Xí nghiệp
Triển vọng của quá trình thu hồi phế phẩm phụ phẩm
Trong tương lai con người không thể tách rời với thực vật, động vật và hệ
sinh thái trên trái đất. Nó là nguồn cung cấp thực phẩm, nước, không khí và vật liệu xây dựng không kém phần quan trọng. Trong đó vẻđẹp là một yếu tố
có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để nuôi dưỡng cuộc sống tinh thần của con người.
Cuộc sống của chúng ta được kết nối giữa cái mới với cái cũ, bởi công nghệ hiện đại và cách thức truyền thống, sự liên kết này ngày một vững chắc. Một thực tế hiển nhiên đó là tất cả sự gắn kết này đều dựa vào môi trường. Nếu chúng ta không bảo vệ môi trường của mình thì sự gắn kết đó bị tan vỡ và phá hủy.
Con người chưa có sự quan tâm tới môi trường, vì vậy mà tất cả hành tinh của chúng ta đang phải hứng chịu những hậu quả nặng nề do vấn đề ô nhiễm môi trường sống gây ra. Hiện nay, trên thế giới đang kêu gọi các nước cùng tập trung mọi nỗ lực nhằm cải thiện môi trường sống tại các đô thị và môi trường sản xuất. Đây cũng là nơi phát sinh và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng làm ảnh xấu đến môi trường, nếu không có biện pháp quản lý và xử lý kịp thời hiệu quả.
Bên cạnh, việc thay đổi cách sống từ mỗi cá nhân, công nhân, thay đổi những phương thức sản xuất tại xí nghiệp là xu thế mà thế giới đang hướng
phương thức “ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng”. Thị trường sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường hiện đang phát triển nhanh chóng ở
nước ta, từ các sản phẩm tiết kiệm năng lượng đến các hệ thống năng lượng tái tạo. Cách tiếp cận “thiết kế nhằm phát triển bền vững, bao gồm các khâu từ
thiết kếđến sản xuất thân thiện môi trường”. Cách tiếp cận này xét các yếu tố
môi trường ở tất cả các giai đoạn nhằm tạo ra sản phẩm giảm thiểu đa tác động
đến môi trường. Thiết kế sinh học là một chiến lược quan trọng cho các xí nghiệp chế biến, cơ sở sản xuất vừa và nhỏở các nước phát triển và đang phát triển, nhằm cải thiện chất lượng môi trường của sản phẩm, giảm thiểu chất thải và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường.
Thị trường sản phẩm và dịch vụ xanh đang phát triển ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hiện nay nhiều khách hàng sẵn sàng mua sản phẩm xanh nếu được lựa chọn. Tuy nhiên, thị trường sản phẩm xanh chưa được phát triển rộng rãi do thông tin về sản phẩm xanh chưa được phổ biến rộng, và độ
tin cậy về sản phẩm vẫn chưa cao. Nhiều công ty tư nhân đang phối hợp với các tổ chức phi chính phủ, các chính quyền địa phương để xác định và thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát thải, tái sử dụng lại chất thải và tái chế lại các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất. Các chính quyền địa phương và ban lãnh đạo các cấp đang tìm kiếm cơ hội hợp tác nhằm đưa ra biện pháp giảm thiểu chất thải.
Khả năng tận dụng tái chế phế phẩm phụ phẩm tại Xí nghiệp
Bên cạnh việc Xí nghiệp sản xuất ra mặt hàng chủ lực là cá Tra và Basa fillet thì Xí nghiệp cũng đã tận dụng tất cả những loại phụ phẩm này để tạo ra một sản phẩm có giá trị mới (thức ăn thủy sản) nhằm tìm thêm nguồn lợi nhuận đồng thời cũng giải quyết được vấn đề ô nhiễm từ những loại phụ phẩm này. Tuy nhiên trong quá trình thu hồi và tái chế thì Xí nghiệp vẫn còn vướn những hạn chế và khuyết điểm sau:
• Phụ phẩm được thu gom sau quá trình fillet tại Xí nghiệp chế biến thủy sản phải mất một khoảng thời gian nhất định mới chuyển về đến cơ sở chế
biến phụ phẩm.trong quá trình vận chuyển thì tạo ra mùi hôi tanh, nước rỉ máu bị rơi trên đường làm mất vẻ mỹ quan đường phố.
• Trong quá trình vận chuyển thì tính chất lượng của nguyên liệu (phị
dụ: mỡ rất dễ bị oxi hóa nên phải được thu hồi càng nhanh càng tốt, có như
vậy thì sản lượng thu được từ quá trình tái chế mỡ là rất lớn).
• Xí nghiệp còn bỏ quên một phần lợi nhuận mà hiện nay đang bị xả bỏ
lãng phí đó là máu được xả ra từ các xe chứa phụ phẩm (xương, đầu và nôi tạng,…), tiềm năng thu được lợi nhuận từ chất thải này là khả thi.
• Tốn kém chi phí vận chuyển phụ phẩm về nơi tái chế.
• Cơ sở vật chất kỹ thuật cho quá trình tái chế còn hạn chế nên Xí nghiệp chỉ tái chế những loại phụ phẩm này thành một sản phẩm đó là thức ăn thủy sản.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang nhiều Xí nghiệp chế biến thủy sản chưa xây dựng được Xí nghiệp mình một hệ thống sản xuất sản phẩm cá Tra fillet khép kín từ khâu nuôi trồng đến sản xuất. Bên cạnh cá Tra và cá Basa fillet, nhiều sản phẩm giá trị gia tăng chất lượng tốt được làm từ cá Tra, các loại phụ phẩm của cá hiện nay là một loại sản phẩm cao có giá trị. Do đó, Xí nghiệp nên tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao nhằm phục vụ lại cho quá trình hoạt động của Xí nghiệp hay mang lại lợi nhuận cho Xí nghiệp.
Xí nghiệp nên chủ động đầu tư xây dựng một phân xưởng chế biến phụ
phẩm bên trong nhà máy chế biến thủy sản, tạo ra một quy trình sản xuất khép kín. Sau quá trình fillet cá Tra, cá Basa phần phụ phẩm được thu gom lại và chuyển ngang qua phân xưởng chế biến phụ phẩm nhằm đảm bảo được tính chất lượng cho nguyên liệu, không có sự thất thoát cho nguyên liệu, không tốn chi phí đầu tư cho quá trình vận chuyển phụ phẩm đến nơi tái chế, khắc phục
được mùi hôi tanh bốc ra trong khi vận chuyển.
Tại bộ phận fillet cá, ta thiết kế một băng chuyền tựđộng chảy thẳng sang phân xưởng chế biến phụ phẩm, để phụ phẩm như đầu, xương, vây, đuôi và nội tạng chảy ngay sang bộ phận chế biến phụ phẩm bắt đầu tiến hành quy trình tái chế. Tại khâu tiếp nhận phụ phẩm cho phân xưởng chế biến phụ phẩm công nhân sẽ phân ra từng loại phụ phẩm khác nhau. Vì mỗi loại phụ phẩm có giá trị khác nhau:
Xương, đầu cá, vây, đuôi cá sẽđược chế biến thành bột cá làm thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản.
Các phần nội tạng như bao tử cá, bong bóng cá, gan cá là những sản phẩm rất có giá trị mà hiện nay nhiều người rất ưa thích làm nguyên liệu chế biến cho bữa ăn.
Các phụ phẩm thu gom từ khâu sửa cá đưa sang bộ phận chế biến phụ
phẩm thì nó trở thành nguồn nguyên liệu rất tốt cho món chả cá. Phụ phẩm của bộ phận sửa cá (thịt vụn, mỡ và da) được tái chế thành sản phẩm mới mà hiện nay được bán phổ biến tại các siêu thị Coopmark. Các sản phẩm như chả cá, bong bóng cá đã có mặt trên thị trường thế giới và được nhiều người ưa thích sử dụng. Đây là một tiềm năng lợi nhuận lớn cho cá Tra và cá Basa tại An Giang nói chung và tại Xí nghiệp An Thịnh nói riêng. Tạo được nguồn động lực lớn cho phân xưởng tái chế phụ phẩm hoạt động, phát triển tạo được giá trị
của con cá Tra và Basa.
Nội tạng của cá Tra và Basa sau khi tách các phần như bao tử cá, bong bóng cá, gan cá và tách lấy phần ruột cá. Phần ruột cá này được tách ra bảo quản ở nhiệt độ (-200C). Thời gian bảo quản càng ngắn càng tốt để tránh hiện tượng enzym bị biến tính. Những phần ruột cá này là nguồn nguyên liệu rất tốt cho việc thu hồi chế phẩm enzym protease.
Ngoài những sản phẩm có giá trị từ nguồn phụ phẩm như trên thì một phần phụ phẩm rất có giá trị mà hiện nay tại Xí nghiệp chưa có giải pháp tái chế
phù hợp đó là mỡ cá, Ước tính trung bình mỗi ngày với lượng nguyên liệu là 70 tấn/ngày thì lượng mỡ thu hồi được sau quy trình chế biến fillet thì ta thu hồi không hơn 10 tấn mỡ cá Tra và Basa.
Với lượng phụ phẩm mỡ như trên ta có thể lắp đặt thiết bị, công nghệ nhằm biến cá thành dầu sinh học (biodiesel). Nguồn nhiên liệu đang bị khan hiếm, giá nhiên liệu tăng cao làm cho chi phí đầu tư sản xuất tăng theo. Khi tái chế
ra được một loại dầu sinh học đúng kỹ thuật thì dầu biodiesel này sẽ phục vụ
lại cho quá trình hoạt động sản xuất tại Xí nghiệp. Ngoài ra Xí nghiệp không cần phải đầu tư chi phí cho việc mua nhiên liệu diesel tạo ra được một khoảng lợi nhuận rất lớn từđây, đồng thời có thể bán sản phẩm biodiesel cho các công ty dầu khí nhằm tạo thêm nguồn lợi nhuận cho công ty.
Ngoài ra máu cá chảy từ các xe tải chứa phụ phẩm đầu, xương là một nguồn lợi nhuận lớn cho Xí nghiệp. Vì trong máu cá có rất nhiều chất dinh dưỡng, dịch đạm. Khi mang máu cá đi tái chế sẽ tạo ra được rất nhiều protein bổ sung vào thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản.
Đối với hệ thống xử lý nước thải ta áp dụng phương án sản xuất sạch hơn, nghĩa là xử lý theo cơ chế thu hồi khí biogas với lưu lượng khoảng 800m3/ngày.đêm, nồng độ các thông số ô nhiễm cao SS; COD; BOD thích hợp cho việc áp dụng công nghệ thu hồi khí biogas qua quá trình xử lý nước thải. Với công nghệ xử lý này nước thải đầu ra đạt theo tiêu chuẩn xả thải của Việt Nam loại A.
Mặt khác, trong quá trình xử lý nước thải sẽ tạo ra được nguồn năng lượng mới đó là khí biogas. Từđó Xí nghiệp thu được nguồn lợi nhuận từ việc bán khí biogas, bán chứng chỉ giảm phát thải. Dự án này được đi vào hoạt động sẽ
mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho bản thân doanh nghiệp. Đồng thời, làm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm lượng chất thải, cho phép Xí nghiệp tiếp nhận tốt các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Ngoài ra sản phẩm của Xí nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
4.4. Giải pháp hoàn thiện quá trình thu hồi phế phẩm, phụ phẩm theo hướng tiếp cận SXSH và sản xuất năng lượng tái tạo
Phát triển ngành chế biến thủy sản liên quan mật thiết đến việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên và tiềm ẩn rất nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường. Thực tế phát triển ngành chế biến thủy sản ở An Giang trong thời gian qua đã bộc lộ rõ tính phi hiệu quả và lãng phí trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng dẫn đến phát sinh nhiều chất thải cần được xử lý. Thêm vào đó, nhận thức về bảo vệ môi trường và đầu tư cho bảo vệ môi trường còn quá ít tại hầu hết các cơ sở chế biến. Chính vì thế, chất lượng môi trường đang ngày càng ô nhiễm nặng nề, đòi hỏi phải có nổ lực to lớn nhằm ngăn chặn các thảm họa môi trường đang đe dọa phía trước.
Để giải quyết vấn đề ô nhiễm trong ngành chế biến, trước đây chúng ta thường quen với cách tiếp cận cuối đường ống, còn bây giờ vẫn như thế. Thực tế cho thấy rằng, việc đầu tư cho các công trình xử lý nước thải cuối đường
ống rất tốn kém và nằm ngoài khả năng tài chính của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các cơ sở có quy mô nhỏ.
Trong khi đó, hiệu quả của việc đầu tư này chỉ cải thiện được phần nào tình trạng ô nhiễm của các dòng thải với điều kiện các công trình xử lý được vận hành thường xuyên và đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Ngăn ngừa ô nhiễm trong ngành thủy sản là cách tiếp cận tích cực hơn về mặt bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm trong ngành thủy sản thật sự là một giải pháp có hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường, nhiều dòng thải hoàn toàn có thể giảm
thiểu hoặc loại trừ chỉ bằng các biện pháp đơn giản, ít tốn kém. Một số ngăn ngừa ô nhiễm liên quan đến cải tiến thiết bị hoặc thay đổi quá trình tuy rằng
đòi hỏi một khoản chi phí nhất định nhưng các giải pháp này hoàn toàn có thời gian hoàn vốn ngắn.
Việc triển khai ngăn ngừa ô nhiễm trong ngành chế biến thủy sản có được những thuận lợi cơ bản là do hiện tại hầu hết các cơ sở chế biến đều vẫn còn vi phạm Luật bảo vệ môi trường. Trong điều kiện khó khăn về tài chính, thay vì phải cố tìm nguồn kinh phí lớn để xây dựng, vận hành hệ thống xử lý cuối
đường ống, Xí nghiệp có thể xem xét toàn bộ quá trình sản xuất của mình bằng cách thực hiện một chương trình kiểm toán chất thải, từng bước áp dụng các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và giảm thiểu chất thải không chi phí, chi phí thấp và chi phí chấp nhận được. Hiệu quả về mặt môi trường và những khoản tiền tiết kiệm được từ các giải pháp không chi phí, chi phí ít sẽ là nguồn vốn cho việc triển khai các giải nhiều chi phí hơn.
4.4.1.Tại bộ phận lạng da
Để tránh việc lãng phí nguồn nước, điện năng, giảm áp lực bên ngoài hệ
thống xử lý nước thải, giảm được một phần chi phí xả thải hàng năm mà Xí nghiệp phải đóng cho ban quản lý môi trường An Giang. Xí nghiệp không nên cho phụ phẩm da hòa lẫn trong dòng nước thải. Dưới máy lạng da ta không sử
dụng máng thu gom và tận dụng áp lực chảy tràn của dòng nước rửa mà ta sẽ
thay bằng xô mũ. Dưới phần đáy xô ta lắp đặt các bánh xe để thuận tiện khi ta cần di chuyển. Khi ta cần đưa phụ phẩm da ra ngoài phân xưởng, ta chỉ cần
đẩy trực tiếp ra đến bộ phận thu gom phụ phẩm, đưa lên xe nếu cần thiết. Với việc thu hồi này rất đơn giản, không tốn chi phí đầu tư cao mà Xí nghiệp nhanh chóng thu hồi lại nguồn vốn. Đồng thời mang lại cho xí nghiệp một nguồn lợi nhuận cao từ việc không cần phải tốn chi phí cho điện, nước và chi phí xử lý nước thải với phương pháp hiện tại mà Xí nghiệp đang áp dụng. Với lượng nguyên liệu 70 tấn/ngày thì thu được trung bình khoảng 200kg phụ
phẩm da mỗi ngày nên ta có thể dùng 3 xô có tải lượng khoảng 4kg.
4.4.2.Tại khu vực sửa cá
Theo quy trình công nghệ thu hồi phụ phẩm tại Xí nghiệp hiện nay đó là sử
dụng áp lực chảy tràn của dòng nước. Với giải pháp như thế làm cho đầu tư
sản xuất của Xí nghiệp cao đó là chi phí thu hồi và xử lý một phần chất thải tạo ra sau quá trình hình thành sản phẩm, đó là phụ phẩm tại khu vực sửa cá.
Phía dưới của bàn sửa cá ta sẽ dùng thao hoặc xô lớn và lắp đặt các bánh xe ở phía dưới dụng cụ này. Ta không dùng máng thu gom với áp lực chảy tràn của nước và giải pháp này không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Xí nghiệp. Với khối lượng mỗi ngày tại khu vực sửa cá cho ra một tấn phụ phẩm (cơ thịt đỏ, da và mỡ) ta có thể dùng 50 cái xô hoặc thao có lắp đặt bánh xe để
tiện cho việc di chuyển, đặt dài theo phía dưới bàn sửa cá. Khi công nhân thấy cần thiết cho phụ phẩm rơi xuống thì họ sẽ đẩy xuống những dung cụ này. Cuối ca làm việc ta sẽđẩy những dụng cụ chứa phụ phẩm này về bộ phận tiếp nhận phụ phẩm mang đi tái chế. Với giải pháp này thì đơn giản hơn so với giải