Tại hệ thống xử lý nước thải

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá khả năng thu hồi, tái chế, phế phẩm phụ phẩm tại xí nghiệp chế biến thủy sản việt an (Trang 74)

Trên cơ sở công nghệ xử lý nước thải hiện tại của Xí nghiệp ta sẽ xây dụng lắp đặt thêm thiết bị nhằm xử lý triệt để nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép xả

thải, đồng thời tạo được lợi nhuận từ việc thu hồi bán khí gas. Với công nghệ

này giúp nhà máy giảm bớt chi phí tiêu hao năng lượng, góp phần hạ giá thành sản phẩm, sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải thu hồi khí biogas được

Song chắc rác Bể thu gom Bể tuyển nổi Bểđiều hòa Bể keo tụ tạo bông Bể lắng 1 Bể Aerotank Bể lắng 2 Bể tiếp xúc khử trùng Ra môi trường Cấp khí Cấp khí Dd keo tụ Cấp khí Dd khử trùng Dd điều chỉnh pH Dd trợ keo tụ Sân phơi bùn Bể trung gian Hầm biogas Hệ thống tách nước Hệ thống khử H2S Bình điều áp Khí sử dụng

Hình 4.21. Sơđồ quy trình xử lý nước thải thu hồi biogas được đề xuất

Ghi chú:

Đường nước Đường hóa chất Đường bùn Đường khí

Giải thích quy trình công nghệ:

Nước thải sản xuất của nhà máy chảy vào hệ thống ống dẫn, qua song chắn rác để loại bỏ rác có kích thước lớn, rối chảy ,vào bể thu gom của trạm xử lý nước thải.

Nước thải sau đó được bơm vào bể tuyển nổi, tại đây những hạt mỡ có trong nước thải được đẩy lên trên bề mặt của bể, vào máng thu rồi chảy vào bồn chứa mỡ. phần nước tách mỡ tự chảy sang bểđiều hòa.

Trong bểđiều hòa, nước thải được xáo trộn nhờ không khí được cấp vào từ

máy thổi khí, nhằm mục đích điều hòa nước thải về nồng độ, đồng thời làm tăng lượng oxy trong nước thải, tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình hiếu khí sau này.

Nước thải tiếp tục được bơm vào bể keo tụ tạo bông, rồi được xáo trộn với 3 loại hóa chất được cấp vào từ các bơm định lượng, nhằm tạo thành các bông bùn, tách các chất ô nhiễm ra khỏi nước.

Sau đó, hỗn hợp nước bùn chảy vào ống trung tâm trong bể lắng 1, rồi chảy xuống đáy bể lắng. tại đây, các bông bùn có trọng lượng lớn hơn trọng lượng của nước lắng xuống đáy bể. phần bùn này được bơm vào hầm biogas bằng bơm bùn, phần nước trong trên mặt chảy sang bể aerotank.

Trong hầm biogas, nước thải sẽđược lên men nhờ sự tác dộng của các loại vi sinh vật kỵ khí, làm giảm hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải,

đồng thời sinh ra khí biogas, thu hồi và sử dụng.

Ngoài ra, trong hầm biogas được cấy vi sinh đáy hầm và được bơm tuần hoàn bùn làm xáo trộn nước thải trong hầm nhờ máy bơm, mục đích kích hoạt quá trình sinh khí biogas sinh ra triệt để nhất. Nước sau hầm biogas chảy vào bể trung gian rồi được bơm về bể aerotank bằng bơm. Lượng bùn trong hầm biogas được hút định kỳ lên bể nén bùn.

Tại bể aerotank, nước thải được xáo trộn với các vi sinh vật hiếu khí nhờ

không khí cấp từ máy thổi khí tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Trong quá trình tiếp xúc đó, vi sinh vật hiếu khí lấy các chất ô nhiễm trong nước thải làm thức ăn của chúng, làm tăng sinh khối và kết thành các bông bùn.

Chúng phân hủy các chất ô nhiễm theo phản ứng sau:

Cuối bể aerotank, hỗn hợp nước bùn theo ống dẫn chảy tự nhiên sang bể

lắng 2. Tại đây, các bông bùn vi sinh có trọng lượng lớn hơn trọng lượng của nước lắng xuống đáy bể. Phần bùn này, một phần được bơm tuần hoàn lại bể

aerotank, phần bùn dưđược bơm về sân phơi bùn bằng bơm bùn. Phần nước trong di chuyển lên trên tràn vào máng thu rồi chảy trọng trường sang bể tiếp xúc khử trùng. Trong bể tiếp xúc khử trùng, nước thải sẽ được tiếp xúc với hóa chất khử trùng được cấp vào từ bơm định lượng nhằm tiêu diệt các vi sinh vật trước khi tràn ra môi trường, kết thúc quy trình xử lý.

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá khả năng thu hồi, tái chế, phế phẩm phụ phẩm tại xí nghiệp chế biến thủy sản việt an (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)