai đoạn, cuối cùng thoát ra khỏi bẹ của lá cờ:
lúa trổ bông. Trong thời gian này nếu đầy đủ chất dinh dƣỡng, mực nƣớc thích hợp,
ánh sáng nhiều, không sâu bệnh và thời tiết thuận lợi thì bông lúa sẽ hình thành
nhiều hơn và vỏ trấu sẽ đạt kích thƣớc lớn nhất của giống, tạo điều kiện gia tăng
trọng lƣợng hạt sau này.
1.1.1.3 Giai đoạn chín
Giai đoạn này bắt đầu từ lúc lúa trổ bông đến lúc thu hoạch. Theo Nguyễn
Ngọc Đệ (2009) giai đoạn này trung bình khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống
lúa ở vùng nhiệt đới. Trong giai đoạn này cây lúa trải qua các thời kỳ sau:
+ Thời kỳ chín sữa (ngậm sữa): các chất dự trữ trong thân lá và các sản phẩm
quang hợp đƣợc chuyển vào trong hạt. Kích thƣớc hạt gạo tăng dần làm đầy vỏ trấu.
Hạt gạo chứa một dịch lỏng màu trắng đục nhƣ sữa nên gọi là thời kỳ ngậm sữa.
2
+ Thời kỳ chín sáp: hạt lúa mất nƣớc, từ từ cô đặc lại, nhƣng vỏ trấu vẫn còn
xanh.
+ Thời kỳ chín vàng: hạt tiếp tục mất nƣớc, gạo cứng dần, vỏ trấu bắt đầu
chuyển sang màu vàng đặc thù của giống lúa.
+ Thời kỳ chín hoàn toàn: hạt gạo khô cứng lại. Thời điểm thu hoạch tốt nhất
là khi 80% hạt lúa ngã sang màu vỏ trấu đặc trƣng của giống.
1.1.2 Đặc điểm thực vật
1.1.2.1 Rễ
Rễ lúa thuộc loại rễ chùm có nhiệm vụ hút nƣớc và chất dinh dƣỡng nuôi
cây, giúp cây bám chặt vào đất, cho nên bộ rễ có khỏe mạnh thì cây lúa mới tốt
đƣợc. Cây lúa có hai loại rễ: rễ mầm và rễ phụ.
+ Rễ mầm (radicle): là rễ mọc ra đầu tiên khi hạt lúa nảy mầm. Rễ mầm giữ
nhiệm vụ chủ yếu là hút nƣớc cung cấp cho phôi phát triển và sẽ chết sau 10-15
ngày, lúc cây mạ đƣợc 3-4 lá.
+ Rễ phụ (rễ bất định): mọc ra từ các mắt trên thân lúa. Tại mỗi mắt có 2
vòng rễ: vòng trên to và khỏe, vòng dƣới nhỏ và kém quan trọng hơn. Bên trong rễ
có nhiều khoảng trống ăn thông với thân và lá. Nhờ có cấu tạo đặc biệt này mà rễ
lúa có thể sống trong điều kiện thiếu oxy do ngập nƣớc (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
+ Bộ rễ lúa thƣờng có khoảng 500-800 rễ với tổng chiều dài 168 m. Số rễ đạt
tối đa ở giai đoạn trổ bông và giảm khi vào thời kỳ chin (Đinh Thế Lộc, 2006).
1.1.2.2 Thân
Thân lúa (stem) gồm những mắt và lóng nối tiếp nhau. Cây lúa nào có lóng
ngắn, thành lóng dầy và bẹ lá ôm sát thì thân lúa sẽ cứng chắc, khó đổ ngã và ngƣợc
lại.
Thân lúa gồm hai loại: thân giả và thân thật. Thân giả do bẹ lá kết hợp lại với
nhau. Thân thật đƣợc tạo nên bởi các đốt lóng kế tiếp nhau. Nó đƣợc hình thành kể
từ khi cây lúa phân hóa đốt và là kết quả của sự vƣơn dài của các đốt. Số đốt của
thân nhiều hay ít tùy giống và thay đổi do điều kiện của môi trƣờng.
Trên thân lúa các mắt thƣờng phình ra, tại mỗi mắt có một lá, một mầm chồi
và hai tầng rễ phụ. Thân lúa có nhiệm vụ vận chuyển và tích lũy các chất trong cây.
Trong điều kiện đầy đủ chất dinh dƣỡng và ánh sáng, mầm chồi sẽ phát triển thành
một chồi thật sự, thoát ra khỏi bẹ lá mang bông gọi là chồi hữu hiệu (Đinh Thế Lộc,
2006). Sự ra lá, ra chồi và ra rễ của cây lúa tuân theo một quy luật nhất định. Quy
luật này gọi là quy luật đồng hạng của Katayama về ra lá ra chồi và ra rễ “Khi lá
thứ n trên thân chính xuất hiện thì tại mắt lá thứ n-3 chồi sẽ xuất hiện và rễ phụ
3
cũng ra”. Các chồi mọc quá trễ khi cây lúa sắp phân hóa đòng thƣờng nhỏ yếu và
sau đó chết đi gọi là chồi vô hiệu.
1.1.2.3 Lá
Lúa là cây đơn tử diệp (một lá mầm). Lá mọc đối ở hai bên thân lúa, lá ra sau
nằm về phía đối diện lá ra trƣớc đó. Lá trên cùng gọi là lá cờ hay lá đòng. Lá lúa
gồm phiến lá, cổ lá và bẹ lá. Tại cổ lá có hai bộ phận đặc biệt là tai lá và thìa lá. Đây
là điểm đặc thù để phân biệt cây lúa với các cây họ hòa thảo khác (Nguyễn Thành
Hối, 2011).
1.1.2.4 Bông lúa
Bông lúa là cả một phát hoa gồm nhiều nhánh gié có mang hoa. Bông lúa có
nhiều dạng: bông túm hoặc xòe, đóng hạt thƣa hoặc dầy, cổ hở hay cổ kín là tùy
giống và điều kiện môi trƣờng. Sau khi ra đủ số lá nhất định thì cây lúa sẽ trổ bông.
Khi bông lúa chƣa trổ ta gọi là đòng lúa. Từ lúc hình thành đòng lúa đến lúc trổ kéo
dài khoảng 17-35 ngày, trung bình là 30 ngày.
1.2 YÊU CẦU CỦA CÂY LÚA
1.2.1 Yêu cầu về đất đai
Lúa có thể đƣợc trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất phù sa, đất phèn,
đất mặn, đất bạc màu. Tuy nhiên, năng suất lúa trên các loại đất là tƣơng đối khác
nhau, phụ thuộc vào các yếu tố hạn chế của từng loại đất (Nguyễn Minh Huy,
2011).
Nói chung, đất trồng lúa cần nhiều dinh dƣỡng, chất hữu cơ, tơi xốp, thoáng
khí, khả năng giữ nƣớc, giữ phân tốt, tầng canh tác dầy để bộ rễ ăn sâu, bám chặt
vào đất và huy động nhiều dinh dƣỡng nuôi cây. Loại đất thịt hay đất pha sét, ít
chua hoặc trung tính là thích hợp đối với cây lúa. Trong thực tế, có những giống lúa
có thể thích nghi đƣợc với những điều kiện đất đai khắc nghiệt (phèn, mặn, khô hạn
hay ngập úng) rất tốt.
Đồng bằng sông Cửu Long với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
cao và ít biến đổi trong năm, lƣợng bức xạ dồi dào là điều kiện thuận lợi cho việc
trồng lúa. Tuy nhiên, do lƣợng mƣa nhiều nhƣng phân bố không đều, đất đai, địa
hình phức tạp đã giới hạn năng suất lúa rất nhiều và hình thành những vùng trồng
lúa khác nhau với chế độ nƣớc, cơ cấu giống, mùa vụ và tập quán canh tác rất đa
dạng.
4
1.2.2 Yêu cầu sử dụng phân bón
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), để phát triển, cây lúa cần nhiều loại dƣỡng
chất nhƣ đạm, lân, kali, silic, canxi, magie, sắt, kẽm, đồng....Trong đó, ba loại
dƣỡng chất chính lúa cần dùng nhiều để sinh trƣởng và tạo năng suất là đạm, lân và
kali. Ngoài ra, theo Trịnh Quang Khƣơng (2010), bón phân cho cây trồng nói chung
và cho cây lúa nói riêng là một yếu tố hết sức quan trọng có ảnh hƣởng rất lớn đến
năng suất. Bón đầy đủ phân đa lƣợng N, P, K có thể đóng góp 40-45% năng suất.
+ Chất đạm (N)
Đạm là nguyên tố dinh dƣỡng quyết định năng suất cây trồng, đạm trong
từng loại đất phụ thuộc vào hàm lƣợng hữu cơ có trong đất, đất giàu mùn thì có
nhiều đạm (Đỗ Ánh, 2003). Đối với cây lúa, đạm là thành phần quan trọng của các
acid amin, acid nucleic, chất diệp lục, là chất tạo hình của cây lúa, làm cho lá xanh
tốt, gia tăng chiều cao cây, số chồi, kích thƣớc thân lá và ảnh hƣởng rất lớn đến
năng suất. Đạm có tác dụng mạnh trong thời gian đầu sinh trƣởng của cây lúa, làm
tăng nhanh hệ số diện tích lá, tăng nhanh số nhánh đẻ. Ở ĐBSCL, sử dụng bảng so
màu lá để bón phân đạm làm tăng năng suất lúa 300-400 kg/ha (Trịnh Quang
Khƣơng, 2010).
Lúa hấp thu đạm chủ yếu ở dạng NH4+. Cây lúa hút đạm nhiều nhất vào hai
thời kỳ: thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ làm đòng (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).
Tuy nhiên, việc bón phân đạm cho cây lúa đƣợc (Đổ Ánh, 2003) cho rằng đạm nên
chia ra làm nhiều lần bón trong suốt thời kỳ sinh trƣởng của cây, không nên bón tập
trung. Cây lúa hút đạm nhiều nhất ở thời kỳ nào thì cũng đồng thời hút lân và kali
nhiều nhất ở thời kỳ đó (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).
Ở các giai đoạn sinh trƣởng ban đầu, đạm đƣợc tích lũy chủ yếu trong thân
lá. Nếu thiếu đạm cây lúa lùn hẳn lại, nở bụi ít, chồi nhỏ, lá ngắn hẹp, trở nên vàng
và rụi sớm, cây lúa còi cọc không phát triển. Giai đoạn sinh sản, nếu thiếu đạm cây
lúa sẽ cho bông ngắn, ít hạt, hạt nhỏ và có nhiều hạt thoái hóa. Thừa đạm, cây lúa
phát triển thân lá quá mức, mô non, mềm, dễ đổ ngã, tán lá rậm rạp. Các loại phân
đạm phổ biến hiện nay là Urea 46% N, SA (Sulphat ammonium) 21% N.
+ Chất lân (P):
Đối với đất lân là một chỉ tiêu quan trọng của độ phì đất, đất giàu lân mới có
độ màu mỡ cao, giữa lân trong đất và năng suất cây trồng có mối tƣơng quan (Đổ
Ánh, 2003). Lân có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cây trồng sau chất đạm. Lân
có tác dụng giải độc cho cây trồng, cần thiết hầu hết cho các quá trình sinh lý, sinh
hóa xảy ra trong cây (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Nguyễn Minh Huy (2011), lân có
vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ rễ giúp cho lúa có thể hút chất dinh
dƣỡng từ đất. Trong một số trƣờng hợp đất phèn và đất phèn mặn thì lân có vai trò
5
kìm hãm các độc tố giúp cho lúa sinh trƣởng và phát triển. Lân là thành phần của
ATP, là nguồn năng lƣợng và bảo tồn vật chất, lân cần thiết cho hình thành acid
nucleic (ARN và ADN) và phospholipid. Lân thúc đẩy đẻ nhánh, trổ bông và tăng
cƣờng chất lƣợng hạt, lân còn thúc đẩy quá trình chín của cây (Đổ Ánh, 2003).
Cây lúa cần lân nhất trong giai đoạn đầu, nên cần bón lót trƣớc khi gieo sạ.
Đối với năng suất hạt, hiệu quả của phân lân trong các giai đoạn đầu cao hơn các
giai đoạn cuối. Theo Tôn Thất Trình (1968), lân đƣợc lúa hấp thu từ khi lúa bắt đầu
đâm rễ cho đến khi có gié, sau đó lúa ít sử dụng lân, nhƣ vậy lúa cần lân sớm và chỉ
cần bón một lần mà thôi. Thiếu lân cây lúa cũng lùn hẳn lại, nở bụi kém, lá thẳng
hẹp và màu sậm hơn bình thƣờng hoặc ngã sang màu tím bầm, lúa sẽ trổ và chín
muộn, hạt không no đầy.
Trong tự nhiên lân không ở dạng tự do mà thƣờng ở dạng hợp chất oxide hóa
(P2O5). Các loại phân lân phổ biến là Super lân 15-18% P2O5, lân Văn Điển 8-10%
P2O5, DAP (18N-46P2O5-0K2O), NPK....
+ Chất kali (K):
Sau đạm và lân, kali là nguyên tố dinh dƣỡng quan trọng thứ ba đối với sự
sinh trƣởng và phát triển của cây trồng. Kali là nguyên tố dinh dƣỡng thiết yếu đối
với cây trồng, kali đƣợc hấp thu vào cây và tồn tại dƣới dạng ion K+ (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2009). Kali giữ vai trò quan trọng trong điều hòa nƣớc, pH của tế bào, thúc đẩy
hoạt động của enzym. Kali cần cho việc hình thành glucid, đƣờng, tổng hợp protein,
dầu, phân chia tế bào. Kali giúp chống rét, chống đổ ngã, tăng cƣờng màu sắc của
hạt, nhiều hạt chắc trên bông và trọng lƣợng 1000 hạt cao (Đổ Ánh, 2003). Kali
giúp cho quá trình quang hợp tốt hơn đặc biệt là trong điều kiện thiếu ánh sáng,
nhiệt độ thấp, thời tiết âm u (Nguyễn Xuân Trƣờng và ctv., 2000). Kali tập trung
chủ yếu trong rơm rạ, chỉ khoảng 6-20% ở trên bông.
Kali là dƣỡng chất ảnh hƣởng đến năng suất lúa rất lớn. Trong giai đoạn lúa
đẻ nhánh, kali cân đối với đạm sẽ làm tăng số gié trên bông từ đó làm tăng số hạt
trên bông. Để đạt đƣợc năng suất cao, trong giai đoạn đẻ nhánh hàm lƣợng kali phải
cao hơn đạm. Cây lúa hút kali mạnh nhất từ cuối giai đoạn đẻ nhánh đến tƣợng
đòng, cây lúa hút liên tục đến giai đoạn chín. Kali cần thiết cho bộ rễ phát triển
mạnh, năng suất cao, hạt lép ít và trọng lƣợng hạt cao (Nguyễn Xuân Trƣờng và
ctv., 2000). Thiếu kali cây lúa có chiều cao và số chồi gần nhƣ bình thƣờng, lá vẫn
xanh nhƣng mềm rũ, yếu ớt, dễ đổ ngã, dễ nhiễm bệnh và lá già rụi sớm. Phân kali
phổ biến hiện nay là clorua kali (KCl) 60% K2O, sulphate kali 48% K2O, NPK 1616-8, NPK 20-20-15,... Ngoài ra còn các dƣỡng chất cần thiết khác nhƣ: silic,
mangan, sắt, canxi,... cũng là các dƣỡng chất cần thiết cho sinh trƣởng và phát triển
của cây lúa.
6
1.3 MẬT ĐỘ SẠ
Theo Bùi Huy Giáp (1980) cho rằng việc bố trí mật độ cây trồng cũng tùy
thuộc vào giống:
+ Đối với giống dài ngày cao cây với mực nƣớc ruộng thích hợp và điều kiện
nhiệt đới ở nƣớc ta thì cấy với mật độ dầy là hợp lý, mỗi bụi nên cấy ít tép, bụi lúa
cấy ít tép sẽ đẻ nhánh thuận xòe ra 4 phía, bụi lúa tròn khỏe. Nếu cấy với mật độ
quá dầy với số tép cao trên bụi dễ đƣa đến tình trạng lốp, đổ non và có thể không
thu hoạch đƣợc năng suất do quần thể giảm nhiều.
+ Đối với giống lúa thấp cây, ngắn ngày có những đặc tính với giống cây cao
dài ngày nhất là kiểu lá, số lá trên cây (ít hơn), độ dầy lá, kích thƣớc lá, góc lá
hẹp…. Tất cả các ƣu điểm trên cho phép cây lúa có thể chịu đƣợc những mật độ dầy
hơn những giống cao cây. Đối với giống này sạ với mật độ càng dầy thì số chồi hữu
hiệu càng giảm thấp.
Theo Đào Thế Tuấn (1984) để cải thiện một thành phần năng suất lại đƣa
đến giảm thành phần năng suất khác, chẳng hạn nhƣ tăng số bông trên đơn vị diện
tích thì số hạt trên bông giảm. Theo tác giả, để cải thiện năng suất cây trồng thì dựa
vào mật độ cây trồng, diện tích lá, điều kiện đất đai để đạt năng suất cao nhất.
1.3.1 Phƣơng pháp gieo sạ
Trong sản xuất hiện nay có rất nhiều hình thức sạ khác nhau, điều này là do
điều kiện đất đai và nƣớc tƣới của từng vùng, vụ khác nhau mà chọn lựa phƣơng
pháp sạ thích hợp. Những vùng chủ động đƣợc nƣớc tƣới và đất tƣơng đối bằng
phẳng thƣờng áp dụng phƣơng pháp sạ ƣớt. Hiện nay, hầu hết diện tích trồng lúa ở
Đồng bằng sông Cửu Long là lúa cao sản và phƣơng pháp sạ ƣớt đƣợc sử dụng
nhiều nhất (Nguyễn Thành Hối, 2010). Đối với phƣơng pháp sạ ƣớt cũng có hai
phƣơng pháp đƣợc áp dụng là sạ lan theo tập quán và sạ theo hàng đang đƣợc
khuyến cáo áp dụng.
+ Phƣơng pháp sạ lan
Phƣơng pháp sạ lan đã đƣợc nông dân áp dụng từ khi bắt đầu canh tác lúa
cao sản ngắn ngày thay thế dần cho cây lúa mùa năng suất thấp. Phƣơng pháp này
có những ƣu điểm nổi trội so với phƣơng pháp sạ và cấy lúa mùa về khả năng gia
tăng số bông/m2, tính đồng đều về chiều cao và khả năng nhận ánh sáng (Nguyễn
Đình Giao và ctv., 1997). Đặc điểm của phƣơng pháp này là cây lúa đẻ nhánh sớm,
số bông nhiều, năng suất quan hệ chặt chẽ với số bông. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của
phƣơng pháp này là mật độ thƣờng không đều, bộ rễ ăn nông, dễ bị chim chuột phá
hại và lúa thƣờng bị đổ ngã vào mùa có mƣa gió nhiều (Nguyễn Đình Giao và ctv.,
7
1997). Ở ĐBSCL, vụ Hè Thu thƣờng có mƣa nhiều nên sạ lan vào mùa này thƣờng
xuyên xảy ra sự đổ ngã làm giảm năng suất và phẩm chất hạt lúa rất lớn.
Hiện nay, lƣợng giống lúa cao sản ngắn ngày sạ lan đƣợc khuyến cáo là 150
kg giống/ha (Nguyễn Thành Hối, 2010). Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất ngƣời
trồng lúa thƣờng theo tập quán sạ với mật độ cao, lƣợng giống gieo sạ từ 200-300
kg giống/ha (Nguyễn Văn Luật, 2001). Với lƣợng giống gieo sạ nhiều nhƣ thế thì sẽ
ảnh hƣởng rất lớn đến sự tiếp nhận ánh sáng của từng cây lúa trong quần thể ruộng
lúa, nhu cầu dinh dƣỡng từ đất trồng và tạo điều kiện vi khí hậu dƣới tán lá thích
hợp cho sâu bệnh phát triển. Các nhà khoa học đã chứng minh đƣợc những yếu tố
gây dịch bệnh tích cực nhất là khi cây trồng phải sống trong quần thể chật hẹp thiếu
ánh sáng cho các lá dƣới, làm cho cây lúa trở nên yếu ớt sâu bệnh dễ tấn công
(Nguyễn Kim Chung và Nguyễn Ngọc Đệ, 2005). Kết quả nghiên cứu gần đây của
Lê Hữu Toàn (2009) cho thấy, sâu bệnh hại làm năng suất biến động đến 92,43%
khi áp dụng phƣơng pháp sạ lan truyền thống. Do đó, năng suất lúa sẽ đƣợc cải
thiện và giữ ổn định khi làm cho sự phát sinh và gây hại của sâu bệnh ở ngƣỡng
thấp bằng cách sử dụng lƣợng giống gieo sạ hợp lý.
+ Phƣơng pháp sạ hàng
Có thể nhận thấy rằng, sạ hàng là một bƣớc cải tiến về kỹ thuật gieo hạt
giống của phƣơng pháp sạ lan. Sạ hàng hạt giống tuy đƣợc theo hàng nhƣng vẫn
phải sạ theo phƣơng pháp sạ ƣớt giống nhƣ sạ lan. Hiện nay, phƣơng pháp sạ hàng
ở Đồng bằng sông Cửu Long đã thể hiện nhiều ƣu điểm so với sạ lan nhƣ: tiết kiệm
vật tƣ mà chủ yếu là giống và phân bón; tạo điều kiện thuận lợi để thâm canh; giảm
thiệt hại cho sâu bệnh; tăng năng suất so với phƣơng pháp sạ lan và kết hợp nuôi cá
hay nuôi vịt chóng lớn (Nguyễn Văn Luật, 2001).
Tuy nhiên, việc áp dụng phƣơng pháp này cũng gặp một số trở ngại đó là:
đất trên nông hộ nhỏ khó áp dụng và đất thiếu bằng phẳng; do chim, chuột và đặc
biệt là ốc bƣơu vàng; Kỹ thuật ngâm giống của nông dân còn chƣa đúng quy trình,
dẫn đến khi sạ mật độ không đều; tập quán sạ ở mật độ dầy của nông dân áp dụng từ
lâu nên khi chuyển sang kỹ thuật sạ hàng cần có một thời gian để thay đổi nhận thức
(Lê Trƣờng Giang, 2005; Trịnh Quang Khƣơng, 2010).
Dƣới điều kiện quản lý đồng ruộng tốt, mật độ sạ 100 kg giống/ha đƣợc
khuyến cáo để nhận năng suất lúa có chất lƣợng tốt, cũng nhƣ đáp ứng đủ số
bông/m2 cho việc chín đồng bộ trong hệ thống canh tác lúa sạ ƣớt (Trần Thị Ngọc
Huân và ctv.,1999). Trong kỹ thuật này, cây lúa có sự phân bổ quần thể ruộng lúa
thích hợp nên đã tận dụng đƣợc năng lƣợng mặt trời cho quá trình quang hợp tạo
năng suất và làm giảm thiệt hại do tác động của ngoại cảnh (Nguyễn Văn Luật,
2001).
8
Những nghiện cứu về ảnh hƣởng của phƣơng pháp sạ hàng đến năng suất
cho thấy, áp dụng phƣơng pháp này năng suất lúa có thể tăng so với phƣơng pháp sạ
lan từ 0,5-1,5 tấn/ha (Nguyễn Văn Luật, 2001). Theo Nguyễn Ngọc Đệ và Phạm
Thị Phấn (2004) cho rằng sạ thƣa có ƣu thế hơn trong việc tăng năng suất.
So với phƣơng pháp sạ lan thì phƣơng pháp sạ hàng có thể làm giảm đƣợc
lƣợng giống sử dụng từ 50-75%. Lƣợng giống giảm đƣợc tƣơng ứng khoảng từ 100150 kg giống/ha (Nguyễn Văn Luật và ctv., 1999). Nguyễn Kim Chung và Nguyễn
Ngọc Đệ (2005) cho rằng về mật độ sạ thì phƣơng pháp sạ hàng có ƣu thế hơn sạ
lan vì gieo hàng ít hao giống, ít sâu bệnh và cho năng suất tƣơng đƣơng với sạ lan ở
mật độ 200 kg giống/ha.
Ngoài ra còn có một số phƣơng pháp sạ khác nhƣ:
+ Sạ chay
Sạ chay là hình thức sạ không làm đất thƣờng áp dụng trong vụ Xuân Hè và
Hè Thu. Khi vừa thu hoạch xong thì tiến hành sạ ngay trên đất đó mà không phải
làm đất. Giống lúa vẫn ngâm ủ bình thƣờng. Ruộng có thể đƣợc đốt đồng hoặc
không (để nguyên gốc rạ). Sau đó bơm nƣớc vào ruộng rồi mới sạ, nƣớc đƣợc giữ
lại trong ruộng một ngày để ngâm đất và cho hạt lúa rút nƣớc đầy đủ. Sau đó rút
nƣớc ra chỉ giữ ẩm để hạt lúa mọc mầm nhƣ trƣờng hợp sạ ƣớt (Nguyễn Ngọc
Đệ,2009). Sạ chay có ƣu điểm là tranh thủ đƣợc thời vụ, né lũ, song có nhƣợc điểm
là dễ bị sâu bệnh do lƣu truyền từ vụ trƣớc (nhất là để nguyên gốc rạ), lẫn giống
năng suất không cao.
+ Sạ khô
Sạ khô thƣờng đƣợc áp dụng ở những vùng thiếu nƣớc đầu vụ (nhƣ ở Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,...). Việc làm đất vẫn đƣợc tiến hành khi không có nƣớc.
Hạt lúa giống không phải ngâm ủ mà gieo thẳng trên ruộng. Khi mƣa xuống, các hạt
lúa giống này sẽ nảy mầm và phát triển. Sạ khô có ƣu điểm tranh thủ thời vụ, tiết
kiệm nƣớc, song nhƣợc điểm là cỏ dại nhiều. Phƣơng pháp này chỉ đƣợc thực hiện
trong vụ hè thu sớm ( Nguyễn Ngọc Đệ, 2009)
+ Sạ ngầm
Sạ ngầm thƣờng đƣợc áp dụng trong vụ Đông Xuân ở những vùng lũ những
chân ruộng trũng nƣớc ngập sâu và không có điều kiện thoát nƣớc hoặc để tranh thủ
mùa vụ xuống giống sớm. Lúa giống vẫn đƣợc ngâm ủ và sạ bình thƣờng. Sau sạ,
cây lúa mọc và vƣơn cao trong nƣớc đồng thời lũ cũng rút dần và nƣớc ruộng về
mực nƣớc bình thƣờng. Sạ ngầm có điều kiện tiên quyết là nƣớc phải trong nhanh
sau khi sạ (Nguyễn Ngọc Đệ,2009). Phƣơng pháp này có ƣu điểm tranh thủ thời vụ,
hạn chế cỏ dại, song lại dễ mất mật độ do ốc bƣơu vàng, cua, cá ăn mất hạt giống,
lúa hay bị rong rêu bám, cây lúa mảnh.
9
1.3.2 Ảnh hƣởng của mật độ đến năng suất lúa.
Thƣờng năng suất của một giống lúa thay đổi nhiều qua mật độ gieo sạ,
muốn đạt đƣợc năng suất cao, phải đảm bảo mật độ gieo trồng thích hợp. Theo Đào
Thế Tuấn (1970) tăng mật độ, mở rộng diện tích lá xanh trên đơn vị diện tích trên
một phạm vi nhất định sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với việc tích lũy và tăng thêm
chất khô, tăng hiệu suất sử dụng ánh sáng, hạn chế chồi vô hiệu, tránh lãng phí chất
dinh dƣỡng, hạn chế tác hại cỏ dại (Nguyễn Thị Chuộng, 1987).
Yoshida (1985, trích dẫn bởi Nguyễn Thị Chuộng, 1987) cho rằng, ở quần
thể lúa sạ việc đẻ nhánh chỉ xảy ra đến mật độ 300 cây/m2, tăng số cây lên nữa thì
chỉ có thân cây chính phát triển cho ra bông. Trƣờng hợp lúa gieo thẳng rất dễ dàng
đạt 600 bông/m2 gấp hai lần số bông của ruộng cấy tốt. Nhƣng ở lúa sạ số hạt trên
bông sẽ thấp hơn lúa cấy nên dẫn đến số hạt trên mét vuông cũng có thể nhƣ nhau
giữa lúa cấy và lúa sạ.
Nhìn chung, mật độ sạ cũng có tác động đáng kể đến năng suất cuối cùng của
lúa. Việc xác định mật độ sạ thích hợp cho từng giống, từng vùng, từng mùa khác
nhau sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao năng suất lúa. Mật độ tốt nhất sẽ cho
năng suất cao nhất, tăng hay giảm mật độ đều làm cho năng suất giảm theo.
1.4 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT
Năng suất lúa là yếu tố phản ánh hiện trạng canh tác trong mùa vụ. Theo
Nguyễn Ngọc Đệ (2009), năng suất lúa do bốn yếu tố cấu thành là: số bông trên đơn
vị diện tích, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lƣợng 1000 hạt. Mỗi thành
phần năng suất đƣợc quyết định ở một giai đoạn nhất định của cây lúa.
Có thể tính năng suất theo công thức sau:
Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = số bông trên đơn vị diện tích x số hạt trên
bông x tỷ lệ hạt chắc (%) x trọng lƣợng 1000 hạt (g) x 10-5 (Yoshida, 1981 và
Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
1.4.1 Số bông trên đơn vị diện tích (số bông/m2)
Số bông trên đơn vị diện tích là yếu tố có tính chất quyết định nhất và có ảnh
hƣởng sớm nhất trong bốn yếu tố tạo thành năng suất của cây lúa. Số bông/m2 đƣợc
quyết định vào giai đoạn sinh trƣởng ban đầu của cây lúa (giai đoạn tăng trƣởng),
nhƣng tập trung chủ yếu là giai đoạn từ khi cấy đến khoảng 10 ngày trƣớc khi có
chồi tối đa và tùy vào mật độ gieo sạ và khả năng nở bụi của cây lúa (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2009). Ngoài ra, theo Nguyễn Đình Giao và ctv.,(1997) cho rằng thời gian
quyết định số bông là thời kỳ đẻ nhánh.
10
Mật độ gieo sạ và khả năng nở bụi của cây lúa thay đổi tùy theo từng giống
lúa, điều kiện đất đai, chế độ nƣớc, phân bón, tình hình thời tiết, sâu bệnh và thời vụ
gieo trồng. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), số bông trên đơn vị diện tích có ảnh
hƣởng thuận với năng suất. Các giống lúa thấp cứng cây có số bông/m2 trung bình
phải đạt 500-600 bông/m2 đối với lúa sạ hoặc 350-450 bông/m2 đối với lúa cấy mới
có thể cho năng suất cao.
1.4.2 Số hạt trên bông
Số hạt trên bông là yếu tố quan trọng thứ hai trong các yếu tố cấu thành năng
suất lúa. Số hạt trên bông đƣợc quyết định từ lúc tƣợng cổ bông đến 5 ngày trƣớc
khi trổ, nhƣng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Số hạt trên bông tùy thuộc vào hai yếu tố quan trọng là số
hoa bị thoái hóa và số hoa đƣợc phân hóa. Trong thời kỳ phân hóa này, số hạt trên
bông có ảnh hƣởng thuận với năng suất lúa do ảnh hƣởng đến số hoa đƣợc phân
hóa. Sau giai đoạn này số hạt trên bông đã hình thành có thể bị thoái hóa và có ảnh
hƣởng âm. Số hoa đƣợc phân hóa và số hoa bị thoái hóa chịu ảnh hƣởng bởi giống
lúa, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), số hạt
trên bông ở các giống lúa cải thiện ở ĐBSCL phải đạt từ 80-100 hạt đối với lúa sạ
và 100-120 hạt đối với lúa cấy.
1.4.3 Tỷ lệ hạt chắc (%)
Tỷ lệ hạt chắc là yếu tố quan trọng thứ ba trong các yếu tố hình thành năng
suất lúa. Tỷ lệ hạt chắc đƣợc quyết định ở thời kỳ trƣớc và sau khi trổ bông, có ba
thời kỳ quyết định trực tiếp là giảm nhiễm, trổ bông và chín sữa. Theo Nguyễn
Ngọc Đệ (2009), tỷ lệ hạt chắc phụ thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của
cây lúa và chịu ảnh hƣởng của điều kiện ngoại cảnh.
Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ hạt chắc:
+ Lƣợng phân bón: mỗi giống lúa thích nghi với một lƣợng phân bón nhất
định để sinh trƣởng và hình thành năng suất. Lƣợng dinh dƣỡng quá cao hay quá
thấp so với nhu cầu cần thiết của cây lúa đều ảnh hƣởng đến giới hạn cho năng suất
của cây lúa. Nếu vƣợt quá giới hạn yêu cầu của cây lúa, nhất là bón thừa phân đạm
là yếu tố quan trọng làm tỷ lệ hạt chắc giảm.
+ Cƣờng độ ánh sáng: tỷ lệ hạt chắc sẽ giảm nếu cƣờng độ ánh sáng giảm
vào giai đoạn lúa làm đòng đến lúc tạo hạt. Lúa tập trung quang hợp mạnh vào thời
kỳ này để nuôi hạt, nếu cƣờng độ ánh sáng giảm sẽ làm giảm cƣờng độ quang hợp
của cây lúa làm ảnh hƣởng đến việc cung cấp cacbohydrate cho hạt làm tăng tỷ lệ
hạt lép.
11
+ Nhiệt độ: nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hƣởng đến tỷ lệ hạt chắc
trên bông. Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997), cho rằng lúc lúa trổ bông nếu
nhiệt độ xuống dƣới 200C hoặc cao hơn 350C đều không có lợi. Ngoài ra, nhiệt độ
cao còn rút ngắn thời gian chín cũng nhƣ ảnh hƣởng đến tỷ lệ hạt chắc.
1.4.4 Trọng lƣợng 1000 hạt
Trọng lƣợng 1000 hạt cũng là một yếu tố quan trọng quyết định năng suất
lúa. Trọng lƣợng 1000 hạt ít thay đổi bởi điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác
mà nó đƣợc quyết định bởi đặc tính của giống (Bùi Huy Giáp, 1980). Bên cạnh đó,
Nguyễn Ngọc Đệ (2009), cho rằng trọng lƣợng 1000 hạt là yếu tố ít biến động, chủ
yếu do đặc tính di truyền của giống quyết định, điều kiện môi trƣờng có ảnh hƣởng
một phần. Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997), cho rằng trọng lƣợng 1000 hạt
do hai bộ phận cấu thành: trọng lƣợng vỏ trấu và trọng lƣợng hạt. Thời gian quyết
định kích thƣớc vỏ trấu chủ yếu vào thì kỳ giảm nhiễm đến trổ bông. Sau trổ bông
trọng lƣợng vỏ trấu ít thay đổi. Trọng lƣợng hạt tăng mạnh nhất từ sau trổ đến chín
sữa.
1.5 MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH
1.5.1 Bệnh hại
1.5.1.1 Bệnh đạo ôn (cháy lá)
Bệnh hại trên lá, đốt thân, cổ bông, gié và hạt. Thời tiết âm u, ẩm ƣớt, có
sƣơng, trồng giống nhiễm, bón đạm nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển.
1.5.1.2 Bệnh đốm nâu (Brown Spot)
Vết bệnh trên lá ban đầu là những chấm nhỏ màu nâu nhạt, sau đó phát triển
thành các vết bệnh màu nâu đậm hơn. Có thể quan sát dễ dàng thấy những vết bệnh
màu nâu tròn hay bầu dục trên lá, trên bẹ, cuống gié lúa và vỏ hạt lúa.
Bệnh đốm nâu phát triển ở vùng đất nghèo chất dinh dƣỡng nhƣ vùng đất
phèn, vùng đất cát bán sơn địa ven chân núi hay ở vùng đất bị độc hữu cơ, nói
chung là những nơi đất có vấn đề làm bộ rễ lúa phát triển kém. Bệnh cũng thƣờng
xuất hiện ở những vùng đất quá úng hay khô hạn. Các bất lợi từ việc đất thƣờng
xuyên bị khô hay ngập liên tục làm cho bộ rễ lúa kém phát triển, không lấy đƣợc
dinh dƣỡng làm giảm tính kháng và cây lúa dễ nhiễm bệnh hơn. Bệnh phát sinh phát
triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp.
1.5.1.3 Bệnh cháy bìa lá
Bệnh thƣờng xuất hiện khi lúa nhẫy chồi tối đa hay có đòng, nên làm tăng số
hạt lép, hạt lững và làm giảm phẩm chất, trọng lƣợng hạt, đồng thời làm tăng tỷ lệ
12
tấm khi xay xát (Phạm Văn Kim, 2000).Tuy nhiên bệnh cũng có thể gây hại trên
mạ.
1.5.2 Sâu rầy
1.5.2.1 Rầy nâu
Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu ấm nóng, ẩm độ cao, mƣa nắng xen
kẽ và cấy nhiều giống nhiễm rầy thƣờng phát sinh gây hại nặng. Rầy xâm nhập vào
ruộng lúa ngay từ khi mới cấy và hại cả trên mạ. cao điểm rầy phát sinh mật độ cao
và gây hại nặng vào giai đoạn lúa trổ xong, ngậm sữa và bắt đầu chín. Rầy nâu còn
là vectơ truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa.
2.4.2.2 Sâu cuốn lá nhỏ
Gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai
đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mƣa nắng
xen kẽ thƣờng phát sinh nặng.
2.4.2.4 Nhện gié
Vụ Hè Thu nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho nhện gié phát triển, có
nhiều giống nhiễm nhện gié, nhiễm nặng có Jasmine, IR 50404, OM 2517 …. Vụ
Đông Xuân nhện gié không gây thiệt hại nghiêm trọng nhƣng lại là nguồn lây lan
qua vụ Hè Thu. Theo Phạm Văn Kim (2000): “Cắt nguồn lây lan của nhện gié bằng
cách tổ chức đốt đồng sau vụ lúa Đông Xuân”.
1.6 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG CỦA CÂY LÚA VỚI MỘT SỐ SÂU
BỆNH HẠI CHÍNH
1.6.1 Bệnh đạo ôn
Thang đánh giá bệnh đạo ôn hại cổ bông (IRRI, 1988):
Cấp 0: không thấy vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cổ bông.
Cấp 1: vết bệnh có trên vài cổ bông hoặc trên gié cấp 2.
Cấp 3: vết bệnh trên một vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông.
Cấp 5: vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ dƣới trục
bông.
Cấp 7: vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc phần gần cổ bông có hơn
30% hạt chắc.
Cấp 9: vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần
trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30%.
13
1.6.2 Rầy nâu
Thang đánh giá khả năng phản ứng với rầy nâu (IRRI, 1988).
Cấp 0: không bị hại.
Cấp 1: hơi biến vàng trên một số cây.
Cấp 3: lá biến vàng nhƣng chƣa bị cháy rầy.
Cấp 5: lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nữa số cây bị cháy rầy, còn lại
lùn nặng.
Cấp 7: hơn một nữa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng.
Cấp 9: tất cả cây bị chết
1.6.3 Sâu cuốn lá
Quan sát từ khi trồng đến thu hoạch
Thang đánh giá khả năng phản ứng với sâu cuốn lá (IRRI, 1988)
+ Cấp 0: không bị hại.
+ Cấp 1: 1-10% lá bị hại.
+ Cấp 3: 11-20% lá bị hại.
+ Cấp 5: 21-35% lá bị thiệt hại.
+ Cấp 7: 36-50% lá bị thiệt hại.
+ Cấp 9: trên 50% lá bị thiệt hại.
1.6.4 Đổ ngã
Ghi nhận từ khi vào chắc đến khi chín
Thang đánh giá khả năng phản ứng với đổ ngã (IRRI, 1988)
+ Cấp 1: cây thẳng đứng.
+ Cấp 3: 50% cây hơi xiên.
+ Cấp 5: 75% cây hơi xiên.
+ Cấp 7: 75% cây ngã.
+ Cấp 9: tất cả các cây đều bị ngã.
14
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1 PHƢƠNG TIỆN
2.1.1Thời gian và địa điểm
Thí nghiệm đƣợc thực hiện trong vụ Hè Thu 2013 từ tháng 3/2013 đến tháng
6/2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Hình 2.1 Bản đồ địa điểm thí nghiệm
Xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ là vùng đất trũng nên hiệu quả canh tác không
cao, hàng năm sản xuất 3 vụ lúa/năm làm suy thoái đất và ô nhiễm môi trƣờng.
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
Giống lúa đƣợc sử dụng trong thí nghiệm là OM 4218 đƣợc chọn từ tổ hợp
lai OM 2031/MTL 250, là giống lúa triển vọng mới đƣợc giới thiệu và đƣợc canh
tác khá nhiều tại các vùng trồng lúa. Giống lúa OM 4218 có thời gian sinh trƣởng
ngắn: 90 - 95 ngày, chiều cao cây: 85-90 cm, đẻ nhánh khá, dạng hình còn phân ly,
bông dài, khỏe, lá cờ nhỏ. Trọng lƣợng 1.000 hạt khoảng 25,1g. Hạt gạo dài, trong,
15
vỏ trấu mỏng. Giống lúa OM 4218 hơi nhiễm bệnh cháy lá, nhiễm rầy nâu, có năng
suất bình quân: 6-8 tấn/ha, thích nghi cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu.
Phân bón: Urea (46%), DAP (18-46-0), NPK (16-16-8), K2O (60%), bón theo
công thức 100-60-30.
Các loại nông dƣợc: OBV – α700WP, Chani 300EC, ComCat 150WP, Beam
80WP, Kinalux 25EC, Sto,..
Dụng cụ: máy phun thuốc, lƣỡi liềm, thƣớc đo, cân điện tử, cân đồng hồ và
dụng cụ khác.
2.2 PHƢƠNG PHÁP
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẩu nhiên với 3
nghiệm thức, 3 lần lặp lại, diện tích mỗi nghiệm thức là 25m2 (5 x 5m), trong mỗi
lô đƣợc đặt 3 khung sắt có diện tích 0,25m2 một cách ngẫu nhiên. Các nghiệm thức
đƣợc kí hiệu nhƣ sau:
Nghiệm thức 1: sạ 200kg/ha (theo nông dân).
Nghiệm thức 2: sạ 150kg/ha.
Nghiệm thức 3: sạ 100kg/ha.
REP I
REP II
REP III
2
3
1
1
1
3
3
2
2
Hình 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
2.2.2 Kỹ thuật canh tác trong thí nghiệm
Đất đƣợc cày ải và phơi khoảng 20-30 ngày, cho nƣớc vào trục và làm phẳng
một lần, tiến hành sạ, cho nƣớc vào ruộng sau sạ 5-7 ngày, mực nƣớc khoảng 1-5
cm.
Bón phân theo công thức: 100N-60P2O5-30K2O
+ Bón lót trƣớc khi sạ 1 ngày: toàn bộ P2O5 + 1/2 K2O.
+ Bón thúc lần 1 sau sạ 10-12 ngày: 1/5 N.
+ Bón thúc lần 2 sau sạ 20-25 ngày: 2/5 N.
+ Bón nuôi đòng sau sạ 40-45 ngày: 2/5 N + 1/2 K2O.
16
Lúa đƣợc 15 ngày tiến hành dặm.
Phun thuốc khi thấy sâu bệnh xuất hiện và gây hại.
Khoảng 7 NSS vô nƣớc lần 1 giữ mực nƣớc trong ruộng khoảng 10 ngày sau
đó rút cạn nƣớc, 5 ngày sau vô nƣớc lần 2 giữ nƣớc đến 40 NSS thì rút nƣớc, 4 ngày
sau vô nƣớc lần 3 và giữ đến trƣớc khi thu hoạch khoảng 15 ngày thì rút cạn nƣớc.
Khi lúa chín đƣợc 85-90% số hạt trên bông thì tiến hành thu mẫu và thu hoạch toàn
bộ thí nghiệm.
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi
2.2.3.1 Các chỉ tiêu nông học
Các chỉ tiêu chiều cao cây, số chồi đƣợc ghi nhận 20 ngày một lần. Lần đầu
tiên lúc 20 ngày sau sạ (NSS) và kết thúc lúc thu hoạch lúa. Mỗi lô thí nghiệm chọn
3 điểm cố định, mỗi điểm một khung cố định kích thƣớc 50 x 50 cm, mỗi khung
chọn 10 cây ngẫu nhiên cố định để thu thập chỉ tiêu.
Chiều cao cây (cm): đo từ mặt đất đến chóp lá (hoặc bông) cao nhất của cây
lúa.
Số chồi/m2: đếm số chồi (chồi có 3 lá trở lên) ở tất cả các khung chỉ tiêu và
qui ra số chồi/m2.
Chiều dài bông (cm): đƣợc ghi nhận bằng cách lấy ngẫu nhiên 10 bông trong
mỗi khung chỉ tiêu của từng lô để đo, đo từ cổ bông đến cuối bông.
2.2.3.2 Năng suất và các thành phần của năng suất
Năng suất đƣợc lấy vào cuối vụ.
Số bông/m2: đƣợc ghi nhận bằng cách đếm số bông có trong 3 khung chỉ tiêu
của mỗi lô từ đó qui ra số bông/m2.
Tổng số hạt trên bông: đƣợc ghi nhận bằng cách lấy ngẫu nhiên 10 bông
trong mỗi khung chỉ tiêu của từng lô đếm số hạt. Từ đó qui ra số hạt trên bông.
Số hạt chắc trên bông: đƣợc ghi nhận bằng cách lấy ngẫu nhiên 10 bông
trong mỗi khung chỉ tiêu của từng lô đếm số hạt chắc. Từ đó qui ra số hạt chắc trên
bông.
Tỷ lệ hạt chắc (%) = số hạt chắc trên bông/tổng số hạt trên bông x 100.
Trọng lƣợng 1000 hạt (g): đƣợc đếm ngẫu nhiên từ các hạt chắc trong mỗi
khung chỉ tiêu, đƣợc cân và tính trên cơ sở ẩm độ 14%.
Năng suất thực tế (tấn/ha): thu hoạch ở mỗi lô, phơi khô, tách lép, cân trọng
lƣợng và tính năng suất ở ẩm độ 14%.
Năng suất lý thuyết: thu ở các khung lấy chỉ tiêu nông học.
17
NSLT (tấn/ha) = Số bông trên đơn vị diện tích x số hạt trên bông x tỷ lệ hạt
chắc (%) x trọng lƣợng 1000 hạt x 10-5
2.2.4 Phân tích số liệu
Sử dụng chƣơng trình EXCEL để tính toán số liệu và vẽ biểu đồ.
Sử dụng phần mềm SPSS 13.0 để tính toán thống kê các kết quả thí nghiệm,
phân tích phƣơng sai ANOVA để tìm sự khác biệt giữa các nghiệm thức, so sánh
các cặp trung bình bằng phƣơng pháp kiểm định LSD.
18
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUAN
Thí nghiệm đƣợc thực hiện trong điều kiện ở ruộng sản xuất của nông dân
nên sự ảnh hƣởng của các yếu tố điều kiện tự nhiên và chế độ chăm sóc là nhƣ
nhau. Trong suốt thời gian sinh trƣởng cây lúa chịu sự ảnh hƣởng của mƣa và nắng
nóng xen nhau.
Bệnh đạo ôn xuất hiện khi cây lúa đƣợc 30-40 ngày tuổi và kéo dài đến lúc
gần trổ với mức thấp, không đáng kể, mức độ gây hại đƣợc ghi nhận là cấp 1. Đồng
thời rầy nâu và sâu cuốn lá xuất hiện và gây hại không đáng kể chỉ ở cấp 1 (Bảng
3.1).
Không có hiện tƣợng đổ ngã ở bất cứ nghiệm thức nào. Chuột cắn phá lúa ở
thời điểm 25 ngày sau sạ cho đến khoảng 40 ngày sau sạ. Hầu nhƣ tất cả các
nghiệm thức đều bị chuột cắn phá nhƣng ở mức độ nhẹ, chỉ riêng nghiệm thức sạ
với mật độ 200 kg/ha là bị nặng nhất khoảng 5% (Bảng 3.1).
Bảng 3.1 Ghi nhận tổng quan thí nghiệm giống lúa OM 4218 tại xã Thới Xuân, huyện
Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ vụ Hè Thu 2013.
Mật độ sạ (kg/ha)
200
150
100
Đạo ôn (cấp)
Rầy nâu (cấp)
1
1
1
1
1
1
Chuột hại (%)
5,00
0,00
0,00
Đổ ngã (%)
0,00
0,00
0,00
3.2 ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN SỰ SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA CÂY LÚA
3.2.1 Chiều cao cây
Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, vào các thời điểm 20, 60, 80 NSS chiều
cao cây lúa khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Tuy nhiên,
cây lúa ở giai đoạn 40 NSS thì chiều cao cây biến động từ 49,68 cm đến 54,00 cm
và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% giữa các nghiệm thức. Nguyên nhân do
vào giai đoạn 30 ngày là lúc cây lúa nhảy chồi tích cực, mật độ cây lúa tăng lên dẫn
đến sự cạnh tranh về ánh sáng tăng cao làm cho cây lúa vƣơn dài lóng để nhận ánh
sáng. Trong suốt thời gian sinh trƣởng thì chiều cao cây tối đa dao động từ 85,31
cm đến 87,83 cm vào giai đoạn 80 NSS (Bảng 3.2).
19
Bảng 3.2 Chiều cao (cm) của giống lúa OM 4218 vụ Hè Thu năm 2013 tại xã Thới
Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Mật độ sạ (kg/ha)
200 (ĐC)
150
100
F
CV (%)
20
36,23
34,17
33,73
ns
7,06
Chiều cao cây(cm)
Ngày sau sạ
40
60
54,00 a
75,33
51,36 b
72,40
49,68 c
71,47
**
ns
1,34
5,11
80
87,83
86,71
85,31
ns
2,55
Ghi chú:Trong cùng một cột. các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép
thử LSD. ns: không khác biệt thống kê. **: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%.
Chiều cao cây lúa là đặc điểm hình thái mang tính di truyền, đặc điểm này
mang tính đặc trƣng của từng giống và ít biến động. Tuy nhiên, chiều cao cây lúa
cũng có thể chịu sự biến động khi chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh, dinh
dƣỡng. Chiều cao cây thay đổi rõ nhất là khi dinh dƣỡng không đầy đủ quá thừa
hoặc quá thiếu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) cho rằng chiều cao cây lúa tăng dần từ khi sạ
đến trổ hoàn toàn. Giai đoạn từ 30-40 ngày sau khi sạ cây lúa gần nhƣ đạt số chồi
tối đa, tập trung dinh dƣỡng chuyển sang giai đoạn sinh sản, chiều cao cây lúa tăng
rõ rệt do sự tăng trƣởng của các lóng trên cùng và chiều cao cây tăng nhanh nhất
vào giai đoạn làm đòng đến trổ hoàn toàn. Sau đó chiều cao cây lúa phát triển chậm,
ổn định dần cho đến lúc thu hoạch. Trong giai đoạn này cây chỉ tập trung chất dinh
dƣỡng để nuôi hạt, lá chuyển dần từ xanh sang vàng và khô dần từ chóp lá vào, cây
lúa dần dần hình thành năng suất.
3.2.2 Số chồi/m2
Kết quả trình bày ở Bảng 3.3 cho thấy giai đoạn 20 NSS số chồi/m2 ở
nghiệm thức sạ 200 kg giống/ha có số chồi cao nhất (846 chồi/m2) và có sự khác
biệt so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê. Giai
đoạn 40 NSS cây lúa đạt số chồi tối đa, ở nghiệm thức sạ 100 kg giống/ha có số
chồi tăng nhiều nhất từ 526 chồi/m2 ở giai đoạn 20 NSS lên 816 chồi/m2 (tăng 290
chồi/m2). Nghiệm thức sạ 200 kg giống/ha số chồi tăng ít nhất từ 846 chồi/m2 ở giai
đoạn 20 NSS lên 918 chồi/m2 ở giai đoạn 40 NSS (tăng 72 chồi/m2). Giai đoạn 6080 NSS số chồi/m2 giảm do chồi vô hiệu chết đi và chỉ còn lại chồi hữu hiệu.
Nghiệm thức sạ 200 kg giống/ha có số chồi/m2 cao nhất và thấp nhất là nghiệm thức
20
sạ 100 kg giống/ha. Nghiệm thức sạ 200 kg giống/ha có số chồi/m2 cao nhất chủ
yếu là từ thân chính của cây lúa.
Bảng 3.3 Số chồi/m2 của giống lúa OM 4218 vụ Hè Thu năm 2013 tại xã Thới Xuân,
huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Số chồi/m2
Ngày sau sạ
Mật độ sạ (kg/ha)
200 (ĐC)
150
100
F
CV (%)
20
846a
749b
526c
**
2,3
40
918
853
816
ns
8,00
60
792a
682b
631c
**
2,88
80
706a
622a
548b
*
7,80
Ghi chú:Trong cùng một cột. các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép
thử LSD. ns: không khác biệt thống kê. *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%. **: khác biệt có ý nghĩa ở mức
1%.
Sạ lúa ở các mật độ khác nhau cho số chồi cũng khác nhau. Khi sạ ở mật độ
thƣa quá trình nảy chồi nhận đầy đủ các chất dinh dƣỡng, ánh sáng nên đƣợc thúc
đẩy mạnh để làm tăng số chồi hữu hiệu hình thành, cây lúa đẻ nhánh nhiều, nó sẽ tự
điều chỉnh quần thể để đảm bảo số chồi thích hợp trong ruộng lúa. Ngƣợc lại, trong
điều kiện sạ dầy cây lúa sẽ đẻ nhánh ít và một số tự chết ở giai đoạn đầu do không
cạnh tranh đƣợc ánh sáng và dinh dƣỡng (Nguyễn Trƣờng Giang và ctv., 2010). Số
chồi ở các giai đoạn sinh trƣởng ban đầu sẽ ảnh hƣởng đến số bông ở giai đoạn thu
hoạch. Số chồi thể hiện cho số bông cần thiết tạo năng suất hạt sau này, nhƣng
không phải chồi nào hình thành cũng đƣợc tạo thành bông mà nó còn phụ thuộc vào
số chồi hữu hiệu.
3.2.3 Chiều dài bông
Qua kết quả trình bày Bảng 3.4 cho thấy chiều dài bông tỷ lệ thuận với việc
giảm mật độ sạ. Chiều dài bông dao động từ 20,96 cm đến 22,75 cm. Tuy nhiên
không có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức.
21
Bảng 3.4 Chiều dài bông (cm) của giống lúa OM 4218 vụ Hè Thu năm 2013 tại xã
Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Mật độ sạ (kg/ha)
200 (ĐC)
150
100
F
CV (%)
Chiều dài bông (cm)
20,96
21,30
22,75
ns
2,78
Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê
Chiều dài bông là một yếu tố ít biến động, tuy nhiên nó thay đổi tùy theo
giống, vùng canh tác và kỹ thuật canh tác. Nhìn chung, chiều dài bông thƣờng có
liên quan đến số hạt trên bông, đây là hai yếu tố quyết định năng suất. Trong thời kỳ
phân hóa đòng và hình thành bông nếu thiếu ánh sáng thì bông lúa sẽ ngắn lại.
Trong điều kiện sạ thƣa thì cây lúa có khuynh hƣớng nhận đƣợc nhiều ánh sáng để
quang hợp, các sản phẩm quang hợp đƣợc tích lũy, bông lúa trổ thoát khỏi đòng dẫn
đến bông lúa sẽ dài hơn trong điều kiện sạ dầy (Nguyễn Ngoc Đệ, 2009).
Kết quả của Trần Thị Sửu (1986) cũng cho rằng mật độ càng sạ càng cao thì
chiều dài bông càng giảm. Sạ thƣa có số bông/m2 ít hơn sạ dầy nhƣng chiều dài
bông cao hơn so với sạ dầy (Trịnh Quang Khƣơng, 2010).
3.3 ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ
NĂNG SUẤT CÂY LÚA
3.3.1 Các thành phần năng suất
3.3.1.1 Số bông trên đơn vị diện tích (bông/m2)
Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.5 thì số bông/m2 biến thiên từ 619-723
bông/m2 và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% giữa các nghiệm thức. Nghiệm
thức sạ với mật độ 100 kg giống/ha có số bông thấp nhất với 631 bông/m2 và
nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg giống/ha có số bông cao nhất với 723 bông/m2.
22
Bảng 3.5 Số bông/m2, Số hạt/ bông, Số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc(%) của giống lúa
OM 4218 vụ Hè Thu năm 2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Số bông/m
Số hạt/bông
Số hạt
chắc/bông
200 (ĐC)
723a
66b
56b
85,42b
150
672a
72ab
63ab
87,10b
100
619b
75a
68a
90,30a
F
CV (%)
*
7,8
*
4,3
*
4,87
**
0,71
Mật độ sạ
(kg/ha)
2
Tỷ lệ hạt chắc
(%)
`Ghi chú: Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa
thống kê, * khác biệt có ý nghĩa thống kê 5%, ** khác biệt có ý nghĩa thống kê 1%.
Số bông/m2 là một trong bốn yếu tố cấu thành nên năng suất lúa. Theo
Yoshida (1981), trong ruộng lúa số bông/m2 phụ thuộc nhiều vào sự đâm chồi và
đƣợc xác định phần lớn ở 10 ngày sau giai đoạn số chồi tối đa. Số bông/m2 phụ
thuộc vào mật độ gieo sạ và khả năng nở bụi của lúa, mật độ gieo sạ và khả năng nở
bụi của lúa thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết, lƣợng phân bón
và chế độ nƣớc. Số bông/m2 tỷ lệ thuận với năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Các giống lúa thấp cứng cây có số bông/m2 trung bình phải đạt 500-600 bông/m2
đối với lúa sạ hoặc 350-450 bông/m2 đối với lúa cấy mới có thể cho năng suất cao.
Đối với nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg/ha và 150 kg/ha thì số bông đƣợc
hình thành trên cả thân chính và những chồi đƣợc hình thành trong giai đoạn nhảy
chồi hữu hiệu, đối với nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg/ha thì số bông chỉ hình
thành trên thân chính do những hạn chế trong giai đoạn nhảy chồi hữu hiệu. Nhƣ
vậy, mật độ sạ ảnh hƣởng lớn đến sự nhảy chồi hữu hiệu và hình thành số bông trên
đơn vị diện tích, với mật độ sạ càng dầy thì sẽ cản trở việc nhảy chồi hữu hiệu và
dẫn đến làm ảnh hƣởng đến sự hình thành số bông trên đơn vị diện tích, ngƣợc lại
sạ thƣa sẽ tốt cho việc nhảy chồi hữu hiệu và hình thành số bông trên đơn vị diện
tích.
3.3.1.2 Số hạt trên bông
Dựa vào kết quả trình bày ở Bảng 3.5, cho thấy số hạt trên bông cao nhất ở
nghiệm thức sạ 100kg/ha (75 hạt) thấp nhất là nghiệm thức sạ 200kg/ha (66 hạt) và
có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5% giữa các nghiệm thức.
Theo Võ Tòng Xuân (1984), muốn bông lúa hình thành nhiều hoa thì phải
tạo điều kiện cho cây lúa có đủ chất dinh dƣỡng, mực nƣớc trong ruộng thích hợp,
ánh sáng nhiều, không sâu bệnh tấn công và thời tiết thuận lợi. Nguyễn Ngọc Đệ
23
(2009), cũng cho rằng số hạt trên bông đƣợc quyết định từ lúc tƣợng cổ bông đến 5
ngày trƣớc khi trổ, nhƣng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và giảm nhiễm
tích cực, ngoài ra số hạt trên bông còn tùy thuộc vào số hoa đƣợc phân hóa và số
hoa bị thoái hóa, hai yếu tố này bị ảnh hƣởng bởi giống lúa, kỹ thuật canh tác và
điều kiện thời tiết. Đối với những giống lúa bông to, kỹ thuật canh tác tốt, bón phân
đầy đủ, chăm sóc đúng mức, thời tiết thuận lợi thì số hoa phân hóa càng nhiều, số
hoa thoái hóa càng ít, nên số hạt cuối cùng trên bông cao. Ở các giống lúa cải thiện,
số hạt trên bông từ 80-100 hạt đối với lúa sạ hoặc 100-120 hạt đối với lúa cấy là tốt
trong điều kiện ĐBSCL. Nhƣng trong thí nghiệm do khi lúa trổ gặp mƣa nhiều, ánh
sáng yếu nên số hạt trên bông thấp hơn bình thƣờng.
3.3.1.3 Số hạt chắc/bông
Số hạt chắc trên bông là yếu tố thứ ba ảnh hƣởng đến năng suất lúa. Dựa vào
kết quả trình bày ở Bảng 3.5, cho thấy số hạt chắc/bông dao động trong khoảng 56
đến 68 hạt/bông và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Số hạt chắc trên bông
đạt nhiều nhất ở nghiệm thức sạ 100 kg/ha (68 hạt) thấp nhất là nghiệm thức sạ 200
kg/ha (56 hạt).
Nguyễn Ngọc Đệ (2009) cho rằng số hạt chắc trên bông càng cao thì năng
suất lúa càng cao. Số hạt chắc trên bông phụ thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính
sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hƣởng của điều kiện ngoại cảnh. Đối với lúa sạ với
mật độ dầy thì sự cạnh tranh dinh dƣỡng và ánh sáng diễn ra mạnh do đó tinh bột
tích lũy trong hạt bị hạn chế và sự vận chuyển tinh bột cũng gặp khó khăn do cây
lúa thƣờng mỏng manh và dễ đổ ngã khi cây lúa mang bông. Theo Nguyễn Thạch
Cân (1997) và Lê Thị Dự (2000) số hạt chắc trên bông chịu nhiều tác động của môi
trƣờng và số lƣợng nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié hoa phân hóa và không phân
hóa.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trƣờng Giang và ctv. (2010), cũng cho rằng
mật độ sạ có ảnh hƣởng đến số hạt chắc trên bông và số hạt chắc trên bông đạt
nhiều nhất ở nghiệm thức sạ mật độ 100 kg giống/ha. Kết quả của Trần Thị Sửu
(1986) cũng cho rằng, sạ với mật độ càng dầy thì số hạt chắc trên bông càng thấp so
với trƣờng hợp sạ thƣa. Nhƣ vậy, mật độ sạ có ảnh hƣởng rõ đến số hạt chắc trên
bông và sạ với mật độ 100 kg giống/ha có số hạt chắc cao nhất.
3.3.1.4 Tỷ lệ hạt chắc (%)
Tỷ lệ hạt chắc là yếu tố liên quan đến số hạt chắc/bông, kết quả ở Bảng 3.5
cho thấy tỷ lệ hạt chắc cao nhất ở nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg giống/ha
(90,30%) khác biệt ý nghĩa ở mức 1% so với hai nghiệm thức còn lại và tỷ lệ hạt
chắc thấp nhất ở nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg giống/ha (85,42%).
24
Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trƣờng
Giang và ctv. (2010), sạ hàng với mật độ 100 kg giống/ha cũng có tỷ lệ hạt chắc
cao nhất so với nghiệm thức sạ mật độ 50 kg giống/ha và với mật độ 200 kg
giống/ha có tỷ lệ hạt chắc thấp nhất.
3.3.1.5 Trọng lượng 1000 hạt
Qua kết quả phân tích ở Bảng 3.6 cho thấy không có sự khác biệt về thống kê
giữa các nghiệm thức. Trọng lƣợng 1000 hạt dao động từ 24,20-24,61g. Do trọng
lƣợng 1000 hạt thƣờng quyết định bởi đặc tính của giống. Ngoài ra, còn đƣợc quyết
định vào thời kỳ phân hóa hoa đến khi chín nhƣng quan trọng nhất là thời kỳ giảm
nhiễm tích cực và vào chắc rộ. Nhƣ vậy, mật độ sạ chƣa làm tăng trọng lƣợng 1000
hạt.
Bảng 3.6 Trọng lƣợng 1000 hạt (g), năng suất (tấn/ha) của giống lúa OM 4218 vụ Hè
Thu năm 2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Mật độ sạ (kg giống/ha)
200 (ĐC)
150
100
F
CV (%)
Trọng lƣợng
1000 hạt (g)
Năng suất lý thuyết Năng suất thực tế
(tấn/ha)
(tấn/ha)
9,86
9,40
9,19
ns
8.97
24,5
24,2
24,6
ns
1,55
5,73
5,75
5,85
ns
6,33
Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê
Trọng lƣợng 1000 hạt cũng là một trong những yếu tố cấu thành năng suất
lúa nhƣng ít biến động mà chủ yếu là do đặc tính di truyền của giống quyết định. Ở
phần lớn các giống lúa, trọng lƣợng 1000 hạt thƣờng biến thiên tập trung trong
khoảng 20-30 g (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
3.3.2 Năng suất
3.3.2.1 Năng suất lý thuyết
Kết quả thí nghiệm trình bày ở Bảng 3.6 cho thấy năng suất lý thuyết của
giống lúa OM 4218 biến thiên trong khoảng 9,19 đến 9,86 tấn/ha và không khác
biệt qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức.
Năng suất lý thuyết đƣợc hình thành và chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố cấu
thành năng suất nhƣ: số bông trên mét vuông, số hạt trên bông, số hạt chắc trên
bông và trọng lƣợng 1000 hạt. Các thành phần năng suất này có quan hệ mật thiết
25
với nhau, khi các thành phần năng suất này đạt tối hảo thì lúa sẽ đạt năng suất tối
đa. Nếu một trong các yếu tố này bị ảnh hƣởng thì năng suất lúa cũng sẽ bị ảnh
hƣởng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Để nâng cao năng suất lúa cần có giải pháp làm tăng số hạt chắc trên bông.
Số hạt chắc trên bông phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu, đất đai, chế độ
dinh dƣỡng và mật độ gieo sạ. Do đó, cần phải gieo sạ với mật độ thích hợp để đảm
bảo số bông trên đơn vị diện tích, số hạt chắc trên bông và trọng lƣợng 1000 hạt.
Bên cạnh đó, việc tạo cho cây lúa phát triển tốt, không bị sâu bệnh và bón phân
thích hợp, đặc biệt là tăng cƣờng bón kali vào giai đoạn cuối cũng là nhân tố làm
tăng tỷ lệ hạt chắc (Nguyễn Xuân Trƣờng và ctv., 2000).
3.3.2.2 Năng suất thực tế
Năng suất thực tế đƣợc trình bày ở Bảng 3.6 cho thấy năng suất biến động từ
5,73 tấn/ha đến 5,85 tấn/ha. Trong đó, nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg giống/ha
(5,85 tấn/ha), kế đến là nghiệm thức sạ với mật độ 150 kg giống/ha (5,75 tấn/ha) và
nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg/ha (5,73 tấn/ha). Tuy nhiên, giữa 3 mật độ sạ
năng suất thực tế không có sự khác biệt qua phân tích thống kê.
Năng suất là chỉ tiêu tổng hợp của tất cả các yếu tố cấu thành năng suất. Trên
thực tế, các yếu tố cấu thành năng suất có quan hệ rất chặt chẽ với nhau, muốn tăng
năng suất lúa không chỉ tác động riêng rẽ từng yếu tố mà phải tác động tổng hợp.
Năng suất thực tế (tấn/ha) là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá tác động của các
biện pháp kỹ thuật đến năng suất lúa (Bùi Thị Nga, 2011).
Theo Trần Thị Sửu (1986) sạ với mật độ khác nhau thì cho năng suất khác
nhau. Tuy nhiên, giữa các nghiệm thức vẫn không có sự khác biệt nhau qua phân
tích thống kê. Kết quả của Nguyễn Trƣờng Giang và ctv. (2010) cũng cho rằng sạ
với mật độ 200 kg giống/ha cho năng suất thấp nhất. Ở ĐBSCL, những nghiên cứu
về mật độ sạ đã khuyến cáo sạ ở mật độ 100 kg giống/ha cho năng suất tƣơng
đƣơng hoặc cao hơn sạ ở mật độ 200 kg giống/ha (Trịnh Quang Khƣơng, 2010).
3.4 ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ
Khi thay đổi mật độ gieo sạ trên cùng nền đất canh tác trong suốt mùa vụ thì
các yếu tố nhƣ thời tiết, dịch hại tác động là nhƣ nhau và lƣợng phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật đƣợc sử dụng cũng nhƣ nhau, chỉ có lƣợng giống là thay đổi. Các yếu tố
giống, lƣợng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là nguồn chi phí bắt buộc ngƣời nông
dân phải đầu tƣ cho mỗi mùa vụ canh tác. Khi lƣợng giống giảm thì tổng chi phí
đầu tƣ cho mùa vụ cũng giảm rõ rệt.
Kết quả trình bày ở Bảng 3.7 cho thấy ở nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg
giống/ha và nghiệm thức sạ 150 kg giống/ha sẽ giảm đƣợc một lƣợng giống lần lƣợt
26
là 100 kg giống/ha và 50 kg giống/ha so với nghiệm thức sạ 200 kg giống/ha. Nhƣ
vậy, khi sạ ở mật độ 100 kg giống/ha sẽ tiết kiệm đƣợc 100 kg giống với giá giống
OM 4218 ở thời điểm hiện tại là 8.000 đồng/kg thì nông dân sẽ tiết kiệm đƣợc
800.000 đồng chi phí đầu tƣ trên một hecta so với khi sạ ở mật độ 200 kg giống/ha.
Bên cạnh đó, khi giảm mật độ sạ thì lƣợng chi phí đầu tƣ cho thuốc ngâm ủ giống
giảm là 95.000 đồng/ha đối với mật độ sạ 100 kg giống/ha. Tổng thu tăng khi năng
suất cao hơn nghiệm thức đối chứng là 612.000 đồng/ha. Cuối cùng lợi nhuận tăng
thêm là 1.507.000 đồng/ha.
Bảng 3.7 Hiệu quả kinh tế của giống lúa OM 4218 vụ Hè Thu năm 2013 tại xã Thới
Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Chỉ tiêu
Giá giống lúa (đồng/kg)
Chi phí giảm giống (đồng/ha)
Năng suất (tấn/ha)
Năng suất tăng (tấn/ha)
Chi phí ngâm ủ giống giảm
Giá lúa bán (đồng/kg)
Tổng chi giảm (đồng/ha)
Tổng thu tăng (đồng/ha)
Lợi nhuận tăng thêm (đồng/ha)
Mật độ sạ (kg/ha)
200 (ĐC)
150
8.000
8.000
400.000
5,73
5,75
0,02
47.500
5.100
5.100
447.500
102.000
549.500
Năng suất tăng = Năng suất từng nghiệm thức - Năng suất đối chứng
Lợi nhuận tăng thêm = Tổng chi giảm + Tổng thu tăng
27
100
8.000
800.000
5,85
0,12
95.000
5.100
895.000
612.000
1.507.000
CHƢƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
- Sạ với mật độ 200 kg giống/ha có số chồi/m2, số bông/m2 cao nhất nhƣng
chiều dài bông, số hạt/bông, số hạt chắc/bông và năng suất lại thấp nhất. Không
đem lại hiệu quả kinh tế khi không giảm đƣợc chi phí cho sản xuất.
- Sạ với mật độ 150 kg giống/ha có số chồi/m2 và số bông/m2 thấp hơn sạ
200 kg giống/ha nhƣng chiều dài bông, số hạt/bông, số hạt chắc/bông và năng suất
thì cao hơn. Hiệu quả kinh tế cao hơn khi lợi nhuận tăng thêm 549.500 đồng/ha.
- Sạ với mật độ 100 kg giống/ha cho số chồi/m2, số bông/m2 thấp nhất nhƣng
chiều dài bông, số hạt/bông, số hạt chắc/bông và năng suất cao nhất. Hiệu quả kinh
tế cao nhất khi lợi nhuận tăng thêm 1.507.0000 đồng/ha.
4.2 ĐỀ NGHỊ
Có thể khuyến cáo nông dân xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ áp
dụng sạ thƣa với mật độ 100 kg/ha nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản
suất lúa.
28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BÙI CHÍ BỬU. 2010. Một số vấn đề cần biết về gạo xuất khẩu. Viện Lúa Đồng
Bằng Sông Cửu Long.
BÙI HUY GIÁP. 1980. Lúa Việt Nam trong vùng Nam và Đông Nam Châu Á. Nhà
xuất bản Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
ĐÀO THẾ TUẤN. 1984. Sinh thái đồng ruộng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
ĐỖ ÁNH. 2003. Độ phì nhiêu đất và dinh dƣỡng cây trồng. Nhà xuất bản Nông
Nghiệp. Tủ sách Đại Học Cần Thơ.
ĐƢỜNG HỒNG DUẬT. 2002. Sổ tay hƣớng dẫn sử dụng phân bón. Nhà xuất bản
Hà Nội. Trang 94-97.
LÊ VĂN HÒA, NGUYỄN BẢO TOÀN VÀ ĐẶNG PHƢƠNG TRÂM. 2001. Bài
giảng sinh lý thực vật. Trƣờng Đại Học Cần Thơ.
NGUYỄN BẢO VỆ VÀ NGUYỄN HUY TÀI. 2004. Giáo trình dinh dƣỡng khoáng
cây trồng. Tủ sách Đại Học Cần Thơ.
NGUYỄN ĐÌNH GIAO, NGUYỄN THIỆN HUYÊN, NGUYỄN HỮU TỀ VÀ HÀ
CÔNG VƢỢNG. 1997. Giáo trình cây lƣơng thực tập 1 cây lúa. Trƣờng
Đại Học Nông Nghiệp I bộ môn cây lƣơng thực. Nhà xuất bản Nông
Nghiệp Hà Nội.
NGUYỄN MINH HUY. 2011. Khảo sát một số đặc tính vật lý trên hai nhóm đất
phù sa ngọt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận văn cao học, Khoa
Nông Nghiệp & SHƢD, Đại Học Cần Thơ.
NGUYỄN NGỌC ĐỆ. 2009. Giáo trình cây lúa.Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia
Thành Phố Hồ Chí Minh. Trang 77-146.
NGUYỄN NGỌC ĐỆ VÀ PHẠM THỊ PHẤN. 2004. Nghiên cứu xây dựng quy
trình thâm canh tổng hợp cho nhóm lúa thơm xuất khẩu tại vùng ven biển
cao ở ĐBSCL (2002-2004). Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Hệ Thống
Canh Tác ĐBSCL. Trƣờng Đại Học Cần Thơ.
NGUYỄN THÀNH HỐI. 2011. Bài giảng Cây Lúa. Tủ sách Trƣờng Đại Học cần
Thơ. Trang 20.
NGUYỄN TRƢỜNG GIANG VÀ PHẠM VĂN PHƢỢNG. 2010. Ảnh hƣởng của
mật độ sạ đến năng suất lúa vụ Hè Thu 2010 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh
Hậu Giang. Tạp chí khoa học 2011:18b 248-253. Đại Học Cần Thơ.
29
NGUYỄN VĂN LUẬT. 2001. Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20. Nhà Xuất Bản Nông
Nghiệp.
NGUYỄN XUÂN TRƢỜNG, LÊ VĂN NGHĨA, LÊ QUỐC PHONG VÀ
NGUYỄN ĐĂNG NGHĨA. 2000. Sổ tay sử dụng phân bón. Nhà xuất bản
Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
NGUYỄN XUÂN TRƢỜNG. 2004. Ảnh hƣởng của ba mức độ vùi rơm rạ vào đất
đến sinh trƣởng và năng suất lúa hè thu 2003 trên đất phèn nặng xã Hòa An,
huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang Giang. Luận văn tốt nghiếp đại học,
Khoa Nông Nghiệp & SHƢD ,Đại Học Cần Thơ .Trang 15-35.
PHẠM VĂN KIM. 2000. Giáo trình các nguyên lý bệnh hại cây trồng. Khoa Nông
Nghiệp. Trƣờng Đại Học Cần Thơ.
TÔN THẤT TRÌNH. 1968. Kỹ thuật trồng lúa cải thiện. Viện Đại Học Cần Thơ
xuất bản. Trang 99-116.
TRẦN THỊ NGỌC HUÂN, TRỊNH QUANG KHƢƠNG, PHẠM SỸ TÂN VÀ
HIRAOKA. 1999. Phân tích tƣơng quan hệ số Path năng suất và thành
phần năng suất lúa sạ thẳng dƣới ảnh hƣởng của mật độ sạ. Tạp chí
Omonrice số 7/1999. Trang 85-90.
TRỊNH QUANG KHƢƠNG. 2010. Cải thiện canh tác bằng biện pháp luân canh,
điều chỉnh mật độ sạ, lƣợng phân đạm và quản lý nƣớc ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Luận án tiến sĩ, Khoa Nông Nghiệp & SHƢD, Đại Học Cần
Thơ. Trang 5-18.
WASANO K. 1987. Rice culture under the different irrigation systems in Nong wai
pioneer agriculture project area of Khou Kean, Thailan, Journal of the
Faculty of Agriculture Kyushu University. pp. 187-189.
YOSHIDA S. 1981. Fundamental of rice crop science. International rice research
instirute. Los Banos, Laguna, Philippines.
30
PHỤ CHƢƠNG
Phụ chƣơng 1: Bảng ANOVA chiều cao lúc 20 ngày sau khi sạ của lúa OM 4218
vụ Hè Thu năm 2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Lặp lại
Nghiệm thức
Sai số
2
2
4
Tổng bình
phương
4,602
10,936
23,871
Tổng
9
10869,280
Nguồn biến động Độ tự do
Trung bình
bình phương
2,301
5,468
5,968
F
Xác suất
0,386
0,916ns
0,703
0,470
(ns) không khác biệt ý nghĩa thống kê
CV. (%) = 7.06
Phụ chƣơng 2: Bảng ANOVA chiều cao lúc 40 ngày sau khi sạ của lúa OM 4218
vụ Hè Thu năm 2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Nguồn biến
động
Lặp lại
Nghiệm thức
Sai số
Tổng
Độ tự do Tổng bình phương
2
3
6
12
1,167
30,917
2,833
31759,000
Trung bình
bình phương
0,583
10,306
0,472
F
Xác suất
1,235
21,824**
0,355
0,001
(**) khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
CV. (%) = 1,34
Phụ chƣơng 3: Bảng ANOVA chiều cao lúc 60 ngày sau khi sạ của lúa OM 4218
vụ Hè Thu năm 2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Nguồn biến
động
Độ tự do
Tổng bình
phương
Trung bình
bình phương
F
Xác suất
Lặp lại
2
9,042
4,521
0,325
0,740
Nghiệm thức
2
26,015
13,007
0,936ns
0,464
Sai số
4
55,613
13,903
Tổng
9
47942,232
CV. (%) = 5,11
(ns) không khác biệt ý nghĩa thống kê
Phụ chƣơng 4: Bảng ANOVA chiều cao lúc 80 ngày sau khi sạ của lúa OM 4218
vụ Hè Thu năm 2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Nguồn biến động
Độ tự do
Tổng bình
phương
Trung bình
bình phương
F
Xác suất
Lặp lại
2
8,487
4,243
0,867
0,487
Nghiệm thức
2
9,207
4,603
0,940ns
0,463
Sai số
4
19,587
4,897
Tổng
9
67585,290
(ns) không khác biệt ý nghĩa thống kê
CV. (%) = 2,55
Phụ chƣơng 5: Bảng ANOVA số chồi lúc 20 ngày sau khi sạ của lúa OM 4218 vụ
Hè Thu năm 2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Nguồn biến động
Độ tự do
Tổng bình
phương
Trung bình
bình phương
F
Xác suất
Lặp lại
2
1168,222
584,111
2,226
0,224
Nghiệm thức
2
172222,889
86111,444
328,11**
0,000
Sai số
4
1049,778
262,444
Tổng
9
4636393,000
(**) khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
CV. (%) = 2,3
Phụ chƣơng 6: Bảng ANOVA số chồi lúc 40 ngày sau khi sạ của lúa OM 4218 vụ
Hè Thu năm 2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Nguồn biến động
Độ tự do
Tổng bình
phương
Trung bình
bình phương
F
Xác suất
Lặp lại
2
219,556
109,778
0,022
0,987
Nghiệm thức
2
48362,889
24181,444
4,822 ns
0,083
Sai số
4
20060,444
5015,111
Tổng
9
7115898,000
CV. (%) = 8,00
(ns) Không khác biệt ý nghĩa thống kê
Phụ chƣơng 7: Bảng ANOVA số chồi lúc 60 ngày sau khi sạ của lúa OM 4218 vụ
Hè Thu năm 2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Nguồn biến động
Độ tự do
Tổng bình
phương
Trung bình
bình phương
F
Xác suất
Lặp lại
2
1074,667
537,333
1,102
0,416
Nghiệm thức
2
42704,667
21352,333
43,785**
0,002
Sai số
4
1950,667
487,667
Tổng
9
5335730,000
(*) khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
CV. (%) = 2,88
Phụ chƣơng 8: Bảng ANOVA số bông trên mét vuông của lúa OM 4218 vụ Hè
Thu năm 2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Nguồn biến động
Độ tự do
Tổng bình
phương
Trung bình
bình phương
F
Xác suất
Lặp lại
2
22120,222
11060,111
4,648
0,091
Nghiệm thức
2
37334,889
18667,444 7,844*
0,041
Sai số
4
9519,111
2379,778
Tổng
9
3590852,000
(*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5%
CV. (%) = 7,80
Phụ chƣơng 9: Bảng ANOVA chiều dài bông của lúa OM 4218 vụ Hè Thu năm
2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Nguồn biến động
Độ tự do
Tổng bình
phương
Trung bình
bình phương
F
Xác suất
Lặp lại
2
1,136
0,568
1,558
0,316
Nghiệm thức
2
4,942
2,471
6,780ns
0,052
Sai số
4
1,458
0,364
Tổng
9
4236,870
CV. (%) = 2,78
(ns) khác biệt không ý nghĩa thống kê
Phụ chƣơng 10: Bảng ANOVA số hạt trên bông của lúa OM 4218 vụ Hè Thu năm
2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Nguồn biến động
Độ tự do
Tổng bình
phương
Trung bình
bình phương
F
Xác suất
Lặp lại
2
22,222
11,111
1,176
0,396
Nghiệm thức
2
134,222
67,111
7,106*
0,048
Sai số
4
37,778
9,444
Tổng
9
46133,000
(*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5%
CV. (%) = 4,3
Phụ chƣơng 11: Bảng ANOVA số hạt chắc trên bông của lúa OM 4218 vụ Hè Thu
năm 2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Nguồn biến động
Độ tự do
Tổng bình
phương
Trung bình
bình phương
F
Xác suất
Lặp lại
2
14,000
7,000
0,750
0,529
Nghiệm thức
2
204,667
102,333
10,964*
0,024
Sai số
4
37,333
9,333
Tổng
9
35600,000
(*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5%
CV. (%) = 4,87
Phụ chƣơng 12: Bảng ANOVA tỷ lệ hạt chắc/bông của lúa OM 4218 vụ Hè Thu
năm 2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Nguồn biến động
Độ tự do
Tổng bình
phương
Trung bình
bình phương
F
Xác suất
Lặp lại
2
2,977
1,488
2,174
0,230
Nghiệm thức
2
36,718
18,359
26,813
0,005
Sai số
4
2,739
0,685
Tổng
9
69118,469
CV. (%) = 0,71
(**) khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
Phụ chƣơng 13: Bảng ANOVA trọng lượng 1000 hạt của lúa OM 4218 vụ Hè Thu
năm 2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Nguồn biến động
Độ tự do
Tổng bình
phương
Trung bình
bình phương
F
Xác suất
Lặp lại
2
0,101
0,051
0,363
0,717
Nghiệm thức
2
0,336
0,168
1,204ns
0,390
Sai số
4
0,557
0,139
Tổng
9
5369,277
(ns) khác biệt không ý nghĩa thống kê
CV. (%) = 1,55
Phụ chƣơng 14: Bảng ANOVA năng suất lý thuyết của lúa OM 4218 vụ Hè Thu
năm 2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Nguồn biến động
Độ tự do
Tổng bình
phương
Trung bình
bình phương
F
Xác suất
Lặp lại
2
3,410
1,705
2,375
0,209
Nghiệm thức
2
0,559
0,279
0,389ns
0,701
Sai số
4
2,872
0,718
Tổng
9
816,619
(ns) khác biệt không ý nghĩa thống kê
CV. (%) = 8,97
Phụ chƣơng 15: Bảng ANOVA năng suất thực tế của lúa OM 4218 vụ Hè Thu năm
2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ.
Nguồn biến động
Độ tự do
Tổng bình
phương
Trung bình
bình phương
F
Xác suất
Lặp lại
2
0,550
0,275
2,047
0,244
Nghiệm thức
2
0,027
0,013
0,100ns
0,907
Sai số
4
0,537
0,134
Tổng
9
301.927
CV. (%) =6,33
(ns) khác biệt không ý nghĩa thống kê
[...]... nghiệm giống lúa OM 4218 sạ với các Trang mật độ khác nhau xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ vụ Hè Thu 2013 3.2 19 Chiều cao của giống lúa OM 4218 vụ Hè Thu năm 2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ 3.3 Số chồi/m2 của giống lúa OM 4218 vụ Hè Thu năm 2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ 3.4 21 Chiều dài bông (cm) của giống lúa OM 4218 vụ Hè Thu năm 2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, ... TP Cần Thơ 3.5 20 22 Số bông/m2, Số hạt/ bông, Số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc(%) của giống lúa OM 4218 vụ Hè Thu năm 2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ 3.6 23 Trọng lƣợng 1000 hạt (g), năng suất (tấn/ha) của giống lúa OM 4218 vụ Hè Thu năm 2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ 3.7 25 Hiệu quả kinh tế của giống lúa OM 4218 vụ Hè Thu năm 2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP Cần. .. khoa học kỹ thu t của nông dân trong vùng ĐBSCL còn khá chậm.Do đó, đề tài Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất lúa OM 4218 vụ Hè Thu năm 2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu xác định mật độ sạ thích hợp làm cơ sở khuyến cáo cho nông dân trong sản xuất lúa 1 CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƢỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY LÚA 1.1.1 Các... trong vụ Hè Thu 2013 từ tháng 3 /2013 đến tháng 6 /2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ Hình 2.1 Bản đồ địa điểm thí nghiệm Xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ là vùng đất trũng nên hiệu quả canh tác không cao, hàng năm sản xuất 3 vụ lúa/ năm làm suy thoái đất và ô nhiễm môi trƣờng 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm Giống lúa đƣợc sử dụng trong thí nghiệm là OM 4218 đƣợc chọn từ tổ hợp lai OM 2031/MTL 250, là giống. .. đi và chỉ còn lại chồi hữu hiệu Nghiệm thức sạ 200 kg giống/ ha có số chồi/m2 cao nhất và thấp nhất là nghiệm thức 20 sạ 100 kg giống/ ha Nghiệm thức sạ 200 kg giống/ ha có số chồi/m2 cao nhất chủ yếu là từ thân chính của cây lúa Bảng 3.3 Số chồi/m2 của giống lúa OM 4218 vụ Hè Thu năm 2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ Số chồi/m2 Ngày sau sạ Mật độ sạ (kg/ha) 200 (ĐC) 150 100 F CV (%) 20 846a... là lúc cây lúa nhảy chồi tích cực, mật độ cây lúa tăng lên dẫn đến sự cạnh tranh về ánh sáng tăng cao làm cho cây lúa vƣơn dài lóng để nhận ánh sáng Trong suốt thời gian sinh trƣởng thì chiều cao cây tối đa dao động từ 85,31 cm đến 87,83 cm vào giai đoạn 80 NSS (Bảng 3.2) 19 Bảng 3.2 Chiều cao (cm) của giống lúa OM 4218 vụ Hè Thu năm 2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ Mật độ sạ (kg/ha)... ở lúa sạ số hạt trên bông sẽ thấp hơn lúa cấy nên dẫn đến số hạt trên mét vuông cũng có thể nhƣ nhau giữa lúa cấy và lúa sạ Nhìn chung, mật độ sạ cũng có tác động đáng kể đến năng suất cuối cùng của lúa Việc xác định mật độ sạ thích hợp cho từng giống, từng vùng, từng mùa khác nhau sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao năng suất lúa Mật độ tốt nhất sẽ cho năng suất cao nhất, tăng hay giảm mật độ. .. này có ƣu điểm tranh thủ thời vụ, hạn chế cỏ dại, song lại dễ mất mật độ do ốc bƣơu vàng, cua, cá ăn mất hạt giống, lúa hay bị rong rêu bám, cây lúa mảnh 9 1.3.2 Ảnh hƣởng của mật độ đến năng suất lúa Thƣờng năng suất của một giống lúa thay đổi nhiều qua mật độ gieo sạ, muốn đạt đƣợc năng suất cao, phải đảm bảo mật độ gieo trồng thích hợp Theo Đào Thế Tuấn (1970) tăng mật độ, mở rộng diện tích lá xanh... cứ nghiệm thức nào Chuột cắn phá lúa ở thời điểm 25 ngày sau sạ cho đến khoảng 40 ngày sau sạ Hầu nhƣ tất cả các nghiệm thức đều bị chuột cắn phá nhƣng ở mức độ nhẹ, chỉ riêng nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg/ha là bị nặng nhất khoảng 5% (Bảng 3.1) Bảng 3.1 Ghi nhận tổng quan thí nghiệm giống lúa OM 4218 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ vụ Hè Thu 2013 Mật độ sạ (kg/ha) 200 150 100 Đạo ôn (cấp)... bông (cm) của giống lúa OM 4218 vụ Hè Thu năm 2013 tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ Mật độ sạ (kg/ha) 200 (ĐC) 150 100 F CV (%) Chiều dài bông (cm) 20,96 21,30 22,75 ns 2,78 Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê Chiều dài bông là một yếu tố ít biến động, tuy nhiên nó thay đổi tùy theo giống, vùng canh tác và kỹ thu t canh tác Nhìn chung, chiều dài bông thƣờng có liên quan đến số hạt