1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát và đánh giá khả năng thu hồi, tái chế, phế phẩm phụ phẩm tại xí nghiệp chế biến thủy sản việt an

82 707 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Những mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới có tính cạnh tranh rất khốc liệt, trong đó góp phần tạo cho giá thành sản phẩm tăng cao, chính vì việc xử lý môi trường mà cá

Trang 1

DƯƠNG THANH TÙNG

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THU HỒI, TÁI CHẾ, PHẾ PHẨM PHỤ PHẨM

TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THUỶ SẢN VIỆT AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

An Giang, 05/2011

Trang 2

DƯƠNG THANH TÙNG

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THU HỒI, TÁI CHẾ, PHẾ PHẨM PHỤ PHẨM

TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THUỶ SẢN VIỆT AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Ths Đinh Thị Việt Huỳnh Ths Kiều Đỗ Minh Luân GVPB: Ths Bùi Thị Mai Phụng

Ths Trần Ngọc Châu

An Giang, 05/2011

Trang 3

Để hoàn thành để tài tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn:

Gia đình đã quan tâm, lo lắng và là chỗ dựa to lớn cho em

Em xin gửi lời cảm ơn đến cô Ths Đinh Thị Việt Huỳnh và thầy Ths Kiều

Đỗ Minh Luân đã tận tình hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành tốt đề tài này

Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Trương Kiến Thọ cùng thầy Trương Đăng Quang đã tạo nhiều điều kiện cho em trong quá trình làm khóa luận và thực tập tại Xí nghiệp

Em xin đồng cảm ơn đến các anh trong bộ phận kỹ thuật, bộ phận kiểm định chất lượng, ban lãnh đạo của công ty Cổ Phần chế biến thủy sản Việt An

đã nhiệt tình giúp đỡ hướng dẫn em trong khoảng thời gian em thực tập tại Xí nghiệp An Thịnh

Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy, cô trong khoa Kỹ Thuật Công Nghệ Môi Trường nói riêng và các thầy, cô trong trường ĐH An Giang nói chung đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báo trong suốt 4 năm học tại trường

Trang 4

Long Xuyên, ngày … tháng … năm …

GVHD1

Trang 5

Long Xuyên, ngày … tháng … năm …

GVHD2

Trang 6

Đề tài: Khảo sát, đánh giá khả năng thu hồi và tái chế phụ phẩm phế phẩm tại

Xí nghiệp An Thịnh thuộc Công ty cổ phần Việt An Nhằm khảo sát, phân tích,

đánh giá khả năng thu hồi và tái chế phế phẩm phụ phẩm theo hướng sản xuất sạch và khả năng ứng dụng năng lượng tái tạo Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn về quy trình công nghệ tại Xí nghiệp Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho Xí nghiệp sản xuất theo hướng phát triển bền vững và cũng là cơ sở nền cho các nghiên cứu về sau

Trang 7

Hình 2.1 Các giai đoạn phân hủy yếm khí biogas 16

Hình 2.2 Hầm biogas theo kiểu vòm cầu 20

Hình 2.3 Một số dạng phytoplankton 21

Hình 2.4 Cây dầu mè Jatropha curcas 23

Hình 4.1 Sơ đồ quy trình chế biến cá fillet tại Xí nghiệp An Thịnh 37

Hình 4.2 Nhập nguyên liệu 38

Hình 4.3 Cắt tiết ngâm 38

Hình 4.4 Công nhân đang fillet cá 39

Hình 4.5 Bộ phận lạng da 40

Hình 4.6 Bộ phận sửa cá 40

Hình 4.7 Cá được đưa vào cấp đông 42

Hình 4.8 Cá sau khi đông lạnh 42

Hình 4.9 Tủ điều khiển kho lạnh 42

Hình 4.10 Mỡ được vớt ra từ bể rửa 49

Hình 4.11 Thịt vụn và da 49

Hình 4.12 Sơ đồ đường đi phụ phẩm của công đoạn 2 50

Hình 4.13 Sơ đồ đương đi phụ phẩm của công đoạn 3 51

Hình 4.14 Da được lạng xong 52

Hình 4.15 Phụ phẩm rơi trên nền sàn 52

Hình 4.16 Phụ phẩm rơi xuống máng, nền sàn 53

Hình 4.17 Máy hút trục vít 53

Hình 4.18 Nước thải lẫn phụ phẩm phế phẩm 55

Hình 4.19 Phụ phẩm được thu gom 56

Trang Hình 4.20 Máu rỉ từ xe phụ phẩm xương đầu 57

Hình 4.21 Sơ đồ quy trình xử lý nước thải thu hồi biogas được đề xuất 64

Trang 8

Trang Bảng 2.1 Các thành phần của khí biogas .16

Bảng 4.1 Các thông số và nồng độ ô nhiễm trung bình từ các nhà máy chế

biến thủy sản cá tra, basa trên địa bàn tỉnh An Giang 44 Bảng 4.2 Kết quả giám sát các thông số ô nhiễm tại

Xí nghiệp An Thịnh (10/2009) 46

Bảng 4.3 Kết quả giám sát các thông số ô nhiễm tại

Xí nghiệp An Thịnh (03/2010) 47

Trang 9

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .3

2.1 Sản xuất sạch hơn và khả năng ứng dụng sản xuất sạch hơn trong ngành chế biến thủy sản 3

2.1.1 Khái niệm sản xuất sạch hơn 3

2.1.2 Mục tiêu của sản xuất sạch hơn 3

2.1.3 Các công cụ kiểm toán trong sản xuất sạch hơn 3

2.1.4 Lợi ích và động cơ thúc đẩy thực hiện sản xuất sạch hơn 3

2.1.5 Các giải pháp sản xuất sạch hơn 5

2.1.6 Các bước thực hiện sản xuất sạch hơn 6

2.1.7 Tình hình nghiên cứu, áp dụng sản xuất sạch hơn tại Việt Nam 7

2.1.8 Khả năng ứng dụng SXSH trong ngành chế biến thủy sản 10

2.2 Tổng quan về phế phụ phẩm và chất thải từ ngành chế biến thủy sản và khả năng ứng dụng năng lượng tái tạo 11

2.3 Một số ứng dụng phát triển năng lượng tái tạo 14

2.3.1 Thu hồi biogas từ nước thải thủy sản 14

2.3.2 Từ chất thải của các ngành khác 17

2.3.3 Sản xuất dầu biodiesel từ mỡ cá .20

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

3.1 Đối tượng nghiên cứu 27

3.2 Thời gian nghiên cứu 27

3.3 Mục tiêu nghiên cứu 27

3.4 Nội dung và phương pháp nghiên cưu 27

3.4.1 Khảo sát và phân tích về nhu cầu thu hồi tái chế phế phẩm, phụ phẩm và chất thải theo hướng tiếp cận SXSH tại xí nghiệp An Thịnh - Việt An 27

Trang 10

nghiệp An Thịnh - Việt An 28

3.4.3 Phân tích, đánh giá khả năng thu hồi tái chế phế phụ phẩm và chất thải theo hướng tiếp cận SXSH và sản xuất năng lượng tái tạo 29

3.4.4 Đề xuất giải pháp thu hồi, tái chế phế phụ phẩm và chất thải theo hướng tiếp cận SXSH và sản xuất năng lượng tái tạo 30

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31

4.1 Nhu cầu thu hồi tái chế phế phụ phẩm và chất thải theo hướng tiếp cận SXSH tại xí nghiệp An Thịnh (Việt An) 31

4.1.1 Vị trí địa lí của xí nghiệp 31

4.1.2 Quy mô của xí nghiệp 31

4.1.3 Công suất hoạt động của xí nghiệp 32

4.1.4 Tổ chức quản lý .33

4.1.5 Tình hình chế biến cá tra và basa trên địa bàn tỉnh An Giang 34

4.2 Hiện trạng về phế phụ phẩm và chất thải tại An Thịnh (Việt An) 37

4.2.1 Quy trình chế biến cá fillet đông lạnh 37

4.2.2 Vấn đề ô nhiễm nước thải sản xuất tại xí nghiệp An Thịnh 43

4.2.3 Vấn đề ô nhiễm từ phụ phẩm 48

4.2.4 Những loại phụ phẩm phát sinh và quá trình thu gom tại xí nghiệp An Thịnh 49

4.3 Những hạn chế và khả năng thu hồi, tái chế phế phẩm, phụ phẩm và chất thải tại An Thịnh – Việt An theo hướng tiếp cận SXSH và sản xuất năng lượng tái tạo 54

4.3.1 Tại bộ phận lạng da 54

4.3.2 Tại khu vực sửa cá .55

4.3.3 Tại bãi đậu xe thu gom phụ phẩm 56

4.3.4 Triển vọng và khả năng thu hồi, tái chế phế phẩm, phụ phẩm tại xí nghiệp An Thịnh 57

Trang 11

tiếp cận SXSH và sản xuất năng lượng tái tạo 61

4.4.1 Tại bộ phận lạng da 62

4.4.2 Tại khu vực sửa cá .62

4.4.3 Tại hệ thống xử lý nước thải 63

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67

5.1 Kết luận 67

5.2 Kiến nghị 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO .69

Trang 12

Chương 1: GIỚI THIỆU

Tài nguyên thiên nhiên là một nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và đa dạng, nó là điều kiện sống của con người và tất cả các sinh vật trên Trái đất

Sự bùng nổ dân số, cùng với sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các nước trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đã làm cho nguồn tài nguyên dần dần cạn kiệt do sự khai thác và sử dụng quá mức Đồng thời, con người cũng đưa vào môi trường những chất lạ (hợpchất hữu cơ cacbon, S, N…), nhiều đến mức mà môi trường tự nhiên không còn khả năng tự làm sạch và trở nên ô nhiễm nghiêm trọng như: môi trường không khí, đất, nước Từ đó, sức khoẻ của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đây cũng chính là sự đáp trả lại của thiên nhiên cho những hành động mà con người đã gây ra

Hiện nay, các nguồn năng lượng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng cạn kiệt Môi trường hiện nay bị ô nhiễm nghiêm trọng cũng xuất phát từ việc khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng này Cùng với sự phát triển của khoa học, thì năng lượng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người ngày nay Do đó, hiện nay các quốc gia trên toàn cầu trong

đó có Việt Nam, đang tận dụng những nguồn năng lượng thiên nhiên như: năng lượng gió, thuỷ năng, và năng lượng tái tạo Việc tận dụng nguồn năng lượng tái tạo là một liều thuốc chữa cho môi trường dần thoát khỏi căn bệnh

“ô nhiễm”

Nhờ vào quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước giúp cho nền kinh tế Việt Nam dần được thăng tiến và nó cũng có một sự tác động mạnh mẽ đến các doanh nhiệp Việt Nam Những mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới có tính cạnh tranh rất khốc liệt, trong đó góp phần tạo cho giá thành sản phẩm tăng cao, chính vì việc xử lý môi trường mà các doanh nghiệp đã bỏ ra một khoản chi phí để xử lý các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, khoản chi phí này cứ mãi tăng làm đau đầu ban lãnh đạo của một doanh nghiệp trong quá trình giải quyết tài chính

Ngành thuỷ sản là ngành mang lại rất nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp và đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có An Giang An Giang có điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi để phát triển thuỷ sản

Hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang có khoảng 18 nhà máy chế biến thuỷ sản đang hoạt động với các mặt hàng chủ yếu là từ cá tra và cá basa Tuy nhiên, trong các công đoạn sản xuất để tạo nên các sản phẩm của các nhà máy

Trang 13

thuỷ sản đã cho ra một lượng lớn các phụ phẩm và phế phẩm, gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như ban lãnh đạo, nếu như không có biện pháp quản lý, xử lý hiệu quả sẽ gây ra ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân trong nhà máy rộng hơn là cộng đồng dân cư xung quanh

Với những khó khăn vướng mắc như thế thì các doanh nghiệp đã sớm tìm

ra được giải pháp đó là thu hồi và tái chế những phụ phẩm và phế phẩm nhằm tạo ra sản phẩm mới, góp phần tăng giá trị cho sản phẩm, tiết kiệm được nguyên vật liệu trong qui trình sản xuất, giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu chất thải phát sinh ra môi trường và tạo ra được nguồn năng lượng mới phục vụ cho sản xuất, đồng thời cũng mang lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp, các

cơ sở sản xuất

Trên thực tế đó, đề tài: “Khảo sát và đánh giá khả năng thu hồi, tái chế phế phẩm, phụ phẩm tại xí nghiệp chế biến thuỷ sản An Thịnh” được đề

nghị và triển khai thực hiện nhằm giúp doanh nghiệp chế biến thuỷ sản thu hồi

và tái tạo các phụ phẩm và phế phẩm được hoàn thiện hơn, cũng là sự bảo vệ môi trường vững chắc Đồng thời, giúp cho nhà máy có thêm điều kiện tiếp cận với sản xuất sạch hơn trong công tác bảo vệ môi trường cũng như trong sản xuất một cách bền vững

Trang 14

Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Sản xuất sạch hơn và khả năng ứng dụng sản xuất sạch hơn trong ngành chế biến thủy sản

2.1.1 Khái niệm về SXSH

SXSH là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường đối với quá trình sản xuất, các sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường (Bộ KHCNMT, 2001)

Trong một khoảng thời gian được tiến hành áp dụng, SXSH được hiểu đơn giản là một quá trình sản xuất sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào ngày càng ít hơn và thân thiện với môi trường hơn Đồng thời phải đạt được hiệu quả cao

về số lượng lẫn chất lượng và chất thải được tái chế, tái sử dụng một cách tối

đa (Sở KHCNMT TP.HCM, 2001)

2.1.2 Mục tiêu của SXSH

− Bảo toàn nguyên liệu và năng lượng sử dụng trong quá trình sản xuất

− Giảm độc tính của chất thải và phát thải tại nguồn

− Giảm kinh phí xử lý cuối đường ống

− Mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho chủ đầu tư

2.1.3 Các công cụ kiểm toán trong SXSH

Kiểm toán chất thải: nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu chất thải gồm xử

lý, phòng ngừa phát sinh chất thải Trong đó phòng ngừa mang tính tích cực chủ động (Cục Môi trường, 1999)

2.1.4 Lợi ích và động cơ thúc đẩy thực hiện sản xuất sạch hơn

Lợi ích về kinh tế

Đối với các lợi ích về kinh tế, các giải pháp SXSH có thể làm tăng hiệu quả sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng một cách hợp lý hơn, góp phần làm giảm các chi phí đầu vào dẫn đến giảm giá thành sản phẩm…

Ngày nay, những qui định về quản lý, xử lý chất thải nói riêng và bảo vệ môi trường của hầu hết các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên nghiêm

Trang 15

ngặt Trong khi đó, việc thực hiện SXSH có thể làm cho quá trình này tương đối dễ dàng, đơn giản và rẻ tiền hơn, bởi vì, SXSH có thể giúp giảm được các chi phí cho việc quản lý chất thải thông qua việc giảm thiểu các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lượng chất thải được giảm thiểu, các dòng chất thải được tách riêng) SXSH giúp loại bỏ một số giấy phép về môi trường, hoặc giảm chi phí cho việc kiểm kê giám sát môi trường hàng năm… , thông qua đó, vấn đề tuân thủ các quy định về môi trường sẽ được đảm bảo tốt hơn

SXSH còn có khả năng thu hồi lại vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn;

có khả năng với các nguồn tài chính để mở rộng sản xuất kinh doanh Ngoài

ra, các giải pháp SXSH còn góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm; tích lũy các khoản tiền tiết kiệm được, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường và tạo hình tượng của công ty ngày càng tốt đẹp hơn…

Lợi ích về môi trường

SXSH cũng làm dễ dàng thỏa mãn các qui định về xả thải, góp phần thiết thực vào việc bảo vệ môi trường Ngoài ra, các giải pháp SXSH còn cho phép bảo toàn các nguồn tài nguyên và năng lượng thông qua các kỹ thuật tái chế, tái sử dụng…

Các chương trình SXSH có thể được thực hiện với mục tiêu xây dựng một hình ảnh môi trường tích cực của đơn vị đối với các tổ chức cho vay, tài trợ,

và do vậy có thể tạo thêm cơ hội cho đơn vị mở rộng nguồn tài chính của doanh nghiệp mình Ngoài ra, trong thời gian gần đây, nhận thức về vấn đề môi trường của người tiêu dùng ngày càng tăng lên Chính vì thế, việc đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường như ISO 14000 có thể thúc đẩy các công ty thực hiện SXSH nhằm phục vụ những khách hàng có yêu cầu về sản phẩm xanh; đồng thời, tạo cơ hội mới và tạo điều kiện thuận lợi cho công ty đáp ứng được các yêu cầu mới của thị trường

Lợi ích về xã hội

Một báo cáo thông tin đại chúng bất lợi ngay lập tức có thể làm tổn hại đến

uy tín của một đơn vị sản xuất kinh doanh Cách tiếp cận chủ động tích cực với môi trường như cách tiếp cận đạt được thông qua SXSH sẽ giúp đơn vị tạo được lòng tin trong cộng đồng, hình ảnh đơn vị sẽ tốt đẹp và uy tín hơn Ngoài

ra, môi trường làm việc cũng là một trong những động cơ thúc đẩy thực hiện SXSH Có thể nói, SXSH liên quan chặt chẽ đối với sức khỏe và an toàn lao động tại các đơn vị sản xuất kinh doanh Công nhân công nghiệp ngày nay

Trang 16

nhận thức rõ ràng hơn bao giờ hết về quyền lợi của họ được làm việc trong môi trường trong sạch và an toàn Trong khi đó, việc áp dụng SXSH có thể giúp cải thiện điều kiện làm việc và giảm bớt tai nạn nơi làm việc, ngăn chặn việc xuất hiện các bệnh nghề nghiệp… Bằng cách bảo đảm các quyền lợi thông qua SXSH như đã nói ở trên, các đơn vị sản xuất kinh doanh có thể thúc đẩy động cơ thực hiện SXSH của công nhân, giáo dục họ quan tâm đến kiểm soát chất thải… Đây có thể được xem là điều kiện tốt để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường của đơn vị

Các lợi ích về sử dụng năng lượng hiệu quả

Hiện nay, vấn đề năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm là những vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới,

do nguồn năng lượng sơ cấp (các nhiên liệu hóa thạch) ngày càng trở nên cạn kiệt Chính vì thế, chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã đưa ra nhiều chương trình hành động nhằm thực hiện việc sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, hiệu quả và xem đây là một trong những mục tiêu quan trọng của quốc gia

Đối với toàn cầu, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm sẽ góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính, duy trì và ổn định môi trường bền vững Đối với quốc gia, việc làm này sẽ giúp giảm nhập khẩu năng lượng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên quốc gia Trong đó, tiền tiết kiệm được có thể dùng cho các hoạt động xóa đói giảm nghèo và giúp chủ động hơn trong việc sản xuất và tiêu thụ năng lượng Riêng đối với các cơ sở công nghiệp, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ giúp cho giảm chi phí về năng lượng, tăng khả năng cạnh tranh, tăng năng suất sản xuất, đồng thời cải thiện được chất lượng sản phẩm, góp phần tăng lợi nhuận cho đơn vị

Để thực hiện được các mục tiêu về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Các chương trình về kiểm toán năng lượng đã được Chính phủ đặt ra và khuyến khích các cơ sở sản xuất có sử dụng năng lượng thực hiện Trong đó, đặc biệt là việc kiểm toán năng lượng thông qua các chương trình sản xuất sạch hơn

2.1.5 Các giải pháp SXSH

Một trong những giải pháp được quan tâm nhất trong việc triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn đó là giải pháp quản lý nội vi và kiểm soát quá trình tốt hơn Đây là một giải pháp không cần đầu tư nhưng mang lại hiệu quả kinh

tế rất cao Để thực hiện tốt quá trình này chỉ cần sự quan tâm chỉ đạo của Ban

Trang 17

lãnh đạo các đơn vị tại doanh nghiệp và thói quen của công nhân cũng cần được thay đổi

Việc kiểm soát quá trình tốt hơn là để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hơn về mặt tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, vận hành sản xuất và quản

lý chất thải Các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, tốc độ… cần được giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt Cũng như quản lí nội quy tốt hơn, kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi có sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn

2.1.6 Các bước thực hiện sản xuất sạch hơn

Khởi động

Thành lập nhóm đánh giá SXSH và nhóm này làm việc theo nguyên tắc tập thể Trên cơ sở đó, tiến hành liệt kê các bước công nghệ (bao gồm liệt kê các công đoạn và quá trình sản xuất, xác định đầu vào, đầu ra) để có tổng quan, khái quát chung về toàn bộ hoạt động sản xuất của đơn vị và tạo cơ sở cho việc lựa chọn các công đoạn có khả năng gây lãng phí

Phân tích công đoạn

Xác định sơ đồ công nghệ chi tiết, bao gồm đầy đủ các đầu vào và đầu ra của từng công đoạn trong quá trình sản xuất được lựa chọn để đánh giá quá trình SXSH Trên cơ sở đó thực hiện các nghiên cứu như: kiểm toán chất thải, kiểm toán năng lượng và cân bằng vật chất nhằm xác định chi phí cho dòng thải, đồng thời, xác định các nguyên nhân gây thải và gây lãng phí đối với qui trình sản xuất đã được chọn để đánh giá…

Phát triển các cơ hội SXSH

Dựa trên các kết quả đã thực hiện ở những bước trên, tiến hành phát triển, liệt kê và mô tả các giải pháp SXSH, có thể làm được Quá trình đề xuất các giải pháp SXSH theo trình tự:

Xác định dòng thải -> Phân tích nguyên nhân -> Đề xuất các giải pháp

Phát triển cơ hội SXSH trên cơ sở các mục tiêu về tiết kiệm được nguyên vật liệu, năng lượng hoặc giảm chi phí xử lí chất thải, giảm chi phí sản xuất… Sau khi lập được danh sách các cơ hội SXSH, tiến hành sắp xếp các cơ hội theo nhóm: có thể thực hiện ngay hoặc hiển nhiên khả thi, các cơ hội cần nghiên cứu thêm (như: tính khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường), và các cơ hội bị loại bỏ (không áp dụng vì không mang tính thực tế khả thi cao)

Trang 18

Lựa chọn các giải pháp SXSH

Trên cơ sở các giải pháp SXSH cần nghiên cứu thêm (như: tính khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường), tiến hành sàn lọc, lựa chọn để bổ sung đưa vào danh sách các cơ hội có tính khả thi trên cơ sở áp dụng các phương pháp đánh giá và nghiên cứu khả thi về SXSH

Thực hiện và duy trì các giải pháp SXSH

Tiến hành sắp xếp các giải pháp SXSH đã được chọn theo thứ tự ưu tiên để thực hiện, dựa trên điều kiện thực tế của đơn vị về kế hoạch phát triển, nguồn kinh phí, thời gian… Sau đó, tiến hành chuẩn bị và thực hiện một vài giải pháp SXSH đơn giản, dễ thực hiện Lên kế hoạch thực hiện với các yêu cầu về phân công nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, số liệu cần quan trắc (đặc biệt là số liệu: lượng nguyên liệu tiêu thụ/ mức độ thải)… để thuận lợi cho việc theo dõi, đánh giá lợi ích của giải pháp được thực hiện Đồng thời, đề xuất các giải pháp tiếp theo nhằm duy trì quá trình SXSH của đơn vị

Để duy trì SXSH cần quan trắc định kì ở cấp doanh nghiệp và quá trình sản xuất Báo cáo kết quả SXSH để duy trì cam kết, đồng thời, các kết quả SXSH cũng cần được báo cáo lại với cấp lãnh đạo và các nhân viên Tính liên tục của SXSH có thể sẽ là phần có giá trị trong việc thực hiện chứng nhận hệ thống quản lí môi trương ISO 14000, (UNEP, 2001)

2.1.7 Tình hình nghiên cứu, áp dụng SXSH tại Việt Nam

• Những chính sách chủ trương cho việc thực hiện SXSH

Năm 1998, Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) đã giúp Việt Nam thành lập “Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam” tại Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong khuôn khổ một dự án US/VIE/96/063 do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ thông qua UNIDO, (http://vncpc.vn/index.php?/articles/detail/c:1)

Dự án đã hoàn thành nhiệm vụ phổ biến rộng rãi khái niệm SXSH và xúc tiến việc áp dụng tiếp cận chủ động phòng ngừa ô nhiễm này vào các doanh nghiệp công nghiệp ở nước ta Trung tâm đã triển khai thành công trình diễn đánh giá SXSH tại trên 300 doanh nghiệp, tạo dựng nên uy tín cho mình trong các doanh nghiệp đã trực tiếp nhận sự trợ giúp kỹ thuật của trung tâm cũng như các các bộ phận liên quan và các tổ chức quốc tế tài trợ dự án về môi trường Những kết quả đó cũng đã khẳng định sản xuất sạch hơn hoàn toàn có thể được áp dụng thành công trong công nghiệp ở nước ta và đã mang lại cả

Trang 19

lợi ích về kinh tế và môi trường Đó thực sự là một công cụ hiệu quả giúp các doanh nghiệp tiến tới mục tiêu phát triển bền vững

Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam đã đào tạo và xây dựng một mạng lưới các chuyên gia làm nòng cốt tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng SXSH và phát triển dịch vụ này trên cơ sở kết hợp với các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường Những hoạt động hỗ trợ nghiên cứu chính sách, phổ biến thông tin đã giúp trung tâm tạo dựng được mối quan hệ hợp tác và đối tác rộng rãi với các

cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế có cùng quan tâm đến phát triển bền vững ở Việt Nam

Ngày 22/9/1999, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ký tuyên ngôn quốc tế về SXSH nhằm khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện Chiến lược SXSH

Gần đây, Chiến lược BVMT quốc gia 2001 – 2010 và Kế hoạch hành động BVMT 2001 – 2005 đã được Bộ KHCNMT xây dựng và trình Nhà nước phê duyệt Các văn bản này đã được ban hành và là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định các ưu tiên về môi trường Nội dung cơ bản của Chiến lược BVMT được định hướng theo nguyên tắc: « giải quyết các vấn đề về môi trường có tính bức xúc; bảo vệ và khôi phục các tài nguyên thiên nhiên không tái tạo, các

hệ sinh thái đặc thù và Chiến lược BVMT phải là bộ phận cấu thành của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến 2010 » Riêng đối với Kế hoạch hành động BVMT, kế hoạch này được cụ thể hóa trong 21 chương trình mục tiêu, trong đó bao gồm 1 chương trình SXSH và 5 chương trình khác có liên quan đến SXSH, (Bộ KHCNMT, 2001)

Tháng 05/2002, Bộ KHCNMT đã ban hành kế hoạch hành động quốc gia

về SXSH nhằm đưa nội dung Sản xuất sạch hơn vào danh sách những hoạt động chính trong chiến lược môi trường quốc gia trong giai đoạn 2000-2010

và trong việc soạn dự thảo kế hoạch hành động về Sản xuất sạch hơn cho giai đoạn 2000-2005 Mục tiêu của kế hoạch này bao gồm: « nâng cao nhận thức

về SXSH trong các ngành công nghiệp; lồng ghép nội dung SXSH vào các chương trình, chiến lược và chính sách phát triển kinh tế - xã hội; tạo ra các cơ

sở khung pháp lý, thể chế, nguồn nhân lực và tài chính để thúc đẩy việc ứng dụng liên tục SXSH trong các cơ sở công nghiệp, (Bộ KHCNMT, 2002)

Tại cuộc họp ba bên ngày 5 tháng năm 2010 của dự án ”Đẩy mạnh các dịch vụ mới về sản xuất sạch hơn ở Việt Nam thông qua Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam” mang mã số US/VIE/04/064 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ

Trang 20

trì, gồm đại diện của các vụ chức năng thuộc các bộ KH&DT, Tài chính, Công Thương, KH&CN, Ngoại giao, TN&MT, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Vịên Khoa học và Công nghệ Môi trường; đại diện UNIDO và đại diện SECO, Đại sứ quán Thuỵ Sỹ tại Hà Nội đã nhất trí kết thúc dự án này và Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã trao “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” cho Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam có tên giao dịch là công ty VNCPC, (www.baovinhlong.com.vn)

Với hiệu quả của việc áp dụng sản xuất sạch hơn; ngày 07 tháng 9 năm

2009, Phó Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1419/QĐ - TTg phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” với mục tiêu phổ biến rộng rãi cách tiếp cận sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu qủa sản xuất, đồng thời hạn chế mức độ gây ô nhiễm môi trường cũng như đảm bảo điều kiện làm việc cho công nhân

và môi trường sống cho cộng đồng

• Các dự án đã được triển khai tại Việt Nam

Dự án “Những chiến lược và cơ chế khuyến khích đầu tư cho SXSH tại các nước đang phát triển” do Chính phủ Na Uy tài trợ thông qua Vụ Công nghiệp

và Môi trường của UNEP Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ

Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện dự án này với mục tiêu là nhằm tăng cường sản xuất bền vững trên cơ sở chiến lược SXSH, thông qua việc xây dựng mối quan hệ tương tác hiệu quả hơn giữa các ngành sản xuất với tài chính và đầu tư Trên cơ sở đó, « mục tiêu trước mắt của dự án là tạo thuận lợi cho việc đầu tư vào SXSH thông qua: (1) thử nghiệm cách khởi xướng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư SXSH; (2) xây dựng công cụ tài chính để khuyến khích đầu tư cho SXSH và các chiến lược hỗ trợ; (3) thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách quốc tế cũng như trong khu vực nhà nước và tư nhân theo đuổi đầu tư cho SXSH, (Ngô Tuấn Dũng, 2002)

Dự án "Đẩy mạnh các dịch vụ mới về SXSH tại Việt Nam thông qua Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam" đã được đại diện sứ quán Thụy Sĩ, Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp Quốc, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ký thỏa thuận khởi động Mục tiêu của dự án được thực hiện trong 3 năm (2005-2007), là cải thiện hiệu quả sinh thái và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông qua sử dụng các công cụ như đánh giá SXSH, chuyển giao công nghệ thân thiện môi trường và mở rộng thị trường SXSH Theo hướng này, dự án sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn như đánh giá SXSH tại nhà

Trang 21

máy, tư vấn công nghệ và tài chính; đào tạo và hỗ trợ các nhà cung cấp dịch

vụ tư nhân; mở rộng mạng lưới SXSH ở Việt Nam thông qua việc thành lập một đầu mối ở phía Nam và mở rộng hỗ trợ kỹ thuật tại Lào, Campuchia; xúc tiến thực hiện các thỏa thuận đa phương về môi trường, (Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ quốc gia trích lược, 2004)

Tại Hội thảo"Hiện trạng sử dụng năng lượng và tiềm năng giảm chi phí năng lượng trong ngành chế biến thủy sản" do Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Tổ chức tài chính quốc tế IFC tổ chức nhằm

sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng trong ngành chế biến thủy sản, (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về Tiết kiệm Năng lượng, 2009) (ENERTEAM)

Các dự án trên đã phần nào giúp các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, kỹ thuật cũng như doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận với chiến lược SXSH, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững của đất nước

2.1.8 Khả năng ứng dụng SXSH trong ngành chế biến thủy sản

Đặc điểm của ngành công nghệ chế biến thủy sản là sử dụng một lượng nước khá lớn (khoảng 70%) với mục đích tiêu thụ trong việc tẩy rửa nền xưởng và thiết bị Phần lớn lượng nước có thể tiết kiệm được trong quá trình này Ngoài ra, các qui trình sản xuất như: tách ruột, xả đông, làm sạch và rửa nguyên liệu cũng làm tiêu tốn khá nhiều nước Bên cạnh đó, các nhà máy chế biến thủy sản thường thải ra một lượng lớn các chất hữu cơ gây ô nhiễm nguồn nước Có thể nói, nước thải, rác thải, năng lượng tiêu thụ và mùi hôi là những vấn đề rất đáng được quan tâm trong ngành công nghiệp thủy sản Việt Nam, trong đó đặc biệt là nước thải Do lượng nước thải được tạo ra rất lớn nên việc

xử lý triệt để là một giải pháp rất tốn kém Hơn nữa, các nhà máy chế biến thủy sản Việt Nam đa phần có qui mô vừa và nhỏ nên việc lắp đặt hệ thống xử

lý nước thải thật sự là một trong những khó khăn liên quan đến vấn đề đầu tư của doanh nghiệp Vốn đầu tư một hệ thống xử lý nước thải của quá trình chế biến thủy sản cao, ước tính xây dựng 1m3 nước thải thì kinh phí khoảng 8 - 9 triệu đồng, chi phí vận hành và bảo dưỡng thiết bị xử lý 1m3 nước thải khoảng 2.5 – 4.5 triệu đồng

Một trong những giải pháp đơn giản nhằm góp phần giải quyết những khó khăn trên đó là SXSH Giải pháp này vừa mang lại lợi ích kinh tế và vừa giúp

Trang 22

các nhà máy chế biến thủy sản giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu

Tại hội thảo, VASEP và IFC đã công bố kết quả nghiên cứu được thực hiện từ năm 2009 về so sánh hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành chế biến thủy sản Theo đó, đề tài nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 21 nhà máy chế biến thủy sản trong tổng số 193 nhà máy tại Đồng bằng Sông Cửu Long Qua kết cho thấy nhà máy nào cũng có thể tiết kiệm năng lượng hơn mức tiêu thụ hiện tại, kể cả những nhà máy mới Ở từng nhà máy, bất cứ khâu nào cũng

có thể tiết kiệm năng lượng hơn nữa

2.2 Tổng quan về phụ phẩm, phế phẩm, chất thải từ ngành chế biến thủy sản và khả năng ứng dụng năng lượng tái tạo

Ngành sản xuất, chế biến cá tra và cá ba sa đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng ĐBSCL trong những năm qua Trong 3 năm qua, giá cả thị trường, xu hướng bảo hộ của các nước nhập khẩu đã làm con cá tra Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhưng sự nỗ lực của người nuôi, doanh nghiệp và các ngành chức năng đã đưa con cá tra đến trên 133 quốc gia và vùng lãnh thổ, giá cạnh tranh, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu nhiều thị trường Loại thủy sản này hiện chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, (Dương Ngọc Minh, 2010)

Năm 2010, diện tích mặt nước nuôi cá tra toàn vùng ĐBSCL khoảng 6.000 ha, dự kiến kim ngạch xuất khẩu trị giá khoảng 1,4 tỉ USD Đó là chưa

kể giá trị tăng thêm từ phụ phẩm, phế phẩm cá tra tương đương 70% trọng lượng, mang lại nguồn thu đáng kể ước tính lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với chế biến phi lê xuất khẩu Hiện hay, có nhiều công ty đã ứng dụng khoa học vào sản xuất để biến 70% phụ phẩm, phế phẩm cá tra thành các sản phẩm giá trị gia tăng Cuối năm 2010, sản phẩm nước mắm từ cá tra ra đời cung cấp cho thị trường Mỹ, châu Âu và nội địa Năm 2011, sẽ có dầu ăn, collagen chiết xuất từ cá tra được xuất khẩu rộng rãi Ngoài ra, còn nhiều sản phẩm giá trị gia tăng khác, mang lại nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp và người nuôi Nếu như xuất khẩu phi lê cá tra lời 1 thì sản xuất hàng giá trị gia tăng từ cá tra có thể lời đến 10” (Phạm Thị Diệu Hiền, 2010)

Hiện nay, nhiều vùng nuôi cá tra ở ĐBSCL theo mô hình liên kết “4 nhà” (nhà nông – nhà doanh nghiệp – nhà nước – nhà khoa học) rất được quan tâm Các nhà khoa học liên tục nghiên cứu và đưa vào thực tiễn các phương pháp chế biến sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra Người nuôi luôn tìm tòi, ứng dụng

Trang 23

các kỹ thuật mới, đảm bảo các tiêu chí chế biến xuất khẩu, an toàn vệ sinh thực phẩm Ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương các tỉnh, thành ở ĐBSCL có diện tích nuôi lớn đều có quy hoạch vùng nuôi và khuyến cáo người nuôi tập trung sản xuất an toàn, liên kết tạo ra nguồn nguyên liệu quy

mô lớn, ổn định

Ngành chế biến thủy sản đã cung cấp lượng lớn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất các chế phẩm sinh học Ưu điểm của nguồn nguyên liệu này không chỉ cạnh tranh về giá cả (đa phần là các phế phẩm phụ phẩm của quy trình fillet cá tra cá ba sa xuất khẩu) mà thủy sản còn cung cấp các nguồn nguyên liệu độc nhất đặc thù mà các ngành khác không thể cung cấp được (ví

dụ để sản xuất chitin, chitosan và các chế phẩm từ nó không thể không xuất phát từ nguồn nguyên liệu giàu các thành phần này như vỏ tôm, cua ) Từ da

cá chúng ta có thể sản xuất gelatin, từ mỡ cá có thể sản xuất các sản phẩm phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp, (Nguyễn Hồng Khanh, 2005)

Surimi (“thịt xay” trong tiếng nhật) là một lựa chọn mang lại hiệu quả cao nhằm tận dụng tối đa các loài thủy sản chất lượng thấp, cá tạp và chất thải chế biến FAO ước tính khoảng 2 đến 3 triệu tấn thủy sản sống được dùng

để sản xuất surimi trên toàn thế giới Sản xuất surimi là cách tận dụng chất thải thủy sản hiệu quả cao, vì tỷ lệ sử dụng khi sản xuất philê chỉ đạt khoảng 28%, trong khi chế biến thành surimi có thể đạt tới 82% Trong quá khứ, cá minh thái Alaska gần như là loài thủy sản duy nhất có thể dùng để sản xuất surimi, đến nay nó chỉ chiếm khoảng một nửa nguyên liệu vì đã được thay thế bằng các loài cá khác, chủ yếu

là những loài cá nhỏ nhiều xương Với những tiến bộ mới, sản xuất surimi thậm chí còn có thể sử dụng các loài cá thịt sẫm màu và có hàm lượng mỡ tương đối cao, kể cả một số loài cá nước ngọt

Không chỉ cá mà cả chất thải các loài giáp xác cũng có khả năng sử dụng sinh lợi, chẳng hạn vỏ của chúng có thể dùng để tách chiết chitin và chitosan Đặc biệt quan trọng khi một khối lượng lớn tôm, tôm hùm gai và các loài giáp xác khác được bóc vỏ trước khi bán

Chitosan (là một loại polyme sinh học) chỉ đứng sau cellulose, thành phần cơ bản của gỗ, là nguyên liệu tự nhiên được tái tạo nhiều nhất Từ 4.500 kg vỏ tôm có thể sản xuất ra gần 100 kg chitosan Chất bột màu trắng này được sản xuất bằng cách tách axetylen khỏi phân tử chitin trong

vỏ các loài giáp xác Chitosan được dùng trong sản xuất dược phẩm, mỹ

Trang 24

phẩm và cả trong nông nghiệp và luyện kim Nó có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, điều chỉnh hàm lượng cholesterol và kích thích tái tạo tế bào Chitosan còn có tác dụng kháng sinh, (Nguyễn Hồng Khanh, 2005)

Đối với phần lớn các loài cá, phần ăn được ở dạng phile chỉ chiếm một nửa trọng lượng Riêng đầu cá đã chiếm khoảng 20% tổng trọng lượng con cá, sau đó là ruột cá, vây, da và xương Gần như toàn bộ những gì được gọi là phần bỏ đi vẫn còn chứa nhiều protein và axit béo không sinh cholesterol, cộng với khoáng chất và các nguyên tố vi lượng, enzyme, kích thích tố, chất màu và chất tạo hương Đó là những chất có nhu cầu rất lớn trong ngành công nghiệp

Từ những chất trước kia bị bỏ đi, giờ đây có thể chiết xuất ra nguyên liệu quý cho sản xuất thực phẩm, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dược phẩm và

mỹ phẩm Các nhà công nghệ sinh học đang tìm kiếm những phương pháp phù hợp nhất để chiết xuất những nguyên liệu đó, (Nguyễn Thị Hiền, 2009)

Ngoài ra sản lượng các loài cá tạp bị các tàu đánh cá vứt bỏ ngay ngoài biển hoặc thói quen vứt bỏ ruột và thậm chí cả đầu các loài cá ngay sau khi mổ ruột trên biển Khoảng 11% tổng sản lượng khai thác các loài cá đáy chưa cập cảng đã bị vứt bỏ trong quá trình sơ chế trên biển

Từ lâu, chất thải thủy sản cũng được dùng làm nguyên liệu sản xuất thức

ăn chăn nuôi để nuôi lợn và gia cầm, dưới dạng mắm hoặc bột cá Mắm thủy sản được sản xuất với kỹ thuật tương đối đơn giản, tương tự như quá trình sản xuất thủy sản thủy phân Trong quá trình lên men, phần lớn protein được phân hủy và chất thải thủy sản sẽ hóa lỏng

Phần bã còn lại được xử lý với axit và các chất bảo quản để giữ được lâu Mắm thủy sản có thể bổ sung vào thức ăn chăn nuôi như một nguồn cung cấp protein

Theo Hiệp hội Thủy sản TP Cần Thơ, mỗi tháng các nhà máy chế biến thủy sản ở Cần Thơ chế biến được trên 4.000 tấn mỡ cá, chưa kể các cơ sở chuyên thu gom phụ phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản để chế biến mỡ

cá xuất khẩu, nhưng đều có đầu ra ổn định

Hiện tại, Trung Quốc, Hồng Công, Đài Loan đang là những thị trường tiêu thụ mỡ cá tra rất mạnh Sản phẩm mỡ cá tra qua sơ chế được mua về để sản xuất biodiesel (dầu sinh học) thay thế dầu diesel, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường, vừa đối phó với cơn sốt giá dầu hiện nay, (Quang Huy, 2010)

Trang 25

2.3 Một số ứng dụng phát triển năng lượng tái tạo

2.3.1 Thu hồi biogas từ nước thải thủy sản

Khái niệm biogas: biogas là sản phẩm trung gian của quá trình phân hủy

yếm khí của các chất hữu cơ đã được xem như là nguồn năng lượng khai thác (Lê Minh Thành, 2009)

Hiện nay trên toàn thế giới đang kêu gọi tất cả mọi chúng ta hãy khai thác

và sử dụng những nguồn năng lượng xanh, năng lượng sạch và nguồn năng lượng tái tạo Việc tận dụng nguồn năng lượng tái tạo trong giai đoạn hiện nay

là điều hết sức cần thiết và cấp bách, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà kính Trong đó việc thu hồi khí biogas từ nước thải là việc cần nên triển khai thực hiện

Xử lý nước thải thuỷ sản thu hồi biogas theo cơ chế phát triển sạch CDM

sẽ được triển khai trong các nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang, giúp các nhà máy chế biến thủy sản giảm bớt chi phí tiêu hao năng lượng mà vẫn đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép, góp phần hạ giá thành sản phẩm, nhà đầu tư có lợi nhuận khi bán khí biogas

Hiện nay, Xí nghiệp chế biến thủy sản Thuận An I đang triển khai thực hiện dự án xây dựng và lắp đặt toàn bộ các hệ thống thiết bị xử lý nước thải chế biến thủy sản, để sản xuất điện và khí mêtan (CH4) Đồng thời, cung cấp các dịch vụ mua bán khí đốt biogas hoặc điện với giá cả hợp lý theo từng thời điểm Đặc biệt, từ việc ứng dụng công nghệ này, Xí nghiệp có thể tăng thêm lợi nhuận từ việc bán chứng chỉ giảm phát thải CERs (gây hiệu ứng nhà kính) theo cơ chế phát triển sạch cho Tập đoàn Điện lực quốc gia Đức, (hoài nam hoài bắc, 2010 - 2030)

Các công nghệ xử lý nước thải trên địa bàn An giang hiện nay chủ yếu tập trung xử lý cuối đường ống, đòi hỏi chi phí đầu tư và vận hành rất lớn, nhưng lợi ích đem lại không nhiều Đồng thời, chưa tận dụng nguồn năng lượng và nguồn khí biogas (xả vào bầu không khí làm ô nhiễm môi trường và là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính - hiện tượng ấm dần lên của trái đất) để phục vụ sản xuất Theo tính toán của các nhà máy chế biến thủy sản, cứ 1 tấn cá thành phẩm thì có 10-15m3 nước thải, thời gian xả thải khoảng 8 - 12 giờ/ngày Nước thải phát sinh chủ yếu từ 3 nguồn: Sản xuất, vệ sinh công nghiệp và sinh hoạt Dựa vào các tính chất này, công ty đã đưa ra sơ đồ công nghệ xử lý bằng phương pháp tốc độ cao kết hợp thu hồi biogas Áp dụng giải pháp này Xí nghiệp không phải tốn kém chi phí đầu tư, mà còn tận dụng nguồn năng lượng

Trang 26

và thu hồi triệt để nguồn khí biogas phục vụ sản xuất, tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp từ cơ chế bán chứng chỉ giảm phát thải, không gây ô nhiễm môi trường

và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn Với sự cộng tác của Công ty Intraco (tư vấn

về CDM) và Tập đoàn Điện lực quốc gia Đức, Sở TNMT An Giang đã phê duyệt cho công ty Hoài Nam Hoài Bắc đầu tư thực hiện dự án xử lý nước thải cho 26 công ty chế biến thủy sản và chế biến thức ăn thủy sản trên địa bàn tỉnh, (Huỳnh Thế Năng, 12/2010)

Xứ lý nước thải theo cơ chế thu hồi khí biogas, nước thải sẽ được lên men nhờ sự tác động của các loại vi sinh vật kỵ khí, làm giảm hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải, đồng thời sinh ra khí biogas phục vụ lại cho sản xuất

Các hệ thống yếm khí ứng dụng khả năng phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật trong điều kiện không có oxy Quá trình này diễn ra rất phức tạp liên quan đến nhiều phản ứng và sản phẩm trung gian Tuy nhiên người ta đơn giản hóa chúng bằng phương trình sau:

Lên men Yếm khí

Chất hữu cơ CH4 + CO2 + NH3 + H2S + H2O

Hỗn hợp khí sinh ra thường được gọi là khí sinh học hay biogas Thành phần biogas sau quá trình xử lý nước thải như sau:

Trang 27

(Nguồn: Hoài Nam Hoài Bắc, 2010)

Methane có nhiệt trị cao (gần 9.000 kcal/m3 Do đó, nhiệt trị của biogas

khoảng 4.500 ÷ 6.500 kcal/m3

Quá trình phân hủy yếm khí được chia thành 3 giai đoạn chính: Phân

hủy các chất hữu cơ cao phân tử, tạo nên các axit, tạo methane

Giai đoạn I: Thủy

phân và lên men

Hình 2.1 Các giai đoạn phân hủy yếm khí biogas

(Nguồn: Lâm Vĩnh Sơn, 2008)

Trang 28

2.3.2 Từ chất thải của các ngành khác

Biogas thường được dùng để chỉ khí sinh học được sản xuất từ sự phân hủy

kỵ khí hay lên men của chất hữu cơ bao gồm chất thải gia súc, rác thành phố, các chất thải phân rã sinh học khác trong điều kiện thiếu không khí Biogas cơ bản chứa methane và khí carbonic

Biogas chứa methane là chất khí có giá trị dùng để sản sinh năng lượng trên ô tô hay nhà máy điện Nó cũng có thể được sử dụng trực tiếp để đun nấu, sấy, sưởi, thắp sáng hay làm lạnh bằng máy lạnh hấp thụ

Thành phần khí biogas thay đổi theo nguồn gốc của quá trình phân hủy kỵ khí Biogas từ bãi chôn lấp rác có thành phần methane khoảng 50% Với công

nghệ xử lý rác hiện đại, thành phần biogas có thể đạt 55-75%CH4

Công nghệ biến nước thải thành năng lượng sinh học đã và đang được triển khai nhiều tại Việt Nam Mô hình này đã được tỉnh Tây Ninh áp dụng thành công với việc xây dựng nhà máy tạo biogas - một dạng năng lượng sinh học,

từ xử lý nước thải trong quá trình chế biến tinh bột khoai mì Các nhà máy này

sẽ xử lý bình quân 3.000m3 nước thải mỗi ngày để tạo ra 10.000 - 12.000 m3 khí biogas/ngày Khí biogas sản xuất ra có thể dùng để thay thế dầu đốt cho nhà máy chế biến tinh bột khoai mì Ngoài ra, lượng khí biogas dư sẽ được chuyển thành năng lượng điện sử dụng cho việc vận hành toàn bộ nhà máy khí sinh học sau khi xây dựng, việc chuyển hoá nước thải thành năng lượng sạch

sẽ làm giảm đến 90% mức độ ô nhiễm môi trường của các nhà máy chế biến tinh bột khoai mì, (Lương Thế Vinh, 10/2011)

Theo đánh giá của Công ty Asia Thái Lan, Công ty Hải Nam Trung Quốc, Công ty Carbotech Thụy Sĩ, Công ty Hoài Nam Hoài Bắc Việt Nam thì nguồn nước thải của nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì hoàn toàn phù hợp để sản xuất khí biogas, dùng khí đốt này quay lại phục vụ sản xuất giảm giá thành sản phẩm, làm sạch môi trường Ý thức được tầm quan trọng về việc bảo vệ môi trường thiên nhiên trong sạch, từ những đánh giá này các nhà máy nên tiến hành triển khai dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải thu hồi khí biogas từ nước sản xuất và nước sinh hoạt, hạn chế việc xử lý cuối đường ống, (Nguyễn Phước Lộc, 12/2010)

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai phì nhiêu, An Giang phát triển rất mạnh về nông nghiệp Đặc biệt là ngành trồng trọt trong đó có trồng lúa với năng suất cao Tuy ngành chăn nuôi không phát triển mạnh bằng các tỉnh Đông Nam Bộ, nhưng vẫn phát triển mạnh ở An Giang

Trang 29

Chăn nuôi ở An Giang chủ yếu là chăn nuôi theo mô hình kinh tế hộ gia đình, chưa có một nông trại chăn nuôi thật sự Người dân chăn nuôi tự phát để tăng gia sản xuất, tăng nguồn thu nhập Do đó, đầu tư vào một hệ thống xử lý

ô nhiễm môi trường chăn nuôi gia súc, gia cầm có hiệu quả chất lượng thì rất đắt Dân số ngày càng tăng, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, càng ngày càng nảy sinh nhiều bất cập, đặc biệt đáng báo động là vấn đề ô nhiễm môi trường sống ngày càng trầm trọng Với tiêu chí phát triển bền vững đặt ra cho

An Giang câu hỏi về việc phải xử lý ô nhiễm môi trường do các hoạt động của con người nói chung và xử lý ô nhiễm trong chăn nuôi nói riêng, trong đó việc đầu tiên là phải xử lý được môi trường nước thải Hơn nữa các dịch bệnh thường bùng phát do điều kiện môi trường không đảm bảo, do đó, việc xử lý ô nhiễm môi trường sống càng trở nên bức bách, cần thiết phải xử lý kịp thời

Để khắc phục vấn đề nước thải này, các chất thải của gia súc được cho vào hầm kín (hay túi ủ), ở đó các vi sinh vật sẽ phân hủy chúng thành các chất mùn và khí, khí này được thu lại qua một hệ thống đường dẫn tới lò để đốt, phục vụ sinh hoạt của gia đình Các chất thải ra sau quá trình phân hủy trong hầm kín (hay túi ủ) gần như sạch và có thể thải ra môi trường, đặc biệt nước thải của hệ thống Biogas có thể dùng tưới cho cây trồng Với khoảng 1,5 triệu đồng chi phí lắp đặt một hệ thống biogas hoàn toàn phù hợp với điều kiện nông dân Người nông dân có thể hoàn toàn tiết kiệm được khoản tiền chi phí cho gas đốt

Theo thống kê năm 2009 có khoảng 27.000 công trình biogas đã được xây dựng tại 24 tỉnh ở Việt Nam Năm 2010, khoảng 167.000 công trình tại 50 tỉnh, thay thế khoảng 200.000 tấn củi hoặc phế thải nông nghiệp mỗi năm bằng nguồn năng lượng sạch Hiện nay một số huyện ở An Giang, đặc biệt ở Phú Tân, hầu hết các nhà chăn nuôi đều có lắp đặt hệ thống biogas và canh tác theo mô hình VACB (Vườn - Ao - Chuồng - Biogas), (Ngô Đình Ba, 10/2010)

Lợi ích từ việc thu hồi khí biogas

Trang 30

hoặc có thể được sử dụng làm nguồn nhiên liệu chạy máy bơm nước, máy phát điện,

Theo tính toán của các nhà chuyên môn, mỗi con heo thải ra môi trường khoảng 1 tấn phân/năm Nếu thu gom hết, sử dụng sản xuất biogas thì mỗi năm có thể sản xuất được 13,5 triệu khối khí metan, cung cấp gần 30 triệu KWh điện năng Ở mỗi gia đình ở nông thôn, nếu biết cách sử dụng biogas có thể tiết kiệm tiền điện, chất đốt, làm giảm đáng kể giá thành chăn nuôi (khoảng 7 - 10%), (Trịnh Quốc Việt, 2010)

Ngoài ra, chất thải từ công trình biogas gồm nước thải lỏng và phụ phẩm đặc (bã thải) là những sản phẩm có giá trị được sử dụng vào nhiều mục đích: phân bón, nuôi cá, nuôi giun, Sau khi được lấy ra từ hầm, túi ủ, chất thải này hầu như không còn các loại vi sinh vật gây bệnh như trước khi đưa vào bể ủ Kết quả nghiên cứu cho thấy, dùng phụ phẩm lỏng phun trên lá giúp tăng năng suất cây trồng khoảng 10% so với bón trực tiếp vào đất Ngoài ra, bón bã thải kết hợp với phân vô cơ sẽ làm tăng độ hòa tan và hấp thu phân bón hóa học của đất; đồng thời hạn chế sự suy giảm chất dinh dưỡng, tăng hiệu suất sử dụng NPK lên 10- 30%

• Dự án khí biogas

Trong đó, công trình hầm biogas theo kiểu vòm cầu (do trung tâm Năng lượng mới và Trường Đại học Cần Thơ thiết kế) có nhiều ưu điểm được chọn làm công trình mẫu trong dự án KSH cho ngành chăn nuôi Việt Nam từ năm

2003 đến nay Hầm biogas theo kiểu này tốn khoảng 1,2- 2 triệu đồng, dung tích trên 3m3, tuổi thọ trung bình khoảng 10- 15 năm Kỹ thuật xây dựng hầm khá đơn giản, các gia đình ở nông thôn có thể tự làm dựa trên những bản vẽ thiết kế đơn giản, diện tích xây dựng hầm ủ không lớn, có thể làm chìm dưới đất, (Sở khoa học và công nghệ Cần Thơ, 2009)

Mới đây, dự án chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam giai đoạn 2007-2011, do Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Tổ chức Phát triển Hà Lan thực hiện được triển khai tại Kbang Chỉ tiêu giao 20 công trình nhưng đã có gần 100 hộ đăng ký thực hiện Xã Kông Lơng Khơng có 12 hộ tham gia Các hộ tham gia đợt này được hỗ trợ 1,2 triệu đồng cho một công trình, (Trịnh Quốc Việt, 2010)

Trang 31

Hình 2.2 Hầm biogas theo kiểu vòm cầu

- Lợi ích về môi trường

Nếu chất thải từ những ngành chăn nuôi, ngành công nghiệp không được thu gom để đưa vào hầm ủ khí biogas thì chẳng những chúng ta bỏ đi nguồn nhiên liệu quý giá mà còn góp phần làm ô nhiễm môi trường nông thôn Biogas giúp hạn chế mùi hôi thối, ruồi nhặng, giảm lượng khí CO2 thải ra môi trường xung quanh khu chăn nuôi

Riêng đối với nước thải trong các ngành công nghiệp, ngành chế biến áp dụng phương án xử lý nước thải thu hồi biogas sẽ làm giảm bớt phát thải khí nhà kính, chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải Chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải giảm đáng kể, tạo thế cạnh tranh của sản phẩm

trên thị trường, giúp doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững

2.3.3 Sản xuất dầu biodiesel từ mỡ cá

Vào khoảng 1900, con người đã biết sử dụng dầu sinh học này làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong Nhưng vào thời điểm đó, nguồn năng lượng dầu

mỡ rẻ tiền chưa trở nên cần thiết Đến ngày nay, giá nhiên liệu tăng lên và nỗi

lo lắng về nguy cơ thiếu hụt nhiên liệu thì việc tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế là việc rất cần thiết, đó là biodiesel (Trung tâm nghiên cứu và phát triển về tiết kiệm năng lượng, 2003)

Khái niệm biodiesel (biology diesel): hay còn gọi là dầu sinh học, nó là

một loại nhiên liệu sinh học có tính chất tương đương với nhiên liệu dầu diesel nhưng không phải được sản xuất từ dầu mỏ mà được sản xuất từ dầu thực vật

Trang 32

hay mỡ động vật bằng phản ứng chuyển hóa este (transesterification) (Viện môi trường và Tài Nguyên TP.HCM, 2004)

Năm 2004, Phân viện khoa học vật liệu tại Tp Hồ Chí Minh đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất dầu biodiesel, được làm từ mỡ động vật (mỡ cá tra, cá basa) Có nhiều phương pháp để tổng hợp dầu biodiesel nhưng cách chuyển vị este dầu mỡ động vật bằng chất xúc tác zeolyt với tác nhân metanol (etanol) được xem là tốt nhất theo phương pháp này, một tấn nguyên liệu có thể thu được 100kg glycerin và 800kg biodiesel Các tiêu chuẩn chớp cháy và độ nhớt sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn, giá thành của biodiesel giảm khoảng 20% so với giá dầu trên thị trường (Nguyễn Đình Thành, 2004)

• Nhiên liệu sinh học từ dầu thực vật

Từ các năm 1980 đã có cuộc “lội ngược dòng” nhằm đưa nhiên liệu sinh học trở về vai trò căn bản sau khi đã đánh mất vào thời phát triển dầu mỏ trong các năm 1920 Châu Âu có tốc độ phát triển biodiesel nhanh nhất với quy trình

sản xuất từ hột cải dầu Brassica napus Tận dụng ưu thế nhiệt đới, vùng Đông

Nam Á nhận được nhiều nguồn đầu tư vào nhiên liệu sinh học; trong đó 3 nước Thái Lan, Malaysia và Inđônêxia sử dụng các loại dầu cọ, Philippin cũng như Trung Quốc và Ấn Độ chọn loại dầu của cây đậu cọc rào (còn gọi cây dầu

mè) Jatropha curcas Trái lại, các tập đoàn dầu khí không đầu tư sản xuất

biodiesel từ cây trồng trên cạn mà nhắm vào các loài rong tảo, đặc biệt vào nhóm tảo phù du - phytoplankton - vốn có cấu trúc tế bào đơn giản, tốc độ sinh sản cực kỳ nhanh và hàm lượng chất béo lại rất lớn Người ta gọi phong trào đầu tư này bằng câu nói “từ algae đến oilgae”

Hình 2.3.Một số dạng Phytoplankton (Ảnh: comcast.net)

Trang 33

Thực tế khai thác cho thấy mỗi hecta đất trồng cải dầu chỉ sản xuất được 1.100 lít biodiesel, đậu cọc rào được 1.590 lít, dừa được 2.670 lít và cây cọ được 5.980 lít Rõ ràng không thể dựa vào nhóm cây trồng trên cạn để đạt đến các chỉ tiêu thay thế dầu mỏ, cho dù giá nhiên liệu sinh học hiện nay còn cao, nhu cầu tiêu thụ cũng đã tăng mạnh trong mấy năm gần đây - chủ yếu để pha trộn vào dầu mỏ nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường Nhiều bang của Mỹ đã

có luật quy định pha trộn tối thiểu ở mức 2%, tại 25 nước châu Âu là 5,75% trong năm 2010 và ở Ấn Độ dự kiến thay thế 50% nhiên liệu dầu mỏ vào năm

2030 Ba kỹ thuật chìa khóa cho công nghệ sản xuất dầu tảo nhằm tăng nhanh sản lượng biodiesel và hạ thấp giá thành sản phẩm đủ sức cạnh tranh với nhiên liệu dầu mỏ là nâng cao hàm lượng chất béo từ 15 - 30% trong điều kiện tự nhiên lên 75 - 85% trọng lượng khô của tảo thông qua hoạt động của enzyme chuyển hóa acetyl - CoA carboxylase, thu hoạch hiệu quả tảo phù du trên các mặt nước bằng bơm hút ly tâm và trích ly hiệu suất cao dầu tảo bằng khí carbonic ở áp suất tới hạn Hiện nay vùng dự án được chú ý nhất là vịnh Thái Lan và vùng Nam Biển Đông, nơi có nhiệt độ nóng ấm và giàu chất dinh dưỡng

Trong quá trình tìm hiểu những cây có công dụng làm thuốc trị bệnh, Phân viện Hóa học và các hợp chất thiên nhiên TP.Hồ Chí Minh, đã tình cờ phát hiện cây diesel - loài cây rất thích hợp cho việc cải tạo và phủ xanh những vùng đất hoang hóa "Cây này có đặc tính chịu hạn rất cao khi trồng trên các vùng đất khô cằn, cây giúp tăng độ ẩm cho môi trường, độ mùn và khả năng

dự trữ nước cho đất"

Cây diesel thuộc họ thầu dầu, có nguồn gốc từ các nước Trung Mỹ, tên khoa học là Jatropha carcus L Ở Việt Nam, cây diesel có mặt từ rất sớm, mọc nhiều ở những vùng núi, chủ yếu được người dân trồng để làm hàng rào nên còn có tên dân gian là cây cọc rào, (Nguyễn Phú Cường, 2008)

Trồng cây diesel trên các vùng đất này sẽ có tác dụng chống xói mòn, cát bay, tăng độ ẩm cho môi trường, tăng dự trữ nước, cải tạo cho đất rất tốt, lá cây khô rụng nuôi giun, tăng độ mùn cho đất Hiện tại, loài cây này đã được sản xuất thử nghiệm trên diện tích hơn 30 ha cây giống ở Nha Trang, Bình Thuận và đã cho thu hoạch với năng suất đạt 10 tấn giống/ha với tổng lượng giống ở đây sẽ đáp ứng đủ để trồng cho khoảng trên 100.000ha Theo tính toán, với năng suất trung bình khoảng 12 tấn/ha, cây dầu diesel có thể cho thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/năm (Thái Xuân Du, 2008)

Trang 34

Theo nghiên cứu của các chuyên gia cây "Diesel" có thể phát triển trên đất Đồng Nai Tại hội thảo công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai, các chuyên gia thuộc Phân viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên TP Hồ Chí Minh đã đề cập

về một loại cây rất có triển vọng phát triển ở Đồng Nai, đó là cây dầu mè (Jatropha curcas L.) hay còn gọi là cây diesel- một loại cây có nguồn gốc từ Trung Mỹ và đã được trồng và xâm nhập đến miền nhiệt đới và cận nhiệt đới

Á – Phi, (Lê Võ Định Tường, 2006)

Hình 2.4 Cây dầu mè Jatropha curcas L (Ảnh: comcast.net)

Hiện tại, cây Jatropha đã được trồng ở Kon Tum, phát triển rất tốt và cũng được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên với diện tích khoảng 2000 ha Trung bình một ha cây Jatropha có thể sản xuất được 3000 lít dầu sinh học trong một năm

Theo nghiên cứu ban đầu, tại Bình Định sẽ xây dựng 1 nhà máy sản xuất dầu diesel sinh học có công suất 100 tấn/ngày đòi hỏi vùng nguyên liệu lên tới 50.000 ha dừa Dự kiến tổng vốn đầu tư cho dự án khoảng 80 - 100 triệu USD Trong đó, vốn xây dựng nhà máy trên 20 triệu do các doanh nghiệp của Nhật Bản và Bình Định liên doanh thực hiện, còn lại sẽ đầu tư bằng vốn ODA cho người trồng dừa và các cơ sở chế biến dầu dừa thô

ODA (Official Development Assistance) có nghĩa là hỗ trợ phát triển chính thức, là một kiểu đầu tư nước ngoài dành cho các dự án xây dựng, phát triển

cơ sở hạ tầng tại các nước đang phát triển, (Nguyễn Văn Thiện, 2006)

Trang 35

Các báo cáo nghiên cứu cho thấy chỉ có Tây Ban Nha là nước duy nhất trên thế giới sử dụng biodiesel từ nguyên liệu dầu hướng dương, còn lại điều

sử dụng từ dầu ăn phế thải Sản lượng tiêu thụ chưa lớn, cao nhất là ở Bỉ 241.000 tấn/năm

• Thu hồi biodisel từ mỡ cá

Để nâng cao giá trị phụ phẩm sau khi chế biến phi-lê cá tra ,cá basa xuất khẩu và tạo thêm sản phẩm mới cho xã hội tiêu dùng trước những biến động giá xăng dầu hiện nay liên tục tăng cũng vừa góp phần giảm thiểu tối đa vấn

đề ô nhiễm môi trường, nhiều cán bộ khoa học – kỹ thuật tập trung nghiên cứu công nghệ sản xuất dầu chạy máy Bio-Diesel từ mỡ cá tra, cá ba sa

Biodiesel là loại nhiên liệu được chế biến từ dầu thực vật hoặc mỡ động vật, được biến đổi bằng hóa sinh và là chất đốt không độc hại, ít khí thải hơn dầu Diesel và có thể thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch Năm 1900 tại Hội chợ thế giới tổ chức tại Pari, diesel đã được thay bởi biodiesel chế biến từ dầu hạt Phụng (lạc) chạy thử động cơ kết quả rất tốt Trong những năm của thập

kỷ 90, Pháp đã triển khai sản xuất biodiesel từ dầu hạt cải và được dùng ở dạng B5 (5% biodiesel với 95% diesel) và B30 (30% biodiesel vói 70% diesel)

Theo xu hướng của thế giới hiện nay, người ta sẽ trộn biodiesel vào thành phần diesel từ 5% – 30% Tại Thái Lan, sử dụng B5 (5% dầu biodiesel với 95% diesel) tại Chiangmai và Bangkok vào năm 2006 Tại Australia, đã sử dụng B20 và B50 vào tháng 2 năm 2005 và tại Mỹ là B20 Tại Việt Nam, Petro Việt Nam đã có kế hoạch dưa 10% biodiesel (B10) vào thành phần diesel để lưu thông trên thị trường, (H□ Xuân Thiên, 09/05/06)

Hiện nay đồng bằng sông Cửu Long tiêu thụ khoảng 645.000 tấn cá tra, basa nguyên liệu Trong đó, mỡ cá chiếm khoảng 96.750 tấn (chiếm 15%), số lượng này càng tăng cao vào các năm sau vì công suất sản xuất của các doanh nghiệp ngày một tăng Ngoài ra, nước ta còn có các nguồn dầu phong phú như dầu dừa, dầu cám,… và dầu đã qua sử dụng là rất lớn, đây là nguồn nguyên liệu chính để sán xuất biodiesel

Lợi ích từ biodiesel đến kinh tế xã hội và môi trường

Tạo một loại nhiên liệu mới cho các động cơ diesel

Trang 36

Giải quyết vấn đề tiêu thụ mỡ cá tra, basa dư thừa Tạo thêm kênh phân phối mới cho mặt hàng mỡ cá Có sản phẩm mới là Glycerol chiết xuất

từ mỡ cá tra, cá basa, muối kali làm phân bón và mỡ bôi trơn

Giải quyết lượng phụ phẩm rát lớn là mỡ cá tra, cá basa cho các nhà máy chế biến thủy sản

Nâng cao giá mỡ cá, góp phần phát triển nghề nuôi cá, giúp ngư dân

Tại hội chợ triển lãm quốc tế thủy sản Việt Nam (Vietfish) tháng 6 năm

2006, đã được giới thiệu một sản phẩm mới đó là basabiodiesel do ông Hồ Xuân Thiên (ở An Giang) sản xuất và lập tức được trao danh hiệu “sản phẩm độc đáo” và từ đó một nhà máy sản xuất basabiodiesel đầu tiên trên thế giới đang ra đời ở đông bằng sông Cửu Long

Hiện nay với sản lượng khoảng 645.000 tấn cá tra basa nguyên liệu ở tại đồng bằng sông Cửu Long thì lượng phụ phẩm thải ra hàng năm chiếm khoảng 50% khối lượng nguyên liệu Trong đó, lượng mỡ cá chiếm 15% trọng lượng con cá cũng bị loại bỏ thành phụ phẩm Loại mỡ này được bán cho các nhà máy chế biến thức ăn với giá rẻ, làm cho giá trị con cá tra basa bị giảm xuống Hiện ở An Giang, công ty Agifish đã có một nhà máy sản xuất dầu basabiodiesel từ mỡ cá tra, basa Năm 2007 đã sản xuất được 10 triệu lít dầu, năm 2008 khoảng 20 triệu lít và 50 triệu lít trong năm 2010 Hiện đã có công

ty đặt vấn đề bao tiêu toàn bộ sản phẩm dầu basabiodiesel, bởi loại dầu này ở nước ngoài giá cao hơn ở Việt Nam Theo tiêu chuẩn châu Âu, năm 2010 bắt buộc các động cơ chạy dầu diesel phải có tối thiểu 5% lượng dầu sinh học Đây là loại nhiên liệu sạch vì qua kiểm nghiệm, so với dầu diesel , tỷ lệ khí thải CO2, CO, hạt khói… đều thấp hơn từ 45 – 78,5%, đặc biệt là biodiesel không chứa lưu huỳnh và có mùi vị giống dầu ăn 1kg mỡ cá có thể sản xuất

Trang 37

được 1,13 lít biodiesel, giá bán là 7.000 đồng/lít, (Hồ Xuân Thiên, 07/12/2006)

Không chỉ riêng ở An Giang mà công ty Minh Tú cũn đã sản xuất thành công dầu biodiesel từ mỡ động vật Kết quả mẫu thử tại Công ty Liên doanh Dầu khí Mê Kông cho thấy, dầu biodiesel đạt gần 100% so với tiêu chuẩn dầu diesel Việt Nam và tiêu chuẩn các nước trên thế giới, nhưng giá thành giảm khoảng 15% so với dầu diesel trên thị trường Đăc biệt, dầu biodiesel có nhiều

ưu điểm đối với môi trường so với diesel Chính vì tính năng vượt trội và hiệu quả kinh tế cao, nên một công ty ở Campuchia đã tiến hành ký hợp đồng nhập khẩu 2 triệu lít dầu biodiesel/năm với công ty Minh Tú vào năm 2007, với giá 0,45 USD/lít Cứ một kg mỡ cá tra, cá basa khoảng 4.300 đồng, sau khi qua dây chuyền sản xuất cho ra một lít dầu biodiesel có giá khoảng 6.800 đồng, (Trịnh Minh Tú, 2006)

Như vậy, với việc xây dựng nhà máy sản xuất dầu từ mỡ cá tra, cá basa Việt Nam sẽ là nước đầu tiên trên thế giới nói chung, đồng bằng sông Cửu

Long nói riêng đã sản xuất dầu biodiesel từ động vật

Trang 38

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

• Xí nghiệp chế biến thủy sản An Thịnh thuộc công ty TNHH Việt An nằm trên quốc lộ 91, khóm Thạnh An, phường Mỹ Thới, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang

• Quá trình thu gom phế phẩm, phụ phẩm và chất thải tại Xí nghiệp An Thịnh – Việt An

3.2 Thời gian nghiên cứu

Từ 01/2011 đến 05/2011

3.3 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá hiện trạng về phế phẩm, phụ phẩm và chất thải tại nhà máy chế biến thủy sản Việt An (An Thịnh) và đề xuất các giải pháp về thu hồi, tái chế

xử lý theo hướng tiếp cận SXSH và sản xuất năng lượng tái tạo

3.4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Khảo sát và phân tích về nhu cầu thu hồi tái chế phụ phẩm, phế phẩm và chất thải theo hướng tiếp cận SXSH tại xí nghiệp An Thịnh (Việt An)

Thu thập số liệu về ngành chế biến thủy sản

Thu thập dữ liệu, thông tin từ các Sở, Ban ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh An Giang, nội dung thu thập dữ liệu bao gồm:

- Tình hình chung về hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh trên địa bàn tỉnh An Giang

- Thu thập những dữ liệu, thông tin về chủ trương, chính sách, kế hoạch hành động… có liên quan đến hướng tiếp cận SXSH của tỉnh

- Thu thập dữ liệu, thông tin về hiện trạng bảo vệ môi trường nói chung

và công tác quản lý chất thải nói riêng của các đơn vị chế biến thủy sản đông lạnh Trên cơ sở đó, đánh giá những đáp ứng của các đơn vị này đối với các qui định về bảo vệ môi trường tại địa phương

Trang 39

Thu thập số liệu về Xí nghiệp chế biến thủy sản An Thịnh

Phỏng vấn cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp chế biến thủy sản An Thịnh Trong □ó, phỏng vấn những cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và các đại diện của các tổ sản xuất… Nội dung phỏng vấn bao gồm:

+ Mức độ nhận thức, mức độ quan tâm của các cán bộ công nhân viên của đơn vị đối với hướng tiếp cận SXSH

+ Thu thập ý kiến về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất hiện tại, những ý kiến về môi tr□ờng làm việc và các phát hiện về những khâu, những hoạt □ộng gây lãng phí, những phương pháp thu gom phụ phẩm phế phẩm, dòng phụ phẩm sinh ra trong quá trình sản xuất và những □ề xuất

về cải thiện quá trình thu gom xử lý

Thu thập số liệu tổng quan, hiện trạng về Xí nghiệp chế biến thủy sản An Thịnh

Thu thập những thông tin tổng quan về sự hình thành, xu hướng phát triển của Xí nghiệp chế biến thủy sản An Thịnh và những số liệu tổng quát về hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị

Về hiện trạng hoạt động sản xuất, thu thập các thông tin chi tiết về qui trình sản xuất, chế biến cá phi lê, cắt khúc và cá nguyên con đông lạnh Cụ thể như, tìm hiểu về sơ đồ qui trình công nghệ chế biến cá đông lạnh và các kỹ thuật thu gom tái chế phụ phẩm phế phẩm

3.4.2 Khảo sát đánh giá hiện trạng về phế phẩm, phụ phẩm và chất thải tại xí nghiệp An Thịnh – Việt An

Thực hiện khảo sát hiện trạng Xí nghiệp bằng phương pháp trực quan Trong đó, nội dung khảo sát bao gồm: khảo sát hiện trạng về sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng và thải bỏ chất thải tại đơn vị trên cơ sở qui trình cũng như hoạt động điều hành, vận hành sản xuất Thông qua đó, xác định những công đoạn, hệ thống, thiết bị và hoạt động có khả năng gây lãng phí, kém hiệu

Trang 40

quả và là nguyên nhân gây dòng thải nhằm xác □ịnh trọng tâm cho việc đánh giá khả năng thu hồi và tái chế phế phẩm phụ phẩm

Phương pháp đo đạc được thực hiện thông qua việc đo các thông số liên quan đến một số phép tính về kiểm toán chất thải và cân bằng vật chất đối với qui trình sản xuất chính (qui trình sản xuất cá phi lê, cắt khúc và cá nguyên con đông lạnh) nhằm đánh giá khả năng thu hồi phế phẩm phụ phẩm tại Xí nghiệp chế biến thủy sản An Thịnh Thống kê khối lượng nguyên liệu và sản phẩm trong các công đoạn sản xuất, trên cơ sở đó xác định mức phụ phẩm trôi vào dòng thải

3.4.3 Phân tích, đánh giá khả năng thu hồi tái chế phụ phẩm, phế phẩm và chất thải theo hướng tiếp cận SXSH và sản xuất năng lượng tái tạo

- Tính khả thi về kinh tế được tính toán dựa trên cơ sở đầu tư và tiết kiệm

dự tính như : so sánh chi phí, so sánh lợi ích, hoàn vốn đầu tư, thời gian hoàn vốn Đồng thời, xem xét các chi phí và lợi nhuận dự kiến ; các khoản tiết kiệm tài chính như giảm chi phí môi trường, chi phí xử lý chất thải, hoặc chi phí cải thiện chất lượng sản phẩm Đánh giá tính khả thi về kinh tế nhằm mục đích đánh giá hiệu quả chi phí thu gom và tái chế phế phẩm phụ phẩm

- Tính khả thi về kỹ thuật được đánh giá trên cơ sở xem xét, phân tích các yếu tố về chất lượng sản phẩm, năng suất, yêu cầu về diện tích, so sánh với thiết bị hiện có Bên cạnh đó, xem xét những hậu quả do phương án gây nên

mà thời gian chế biến và việc lập kế hoạch sản xuất phải hứng chịu ; đồng thời, xem xét xem có cần sự điều chỉnh ở những bộ phận khác của đơn vị hay không Việc phân tích, đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật dựa vào những so sánh, đối chiếu về công nghệ, thiết bị hiện tại của đơn vị với các công nghệ, thiết

bị tương tự trong các tài liệu, sổ tay kỹ thuật, các công nghệ ở các nhà máy đã được cải tiến

- Đối với tính khả thi về môi trường, xem xét những khía cạnh như : ảnh hưởng dự kiến của phương án đối với môi trường ; dự tính đối với vấn đề giảm đáng kể lượng nước thải cho dòng thải ; xem xét phương án có ảnh hưởng (tích cực hoặc tiêu cực) như thế nào đến sức khỏe cộng đồng cũng như của những người vận hành…

Ngày đăng: 02/12/2015, 07:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w