1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuỗi cung ứng vú sữa lò rèn vĩnh kim

40 940 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 157,18 KB

Nội dung

Đề tài: Chuỗi cung ứng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim I. Phần mở đầu 1. Ý nghĩa, mục đích nghiên cứu Khu vực hóa, toàn cầu hóa mang lại nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế của đất nước nhưng bên canh đó nó cũng kéo theo nhiều vấn đề nhức nhối. Thực trạng ưa hàng ngoại ngày càng phổ biến, không chỉ trên các mặt hàng gia dụng, điện tử,… mà ngay cả các sản phẩm nông sản, vốn được coi là thế mạnh của Việt Nam, cũng nằm trong số đó. Ngoài tâm lý sính ngoại thì một phần cũng là do chất lượng sản phẩm nông sản Việt Nam chưa thật sự cao. Tại sao lại như vậy? Để trả lời câu hỏi đó, chúng tôi tập trung đi vào phân tích chuỗi cung ứng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, để từ đó tìm ra những nguyên nhân. Từ những nguyên nhân sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim. Việc nghiên cứu liên quan đến sản phẩm vú sữa lò rèn Vĩnh Kim ở khía cạnh chuỗi cung ứng giúp nắm rõ hơn các tác nhân trong chuỗi cung ứng. Từ đó xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp cải tiến chuỗi cung ứng sản phẩm vú sữa lò rèn tại Vĩnh Kim. Với định hướng trên, chúng tôi hy vọng rằng đề tài sẽ có những đóng góp quan trọng trong việc tìm ra những đặc điểm nổi bật giúp nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng vú sữa lò rèn Vĩnh Kim nói riêng và Việt Nam nói chung. Kết quả nghiên cứu của đề tài là sự đóng góp vào chuỗi cung ứng về sản phẩm vú sữa lò rèn Vĩnh Kim với chất lượng cao cung cấp cho thị trường Việt Nam và trên thế giới. Ngoài ra, đề tài còn có một đóng góp không kém phần quan trọng đó là giúp người dân sẽ nâng cao năng suất vú sữa, tiết kiệm chi phí, tạo ra một sản phẩm vú sữa đạt đủ tiêu chuẩn quốc tế. Qua đó, có thể thấy được để tạo nên thương hiệu cho vú sữa lò rèn Vĩnh Kim trên thị trường trong và ngoài nước đòi hỏi cần tạo ra một chuỗi cung ứng tối ưu và chúng ta phải quản trị được chuỗi cung ứng đó. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tìm hiểu về chuỗi cung ứng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim. Tìm hiểu sâu hơn về chuỗi cung ứng nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời cho chuỗi cung ứng. Nhiệm vụ chính của đề tài là tiến hành nghiên cứu về những cơ sở lý luận và thực trạng của chuỗi cung ứng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim hiện nay. Đề tài tiến hành nghiên cứu tại tỉnh Tiền Giang – một nơi nổi tiếng với vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim. Nhằm hạn chế phạm vi nghiên cứu theo mục tiêu đã đề ra, đề tài nghiên cứu chỉ tập trung xem xét và phân tích đánh giá các yếu tố trong phạm vi sau: - Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim được tiến hành nghiên cứu tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. - Đề tài chỉ tập trung vào chuỗi cung ứng chứ không đi sâu vào những vấn đề khác như thị trường hay thương hiệu. - Thời gian tiến hành nghiên cứu từ ngày 19/1/2012 đến 10/4/2012 3. Phương pháp nghiên cứu Nhu cầu thông tin Thông tin thứ cấp: - Thông tin tổng quan về chuỗi cung ứng cây vú sữa: Quá trình trồng trọt, chăm sóc,thu hoạch và sau thu hoạch… - Thông tin về thị trường cung ứng vú sữa - Tiêu chuẩn chất lượng (nếu có). - Thông tin sơ cấp: - Kinh nghiệm của nông dân trong ngành - Những suy tư, vướng mắc của các chủ nhà vườn Phương pháp thu thập thông tin Đối với các dữ liệu thứ cấp: Tham khảo những luận văn trước, các sách về nghiên cứu chuỗi cung ứng, tìm kiếm thông tin trên internet, sách báo… Đối với các dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn các chủ vườn vú sữa Nghiên cứu định tính - Thảo luận nhóm: Để thu thập các thông tin về lý thuyết cũng như thực trạng vấn đề quan tâm, tìm ra những lỗ hổng, đánh giá các biện pháp can thiệp, và thử nghiệm chương trình mới. - Phỏng vấn nhóm: Phỏng vấn chủ vườn vú sữa để đảm bảo tính chính xác của quy trình đầu vào và đầu ra của trái vú sữa, tìm hiểu các băn khoăn của họ. - Quan sát trực tiếp, công khai: Quan sát vườn vú sữa để hiểu rõ về thực trạng trồng trọt, tiêu chuẩn… được áp dụng như thế nào. 4. Bố cục của đề tài Chương 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng Chương 2: Thực trạng tình hình chuỗi cung ứng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim Chương 3: Thách thức và giải pháp thực hiện Chương 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng I. Chuỗi cung ứng Định nghĩa Một chuỗi cung ứng là một hệ thống các tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động, thông tin và tài nguyên liên quan trong việc di chuyển một sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp cho khách hàng. Cung cấp chuỗi các hoạt động chuyển đổi nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các thành phần thành một sản phẩm thành phẩm được gửi đến khách hàng cuối cùng. Trong các hệ thống chuỗi cung cấp phức tạp, các sản phẩm được sử dụng có thể tái nhập vào chuỗi cung ứng tại bất kỳ điểm nào mà giá trị còn lại được tái chế.Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ, và khách hàng: • Khách hàng: bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm • Nhà sản xuất: các tổ chức sản xuất ra sản phẩm, bao gồm nhà sản xuất nguyên vật liệu, nhà sản xuất thành phẩm. • Nhà phân phối: công ty dự trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng. • Nhà bán lẻ: công ty dự trữ hàng và phân phối sản phẩm đến khách hàng với số lượng hỏ hơn. • Nhà cung cấp dịch vụ: những tổ chức cung cấp dịch vụ cho công ty sản xuất, phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Hoạt động của chuỗi cung ứng Dây chuyền cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản. Các thành phần này là các nhóm chức năng khác nhau và cùng nằm trong dây chuyền cung ứng: • Sản xuất (Làm gì, như thế nào, khi nào) • Vận chuyển (Khi nào, vận chuyển như thế nào) • Tồn kho (Chi phí sản xuất và lưu trữ) • Định vị (Nơi nào tốt nhất để làm cái gì) • Thông tin (Cơ sở để ra quyết định) Sản xuất Sản xuất cái gì, như thế nào, khi nào? Vận tải Khi nào, vận chuyển như thế nào? Tồn kho Chi phí sản xuất và lưu trữ Địa điểm Nơi nào tốt nhất để làm cái gì? Thông tin Những cơ sở để ra quyết định 1. Sản xuất: Sản xuất là khả năng của dây chuyền cung ứng tạo ra và lưu trữ sản phẩm. Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phần này. Trong quá trình sản xuất, các nhà quản trị thường phải đối mặt với vấn đề cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. 2. Vận chuyển: Đây là bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật liệu, cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dây chuyền cung ứng. Ở đây, sự cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc được biểu thị trong việc lựa chọn phương thức vận chuyển. Thông thường có 6 phương thức vận chuyển cơ bản • Đường biển: giá thành rẻ, thời gian vận chuyển dài và bị giới hạn về địa điểm giao nhận. • Đường sắt: giá thành rẻ, thời gian trung bình, bị giới hạn về địa điểm giao nhận. • Đường bộ: nhanh, thuận tiện. • Đường hàng không: nhanh, giá thành cao. • Dạng điện tử: giá thành rẻ, nhanh, bị giới hạn về loại hàng hoá vận chuyển (chỉ dành cho dữ liệu, âm thanh, hình ảnh…). • Đường ống: tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hoá (khi hàng hóa là chất lỏng, chất khí ). 3. Tồn kho: Tồn kho là việc hàng hoá được sản xuất ra tiêu thụ như thế nào. Chính yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của công ty bạn. Nếu tồn kho ít tức là sản phẩm của bạn được sản xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu, từ đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất của công ty bạn ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối đa. 4. Định vị: Bạn tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu? Nơi nào là địa điểm tiêu thụ tốt nhất? Đây chính là những yếu tố quyết định sự thành công của dây chuyền cung ứng. Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. 5. Thông tin: Thông tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống SCM của bạn. Nếu thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác. Ngược lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống SCM sẽ không thể phát huy tác dụng. Bạn cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cố gắng thu thập nhiều nhất lượng thông tin cần thiết. Những bước đi cơ bản khi triển khai SCM Bạn cần tuân thủ 5 bước đi cơ bản sau đây: 1. Kế hoạch - Đây là bộ phận chiến lược của SCM. Bạn sẽ cần đến một chiến lược chung để quản lý tất cả các nguồn lực nhằm giúp sản phẩm phẩm, dịch vụ của bạn đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Phần quan trọng của việc lập kế hoạch là xây dựng một bộ các phương pháp, cách thức giám sát dây chuyền cung ứng để đảm bảo cho dây chuyền hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao để đưa tới khách hàng. 2. Nguồn cung cấp – Hãy lựa chọn những nhà cung cấp thích hợp để đáp ứng các chủng loại hàng hoá, dịch vụ đầu vào mà bạn cần để làm ra sản phẩm, dịch vụ của bạn. Bạn nên xây dựng một bộ các quy trình định giá, giao nhận và thanh toán với nhà phân phối, cũng như thiết lập các phương pháp giám sát và cải thiện mối quan hệ giữa bạn với họ. Sau đó, bạn hãy tiến hành song song các quy trình này nhằm quản lý nguồn hàng hoá, dịch vụ mà bạn nhận được từ các nhà cung cấp, từ việc nhận hàng, kiểm tra hàng, chuyển chúng tới các cơ sở sản xuất đến việc thanh toán tiền hàng. 3. Sản xuất – Đây là bước đi tiếp theo, sau khi bạn đã có nguồn hàng. Hãy lên lịch trình cụ thể về các hoạt động sản xuất, kiểm tra, đóng gói và chuẩn bị giao nhận. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất của dây chuyền cung ứng, vì thế bạn cần giám sát, đánh giá chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm, cũng như hiệu suất làm việc của nhân viên. 4. Giao nhận – Đây là yếu tố mà nhiều người hay gọi là “hậu cần”. Hãy xem xét từng khía cạnh cụ thể bao gồm các đơn đặt hàng, xây dựng mạng lưới cửa hàng phân phối, lựa chọn đơn vị vận tải để đưa sản phẩm của bạn tới khách hàng, đồng thời thiết lập một hệ thống hoá đơn thanh toán hợp lý. 5. Hoàn lại – Đây là công việc chỉ xuất hiện trong trường hợp dây chuyền cung ứng có vấn đề. Nhưng dù sao, bạn cũng cần phải xây dựng một chính sách đón nhận những sản phẩm khiếm khuyết bị khách hàng trả về và trợ giúp khách hàng trong trường hợp có vấn đề rắc rối đối với sản phẩm đã được bàn giao. Mô hình chuỗi cung ứng Có một loạt các mô hình chuỗi cung ứng, mà giải quyết cả hai phía thượng lưu và hạ lưu. Tuy nhiên, mô hình SCOR là phổ biến nhất. SCOR cung Chuỗi hoạt động tham khảo mô hình phát triển do Hội đồng chuỗi cung ứng, các biện pháp hiệu suất tổng dây chuyền cung ứng. Nó là 1 tài liệu tham khảo quá trình mô hình quản lý chuỗi cung cấp, kéo dài từ nhà cung cấp của nhà cung cấp đến khách hàng của khách hàng. Nó bao gồm giao hàng và hiệu suất thực hiện để sản xuất linh hoạt, bảo hành và trả về xử lý chi phí, hàng tồn kho và thay phiên nhau tài sản, và các yếu tố khác đánh giá hiệu suất tổng thể hiệu quả của một chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng toàn cầu Diễn đàn (GSCF) giới thiệu một mô hình chuỗi cung ứng. Khuôn khổ này xây dựng trên tám quy trình kinh doanh quan trọng là cả hai đa chức năng và qua công ty trong tự nhiên. Mỗi quá trình được quản lý bởi một nhóm liên chức năng, bao gồm đại diện từ hậu cần, sản xuất, thu mua, tài chính, tiếp thị và nghiên cứu và phát triển. Trong khi mỗi quá trình giao tiếp với khách hàng và nhà cung cấp, quản lý quan hệ khách hàng và nhà cung cấp quy trình quản lý mối quan hệ hình thành các mối liên kết quan trọng trong chuỗi cung ứng. Thực tế, có bốn phổ biến cung cấp Mô hình chuỗi. Ngoài hai đề cập ở trên, có Năng suất của Mỹ và Trung tâm Chất lượng (APQC) Quy trình khung phân loại và chuỗi cung cấp thực hành tốt nhất khung. Trung tâm Năng suất - Chất lượng Mỹ (APQC) phân loại Framework (PCF) SM là cấp cao, ngành công nghiệp trung lập doanh nghiệp quá trình mô hình cho phép các tổ chức để xem các quy trình kinh doanh của họ từ một quan điểm qua ngành công nghiệp. PCF được phát triển bởi APQC và các công ty thành viên như là một tiêu chuẩn mở để tạo điều kiện cải thiện thông qua quy trình quản lý và điểm chuẩn, bất kể kích thước của ngành công nghiệp, hoặc địa lý. PCF tổ chức điều hành và quản lý quá trình thành 12 thể loại cấp độ doanh nghiệp, bao gồm các nhóm quá trình, và hơn 1.000 quy trình và các hoạt động liên quan. Quy định An ninh chuỗi cung ứng đã trở thành đặc biệt quan trọng trong những năm gần đây. Kết quả là, chuỗi cung ứng thường phải tuân theo quy định toàn cầu và địa phương. Một số quy định chủ yếu xuất hiện riêng trong năm 2010 đã có một ảnh hưởng lâu dài về việc làm thế nào chuỗi cung ứng toàn cầu hoạt động. Những quy định mới này bao gồm: Nộp hồ sơ an ninh nhà nhập khẩu (ISF) bổ sung quy định của Chương Trình Khám chứng nhận hàng hóa (CCSP) Phát triển và thiết kế Với toàn cầu hoá ngày càng tăng và tiếp cận dễ dàng hơn cho các sản phẩm thay thế trong thị trường hiện nay, tầm quan trọng của thiết kế sản phẩm thế hệ nhu cầu là quan trọng hơn bao giờ hết. Ngoài ra, cung cấp, và do đó sự cạnh tranh giữa các công ty cho tăng nhu cầu thị trường hạn chế và giá cả và các yếu tố tiếp thị khác trở thành yếu tố phân biệt ít, thiết kế sản phẩm cũng đóng một vai trò khác nhau bằng cách cung cấp các tính năng hấp dẫn để tạo ra nhu cầu. Trong bối cảnh này, thế hệ nhu cầu được sử dụng để xác định một thiết kế sản phẩm hấp dẫn như thế nào trong việc tạo ra nhu cầu. Nói cách khác, nó là khả năng của một thiết kế sản phẩm để tạo ra nhu cầu mong đợi của khách hàng đáp ứng. Tuy nhiên, thiết kế sản phẩm ảnh hưởng đến không chỉ thế hệ nhu cầu, nhưng cũng quá trình sản xuất, chi phí, chất lượng, và thời gian dẫn. Các thiết kế sản phẩm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng có liên quan và các yêu cầu trực tiếp bao gồm, nhưng không giới hạn: sản xuất, vận chuyển, chất lượng, số lượng, lịch trình sản xuất, lựa chọn vật liệu, công nghệ sản xuất, chính sách sản xuất, quy định và pháp luật. Từ một góc nhìn rộng, sự thành công của chuỗi cung ứng phụ thuộc vào thiết kế sản phẩm và khả năng của chuỗi cung ứng, nhưng ngược lại cũng thật sự thành công của sản phẩm phụ thuộc vào chuỗi cung ứng sản xuất nó. Kể từ khi thiết kế sản phẩm ra lệnh yêu cầu về chuỗi cung ứng, như đã đề cập trước đây, nó là rõ ràng rằng một khi một thiết kế sản phẩm được hoàn thành, nó thúc đẩy cấu trúc của chuỗi cung ứng, hạn chế tính linh hoạt của các kỹ sư để tạo ra và đánh giá khác nhau (có khả năng hơn hiệu quả chi phí) thay thế chuỗi cung ứng. II. Quản trị chuỗi cung ứng Định nghĩa Hội đồng Chuyên gia cung cấp Quản lý chuỗi (CSCMP) định nghĩa quản lý chuỗi cung ứng như sau: “Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics. Ở mức độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng. Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty với nhau. Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối các chức năng kinh doanh và các qui trình kinh doanh chính yếu bên trong công ty và của các công ty với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết dính. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp về qui trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.” Mục tiêu Mục tiêu chính của quản lý chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua việc sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực, bao gồm năng lực phân phối, hàng tồn kho và lao động. Về lý thuyết, một chuỗi cung ứng tìm kiếm để phù hợp với nhu cầu với nguồn cung cấp và làm như vậy với hàng tồn kho tối thiểu. Khía cạnh khác nhau của việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng bao gồm liên lạc với nhà cung cấp để loại bỏ tắc nghẽn, tìm nguồn cung ứng chiến lược để tấn công một sự cân bằng giữa chi phí vật liệu thấp nhất và giao thông vận tải, thực hiện JIT (Just In Time) kỹ thuật để tối ưu hóa dòng chảy sản xuất, duy trì sự pha trộn và vị trí của nhà máy và kho để phục vụ thị trường khách hàng, và sử dụng vị trí / phân bổ, phân tích định tuyến xe, lập trình năng động , và tất nhiên, hậu cần tối ưu hóa truyền thống để tối đa hóa hiệu quả của các bên phân phối. Sự khác biệt giữa quản lý logictics và quản lý chuỗi cung ứng: Thường có sự nhầm lẫn về chuỗi cung ứng và hậu cần (logictics). Nói chung bây giờ chấp nhận rằng Logistics áp dụng cho các hoạt động trong vòng một công ty / tổ chức liên quan đến phân phối sản phẩm trong khi thuật ngữ chuỗi cung ứng cũng bao gồm sản xuất, mua sắm và do đó có sự tập trung rộng hơn nhiều vì nó liên quan đến nhiều doanh nghiệp, bao gồm cả các nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà bán lẻ , làm việc với nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cho một sản phẩm hay dịch vụ. Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin. Ứng dụng của SCM Hệ thống quản trị chuỗi cung cấp được ứng dụng để theo dõi việc lưu hành của sản phẩm và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng (nhà sản xuất, đại lý, hệ thống bán lẻ… ). SCM cũng được sử dụng để quản lý các yêu cầu, nhà kho, lưu vận, lưu hành, các yêu cầu liên quan khác và cả các cách sản phẩm đến được với khách hàng cuối cùng. Các chức năng cơ bản của SCM bao gồm việc tối ưu hóa chuỗi cung cấp, quản lý các biến cố, quản lý tồn kho, quản lý RFID, quản lý lưu hành. Ngoài ra SCM có thể còn bao gồm việc quản lý thương mại quốc tế, mối quan hệ giữa các nhà cung cấp [1] . Lợi ích khi sử dụng SCM • Nâng cao hiệu suất của các dòng sản phẩm thông qua việc kết hợp giữa các nhà cung cấp với nhau. • Nâng cao dịch vụ khách hàng và giảm tồn kho tối đa. • Giảm chi phí lưu kho sản phẩm của doanh nghiệp. • Giảm chi phí giá thành mỗi sản phẩm và nâng cao lợi nhuận đến mức tối ưu. • Giảm chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp. • Nâng cao sức cạnh tranh cho các công ty. • Thiết lập chuỗi cung ứng giữa các đối tác truyền thống với nhau. • Đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường và giảm các yếu tố các loại tác động đến khách hàng. Rủi ro khi sử dụng SCM • Nếu lựa chọn một hệ thống SCM sai có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, từ nguyên liệu sản xuất đến hệ thống phân phối. • Hệ thống SCM không tương thích với các công cụ quản trị như hệ thống sổ sách, các phần mềm kinh doanh đang được sử dụng có thể dẫn đến việc phá hủy toàn bộ hoạt động kinh doanh. • Các hình thức kinh doanh với đa chi nhánh, đối tác, văn phòng đại diện có thể dẫn tới sự xáo trộn không phân tích nổi [...]... ngày trái vẫn tươi xanh, so với vú sữa không sử dụng lá lục bình bảo quản chỉ có thể để được 3 - 4 ngày 2 Khai trương nhà đóng gói Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim theo tiêu chuẩn GlobalGAP Sau chín tháng được công nhận Hệ thống quản lý sản xuất vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, Sáng ngày 06/01/2009 HTX Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim tổ chức Lễ khai trương nhà đóng gói trái vú sữa theo tiêu chuẩn GlobalGAP... tấn vú sữa Lò Rèn đạt tiêu chuẩn GlobalGAP cung cấp cho Công ty TNHH Thương mại - dịch vụ Rồng Đỏ xuất khẩu sang Anh Vú sữa mua xuất khẩu đợt này là loại 2, 3 với giá mua tại vườn 28.000 đồng/kg, cao hơn giá thị trường từ 8.000 10.000 đồng/kg Được biết, đây là lần thứ 2 Công ty Rồng Đỏ mua vú sữa của HTX Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim xuất khẩu HTX đã thỏa thuận sẽ cung ứng tiếp gần 1,3 tấn vú sữa Lò Rèn đạt... xã (HTX) vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim còn đang tất bật chuẩn bị đưa sản phẩm của mình sang châu Âu Từ thành công của vú sữa Lò Rèn, nhiều loại trái cây đặc sản có lợi thế cạnh tranh có thể tìm hướng đi cho mình nhằm nâng cao giá trị sản phẩm Nông dân trồng vú sữa ở xã Vĩnh Kim rất phấn khởi bởi giá vú sữa đầu vụ cao ngất ngưởng: 250.000- 300.000 đồng/chục (12 trái) vào năm 2008 Không chỉ vậy, vú sữa cho năng... Rồng Đỏ (Tp Hồ Chí Minh) xuất khẩu trên 4 tấn vú sữa lò rèn sang thị trường Hoa Kỳ, Canada và một số nước khác.Riêng cả năm 2010, vú sữa Lò Rèn chỉ xuất khẩu được 30 tấn Đại diện HTX Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim cho biết, đang vận động nhà vườn mở rộng diện tích trồng vú sữa xuất khẩu theo tiêu chuẩn GlobalGap lên 100ha trong thời gian tới Năm 2011 mô hình trồng vú sữa theo tiêu chuẩn GlobalGap của HTX mới chỉ... cả vùng vú sữa Lò Rèn ở huyện Châu Thành như bừng sống lại sau bao năm thất bát, các nhà vựa ở chợ Vĩnh Kim cũng mở thị trường Hà Nội và đóng hàng cao giá Tùy theo mùa, Vú Sữa Lò Rèn được tập trung ở Vĩnh Kim để chào bán cho thương lái Từ khoảng tháng 10 âm lịch đến Tến Nguyên đán là mùa thu hoạch rộ để cung cấp cho thị trường trái cây mùa Tết Khoảng tháng 9, 10 âm lịch, vú sữa đầu mùa Vĩnh Kim cũng... sẽ thu hoạch thêm gần 50 tấn để cung ứng cho hệ thống Metro Cash & Carry Phó chủ nhiệm HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim Lê Văn Sơn cho biết: “Từ đây, vú sữa Lò Rèn có thêm cơ hội để viễn du đến thị trường Hoa Kỳ” Thực tế, năng lực phần lớn của các HTX còn nhiều hạn chế Hoạt động 4 năm qua, nhưng HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang) dù được đầu tư kho lạnh, nhà đóng gói đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Mỹ nhưng... HTX vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim: Khai trương nhà máy đóng gói nông sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ Nhằm tìm giải pháp đưa vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim sang thị trường Mỹ; Sở KH-CN Tiền Giang đã làm việc với phái đoàn gồm các chuyên gia của Bộ Nông nghiệp và các nhà nhập khẩu nông sản Mỹ, cùng các chuyên gia của Bộ NN&PTNT Sau khi làm việc và khảo sát thực tế nhà đóng gói và vùng trồng vú sữa Lò Rèn. .. trường tiêu thụ 4.1 Thị trường trong nước Theo các nhà vựa lâu năm, vú sữa Lò Rèn được trồng từ những năm 1970, nhưng việc chăm sóc và thu hoạch rất tùy tiện nên trái vú sữa không được giá Khoảng năm 2004 2005, giá vú sữa rẻ thê thảm, nông dân thấy thua những loại cây khác nên nhiều người bỏ cây vú sữa. Đến năm 2006, HTX Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim ra đời, yêu cầu xã viên chăm sóc tốt, thu hoạch cho khéo Năm... đất trồng vú sữa Giữa những hộ trồng theo tiêu chuẩn GAP và những hộ trồng theo kinh nghiệm cho những trái vú sữa với chất lượng khác nhau, thời điểm thu hoạch khác nhau Điều này khiến cho giá cả vú sữa có sự chênh lệch rõ rệt mặc dù cùng mang tên vú sữa Lò Rèn, khiến cho giá vú sữa có sự dao động trong khoảng thời gian đầu mùa so với cuối mùa Một thực trạng đáng buồn là tại Vĩnh Kim vú sữa cổ thụ... thì không thể trồng vú sữa lại trên đất đó được Theo một số nhà vườn, vùng Vĩnh Kim không còn nước phù sa hàng năm về bồi đắp; hơn nữa, đất đã hết dưỡng chất, nên không còn thích hợp cho cây vú sữa Những vùng đất mới xung quanh Vĩnh Kim, nếu trồng vú sữa thì lại tốt hơn.Cây vú sữa Vĩnh Kim chết nhiều bởi hai căn bệnh phổ biến: thối rễ, khô cành Với các căn bệnh này, nhà vườn Vĩnh Kim đành chịu bó tay . hiệu quả của chuỗi cung ứng vú sữa lò rèn Vĩnh Kim nói riêng và Việt Nam nói chung. Kết quả nghiên cứu của đề tài là sự đóng góp vào chuỗi cung ứng về sản phẩm vú sữa lò rèn Vĩnh Kim với chất. quan về chuỗi cung ứng Chương 2: Thực trạng tình hình chuỗi cung ứng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim Chương 3: Thách thức và giải pháp thực hiện Chương 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng I. Chuỗi cung ứng Định. chuỗi cung ứng đó. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tìm hiểu về chuỗi cung ứng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim. Tìm hiểu sâu hơn về chuỗi cung ứng nhằm đưa ra những giải pháp kịp thời cho chuỗi

Ngày đăng: 31/07/2014, 16:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w