Còn ít những công trình thể hiện một cái nhìn toàn diện về kết cấu của thơ trữ tình mà ở đó có sự phối hợp nghiên cứu kết cấu thơ trữ tình cả về mặt hình tượng lẫn mặt tổ chức văn bản, c
Trang 1B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HÀ NỘI
…o0o…
PHAN HUY DŨNG
K ẾT CẤU THƠ TRỮ TÌNH (NHÌN T Ừ GÓC ĐỘ LOẠI HÌNH)
LU ẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Hà N ội 1999
Trang 2B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HÀ NỘI
…o0o…
PHAN HUY DŨNG
K ẾT CẤU THƠ TRỮ TÌNH (NHÌN T Ừ GÓC ĐỘ LOẠI HÌNH)
Trang 3L ỜI CẢM ƠN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các dẫn liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
Phan Huy Dũng
Trang 4M ỤC LỤC
L ỜI CẢM ƠN 3
M ỤC LỤC 4
MỞ ĐẦU 5
1 Lý do ch ọn đề tài 5
2 L ịch sử vấn đề 7
3 Nhi ệm vụ nghiên cứu 12
4 Phương pháp nghiên cứu 12
5 Đóng góp mới của luận án 13
6 C ấu trúc của luận án 13
Chương 1: KHÁI NIỆM KẾT CẤU THƠ TRỮ TÌNH 14
1.1 Khái ni ệm kết cấu tác phẩm văn học 14
1.2 Thơ trữ tình và kết cấu thơ trừ tình 17
1.3 K ết cấu hình tượng của thơ trữ tình 25
1.4 K ết cấu văn bản ngôn từ thơ trữ tình 41
Chương 2: LOẠI HÌNH KẾT CẤU THƠ TRỮ TÌNH 62
2.1 Khái ni ệm loại hình kết cấu thơ trữ tình 62
2.2 Lo ại hình kết cấu thơ trữ tình dân gian 77
2.3 Lo ại hình kết cấu thơ trữ tình cổ điển 83
2.4 Lo ại hình kết cấu thơ trữ tình hiện đại 93
Chương 3: LOẠI HÌNH KẾT CẤU CỦA THƠ MỚI 1932 – 1945 106
3.1 Nh ững nguyên tắc kết cấu của Thơ mới 1932 -1945 106
3.2 K ết cấu hình tượng của Thơ mới 123
3.3 K ết cấu văn bản ngôn từ của Thơ mới 146
K ẾT LUẬN 168
Trang 5M Ở ĐẦU
1 Lý do ch ọn đề tài
1.1 Kết cấu là một phạm trù phổ quát cả trong đời sống xà hội lẫn trong văn
học Ở đâu có sự chế tác sản phẩm mới từ những vật liệu, chất liệu khác nhau, ở đó
người ta thấy vai trò của kết cấu Trong xây dựng, kiến trúc, vai trò của kết cấu càng
nổi bật và dễ nhận ra Không phải ngẫu nhiên mà thuật ngữ kết cấu xuất hiện đầu tiên
trong lĩnh vực hoạt động này của con người Sang tác văn học, xét theo một phương
diện nào đó cũng chính là kết cấu Trong một tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự dung hợp, quyện hòa giữa những yếu tố khác loại như tinh thần và vật chất, chủ quan
và khách quan, tĩnh tại và vận động, vô hạn và hữu hạn Ở đó, chúng ta tìm thấy mối liên hệ giữa các không gian khác nhau và điểm gặp gỡ của những thời gian khác nhau Chính kết cấu chứ không phải cái gì khác là phương tiện đảm bảo cho những
mối quan hệ và liên hệ đó trở thành hiện thực - những mối quan hệ và liên hệ có thể
giúp nhà v ăn phát biểu được cách cảm thụ, cách nhìn cuộc sống, con người của mình
một cách sáng rõ nhất theo kiểu của nghệ thuật Do tầm quan trọng của nó, vấn đề kết
cấu của tác phẩm văn học đã từ lâu dành được sự quan tâm chú ý đặc biệt của giới nghiên cứu Người ta đã nghiên cứu nó từ góc độ lý luận chung cũng như đã đi sâu nghiên cứu kết cấu của từng thể loại Tuy nhiên, trong khi đã có những khám phá rất quan trọng về kết cấu của kịch, của tự sự (đặc biệt là của tiểu thuyết hiện đại), việc nghiên cứu kết cấu thơ trữ tình vẫn còn dừng bước trước không ít vấn đề cơ bản Còn
ít những công trình thể hiện một cái nhìn toàn diện về kết cấu của thơ trữ tình mà ở đó
có sự phối hợp nghiên cứu kết cấu thơ trữ tình cả về mặt hình tượng lẫn mặt tổ chức văn bản, cũng như còn thiếu những công trình khái quát về sự phát triển tiếp nối của các loại hình kết cấu thơ trữ tình xuất hiện trong lịch sử văn học Bởi vậy, nghiên cứu
kết cấu thơ trữ tình vẫn còn là một công việc nhiều ý nghĩa, hứa hẹn nhiều khám phá
Trang 6nhỏ đến lớn như câu, đoạn, mở đầu, kết thúc, hình tượng, cốt truyện và các nguyên
tắc, các quy luật liên kết những yếu tố đó Nói cách khác, khi nghiên cứu kết cấu, ta
phải nghiên cứu hệ thống toàn bộ phương diện hình thức của tác phẩm văn học (tất nhiên là trong mối liên hệ với nội dung) Lau nay, ở nước ta, các nghiên cứu còn nghiêng về phía khám phá phương diện nội dung của văn học, còn phương diện hình
thức được đề cập tương đối ít Thêm nữa, đôi khi sự nghiên cứu về hình thức vẫn chưa
thoát khỏi sự khống chớ của quan niệm cho rằng nó chỉ là cái bình chứa, là chiếc áo khoác ngoài của nội đung, có thể ngay chính lúc người ta không ngớt nói về mối quan
hệ biện chứng giữa hai phạm trù này Đặt vấn đề nghiên cứu kết cấu thơ trữ tình ở đây chính là nhằm mục đích góp phần vào việc khắc phục những bất cập vừa nói, tiến tới xây dựng một cách nhìn hiện đại hơn về hình thức văn học, phá bỏ quan niệm nhị phân hình thức và nội dung tồn tại quá lâu dài của thi pháp học huyền thống Rõ ràng,
đã đến lúc những nghiên cứu về hình thức thơ trữ tình theo quan niệm của thi pháp
học hiện đại cần phải được đẩy mạnh, song song với những nghiên cứu thơ trữ tình
trên bình diện tư tưởng, bình diện ý thức hệ, và trong khi nghiên cứu phương diện hình thức thơ trữ tình, khái niệm kết câú thơ trữ tình lẽ dĩ nhiên phải được xem là một
khái niệm trung tâm, một khái niệm có khả năng lý giải được tính độc đáo và ý nghĩa cách tân thi pháp của nhiều hiện tượng thơ trong lịch sử văn học
1.3- Hiện nay, văn học Việt Nam nói chung và thơ trữ tình Việt Nam nói riêng
đang đứng trước một thời kỳ phát triển mới Yêu cầu đổi mới cái nhìn, cách cảm xúc
và hình thức thể hiện được đặt ra một cách riết róng Những tìm tòi được mở ra nhiều hướng, nhưng vì có lẽ chưa có điều kiện đẩy tới độ cần thiết mà thành quả xem ra có
vẻ dở dang, bừa bộn Từ đây, người sáng tác và người nghiên cứu có nhu cầu soi
ngắm lại các thành tựu văn học đã có, đánh giá chung một cách toàn diện, mong rút ra
những bài học có ý nghĩa cho sự phát triển, đổi mới Đặt vấn đề nghiên cứu kết cấu
thơ trữ tình (nhìn từ góc độ loại hình và gắn liền với việc đánh giá cuộc cách tân về
hình thức nghệ thuật của phong trào Thơ mới 1932 - 1945) vào lúc này là một việc làm không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn Ít nhất nó cho thấy
nhũng thể nghiêm mới về thơ bây giờ đang xuất phát từ truyền thống nào Nó cũng chỉ
rõ con đường phát triển của thơ là con đường của sự phủ định biện chứng đối với
những hệ thống thi pháp cũ đã từng đóng một vai trò tích cực trong lịch sử văn học
Trang 7Bao trùm hơn, nó có ý nghĩa nêu thêm những tiêu chí đánh giá mới đối với các loại hình thơ: dù thế nào cũng không thể bỏ qua tiêu chí kết cấu (với toàn bộ tính chất sâu
sắc và phức tạp của nó)
2 L ịch sử vấn đề
Trong các công trình nghiên cứu lý luận hiện đại về thơ ca, vấn đề kết cấu thơ
trữ tình rất được chú ý đề cập Có sự chú ý đó bởi theo một cái nhìn chung thông
thường, một trong những yếu tố cơ bản quy định tính đặc thù của một thể loại văn học
là đặc điểm kết cấu của nó Không nghiên cứu kết cấu thể loại thì cũng gần như là chưa bắt đầu nghiên cứu bản thân thể loại đó Nhưng kết cấu là một phạm trù rất
rộng, có khi được nhìn nhận như là toàn bộ đặc điểm hình thức của một thể loại, có khi lại được đánh đồng với một số thủ pháp tổ chức tác phẩm, lại có khi được nghiên
cứu như một cấu trúc ổn định, bất biến của một thể loại hay loại hình sáng tác nào đó
Những kết quả nghiên cứu khác nhau về kết cấu có mối quan hệ hữu cơ với những quan niệm không hẳn giống nhau về văn học, về thơ ca Nhiều khi chúng là những điều được rút ra từ việc khẳng định, đề cao một mẫu hình sáng tác nhất định xuất hiện trong lịch sử tiến hóa không ngừng của hình thức nghệ thuật
Những nhà nghiên cứu ngữ văn học thuộc trường phái hình thức Nga vào đầu
thế kỷ XX đã có nhũng khám phá quan trọng về kết cấu của thư trữ tình Toàn bộ
những hiện tượng xác định tính đặc thù của thơ trong sự phân biệt với văn xuôi
như âm luật, vần, những hình thức cố định (như sonnet, triolet, rondeau ) đã được
khảo sát, toàn bộ những đơn vị cấu thành một bài thơ như câu thơ, đoạn thơ
đã được mổ xẻ tường tận, tường tận tới mức để bàn về câu thơ chẳng hạn, R.Jakobson
đã đưa ra bốn thuật ngữ khác nhau nhưng có quan hệ tương liên: mô hình thơ; v í
thức chủ nghĩa Nga đã rất chú ý nghiên cứu các mối quan hệ trong bài thơ, đã đi sâu vào nghiên cứu nhịp điệu như là cái cơ sở có tính chất xây dựng của thơ, và từ đó mở
rộng khái niệm nhịp điệu đến một loại yếu tố ngôn ngữ tham dự vào việc cấu tạo câu
thơ, đoạn thơ, bài thơ [44] Trong công trình Kết cấu những tác phẩm thơ trữ
tình (M.1921), V Zhirmunski đi sâu khảo sát các thủ pháp kết cấu đã trở thành điển
phạm trong nghệ thuật trữ tình và đề xuất cách phân lọai chúng theo các tiêu chí như
Trang 8đề tài, hình thức kết cấu, phương thức biểu đạt, truyền đạt Ông cho rằng sự xuất hiện
của một loạt thủ pháp kết cấu ít nhiều xác định kia là kết quả của những nổ lực muốn đạt tới sự hoàn thiện hình thức của tác phẩm (theo lược thuật của [188]) Nhìn chung,
những nghiên cứu về kết cấu thơ trữ tình của trường phái hình thức Nga còn nghiêng
về phía ngôn ngữ học, và ở đây, ta vẫn thấy thiếu những công trình bao quát, trong khi
số lượng công trình nghiên cứu từng mặt, từng cấp độ của kết cấu thì rất phong phú
Sự thiếu bao quát đó, xét cho cùng, có lẽ là hệ quả của định hướng nghiên cứu gạt ra bên ngoài những sự kiện thuộc về lịch sử văn hóa hoặc đời sống xã hội và tâm lý, chỉ coi trọng tính độc lập, tự chủ của văn bản Hiển nhiên, một quan điểm nghiên cứu như
thế là cực đoan và phiến diện, bỏei trên vấn đề được bàn ở đây, thơ không phải là một
hiện tượng thuần túy ngôn ngữ mà chủ yếu là một phát ngôn, một mặt mang những thông điệp hướng ra bên ngoài và kêu gọi sự đối thoại, mặt khác, bao giờ cũng xuất
hiện trên nền một bối cảnh,một truyền thống nào đó
Trong số những công trình nghiên cứu về thơ theo quan niệm cấu trúc chủ
nghĩa, bài viết "Những con mèo” của Ch.Baudelaire của hai tác gỉa R.Jakobson và
L.Strauss (1962) có một vị trí đặc biệt Có thể xem đây là một ví dụ điển hình của việc phân tích chức năng thơ (fonction poétique) của ngôn ngữ và làm sang tỏ cấu trúc hình thức của thơ ca Các mô hình âm luật, cú pháp, các quan hệ song hành, đối chọi
của bài thơ đã được hai nhà nghiên cứu mổ xẻ một cách tỉ mỉ [71] Tuy nhiên, theo
cảm nhận của nhiều người (trong đó có các nhà cấu trúc chủ nghĩa) một sự phân tích như thế còn chứa đựng không ít điều khiên cưỡng (như sự mặc nhiên thừa nhận nhân
tố thi pháp giống đực trong thi luật học lại có một hàm nghĩa tính dục nào đó ), đặc
biệt là chưa chú ý đúng mức tới ý nghĩa của bài thơ [193], [124, 488-490] Từ ví dụ cụ
thể về việc phân tích kết cấu một bài thơ trữ tình như thế, có thể nhận diện được phần nào khuynh hướng nghiên cứu thơ (cũng như văn học nói chung) của
trừơng phái cấu trúc là đánh đồng những quy luật của thơ ca, của văn học với những quy luật của ngôn ngữ, để trên cơ sở đó áp dụng những phương pháp chính xác vào nghiên cứu hình tượng và dường như có tham vọng “đo lường hình tượng bằng con
số" (I.Repzin) Ở đây cách nghiên cứu đồng đại đã đóng vai trò chủ chốt, một mặt cho phép đi rất sâu vào những cắt đoạn của một hệ thống, nhưng mặt khác, đã hạn chế
Trang 9những khám phá về chức năng của hệ thống, do vậy, chưa thể xem là một cách phân tích tác phẩm thơ (một kết cấu, một hệ thống) hoàn toàn hữu hiệu
Năm 1973, nhà ngữ văn học thuộc trường phái cấu trúc ký hiệu học Xô viết là
Ju Lotman cho ra đời cuốn Phân tích văn bản thơ Trong tác phẩm này, Ju Lotman
quán triệt quan điểm nghiên cứu văn bản thơ như một kết cấu, một ký hiệu văn hóa hoàn chỉnh có tính chất đã mở Theo đó, một sự phân tích tĩnh tại, cô lộp các thành tố
của hệ thống và sự bỏ qua những hình thái trước đây của chúng là không có triển
vọng, không dẫn tới sự khám phá ra ý nghĩa đích thực của bản thân từng thành tô Ju Lotman cũng dành những chương mục riêng cho việc nghiên cứu các thành tố tổ chức
của văn bản thơ như từ, dòng thư, đoạn thơ, “từ xa lạ” nhưng với ý thức thường xuyên đua chúng vào trạng thai đối lập, chẳng hạn đối lập nghĩa của từ trong từ điển
với nghĩa của từ trong thơ, đối lập nghĩa của dòng thơ trong tư cách một tập họp của nhiêu từ hướng tới chức năng thông tin bình thường với nghĩa của dòng thơ trong tư cách siêu nghĩa (như là nghĩa của một từ được cấu tạo đặc biệt) hướng tới chức năng thông tin thẩm mỹ Thao tác đối lập này sẽ giúp cho nhà nghiên cứu một mặt khảo
sát được kỹ lưỡng từng thành tố mang nghĩa cơ bản nhất của một kết cấu (với những
dấu hiệu riêng biệt của nó), mặt khác phát hiện ra được nguyên tắc kết hợp của chúng vào những thành tố mang nghĩa phức tạp, toàn diện hơn, từ đó nhìn ra cách mô hình
thế giới của tác giả [19l] Rõ ràng, bằng công trình này, Ju Lotman đã phác ra một quan niệm mới về kết cấu văn bản văn học nói chung và kết cấu văn bản thơ nổi tiếng
trên cơ sở chú ý mối quan hệ giữa chủ quan và khách quan trong sáng tạo nghệ thuật cũng như sự chuyển hóa tác phẩm của nhà văn trong ý thức độc giả với các hình thức
và quy luật của nó
Ở nước ta, trong mấy chục năm qua, đã có một số chuyên luận về thơ ca ít nhiều đề cập vấn đề kết cấu thơ trữ tình của các tác giả Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức, Bùi Công Hùng, Nguyễn Phan Cảnh, Trần Đình Sử, Hữu Đạt Do các tác giả không nhằm nghiên cứu riêng về kết cấu nên các kết luận khoa học về vấn đề này còn lan man, chưa nổi bật Ở Thơ ca Việt Nam (hình thức và thể loại) (1965), kế thừa
những kết quả nghiên cứu rất đáng quý về hình thức thơ ca dân tộc trong những tác
phẩm như Việt Hán văn khảo (1918) của Phan Kế Bính Quốc văn cụ thể (1932) của
Bùi Kỷ, Việt Nam văn học sử yếu (1943) của Dương Quảng Hàm, Bùi Văn Nguyên và
Trang 10Hà Minh Đức đã nghiên cứu khá toàn diện hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam cùng đặc trưng hình thức của các thể thơ tiếng Việt Tuy nhiên trong cuốn sách này, khái niệm kết cấu vẫn chưa được xem như một khái niệm trung tâm của việc nghiên cứu hình thức thơ ca Vẫn còn thấy thiếu những ý kiến khái quát về
các loại hình kết cấu (một hiện tượng bao trùm, rộng hơn hiện tượng kết cấu của một
thể thơ cụ thể), trong khi bức tranh thể loại của từng thời kỳ văn học, cũng như kết
cấu bề mặt của các thể thơ (nhất là các thể thơ cổ) đã được miêu tả một cách tỉ mỉ, chi
tiết [112]
Trong Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (1974), Hà Minh Đức
đã bắt đầu đặt vấn đề tìm hiểu kết cấu thơ trữ tình một cách toàn diện hơn Trong chương IV và VI của cuốn sách, tác gia đã cố gắng chỉ ra những mạch ngầm chi
phối cách tổ chức tác phẩm thơ do liên tưởng, do mạch cảm xúc, do tứ thơ tạo nên
Đặc biệt ở chương VII là chương bàn về Hình thức của thơ, tác giả đã có một phần
viết riêng về Kết cấu trong thơ trữ tình Ở đó tác giả đã có những nhận xét khái quát
rất cơ bản về vai trò của kết cấu trong thơ trữ tình cũng như đã phác qua mấy nét về
vị trí của tứ thơ, của điểm sáng thẩm mỹ (tâm điển của cảm xúc) của cách mở đầu
và kết thúc bài thơ trong kết cấu Tuy nhiên, một quan niệm thực sự toàn diện và có
hệ thống về kết cấu thơ trữ tình vẫn chưa được xây dựng [38]
Năm 1983, với cuốn Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca,tác giả Bùi Công Hùng có mong muốn tìm hiểu tòan bộ vấn đề kết cấu thơ (dựa vào tư liệu thơ Việt Nam hiện đại) trên cơ sở áp dụng lý thuyết hệ thống và phương pháp tổng hợp
Nhưng trên thực tế , kết quả nghiên cứu còn chênh so với nhiệm vụ đề ra Quả là tác
giả đã liệt kê khá đầy đủ các thành tố cấu trúc của tác phẩm thơ, đã bước đầu phân
loại chúng và mô tả khá chi tiết đặc điểm của chúng, nhưng sự thực ông chưa làm rõ được sự tương tác giữa các yếu tố tạo nên hệ thống, chẳng hạn chưa làm rõ được hệ
thống tư tưởng chủ đề đã chi phối hệ thống hình tượng, hệ thống cấu tạo, hệ thống ngôn ngữ như thế nào Ớ chương III và IV dù tác giả thu hẹp diện khảo sát vào Các
thành ph ần của câu thơ và Câu thơ tronq bài thơ, các mối liên hệ giữa từ ngữ với nhịp
điệu, vần, ngữ điệu vẫn chưa được làm rõ và chức năng của câu thơ, đoạn thơ trong
chỉnh thể của tác phẩm vẫn còn bị lướt qua Tuy vậy, khi đề cập những đặc trưng của
Trang 11nhịp điệu, vần, ngữ điệu, tác giả đã nêu được một số luận điểm về sự liên kết các yếu
tố cấu tạo trong bài thơ nhờ vào nhịp điệu, vần và ngữ điệu ấy [63]
Dựa vào lý thuyết của K.Jakobson về chức năng thi ca của ngôn ngữ, Nguyễn Phan Cảnh trong Ngôn ngữ thơ (1987) đã triển khai nghiên cứu về thơ một cách khá
toàn diện dưới góc độ ngôn ngữ Khi quan sát cách tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa,
sự lắp ghép, nhạc thơ, nét dư trong ngôn ngữ thơ, vận động tạo vần vv , tác giả chỉ đưa ra một số ý kiến đáng chú ý liên quan đến vấn đề kết cấu tác phẩm thư: các phương tiện ngôn ngữ phải được tổ chức theo cách nào để ngôn ngữ thơ có được
chất thơ, để "ngôn ngữ thành nghệ thuật" [13]
Trần Đình Sử trong một số chuyên luận như Thi pháp thơ Tố
H ữu (1987), Những thế giới nghệ thuật thơ (1995) đã khảo sát khá công phu đặc điểm
của các loại hình thơ xuất hiện trong lịch sử văn học Tuy chưa đặt vấn đề nghiên cứu riêng về kết cấu thơ trữ tình nhưng nhiều kết luận về các loại hình thơ trong đó có khả năng gợi mở một cái nhìn mới về vấn đề kết cấu, đặt kết cấu thành một phạm trù cùa thi pháp học lịch sử, gắn việc tìm hiểu kết cấu thơ với việc tìm hiểu loại hình thơ [136],[138]
Nhìn chung, chung quanh việc nghiên cứu kết cấu thơ trữ tình còn có
một số vấn đề sau:
Khái niệm kết cấu và tiếp đó là khái niệm kết cấu thơ trữ tình chưa có được sự phân biệt đúng mức với các khái niệm kề cận như cấu trúc, bố cục, thủ pháp liên kết Trong một số công trình nghiên cứu, nhiều khi các khái niệm này được dùng như nhau Chính sự thiếu phân hóa đó tạo nên sự nhùng nhằng nhất định trong một số kết
quả nghiên cứu, chưa cho phép người ta thực sự đi sâu vào vấn đề
Kết cấu thơ trữ tình chưa được xem là một khái niệm trung tâm của việc nghiên cứu hình thức thơ ca Điều này ở mức độ nhất định dẫn đến việc nhìn nhận
không đúng mức vai trò của kết cấu, chưa làm rõ được các thành tố, các cấp độ của
kết cấu cùng những mối quan hệ giữa chúng Sự thực là việc khảo sát riêng biệt các thành tố, các cấp độ của kết cấu thơ trữ tình như tứ thơ, nhịp, vần, câu thơ, khổ thơ
sẽ khó đi vào bề sâu, sẽ khó vượt qua được giới hạn của sự phân tích ngôn ngữ học
Trang 12nếu tư duy người nghiên cứu chưa nhận thức được đầy đủ về vai trò phối thuộc của chúng trong một phạm trù bao quát hơn - phạm trù kết cấu thơ trữ tình
Việc nghiên cứu loại hình kết cấu thơ trữ tình còn chưa được chú ý đúng mức
Kết cấu thơ trữ tình không chỉ là vấn đề của từng bài hay từng thể loại cụ thể
Vả chăng, để nhận ra đặc sắc của kết cấu một bài, cần phải đặt nó vào trong bối cảnh
kết cấu của cả một loại hình thơ vốn là sản phẩm của một giai đoạn văn học, một trình
độ tư duy văn học Rõ ràng, ở đây, phương pháp nghiên cứu của thi pháp học lịch sử
văn còn ít được vận dụng
Do có những vấn đề bị để ngỏ như trên, việc nghiên cứu kết cấu thơ trữ tình
vẫn cần phải được tiếp tục trên một quy mô lớn hơn và theo một góc nhìn mới hơn
3 Nhi ệm vụ nghiên cứu
3.1 Xác định kết cấu thơ trữ tình như một khái niệm trung tâm của lý luận về thơ và của việc nghiên cứu phương diện hình thức thơ trữ tình - một khái niệm cho phép lý giải được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trên một tinh thần mới của thi pháp học hiện đại Đi sâu miêu tả, nhận diện các cấp độ kết cấu thơ trữ tình và
những yếu tố tham gia vào kết cấu một bài thơ trữ tình
3.2 Xây dựng khái niệm loại hình kết cấu thơ trữ tình làm tiền đề cho những
sự nghiên cứu hệ thống về đóng góp trên phương diện hình thức của các loại hình thơ
trữ tình trong lịch sử Mô lả khái quát đặc trưng của loại hình kết cấu thơ trữ tình dân gian, loại hình kết cấu thơ trữ tình cổ điển và loại hình kết cấu thơ trữ tình hiện đạị
3.3 Vận dụng lý thuyết về loại hình kết cấu thơ trữ tình vào nghiên cứu đặc điểm loại hình kết cấu của Thơ mới 1932-1945 để có được một cái nhìn toàn diện hơn đối với những đóng gấp to lớn của phong trào thơ này trên bình diện thi pháp Phân tích những nguyên tắc kết cấu cơ bản của Thơ mới cũng như chỉ ra những đặc điểm
lớn trong kết cấu hình tượng và kết cấu văn bản của Thơ mới
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận án kết hợp vận dụng nhiền phương pháp nghiên cứu: phương pháp hệ
thống, phương pháp cấu trúc, phương pháp so sánh, đặc biệt là phương pháp loại hình
Trang 13với ưu thế của nó trong việc khám phá ra tính cộng đồng về văn học - thẩm mỹ của
các hiện tượng văn học phong phú
5 Đóng góp mới của luận án
Đây là công trình đầu tiên tập trung nghiên cứu kết cấu thơ trữ tình một cách toàn diện với các cấp độ của nó Đặc biệt, luận án đã đề xuất và thực sự đã vận dụng
tư tưởng nghiên cứu loại hình kết cấu trên cơ sở đi sâu đánh giá cuộc cách mạng của Thơ mới trên bình diện lâu nay gần như bị bỏ quên này (có so sánh, đối chiếu với loại hình kết cấu thơ trữ tình dân gian và loại hình kết cấu thơ trữ tình cổ điển) Những khái niệm tứ thơ, nhịp điệu, loại hình kết cấu, nguyên tắc kết cấu đã được luận giải
một cách kỹ lưỡng, trở thành những khái niệm hữu dụng, có khả năng phục vụ công
việc nghiên cứu, phân tích thơ trữ tình một cách hiệu quả
6 C ấu trúc của luận án
Tương ứng với những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần Mở đầu và
phần Kết luận, nội dung luận án được triển khai trong 3 chương:
Chương 1 Khái niệm kết cấu thơ trữ tình
Chương 2 Loại hình kết cấu thơ trữ tình
Chương 3 Loại hình kết cấu của Thơ mới 1932 - 1945
Sau cùng là phần Tài liệu tham khảo
Trang 14Chương 1: KHÁI NIỆM KẾT CẤU THƠ TRỮ TÌNH 1.1 Khái ni ệm kết cấu tác phẩm văn học
Khái niệm kết cấu tác phẩm văn học là một khái niệm cư bản của nghiên cứu
văn học nói chung và của lý luận văn học nói riêng Nó phản ánh quy luật chỉnh thể
của tác phẩm đơn vị trung tâm của đời sống văn học và là đối tượng nghiên cứu hoặc
trực tiếp hoặc gian tiếp của các bộ môn thuộc khoa nghiên cứu văn học Chính vì vậy,
hầu như trong tất cả các bộ sách lý luận văn học và các cuốn từ điển thuật ngữ văn
học, khái niệm kết cấu tác phẩm văn học đã được luận giải khá kỹ lưỡng Sau đây, xin
đơn cử một số giới thuyết mang tính chất giáo khoa thuộc loại tiêu biểu về khái niệm này
T ừ điển bách khoa văn học của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, xuất bản năm
1987 viết: "Kết cấu (từ tiếng Latinh compositio có nghĩa là sự sắp xếp, sự liên kết), là
sự xếp đặt và phân bố các yếu tố của hình thức tác phẩm nghệ thuật, nói đúng hơn, là
sự tổ chức tác phẩm trong một nội dung và thể loại xác định ( ) Kết cấu cố kết các
yếu tố hình thức và chi phối ý nghĩa của chúng Các quy tắc kết cấu đó là tổng số
những tri thức mỹ học phản ánh những mối liên hệ bên trong của thực tại Kết cấu có
một nội dung ý nghĩa tự thân Các phương thức và phương tiện kết cấu làm cải biến
và đào sâu ý nghĩa của sự mô tả ( ) Kết cấu đưa lại cho tác phẩm sự hoàn chỉnh,
nhất quán và "sự hoàn mỹ của cái trật tự" (Horacius)" [189,164] Trong đoạn giới thuyết trên, có thể thấy rõ các vấn đề như những thành tố tham gia vào kết cấu, chức năng và vai trò của kết cấu, các quy tắc kết cấu đã được đồng thời đề cập
Tiếp thu quan niệm về kết cấu được thể hiện trong các bộ sách: Lý luận văn
h ọc của L.I Timofeev, Dẫn luận nghiên cứu văn học của G.N Pospelov (chủ biên)
v.v trong Lý lu ận văn học tập hai (II.1987), Trần Đình Sử đã trình bày về kết cấu tác
phẩm văn học qua các tiểu mục như sau: 1 Kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm 2 Kết cấu là phương tiện khái quát nghệ thuật 3 Các bình diện và
cấp độ kết cấu Trong mục 3 này, tác giả đã chỉ rõ: "Khái niệm kết cấu dược mở rộng theo chiều ngang được xem xét ở bình diện quy luật tổ chức thể loại: kết cấu tự sự, kết
cấu kịch, kết cấu trữ tình ( ) Kết cấu còn được xem xét ở chiều dọc, tức là nghiên cứu
Trang 15mối quan hệ quy định và tùy thuộc của các cấp độ tác phẩm như một chỉnh thể Kết
cấu tồn tại ở hai cấp độ cơ bản: cấp độ hình tượng và cấp độ trần thuật” [142, 95]
Để đi tới một nhận thức đầy đủ về kết cấu tác phẩm văn học, chúng tôi nghĩ ngoài những điều đã được các sách trên nói tới, vẫn cần phải lưu ý thêm vấn đề loại hình kết cấu Trong các loại hình văn học khác nhau, việc tổ chức tác phẩm được thực
hiện theo những cách, những nguyên tắc khác nhau Nói cách khác, vấn đề kết cấu tuy
phải xét trên đơn vị tác phẩm nhưng nó không đơn giản chỉ là vấn đề của riêng tác
phẩm, vấn đề của thể loại mà còn là vấn đề của những loại hình sáng tác Nếu không
có ý thức rõ về điều vừa nói, nhiều khi đi vào nghiên cứu, tìm hiểu kết cấu của một tác phẩm cụ thể nào đó, ta sẽ không chỉ ra được những cách tân có thể có của nó trên phương diện này, mà những cách tân như thế đôi khi có ý nghĩa báo hiệu cả một thời đại văn học mới
Khi tiến hành xác định khái niệm kết cấu tác phẩm văn học, thì theo một logic tự nhiên, ta phải chú ý phân biệt khái niệm này với một số khái niệm gần gũi, tương liên như bố cục, cấu trúc - những khái niệm đôi khi đã được dùng để thay thế cho khái niệm kết cấu và ngược lại Nhiều bộ sách lý luận văn học và từ điển thuật ngữ văn học cũng đã ít nhiều chú ý vấn đề này, ở đây xin được tổng hợp lại và làm rõ thêm
một số điểm
B ố cục thực ra chỉ là một biểu hiện của kết cấu trên bề mặt của tác phẩm Ta có
thể dễ dàng nhận ra bố cục của tác phẩm căn cứ vào sự phân chia chương, đoạn,
phần, sự phân chia các khổ (đối với bài thơ) của tác giả Sự phân chia đó thường được
thể hiện bằng những dấn hiệu có thể nhận biết được bằng trực quan như số (chữ số La
mã hoặc Ả rập), dấu hoa thị, những dòng để trống v.v Những nghiên cứu về
chương pháp trong lý luận văn học cổ điển Trung Hoa và Việt Nam đã rất chú ý làm
sáng rõ phương diện này của kết cấu, tức bố cục Trong văn bản với tư cách đối tượng
nghiên c ứu ngôn ngữ học, I.R Galperin, khi nói tới cơ sở của tính khả phân trong văn
bản có nêu 4 điểm: 1/ Quy mô các phần 2/Thông tin nội dung sự việc 3/ Mục đích
thực tế của người tạo dựng văn bản 4/ Khả năng chú ý đến đối tượng của con người trong mọi đơn vị thời gian [45, 103] Vận dụng vào đây, có thể xem 4 điểm đó cũng
chính là cơ sở của bố cục, và là những thông tin tối đa (đối với 3 điểm đầu) mà người
Trang 16đọc, người nghiên cứu có thể tiếp nhận được thông qua bố cục của tác phẩm (tất nhiên, thông tin về mục đích thực tế qua người tạo dựng văn bản lúc này chỉ mới đạt
tới mức độ rất hạn chế) Như vậy, không thể đồng nhất bố cục với kết cấu
C ấu trúc (structure) là khái niệm hay bị đồng nhất với khái niệm kết cấu hơn
cả Thực ra, từ khi Chủ nghĩa cấu trúc kéo vấn đề kết cấu vào tầm nhìn của mình thì khái niệm cấu trúc đã được cấp cho một nội hàm rất xác định Người ta dùng nó để chỉ
những yến tố và quan hệ hữu hạn, những liên kết quen thuộc, phi cá tính trong tác
phẩm văn học Nó trở thành công cụ hữu hiệu giúp các nhà nghiên cứu tìm ra cái bất
biến trong những mối liên hệ phức tạp giữa các yếu tố thuộc tác phẩm Đặc biệt, nó có
ý nghĩa đối với việc tìm hiểu những sáng tác văn học dân gian và văn học trung đại (tức là những sáng tác mà ở đó tính công thức và tính quy phạm nổi lên như một đặc
trưng thẩm mỹ quan trọng) Những công trình nghiên cứu có tiếng vang lớn của V.Ja.Propp về hình thái học truyện cổ tích, của C Lévi – Strauss về huyền thoại đã
chứng tỏ điều này Thực tế cho thấy hiện nay việc phân biệt hai khái niệm cấu trúc và
kết cấu có ý nghĩa, rất cần thiết Khái niệm kết cấu rộng hơn khái niệm cấu trúc Cấu trúc chỉ là phần bất biến, ổn định, vững bền của mối quan hệ giữa các yếu tố tham gia vào tổ chức tác phẩm Việc đánh đồng kết cấu với cấu trúc sẽ hạn chế khám phá của người nghiên cứu về tính nghệ thuật sinh động của hình thức tác phẩm, không cho phép ta cảm nhận được đầy đủ về tính toàn vẹn, đa dạng của nó Sự thật thì ngay cả khi sáng tác văn học chịu sự ràng buộc của những quy phạm thì giá trị của sáng tác đó
vẫn không thể bị đánh đồng vào một cấu trúc bất biến mang tính phổ quát Ví dụ, khi
đi vào một bài thơ luật Đường tuyệt tác như bài Đăng cao của Đỗ Phủ chẳng hạn, sự
thẩm định giá trị của nó không thể chỉ dừng lại ở việc ghi nhận về tính nhất khí, về cách khai, th ừa, chuyển, kết, về đối ngẫu rất đúng phép theo đòi hỏi ngặt nghèo của
thể thơ này Dù sao, đó mới chỉ là một phần (dù là phần khá quan trọng) làm nên cái hay của bài thơ chứ chưa phải là cả bài thơ Theo cái nhìn này, dễ dàng nhận thấy
khám phá của R Ingarden về tính hai chiều, bốn tầng lớp của kết cấu tác phẩm văn
học [66] thực ra mới chỉ hướng vào phương diện cấu trúc chung của tác phẩm mà thôi
Tóm lại, khái niệm kết cấu là một khái niệm (buộc phạm trù hình thức của tác
phẩm văn học Toàn bộ các yếu tố thuộc về hình thức (tức là các yếu tố biểu hiện nội
Trang 17dung có thể chỉ ra và phân tích được) nằm trong hai nhóm gọi ước lệ là hình tượng và văn bản như hệ thống nhân vật, sự kiện, không gian, thời gian, câu, đoạn, hệ thống
điểm nhìn, mở đầu, kết thúc v.v đều tham gia vào kết cấu Kết cấu đảm nhiệm vai
trò tổ chức các yếu tố trên thành một chỉnh thể theo phương thức: dùng một chuỗi phương tiện ngôn từ kế tiếp nhau theo thời gian làm sáng dậy thế giới hình tượng trong
mọi chiều kích và thiết lập một trật tự nghệ thuật cho nó Cơ sở của kết cấu là những
khả năng to lớn, tiền tàng của các phương tiện ngôn từ, là quy luật thể loại và ý đồ nghệ thuật của nhà văn Mục đích của kết cấu là xây dựng nên một thế giới nghệ thuật
bộc lộ rõ cảm quan của nhà văn về đời sống, đồng thời vạch ra con đường giúp độc giả
có thể theo đó mà nhận ra ý nghĩa của thế giới nghệ thuật, vừa đựơc tạo nên và tự xác
lập được một cách nhìn đổi mới theo gợi ý của tác giả Trong kết cấu của mỗi một tác
phẩm văn học cụ thể có hai mặt gắn bó với nhau và chuyển hóa lẫn nhau Mặt thứ nhất
là tính độc đáo, không lặp lại của những mối quan hệ và liên kết giữa các yếu tố, bộc
lộ tài năng sáng tạo của tác giả khi nhắm tới một mục tiêu nghệ thuật nhất định Mặt này sẽ tạo nên tính đơn nhất của tác phẩm văn học Mặt thứ hai là tính phổ biến của
một kiểu tổ chức tác phẩm, phản ánh đặc trưng thể loại, loại hình và phẩm chất dân tộc
của chính tác phẩm đó Chính sự tồn tại của mặt thứ hai này trong kết cấu cho phép ta nói tới các vấn đề như kết cấu thể loại, kết cấu của một loại hình sáng tác
Khái niệm kết cấu được xác định như trên sẽ đặt cơ sở cho việc tìm hiểu về khái niệm kết cấu thơ trữ tình - khái niệm cho phép ta tiến xa hơn trong việc nắm bắt
kiểu tổ chức nghệ thuật đặc thù của một thể loại văn học quan trọng: thơ trữ tình
1.2 Thơ trữ tình và kết cấu thơ trừ tình
1.2.1 Thơ trữ tình
Để tạo cơ sở cho việc xây dựng một khái niệm về thơ trữ tình và kết cấu thơ
trữ tình phù hợp với góc nhìn của luận án, trước hết xin đi vào xác định một số yếu tố
cơ bản tạo nên đặc trưng thể loại của thơ trữ tình mà những nghiên cứu về thơ lâu nay không thể bỏ qua
Trang 18Cách nay khoảng 1.500 năm, trong Văn tâm điêu long, ở thiên Tình thái, Lưu
Hiệp đã đề xuất ba khái niệm quan trọng là hành văn y thanh v ăn và tình văn có khả
năng khái quát được một bài thơ [57] Đến đời Đường, Bạch Cư Dị, trong Thư gửi Nguyễn Chẩn đã đề ra thuyết “cây thơ” nêu lên các yếu tố then chốt tạo thành điều
kiện tồn tại của thơ: “Cái cảm hóa được lòng người chẳng gì trọng yếu bàng tình cảm ,
chẳng gì đi trước được ngôn ngữ, chẳng gì gần gũi bằng âm thanh, chẳng gì sâu sắc
bằng ý nghĩa Với thơ gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa Trên thì bậc thánh hiền, dưới là kẻ ngu si, nhỏ bé như lợn cá, thần bí như quỷ
thần, chủng loại bất đồng nhưng tinh thần tương tự, hình trạng khác biệt nhưng tình
cảm tương thông, không một thứ gì nghe được âm thanh mà không đáp ứng, không
một thứ gì tiếp nhận được tình cảm mà không rung động" [23] Lý thuyết của Bạch
Cư Dị có phần kế thừa quan niệm của Lưu Hiệp Nếu theo cái nhìn hiện đại thì có thể xem các yếu tố tình (tình cảm), nghĩa (ý nghĩa) (cũng là yếu tố tình văn) tương đương
với phương diện nội dung của tác phẩm thơ, còn các yến tố ngôn (ngôn ngữ) (cũng là
yếu tố tạo nên cái gọi là hình văn), thanh (âm thanh) (cũng là yếu tố thanh văn) lại
tương đương với phương diện hình thức Nhưng điều đáng chú ý là Bạch Cư Dị không
chỉ dừng lại ở việc nêu lên các yếu tố cấu thành tác phẩm mà còn chỉ ra mối quan hệ
gắn bó giữa chúng, giống như gốc rễ, mầm lá, hoa, quả gắn liền với nhau trong một
"cây thơ" hoàn chỉnh và sống động
Nhà nghiên cứu người Hoa Lương Xuân Phương trong Cựu thi lược luận đã
giải thích cặn kẽ về lý thuyết thơ của Bạch Cư Dị như sau: "Cái gọi là "Căn tình" đó
chính là cái “nhân tâm" trong câu “nhân tâm chi cảm vật" của Chu Hy (bài tựa Kinh Thi), cũng là, văn theo Chu Hy cái "dục" do nhân tâm cảm ứng với vật giới mà sinh
ra, đó là nói chung tất cả những cái tư tưởng, cảm tình, tưởng tượng trong đời sống
nội giới con người Mà cái đối tượng làm cho con người cảm ứng ấy chẳng phải chỉ
giới hạn ở hiện tượng chính trị, luân lý, mà còn tòan thể những gì tự nhiên hay nhân vi bao quanh con người, tạo ra cái hoàn cảnh, đủ khiến cho nhà thơ rung cảm khởi hứng Cái gọi là "Miêu ngôn"đó tức cũng như bài tựa Kinh Thi nói: "Tại tâm vi chí, phát ngôn vi thi" Cái g ọi là "Hoa thanh" đó cũng tức như bài tựa Kinh Thi nói: "Tình phát
ư thanh, thanh thành văn", hoặc thêm nữa: "Tất hữu tự nhiên chi âm hưởng tiết tấu" Sau hết, cái gọi là "Thực nghĩa" đó cũng tựa như nay ta nói cái nội dung, mà nội dung
Trang 19đó không nhất định chỉ là những ý khuyên răn, giáo huấn vô chính trị, luân lý" [127] Trong lời giải thích trên, một mặt Lương Xuân Phương đã chỉ ra được nguồn mạch quan niệm của Bạch Cư Dị, mặt khác, đã nói lên được tính chất toàn diện và cởi mở
của quan niệm này, nhưng ở một mức độ nào đó, nhà nghiên cứu đã hơi hiện đại hóa
hoặc đã mở rộng ý kiến của cổ nhân Thực ra, cái mà Bạch Cư Dị gọi là thực
nghĩa trong thơ văn còn nằm trong vòng khống chế của quan niệm Nho gia là thơ phải
có chức năng giáo hóa Cũng như thế, cái gọi là căn tình trong quan niệm của Bạch
Cư Dị chưa phản ánh được hết khả năng nội cảm hóa thế giới to lớn của cái tôi trữ tình, một khi như chính Bạch Cư Dị đã nói rõ: “chí của tôi là ở chỗ kiêm tế, hành của
tôi là ở nơi độc thiện Giữ chí nguyện và hành động đó đến cùng là đạo, dùng lời để
nói rõ ra là thơ [23]
Dù sao, trong nền lý luận văn học cổ điển Trung Hoa, quan niệm về thơ nói trên của Bạch Cư Dị thuộc loại toàn diện và sâu sắc nhất, đã cho ta thấy những nỗ lực
nhằm khái quát lại tất cả những gì tạo nên chất thơ của một bài thơ
Trong các công trình nghiên cứu của nhiều nhà Cấu trúc chủ nghĩa, câu hỏi
trực diện thơ là gì đã được thay thế bằng một câu hỏi khác: tính thơ (poéticité) là gì và
nó được thể hiện ra như thế nào? Để trả lời được câu hỏi mới này, tức cũng để xác
định được đâu là "yếu tố xác định chủng loại" của thơ, các nhà nghiên cứu hầu hết hướng sự tìm tòi vào đặc trưng Cấu trúc của ngôn ngữ thơ Thao tác phổ biến của họ
là phân biệt, đối lập ngôn ngữ thông thường với ngôn ngữ mang tính thơ R Jakobson
viết: "Nhưng tính thơ được thể hiện ra như thế nào? Theo cái cách từ ngữ được cảm
nhận như là từ ngữ chứ không phải như vật thay thế đơn giản của đối tượng được chỉ định, theo cách những từ, những cú pháp, những ngữ nghĩa của chúng, hình thức bên trong và bên ngoài của chúng không phải là các dấu hiệu vô hồn của hiện thực mà còn
có trọng lượng riêng, giá trị riêng của chúng" [68] Quan niệm này của R Jakobson cũng gần như trùng hợp với quan niệm của một số nhà thơ, nhà văn khác như p Valéry, A Breton, J.p Sartie khi họ đối sánh ngôn ngữ văn xuôi (hay là văn xuôi) với ngôn ngữ thơ (hay là thơ) Tiếp tục triển khai lý thuyết về tính tự quy chiếu của ngôn ngữ thơ nói trên, trong tiểu luận Ngôn ngữ và thi ca, R Jakobson, sau khi nhắc
lại về hai kiểu sắp xếp (hay là thao tác) cơ bản của hoạt động ngôn ngữ là tuyển chọn
Trang 20và kết hợp (điều đã được F.de Saussure phát hiện từ trước), đã có một kết luận rất
trọng yếu: "Chức năng thi ca đem nguyên lý tương đương của trục tuyển lựa chiếu lên
trục kết hợp" Hoạt động của nguyên lý tương đương này (le principe d' équivalence đôi khi được dịch là "nguyên tắc đồng đẳng" hoặc "nguyên tắc tương đồng") chủ yếu được R Jakobson quan sát từ phương diện âm vận Tuy nhiên, R Jakobson cũng đã
có chú ý ít nhiều tới nguyên lý tương đương về phương diện ý nghĩa: "Đương nhiên câu thơ bao giờ trước hết vẫn là một hình tượng âm thanh được láy lại; nhưng nó không phải chỉ là thế Nếu quy những ước lệ thi ca như khổ thơ, sự điệp âm, vần thơ vào mỗi một bình diện âm thanh thì sẽ rơi vào tình trạng suy lý tư biện một cách không hề có căn cứ kinh nghiệm Việc chiếu nguyên lý tương đương lên chuỗi kế tiếp
có ý nghĩa rộng và sâu hơn nhiều Cái công thức của P.Valéry -"bài thơ là một sự
phân vân kéo dài gi ữa âm thanh và ý nghĩa" có cơ sở thực tế hơn nhiều và có tính
khoa học hơn nhiều so với mọi hình thái của chủ nghĩa biệt lập ngữ âm học" [70]
Mặc dù đã có lưu ý tới hoạt động của nguyên lý tương đương về mặt ý nghĩa, nhưng trong tư duy nghiên cứu của R Jakobson, cái ý nghĩa ở đây chỉ là ý nghĩa đối tượng
gọi tên và ý nghĩa ngữ pháp nảy sinh từ những mối quan hệ giữa các thành tố cấu trúc
có tính chất khép kín của điều đó cũng có nghĩa là khái niệm ý nghĩa đã được hiểu
một cách hạn hẹp Trong khi đó, như ta thấy trong thực tế, để thực sự hiểu được hoạt động của nguyên lý tương đương trong thơ trữ tình, nhiều khi người nghiên cứu vượt qua giới hạn của văn bản hay tiến đến một cách đọc "liên văn bản” (intertexttualité), cách đọc đặt văn bản trong một truyền thống nhất định Rõ ràng, trước những hiện
tượng phổ biến của thơ ca như điển cố hay ẩn dụ (trong trường hợp giữa cái dụ thể và cái dụ chỉ chỉ có quan hệ hàm ẩn) thì dứt khoái sự nghiên cứu phương diện ý
nghĩa của nguyên lý tương đương phải được mở rộng ra ngoài văn bản Những điểm
bất cập này trong lý thuyết về thơ của Jakobson, cụ thể là lý thuyết về nguyên lý
tương đương như nguyên tắc tổ chức cơ bản của thơ đã được phân tích một cách khá thuyết phục bởi Cao Hữu Công và Mai Tổ Lân trong cuốn Sức hấp hẫn của thơ
Đường [124, 493-493]
Trong tiểu luận Thơ là gì? Nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã viết: "Thơ là một
cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức ngôn ngữ này [108, 23] Nhìn chung, định
Trang 21nghiã mang tính hình thức hóa này đã giúp người ta nhận diện đựơc ngay thơ, đồng
thời đã chú ý thích đáng tới những mối liên hệ rất cơ hữu giữa thơ với đời sống, giữa
thơ với độc giả (tức là những mối quan hệ vẫn thường bị các nhà cấu trúc chủ nghĩa
bỏ qua), trong khi vẫn xem văn bản là điểm xuất phát của mọi nghiên cứu về thơ Với định nghĩaa này, tác giả đã kế thừa được những khám phá quan trọng về thơ của nhiều nhà nghiên cứu thuộc các trường phối khác nhau ở Tây Âu trong mấy chục năm qua (Chủ nghĩa hình thức Nga, Cấu trúc luận, Phê bình mới đặc biệt đã gợi ra một hiện tượng nghiên cứu thơ rộng rãi: thơ không chỉ là một hiện tượng ngôn ngữ học thuần tuý, biệt lập, tĩnh tại, mà chủ yếu là một hiện tượng giao tiếp nghệ thuật, một phát ngôn trong ý nghĩa đầy đủ của từ này
Những nghiên cứu đã có về bản chất, cấu trúc của thơ là hết sức phong phú Ở trên chung tôi mới chỉ điểm qua một ít quan niệm vào loại tiêu biểu Qua chúng, ta đã
có thể có được một ý niệm khá đung đắn và toàn diện về thơ trữ tình Tuy vậy, để vượt qua cái nhìn tĩnh tại và siêu hình về đối tượng này, thiết tưởng phải chú ý nhiều
hơn đến vai trò của thơ trữ tình trong việc bộc lộ cái nhìn độc đáo mang tính lịch sử
về chính bản thân mình của chủ thể sáng tạo Đây chính là điều chúng tôi muốn nhấn
mạnh khi đi vào tìm hiểu khái niệm thơ trữ tình
Thơ trữ tình là một "loại hình" thơ mà tuyệt đại bộ phận là những tác phẩm có
dung lượng nhỏ, những bài có số câu không nhiều lắm mà các yếu tố cấu tạo của nó
được tổ chức một cách chặt chẽ dựa trên hoạt dộng của nguyên lý tương đương Do được tổ chức một cách chặt chẽ như vậy, từng yếu tố cấu tạo dù nhỏ nhất như nguyên
âm, phụ âm, thanh, vần, ngắt câu, ngắt đoạn cũng có một đặc thù khác với chính nó trong các tổ chức lời nói của hoạt động giao tiếp bình thường và của văn xuôi, có thể
trở thành một đối tượng nghiên cứu chuyên biệt với đầy đủ hai mặt nội dung và hình
thức của mình
Kiểu tổ chức hình thức như trên của thơ trữ tình không mang tính ngẫu nhiên
Đó là một sự lựa chọn hình thức tuyệt đối phù hợp giúp thơ trữ tình bộc lộ tốt nhất dưới dạng trực tiếp những xúc cảm, cảm nhận của nhân vật trữ tình trước mọi hiện
tượng đời sống, đặc biệt là những xúc cảm nồng cháỵ đang ở giai đoạn cao trào -
những xúc cảm mà cách biểu đạt bình thường của văn xuôi không đáp ứng được cũng
Trang 22như mọi sự diễn tả thiếu cô đọng, sẽ xuyên tạc độ căng hay bản chất, tính chất của nó
Khi nói đến tính chủ quan của thơ trữ tình, khái niệm cái tôi trữ tình cần được xem là
khái niệm trung tâm, có khả năng cắt nghĩa được chiều sâu quan niệm của chủ thể về chính mình, tức là cái có ý nghĩa chi phối tính đặc thù của nội dung và hình thức thơ
trữ tình cùng các hình thái phát triển của nó trong lịch sử
Đến với thơ trữ tình, người đọc có một tâm thế tiếp nhận đặc biệt: xem tiếng nói trữ tình trong thơ cũng là tiếng nói trữ tình của mình Khi sự đồng nhất giữa nhân
vật trữ tình và người đọc thơ đã được thực hiện, thế giói thơ trữ tình bỗng thành một
thế giới mở, hiểu theo nghĩa thời gian, không gian được nhắc tới trong đó bỗng trở thành biểu trưng mà ý nghĩa của chúng không còn bị đóng khuôn trong những hình thái quá cá biệt, cụ thể nữa Chính sự lạ lùng này trong hoạt động tiếp nhận thơ
trữ tình đã cung cấp bằng chứng cho ta khẳng định trở lại cái áp lực mạnh mẽ mà mô hình tổ chức ngôn ngữ thơ đã gây cho người đọc, khi nó biểu hiện những cảm nhận
của cái tôi trữ tình trong trạng thái đang diễn tiến
Từ sự xác định về khái niệm kết cấu tác phẩm văn học và khái niệm thơ trữ
tình như trên, ta đã có những điều kiện tối thiểu để đi vào nhận diện những đặc thù
của kết cấu một bài thơ trữ tình
1.2.2 K ết cấu thơ trữ tình
L.I Timofeev, trong Nguyên lý lu ận văn học, khi bàn về kết cấu của tác phẩm
văn học đã rất chú ý vai trò thể hiện nội dung của nó Ông viết: "Bất cứ một tác phẩm nào cũng đều có một kết cấu nhất định, tức nó được tổ chức một cách nhất định, dựa trên cơ sở tính chất phức tạp của hoàn cảnh sống được phản ánh trong đó và của sự
nhận thức những mối quan hệ, những nguyên nhân và kết quả của cuộc sống, sự nhận
thức này thuộc riêng nhà văn đó và nó quyết định những nguyên tắc kết cấu
cảnh sống" đó là gì? L.I Timofeev xác định đó là tính cách: "Trong thơ trữ tình (cũng
như nói chung trong văn học) cái được thể hiện trước hết là các tính cách; điều đó giải thích tính chất bền vững của nó" [164, 167] Như vậy theo nhà nghiên cứu, việc thể hiên tính cách vừa là một nhiệm vụ vừa là một phương tiện phản ánh đời sống của
mọi tác phẩm văn học, không chỉ gắn với những tác phẩm tự sự, cụ thể là những tác
Trang 23phẩm có cốt truyện mà còn gắn với cả thơ trữ tình Tuy nhiên, khi đi vào nghiên cứu
kết cấu thơ trữ tình, khái niệm tính cách cần được xác định một cách cụ thể hơn nữa Chúng ta hoàn toàn có thể thấy khái niệm tính cách bằng khái niệm cái tôi trữ
tình bởi khái niệm sau vừa có mặt tương đồng với khái niệm trước lại vừa phản ánh
được đặc trưng nội dung của loại thơ trữ tình là tính chủ quan cũng như chiều sâu
quan niệm của chủ thể trữ tình về bản thân được thể hiện trong đó (xem thêm Cái tôi
và hình tượng trữ tình trong [139]) Như vậy, nhìn bao quát, sự hình thành của kết
cấu thơ trữ tình cũng như bề rộng và chiều sâu của nó gắn liền với sự biểu hiện cái tôi
trữ tình, gắn liền với quá trình cái tôi trữ tình tự đào sâu vào mình, soi ngắm, quan sát
và tự thể nghiệm mình thông qua các trạng huống cụ thể, cá biệt, cũng có nghĩa là thông qua một cách nhìn, tư thế, tâm thế, ứng xử riêng trứơc khách thể bao quanh và đối diện với mình Nói cách khác, kết cấu thơ trữ tình là sự tổ chức bài thơ nương theo quá trình tự biểu hiện và bộc lộ của cái tôi trữ tình Khi nào quá trình nhận thức của cái tôi trữ tình (trong một điều kiện xác định) đã hoàn tất, khi đó bài thơ dừng lại Chính ở đây ta thấy vai trò của kết cấu trong việc bộc lộ bản chất của chủ thể sáng tạo
Thơ trữ tình là một "loại hình" sáng tác gắn liền vói sự rung động, với cảm xúc
tươi mới, trực tiếp của cái tôi trữ tình trước mọi biểu hiện đa dạng phức tạp của cuộc
đời Hơn thế, trong rất nhiều trường hợp, thơ trữ tình là nơi gặp gỡ, trùng phùng của
những cảm xúc đã lắng thành kỷ niệm với những cảm xúc vừa mới nảy sinh trên nền
kỷ niệm đó, đúng như W Wordsworth đã nói: "Tôi đã nói rằng thơ là sự tuôn trào bột phát những tình cảm mãnh liệt: nó bắt nguồn từ trong cảm xúc được nhớ lại trong sự bình tâm; cảm xúc được chiêm nghiệm cho tới lúc, do một thứ phản ứng đặc biệt, sự bình tâm dần dần bị biến mất, và một cảm xúc khác thân thuộc với cái trước đó là đối tượng của sự chiêm nghiệm lần lần nảy sinh và nó thực sự tồn tại trong tâm tưởng" [6, 36] Trước một phức thể cảm xúc mang tính chất khá mơ hồ và bất định như thế, kết
cấu có vai trò to lớn trong việc định hình nó lại, cấp cho nó một hình thể xác định làm
tiền đề cho mối giao cảm giữa cái tôi trữ tình của nhà thơ và độc giả, trong khi vẫn cố
gắng bảo toàn đặc tính "khói sương" của nó Một khi kết cấu đã thực hiện được nhiệm
vụ khó khăn phức tạp này thì điều đó cũng có nghĩa là nó đã phát hiện ra trong đám
hỗn mang cái logic hay phép biện chứng của tình cảm, tức những cái cho phép từ đó cái tôi trữ tình nhìn rõ mình hơn Như vậy, kết cấu trong thơ trữ tình không phải là
Trang 24phương tiện thể hiện nội dung mà bản thân nó còn là cái đích đi đến của nhà thơ nếu
quả đúng anh ta là kẻ luôn có khát vọng khám phá mình và qua mình khám phá ra bản
chất người tiềm tại trong đó Không ngẫu nhiên chút nào khi các nhà thơ đích thực
luôn đau khổ, vất vả tìm tòi, thể nghiệm những cách nói mới Đó không phải là một câu chuyện hình thức chủ nghĩa, vô bổ, vô ích
Rõ ràng thơ trữ tình với kết cấu đặc thù của nó là hình thức không thể thay thế
giúp con người nhận chân ra bản chất phong phú của mình và giúp nhà thơ tìm thấy được sự đồng tình, xẻ chia trọn vẹn ở độc giả Chính chức năng này đã khẳng định vị trí cũng như ưu thế riêng của thơ trữ tình bên cạnh văn xuôi (khái niệm mà các nhà
cấu trúc chủ nghĩa hay đem đối lập với thơ) hay nói chính xác hơn là bên cạnh các sáng tác văn học thuộc loại tự sự Trong đời sống hàng ngày, chúng ta bắt gặp hoặc
trải qua biết bao kiểu, dạng, hình thái rung động phong phú Nhưng không phải bất cứ rung động nào cũng có thể trở thành rung động thơ và được biểu hiện thành thơ, nếu rung động đó không đạt tới một chiều sâu nhất định trong việc thể hiện bản chất của
chủ thể và đặc biệt là không được hóa thân trong một tổ chức ngôn từ phù hợp, hoàn
mỹ, để có thể từ đó làm lây lan đến hay thức dậy trong lòng người đọc một trạng thái rung động tương ứng Chính tại điểm này, vai trò của kết cấu trong việc bộc lộ bản
chất nghệ thuật của sang tác, cụ thể là bản chất nghệ thuật của thơ trữ tình đã được
khẳng định Kết cấu không đơn giản chỉ thể hiện cái nhìn mà còn sáng tạo ra một cái
nhìn mới chưa hề có trước đó, và đó là một cái nhìn "thơ"
Để có thể gánh vác được những nhiệm vụ quan trọng như thế; kết cấu tự nó
phải trở thành một hệ thống tổ chức riêng của hình thức tác phẩm Như kết cấu của
mọt tác phẩm văn học khác, kết cấu thơ trữ tình cũng bao hàm hai cấp độ: kết cấu
hình tượng và kết cấu văn bản ngôn từ Hai cấp độ này gắn bó chặt chẽ với nhau, xâm
nhập, chuyển hóa lẫn nhau Muốn tìm hiểu kết cấu hình tượng, không thể không đi qua sự phân tích kết cấu văn bản ngôn từ, và ngược lại, một sự phân tích kết cấu văn
bản ngôn từ nếu muốn trở thành hoạt động có ý nghĩa là phát hiện ra những giá trị
thẩm mỹ đích thực của tác phẩm thì không thể không gắn liền với việc làm sáng tỏ
những đặc điểm của hình tượng được thể hiện qua nó, nhờ nó Nhưng đâu là tính đặc thù của chứng khiến chúng phân biệt với kết cấu hình tượng, kết cấu văn bản ngôn từ
Trang 25trong những tác phẩm văn học thuộc cấc loại sáng tác khác? Xin làm rõ qua các phần
viết kế tiếp đây
1.3 K ết cấu hình tượng của thơ trữ tình
1.3.1 T ứ thơ - hạt nhân kết cấu của hình tượng thơ trữ tình
Theo một cái nhìn khái quát nhất, kết cấu hình tựơng của một tác phẩm văn
học là sự tổ chức liên kết các chi tiết, các hình ảnh mang tính chất cá biệt cụ thể của
hiện thực khách quan đã được nhận thức, nội cảm hóa thành một bức tranh hoàn
chỉnh, sinh dộng thể hiện rõ cái nhìn nghệ thuật về cuộc đời cũng như thế giới tinh
thần phong phú của nhà văn thông qua một kiểu tổ chức văn bản nhất định
Đi vào tìm hiểu bản chất từng thể loại khác nhau, khái niệm kết cấu hình tượng
cần được cụ thể hóa thêm một bước Kết cấu hình tượng tự sự không giống kết cấu hình tượng trữ tình Trong thơ trữ tình cũng có nhân vật cùng các sự kiện và biến cố
Thậm chí, nếu quan sát toàn bộ sáng tác của một nhà thơ trữ tình nào đó, ta có thể bắt
gặp cả một hệ thống nhân vật đông đảo với sự tham gia của họ vào những sự kiện lớn
của đời sống Chẳng hạn trong thế giới nghệ thuật thơ của Tố Hữu ta thấy hiện lên hình ảnh của một khối quần chúng to lớn với các bà bủ, bà bầm, anh vệ quốc, em liên
lạc, chị dân công đang hăng hái, vui vẻ tự nguyện gánh vác nhiệm vụ cứu nước và xây dựng một xã hội mới Nhưng dù sao hệ thống nhân vật, sư kiện này cũng có một đặc điểm riêng biệt khác với hệ thống nhân vật, sự kiện trong tự sự Các nhân vật đã không được khắc họa đầy đủ trên mọi mặt và trong các quan hệ ứng xử Thậm chí trong đa số các trừơng hợp, họ không có cả một cái tên riêng Như vậy, nhân vật ở
đấy chỉ là nhân vật trữ tình hay chỉ là đối tượng được nhắc tới trong bộc lộ trữ tình
của một chủ đề nào đó Điều này cũng có nghĩa trong thơ trữ tình, chỉ có nội dung trữ tình là quan trọng, còn các chi tiết quá cụ thể về kẻ phát ngôn, về hoàn cảnh phát ngôn
và đối tượng mà phát ngôn hướng tới có thể có, có thể không và không đóng một vai trò gì thật đặc biệt, thật thiết yếu Nếu trong thơ trữ tình, mọi điều diễn ra ngược lại thì lập tức sự giao cảm nghệ thuật giữa nhà thơ và độc giả sẽ bị ngăn trở hay phá hoại Các cân thơ được viết ra sẽ không còn được "nội cảm hóa" bởi người đọc và thế giới thơ sẽ trượt ra ngoài sự đón nhận của họ để thành một thế giới xa cách, xa lạ
Trang 26Vì những lẽ trên, có một điều hiển nhiên mà ai cũng nhận thấy là không thể phân tích kết cấu hình tượng thơ trữ tình như phan tích kết cấu hình tượng tự sự Các
khái niệm như nhân vật chính, nhân vật phụ, tâm lý nhân vật, lời nói nhân vật, cốt truyện, xung đột v.v khó có thể trở thành công cụ hữu hiệu để phan tích kết cấu hình
tượng thơ trữ tình dẫu ta có thể vận dụng chúng trong một số điều kiện và ngữ cảnh
nhất định.Vậy có thể có một khái niệm cơ bản, có giá trị thao tác cho việc nghiên cứu
cấp độ này của kết cấu thơ trữ tình hay không? Các tác giả cuốn sách Dẫn luận nghiên
c ứu văn học (G N Pospelov chủ hiên) đã sử dụng khái niệm trầm tư (tiếng Latinh
-meditatio - nghĩa là trầm mặc, suy tưởng) để khám phá thế giới hình tượng của thơ trữ tình [128, 332-338] Có một số nhà nghiên cứu khác lại dùng khái niệm hình tượng
tâm tư trong sự đối lập với khái niệm hình lượng tính cách [119] hay dùng khái
niệm hình tượg cảm xúc Nhìn chung các khái niệm vừa kể về cơ bản có nội hàm
giống nhau và đều đã phản ánh được tính chủ quan trong giọng điệu, trong hình tượng thơ trữ tình Nhưng như Hà Minh Đức đã nói: "Nếu xem hình tựơng thơ chỉ là hình tượng cảm xúc thì chưa đủ vì rõ ràng trong cấu tạo của hình tượng thơ ca có nhiều yếu
tố quan trọng khác Hình tượng thơ không chỉ được tạo thành từ những nhân tố chủ quan, mà phải thể hiện sự thống nhất giữa chủ quan và khách quan tuy nhân tố chủ quan là chủ yếu" [ 38, 68 ] Theo chúng tôi, để có thể đi sâu phân tích kết cấu hình tượng thơ trữ tình, cần phải xem khái niệm tứ (hay cấu tứ) vốn rất quen thuộc trong thi
học truyền thống là một khái niệm then chốt
Trong V ăn tâm điêu long, ở thiên Thần tứ, Lưu Hiệp đã bàn rất sâu và rất kỹ
về tứ Trước hết, ông nói tới bản chất phi thường của tứ như một cái gì giúp ta lĩnh hội được tính toàn vẹn của thế giới, khi ta đắm mình trong mặc tưởng (khái niệm trầm tư
đã nêu ở trên chính được dùng để chỉ trạng thái này): "Cái tứ của văn chương, cái
thần của nó xa lắm Cho nên khi ta lặng lẽ ngừng suy nghĩ lại một chỗ thì cái tứ tiếp
với ngàn năm Ta trầm lặng thay đổi sắc mặt một chút thì cái nhìn của ta đã thông suốt
đến vạn dặm" Tiếp đó, Lưu Hiệp đề cập tác dụng kỳ diệu của việc câu tứ và nên
những điều kiện giúp tứ được triển khai một cách trọn vẹn:"Ta thấy cái tác dụng kỳ
diệu của việc cấu tứ [nó có thể khiến] cho cái tinh thần của nhà văn hòa mình với cái
tồn tại khách quan bên ngoài ( ) Ngòai vật do giác quan mà vào; những lời nói; câu
văn là cái cai quản cái máy hoạt động của nó Hễ cái then máy mà thông suốt thì mọi
Trang 27hình tượng của sự vật không có cái gì bị che dấu nữa Nếu cái cửa, cái khóa tắc lại thì tinh thần sẽ trốn cái tâm Vì vậy cho nên việc vắt nặn ra tứ văn cốt ở chỗ hư và
tĩnh Muốn cho có được cái đó phải xoi thông ngũ tạng, phải tắm gội tinh thần, phải
tích lũy kiến thức để giữ lấy của bấu, khảo sát sự lý để làm cho cái tài của mình phong phú lên Rồi lại phải suy xét những điều mình đã trải qua để soi sáng một cách biệt để
rồi [cuối cùng mới] tập dượt cái tình cảm của mình để rút ra cái lời Sau đó mới khiến cái ông chủ (cái tâm) là người hiểu sâu mọi đạo lý, tìm đến âm thanh, luật lệ mà đặt lời
văn Người thợ mà có cái kiến giải độc đáo, thì căn cứ vào cái ý mình quan niệm mà
vận dụng bút Đó là cái phương pháp chủ yếu để viết văn, cái điểm nút lớn phải nắm
lấy khi viết một thiên" [57, 64-67]
Nhìn chung Lưu Hiệp đã có một quan niệm rất toàn diện về tứ, đặc biệt đã chú
ý tới mối giao hoà, thâm nhập lẫn nhau giữa các yếu tố khách quan và chủ quan, biến đổi và định hình, nội lực thâm hậu và lĩnh hứng xuất thần, suy nghĩ và cảm xúc trong quá trình nhà văn câu tứ Mạc dù khái niệm tứ của Lưu Hiệp mang một hàm nghĩa khá rộng nhằm làm sáng tỏ bản chất sáng tạo không cùng của văn chương nói chung,
nhưng quan niệm nói trên đã thường xuyên được vận dụng vào tìm hiểu thơ trữ tình
với kiểu kết cấn hình tượng đặc thù của nó, và những sự vận dụng đó tỏ ra hợp lý, có
hiệu quả
Trong khoảng vài ba chục năm lại nay, trên các sách báo ỏ nước ta xuất hiện khá nhiều bài nghiên cứu về tứ thơ của các tác gỉa: Trầm Nhâm Khang, Hoàng Bội
Ngọc (hai tác giả này người Trung Quốc), Xuân Diệu, Hà Minh Đức, Nguyễn Xuân
Nam, Bùi Công Hùng, Mã Giang Lân, Nguyễn Viết Lãm, Quách Tấn Mỗi bài nghiên cứu có một "điểm nhấn" riêng nhưng về cơ bản quan niệm tứ thơ của các tác
giả khá thống nhất với nhau Rất nhiều vấn đề chung quanh tứ thơ đã được đề cập và đôi khi đã được lý giải thấu đáo Đặc biệt, nhiều người đã quan tâm phân biệt khái
niệm với khái niệm ý để thấy rằng từ cái ý trừu tượng, khái quát và phần nào phi cá
tính đến cái tứ thơ mang đậm bản sắc sáng tạo cá nhân và có sự hòa quyện máu thịt
giữa suy nghĩ với cảm xúc, giữa yếu tố chủ quan với yếu tố khách quan là cả một
bước nhảy vọt trong hành động sáng tạo một bài thơ cụ thể Tuy vậy, không thể cho
rằng về tứ thơ không còn có gì phải nói thêm nữa Hướng tới mục đích nghiên cứu kết
Trang 28cấu thơ trữ tình từ góc độ loại hình, chúng tôi xin trình bày sau đây sự nhận diện của mình về tứ thơ trên các khía cạnh: vai trò tứ, cấu trúc của tứ, các cấp độ của tứ,
loại hình tứ, tính phổ quát của hiện tựơng tứ
Tứ thơ chính là hạt nhân kết cấu hình tượng thơ trữ tình Nó đứng ở vị trí trung
tâm của quá trình sáng tác thơ ca, chi phối sự liên kết tất cả các yếu tố của bài thơ lại thành một chỉnh thể thống nhất Nó cấp cho cái "hỗn mang" của những rung động hay
những "nỗi niềm tinh vân" (chữ dùng của Huy Cận) một trật tự, khiến chúng hoàn toàn có thể được phô bày bằng các phương tiện ngôn từ diễn ra trong thời gian, để
thực sự trở thành những rung động thơ, nỗi niềm thơ Tứ thơ quy định tứ thơ sáng
t ạo của hình tượng thơ, phân biệt hình tượng thơ mang tính cô đọng, khái quát, thấm
đẫm cảm xúc và dồn nén suy nghĩ với những hình ảnh rời rạc, cá biệt của hiện thực khách quan Trong sáng tác, người ta thường nói đến sự "lóe sáng" của tứ thơ Đúng hơn phải nói là sự "lóe sáng" của tư duy nghê thuật khi tứ thơ vụt đến Quả là xét trên
tổng thể, tứ thơ mang tính chất "khải thị", giúp cho nhà thơ ngay lập tức trong một
giây lát ngắn ngủi nào đó, nhận ra tính chất toàn vẹn của vấn đề, của sự vật, hiện
tượng đang đối diện với mình và thách thức cảm xức, suy nghi của mình Sự "lóe sáng" của tứ cũng đồng nghĩa với việc nhà thơ trong phút chốc tìm được con đường
giải phóng những ý niệm của mình thoát khỏi tính trừu tượng để nó được hoá thân vào
những hình ảnh tươi mới của hiện thực và chính sự giải phóng này cũng tạo ra tiền đề quan trọng cho phép nhà thơ thực sự khám phá được mình - một sự khám phá
được đặt ở trung tâm của mối liên hệ, tương tác giữa chủ quan và khách quan
Nói khái quát lại, tứ thơ chính là một sự phát hiện - phát hiện của nhà thơ về bản
thân và về thế giới
Do tính chất phát hiện đó, tứ thơ hiển nhiên đóng vai trò quy định âm hưởng, màu sắc cụ thể, độ dài của bài thơ và đôi khi cả thể thơ được tác giả lựa chọn nữa Xin được dẫn giải thêm về điều này Tuy có những điểm chung với mọi sự phát hiện khác trong hoạt động nhận thức của con người (đều dẫn tới kết quả là tìm ra cái mới) nhưng
sự phát hiện trong thơ, của thơ lại có những nết đặc thù Cái mà thơ hướng tới không
phải là tìm ra những con số chính xác, những quan hệ tất yếu, những quan hệ khách quan lạnh lùng làm thỏa mãn óc nhận thức khoa học Sự phát hiện của tứ thơ,
Trang 29của thơ bao giờ cũng nảy sinh trên một nền tảng cảm xúc nhất định và nó có chức năng làm sáng tỏ trở lại nền tảng cảm xúc ấy, do vậy nó mang đầy tính chủ quan, có khi quy về trong một mối những hình ảnh, sự vật không có liên hệ tất yếu với nhau
Chẳng hạn giữa hình ảnh rặng liễu vào thu với hình ảnh cô gái xõa mái tóc buồn
chẳng có một liên hệ tất yếu nào Nhưng trong bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu
với tứ thơ về sự chuyển vần đáng giật mình của thời gian qua bước chân mùa thu đẹp,
mối liên hệ ấy lại trở nên tất yếu, và chính nó làm cho âm hưởng của bài thơ trở nên xôn xao buồn bã, hay là buồn bã trong nỗi xôn xao Rõ ràng lúc này tứ thơ đã quy định chiều hướng cảm xúc, âm hưởng, màu sắc của bài thơ
Tứ thơ cũng là một yếu tố quan trạng ảnh hưởng đến độ dài của bài thơ Như đã nói, tứ thơ là một sự phát hiện, và sự phát hiện đó cần được trình bày hằng phương
tiện ngôn từ Các phương tiện ngôn từ ấy là điều kiện tồn tại vật chất của tứ thơ, có
chức năng làm sáng tỏ tứ thơ, nó được mở ra tương ứng, đồng thời với sự triển khai
của tứ thơ cả chiều sâu lẫn bề rộng Khi sự triển khai đó hoàn tất thì bài thơ dừng lại,
nếu không bài thơ sẽ rơi vào tình trạng rườm rà, vu khoát, có lời mà không có ý hoặc
sẽ có một kết cấu lỏng lẻo Bên cạnh những ưu điểm rất lớn của mình, bài thơ Bên kia
sông Đuống (Hoàng Cầm) còn có một nhựơc điểm là quá dài dòng Nhận xét này đưa
ra không phải căn cứ vào một tiêu chuẩn tiên thiên nào đó về độ dài của một bài thơ,
mà căn cứ vào tương quan chưa hợp lý giữa tứ thơ vói dòng ngôn từ dùng để vật chất hóa nó Đã đành ở ngoài đời khi quá xúc động và khi đang an ủi, vỗ về nhau, người ta
có thể nói hơi nhiều (và thường là nói lặp), nhưng ở trong thơ, sự kể lể phải rất có
mức độ, không thể vượt ngưỡng Đôi khi tác giả đã không cất nổi mình khỏi vòng vay
của kỷ niệm, hồi ức để làm công việc sáng tạo thơ khiến cho tứ thơ độc đáo nói tới lời ước hẹn đưa nhau về "bên kia sông Đuống'' giữa những ngày quê hương chìm trong
cảnh điêu tàn có lúc bị khuất lấp đi giữa một "bể" chi tiết cụ thể Có một điều khá thú
vị là trong khi nhà thơ - nhân vật trữ tình có vẻ vẫn thổ lộ một cách trung thành những điều mình cảm xúc, thì độc giá có cảm tưởng rất rõ mạch cảm xúc trong bài thơ có lúc
bị quẩn lại, thiếu tự nhiên (ở đoạn Tiếng em cắt cỏ trại tù ) Đây chính là một nghịch
lý giúp ta nhìn rõ trở lại sự phân biệt giữa cảm xúc bình thường với cảm xúc thơ và vai trò của tứ thơ trong việc khơi dòng và định hình dòng chảy của cảm xúc trong một bài thơ cụ thể Ta cũng thấy thêm: tứ thơ không đơn giản là ý được "tu sức"mà là ý
Trang 30được hóa thân vào một hình tượng cụ thể, và cái ý được hóa thân đó (tứ) lúc này mới
là đối tượng của sự "tu sức", đối tượng của sự gia công nghệ thuật đầy sáng tạo và
thậm chí là rất nhọc nhằn
Về mối quan hệ giữa tứ thơ với thể thơ, dựa vào kinh nghiệm sáng tác phong
phú của bản thân, nhà thơ Huy Cận đã có ý kiến: "Không phải tứ thơ nào cũng có thể
khuôn vào bất cứ hình thức, thể loại nào Trong đời làm thơ của tôi, tôi phải mấy lần thay áo cho thơ, phải đổi thể loại thì tứ thơ mới bật ra được Ví dụ: Bài Đẹp xưa trong tập Lửa thiêng lúc đầu làm theo thơ Đường luật( ) Đọc nhẩm mãi thấy còn
nhẹ quá, có cái gì hẫng, không đạt được cái tứ đẹp mà xưa, đẹp xưa trong cảnh sắc tâmhần và tạo vật Ý thì không có gì thay đổi nhưng điệu thơ, âm hưởng của câu thơ thì thử phổ lục bát xem sao Rõ ràng là trong trường hợp này, lần đầu thai sau đúng
chỗ hơn Bài lục bát thơ đọng hơn bài Đường luật" [14] Như vậy, rõ ràng "tính chất phát hiện" của tứ thơ nhiều lúc quy định sự lựa chọn thể thơ của tác giả, bởi thể thơ
tuy là một cái gì thuộc về hình thức nhưng bản thân nó cũng có một quy luật tổ chức riêng, có "tiếng nói" riêng của mình mà nhà thơ phải tôn trọng khi sử dụng Nếu tứ
thơ được đầu thai đúng chỗ thì "tính chất phát hiện" của nó được tô đậm, nên không,
tứ thơ sẽ bị bào gọt đi những nét sắc sảo một cách uổng phí
Khi đã thừa nhạn tứ thơ thể hiện sự khám phá mới của nhà thơ về bản thân, về
thế giới thì chúng ta cũng đồng thời rút ra được hệ luận: Tứ thơ là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá cường độ cảm xúc, chiều sâu nhận thức, chiều sâu cái nhìn và cả phong cách nghệ thuật của tác giả, thậm chí cả phong cách nghệ thuật một
thời đại, một dân tộc Trầm Nhân Khang va Hoàng Bội Ngọc trong Cấu tứ trong thơ
tr ữ tình , khi phân tích nét khác biệt trong cách cấu tứ của ba bài thơ trên cùng một
chủ đề là Bài hát đêm thu (Lý Bạch), Xuân oán (Kim Xương Tự), Bài hát Lũng Tây
(Trần Đào), đã cung cấp một ví dụ có sức thuyết phục giúp ta, củng cố nhận định nói trên 172] Xin phân tích thêm hai bài thơ của thời thơ mới để tiếp tục làm rõ vấn đề:
bài Xuân r ụng (Xuân Diệu - Gửi hương cho gió) và bài Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử -
Thơ Điên) Mới đọc qua, ta nhận thấy hai bài có tứ thơ giống nhau, có thể nói là có chung một tứ thơ mang tính chất thời đại, thể hiện rõ cảm quan của cái tôi cá nhân
thời Thơ mới trước thời gian, trước số phận con người, số phận cái đẹp Cảm xúc thơ
Trang 31trong hai bài đều được đánh thức từ niềm linh cảm về một sự phôi pha, làm lụng mang tính tất yếu của sự vật, của số phận ngay lúc cái bề ngoài của chúng dễ đánh lừa
ta, dễ đưa đến ý niệm về một thời thanh xuân vĩnh viễn Tứ thơ – niềm linh cảm đó chính là sản phẩm đặc thù của thời Thơ mới (xét ở mức độ phổ biến và độ đậm đặc
của nó), mặc dù là vẫn có thể thấy mối liên hệ giữa nó với một tứ thơ cổ điển từng
được thể hiện trong một bài tuyệt cú đặc sắc của Âu Dương Tu (đời Tống): bài Phong
L ạc đình du xuân Tuy nhiên, đi vào phân tích cụ thể, ta vẫn thấy cái tứ thơ
chung ấy được triển khai một cách khác nhau, cũng có nghĩa là mỗi bài thơ
có một đặc điểm riêng về cấu tứ, ở bài thơ Xuân rụng, tứ thơ dường như kết đọng ở câu Hồn ơi, phong cảnh cũng là người Đó là một tiếng than đồng
thời là một lời tự nhắc nhở cảnh báo Chứng kiến hoặc mới dự cảm thấy
cảnh "Những mặt hồng chia rã hết cười", "hương nhạt", "sắc tàn", "đài xiêu", nhị rớt, nhà thơ thảng thối nhận ra hình ảnh của mình trong vẻ héo úa
của vạn vật, và ông vội vã "cứu vớt tình thế" bằng những động tác "bay theo", "nưng", "đỡ" Mỗi một thay đổi nhỏ của phong cảnh đều được con
mắt nhà thơ dõi theo với hao nhiêu là lo âu, phấp phỏng, khắc khỏai bồn
chồn Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ đi vào miêu tả chi li như thế từng bước đi "thướt tha”, yểu điệu mà nguy hiểm của thời gian – thần chết Và cũng không
phải ngẫu nhiên mà nhà thơ ra sức chọn những từ thanh nhã nhất, đài các nhất như
"mỏng" "xinh" "nhẹ", "êm", "thơm" v.v để nói về cái phong - cảnh - tâm - hồn dễ
bị tổn thương ấy, như thể muốn đối trọng vói cái tàn nhẫn, lạnh lùng của thời gian,
của quy luật Như vậy, cái tứ của bài thơ đã thể hiện rõ chiềù hướng cảm thụ của nhà
thơ về thế giới, đồng thời cũng thể hiện rõ phong cách sáng tạo của Xuân Diệu - một
phong cách "hướng ngoại" luôn muốn kêu to lên nỗi niềm của mình và luôn muốn dành thế chủ động cả trong tình huống tích cực, luôn đọc thấy cái tôi của mình trong
từng sắc thái chuyển động tinh vi của tự nhiên, vạn vật Bài Mùa xuân chín lại có
một kiểu cấu tứ khác mà qua đó ta có thể nhìn ra phong cách "hướng nội" của thơ Hàn
Mặc Tử Cái tứ thơ của bài dường như nảy sinh đồng thời cùng với một sáng tạo bất
ngờ về từ ngữ: mùn - xuân - chín Có phải Hàn Mạc Tử đã được Hồ Xuân Hương, gợi
ý cho từ chín này (Một trái trăng thu chín mõm mòm)! Bằng một sự nhạy ảam lạ lùng
với những gì mang tính bản chất nhất, có thể ngay lúc cụm từ mùa xuân chín vừa
Trang 32thoáng vụt qua trí não, tâm trạng hay toàn bộ con người nhà thơ đã lập túc rơi vào thế lưỡng cực: nửa hân hoan cùng lời mời gọi của mùa xuân viên mãn nửa bồn chồn trước
tiếng nhắn gọi âm thầm của cõi hư vô Bởi thế, từng nét miêu tả trong hai thơ cũng
có một cái gi đó thật khác lạ Tất cả hiện lên với một vẻ đẹp não nùng, trong sáng tuyệt đối, thơ ngây tuyệt đối, khiến trong ta bỗng nảy sinh cảm giác e sợ, lo âu Sự
xuất hiện dày đặc của những phụ âm vang cùng những thanh điệu có âm vực cao trong bài thơ gợi nghĩ đến một cái gì tựa pha lê, trong vắt, nhưng giòn, dễ vỡ Cả màu nắng
cuối bài nữa: chói gắt như muốn xối vào tâm trí, gây một cảm giác bất ổn mơ hồ dù theo cái nhìn bề ngoài, đó là màu nắng sáng tươi của kỷ niệm Rõ ràng, đi vào cái tứ thơ của bài thơ này, ta đã bắt gặp một cái nhìn rất có chiều sâu của Hàn Mặc Tử và
cuộc đời Cuộc đời, theo ông, không phải chỉ là những cái gì tồn tại trước mắt mà còn
có những chiều kích khác, đặc biệt là chiều kích của tâm linh con người, và để hiểu
hơn giá trị của cuộc đời này, cần phải biết đặt nó vào trong tương quan với cái hư vô
Ta đã nói tới vai trò quan trọng của tứ thơ trong bài thơ, trong việc cấu tạo nên hình tượng thơ Chính vì vai trò quan trọng đó của nó mà nhiều nhà thơ, như Xuân
Diệu, đã xác nhận: "Ngôn từ, lời, chữ, vần rất là quan trọng, bởi thơ là nghệ thuật của ngôn ngữ Tuy nhiên, đó là cái quan trọng thứ hai, mà cái quan trọng thứ nhất làm rường cột cho tất cả, là cái tứ thơ, nó chủ đạo cả bài Làm thơ, khó nhất là tìm t ứ' [26, 117] Đó là nói về phía người sáng tạo Còn đối vơi độc giả, với người
nghiên cứu, khi đi vào một bài thơ, điều quan trọng đầu tiên là phải xác định cho đúng cái tứ của nó Nếu không làm được điều này, ta sẽ khó chiếm lĩnh được bài thơ trong tính chỉnh thể toàn vẹn của nó, và ở trường hợp tiêu cực nhất, những lý giải của ta sẽ
bị những "sự kiện" trong chính bài thơ bác bỏ
Ở trên đã nói tới tính chất "khải thị"- của tứ thơ Nhưng một điều cần được tiếp
tục làm rõ: vì sao tứ thơ lại có được tính chất ấy? Sự xuất hiện của tứ thơ thường bất
ngờ, khó đoán định trước, nhưng không phải là một cái gì ngẫu nhiên, thần bí Tứ thơ không bao giờ nảy sinh trên một nền cảm xúc bằng phẳng, tẻ nhạt, cũng khó hình thành trên cơ sở một óc tưởng tượng nghèo nàn, một năng lực liên tưởng hạn chế
Điều kiện hình thành của tứ thơ là độ chín của cảm xúc và khả năng hoạt động phong
Trang 33phú của liên tưởng Có thể nói thêm: nó còn là kết quả của một quá trình nhà thơ không ngừng phân tích, suy tư về bản thân và về tồn tại Hà Minh Đức đã khái quát về điều này như sau: "Tứ thơ không phải chỉ được tạo nên bằng một cảm xúc, một tưởng
tượng, chân thực mà có sự đóng góp trực tiếp của năng lực phân tích, suy luận"
[39] Cả ba mặt cảm xúc, liên tưởng, suy luận là nền tảng của tứ thơ, thống nhất vơi nhau làm một trong tứ thơ, để đến lượt nó, tứ thơ trở thành một động lực, một yếu tố
động quyết định sự xuất "hiện của hình tượng thơ – tức là cái mà người đọc có thể tri
giác được thông qua các phương tiện ngôn từ Ở đây chúng tôi muốn đặc biệt nhấn
mạnh tới vai trò của liên tưởng vì thực ra trong liên tưởng đã bao hàm cả hai mặt cảm xúc và suy luận Nhờ có liên tưởng trong cấu trúc suy luận của mình, tứ thơ mới giúp
nhà thơ nhìn ra những mối liên hệ bề sâu (có thể rất bất ngờ) giữa các sự vật, hiện tượng, phân lần ra đầu mối của "cuộc tơ vò" những rung động, cảm giác, từ đó, gieo được cái "hạt sống" đầu tiên cho bài thơ trong tương lai Vai trò của liên tưởng trong
cấu trúc của tứ thơ dễ được cảm nhận khi trứơc mắt ta là một bài thơ mà ở đó có nối
kết lạ lùng giữa những hình ảnh, chi tiết mang tính chất khúc biệt nhất Bài
thơ Trăng của Chế Lan Viên là mội ví dụ Cái tứ của bài thơ được bật lên nhờ liên
tưởng so sánh giữa bóng hình đậm nét của "em" trong tâm tưởng với hình ảnh vầng trăng trong một đêm tình rạo rực, bồn chồn "Anh" đi đâu cũng mường tượng thấy mặt
"em", "em" theo "anh" như vàng trăng luôn theo đuổi từng bước anh đi Có phải trăng chính là hiện thân của khuôn mặt "em" rạng rỡ đó chăng: Giữa hai cây lại đôi mắt em
nhìn/ Anh đến suối mặt em cười dưới suối/ Lòng anh chạy cho lòng em theo đuổi/ Đêm ái tình đâu cũng mặttrăngem.Nhưng ngay cả trong những bài thơ dung dị nhất,
vai trò của liên tưởng vẫn không bao giờ vắng mặt Khi viết bài thơ Ông đồ sự thật
Đình Liên là một khoảng trống: Năm nay đào lại nở /Không thấy ông đồ
xưa Nếu không có liên tưởng, khoảng trống đó là sự trống rỗng, chẳng gây được cảm
súc gây được cảm xúc gì Ngược lại cho hoạt động của liên tưởng, do sự sống dậy của
ký ức, khoảng trống kia bỗng có một lịch sử, bỗng trở thành hiện thân của một giá trị
đã phôi pha Quá khứ, hiện tại, tương lai phút chốc bỗng tụ về trong một hình ảnh
"tiều tụy", đánh thức trong lòng ta bao mối cảm hoài Bài thơ chính được ra đời từ đó,
dẫu trong bài, tác giả đã chọn cách "kể việc" theo trình tự thời gian trước sau
Trang 34Kết cấu hình tượng thơ trữ tình là một hệ thống bao hàm nhiều cấp độ Điều này đặc biệt thấy rõ ở những bài thơ tương đối dài chứa đựng trong đó tầng tầng suy nghĩ, cảm xúc, bình luận về nhiều vấn đề phức tạp của cuộc sống Có hình tượng lớn (trung tâm) trùm lên cả bài thơ, có hình tượng xây dựng bộ phận xây dựng lên hình
tượng lớn đó và dưới nữa là có các hình ảnh cụ thể mang tính chất miêu tả giữ vai trò
là các yếu tố vật liệu tạo nên những hình tượng trong bài Chính tính khả phân của văn
bản hay tính độc lập tương đối của các đoạn, các khổ, các liên (đối với thơ Đường
luật), thậm chí các câu trong bài đã cho ta bằng chứng khẳng định vấn đề này Là hạt nhân kết cấu của hình tượng thơ trữ tình, tứ thơ cũng tồn tại ở nhiều cấp độ, tương ứng với các cấp độ hình tượng Có tứ lớn toàn bài, có tứ nhỏ từng đoạn, từng khổ
Việc dùng khái niệm tứ trong khi phân tích một đoạn, một khổ nào đó của tác phẩm
đã trở thành một thói quen từ lâu được nhiều người chấp nhận, và theo chúng tôi, sự
chấp nhận này có cái lý của nó Nếu quá gò mình theo nguyên tắc: chỉ dùng khái niệm
tứ trong trường hợp phân tích cái tứ xuyên suốt bài thơ, còn với các đoạn, các khổ, các
câu thì dùng khái niệm ý, thì điều đó có nghĩa là ta đã phá vỡ tính thống nhất trong quan niệm về tứ Sự thực khi phân tích thơ, điều cần thiết là ta phải chỉ ra được cái hay của tứ trong dạng biểu hiện sinh động của nó chứ không phải là việc chỉ ra cái ý
trụi trần chưa được đầu thai thành xúc cảm, thành một tứ thơ sáng tạo Đáng lưu ý chăng là vấn đề miêu tả tứ bằng lời Nếu không chú ý chọn một cách diễn đạt thích
hợp ta rất dễ nói một cách thô thiển về cái tứ sâu sắc mà bản thân mình cảm nhận rất rõ,"thấy" rất rõ
Nhưng ngoài phạm vi của một bài thơ cụ thể, có thể sử dụng khái niệm tứ khi
đề cập một đặc điểm bao quát nào đó trong sáng tác của mỗi tác giả, trong thơ của
một thời đại hay không? Chẳng hạn có thể nói tới một tứ thơ chung, một tứ thơ phổ
biến hay không? Chúng tôi nghĩ là được, bởi thực tế cho thấy dưới áp lực của một
kiểu tư duy mang tính thời đại, nhiều khi các nhà thơ đã có những phát hiện giống nhau về sự vật, từ đó đã xây dựng nên những tứ thơ rất gần nhau Đó là chưa kể tới tính phổ biến của hiện tượng học tập, bắt chước theo một tiêu chuẩn vốn được tạo nên
bởi những uy tín lớn, những cá tính sáng tạo độc đáo xuất hiện trước đó
T ứ co một vai trò rất quan trọng trong sáng tạo thơ, nhưng nó không phải là tất
cả bài thơ Từ nhận đinh này nảy sinh một vấn đề: phải chăng tứ không phải là một
Trang 35điều kiện bắt buộc của mọi bài thơ? Chúng tôi cho rằng: gần như bài thơ nào cũng có
tứ, có điều ta phải nhận dạng được cái tứ đó thuộc loại nào mà thôi Một trường hợp
đặc biệt là những bài thơ liên ngâm Sự nảy sinh của nó, thoạt đầu có vẻ không phải
nhờ tứ, mà nhờ ngẫu hứng của người xướng xuất ra câu đầu tiên Nhưng từ
khi câu thơ đầu tiên ấy ra đời, rồi câu thứ hai, thứ ba, những người "nối điêu" không
còn được hoàn toàn tự do "ghép vần" nữa Anh ta đã phải suy tính, chọn lựa để gieo
tiếp những câu mới, sao cho tương hợp với nhũng câu có trước Thế là cái tứ bài thơ
dần hình thành, nhờ sự nhạy cảm, hiểu nhau giữa những "đồng tác giả" Tuy nhiên, trong tình huống "sáng tạo" này, những bài thực sự thành thơ không phải là nhiều
Cũng có thể nói thêm về trường hợp thơ trữ tình dân gian Phải nhận rằng ở đây (nhất
là trong loại đồng giao) có những bài (lời) chưa có tứ - những bài (tời) chỉ như tiếng hát hồn nhiên, phát ra thiếu chủ định rõ rệt (kiểu như: Tay cầm con dao/ Làm sao cho
s ắc/Để mà dễ cắt/ Để mà dễ chặt/ Chặt củi chặt cành ) Nhưng dù sao số lượng
những bài (lời) có tứ vẫn rất lớn Trước hết đó là những bài (lời) sử dụng công thức
truy ền thống - một loại tứ đã mòn dấu vết cá thể Đôi khi nghệ thuật cấu tứ ở một số
bài (lời) đã đạt đến "trình độ" cao, khá gần với lối cấu tứ trong thơ của những tác giả hữu danh ta có thể kiểm chứng điền này khi đọc các bài (lời) như Hôm
qua tát nước đầu đình Mình nói dối ta rằng mình hãy còn son, Mười hai cái
tr ứng…rõ ràng, không phải ngẫu nhiên mà các nhà folklore học đã nhiều lần nói tới
nghệ thuật cấu tứ trong ca dao trữ tình
Như ta đã nói, tứ thơ là điều kiện thiết yếu tạo nên tính chỉnh thể của bài thơ Nhưng phải chăng có khi không cần nhờ tứ mà bài thơ vẫn thành chỉnh thể, như
trường hợp thơ Đường luật vốn đòi hỏi niêm luật chặt chẽ mà ở đó niêm đã dán bài
thơ lại thành mọt khối? Thực ra, niêm chỉ là một yếu tố phụ trợ, mang tính chất kỹ thuật của riêng thể loại Nó có thể bị vi phạm và thậm chí trong sáng tác của các nhà
thơ lớn, sự vi phạm ấy đôi khi có ý nghĩa nghệ thuật đặc biệt Một bài có thể tuân thủ
quy tắc niêm đối nghiêm chỉnh nhưng nếu thiếu cái gọi là nhất khí thì vẫn có thể
chẳng thành thơ như thường Ở đây, chính khái niệm nhất khí đã phản ánh được cái
công năng to lớn của tứ thơ trong một bài thơ
Tóm lại, tứ là một hiện tượng kết cấu có tính chất phổ quát của thơ trữ tình
Các bài thơ trữ tình thuộc nhiều thể, nhiều thời khác nhau về cơ bản đều có tứ Sự tồn
Trang 36tại của tứ là rất cụ thể ở từng bài thư một nhưng điều đó không ngăn cản ta đi tới tìm
hiểu những loại hình tứ khác nhau hay biến thể của một cái tứ phổ biến nào đó trong
thơ của từng thời đại
1.3 2 M ột số dạng kết cấu hình tượng thơ trữ tình
Việc nghiên cứu kết cấu hình tượng thơ trữ tình có tính chất khác với việc miêu tả đặc điểm nội dung hình tượng thơ trữ tình Điều cần thiết là với mỗi loại hình tượng như hình tượng thiên nhiên, hình tượng cảm xúc, hình tượng "tự sự" (khác với hình tượng của loại tự sự) v.v ta phải tìm ra các kiểu cấu tạo riêng của chúng và hơn
thế, biến thể của các kiểu cấu tạo đó trong các loại hình thơ khác Ta có thể nói tới
một lối kết cấu mang tính chất không gian khi bài thơ nghiêng về phía tả cảnh, tả
người, tả vật; lại có thể nói tới một lối kết cấu mang tính chất thời gian khi
bài thơ nghiêng về phía thuật sự hay miêu tả dòng cảm xúc một cách trực tiếp Cũng
cần nói tới kiểu tổ chức hình tượng theo lối tương phản đối chiến, theo mối quan hệ nhân quả, theo hình thức đối đáp v.v Các kiểu kết cấu hình tượng này có khi tồn tại
ở dạng thuần nhất, nhưng rất nhiều khi tồn tại ở dạng pha trộn vào nhau, tương ứng
với tính chất tổng hợp phong phú của hình tượng Nhưng thường thấy trong
mỗi bài thơ vẫn có môt kiểu kết được xem là chủ đạo, có ý nghĩa chi phối các kiểu
kết cấu khác
Kiểu "kết cấu không giua" chủ yếu gắn liền với những hình tượng không gian,
những phong cánh và chân dung Mặc dù vẫn chịu sự trói buộc "định mệnh" của nghệ thuật thời gian, nhưng kiểu kết câú này một khi được vận dụng vẫn có khả năng tạo được một ấn tượng toàn khối về cái không gian mà nhà thơ muốn miêu tả, với ảo giác
về sự xuất hiện đồng thời của các hình ảnh sự vật nằm trong đó Để tạo được ảo giác này, nhà thơ phải khéo chọn được một điểm nhìn để sau đó liên tiếp hướng "con mắt" của người đọc chú ý tới những đối tượng cụ thể theo một trình tự tự nhiên, khiến người đọc có thể quên đi một sự thật là các đối tượng quan sát không hiện ra ngay tức khắc trong cùng một khoảng thời gian xác định Thông thường với một phong cảnh người ta thường chọn lối miêu tả từ xa đến gần hoặc từ
gần đến xa, từ bao quát đến cụ thể hoặc từ cụ thể đến bao quát Mọi sự miêu tả lộn
xộn không theo trình tự đó rất dễ phá vỡ cấu trúc hoàn chỉnh của hình tượng với mối
Trang 37tương quan gắn bó giữa các hình ảnh, các ý tượng cấu thành Tuy vậy, logic miêu tả trong thơ không hề có tính cứng nhắc chỉ đi theo mỗi một chiều nào đó Bài Đèo Ba
Dội của Hồ Xuân Hương, nhìn trên toàn cục là được triển khai dựa vào lối miêu tả từ
xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể (Ở đây, chúng tôi xin giới hạn sự quan sát trên lớp
nghĩa bề mặt của bài thơ) Nó mở đầu với một ghi nhận chung về đạc điểm
"cheo leo", hiểm trở của con đèo: Một đèo, một đèo, lai một đèo/ Khen ai khéo tạc
c ảnh cheo leo Tiếp theo là hai câu thơ đặc tả một cửa hang thấy gần trước
mặt: Cửa son đỏ loét tùm hum nóc/ hòn đá xanh rì lún phún rêu Nhưng
liền sau đó, sự quan sát đựơc mở rộng ra: Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc! Đầm đìa
lá li ễu giọt sương gieo Chính sự miêu tả luân phiên nhịp nhàng cái xa với cái gần, cái
hẹp với cái rộng một mặt đưa lại cho độc gỉa cái cảm giác được tiếp xúc với cảnh vật
một cách tự do trực tiếp, không gặp phải bất cứ sự gò bó nào, mặt khác cũng
có ý nghĩa tạo nên vẻ đẹp chân thực và sống động của cảnh được nói tới trong thơ
Nhưng điều quan trọng hơn hết là nó được triển khai phù hợp với nhịp cảm xúc của nhà thơ, nó phản ánh trung thành trường nhìn cũng như những rung động của anh ta trước đối tượng
Trên nét lớn, bài Chiều thu tức cảnh của Bà Huyện Thanh Quan có trình tự
miêu tả ngược với bài thơ trên, tức là đi từ cụ thể đến bao quát, từ gần đến xa Đầu tiên nó dừng lại ở một hình ảnh cận kề: những giọt mưa rơi thánh thót trên tàu lá chuối; tiếp đó sự miêu tả hướng về bối cảnh cao, rộng và có vẻ "hoành tráng" hơn với
sự có mặt của cổ thụ, của tràng giang "trắng xóa" Nhưng đi vào chi tiết ta vẫn nhận ra
có sự miêu tả đan cài xen kẽ giữa cảnh thấy gần với cảnh thấy xa Câu 1: Thánh thót tàu tiêu mấy hạt mưa là cảnh thấy gần Câu 2: Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ thể hiện
một ý hướng đánh giá khái quát Câu 3: Xanh om cổ thụ tròn xoe tán lại là cảnh tương
đối gần, khá cụ thể Câu 4: Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ đã là một khung
cảnh mở ra bát ngát, nhuốm sắc thái chiêm nghiệm của nhân vật trữ tình
Từ những phân tích trên ta nhận thấy khi đi vào tìm hiểu kết cấu hình tượng phong cảnh ở một bài thơ, không thể nhất mực cho rằng cảnh trong bài chỉ được miêu
tả theo cái nhìn từ trên cao hay từ dưới thấp, theo cái nhìn gắn hay theo cái nhìn bao quát Sự thực thì đầu tiên cảnh có thể được quan sát từ một góc độ nào đó, nhưng khi
cảnh thật đã trở thành một hình tượng nghệ thuật hoàn chỉnh trong bài thì nó đã là kết
Trang 38quả của một sự miêu tả được tham chiếu từ nhiều góc nhìn, vừa vật lý, vừa tâm lý,
vừa là của hôm nay lại vừa có thể là của những ngày qua Có hiểu như thế, ta mới
thấy hết chiều sâu trữ tình của hình tượng phong cảnh, bởi không bao giờ có một sự miêu tả tự nhiên chủ nghĩa, thản nhiên, cơ giới Vấn đề sau hết chúng tôi muốn nói tới
là kiểu "kết cấu không gian" này có những "gương mặt" khác nhau trong từng loại hình thơ Cũng "thi trung hữu họa" cả nhưng họa trong thơ cổ điển không giống
với họa trong thơ hiện đại
Kiểu "kết cấu thời gian"gắn liền với những hình tượng có sự phát triển trong
thời gian (và dĩ nhiên cả trong không gian nữa) như một câu chuyện, một dòng cảm xúc nào đó v.v Thơ trữ tình vẫn thuờng vận dụng hình thức kể chuyện, trần thuật Tất nhiên, trần thuật trong thơ trữ tình rất khác với trần thuật trong các thể loại
tự sự Câu chuyện được dựa vào đây không bao gồm đầy đủ các chi tiết, biến cố Nó
chỉ được tái hiện một cách cô đọng, vừa đủ làm cơ sở cho việc bộc lộ và triển khai theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu cảm xúc của nhân vật trữ tình trước một vấn đề đời song nào đó Câu chuyện được kể tới có thể mang một tính chất hoàn chỉnh và một vẻ đẹp tự thân, nhưng nhà thơ thường chưa muốn dừng ở đây Nhiều khi câu chuyện chỉ
còn là một cái cớ giúp nhà thơ - nhân vật trữ tình thể hiện quá trình tự nhận thức bản
thân và chỉ còn là một phương tiện gợi dẫn, có tác dụng dồn đẩy cảm xúc của nhà thơ phát triển tới đỉnh điểm
Quan sát nhiều bài thơ trữ tình giàu tính tự sự trong văn học Việt Nam hiện đại
như Bà má Hậu Giang của Tố Hữu, Người đi tìm hình của Nước của Chế Lan Viên, Quê hương của Giang Nam, Gửi em, cô thanh niên xung phong của Phạm Tiến
Duật …Ta nhận thấy tiến trình câu chuyện thường khi vẫn bị "phá ngang bởi những
bộc lộ trữ tình của người kể, tức cũng là nhân vật trữ tình Và như vậy, bài thơ trải
qua nhiều lần chuyển kênh, chuyển cảnh rất mực linh hoạt nên mục đích chỉ
là giúp người đọc đo được chấn động của sự kiện, của câu chuyện trong tim
nhân vật trữ tình và biến toàn bộ trạng thái tâm hồn anh ta trở thành đối tượng quan sát chính Vơi bài Người đi tìm hình của nước, ta được chứng kiến sự can thiệp
mạnh mẽ của cái tôi nhà thơ vào câu chuyện vốn được bắt đầu có vẻ rất khách quan Chỉ ngay sau lời kể Đất nước đẹp vô cùng, nhưng Bác phải ra đi như muốn tái
hiện lại một sự kiện quá khứ nhà thơ đã tức khắc xáo trộn thời giân bằng một thỉnh
Trang 39nguyện hầu như vô lý: Cho tôi làm sóng dưới con tàn đưa tiễn Bác Từ
đây, ta Nhận thấy rõ động cơ sáng tạo của tác giả: thông qua việc tối hiện hình ảnh
Bác và các chặng đường hoạt động cách mạng của Người, tác giả đã tiến hành một sự
kiểm điểm bản thân rất nghiêm túc, chân thành
Ví dụ vừa nêu cho thấy nếu như yếu tố chủ quan là một hiện tượng quy luật
của mọi sáng tác văn học nghệ thuật, dù trong thơ trữ tình nó còn có một ý nghĩa
sâu hơn, rộng hơn, đến mức trở thành bản chất của thể loại Tình rất cần sự để có được một điểm neo đậu và để được triển khai ở nhiều cấp độ phong phú nhưng sự lại
bị chi phối bởi tình và được phát triển theo định hướng làm rõ thế giới nội tâm của người thuật sự Nhận định này cũng hoàn toàn phù hợp với những bài thơ trữ tình ở
đó tác giả như chỉ đơn thuần làm cái việc ghi âm, ghi hình, trung thành hiện thực
khách quan để hiến cho độc giả mà không kèm lời bình luận, như bài Ánh em là phi
công c ủa B.Brecht, Em bé Hirosima của N.Hikmet, Cháu bé trong nhà lao Tân
D ưng của Hồ Chí Minh vv Thục ra, ở những bài thơ này, ngay sự im lặng của nhà
thơ đã bao hàm một thái độ đánh giá, một xúc cảm Và chính thái độ, xúc cảm được
dấu kín đó là nhân tố quy định cách kể việc trong thơ trữ tình chứ không phải cái gì khác Sự tiết chế cảm xúc tối đa ở những bài thơ trữ tình thuật sự nhiều khi đưa đến
những hiệu quả nghệ thuật to lớn Chính nó sẽ tạo nên sự bùng nổ của nhận thức và
tình cảm ở người đọc, khiến cho câu chuyện cụ thể có thể trở thành một ám ảnh muôn
đời
Có vô số bài thơ trữ tình mà ở đó tâm hồn nhà thơ được phơi mở bằng một thứ
ngôn ngữ thẳng thắn, trực tiếp Hình tượng lúc này chính là hình tượng xúc cảm, có
tầng có lớp gối lên nhau như những đợt sóng xô, trạng thái cảm xúc này xui gọi
những trạng thái cảm xúc khác cận kề vốn "trầm tích trong bề sâu của nhớ" (chữ dùng
của Chế LanViên) Mỗi lần cảm xúc được phô bày là một lần nhà thơ phải "đào hang
mạch đáy lòng" (Chế Lan Viên), tự lay thức toàn bộ con người mình như một kết tinh
của đời sống và lịch sử Tiếp xúc với những hình tượng thơ loại này chúng ta thường
thấy quá trình phô bày cảm xúc đi song song với quá trình nhà thơ tự nhận thức về dòng cảm xúc đang được phô bày đó Đọc những bài thơ như Tự tình của Hồ Xuân Hương, Đêm hè của Tú Xương, Tương tư, chiều của Xuân Diệu, Nhớ của Nguyễn Đình Thi, Tự hát của Xuân Quỳnh ta nhận ra rất rõ điều này Đến với Tự tình, ta đọc
Trang 40thấy nhiều cung bậc cảm xúc của Xuân Hương nữ sĩ: oán hận, thảm, sầu, rầu rĩ,
gi ận và sau cùng là sự thách thức: Tài tử văn nhân ai đó tá?/ Thân này đâu đã chịu già tom! Những cung bậc cảm xúc đó đã được bộc lộ một cách tự nhiên, chân thực và
xúc động, nhưng sự bộc lộ ở đây hoàn toàn không theo kiểu tự nhiên chủ nghĩa, có
thể nào nói tuột ra thế ấy, mà nó đi liền với sự chiêm nghiệm sâu sắc, sự lắng nghe tinh tế của nhà thơ về những gì đang điễn ra trong lòng mình Ngay việc nhà thơ gọi đúng tên trạng thái cảm xúc của mình đã đủ chứng tỏ sự tồn tại song song của hai
"hành động" bộc lộ mình và nhận thức về mình ấy
Như đã nhắc tới ở phần trên, hình tượng thơ trữ tình còn có thể được xây dựng
nhờ lối kết cấu tương phản, đối chiếú Với lối kết cấu này, bài thơ được chia thành các
phần chiếu ứng với nhau, mà mỗi phần có riêng một "hình tượng bộ phận" mang
những đặc điểm khác biệt minh giải cho sự tồn tại của những hình tượng kia Bài
Thề non nước của Tản Đà đã dựng lên rất sinh động hai hình
tượng Nước và Non trông ngóng, đợi chờ, an ủi nhau trên cơ sở một lời thề sâu nặng
trong quá khứ Cái võ vàng, tiều tụy của Non được được đặc tả công phu có tác dụng
làm nổi bật vừa nỗi đau khổ vì đợi trông mòn mỏi của kẻ ở lại, vừa sự “mê mải sông
hồ" của Nước Ngược lại việc nhắc tới lời an ủi của Nước vừa cho thấy được cái chí
tình của kẻ ra đi vừa có ý nghĩa tô đậm thêm niềm thao thức trăn trở khôn nguôi của Non về lời "giao ước kết đôi" nghìn năm cũ Chính lối kết cấu tương phản đã làm cho dòng suy tư trữ tình của tác giả về cuộc đời trong thơ đối lập còn - mất, sum họp - phân ly, thủy chung - bội bạc, bảo trì – vứt bỏ v.v càng trở nên có sức ám ảnh lớn
đối với người đọc
Kiểu kết cấu hình tượng theo lối tương phản đối chiếu rất hay thấy ở nhũng bài
thơ mang tính chất triết lý – trữ tình hay chính luận - trữ tình, tức là những hài thơ mà
ở đó hình tượng thấm nhuần lý lẽ hay nói cách khác là lý lẽ đã kết nối các "hình tượng
bộ phận" lại với nhau thành một chỉnh thể, như Ngừơi thay đổí đời tôi, Người thay
đổi thơ tôi, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng của Chế Lan Viên, Lửa đèn, Tiếng
bom ở Seng Phan của Phạm Tiến Duật, Sức bền của đất của Hữu Thính v.v sẽ sai
lầm nếu bỏ qua cái nền triết lý hay chính luận đằng sau những hình tượng xuất hiện ở
bề nổi và có thể tri giác được Ở bài Tình yêu và báo động của Bằng Việt, người đọc
bắt gặp rất nhiều chi tiết sinh động gợi cảm về một tình yêu đẹp như Anh nghe thời