Mục tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá khả năng thu hồi, tái chế, phế phẩm phụ phẩm tại xí nghiệp chế biến thủy sản việt an (Trang 38)

Đánh giá hiện trạng về phế phẩm, phụ phẩm và chất thải tại nhà máy chế

biến thủy sản Việt An (An Thịnh) và đề xuất các giải pháp về thu hồi, tái chế

xử lý theo hướng tiếp cận SXSH và sản xuất năng lượng tái tạo.

3.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Khảo sát và phân tích về nhu cầu thu hồi tái chế phụ phẩm, phế phẩm và chất thải theo hướng tiếp cận SXSH tại xí nghiệp An Thịnh (Việt An)

Thu thập số liệu về ngành chế biến thủy sản

Thu thập dữ liệu, thông tin từ các Sở, Ban ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh An Giang, nội dung thu thập dữ liệu bao gồm:

- Tình hình chung về hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở chế

biến thủy sản đông lạnh trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Thu thập những dữ liệu, thông tin về chủ trương, chính sách, kế hoạch hành động… có liên quan đến hướng tiếp cận SXSH của tỉnh.

- Thu thập dữ liệu, thông tin về hiện trạng bảo vệ môi trường nói chung và công tác quản lý chất thải nói riêng của các đơn vị chế biến thủy sản đông lạnh. Trên cơ sở đó, đánh giá những đáp ứng của các đơn vị này đối với các qui định về bảo vệ môi trường tại địa phương.

Thu thập số liệu về Xí nghiệp chế biến thủy sản An Thịnh

Phỏng vấn cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp chế biến thủy sản An Thịnh. Trong □ó, phỏng vấn những cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và các đại diện của các tổ sản xuất… Nội dung phỏng vấn bao gồm:

+ Mức độ nhận thức, mức độ quan tâm của các cán bộ công nhân viên của

đơn vịđối với hướng tiếp cận SXSH.

+ Thu thập ý kiến về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất hiện tại, những ý kiến về môi tr□ờng làm việc và các phát hiện về những khâu, những hoạt □ộng gây lãng phí, những phương pháp thu gom phụ phẩm phế phẩm, dòng phụ phẩm sinh ra trong quá trình sản xuất và những □ề xuất về cải thiện quá trình thu gom xử lý.

Thu thập số liệu tổng quan, hiện trạng về Xí nghiệp chế biến thủy sản An Thịnh

Thu thập những thông tin tổng quan về sự hình thành, xu hướng phát triển của Xí nghiệp chế biến thủy sản An Thịnh và những số liệu tổng quát về

hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

Về hiện trạng hoạt động sản xuất, thu thập các thông tin chi tiết về qui trình sản xuất, chế biến cá phi lê, cắt khúc và cá nguyên con đông lạnh. Cụ thể

như, tìm hiểu về sơđồ qui trình công nghệ chế biến cá đông lạnh và các kỹ thuật thu gom tái chế phụ phẩm phế phẩm.

3.4.2. Khảo sát đánh giá hiện trạng về phế phẩm, phụ phẩm và chất thải tại xí nghiệp An Thịnh – Việt An

Thực hiện khảo sát hiện trạng Xí nghiệp bằng phương pháp trực quan. Trong đó, nội dung khảo sát bao gồm: khảo sát hiện trạng về sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng và thải bỏ chất thải tại đơn vị trên cơ sở qui trình cũng như hoạt động điều hành, vận hành sản xuất. Thông qua đó, xác định những công đoạn, hệ thống, thiết bị và hoạt động có khả năng gây lãng phí, kém hiệu

quả và là nguyên nhân gây dòng thải nhằm xác □ịnh trọng tâm cho việc đánh giá khả năng thu hồi và tái chế phế phẩm phụ phẩm.

Phương pháp đo đạc được thực hiện thông qua việc đo các thông số liên quan đến một số phép tính về kiểm toán chất thải và cân bằng vật chất đối với qui trình sản xuất chính (qui trình sản xuất cá phi lê, cắt khúc và cá nguyên con đông lạnh) nhằm đánh giá khả năng thu hồi phế phẩm phụ phẩm tại Xí nghiệp chế biến thủy sản An Thịnh. Thống kê khối lượng nguyên liệu và sản phẩm trong các công đoạn sản xuất, trên cơ sở đó xác định mức phụ phẩm trôi vào dòng thải.

3.4.3. Phân tích, đánh giá khả năng thu hồi tái chế phụ phẩm, phế phẩm và chất thải theo hướng tiếp cận SXSH và sản xuất năng lượng tái tạo

- Tính khả thi về kinh tế được tính toán dựa trên cơ sở đầu tư và tiết kiệm dự tính như : so sánh chi phí, so sánh lợi ích, hoàn vốn đầu tư, thời gian hoàn vốn... Đồng thời, xem xét các chi phí và lợi nhuận dự kiến ; các khoản tiết kiệm tài chính như giảm chi phí môi trường, chi phí xử lý chất thải, hoặc chi phí cải thiện chất lượng sản phẩm ... Đánh giá tính khả thi về kinh tế nhằm mục đích đánh giá hiệu quả chi phí thu gom và tái chế phế phẩm phụ phẩm.

- Tính khả thi về kỹ thuật được đánh giá trên cơ sở xem xét, phân tích các yếu tố về chất lượng sản phẩm, năng suất, yêu cầu về diện tích, so sánh với thiết bị hiện có... Bên cạnh đó, xem xét những hậu quả do phương án gây nên mà thời gian chế biến và việc lập kế hoạch sản xuất phải hứng chịu ; đồng thời, xem xét xem có cần sựđiều chỉnh ở những bộ phận khác của đơn vị hay không... Việc phân tích, đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật dựa vào những so sánh, đối chiếu về công nghệ, thiết bị hiện tại của đơn vị với các công nghệ, thiết bị tương tự trong các tài liệu, sổ tay kỹ thuật, các công nghệ ở các nhà máy đã

được cải tiến.

- Đối với tính khả thi về môi trường, xem xét những khía cạnh như : ảnh hưởng dự kiến của phương án đối với môi trường ; dự tính đối với vấn đề

giảm đáng kể lượng nước thải cho dòng thải ; xem xét phương án có ảnh hưởng (tích cực hoặc tiêu cực) như thế nào đến sức khỏe cộng đồng cũng như

Việc phân tích những khả thi về mặt kinh tế, kỹ thuật và môi trường đối với các giải pháp phải thuyết phục được Ban lãnh đạo của xí nghiệp và đơn vị

có khả năng tài trợ thực hiện giải pháp trong tương lai. Ngoài ra, tiến hành phân tích lợi ích kinh tế, môi trư1EDDng của việc thu hồi và tái chế so với giải pháp xử lý cuối đường ống thông qua tiềm năng tiết kiệm nước và điện.

3.4.4. Đề xuất giải pháp thu hồi, tái chế phụ phẩm, phế phẩm và chất thải theo hướng tiếp cận SXSH và sản xuất năng lượng tái tạo

Thực hiện việc đánh giá, phân tích các nguyên nhân phát sinh dòng thải cũng như nguyên nhân gây lãng phí từ các công đoạn trong quy trình sản xuất dựa trên kết quả nghiên cứu hiện trạng, những thông tin thu thập được về quy trình sản xuất và quá trình phát sinh thu gom phế phẩm phụ phẩm. Từ đó, lựa chọn giải pháp thu gom nhằm hoàn thiện quá trình thu gom hiện tại của xí nghiệp.

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Nhu cầu thu hồi tái chế phế phụ phẩm và chất thải theo hướng tiếp cận SXSH tại xí nghiệp An Thịnh – Việt An cận SXSH tại xí nghiệp An Thịnh – Việt An

4.1.1. Vị trí địa lý của xí nghiệp

Xí nghiệp chế biến thuỷ sản An Thịnh thuộc công ty TNHH Việt An, nằm trên Quốc lộ 91, Khóm Thạnh An, Phường Mỹ Thới, TP. Long Xuyên, Tỉnh An Giang. Có tứ cận như sau:

Phía Đông giáp với đường Hùng Vương nối dài. Phía Tây giáp sông Hậu.

Phía Bắc giáp đường dân Sinh.

Phía Nam giáp khu nhà máy chế biến nông sản của Công ty Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang (Công ty AFIEX). Hiện tại xí nghiệp An Thịnh nằm trong khuôn viên của Nhà máy đông lạnh thủy sản Việt An, cách Quốc lộ 91 khoảng 250m, cách trung tâm thành phố Long Xuyên 1,5 km theo hướng Đông Nam.

Với một vị trí như vậy, nên nhà máy có rất nhiều ưu thế về giao thông thủy bộ. Đường Hùng Vương nối dài theo quy hoạch là tuyến giao thông chính của khu công nghiệp Mỹ Quý – Mỹ Thới, nối liền các khu chức năng với hệ thống giao thông đường thủy của khu công nghiệp. Việc vận chuyển nguyên, nhiên liệu và thành phẩm trong quá trình chế biến của nhà máy rất thông suốt nhờ phía tây của nhà máy tiếp giáp với sông Hậu. Ngoài ra, nhà máy cách không xa các nguồn cung cấp nguyên liệu như các khu vực nuôi cá ao, hầm, bè thuộc xã Mỹ Hòa Hưng (Chợ Mới), Sa Đéc (Đồng Tháp). Từ đó, giảm được chi phí vận chuyển nguyên liệu của nhà máy.

Tuy nhiên, nhà máy nằm đang xen với các khu sản xuất, gần nhà dân. Vì thế, nhà máy cần phải có biện pháp tối ưu để khắc phục các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư chung quanh nhà máy cũng như làm mất đi môi trường sạch xung quanh nhà máy,

đặc biệt là nước thải và mùi hôi.

4.1.2. Quy mô của Xí nghiệp

Tổng diện tích của Nhà máy 19.998m2: Trong đó diện tích phân xưởng 1 (Xí nghiệp An Thịnh) là 5.464m2. Các hạng mục công trình được thiết kế

chuyền công nghệ, nhưng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ của toàn bộ công trình. Đường giao thông trong nhà máy được bố trí đảm bảo giao thông được thuận tiện trong việc nhập nguyên liệu và xuất thành phẩm. Xung quanh nhà máy được bao bọc bởi những hàng cây xanh, vừa đảm bảo được cảnh quan môi trường, vừa nâng cao tính thẩm mỹ.

4.1.3. Công suất hoạt động của xí nghiệp

Công suất hoạt động của Xí nghiệp là 100 tấn nguyên liệu/ngày, tương

đương 11.000 tấn thành phẩm/năm.

− Nhu cầu nguyên liệu: nguồn cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy bao gồm cá tra, cá basa được thu mua các xã, huyện trong tỉnh An Giang và các khu vực lân cận như: Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long,…

− Nhu cầu cung cấp nước: Nhà máy hiện đang sử dụng nguồn nước từ sông Hậu và nước ngầm đã được cho phép sử dụng.

− Nhu cầu cung cấp điện: Nhà máy hiện đang sử dụng hệ thống điện trung thế Quốc gia, chạy dọc theo Quốc lộ 91 do điện lực An Giang quản lý. Mỗi ngày lượng điện năng tiêu thụ khoảng 9.300kw để phục vục cho hoạt động sản xuất.

− Nhu cầu lao động: Hiện nay xí nghiệp thu hút khoảng hơn 1.000 lao

động, chủ yếu là trên địa bàn thành phố Long Xuyên và các huyện thị lân cận.

Đối với lao động có trình độ thường xuyên được tiếp thu khoa học, công nghệ

tiên tiến. Hướng dẫn người lao động sử dụng công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực hiện theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cung như trong tiến trình gia nhập WTO và AFTA.

Nhà máy đông lạnh thủy sản Việt An, phân xưởng 1 (Xí nghiệp An Thịnh) và phân xưởng 2 (Xí nghiệp Việt Thắng) đạt tiêu chuẩn EU, Mỹ với sản phẩm chủ yếu là cá basa fillet lạnh dạng block; IQF và trong một số thời điểm có thể

tận dụng mặt bằng nhà máy để sản xuất tôm càng đông lạnh (băng chuyền IQF với các thiết bị cấp đông - mạ băng – tái đông là băng chuyền tự động) trên khu đất có diện tích 19.998 m2.

4.1.4. Tổ chức quản lýĐội ngũ nhân viên Đội ngũ nhân viên

Nhà máy do 01 Phó Giám đốc Công ty làm Giám đốc quản lý trực tiếp nhà máy. - Giám đốc: Điều hành chung, trực tiếp công tác tổ chức, quyết định các ph

□□ng án kinh doanh, quản lý điều hành vốn, đối nội, đối ngoại.

- 01 Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp chỉ đạo quản đốc điều hành nhà máy hoạt động, xem xét bộ máy hoạt động của nhà máy.

- 01 Phó Giám đốc phụ trách bộ phận văn phòng, tổ chức quản trị hành chính văn thư, công tác đời sống bảo vệ cơ quan, giúp và cố vấn Giám đốc

điều hành nhân sự.

- Phòng Hành chính quản trị: Thực hiện công tác hành chính, văn thư lưu trữ, công tác đời sống, quản lý tài chính,…

- Phòng Kinh doanh đối ngoại: Nghiên cứu phương án kinh doanh của nhà máy, tìm đối tác, lập kế hoạch xuất nhập hàng…

- Phòng Kỹ thuật: Xem xét các vấn đề kỹ thuật, quản lý chất lượng, nghiên cứu đề xuất các mặt hàng mới.

- Trạm Thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu thị trường, tiếp thị các đối tác, giao nhận sản phẩm tiêu thụ.

S đồ tổ chức nhà máy

(Nguồn: Công ty môi trường xanh, 2005)

4.1.5. Tình hình chế biến cá tra, cá basa trên địa bàn tỉnh An Giang

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hệ thống sông rạch chằn chịch, còn là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt hải sản. Đặc biệt tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp, đây là 2 tỉnh có diện tích nuôi trồng lớn nhất ởĐBSCL.

Đa số cá tra được nuôi trong ao, đăng quầng, bãi bồi và lồng bè; cá basa chủ yếu được nuôi trong các lồng bè ở các con sông lớn như sông Tiền và sông Hậu. Vào mùa sinh sản của cá basa (từ tháng 1 - 7), cá tra (từ tháng 2 - 10) và có thể thu hoạch quanh năm. Đến nay cá tra và cá basa đã được nuôi ở

hầu hết các tỉnh, thành trong khu vực, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và cung cấp nhiên liệu cho chế biến xuất khẩu, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến cá tra và cá basa. Đặc biệt, từ khi Việt Nam mở rộng

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Kinh doanh Trạm TP.HCM Quản đốc phân xưởng Tổ fillet Tổ sửa Tổ máy Tổ thu mua Kế hoạch PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Kỹ thuật Phòng HCQT.XDCB Tổ vi sinh Tổ KCS Phòng Y tế

xuất khẩu sản phẩm từ cá tra, cá basa tìm được thị trường mới thì ngành chế

biến cá tra và cá basa có thêm một bước tiến mới.

Năm 2005, toàn vùng ĐBSCL chỉ có 103 nhà máy chế biến đông lạnh với tổng công suất thiết kếđạt trên 638 ngàn tấn, trong đó có 36 nhà máy có chế

biến cá tra và cá basa, tổng công suất thiết kế đạt gần 273 ngàn tấn/năm. Đến nay, số lượng nhà máy chế biến cá tra, cá bssa tăng lên thành 84 nhà máy với tổng công suất đạt gần 1 triệu tấn/năm, tập trung chủ yếu tại các địa phương như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long và Tiền Giang.

Những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến cá tra và cá basa phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng nhanh và đang có tiềm năng lớn. Hầu hết các nhà máy chế biến cá tra và cá basa trong vùng đều được quan tâm đầu tư

và nâng cấp với công nghệ, thiết bị khá hiện đại, tạo ra các sản phẩm bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế (như ISO, HACCP, code EU, Halal,…).

Cá tra và cá basa được chế biến với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú và

được xuất sang nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thị trường tiêu thụ

sản phẩm cá tra và cá basa trong vùng đã có mặt trên 73 nước và vùng lãnh thổ

khắp các Châu lục, nổi bật là một số thị trường như: EU, Mỹ, Nga, Canada, Úc, trung Đông…. Cá basa Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng vì màu sắc cơ thịt trắng, thịt cá thơm ngon hơn so với các loài cá khác. Năm 1998, Việt Nam đã thành công trong sinh sản nhân tạo, đáp ứng được nhu cầu về

giống cho nghề nuôi thương phẩm.

Mặc dù có lợi thế và điều kiện tự nhiên về phát triển công nghệ chế biến cá tra và cá basa, tuy nhiên cũng có những hạn chế làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật của vùng ĐBSCL còn yếu và thiếu. Hệ thống cầu đường nhỏ hẹp, chất lượng yếu, không đáp ứng yêu cầu tải trọng lớn đối với xe chuyên dụng, cung ứng điện chưa đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất; chất lượng nguồn nhân lực thấp; lao động quản lý chưa được đào tạo chính quy, lao động trực tiếp kỹ năng lao động cũng như kỹ luật lao động, tác

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá khả năng thu hồi, tái chế, phế phẩm phụ phẩm tại xí nghiệp chế biến thủy sản việt an (Trang 38)