1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010.doc

81 484 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010

Trang 1

Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas)

Dự thảo lần 2

Hà Nội, tháng 01-2006

Dự thảo do Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) và Công ty tư vấn MCG thực hiện, với sự trợ giúp của Dự án VIE 61/94 (Hỗ trợ Xúc tiến thương mại và Phát triển Xuất khẩu), do Cục Xúc tiến Thương mại và Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) đồng thực hiện

Trang 2

1. Phần I - Giới thiệu 8

2.1. Những thách thức mới sau khi xoá bỏ hệ thống hạn ngạch 10

2.4. Các nhân tố quyết định thành công và đánh giá tổng thể năng lực cạnh tranh

Trang 3

4.3 Chuyển trọng tâm từ CMT sang FOB

4.4. Cải thiện hệ thống nghiên cứu và đào tạo cho ngành dệt may 48

5.1.3. Vấn đề chiến lược 3: Nâng cao hiệu quả hoạt động tham gia Hội

chợ thương mại, xúc tiến liên hệ trực tiếp với khách hàng và

5.2.1. Vấn đề chiến lược 6: Xây dựng các Trung tâm tìm kiếm nguồn

5.3. Cải thiện các chính sách của Nhà nước liên quan tới Ngành 595.3.1. Vấn đề chiến lược 10: Nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp dệt may nhà

nước và Thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào thượng nguồn 59

5.4. Tăng cường sự đóng góp của ngành dệt may vào quá trình phát triển kinh tế

Trang 5

Danh mục các bảng biểu

Bảng 1: Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam từ 2000 đến 2005 11 Bảng 2: Vài nét về ba nhà nhâp khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam 14 Bảng 4: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 17 Bảng 6: Các nhà xuất khẩu lớn nhất vào thị trường EU.Bảng 7: Tổng lượng nhập khẩu sản phẩm dệt may và hoạt động nhập khẩu từ Việt Nam của các thành viên chính của EU 20 Bảng 8: Sản phẩm dệt may cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường EU.Bảng 9: Tình hình hiện nay về nguyên liệu của ngành dệt may Việt Nam.Bảng 11: So sánh CSFs giữa Việt Nam và những nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn khác 30 Bảng 13: Tỉ lệ lương trong ngành dệt may ở một số nước 34 Bảng 14: Thời gian sản xuất trong ngành may mặc của Việt Nam và của một số đối thủ cạnh tranh 35 Bảng 15: So sánh thời gian vận chuyển giữa Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ sang các thị trường lớn 37 Bảng 16: Kết quả thực hiện Quyết định 55/2001/QĐ-TTg 42 Bảng 17: Kết quả của hoạt động thực hiện Quyết định 55/2001/QĐ-TTg 43 Bảng 18: Một số nét chính về các tổ chức hỗ trợ thương mại của Việt Nam đối với ngành dệt may 44 Bảng 19: Điểm chuẩn tuân thủ về mặt xã hội 50

Danh mục hình minh hoạ

Hình 1: Chuỗi giá trị xuất khẩu hàng dệt may hiện nay của Việt Nam 13 Hình 2: Sự phát triển của ba nhà nhập khẩu lớn nhất 15 Hình 3: So sánh thành phần xuất khẩu sản phẩm dệt may giữa Việt Nam và Trung Quốc 33 Hình 4: Cơ cấu chi phí theo giá CIF của của hàng dệt may Việt Nam 34 Hình 5: Thời gian sản xuất điển hình của xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam 36 Hình 6: Chuỗi giá trị trong tương lai của ngành dệt may Việt Nam 46

Những ký tự viết tắt

Trang 6

CIF Chi phí, Bảo hiểm, Cước phí

Trang 7

Tóm tắt

(Được chỉnh sửa sau bản thảo đầu tiên)

Trang 8

về kim ngạch xuất khẩu 8-9 tỉ đôla năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ đề ra1, cầnphải có một chiến lược quốc gia cho ngành nhằm hạn chế những yếu điểm và đẩymạnh hơn nữa xuất khẩu dệt may của Việt Nam, đây là vấn đề rất cấp thiết.

Chiến lược này là một hoạt động của Dự án VIE 61/94 do Cục Xúc tiến Thương mại(Vietrade) - Bộ Thương mại và Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) thực hiện

và (iii) chính sách của Chính phủ và của các nước khác liên quan đến ngành Ba yếu

tố này tương tác với nhau; bất cứ vấn đề nào bất lợi nảy sinh trong mỗi yếu tố đều cóảnh hưởng và tác động không tốt đến những yếu tố khác và ảnh hưởng lớn đến sứccạnh tranh của cả ngành Do đó, chiến lược này sẽ tập trung khắc phục những vấn đềnảy sinh ở cả ba yếu tố

1 Quyết định số 55/2001/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược Phát triển ngành Dệt May trong giai đoạn 2001 - 2010

Trang 9

Sự phát triển của ngành cần phải có tác dụng đóng góp tích cực đối với sự phát triểnkinh tế xã hội của Việt Nam.

1.2.2 Khuôn khổ thiết kế và quản trị chiến lược .

Chiến lược trước tiên phân tích thực trạng về hoạt động và năng lực cạnh tranh quốc

tế của ngành dệt may Việt Nam Sau đó, chiến lược sẽ xây dựng một tầm nhìn chongành đến năm 2010 và bước cuối cùng là đưa ra các khuyến nghị về những độngthái chiến lược cần thực hiện nhằm đạt được tầm nhìn đó

Do các nguồn lực để thực hiện chiến lược ở cả khu vực nhà nước và tư nhân đều hạnhẹp, nên cần phải lập thứ tự ưu tiên cho các hoạt động của các bên liên quan trongchiến lược Đặc biệt, cần phải có một kế hoạch hành động, trong đó nêu rõ vai trò vàtrách nhiệm của mỗi tổ chức đối với mỗi hoạt động và trong một khuôn khổ thời gian

cụ thể

1 2.3 Phân tích chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị của ngành được sử dụng như một công cụ chính trong chiến lược này.Phân tích chuỗi giá trị sẽ mang lại một bức tranh toàn cảnh về vị trí cụ thể của ngànhdệt may Việt Nam so với ngành dệt may của các nước khác trên thế giới Điểm mạnh

và điểm yếu trong mỗi liên kết của chuỗi giá trị cũng thể hiện một quan điểm chiếnlược về những hoạt động cần làm để bổ sung giá trị vào mỗi liên kết và đạt đượcnhững hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn

Trang 10

2 Phần II – Phân tích thực trạng

7.21 Những thách thức mới sau khi xoá bỏ hệ thống hạn ngạch

Hệ thống hạn ngạch đã tạo ra một sự “bóp méo” thị trường Nhiều nước xuất khẩudệt may không hiệu quả trong những năm 90 của thế kỷ trước đã tận dụng vấn đề hạnngạch để tiếp cận với những nước nhập khẩu dệt may Trong một thời kỳ không cònhạn ngạch, những nước này sẽ gặp khó khăn khi cạnh tranh với những nước xuấtkhẩu mạnh

Giai đoạn xóa bỏ hệ thống hạn ngạch, tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2005, đã chứngminh cho những luận điểm trên Trong nửa đầu năm 2005, các nhà xuất khẩu nhưMê-xi-cô, Phi-lip-pin và Nê-pan đã nhận thấy tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu âm lần lượt

là -3,62%, -4,56%, và –14,34%; các nhà xuất khẩu khác như Trung Quốc, Ấn Độ,Băng-la-đet, In-đô-nê-xia và Thái Lan đã tăng tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu tương ứng

là 50,49%, 36,59%, 16,51%, 9,09% và 8,71% Trong cùng thời kỳ đó, xuất khẩu dệtmay của Việt Nam chỉ tăng ở mức 3,37%2

Không còn hạn chế về hạn ngạch, các nhà nhập khẩu dệt may hiện giờ đang tự dotìm kiếm và lựa chọn từ các nước và các nhà máy trên thế giới những nhà cung cấp

có khả năng mang lại cho họ nhiều giá trị nhất Nhiều hoạt động nhằm tìm kiếmnguồn hàng có trước giai đoạn xoá bỏ hạn ngạch đã được củng cố hơn thông qua việc

dỡ bỏ từng bước, các nhà xuất khẩu phải hiểu rõ những diễn tiến này để có thể tồntại:

 Các nhà nhập khẩu đã và đang lựa chọn với số lượng ít hơn các nhà máy và cácnước trong số các quốc gia xuất khẩu để giảm bớt chi phí liên quan đến việc lựachọn và tìm kiếm Trong giai đoạn 2002-2005, các nhà nhập khẩu đã giảm nhữngnước lựa chọn từ 53 xuống còn 26 và xu hướng này đã được củng cố hơn saungày 01/01/2005

 Giá bán lẻ và giá gốc của hàng dệt may đang giảm xuống do (i) sự xuất hiện vàtầm quan trọng ngày càng tăng của những cửa hàng giảm giá rất lớn (discountmega-stores) như Wal Mart, (ii) sản xuất quá nhiều hàng dệt may ở các nướcđang phát triển Việc này dẫn đến tình trạng giảm giá hàng xuất khẩu từ 10-20%trong vòng 3-5 năm gần đây3

2 http://ww.emergingtextiles.com

3 Chuyển hướng ngành Dệt May từ trong ra ngoài - Oxfam Hong Kong 2004

Trang 11

 Khách hàng có xu hướng ngày càng yêu cầu thời gian giao hàng ngắn hơn, sốlượng nhỏ hơn do họ đang nỗ lực cắt giảm hoạt động lưu kho, giảm việc bán hạgiá để tăng lợi nhuận Xu hướng này cũng phần nào bị chi phối bởi các hoạt độnghiệu quả của các công ty như Zara và Gap, là những công ty đã đặt tầm quantrọng bậc nhất vào việc lưu kho hiệu quả và thời gian sản xuất ngắn.

 Khách hàng quốc tế ngày càng có xu hướng trực tiếp tìm đến tận các nhà sản xuất

và không cần đến những đại lý mua hàng Tuy nhiên, chỉ có một số các nhà sảnxuất dệt may trước kia, những người có khả năng cung ứng dịch vụ, thường bánthông qua đại lý mua, là có lợi từ xu thế này với các hoạt động như tìm kiếmnguồn nguyên liệu, vận chuyển, thiết kế và dịch vụ chọn gói

2.2 Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam được ước tính đạt 4,8 tỉ đôla năm 2005, tăng 9,5% so với giá trị xuất khẩu năm 2004 Tỉ lệ tăng trưởng này là tỉ lệ thấp nhất từ năm 2002 Lý dó là do việc xoá bỏ từng bước hạn ngạch trong Hiệp định Dệt May của WTO (ATC) dẫn tới sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn từ các đối thủ xuất khẩu dệt may khổng lồ là Trung Quốc từ đầu năm 2005, khi mà đất nước này vẫn chưa bị tái áp đặt hạn ngạch và sức cạnh tranh cũng đến

từ những đối thủ lớn khác như Ấn Độ, Băng-la-đét, Sri-lan-ca và Pa-kis-tăng Hơn thế, xuất khẩu dệt may cuả Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ vẫn còn phụ thuộc vào hạn ngạch.

Có ba nhà nhập khẩu dệt may lớn nhất từ Việt Nam là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, lần lượt chiếm 55%, 20% và 13% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ở những thị trường này được thể hiện trong Bảng 1:

Bảng 1: Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam từ 2000 đến 2005

Đơn vị: triệu đôla

Trang 12

Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam

Bảng trên đã chỉ ra rằng xuất khẩu dệt may của Việt Nam tập trung chủ yếu vào thị trường Hoa Kỳ, chiếm 55% tổng sản lượng xuất khẩu Tuy nhiên, sau khi tăng mạnh xuất khẩu trong các năm 2002 và 2003 do kết quả của Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết vào tháng 10/2001, tỉ lệ tăng trưởng đã giảm xuống còn 25,4% vào năm

Xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản đã tạo ra một tỉ lệ tăng trưởng ấn tượng từ 3,3% năm 2004 lên đến 14% năm 2005 Có tỉ lệ tăng trưởng mạnh này là do hoạt động nhập khẩu mạnh hơn về dệt may trên thị trường Nhật Bản, sự tăng trưởng ngoại thương chung giữa Việt Nam và Nhật Bản và việc nhận thức rõ hơn về thị trường này của các nhà sản xuất dệt may của Việt Nam.

2.3 Chuỗi giá trị xuất khẩu Dệt May hiện nay của Việt Nam.

Sản phẩm dệt may là một chuỗi giá trị bị ảnh hưởng bởi người mua, điều này cónghĩa là những khách hàng quốc tế (bán lẻ hoặc những công ty phát triển thươnghiệu) thường có vị thế trội hơn trong chuỗi giá trị Điều này có thể lý giải như sau:

 Do sản xuất quá nhiều sản phẩm dệt may và người mua có thể tiến hành lựachọn và mua sản phẩm từ vài ngàn nhà máy sản xuất ở trên nhiều nước, cả nướcphát triển và đang phát triển Theo ước tính thì công suất cung ứng hàng maymặc hiện nay của thế giới cao hơn gấp hai lần so với nhu cầu thực tế;

 Các nhà bán lẻ hàng may mặc hay các công ty có thương hiệu có vai trò quyếtđịnh về xu hướng thời trang trong mỗi mùa bằng cách thảo luận và thoả hiệp vớinhau về màu sắc và mẫu mốt cho các mùa thời trang

Trang 13

 Chuỗi giá trị của sản phẩm may mặc trong hình minh họa (Hình 1) dưới đây làmột điển hình về xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam, chiếm khoảng 70%hàng xuất khẩu theo hình thức CMT Chuỗi giá trị gồm có 04 thành phần chính:khách hàng quốc tế, nhà sản xuất trong nước, nguồn hàng và trung gian.

Hình 1: Chuỗi giá trị xuất khẩu hàng dệt may hiện nay của Việt Nam

2.3.11 Phân tích định tính Chuỗi giá trị

Khách hàng quốc tế: Chuỗi giá trị của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam lạc hậu so

với khách hàng quốc tế (bán lẻ, công ty phát triển thương hiệu) là những người khởixướng việc mua sản phẩm dệt may

Nhìn chung, mỗi người mua hàng thường sử dụng nhiều phương thức để tìm kiếmnguồn hàng dệt may Có thể tìm nguồn từ những nhà bán buôn/nhà nhập khẩu ở trênđất nước của chính họ hoặc từ các đại lý hay từ những cơ sở thu mua của họ ở Hồng

Sự dịch chuyển của thông tin

Logistics Customs

Branded marketers

Retailers

Importers Wholesalers

Foreign material sale office Shipping Logistics

Customs

Buying agents Buying Offices

Product movement

Sourcing

Intermediary

International buyers Domestic manufacturers

Hậu cần Hải quan

Công ty quảng cáo thương hiệu

Công ty Phát triển thương hiệu

Các nhà bán lẻ Nhà nhập

khẩu Bán buôn

Văn phòng bán Nguyên liệu nước

Hải quan

Đại lý mua hàng Văn phòng mua hàng

Nguồn

Trung gian

Khách hàng quốc tế Các nhà sản xuất trong nước

Trang 14

Kông, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc Họ cũng có thể tìm kiếm nguồn hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất khi các nhà sản xuất hàng dệt may có thể cung cấp dịch vụ trọn gói cho họ 4 Đối với Việt Nam, khách hàng quốc tế thường tìm kiếm nguồn cung cấp thông quacác đại lý mua hàng và cơ sở thu mua của họ5

Phân tích ba (03) thị trường mua hàng quan trọng nhất của xuất khẩu Việt Nam vềsản phẩm dệt may là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản được thể hiện tóm tắt trong Bảng 2;

Bảng 2: Vài nét về ba nhà nhâp khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam

Tỉ lệ tăng lên bình quân của

nhập khẩu (2000-2003)

Tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu của

Việt Nam trong năm 2005 trên

các thị trường

thường, thiết kế đơn giản, số lượng lớn

Nguồn:Cơ sở dữ liệu COMTRADE.

Nhập khẩu ở thị trường Mỹ và EU chỉ tăng tương ứng 1% và 8% giữa các năm

2000-2003, Nhật Bản đã giảm nhập khẩu hàng dệt may trong thời kỳ này Tuy nhiên, tỉ lệgia tăng về nhập khẩu dệt may tăng lên 7% trên thị trường Hoa Kỳ, 12% ở thị trường

Trang 15

trường EU thấp hơn rất nhiều so với các thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản, chỉ chiếm0,9% trong tổng nhập khẩu.

Hình 2 đã được xây dựng dựa trên các thông tin ở Bảng 2 nhằm phân tích và so sánh

sự phát triển về tiềm năng của những thị trường này Mô hình này được xây dựngdựa trên Ma trận tỉ lệ tăng trưởng củan Tập đoàn vấn Boston và Những chiến lượcPorfolio thu hút thị trường của General Electric Mô hình này là một công cụ được sửdụng để xác định những tiềm năng của thị trường mục tiêu Dựa trên mức độ về tiềmnăng, mỗi thị trường cần phải có sự đầu tư và quan tâm thích hợp Theo mô hình này,một thị trường được coi là có sức cuốn hút khi thị trường có tỉ lệ tăng trưởng nhiềuhơn hoặc bằng 10% và một thị trường bị cho là không có sức cuốn hút khi mức tăngtrưởng thấp hơn 10% Một nhà xuất khẩu được gọi là một nhân tố hoạt động tích cựctrên một thị trường khi có thị phần nhiều hơn hoặc bằng 3% trên thị trường đó vàngược lại nhà xuất khẩu đó sẽ được gọi là nhân tố hoạt động không tích cực khi cóthị phần thấp hơn 3% Với mô hình này, chúng tôi phân tích 03 thị trường nhập khẩulớn nhất của hàng dệt may Việt Nam là Hoà Kỳ, EU và Nhật Bản Ba thị trường nàychiếm 86% tổng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Hình 2: Sự phát triển của ba nhà nhập khẩu lớn nhất

Thị Phần

Nhân tố hoạt động chưa tích cực tại các thị trường hấp dẫn

Nhân tố hoạt động tích cực tại các thị trường hấp dẫn

Nhân tố hoạt động chưa tích cực tại các thị trường không hấp dẫn

Nhân tố hoạt động tích cực Tại các thị trường không hấp dẫn

Nhật Bản EU

Trang 16

Thị trường Hoa Kỳ: Năm 2004, thị trường Hoa Kỳ có tỉ lệ tăng trưởng thấp so với

thị trường Nhật Bản và EU, và thuộc diện thị trường không hấp dẫn Việt Nam làmột nhân tố hoạt động tích cực trên thị trường này khi chiếm 3,5% tổng nhập khẩumay mặc của Hoa Kỳ và là nước xuất khẩu may mặc lớn thứ 6 vào thị trường này(thể hiện ở Bảng 3) Do thực tế về hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ, ngành dệt maycủa Việt Nam khó có thể tăng trưởng nhanh và có được thị phần lớn hơn nữa Biểu

đồ phát triển về xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ được thể hiện ở Hình 2 Tuynhiên, để đạt được sự phát triển này, cần phải có sự quan tâm thực sự, trong đó việctrở thành thành viên của WTO để xoá bỏ hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ là mộtnhân tố rất quan trọng

Bảng 3: Những nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ

Đơn vị: Triệu đôla

lệ tăng trưởng của giá trị xuất khẩu ở mức âm

Trang 17

Bảng 4: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ Sản phẩm Đơn vị Khối lượng

(Triệu)

Kim ngạch (Triệu đô la)

Thay đổi khối lượng

Thay đổi kim ngạch

Xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ theo hạn ngạch

đối với 25 cats, được thể hiện ở Bảng 5 Đáng chú ý là Việt Nam gần như hoàn thành được hạn ngạch đối với cats 334/335, 338/339, 340/640, 342/642, 359-S/659-S, 434,

440, 620, và vượt hạn ngạch đối với cats 638/639, 647/648 và 341/641

Đáng chú ý là trong năm 2005, cat quan trọng nhất 338/339 (30% tổng kim ngạch

xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ) gần đạt được chỉ tiêu hạn ngạch (96,58%), phầnkhông hoàn thành 3,42% có thể là do kết quả của hệ thống phân bổ hạn ngạch của

Việt Nam Tuy nhiên, trong nửa đầu năm 2005, khi cat này của Trung Quốc không bị

áp hạn ngạch, cat này của Việt Nam đã giảm xuống 29% Cùng thời gian này, xuất khẩu cat này từ Trung Quốc đã tăng gần 450% Điều này có nghĩa là Việt Nam không có sức cạnh tranh đối với cat này so với Trung Quốc nhưng vẫn có sức cạnh

tranh so với những nước xuất khẩu khác

Bảng 5: Nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ từ Việt Nam năm 2005: Hạn ngạch và tỉ lệ hoàn thành

Hạng/loại Sản phẩm Đơn vị

Hạn ngạch 2005

Tỉ lệ hoàn thành

Tăng hạn ngạch 2006

Trang 18

Áo khoác

13,36%

Source: United States International Trade Commission

Năm 2006, hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ tăng lên đối với hầu hết các cat là 13% Hai cat quan trọng nhất là 338/339 và 347/348 tăng lên 15,65%/ Sự tăng lên này cùng với thực tế là tất cả các cat, trừ cat 338/339, đã không hoàn thành được hạn

ngạch năm 2005 Điều này cho thấy bản thân khối lượng hạn ngạch không phải làvấn đề lớn trong năm 2006, những vấn đề chính của hạn ngạch là do các nguyênnhân khác Kinh nghiệm trong những năm gần đây cho thấy rằng hạn ngạch có thể cónhững ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà nhập khẩu của Hoa Kỳ và các nhà xuất khẩucủa Việt Nam, đặc biệt là trước khi đạt được thoả thuận về hạn ngạch của năm.Nguyên nhân nữa là do các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ còn đang do dự khi tìm kiếmnguồn hàng từ một nước mà hạn ngạch chưa cụ thể, trong khi đó, các nhà xuất khẩulại không biết gì nhiều về hạn ngạch mà Việt Nam sẽ nhận từ Hoa Kỳ và bao nhiêu

Trang 19

hạn ngạch họ sẽ nhận từ chính phủ Việt Nam Hệ thống phân bổ hạn ngạch tự động

có tới 70% hạn ngạch do chính phủ Việt Nam thực hiện trong năm 2006 chỉ có thểgiải quyết một phần nhỏ của vấn đề

Nhật Bản là một thị trường lớn thứ ba về xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Tỉ

lệ tăng lên trong nhập khẩu của Nhật Bản ở mức thấp với trung bình -5%/năm trongcác năm 2000-2003, nhưng đã tăng lên 11% năm 2004 Năm 2005, xuất khẩu hàngdệt may của Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng lên 14% với kim ngạch xuất khẩu là

605 triệu đôla Mỹ, chiếm 2,8% tổng nhập khẩu của Nhật Bản Việt Nam là nước xuấtkhẩu hàng dệt may lớn thứ hai vào thị trường Nhật Bản sau Trung Quốc với tỉ lệnhập khẩu là 90% Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vẫn bị coi là nhân tố hoạtđộng chưa tích cực ở thị trường có sức cuốn hút lớn là Nhật Bản Điều này có nghĩa

là tiềm năng của hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam ở thị trường Nhật Bản caohơn so với thị trường Hoa Kỳ Tuy nhiên, nhìn vào Hình 2 có thể thấy rõ vị trí củathị trường Nhật Bản nằm trong góc của hình tứ giác biểu thị về hoạt động xuất khẩu

“chưa tích cực trên thị trường có sức cuốn hút”, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn đểgia tăng nhanh chóng hoạt động xuất khẩu ở thị trường này và chiếm lĩnh được thịphần lớn hơn Tương tự như ở thị trường Hoa Kỳ, khi các chương trình xúc tiến xuấtkhẩu phù hợp được thực hiện thì mới có sự phát triển thực sự

EU là thị trường tiềm năng nhất về xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Một mặt,

tỉ lệ gia tăng về nhập khẩu của EU cao hơn so với thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản,tăng 12% so với 7% của thị trường Mỹ và 11% của thị trường Nhật Bản trong năm

2004 Mặt khác, nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam chỉ chiếm 0,96% trong tổngnhập khẩu của EU và xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam chỉ đứng thứ 22 ở thịtrường EU (xem Bảng 4) Hơn thế, EU là khu vực nhập khẩu lớn nhất trên thế giới,chiếm 43% tổng nhập khẩu sản phẩm dệt may toàn cầu Hiện tại, xuất khẩu sản phẩmdệt may của Việt Nam đang được hưởng GSP (Hệ thống ưu đãi phổ cập) và không bị

Trang 20

Bảng 6: Các nhà xuất khẩu lớn nhất vào thị trường EU.

Nguồn: WTO Secretariat and EmergingTextiles.com

Đáng lưu ý là EU không phải là một thị trường đơn lẻ mà là sự kết hợp của 25 thị

trường khác nhau với những đặc điểm khác nhau Có bốn nước nhập khẩu hàng dệt

may lớn nhất là Đức, Anh, Pháp và Tây Ban Nha chiếm 84% tổng lượng nhập khẩu

sản phẩm dệt may

Bảng 7: Tổng lượng nhập khẩu sản phẩm dệt may và hoạt động nhập khẩu từ

Việt Nam của các thành viên chính của EU.

2000 – 2004

Tỉ lệ gia tăng nhập khẩu trong năm 2003-2004

Kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam

Thị phần của Việt Nam

Tỉ lệ gia tăng nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2000-2004

Nguồn: COMTRADE Database

Trang 21

Bảng 7 cho thấy Anh là thị trường có sức cuốn hút nhất do quy mô thị trường lớn, tỉ

lệ gia tăng về nhập khẩu cao và thị phần về hàng dệt may của Việt Nam còn nhỏ Tỉ

lệ tăng trưởng xuất khẩu từ Việt Nam vào Anh đã gia tăng nhanh chóng từ

2000-2004, tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn còn nhỏ, chỉ ở mức 0,61%

Tuy thị trường Đức thể hiện tỉ lệ gia tăng trong nhập khẩu chậm, những cũng vẫn rấthấp dẫn cho các nhà sản xuất của Việt Nam do thị trường Đức là thị trường lớn nhất

ở EU và là một thị trường truyền thống của Việt Nam Xuất khẩu của Việt Nam vàothị trường Đức thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ nhập khẩu gia tăng của Đức Điều nàycho thấy rằng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam có tiềm năng trong để có thểchiếm lĩnh thị phần lớn hơn ở thị trường này

Thị trường Italia và Tây Ban Nha cũng là thị trường có sức cuốn hút do tỉ lệ gia tăngnhập khẩu của họ khá cao Những thị trường này cũng đều là những thị trường mớicủa Việt Nam Nếu có hình thức xúc tiến xuất khẩu phù hợp vào những thị trườngnày thì xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sẽ tăng lên

Mặc dù có một tỉ lệ gia tăng về nhập khẩu rất ổn định nhưng Pháp vẫn đang tìm kiếmcác sản phẩm dệt may từ các nước như Ma-rốc, Angêria và những nước châu Âukhác Thậm chí Trung Quốc cũng chỉ đứng thứ 9 ở thị trường Pháp Hơn nữa, quan

hệ thương mại giữa Pháp và Việt Nam hoàn toàn “im ắng”

Khách hàng EU hiếm khi tìm sản phẩm dệt may trực tiếp từ Việt Nam; thông thường

họ đặt hàng thông qua các đại lý mua hàng hoặc những văn phòng đại diện ở cácnuớc thứ ba như Hồng Kông, Thái Lan, Đài Loan hay Hàn Quốc Thực tế, có cáchình thức thông tin hai chiều giữa khách hàng châu Âu và các cơ sở thu mua và đại

lý mua hàng về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng của các nước cung cấp Do

đó, xúc tiến xuất khẩu hàng dệt may sang thị truờng EU cần phải thực hiện phươngpháp tiếp cận theo 03 mũi: xúc tiến vào thị trường EU, xúc tiến vào các cơ sở thumua và các đại lý mua hàng

Rất nhiều hoạt động có thể thực hiện để xúc tiến xuất khẩu vào thị trường EU:

 Thu thập, phân tích và quảng bá về thông tin thị trường EU;

 Xúc tiến các chương trình hợp tác theo ngành giữa Vitas và các hiệp hội ởEU;

 Củng cố các kệnh giao tiếp và bán hàng trực tiếp cho khách hàng EU;

 Tổ chức tuần lễ thời trang Việt Nam ở EU với sự tham gia của các nhà thiết

kế và sản xuất hàng dệt may của Việt Nam; và

 Mời các nhà báo ngành của EU tới Việt Nam để nghiên cứu và viết bài vềngành dệt may cho các tạp chí của Châu Âu

Trang 22

Bảng dưới đây thể hiện các sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh ở thị trường

% hạn ngạch thực hiện

Xuất khẩu (triệu đôla)

% hạn ngạch thực hiện

Trang 24

Việt Nam có những lợi thế cạnh tranh về các Cat 7, 8, 14, 15, 16, 17 và 21 do có tỉ lệ

tăng trưởng và thị phần đầy hứa hẹn ở thị trường EU

Áo sơ mi nam và nữ gồm có các loại 7 & 8: Mặc dù tỉ lệ hoàn thành về hạn ngạch

của Việt Nam đối với những cat này trong năm 2004 không cao do EU đã nâng hạn

ngạch đối với Việt Nam vào thời điểm cuối năm và các doanh nghiệp không thể hoànthành hết những phần bổ sung thêm đó, nhưng tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu của Việt

Nam đối với các cat là rất cao Đặc biệt đối với cat 7, kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên hơn 88% vào năm 2004 so với năm 2003 Tỉ lệ tăng trưởng của cat 8 cũng đạt 5,04% Xuất khẩu các cat này sang các nước khác cũng tăng lên về số lượng nhưng tỉ

lệ tăng trưởng lại có xu hướng giảm xuống Trừ xuất khẩu cat 8 của Ấn Độ, các nhà

cung cấp khác đã không thể hoàn thành được chỉ tiêu hạn ngạch Bên cạnh đó,Eurotex đã yêu cầu xem xét về những chỉ tiêu an toàn của hàng dệt Trung Quốc đối

với 12 chủng loại hàng dệt và may mặc và cat 7 cũng nằm trong số đó.

Quần áo khoác ngoài thuộc các loại 14, 15, 17, 21: Đối với các cat này, nhập khẩu

của EU tăng lên đáng kể từ 6-14% đối với mỗi cat Tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đối với các cat này cũng khá cao: 42% đối với cat 17, 80% đối với cat 15, 181% đối với cat 14 Đặc biệt đối với áo khoác có mũ trùm đầu và cat 21, EU chủ

yếu nhập khẩu từ Việt Nam với tỉ lệ là 86% năm 2003 và 87% năm 2004 Việt Nam

cũng không phải đối mặt với sự cạnh tranh đáng kể nào đối với cat này Tỉ lệ hoàn thành hạn ngạch của các nhà cung cấp khác đối với các cat này cũng không cao.

Bộ quần áo và complet nam giới hoặc cho nam thiếu niên thuộc cat 16: Xuất khẩu

từ Việt Nam sang EU đã tăng mạnh với tỉ lệ là 15% trong khi xuất khẩu của cat

Trang 25

tương tự này từ Trung Quốc vẫn ở mức lớn nhất về số lượng nhưng có xu hướnggiảm xuống (năm 2004 là -8% so với năm 2003).

Trung gian: Khâu trung gian là một mắt xích quan trọng của chuỗi giá trị xuất khẩu

hàng dệt may của Việt Nam Ba lý do chính để giải thích vì sao các khách hàng quốc

tế lại lựa chọn hàng dệt may từ Việt Nam đều thông qua các nhà trung gian trong hầuhết các đơn hàng Thứ nhất, chỉ có một số ít các nhà sản xuất hàng dệt may của ViệtNam có khả năng cung cấp được các dịch vụ như nguồn nguyên liệu, thiết kế, nhữnghoạt động về hậu cần, dịch vụ trọn gói cho người mua, mà đây lại là những điều kiệntiên quyết để khách hàng trực tiếp lựa chọn nguồn hàng từ một nước Thứ hai làkhoảng cách xa xôi giữa Việt Nam và thị trường Hoa Kỳ hoặc EU ảnh hưởng lớn đếncác yếu tố về giá cả (kiểm soát chất lượng và chi phi đi lại) và sự thuận tiện Cuốicùng, phần lớn khách hàng quốc tế theo truyền thống thường tin tưởng vào các đại lýcủa họ hơn là thực hiện việc tìm kiếm nguồn hàng theo phương thức tiến hành nội

bộ Trong tất cả các trường hợp thì một cơ sở thu mua chịu trách nhiệm về cả mộtkhu vực, ví dụ như khu vực ASEAN Với những nhà xuất khẩu lớn như Trung Quốc

và Ấn Độ, khách hàng quốc tế lớn thường thiết lập một văn phòng ở mỗi nước Các đại lý mua hàng thường thực hiện các chức năng sau:

- Tìm kiếm và phân bổ hạn ngạch Chức năng này rất quan trọng khi còn ápdụng theo ATC nhưng lại không còn quan trọng sau khi xoá bỏ ATC vào ngày 30tháng 12 năm 2004

- Xác định nhà cung cấp phù hợp nhất đối với sản phẩm nào đó về giá cả, chấtlượng, thời gian giao hàng, hạn ngạch;

- Giám sát chất lượng đối với sản xuất;

- Tìm và ký hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên liệu;

- Sắp đặt việc chuyên chở nguyên liệu vào nước của nhà sản xuất và chuyênchở thành phẩm ra khỏi nước đó;

Một trong số những chức năng quan trọng nhất của các đại lý mua hàng là tìm ranhững nước nào có sẵn hạn ngạch cho mỗi chủng loại và phối hợp các hoạt động tìmnguồn hàng để họ có thể cung cấp đuợc sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng Giaiđoạn không còn hệ thống hạn ngạch bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 có nghĩa

là các đại lý mua hàng mất đi chức năng này, nhưng đồng thời lại làm cho hoạt độngcủa các nhà trung gian trở nên dễ dàng hơn Đây là nguyên do vì sao tầm quan trọng

về vai trò của các đại lý mua hàng đã giảm đi

Trang 26

Rất ít khách hàng quốc tế và các đại lý mua hàng đã thiết lập văn phòng đại diện ởViệt Nam Tất cả các đại lý mua hàng và cơ sở thu mua đều được đặt tại Hồng Kông,Thái Lan hoặc Đài Loan Để tìm nguồn hàng từ Việt Nam, một đại diện từ đại lý muahàng và văn phòng đại diện sẽ bay sang Việt Nam để điều tra về các nhà máy,nguyên vật liệu, kiểm tra chất lượng và các thủ tục về chuyên chở hàng hoá.

Các nhà sản xuất hàng dệt may Việt Nam: Một phần lớn các nhà sản xuất sản

phẩm dệt may của Việt Nam đang thực hiện các hợp đồng ủy thác xuất khẩu CMTcho các đại lý mua hàng và cơ sở thu mua Tỉ lệ của CMT và FOB tương ứng là 70%

và 30% Cần thiết phải hiểu rõ cụm từ “FOB”nghĩa là gì Thuật ngữ “FOB” có nghĩa

là một dạng sản xuất/phân phối hàng dệt may và trên thực tế không có mối liên hệnào với một thuật ngữ trong Incoterms Trên thực tế, thuật ngữ “FOB” khác nhautheo các dạng của quan hệ hợp đồng với khách hàng nước ngoài, và thông thườngđược phân loại theo ba loại hình dưới đây:

FOB Loại I là hình thức các công ty Việt Nam mua nguyên liệu đầu vào từ các nhàcung cấp do khách hàng chỉ định Loại hình xuất khẩu này yêu cầu các doanh nghiệpkinh doanh sản phẩm dệt may gánh thêm một trách nhiệm là phải mua nguyên liệu từcác nhà cung cấp cung cấp do khách hàng lựa chọn

FOB Loại II là hình thức mà các công ty Việt Nam thực hiện sản xuất dựa trên cácsản phẩm mẫu từ khách hàng nước ngoài Trong loại hình sản xuất này, công ty ViệtNam được cung cấp mẫu thiết kế và có trách nhiệm lo nguồn nguyên liệu, thực hiệnsản xuất và thu xếp khâu vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm đến cảng của kháchhàng

FOB Loại III hay còn gọi là dịch vụ trọn gói là hình thức mà các công ty Việt Namthực hiện quá trình sản xuất hàng dệt may dựa trên chính thiết kế của họ mà không

có những cam kết trước đó hay bất cứ sự tham gia nào của khách hàng nước ngoài

Để có thể thành công với loại hình sản xuất này, doanh nghiệp sản xuất hàng dệt mayViệt Nam phải có khả năng trong việc tìm nguồn nguyên liệu, thiết kế mẫu mã,marketing và các hoạt động về hậu cần

Sự phân loại này cho thấy rằng FOB loại I không khác nhiều so với CMT trừ việcthanh toán nguyên liệu (nguồn nguyên liệu do khách hàng quy định) và vận chuyểnnguyên liệu đến nhà máy Yêu cầu quan trọng nhất đối với FOB Loại II là kỹ năngtìm nguồn nguyên liệu trong khi FOB Loại III lại yêu cầu các nhà xuất khẩu sảnphẩm phải chịu trách nhiệm về mọi thứ trước khi khi cung cấp, bán sản phẩm cho

Trang 27

khách hàng Trên thực tế, khác biệt giữa CMT, FOB Loại I, FOB Loại II, và FOBLoại III là ở mức độ dịch vụ do người bán hàng cung cấp cho người mua.

Tỉ lệ CMT cao là do một số lý do dưới đây:

 Thiếu nguồn nguyên liệu cần thiết trong nước, các nhà sản xuất khó tìmđược các nguyên liệu do bên mua quy định;

 Kỹ tìm kiếm nguồn nguyên liệu còn yếu, kỹ năng này chính là sự hiểubiết đối với tất cả các loại vải và sợi gồm có cả đặc điểm của chúng vàcách sử dụng, địa điểm nhà máy và kỹ năng thương thuyết

 Việc lựa chọn nguồn nguyên liệu đòi hỏi các nhà sản xuất phải có đủnguồn tài chính và có khả năng đương đầu với những rủi ro liên quan đến

sự không tương thích của nguồn nguyên liệu được mua dẫn đến vỡ hợpđồng;

 Thiếu năng lực thiết kế và marketing cần thiết đối với FOB và;

 Hoạt động lựa chọn nguồn nguyên liệu là một hoạt động đầy lợi nhuậncủa các đại lý mua hàng và cơ sở thu mua

Các nhà sản xuất sản phẩm dệt may của Việt Nam chủ yếu đang thực hiện kinhdoanh theo hình thức CMT cho các hàng dệt may cấp thấp (low-end) Ở thị trườngHoa Kỳ, giá CIF cho các sản phẩm dệt may nhập khẩu từ Việt Nam là ở mức thấpnhất6 Một số nguyên nhân lý giải cho việc này là do kỹ năng về thiết kế và thời giansản xuất ở Việt Nam kéo dài Chỉ có những sản phẩm dệt may cơ bản, không nhạycảm về mặt thời trang thì mới được mua từ Việt Nam với mức giá thấp

Những nhà cung cấp nguyên liệu: Trong phương thức CMT, nguyên liệu do đại lý

mua hàng hoặc cơ sở thu mua thu xếp Các nhà sản xuất hàng dệt may của Việt Namhiện đang nhập khẩu khoảng 70%-80% nguyên liệu chủ yếu từ Trung Quốc, HànQuốc, Đài Loan hoặc Hồng Kông (Xem bảng 9)

6 Ngành dệt may Campuchia: gặp phải những thách thức của tình hình hậu quota, ADB, 2004

Trang 28

Bảng 9: Tình hình hiện nay về nguyên liệu của ngành dệt may Việt Nam.

Nguồn: Đánh giá về ngành dệt may Việt Nam sau TCA, Vitas, 2005

2.3.2 Phân tích định lượng chuỗi giá trị

Những mối liên kết trong chuỗi giá trị được định lượng trong Bảng 10 nhằm đem lại

sự hiểu biết sâu hơn về vị trí của ngành may mặc của Việt Nam trong chuỗi giá trị vềhoạt động trọng tâm và gia tăng giá trị Bảng này cũng đưa ra ý tưởng chung về cácmối liên kết mà ngành may mặc Việt Nam có thể đạt được cùng với lượng giá trị giatăng mà ngành có thể thu được

Bảng 10: Phân tích định lượng chuỗi giá trị xuất khẩu của Việt Nam đối với sản phẩm áo sơ mi nam

Các liên kết của

chuỗi giá trị

Giá bán áng chừng trong thời gian tới (đôla/giá)

Chi phí áng chừng (đôla/giá)

Giá trị còn lại (đôla/giá)

Nhà nhập khẩu/Nhà bán

buôn

(ngoài vòng kiểm soát)

Vận chuyển đến nước

nhận

(ngoài vòng kiểm soát)

Hải quan tại nước tiếp

nhận

soát)

soát)

Trang 29

Đại lý mua hàng 14,2 (10-15% tăng

liệu ở nước ngoài)

(Sự rò rỉ)

Vận chuyển nguyên liệu

thô

7.22 Các nhân tố quyết định thành công và đánh giá tổng thể năng lực cạnh tranh

Những nhân tố quyết định thành công (Critical Success Factors) là những yếu tố chủyếu làm cho một công ty hay một ngành thu được thành công tại những thị trường cụthể Đối với xuất khẩu hàng dệt may, CSFs gồm có giá cả, thời gian giao hàng/phúcđáp, chất lượng, dịch vụ khách hàng, sự linh hoạt trong khối lượng và cả việc tuânthủ theo những điều kiện về môi trường và xã hội

Trang 30

Bảng 11: So sánh CSFs giữa Việt Nam và những nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn khác.

Trung Quốc

Ấn Độ Băng-la-đét

In-đô-nê-xia

Thái Lan

Nguồn: Tóm tắt từ các nguồn khác nhau 7

Bảng biểu này đã thể hiện rằng chính giá cả, thời gian giao hàng/phúc đáp và dịch vụkhách hàng là những điểm yếu của Việt Nam so với những nhà xuất khẩu sản phẩmdệt may cạnh tranh hơn

Trung Quốc, Ấn Độ và In-đô-nê-xia đều hưởng lợi thế do ngành dệt nội địa pháttriển và họ là những nhà xuất khẩu sản phẩm dệt thực thụ Lợi thế này cho phépnhững nước này có chi phí nguyên liệu thấp hơn, thời gian giao hàng ngắn hơn vàdịch vụ khách hàng tốt hơn so với những nước luôn phải nhập khẩu nguyên liệu nhưViệt Nam, Băng-la-đét và Thái Lan

Đối với Trung Quốc và Ấn Độ, lợi thế của họ đã rất rõ ràng và Việt Nam không thểthay thế được vị trí của họ trên thế giới Tuy nhiên, sẽ có nhiều ích lợi hơn khi phântích xem lợi thế nào làm cho Băng-la-đét, In-đô-nê-xia và Thái Lan, những nước có

vị trí tương tự như Việt Nam lại kinh doanh tốt hơn so với Việt Nam từ khi không

7 Ngành dệt may campuchia: gặp phải những thách thức của tình hình hậu quota, ADB, 2004

Đánh giá của ngành dệt may Việt Nam sau TCA, 2005.

Trang 31

còn hệ thống hạn ngạch và đâu là điểm yếu của họ mà Việt Nam có thể tận dụng đểphát triển.

Bảng 12: Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của Băng-la-đét, In-đô-nê-xia và Thái Lan

Băng-la-đét Chi phí nhân công rất

thấp Gần như tự cung tự cấp đối với loại vải dệt kim (Knit fabric).

Ưu đãi trong tiếp cận thị trường nhập khẩu lớn gồm Hoa Kỳ (15,5%),

EU, Canada và Nhật Bản (miễn thuế).

Năng suất thấp Nhập khẩu vải dệt (woven fabric).

Đa số sản xuất sản phẩm may mặc cơ bản

Cơ sở hạ tầng yếu kém và đắt đỏ.

Điều kiện kinh tế và chính trị không ổn định.

Cải thiện tiêu chuẩn lao động, cơ sở hạ tầng và đào tạo công nhân Đầu tư vào thượng nguồn nhằm rút ngắn thời gian sản xuất

Thu hút FDI vào ngành dệt may

Vận động hành lang để được miễn thuế ở thị trường Hoa Kỳ

Đầu tư vào công nghệ In-đô-nê-xia Chi phí nhân công thấp

Cơ sở sản xuất nguyên liệu thô lớn

Miễn thuế trên thị trường EU.

Không ổn định về tình hình kinh tế, xã hội và chính trị

Công nghệ lạc hậu trong toàn ngành dệt may.

Thúc đẩy CAM/CAD Hiện đại hoá máy móc cũ Hướng vào sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cao, sản phẩm mang tính thời trang.

Đầu tư vào thượng nguồn, đặc biệt đầu tư vào lĩnh vực sợi tổng hợp.

Thái Lan Sản phẩm dệt may chất

lượng cao Năng suất rất cao

Kỹ năng thiết kế mẫu mã tốt

Chi phí nhân công cao Thiếu nguồn lao động Vẫn còn phụ thuộc vào nguyên liệu được nhập khẩu có chất lượng cao.

Đầu tư vào lĩnh vực thời trang

Tập trung vào sản phẩm dệt may cao cấp (high- end).

Đầu tư vào thượng nguồn, đặc biệt là lĩnh vực sợi tổng hợp

Trang 32

Băng-la-đét, In-đô-nê-xia và Thái Lan đều nhận thức rõ về những thách thức của giaiđoạn không còn hệ thống hạn ngạch và đã có những bước chuẩn bị hợp lý Nhữngnước này đã đầu tư vào thượng nguồn nhằm giảm thời gian của quá trình sản xuất,chi phí nguyên liệu thấp hơn, cung cấp dịch vụ về nguồn nguyên liệu và giảm sự phụthuộc vào nguyên liệu nhập khẩu Băng-la-đét, In-đô-nê-xia và Thái Lan dã cố gắng

để tạo ra những lợi thế cạnh tranh riêng biệt

Băng-la-đét, là một nước kém phát triển nhất, được miễn thuế và không chịu hạn

ngạch vào thị trường EU, Nhật Bản và Ca-na-đa Nước này cung đang vận động Hoa

Kỳ để được miễn thuế ở thị trường này Băng-la-đét tập trung sản xuất sản phẩm cấpthấp do kỹ năng kém và giá nhân công thấp

In-đô-nê-xia có lợi khi tiếp cận được với nguồn nguyên liệu nội địa giá rẻ, đặc biệt làsợi tổng hợp In-đô-nê-xia là một nước xuất khẩu sợi tổng hợp nhưng lại nhập khẩusợi cotton Mỗi năm, xuất khẩu thực tế hàng dệt của nước này là trên 3 tỉ đôla Mỹ.Nước này cũng đang hướng tới sản xuất những sản phẩm thời trang, có giá trị giatăng cao

Thái Lan cũng đầu tư mạnh vào thượng nguồn Hiện nay, Thái Lan là nhà sản xuấtlớn thứ hai ở ASEAN sau In-đô-nê-xia với lượng xuất khẩu thực tế về dệt lên đếnhơn 0,3 tỉ đôla/một năm Thái lan tập trung vào sản xuất các sản phẩm thời trang caocấp Để thực hiện theo hướng này, Chính phủ Thái Lan đã có một tầm nhìn nhằmđưa Băng-cốc trở thành một trung tâm mốt của Nam và Đông Nam châu Á vào năm

2005 và là một trung tâm thời trang quốc tế lớn vào năm 2012

Ngược lại với Băng-la-đét, In-đô-nê-xia và Thái Lan, Việt Nam đã không chú ýnhiều đến những thách thức nảy sinh từ giai đoạn không còn hệ thống hạn ngạch, do

đó, Việt Nam đã không có sự chuẩn bị kỹ càng để đối phó với những thách thức đó.Tuy nhiên, do những điều kiện không ổn định về kinh tế và xã hội ở Băng-la-đét vàIn-đô-nê-xia cùng với sự thiếu hụt lao động, giá nhân công cao ở Thái Lan, ViệtNam hoàn toàn có thể thúc đẩy ngành của mình phát triển lên theo hướng là mộtđiểm đến an toàn, ổn định và chất lượng đối với đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dệtmay cũng như cho việc tìm kiếm nguồn hàng

Trang 33

2.4.1 Giá cả

Như phân tích ở Phần 2.2.1, phần lớn sản phẩm dệt may được xuất khẩu từ Việt Nam

là những sản phẩm cấp thấp và cấp trung bình Những loại sản phẩm này không thểcạnh tranh được với những sản phẩm cùng loại từ Trung Quốc do giá thành cao hơn

và thời gian sản xuất cũng dài hơn Lý do vì sao mà xuất khẩu sản phẩm dệt may củaViệt Nam đã tăng mạnh trong năm 2005 ở thị trường EU và Hoa Kỳ là do sản phẩmdệt may của Trung Quốc bị áp hạn ngạch vào Hoa Kỳ và EU theo số lượng sản phẩm

và nước này chỉ tập trung sản xuất hàng cao cấp và hạn chế sản phẩm cấp thấp vàtrung bình để thu được tối đa kim ngạch xuất khẩu của mình Thành phần xuất khẩucủa Việt Nam và Trung Quốc được thể hiện ở Hình 3

Trong hai tháng đầu tiên của năm 2005, khi Hoa Kỳ và EU không áp lại hạn ngạchđối với hàng dệt may được nhập khẩu từ Trung Quốc, xuất khẩu sản phẩm dệt maycủa Trung Quốc vào Hoa Kỳ đã tăng lên 67,9% và sang EU là 46.5% so với cùng kỳnăm 2004 và giá cả cũng đã giảm mạnh Trong suốt thời kỳ này, xuất khẩu sản phẩmdệt may của Việt Nam chỉ tăng 1,4%

Hình 3: So sánh thành phần xuất khẩu sản phẩm dệt may giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Trung Quốc Việt Nam

Sản phẩm cao cấp

Sản phẩm trung cấp Sản phẩm cấp thấp

Sản phẩm trung cấp

Trang 34

Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng

về lựa chọn nguồn hàng Giá cả của sản phẩm bao gồm nhiều yếu tố Yếu tố lớn nhất của giá CIF là nguyên liệu, chiếm 45% tổng chi phí Yếu tố quan trọng tiếp theo là chi phí cho nguồn nhân công và tiếp nữa là chi phí chuyên chở ở hàng Hình 4 minh hoạ cơ cấu chi phí của giá CIF hàng dệt may.

Hình 4: Cơ cấu chi phí theo giá CIF của của hàng dệt may Việt Nam 8

So với Trung Quốc, Ấn Độ và Pa-kis-tăng, cơ cấu lương của Việt Nam thấp hơn (xem Bảng 13)

Bảng 13: Tỉ lệ lương trong ngành dệt may ở một số nước.

Nguồn: Stuart-Smith, Dayal, Brimble and Holl, 2004

8 Đánh giá của ngành dệt may Việt Nam sau TCA, Vitas 2005

Trang 35

Tuy nhiên, chi phí sản xuất của Việt Nam cao hơn so với Trung Quốc và Ấn Độ,nguyên nhân chủ yếu là do:

Nhập khẩu nguyên liệu: Vận chuyển, hải quan, thiết bị, chi phí vận chuyển liên

quan đến nhập khẩu nguyên liệu vào Việt Nam làm cho chi phí nguyên vật liệu ởViệt Nam cao hơn so với Trung Quốc và Ấn Độ Chi phí đầu vào của nguyên liệu ởViệt Nam cao hơn khoảng 25-30% ở Trung Quốc Vì chi phí nguyên liệu chiếm mộtphần lớn – 45% tổng chi phí, nên đây là một bất lợi lớn cho ngành dệt may ViệtNam

Năng suất lao động: Nhìn chung, năng suất lao động thấp hơn từ 25-30% so với

Trung Quốc và cao hơn một chút so với Ấn Độ Năng suất lao động thấp hơn là donhiều nguyên do, trong đó có việc quản lý sản xuất kém, máy may cũ kỹ và thiếuứng dụng công nghệ thông tin

2.4.2 Thời gian sản xuất

Thời gian sản xuất ngày càng có tầm quan trọng tác động lớn đến quyết định củakhách hàng quốc tế Một mặt, nguời bán lẻ và những công ty phát triển thương hiệu

sẽ tung ra nhiều loại sản phẩm quần áo đa dạng hơn với khối lượng ít hơn mỗi mùa.Mặt khác, họ sẽ gia tăng “bán lẻ hiệu quả”, có nghĩa là các nhà bán lẻ và các công tyquảng bá thương hiệu sẽ cố gắng cắt giảm khâu lưu kho và giảm bớt hoạt động giảmgiá để tăng lợi nhuận Những xu hướng này đòi hỏi các nhà cung cấp sản phẩm dệtmay phải vận chuyển hàng hoá với thời gian ngắn hơn

Bảng 14: Thời gian sản xuất trong ngành may mặc của Việt Nam và của một số đối thủ cạnh tranh.

Ngành dệt Hàng dệt kim (chu trình)

50-60 days 60-70 days 70-80 days 90-120 days

Nguồn: Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam-WTC, 2005

Trang 36

Bảng 14 so sánh thời gian sản xuất giữa Việt Nam và các nước khác Thời gian sản xuất của

ngành may mặc Việt Nam dài hơn so với Trung Quốc và Ấn Độ và ngắn hơn so với

Băng-la-đét và Campuchia

Hình 5: Thời gian sản xuất điển hình của xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam.

Những nhân tố chính dẫn tới thời gian sản xuất kéo dài của xuất khẩu sản phẩm dệt

may Việt Nam là:

Nhập khẩu nguyên liệu

Hình 5 cho thấy mối liên kết dài nhất trong thời gian sản xuất là thời gian cần thiết

dành cho nhập khẩu nguyên liệu từ các nước khác, thời gian này trong khoảng từ

25-30 ngày Mối liên kết này có thể được chia nhỏ ra thành 03 thời kỳ gồm (i) vận

chuyển từ các nước tới Việt Nam, mất khoảng 15-25 ngày, (ii) thủ tục hải quan

khoảng 3-7 ngày, và (iii) vận chuyển từ cảng tới nhà máy, mất khoảng 2-3 ngày

Dự tính thời gian sản xuất

Không dự tính thời gian sản xuất

Đơn

đồng

Giao nguyên liệu

Sản xuất

Giao hàng cho khách hàng EU

Giao hàng cho khách hàng Hoa Kỳ

Giao hàng cho khách hàng Nhật Bản

35-40 ngày

12-25 ngày

65-95 ngày

Trang 37

Có thể tiến hành sản xuất với thời gian ngắn hơn nhiều nếu các nhà sản xuất sảnphẩm dệt may có thể mua nguyên liệu trong nước Thời gian từ lúc Đặt hàng đến lúc

ký kết Hợp đồng có thể giảm xuống từ 15-25 ngày do các nhà sản xuất có thể chàogiá và gửi vải mẫu nhanh hơn Thời gian từ lúc ký kết Hợp đồng đến lúc chuyển giaonguyên liệu cũng có thể giảm xuống được 15-25 ngày

Thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan đối với mỗi loại hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam củng như hàngxuất khẩu mất từ 3-7 ngày Tổng thời gian cần thiết cho nhập khẩu nguyên liệu vàxuất khẩu thành phẩm là từ 6-14 ngày, việc này gây ra những bất lợi lớn cho xuấtkhẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam về mặt thời gian chuyển giao Ngược lại, mộtphần lớn các cảng biển ở Trung Quốc chỉ mất khoảng từ 1-1,5 ngày để thông qua cácthủ tục hải quan cho các hoạt động xuất nhập khẩu của mình

Vận chuyển ở và cách trở về địa lý.

Khoảng cách xa xôi giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản và công suất cuảcác cảng Việt Nam đã làm cho Việt Nam giảm sức cạnh tranh hơn so với các đối thủtrên những thị trường này, đặc biệt là với Trung Quốc và Ấn Độ Thời gian vậnchuyển từ Việt Nam sang Hoa Kỳ là 35-45 ngày trong khi đó từ Trung Quốc đếnHoa Kỳ chỉ có 12-18 ngày (Bảng 15) Chuyên chở sản phẩm dệt may từ Việt Namtới các thị trường này phải quá cảnh ở Hồng Kông hoặc Singapore Tại những cảngnày, các côngtenơ hàng của Việt Nam được chuyển sang những tàu lớn hơn để đưatới các cảng đích

Bảng 15: So sánh thời gian vận chuyển giữa Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ sang các thị trường lớn.

Nguồn: Được tính toán trên cơ sở các điều kiện về khoảng cách và hậu cần.

Trang 38

2.4.3 Dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng là khả năng cung cấp thêm các dịch vụ chứ không phải chỉ đơnthuần là thực hiện CMT Dịch vụ khách hàng gồm có tìm kiếm nguồn nguyên liệu,thu xếp các hoạt động về vận chuyển, thiết kế, đóng gói, thủ tục bảo hiểm và hảiquan Các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam hiện vẫn còn yếu trong việc cung cấpcác dịch vụ bổ sung này

2.5 Phân Tích SWOT (Mạnh-Yếu-Cơ hội-Thách thức)

2.5.1 Điểm mạnh

Chi phí nhân công rẻ: Đây là một lợi thế quan trọng nhất của ngành may mặc

Việt Nam và cũng là nhân tố có tính chất quyết định cho phép xuất khẩu sảnphẩm này của Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây Tỉ lệlương của Việt Nam trong ngành may mặc là một trong những tỉ lệ thấp nhất trênthế giới, xấp xỉ hai phần ba tỉ lệ lương của Ấn Độ và bằng một nửa của TrungQuốc

Thợ may lành nghề: Thợ may Việt Nam được coi là có tay nghề và có thể học

hỏi những kỹ năng mới một cách nhanh chóng Một mặt, điều này cho phép cácnhà sản xuất của Việt Nam tuyển dụng và đào tạo công nhân một cách nhanhchóng với chi phí đào tạo thấp Mặt khác, công nhân lành nghề và tiếp thu nhanh

đã mang lại cho ngành dệt may của Việt Nam một hình ảnh về một nhà cung cấpsản phẩm dệt may tốt, có chất lượng và ổn định

Hỗ trợ từ Chính phủ: Ngành dệt may đã nhận được sự hỗ trợ lâu dài từ chính

phủ Chính phủ đã dành hơn 8.000 tỉ đồng để đầu tư vào thượng nguồn trong nămnăm gần đây Các hình thức về khuyến khích thuế, hỗ trợ tài chính và tạo điềukiện thuận lợi trong tiếp cận thị trường đã được thực hiện để hỗ trợ cho sự pháttriển của ngành và tăng kim ngạch xuất khẩu.Chính sách quan trọng nhất để hỗtrợ cho ngành là Quyết định 55-QĐ/TTg, sẽ phân tích chi tiết hơn trong Phần 2.5dưới đây

Điều kiện kinh tế chính trị ổn định: Việt Nam đã tạo dựng một hình ảnh tiêu

biểu trên thế giới về một nền kinh tế ổn định và tình hình chính chị không phứctạp Điều này đóng vai trò quan trọng trong quyết định của các nhà đầu tư nướcngoài vào ngành dệt may

Trang 39

2.5.2 Điểm yếu

Chi phí sản xuất cao: Mặc dù chi phí dành cho lương thấp, nhưng chi phí sản

xuất của Việt Nam lại khá cao so với Trung Quốc, Ấn Độ và Pa-kis-tăng do năngsuất lao động thấp, chi phí cho sản xuất cao (điện, internet, điện thoại và vậnchuyển) và phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào Những yếu tố trên làm cho ViệtNam không thể cạnh tranh với sản phẩm dệt may cấp thấp so với Trung Quốc,

Ấn Độ và Pa-kis-tăng

Thời gian sản xuất kéo dài: Khoảng cách lớn giữa Việt Nam và những thị

trường chính (thị trường Hoa Kỳ và EU), nhập khẩu nguyên liệu, thủ tục hảiquan mất nhiều thời gian là những lý do chính kéo dài quá trình sản xuất của xuấtkhẩu hàng dệt may Việt Nam Khi khách hàng quốc tế ngày càng yêu cầu các nhàcung cấp sản phẩm chuyển giao hàng hoá với thời gian ngắn hơn thì vấn đề này

đã làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của ngành may mặc của Việt Nam

Không đủ năng lực cung cấp dịch vụ trọn gói: Do Hiệp định về hàng Dệt May

(TCA) đã dỡ bỏ hạn ngạch vào ngày 01 tháng 01 năm 2005, khách hàng quốc tếngày càng có xu hướng không thông qua các đại lý mua hàng mà trực tiếp tìmnguồn hàng từ các nhà sản xuất có khả năng cung ứng dịch vụ trọn gói Có rất ítdoanh nghiệp sản xuất hàng dệt may của Việt Nam có khả năng cung cấp dịch vụtrọn gói do không đủ năng lực về thiết kế, tìm nguồn nguyên liệu và thực hiệncác hoạt động hậu cần

Khan hiếm nguồn lao động, đặc biệt là ở các khu vực thành thị: Các doanh

nghiệp ở các khu vực công nghiệp và thành thị cảm thấy khó khăn trong việctuyển dụng đủ công nhân may Hơn thế, các nhà sản xuất hàng dệt may thường

có một tỉ lệ thay thế công nhân khá cao, đặc biệt sau dịp Tết nguyên đán

Phát triển các nguồn nhân lực chưa tương thích: Ngành dệt may thiếu nguồn

lao động có kỹ năng cao như kỹ thuật viên, cán bộ marketing, các nhà quản lý vàthiết kế bậc trung Trong thời gian khá dài, hầu hết các nhà sản xuất hàng dệtmay của Việt Nam chỉ tập trung vào thực hiện CMT và thụ động trong việc tiếpcận với khách hàng; do đó, các kỹ năng về marketing, quản lý và thiết kế không

có vai trò quan trọng trong thời gian trước đây

Trang 40

Các ngành công nghiệp phụ trợ không tương xứng: Các ngành sản xuất phụ

kiện và vải dệt trong nước đã không đáp ứng được yêu cầu của các nhà sản xuấthàng may mặc về cả số lượng và chất lượng Ngành dệt may của Việt Nam đangnhập khẩu 70-80% nguyên liệu và đang tăng lên về chi phí cho quá trình sảnxuất, thời gian sản xuất và những rủi ro liên quan đến vận chuyển, hải quan và sựchậm trễ

2.5.3 Cơ hội

Thị trường nội địa tiềm năng: Năm 2005, khách hàng nội địa chi tiêu cho sản

phẩm dệt may là 1,5 tỉ đôla Mỹ và dự kiến mức chi sẽ là 3,5 tỉ vào năm 2010 Do

đó các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dệt may của Việt Nam đang hướng sựchú ý vào thị trường nội địa, tạo ra sự cạnh tranh hơn trên thị trường gữa các sảnphẩm có thương hiệu cả trong nước và nước ngoài Sự cạnh tranh đã buộc cácdoanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dệt may phát triển các kỹ năng về marketing

và thiết kế Những kỹ năng này giúp cho các doanh nghiệp có khả năng cạnhtranh hơn trên thị trường xuất khẩu

Xoá bỏ hạn ngạch vào thị trường EU: Việc xoá bỏ hạn ngạch về hàng dệt may

vào thị trường EU đối với Việt Nam vào ngày 01 tháng 01 năm 2005 mở ra một

cơ hội mới cho ngành dệt may Việt Nam để có thể tăng lên đáng kể kim ngạchxuất khẩu Như đã phân tích ở Phần 2.2.1, thị trường EU có sức cuốn hút hơn sovới thị trường Hoa Kỳ về quy mô và tỉ lệ tăng trưởng

Hạn ngạch đối với Trung Quốc: Đầu năm 2005, để giới hạn sự lan tràn qúa

mức của xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc sang thị trường của mình, các nướcHoa Kỳ và EU đã áp mức hạn ngạch đối với hàng dệt may nhập khẩu từ TrungQuốc theo hình thức không cho phép tỉ lệ gia tăng nhập khẩu hàng dệt may củamình cao hơn 10%/năm Hạn ngạch đã làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của xuấtkhẩu dệt may Trung Quốc và mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam

Gia nhập WTO: Hi vọng Việt Nam sẽ trở thành thành viên của WTO trong hai

năm tới Khi Việt Nam gia nhập WTO, hạn ngạch hiện nay đang áp đối với xuấtkhẩu dệt may của Việt Nam chắc chắn sẽ được dỡ bỏ, đặc biệt là hạn ngạch đốivới thị trường Hoa Kỳ Điều này sẽ làm tăng tỉ lệ nhập khẩu sản phẩm dệt maycủa Hoa Kỳ từ Việt Nam vì hạn ngạch là một trong những rào cản lớn nhất củaViệt Nam ở thị trường này

Ngày đăng: 28/09/2012, 08:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam từ 2000 đến 2005 - Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010.doc
Bảng 1 Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam từ 2000 đến 2005 (Trang 11)
Hình 1: Chuỗi giá trị xuất khẩu hàng dệt may hiện nay của Việt Nam. - Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010.doc
Hình 1 Chuỗi giá trị xuất khẩu hàng dệt may hiện nay của Việt Nam (Trang 13)
Bảng 2: Vài nét về ba nhà nhâp khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam - Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010.doc
Bảng 2 Vài nét về ba nhà nhâp khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam (Trang 14)
Hình 2 đã được xây dựng dựa trên các thông tin ở Bảng 2 nhằm phân tích và so sánh - Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010.doc
Hình 2 đã được xây dựng dựa trên các thông tin ở Bảng 2 nhằm phân tích và so sánh (Trang 15)
Bảng 3: Những nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ - Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010.doc
Bảng 3 Những nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ (Trang 16)
Bảng 4: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. - Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010.doc
Bảng 4 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ (Trang 17)
Bảng 6: Các nhà xuất khẩu lớn nhất vào thị trường EU. - Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010.doc
Bảng 6 Các nhà xuất khẩu lớn nhất vào thị trường EU (Trang 20)
Bảng 7: Tổng lượng nhập khẩu sản phẩm dệt may và hoạt động nhập khẩu từ - Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010.doc
Bảng 7 Tổng lượng nhập khẩu sản phẩm dệt may và hoạt động nhập khẩu từ (Trang 20)
Bảng 9: Tình hình hiện nay về nguyên liệu của ngành dệt may Việt Nam. - Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010.doc
Bảng 9 Tình hình hiện nay về nguyên liệu của ngành dệt may Việt Nam (Trang 28)
Bảng 10: Phân tích định lượng chuỗi giá trị xuất khẩu của Việt Nam đối với sản phẩm - Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010.doc
Bảng 10 Phân tích định lượng chuỗi giá trị xuất khẩu của Việt Nam đối với sản phẩm (Trang 28)
Bảng 12: Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của Băng-la-đét, In-đô-nê-xia và Thái Lan - Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010.doc
Bảng 12 Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của Băng-la-đét, In-đô-nê-xia và Thái Lan (Trang 31)
Hình 3: So sánh thành phần xuất khẩu sản phẩm dệt may giữa Việt Nam và Trung  Quốc. - Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010.doc
Hình 3 So sánh thành phần xuất khẩu sản phẩm dệt may giữa Việt Nam và Trung Quốc (Trang 33)
Hình 4: Cơ cấu chi phí theo giá CIF của của hàng dệt may Việt Nam 8 - Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010.doc
Hình 4 Cơ cấu chi phí theo giá CIF của của hàng dệt may Việt Nam 8 (Trang 34)
Hình 5: Thời gian sản xuất điển hình của xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam. - Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010.doc
Hình 5 Thời gian sản xuất điển hình của xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam (Trang 36)
Hình 6: Chuỗi giá trị trong tương lai của ngành dệt may Việt Nam. - Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010.doc
Hình 6 Chuỗi giá trị trong tương lai của ngành dệt may Việt Nam (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w