Vấn đề ô nhiễm từ phụ phẩm

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá khả năng thu hồi, tái chế, phế phẩm phụ phẩm tại xí nghiệp chế biến thủy sản việt an (Trang 59)

Sau quá trình sản xuất cá tra, basa fillet tại xí nghiệp An Thịnh lượng phế

phẩm phụ phẩm thải ra trung bình mỗi ngày khoảng 37,7 tấn chủ yếu là mỡ cá, xương cá, đầu cá, nội tạng… với khối lượng chiếm khoảng 50 – 60% nguyên liệu cá đưa vào. Phần phụ phẩm được thu gom ngay sau quá trình fillet và để đúng nơi quy định bên ngoài phân xưởng và bán hẳn cho người tiêu dùng khác bên ngoài phạm vi nhà máy tránh gây mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường. Các phế phẩm được làm nguyên liệu chế biến thức ăn thủy sản hay các sản phẩm có giá trị khác tùy thuộc vào người thu mua.

Qua quá trình khảo sát thực tế tại xí nghiệp và dựa trên ý kiến của nhiều cơ quan quản lý môi trường tỉnh, hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh trên địa bàn tỉnh An Giang đều có phương án vận chuyển phụ phẩm đến các cơ sở chế biến bên ngoài nhà máy. Chính vì vậy, ảnh hưởng trực tiếp từ

quá trình chế biến phụ phẩm đến môi trường cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư trong khu vực mỗi nhà máy là không đáng kể. Tuy nhiên phụ phẩm từ các nhà máy trên đã gián tiếp gây ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cưở những khu vực khác (khu vực xung quanh các cơ sở chế biến phụ phẩm).

Hiện tại, toàn tỉnh có khoảng 10 cơ sở chế biến phụ phẩm với quy mô nhỏ, nằm xen kẻ trong các khu dân cư và chưa có công trình xử lý nước thải, khí thải đạt theo quy định xả thải của nước Việt Nam. Vì vậy, chất thải từ các cơ

sở này đã gây ô nhiễm môi trường xung quanh và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân trong khu vực.

Theo ý kiến hiện nay của các cơ quan quản lý môi trường An Giang, các cơ sở chế biến phụ phẩm trên được xem là những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đang là vấn đề bức xúc, khó giải quyết trong giai đoạn hiện nay.

Trong tình hình hiện nay, việc đầu tư sản xuất fillet cá tra, cá basa để lấy phụ phẩm là điều bình thường, xí nghiệp nào cũng làm được. Tuy nhiên, việc phát triển phụ phẩm thành các sản phẩm có giá trị thì còn rất hạn chế. Nên các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu công nghệ, nhập thiết bị hiện đại nhằm tận

dụng tất cả các phụ phẩm để sản xuất ra như bột cá, thức ăn và một số sản phẩm khác. Bên cạnh đó, để tồn tại và phát triển trong điều kiện thiếu hụt nguồn nguyên liệu hiện nay, xí nghiệp cần mở rộng vùng nuôi để tạo nguồn nguyên liệu cho mình.

Theo kết quả khảo sát thực tế tại xí nghiệp An Thịnh thì mỗi ngày có 2 xe tải loại 3,5 tấn chở tất cả những phụ phẩm về xí nghiệp chế biến phụ phẩm Bình Minh. Trong quá trình vận chuyển mùi hôi tanh bốc ra từ các xe, làm mất cảm quan về môi trường. Ngoài những mùi hôi tanh đó, nước máu cá bị rơi ra từ các xe trên đường vận chuyển, gây mất cảnh quan đường phố, đây là điều cần phải được tìm ra cách khắc phục để tạo cảnh quan đường phố ngày càng sạch đẹp, văn minh, văn hóa phù hợp với thời kì hiện đại hóa, công nghiệp hóa

đất nước.

Hình 4.10. Mỡđược vớt từ bể rửa Hình 4.11. Thịt vụn và da

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá khả năng thu hồi, tái chế, phế phẩm phụ phẩm tại xí nghiệp chế biến thủy sản việt an (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)