Những loại phụ phẩm phát sinh và quá trình thu gom tại xí nghiệp

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá khả năng thu hồi, tái chế, phế phẩm phụ phẩm tại xí nghiệp chế biến thủy sản việt an (Trang 60)

nghiệp An Thịnh

Đối với tất cả các doanh nghiệp chế biến thì sau quá trình tạo ra sản phẩm thì nhà máy tạo ra một lượng chất thải trong quá trình sản xuất như nước thải, chất thải… những loại chất thải này không có biện pháp thu gom và xử lý phù hợp thì sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường sống và tác hại trực tiếp đến sức khỏe con người. Hiện nay nước ta đang đẩy mạnh, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các phương pháp sản xuất sạch, sản phẩm xanh. Từ đó tạo

được giá trị của sản phẩm trên thị trường, để có được một sản phẩm tốt như

mong muốn, trước hết việc quản lý nội vi và kiểm soát tốt quá trình là điểm rất cần thiết và quan trọng. Sản phẩm phải biết ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng. Trong quá trình sản xuất của các xí nghiệp chế biến phải có các

biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải, giảm bớt áp lực cho việc xử lý cuối đường ống.

Đối với các xí nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang đang dần dần tiếp cận phương pháp sản xuất sạch tại xí nghiệp của mình. Chất thải

điển hình và cũng làm đau đầu nhiều ban lãnh đạo xí nghiệp, đó là nước thải và phụ phẩm phát sinh sau quá trình fillet cá tra, cá basa. Hiện một số xí nghiệp đang lựa chọn cho mình một giải pháp để thu hồi những loại chất thải, phụ phẩm nhằm tạo thêm một nguồn lợi kinh tế từ những loại chất thải này. Trong quy trình fillet cá tra, cá basa các xí nghiệp chế biến thủy sản có thể là gần giống nhau nhưng khả năng thu gom và tái sử dụng của mỗi công ty là khác nhau. Dòng thải phát sinh trong quy trình fillet và khả năng thu hồi tại xí nghiệp An Thịnh được thể hiện theo sơđồ sau:

Công đoạn 2 Filllet Máy lạng da Phụ phẩm (xương, đầu, mỡ nội tạng) Máng thu gom phụ phẩm da Bộ phận tiếp nhận phụ phẩm Xe tải chuyển đi về công ty Bình Minh tái chế Bộ phận tiếp nhận phụ phẩm

Công nhân gom đưa lên xe tải về công ty Bình Minh Băng chuyền tựđộng Nước thải Máy hút trục vít Công nhân đưa lên xe Nước thải Hệ thống xử lý nước thải Máy hút trục vít Áp lực nước chảy tràn Nước bơm vào

Công đoạn 3 sửa cá Máng thu gom phụ phẩm (thịt vụn, da, mỡ) Nước Rãnh nước thải (có chứa phụ phẩm) Bộ phận tiếp nhận phụ phẩm Máy hút trục vít

Công nhân gom phụ

phẩm lên xe tải về công ty Bình Minh

Nước

thải HXLNT ệ thống

Hình 4.13. Sơđồđường đi phụ phẩm phế phẩm công đoạn 3 tại xí nghiệp An Thịnh

Theo sơđồ công đoạn 2 tại khu fillet, sau khi cá nguyên liệu được fillet lấy phần thịt ở 2 bên thân cá, toàn bộ đầu, xương, đuôi, vây, nội tạng và mỡ cá

đều theo một băng chuyền tự động ra bên ngoài phân xưởng sản xuất, đến bộ

phận tiếp nhận phụ phẩm. Tại đây phụ phẩm được lấy ra bằng máy hút trục vít và công nhân sẽđặt những xô mũ màu xanh chuyên dùng tại miệng máy hút.

Đầy xô thì công nhân sẽ đưa lên xe tải, đến khi đầy xe thì xe này sẽ trở về xí nghiệp chế biến phụ phẩm Bình Minh. Tại bãi đậu xe tải, để thu gom vận chuyển phụ phẩm đầu, xương thì các van xả nước rỉ máu từ trên xe xả xuống sàn. Cuối ca thì công nhân sẽ dùng nước vệ sinh sàn nhà. Phần nước vệ sinh này chảy trực tiếp xuống dòng nước của sông Hậu, đây cũng chính là yếu tố

gây ô nhiễm sông Hậu trong thời gian dài, vì trong nước máu này sẽ có chứa mỡ và nhiều chất khác. Đây là một vấn đề cần được khắc phục trong thời gian tới, khi xí nghiệp biết được nguồn lợi từ nước máu rỉ này.

Phần phụ phẩm xương, đầu, đuôi, vây, mỡ và nội tạng được xí nghiệp Bình Minh chế biến thành thức ăn gia súc, thức ăn cho cá để bán ra bên ngoài thị trường, một phần thì phục vụ cho các hầm nuôi của công ty Việt An.

Tại bộ phận lạng da

Miếng cá fillet sau khi máy lạng da, phần da được lạng bỏ rớt xuống phía dưới của máy lạng da. Tại máy lạng da xí nghiệp đã lắp đặt một máng thu gom phụ phẩm da này được cung cấp nước liên tục nhằm tận dụng sức chảy của dòng nước để đẩy những phụ phẩm da này xuống rãnh thoát nước thải trong khu sản xuất, chảy đến bộ phận tiếp nhận phụ phẩm. Và tại đây xí nghiệp cũng

đã lắp đặt một máy hút trục vít để tách phần phụ phẩm da ra khỏi dòng nước thải và đựng trong các xô mũ chuyên dùng đểđưa về xí nghiệp Bình Minh chế

biến thức ăn. Phần da xí nghiệp thu gom mỗi ngày khoảng gần 200kg.

Hình 4.14. Da được lạng xong Hình 4.15. Phụ phẩm rơi trên nền sàng

Tại bộ phận sửa cá

Cá được lạng da xong, trên miếng cá còn cơ thịt đỏ, mỡ và có thể da còn xót lại. Người công nhân đứng tại công đoạn sửa cá có nhiệm vụ cạo sạch những phần mỡ, cơ thịt đỏ, miếng cá fillet được ngon và có tính thẩm mỹ.

Đồng thời cũng đạt được cá tra fillet. Bên dưới bàn sửa cá, xí nghiệp có lắp đặt một máng nhám thu gom tất cả thịt vụn mà công nhân đã cạo bỏ ra từ miếng cá fillet. Khi người công nhân cạo xong những phần thịt không cần thiết trên miếng fillet thì công nhân đẩy những phần phụ phẩm (thịt vụn, mỡ và da) rớt xuống máng thu gom. Tại những đầu máng thu gom này, xí nghiệp đặt một

ống nước Φ24mm, cho nước chảy liên tục trong suốt quá trình hoạt động của bộ phận sửa cá. Với sức chảy hàng của dòng nước, các phần thịt vụn, da và mỡđược đẩy về cuối máng thu gom, xuống rãnh thoát nước thải trong khu sản xuất. Máng thu gom này có chiều dài là 17m, phần thịt vụn rơi ra ngoài máng, rớt xuống nền sàn thì được một người công nhân quét xuống rãnh thoát nước

thải trong khu sản xuất. Rãnh thoát nước thải này đưa tất cả những phụ phẩm tại bộ phận sửa cá đến bộ tiếp nhận phụ phẩm. Phần phụ phẩm được tách ra khỏi dòng nước thải bởi máy hút trục vít, đựng trong các xô mũ chuyên dùng, còn phần nước thải chảy ra ngoài hệ thống xử lý. Máy hút trục vít này vừa hút phụ phẩm của bộ phận sửa cá, vừa hút phụ phẩm da vì 2 loại phụ phẩm này xuống cùng một hố gom và cùng đựng trong một xô để chuyển về xí ngiệp chế

biến phụ phẩm Bình Minh để làm nguyên liệu chế biến thức ăn. Lượng phụ

phẩm này mỗi ngày xí nghiệp thu gom trung bình khoảng gần 1 tấn.

Với phương pháp thu gom hiện nay của xí nghiệp An Thịnh như trên

được xem là phương án khả thi nhất tại xí nghiệp, phần phụ phẩm được thu gom về xí nghiệp Bình Minh làm nguyên liệu chế biến hoàn toàn thành thức

ăn.

Hình 4.16. Phụ phẩm rơi xuống máng, nền sàn

Tại bộ phận xử lý nước thải

Phần mỡ được nổi trên bề mặt hố thu gom nước thải được công nhân vớt lên mỗi ngày của giờ làm việc. Những loại mỡ này được đựng trong bao khoảng 30 – 35kg. Nước thải bên trong phân xưởng chảy theo các rãnh ra bên ngoài hệ thống xử lý nước thải đều phải qua bộ phận thu gom phụ phẩm. Tại ở

nơi đây phần mỡ nổi trên cũng được thu gom cho vào bao sau cuối ca làm việc. Việc thu gom những loại mỡ này là những công nhân trong xí nghiệp Bình Minh lên thu gom. Mỗi ngày thu được khoảng 300 – 350kg mỡ và được vận chuyển về xí nghiệp Bình Minh tinh chế thành dầu cá để phối trộn với thức ăn được chế biến từ xương, đầu và da.

Phần mỡ phát sinh từ bể tuyển nổi, xí nghiệp đã thu gom về bể chứa sau một thời gian khoảng 3 tháng thì công nhân ở xí nghiệp Bình Minh lên vớt về

xí nghiệp chế biến phụ phẩm Bình Minh để tái chế.

Lượng mỡ này phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng nguyên liệu sản xuất và lượng nước thải thải ra trong quá trình sản xuất. Những loại phụ phẩm này nếu không có giải pháp thu gom và xử lý thích hợp là tác nhân gây ô nhiễm không khí trong khu vực sản xuất và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân bên trong và ngoài nhà máy.

4.3. Những hạn chế và khả năng thu hồi, tái chế phế phụ phẩm và chất thải tại An Thịnh – Việt An theo hướng tiếp cận SXSH và sản xuất năng lượng tái tạo

4.3.1. Tại bộ phận lạng da

Để thu gom hoàn toàn phần phụ phẩm da thì xí nghiệp đã phải tiêu tốn một phần năng lượng như nước, điện. Với việc sử dụng áp lực chảy tràn của dòng nước để đẩy những phụ phẩm da về cuối máy để xuống rãnh thoát nước thải chảy về bộ phận tiếp nhận phụ phẩm. Quá trình thu gom này đã tiêu hao một lượng nước đáng kể tại xí nghiệp, ngoài ra sự tiêu hao điện năng là điều không thể thiếu. Từđó làm cho chi phí sản xuất tăng lên, làm đội giá thành sản phẩm,

đồng thời cũng tạo ra áp lực lớn cho hệ thống xử lý nước thải.

Hệ thống xử lý nước thải, làm chi phí xử lý nước thải tăng lên, phí xả thải cũng tăng theo.

Thứ I: Do lưu lượng nước thải từ trong phân xưởng sản xuất thải ra nhiều và nước thải trong máng thu gom phụ phẩm da vẫn cứ chảy liên tục vì không có sự kiểm soát rõ ràng.

Thứ II: Xí nghiệp cho phụ phẩm da và nước trong máng thu gom chảy xuống rãnh thoát nước trong phân xưởng của công đoạn 2 ra ngoài hệ thống xử lý nước thải sẽ làm cho nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải cao. Để

giảm thiểu nồng độ ô nhiễm có trong nước thải ta không nên để phụ phẩm da chảy xuống rãnh thoát nước trong công đoạn 2 thì nồng độ ô nhiễm sẽ giảm và chi phí xử lý như điện, hóa chất sẽ giảm và xí nghiệp sẽ có nguồn thu lợi nhuận từ các chi phí đã được giảm này.

Hình 4.18. Nước thải lẫn phụ phẩm phế phẩm

4.3.2. Tại khu vực sửa cá

Cá sau khi lạng da được đưa sang bộ phận sửa cá để loại bỏ những phần cơ

thịt đỏ, mỡ và da còn dính lại trên miếng cá fillet. Những phần thịt đỏ, mỡ và da còn được gọi là phụ phẩm của khâu sửa cá. Phía dưới bàn sửa cá, xí nghiệp

đã có lắp đặt sẵn một máng để thu gom những phụ phẩm tại đây. Máng này có chiều dài là 17m, đặt dài theo bàn sửa cá. Tại đầu máng thì Xí nghiệp đã có lắp đặt ống nước Φ24mm. Với tính chất đặc trưng của cá Tra và cá Basa là nhiều mỡ, nên phụ phẩm của nó rất dễđóng bám lại trên máng, nên nhiệm vụ

của ống Φ24mm này là xả nước chảy liên tục ra máng, nhằm tận dụng sức chảy của dòng nước trong máng đểđẩy toàn bộ phần phụ phẩm tại khâu sửa cá xuống rãnh thoát nước thải trong phân xưởng, ngoài ra phần phụ phẩm rơi rớt trên nền sàn được người công nhân quét dọn đưa xuống rãnh thoát nước trong xưởng. Phần nước thải này chảy qua bộ phận thu gom tiếp nhận phụ phẩm rồi chảy ra ngoài hệ thống xử lý nước thải. Với phương pháp thu hồi như thế thì lượng nước cần sử dụng đang bị lãng phí, dư thừa mà Xí nghiệp chưa kiểm soát được, đồng thời lưu lượng nước thải cũng tăng lên gây áp lực nặng nề cho hệ thống xử lý nước thải. Vì vậy chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải

tăng lên, phí bảo vệ môi trường cũng tăng theo vì cơ quan quản lí môi trường thu phí dựa trên lưu lượng, nồng độ ô nhiễm của cá chỉ tiêu như SS, COD, BOD, N, P. Đây là khoảng tiền tương đối lớn mà Xí nghiệp chi ra hàng năm. Chính vì thế, ta cần xem xét lại phương pháp thu hồi phụ phẩm tại khâu sửa cá của Xí nghiệp An Thịnh. Với phương án này làm cho Xí nghiệp mất đi rất nhiều lợi nhuận, từ đó giá sản phẩm cũng được tăng lên do phần chi phí thu hồi phụ phẩm và phí bảo vệ môi trường ngày một cao.

4.3.3. Tại bãi đậu xe thu gom phụ phẩm

Tại đây nước máu chảy ra từ các xe thu gom phụ phẩm ở khâu fillet (đầu, xương, mỡ và nội tạng…) chảy khắp nền sàn làm mất đi tính cảm quan và thẩm mỹ tại bãi thu gom phụ phẩm. Những dòng nước máu này sẽ lan chảy xuống dòng sông Hậu tại khu vực của Xí nghiệp. Đây là một trong những tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt sông Hậu. Mặt khác, Xí nghiệp đã đánh mất đi một phần lợi nhuận từ nước máu này mà xí nghiệp chưa phát hiện ra.

Ngoài ra trong quá trình vận chuyển phụ phẩm về nơi tái chế, những nước máu rĩ từ trong các xe rơi chảy ra trong suốt quá trình vận chuyển, làm mất đi tính mĩ quan đường phố, làm bức xúc cho nhiều người đi đường từ mùi hôi tanh của các loại phụ phẩm của cá thoát ra. Ngoài ra, việc bận chuyển đi xa, làm giảm đi phần chất lượng của nguồn nguyên liệu, đặc biệt là mỡ cá rất dễ

bị oxi hóa khi tiếp xúc lâu bên ngoài không khí.

Hình 4.20. Máu rỉ từ xe phụ phẩm xương đầu

4.3.4. Triển vọng và khả năng thu hồi tái chế phế phẩm phụ phẩm tại Xí nghiệp Xí nghiệp

Triển vọng của quá trình thu hồi phế phẩm phụ phẩm

Trong tương lai con người không thể tách rời với thực vật, động vật và hệ

sinh thái trên trái đất. Nó là nguồn cung cấp thực phẩm, nước, không khí và vật liệu xây dựng không kém phần quan trọng. Trong đó vẻđẹp là một yếu tố

có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để nuôi dưỡng cuộc sống tinh thần của con người.

Cuộc sống của chúng ta được kết nối giữa cái mới với cái cũ, bởi công nghệ hiện đại và cách thức truyền thống, sự liên kết này ngày một vững chắc. Một thực tế hiển nhiên đó là tất cả sự gắn kết này đều dựa vào môi trường. Nếu chúng ta không bảo vệ môi trường của mình thì sự gắn kết đó bị tan vỡ và phá hủy.

Con người chưa có sự quan tâm tới môi trường, vì vậy mà tất cả hành tinh của chúng ta đang phải hứng chịu những hậu quả nặng nề do vấn đề ô nhiễm môi trường sống gây ra. Hiện nay, trên thế giới đang kêu gọi các nước cùng tập trung mọi nỗ lực nhằm cải thiện môi trường sống tại các đô thị và môi trường sản xuất. Đây cũng là nơi phát sinh và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng làm ảnh xấu đến môi trường, nếu không có biện pháp quản lý và xử lý kịp thời hiệu quả.

Bên cạnh, việc thay đổi cách sống từ mỗi cá nhân, công nhân, thay đổi những phương thức sản xuất tại xí nghiệp là xu thế mà thế giới đang hướng

phương thức “ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng”. Thị trường sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường hiện đang phát triển nhanh chóng ở

nước ta, từ các sản phẩm tiết kiệm năng lượng đến các hệ thống năng lượng tái tạo. Cách tiếp cận “thiết kế nhằm phát triển bền vững, bao gồm các khâu từ

thiết kếđến sản xuất thân thiện môi trường”. Cách tiếp cận này xét các yếu tố

môi trường ở tất cả các giai đoạn nhằm tạo ra sản phẩm giảm thiểu đa tác động

đến môi trường. Thiết kế sinh học là một chiến lược quan trọng cho các xí nghiệp chế biến, cơ sở sản xuất vừa và nhỏở các nước phát triển và đang phát

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá khả năng thu hồi, tái chế, phế phẩm phụ phẩm tại xí nghiệp chế biến thủy sản việt an (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)