Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 137 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
137
Dung lượng
1,26 MB
Nội dung
1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ngô được coi là nguồn lương thực quan trọng của con người và là nguồn thức ăn chính trong chăn nuôi, ngoài ra ngô còn được dùng làm thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng đáp ứng cho tiêu thụ hàng ngày của con người. Ở nước ta trong những năm gần đây, diện tích ngô có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, năng suất ngô liên tục tăng vì thế sản lượng ngô cũng không ngừng tăng. Năm 2000 nước ta có diện tích trồng ngô là 730,2 ngàn hecta với năng suất trung bình là 27,5 tạ/ha, năm 2004 là 991,1 ngàn hecta với năng suất trung bình là 34,6 tạ/ha, đến năm 2008, diện tích trồng ngô của nước ta là 1125,9 ngàn hecta với năng suất là 40,2 tạ/ha [20]. Các nhà khoa học không ngừng đi sâu nghiên cứu và chọn tạo ra các giống ngô mới với các hướng chọn tạo khác nhau như: chọn tạo các giống ngô tẻ có năng suất cao, các giống ngô chống chịu và các giống ngô thực phẩm (ngô đường, ngô nếp, ngô rau)… Đặc biệt đối với ngô đường, các giống đang được trồng phổ biến hiện nay là các giống ngô nhập từ Thái, Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ, còn các giống được chọn tạo trong nước còn khá khiêm tốn. Giá giống ngô đường cao và thay đổi thất thường vì phụ thuộc vào hàng ngoại nhập, trung bình giá từ 300 – 400 nghìn đồng/kg, nhưng có khi tăng lên tới 700 nghìn đồng/kg [43]. Vài năm trở lại đây, Viện Nghiên cứu ngô TW đã chọn lọc được một giống ngô đường thụ phấn tự do là TSB3, đồng thời Viện đang tổ chức phát triển tổ hợp lai ngô đường triển vọng ĐL10 trên diện tích rộng để được công nhận giống. Tuy vậy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và tiêu thụ ngày càng tăng của người dân. Về mặt nghiên cứu, ngô là một trong những đối tượng nghiên cứu chính trong khoa học nông nghiệp thế giới. Nó là đối tượng hấp dẫn và thích hợp cho nghiên cứu di truyền học vì hai bộ phận hoa đực và hoa cái dễ dàng 2 nhận biết, dễ cách ly, dễ khử đực với thao tác bằng tay đơn giản và nhanh chóng, có thể thực hiện rất nhiều kiểu lai khác nhau. Rất nhiều công trình về di truyền học đã nghiên cứu thành công trên cây ngô như hiện tượng đa gen, hiện tượng ƯTL, di truyền tế bào chất… Trong quá trình chọn tạo giống ngô đường lai thì công việc quan trọng và thường xuyên nhất là tạo dòng thuần (VLKĐ). Để loại bỏ những dòng không có khả năng cho ƯTL và tìm ra những dòng thuần có KNKH cho ƯTL cao người ta dùng phương pháp thử KNKH thông qua các phép lai đỉnh và lai luân giao. Do thành công để tạo ra một tổ hợp lai tốt là rất ít vì thế việc đánh giá các VLKĐ (dòng thuần), sử dụng các phương pháp lai và đánh giá con lai để tìm ra tổ hợp lai tốt nhất phục vụ cho nhu cầu sản xuất là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát và đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng ngô đường tự phối tại vùng Gia Lâm - Hà Nội”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Chọn được một số dòng ngô đường ưu tú để phục vụ cho việc lai tạo giống ngô mới. - Tìm được một số tổ hợp ngô đường lai tốt đáp ứng cho nhu cầu của sản xuất. 1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đây là công trình nghiên cứu và ứng dụng nhằm chọn lọc và xác định được các dòng ngô đường ưu tú, có khả năng kết hợp tạo ưu thế lai cao, phục vụ cho công tác chọn tạo giống ngô đường lai trong nước. Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp nhà chọn giống định hướng và khai thác nguồn vật liệu bố mẹ trong phép lai, đưa ra 1 – 2 tổ hợp ngô đường lai tốt và tiến hành khảo nghiệm để được công nhận giống. 3 3. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam 2.1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới: Ngành sản xuất ngô trên thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ XX đến nay, nhất là trong hơn 40 gần đây, ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Vào năm 1961, năng suất ngô trung bình của thế giới chỉ chưa đến 20 tạ/ha, năm 2004 đã đạt 49,9 tạ/ha. Năm 2007, theo USDA, diện tích ngô đã vượt qua lúa nước, với 157 triệu ha, năng suất 4,9 tấn/ha và sản lượng đạt kỷ lục 766,2 triệu tấn. Với lúa nước, năm 1961 có diện tích là 115,26 triệu ha, năng suất 18,7 tạ/ha và sản lượng là 215,27 triệu tấn. Năm 2007, diện tích là 153,7 triệu ha, năng suất 41 tạ/ha và sản lượng là 626,7 triệu tấn. Còn lúa mỳ năm 1961 có diện tích là 200,88 triệu ha, năng suất là 10,9 tạ/ha và sản lượng là 219,22 triệu tấn, vào năm 2007 các số liệu tượng ứng là 217,2 triệu ha, 28 tạ/ha và 603,6 triệu tấn [8]. Kết quả trên có được, trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi lý thuyết ƯTL trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác. Đặc biệt từ 10 năm trở lại đây, cùng với những thành tựu mới trong chọn tạo giống lai nhờ kết hợp phương pháp truyền thống kết hợp với công nghệ sinh học trong canh tác, cây ngô đã góp phần đưa sản lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa mỳ và lúa nước. Với 52% diện tích trồng ngô bằng giống được tạo ra nhờ công nghê sinh học, năng suất ngô năm 2005 của Mỹ đạt hơn 10 tấn/ha trên diện tích 30 triệu ha. Năm 2007, diện tích trồng ngô chuyển gen trên thế giới đã đạt 35,2 triệu ha, riêng ở Mỹ đã chiếm 27,4 triệu ha, chiếm 73% trong tổng số hơn 37,5 triệu ha ngô của Mỹ [8]. 4 Bảng 2.1: Năng suất, diện tích và sản lượng ngô trên thế giới giai đoạn 1960 - 2008 Giai đoạn D.tích (1000ha) N.suất (tấn/ha) S.lượng (1000tấn) 1961 104,8 2,0 204,2 2004/05 145,0 4,9 714,8 2005/06 145,6 4,8 696,3 2006/07 148,6 4,7 704,2 2007/08 157,0 4,9 766,2 (Nguồn: FAOSTAT, USDA 2008) 2.1.2. Tình hình sản xuất ngô trong nước Năng suất ngô ở Việt Nam những năm 1960 chỉ đạt khoảng 1 tấn/ha, với diện tích trên 200 ngàn hecta. Đến đầu những năm 1980, năng suất cũng chỉ đạt 1,1 tấn/ha và sản lượng đạt hơn 400 ngàn tấn, do vẫn trồng các giống địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ những năm 1980, nhờ hợp tác với trung tâm cải lương ngô và lúa mỳ quốc tế (CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước ta, góp phần nâng năng suất lên gần 1,5 tấn/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu những năm 1990 đến nay, gắn liền với việc không ngừng mở rộng giống ngô lai ra sản xuất, đông thời cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác theo đòi hỏi của giống mới [8]. Năm 1991, diện tích trông ngô lai chưa đến 1% trên hơn 400 ngàn hecta trồng ngô. Năm 2007, giống lai đã chiếm khoảng 95% trong số hơn 1 triệu hecta. Năng suất ngô nước ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung bình thế giới trong suốt 20 năm qua. Năm 1980, năng suất ngô nước ta chỉ bằng 34% so với trung bình thế giới (11/32 tạ/ha). Năm 1990 bằng 42% (15,5/37 tạ/ha). Năm 2000 bằng 60% (25/42 tạ/ha). Năm 2005 bằng 73% (36/49 tạ/ha). Đến năm 2007 đã đạt 81% (39,6/49 tạ/ha) so với năng suất 5 trung bình chung của toàn thế giới. Năm 1994, sản lượng ngô Việt Nam vượt ngưỡng 1 triệu tấn, năm 2000 đã vượt ngưỡng 2 triệu tấn và năm 2007 chúng ta đã đạt diện tích, năng suất và sản lượng cao nhất từ trước đến nay: diện tích là 1.072.800 hecta, năng suất 39,6 tạ/ha và sản lượng đạt trên 4 triệu tấn. (Phan Xuân Hào, 2008)[8] Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở Việt Nam giai đoạn 1960-2007 Năm 1961 1975 1990 1994 2000 2005 2007 D.tích (1000ha) 229,2 267,0 432,0 534,6 730,2 1052,6 1072,8 N.suất (tạ/ha) 11,4 10,5 15,5 21,4 25,1 36,0 39,6 S.lượng (1000tấn) 260,1 280,6 671,0 1143,9 2005,9 3787,1 4250,9 (Nguồn: Phan Xuân Hào, 2008) 2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng ngô trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng dòng ngô thuần trên thế giới Trên thế giới có rất nhiều cơ quan, tổ chức nghiên cứu về cây ngô, trong đó cơ quan nghiên cứu đóng vai trò quan trọng nhất trong công tác chọn tạo giống ngô đó là Trung tâm Cải lương giống Ngô và Lúa mì Quốc tế (CIMMYT – Centro Internacional de Mejoramiento de Maiz Y Trigo) được thành lập năm 1966 tại Mexico. Từ khi thành lập tới nay, CIMMYT đã tạo ra một khối lượng lớn các dòng thuần. Đây là nguồn vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo giống ngô để cung cấp cho các cơ quan nghiên cứu ở các quốc gia trên khắp thế giới. Thành công đầu tiên là vào năm 1985. CIMMYT đã đưa ra 74 dòng nhiệt đới (CML1 - CML74) và 65 dòng á nhiệt đới (CML75 - CML 139) (CIMMYT, 1985) 51. 6 Năm 1992, các nhà nghiên cứu của CIMMYT tiếp tục cung cấp thêm tập đoàn gồm 99 dòng (CML140 - CML238), trong đó bao gồm 33 dòng QPM nhiệt đới (CML140 - CML172), 22 dòng QMP á nhiệt đới (CML 173 - CML194), 22 dòng cận nhiệt đới thấp (CML217 - CML238). Với mục tiêu phát triển các vật liệu mới phục vụ cho lai tạo giống, năm 2001, CIMMYT công bố tiếp một số dòng thuần (CML 476 - CML 487), có thời gian sinh trưởng trung bình và chậm, thích ứng với vùng nhiệt đới, á nhiệt đới đã đáp ứng một phần nhu cầu của các nhà chọn tạo giống. Năm 2005, CIMMYT lại giới thiệu thêm 14 dòng ngô mới chọn tạo (CML498 - CML511) có nhiều đặc điểm nông sinh học quý phục vụ cho công tác chọn tạo giống ngô lai phù hợp với mục đích kinh tế, thị hiếu của người tiêu dùng và điều kiện sinh thái môi trường cũng như khả năng chống chịu tốt [51]. Từ các dòng thuần do CIMMYT cung cấp, kết hợp với các nguồn vật liệu sẵn có, các nhà khoa học đã tiến hành lai tạo ra nhiều giống ngô lai để cung cấp cho sản xuất. Chọn tạo dòng thuần và đánh giá KNKH là công việc thường xuyên diễn ra ở bất kỳ cơ sở chọn tạo giống cây trồng nào. Từ năm 1985 CIMMYT đã nghiên cứu KNKH của những nguồn gen và quần thể ngô nhiệt đới trong 8 bộ lai luân giao. Kết quả được công bố trong bao cáo tại hội thảo chọn tạo giống ngô lai năm 1996. Báo cáo chỉ ra rằng các vật liệu được đánh giá có KNKH cao là: Pool 30 và P48, P42 và P47, P43 và P44, P42 và Susan 1, P43, P23, P26, P49 và P20, Pool 21, Pool 22, P6, P69 và P70, PR7737 Đây là các vật liệu có KNKH cao về tính trạng năng suất có thể sử dụng trong công tác chọn tạo giống ngô lai mới [39]. Năm 1989, Debraeth S.C và Sarkar R. đã tiến hành phân tích 9 dòng ngô ưu tú khi lai luân giao có KNKH cao đối với tính trạng năng suất, đường kính bắp, số hạt/hàng. Ngoài nghiên cứu về khả năng kết hợp trên các tính 7 trạng năng suất và hình thái các tác giả còn đánh giá mối quan hệ khả năng kết hợp với môi trường và khả năng chống chịu. Năm 1998, Prasad, Singhs và Paroda RS đã khảo sát và đánh giá các THL của 8 dòng ngô khi lai luân giao, kết quả là dòng CM500 có KNKH chung cao nhất đối với hầu hết các tính trạng tham gia phân tích, sau đó đến dòng CM105 và CM110 [40]. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng dòng ngô trong nước Nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật rút dòng kết hợp với nguồn vật liệu phong phú mà các nhà nghiên cứu đã tạo ra được nhiều dòng ngô ưu tú. Từ các dòng này, Viện nghiên cứu Ngô Việt Nam đã tạo ra được hàng loạt các giống ngô lai phục vụ cho sản xuất như: LVN4, LVN10, LVN20… Nguồn gen chính để tạo ra các giống ngô lai được nhập nội chủ yều từ CIMMYT, các nước châu Á và Đông Âu. Hiện nay, Viện nghiên cứu Ngô Việt Nam đã điều tra, thu thập, bảo tồn và phân loại 584 nguồn nguyên liệu, làm mới khoảng 180 nguồn. Duy trì, nghiên cứu khoảng 6000 dòng/năm từ 584 nguồn dòng hiện có (Ngô Hữu Tình, 2006) [32]. Ở nước ta, các tác giả Nguyễn Hữu Phúc, Phan Xuân Hào đã dùng phương pháp lai đỉnh để đánh giá KHKH của 7 dòng ngô thuần có cùng nguồn gốc (kí hiệu từ K 1 - K 7 ). Kết quả cho thấy, các dòng có KNKH chung cao là K 1 , K 2 , K 7 . Các THL giữa chúng có KNKH cao là: K 1.2 , K 2.7 , K 1.7 và ngược lại. Sáu THL đỉnh giữa dòng chị em với cây thử cho năng suất cao là: K 2.4 x T 1 (72,72 tạ/ha); K 1.2 x T 1 (70,36 tạ/ha); K 2.7 x T 2 (73,57 tạ/ha); K 1.6 x T 2 (74,57 tạ/ha); K 1.7 x T 2 (73,52 tạ/ha) và K 4.7 x T 2 (72,77 tạ/ha). Sáu THL dòng chị em K 2.4 , K 1.2 , K 2.7 , K 1.6 , K 4.7 , K 1.7 do có đặc điểm hình thái mong muốn, năng suất cao và KNKH tốt nên có thể sử dụng thay thế dòng thuần trong sản xuất hạt giống mà vẫn đảm bảo năng suất của con lai F 1 cao. Các tác 8 giả Trần Hồng Uy, Trần Văn Diễn, Mai Xuân Triệu cũng đã dùng phương pháp lai đỉnh để đánh giá KNKH của các dòng thuần có nguồn gốc địa lí khác nhau, có TGST trung bình và sớm đã chọn lọc được một số THL đỉnh có triển vọng, có TGST tương đương nhưng có năng suất cao hơn hẳn dòng đối chứng, đó là: IL 90 x TSB 2 (65,32 tạ/ha); ILTQ 2 x 246/2649 (62,61 tạ/ha). Các dòng có KNKH chung cao như IL 90 , ILBIG, ILTQ 2 có thể sử dụng ngay vào việc tạo các giống tổng hợp, giống hỗn hợp. Trong đó, đáng chú ý là ILTQ 2 vừa có KHKH chung cao vừa có KNKH riêng với hai cây thử (Phan Xuân Hào, 2006) [7]. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu ngô, một số thành tựu về công tác nghiên cứu chọn tạo các dòng thuần là: Duy trì và tiếp tục làm thuần, đánh giá các tập đoàn dòng hiện có. Có khoảng trên 3000 dòng được phát triển từ trên 500 nguồn vật liệu khác nhau. Các dòng được đánh giá về các đặc điểm nông sinh học, phân loại theo định hướng phục vụ cho công tác lai tạo. Phát triển dòng thuần bằng các phương pháp truyền thống song song với việc duy trì các dòng hiện có từ các vật liệu ưu tú, rút dòng từ các giống ngô thương mại, hàng năm trung bình có khoảng 30 vật liệu được rút dòng để tạo dòng thuần. Phát triển dòng bằng phương pháp nuôi cấy bao phấn, đã nôi cấy được 277 nguồn vật liệu, xác định được 66 nguồn có phản ứng cấu trúc phôi từ 1 – 20%. Tỷ lệ hình thành cấu trúc phôi là 4,4%. Tỷ lệ cây tái sinh là 33%. Đã xác định được các dòng có khả năng tạo phôi và cây tái sinh cao là dòng C15, C40, C164 và C172. Lai thử 24 nguồn vật liệu xác định được 9 tổ hợp lai có khả năng tạo cấu trúc phôi cao (7,8%) và 4 tổ hợp lai có tỷ lệ tái sinh cây cao. 9 Tính đến nay đã tạo được 144 dòng thuần từ nuôi cấy bao phấn. Có nhiều dòng đã tham gia vào lai thử tạo tổ hợp lai. [11]. Tại Trường ĐHNN Hà Nội, trong những năm vừa qua đã tiến hành chọn tạo và tiếp tục làm thuần tập đoàn dòng ngô: ngô tẻ, ngô nếp, ngô đường. Thành quả đạt được có 10/56 dòng ưu tú của Việt Nam trong 5 năm (2001-2005) đã được công nhận (VN1, VN4, VN5, VN6, AV2, AV6, AV110, AV20, CLT2, CLT3, CLT4). Trong những năm tới, công tác chọn tạo, đánh giá và tiếp tục làm thuần các dòng ngô vẫn được thực hiện nhằm cung cấp thêm cho tập đoàn dòng ưu tú của Việt Nam phục vụ cho công tác tạo giống ngô lai. 2.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô đường trên thế giới và Việt Nam Trên thế giới: Nước Mỹ là nước có lịch sử trồng trọt ngô đường rất sớm và đứng đầu thế giới về diện tích và tiêu thụ ngô thực phẩm trên thế giới. Từ bảng 2.3 cho ta thấy, diện tích ngô đường của Mỹ ổn định từ năm 1985 đến 2006. Thái lan năm 1985 là 7 nghìn ha, đến 2006 là 38 nghìn ha, diện tích trồng ngô ngọt của Thái Lan tăng nhanh là do công tác lai tạo được súc tiến mạnh, nhu cầu sử dụng ngô ngọt làm thực phẩm của người dân tăng nhanh, ngành công nghiệp chế biến đồ hộp phát triển [55]. Diện tích trồng ngô đường trên thế giới ngày càng được mở rộng do nhu cầu về ngô đường tăng theo thống kê từ năm 1995 đến năm 2003 diện tích đã biến động gần 1 triệu ha, trong đó Hoa Kỳ là nước có diện tích trồng ngô đường lớn nhất trên thế giới (0,28 triệu ha) (FAOSTAT database, Food and Agriculture, Organization, United Nations). Thái Lan cũng là nước sản xuất ngô đường lớn trong những năm gần đây, năm 2004, diện tích trồng ngô đường của nước này đã tăng lên gấp đôi đạt mức 12.500 ha và có khả năng 10 mở rộng hơn [55]. [...]... 2.5.4 Khả năng kết hợp và phương pháp đánh giá khả năng kết hợp trong chọn tạo giống ưu thế lai Khái niệm về khả năng kết hợp Khả năng kết hợp là khả năng cho ƯTL của các dòng tự phối trong các tổ hợp lai, hay nói cách khác đó là khả năng các bố mẹ có thể truyền lại cho con cái các đặc tính của mình khi phối hợp chúng trong các tổ hợp lai Người ta phân biệt khả năng phối hợp chung (GCA) và khả năng phối. .. những kết quả nhất định: Giống ngô đường thụ phấn tự do TSB3 của Viện Nghiên Cứu Ngô; 15 dòng ngô đường S3 - S6 có khả năng kết hợp cao phục vụ công tác chọn tạo giống ngô đường lai năng suất cao và chọn tạo được 3 tổ hợp lai có triển vọng: CLT-Đ2xCLT-Đ5, TN115xĐ7, chuẩn bị đưa đi khảo nghiệm và chuyển giao ra ngoài sản xuất của Bộ môn Cây lương thực, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Kết quả khảo. .. TD185, TD4, TD5, TD79 và TD38 với chỉ số chọn lọc từ 11,7 đến 14,3 và năng suất hạt từ 1,46 – 1,94 tấn/ha Đồng thời các cán bộ Viện ngô đã tiến hành lai đỉnh 8 dòng ngô ưu tú với 3 cây thử để thử khả năng kết hợp 4 dòng có khả năng kế hợp chung cao là: TD1, TD4, TD5 và TD6 (khả năng kết hợp chung tương ứng là: 0,415 0,418 - 0,418 và 1,100) Cây thử cho khả năng kết hợp cao là HD4 (0,802) và TD106 (2,484)... tốt, ngược lại, tạo dòng Full-sibs hoặc tạo dòng Half-sibs thì sự phá vỡ cân bằng chậm hơn, chậm làm mất những tổ hợp gen tốt Người ta cũng nhận thấy rằng chọn dòng Half-sibs làm tăng khả năng phối hợp chung của các dòng, chọn dòng Full-sibs sẽ làm tăng khả năng phối hợp riêng Tạo dòng Full-sibs, Half-sibs nhằm khắc phục hiện tượng sức sống giảm của phương pháp tạo dòng bằng tự phối cưỡng bức hoặc... Các nhà khoa học cho rằng đánh giá khả năng kết hợp thực chất là xác định tác động của gen và chia tác động của gen liên quan đến khả năng kết hợp thành hai loại: Khả năng kết hợp chung được kiểm soát bởi yếu tố di truyền cộng của các gen trội, đặc trưng cho hiệu quả tính trội, còn khả năng kết hợp riêng được xác định bởi yếu tố ức chế, tính trội, siêu trội của gen và điều kiện môi trường (Lê Duy Thành,... các nhà chọn giống ở CIMMYT thì cứ ba đời Full-Sibs mức độ đồng hợp nhất bằng một đời tự phối Năm 1974, Stringfield đưa ra phương pháp tự phối đồng huyết (Fullsibs) thay cho tự thụ để giải quyết một số trường hợp đặc biệt việc rút dòng bằng tự phối khó khăn Tạo dòng Full-sibs có cường độ đồng huyết thấp Con đường Full-sibs có thể tạo ra các dòng có sức sống và năng suất tốt hơn rút dòng qua tự phối. .. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1 Vật liệu nghiên cứu Trong vụ Thu Đông năm 2008 chúng tôi tiến hành khảo sát 27 dòng ngô đường tự phối, qua đánh giá và lựa chọn chúng tôi chọn ra 8 dòng ngô ưu tú để tiến hành phép lai đỉnh với 2 cây thử là dòng Đ5 và Đ8 Bảng 3.1: Một số dòng ngô đường tự phối (vụ Thu Đông 2008) Stt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13... chứng - Sugar 75 3.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: Vụ Thu Đông 2008: Gieo vào ngày 27/8/2008, khảo sát tập đoàn 27 dòng ngô đường tự phối Vụ Xuân 2009: Gieo vào ngày 4/2/2004, khảo sát 12 tổ hợp lai và 1 giống đối chứng Địa điểm: Thí nghiệm được bố trí tại khu ruộng thí nghiệm của Bộ môn Cây lương thực, trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội 3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Nội dung... tạo ra các dòng có khả năng kết hợp cao, đột xuất không bằng con đường tự phối Half-sibs là một gia đình của các cá thế có cùng mẹ nhưng khác cha Ưu thế của phương pháp Half-sibs là không dùng đến bao cờ và bao bắp mà chỉ cần rút cờ dòng mẹ Theo các nhà chọn giống ở CIMMYT thì cứ năm đời Half-sibs mức độ đồng nhất bằng một đời tự phối Tự phối là phá vỡ cân bằng gen nhanh và làm mất những tổ hợp gen tốt,... 3.2.2.2 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm khảo sát một số dòng ngô đường được bố trí tuần tự không nhắc lại, mỗi dòng gieo 3 hàng (diện tích ô thí nghiệm 10,5m2), riêng dòng làm cây thử gieo 8 hàng (diện tích ô thí nghiệm 28 m2) Sơ đồ thí nghiệm khảo sát dòng: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 27 26 25 24 23 22 21 20 19 18 17 16 15 35 Thí nghiệm khảo sát một số tổ hợp ngô đường lai được bố trí theo kiểu RCB . 15 ,18 1, 79 10 , 71 Khối Asian 0 214 90,67 19 569,54 12 468,86 24 016 Khối châu Âu 0 43244,07 516 15,59 62938,72 10 1506,04 Toàn Thế giới 0 13 39 81, 35 15 7469,99 17 0006,82 2 317 84,47 Các. 19 75 19 90 19 94 2000 2005 2007 D.tích (10 00ha) 229,2 267,0 432,0 534,6 730,2 10 52,6 10 72,8 N.suất (tạ/ha) 11 ,4 10 ,5 15 ,5 21, 4 25 ,1 36,0 39,6 S.lượng (10 00tấn) 260 ,1. 5 314 1 59289 59452 Trung Quốc 0 91 588 5490 5823 Thailand 0 898,36 16 53 14 12, 81 419 6 Malaysia 0 4 2 53 3670 Việt Nam - - - 270,4 10 83,93 Philippines 15 ,18 1, 79