Đây là một tác phẩm gồm nhiều câu chuyện cổ tích được đan xen và xâu chuỗi với nhau một cách logic.”Những truyện cổ tich này thể hiện với mức hoàn hảo kỳ diệu, xu hướng của nhân dân lao
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài………1
2 Lịch sử vấn đề……….……….2
3.Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu……… 6
3.1 Phạm vi nghiên cứu……… 6
3.2 Đối tượng nghiên cứu………7
3.4 Mục đích nghiên cứu……….7
5 Phương pháp nghiên cứu……… 7
6 Cơ cấu khóa luận ……….7
NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN………8
1.1 Khái niệm……… 8
1.1.1.Khái niệm nhận vật văn học………8
1.1.2.Thế giới nhân vật ……… 10
1.2.Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học……… 12
1.2.1.Nhân vật là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực……… 12
Trang 21.2.2.Nhân vật là phương tiện để thể hiện tư tưởng của tác phẩm………….12
1.2.3.Nhân vật có chức năng miêu tả khái quát các loại tính cách con người……… 12
1.2.4.Nhân vật đóng vai trò tạo nên mối lien hệ tổng thể trong tác phẩm……… 13
1.3.Các yếu tố cơ bản của nhân vật………13
1.3.1.Tên gọi và cách gọi tên của nhân vật………14
1.3.2.Ngôn ngữ của nhân vật……… 14
1.3.3.Tâm lý của nhân vật……… 15
1.3.4.Hành động của nhân vật……… 16
1.3.5.Số phận của nhân vật……….16
1.4.Các loại hình nhân vật văn học……….16
1.4.1.Dựa vào vị trí, vai trò của nhân vật trong kết cấu tác phẩm, người ta phân chia thành: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ Trong đó:……… 16
a Nhân vật chính………16
b.Nhân vật phụ………17
1.4.2 Dựa vào quan hệ thuận nghịch với ý tưởng……… 17
a Nhân vật phản diện……….18
Trang 3b.Nhân vật chính diện……….18
1.4.3.Dựa vào thể loại……….18
a.Nhân vật trử tình……… 18
b Nhân vật tự sự……….19
c Nhân vật kịch……… 19
1.4.4.Đôi nét về nhân vật trong Nghìn lẻ một đêm………20
CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM……… 21
2.1 Quan điểm nghệ thuật của Nghìn lẻ một đêm……… 21
2.2 Tính khác thường của thê giới nhân vật……… 22
2.2.1 Bảng khảo sát………22
2.2.2 Nhân vật khác thường về ngoại hình………28
2.2.3.Nhân vật khác thường về hành động, ứng xử………31
2.3.Phân loại thế giới nhân vật……… 34
2.3.1.Nhân vật chính Sêhêrazát……… 35
2.3.2 Nhân vật bi kịch………37
2.3.3 Nhân vật hạnh phúc……… 41
2.3.4.Nhân vật lí trí……….45
Trang 42.4.Nghệ thuật xây dựng nhân vật……… 49
2.4.1.Nghệ thuật tả……… 49
2.4.2 Nghệ thuật kể………51
2.4.3.Nghệ thuật đối thoại……… 53
2.4.4.Nghệ thuật sử dụng cội nguồn dân gian………55
KẾT LUẬN………57
TÀI LIỆU THAM KHẢO………59
Trang 5MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 LÝ DO KHÁCH QUAN:
Nghìn lẻ một đêm là một tác phẩm vĩ đại bâc nhất của nền văn học Ả Rập, là
một trong những công trình sáng tạo phong phú và hoàn mỹ của nền văn học thế
giới Nghìn lẻ một đêm như ta đã biết hiện nay,lần đầu tiên được giới thiệu với
Châu Âu rồi từ đó phổ cập hầu như rộng khắp toàn thế giới là nhờ công lao của một học giả người Pháp, Ăngtoan Galăng (Antoine Galland) mà bản dịch từ khi ra đời cách đây gần ba thế kỉ đã mau chóng trở thành kinh điển Đây là một tác phẩm gồm nhiều câu chuyện cổ tích được đan xen và xâu chuỗi với nhau một cách
logic.”Những truyện cổ tich này thể hiện với mức hoàn hảo kỳ diệu, xu hướng của nhân dân lao động muốn buông mình theo phép màu của những ảo giác êm
đẹp,theo sự kết hợp phóng khoáng của từ ngữ thể hiện sức mạnh vũ bão của trí tưởng tượng hoa mỹ của các dân tộc phương Đông – người Ả Rập, người Ba Tư, người Ấn Độ Công trình dệt gấm bằng từ ngữ này xuất hiện từ thời tối cổ, những sợi tơ muôn màu của nó lan khắp bốn phương, phủ lên trái đất tấm thảm từ ngữ đẹp lạ lùng” [Gorki bàn về văn học, Nhà xuất bản văn học 1976,trang 324].Thế giới xung quanh bước vào truyện kể của nàng Sêhêrazát thật sinh động Thế giới người Ả Rập trong cuộc đời thực tại cũng như trong cảnh thần tiên ma quái, thế giời của đạo Hồi từ khi có sử thành văn và đạo Hồi qua các truyền thuyết dân gian Người Ả Rập vẫn cho pho sách này là tấm gương vĩ đại ai lấy có thể nhìn vào đó
mà suy nghĩ, mà soi xét bản thân mình Thế giới nhân vật trong Nghìn lẻ một đêm
Trang 6rấ phong phú và đa dạng hầu như không thiếu một hạng người nào : hoàng đế, công chúa, hoàng tử, tể tướng, anh hề, bà vú nuôi, chị nô lệ trẻ… Nổi bật nhất trong lớp nhân vật trung tâm của xã hội ở đây là thương nhân Không chỉ dừng lại
ở con người, nhân vật trong Nghìn lẻ một đêm còn là những vị thần linh, những
yếu tố kì lạ như tấm thảm bay, quả táo thần, cây đèn thần, con chim biết nói, những hung thần…Tất cả đã được hiện lên rõ nét trong tập truyện đầy kì ảo của nàng Sêhêrazát Đưa người đọc tới một thế giới mới lạ,khám phá ra những khía cạnh thần kỳ, bất ngờ ngay trong những sự việc bình thường đưa ta đến một thế giới thần thoại đầy kì ảo và giải quyết những quan niệm nhân sinh Những nhân vật ấy
đã để lại trong lòng bạn đọc ấn tượng sâu sắc, sống mãi với thời gian
1.2 LÍ DO SƯ PHẠM
Tìm hiểu truyện Nghìn lẻ một đêm có rất nhiều vấn đề hay ,trong đó “ Thế giới nhân vật trong Nghìn lẻ một đêm là vấn đề em đặc biệt quan tâm Nghiên cứu
về đề tài này giúp em rất nhiều trong công tác giảng dạy sau này Nó giúp em hiểu
sâu sắc về truyện Nghìn lẻ một đêm về cuộc sống, về con người trong xã hội Ả Rập
xưa Các bài học rút ra từ tập truyện này là công cụ giáo dục sắc bén với trẻ thơ Hiểu được giá trị đích thực của tập truyện sẽ là cơ sở vững chắc cho công tác giáo dục trẻ nói chung, cho hoat động phát triển tình cảm đạo đức lối sống cho trẻ nói riêng Xuất phát từ những lí do trên, em đã chọn và nghiên cứu đề tài “Thế giới
nhân vật trong Nghìn lẻ một đêm”
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nghiên cứu về Nghìn lẻ một đêm đặc biệt là thế giới nhân vật trong
truyện các nhà phê bình văn học ít nhiều khẳng định rằng đây là một kiệt tác đồ sộ của nền văn học thế giới
Trang 7Trong kho tàng văn hóa của nhân loại, Nghìn lẻ một đêm là bộ truyện dân
gian nổi tiếng, đồ sộ và có nguồn gốc lâu đời Sau ngày Antoine Galland dịch từ tiếng Ả Rập sang tiếng Pháp rồi công bố trong các năm 1704 đến 1709, bộ truyện này đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ và được đông đảo bạn đọc trên thế giới hâm
mộ
Dường như là nghịch lý, khi vinh quang mà thế giới dành cho văn học Trung cổ Ả rập không phải là những tác phẩm thi ca tao nhã và trào lộng, hay những trang văn xuôi bác học uyên thâm do tầng lớp trí thức cung đình sáng tác, được giới phê bình trung cổ Ả rập đánh giá cao, mà là những tác phẩm văn học dân gian, đương thời bị xếp vào dòng văn học thứ yếu, bình dân, chỉ để mua vui cho
“lớp tiện dân”.Đứng đầu những tác phẩm văn học dân gian đó là kiệt tác Nghìn lẻ một đêm – bộ sưu tập đồ sộ các thể loại truyện khác nhau, từ truyện cổ tích,đến
thần thoại, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện ngắn, truyện vừa tâm lý xã hội đến
sử thi anh hùng ca…Bạn đọc Việt Nam đã được biết đến những chuyện kể trong
Nghìn lẻ một đêm từ gần một thế kỷ nay( Bản dịch Nghìn lẻ một đêm đầu tiên là
của Đinh Thái Sơn(chủ nhiệm Nam ký Thư xã) ra đời vào khoảng 1910- theo Phan
Quang Lời giới thiệu Nghìn lẻ một đêm.Nxb Văn học, Hà Nội 1984), nhưng mấy
ai đã có dịp đi tìm ngọn nguồn của những chuyện kể lúc chân thực, lúc huyền ảo đầy hấp dẫn ấy, mặc dù trên thế giới suốt gần hai thế kỷ nay người ta bàn bạc, tranh luận rất nhiều về cội nguồn của tác phẩm bất hủ mang tính toàn cầu này.Các tài liệu trung cổ Arập còn lưu lại một số thông báo, chỉ dẫn(dẫu có tản mạn và chỉ
là những trích đoạn) mà dựa vào đó các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số giả thuyết
về quá trình hình thành bộ sách đồ sộ và tuyệt diệu này.AL.Masudi(chết năm 956)
đã để lại một thông tin vô cùng quan trọng trong công trình Sa khoáng hoàng kim
hoàn thành vào năm 947: “ Nhiều người đã từng làm quen với truyện cổ tích các dân tộc cổ đại, đã khẳng định rằng những câu truyện tương tự đã được người ta
Trang 8sáng tác, thêu dệt và hoàn thiện thêm Một mặt họ muốn làm đẹp lòng giới cầm quyền, mặt khác muốn giữ lại cho người đương thời và lưu truyền cho thế hệ mai sau Hơn nữa những gì đã diễn ra với những cuốn sách đó, cũng chính là những điều đã xảy ra với những cuốn sách này, mà ngày nay đã lưu truyền tới chúng ta (tức người Arập- HV) dưới dạng những bản dịch từ tiếng Ba Tư, tiếng Ấn Độ và tiếng Hy Lạp Trong số những cuốn sách này dịch từ tiếng Ba Tư sang tiếng Arập
là : “ Abhurafa” (Một ngàn chuyện- HV), Sau đó cuốn sách đổi thành Một ngàn đêm Cuốn sách đó kể về một hoàng đế, quan tể tướng, con gái của ông- Sêhêrazát
và cô nữ tỳ Dinarzade Trong số những cuốn sách đó có cuốn Truyện về Djiliad và Shimas, gồm cả câu chuyện về đức vua Ấn Độ và quan tể tướng, cũng như truyện
về Sindbad và một số cuốn truyện khác có nội dung tương tự.Người Ba Tư cổ đại
là những người đầu tiên soạn thảo những chuyện này, ghi chép và tập hợp chúng lại thành những tập, trong đó có một số truyện được kể lại nhân danh những con vật Sau đó những người Arshakid triều đại vua Ba Tư thứ ba đã tiếp tục công việc trên Đến triều đại các vua Sasanid, số truyện kể đã được bổ sung rất nhiều và phổ biến rộng rãi Người Arập đã dịch những truyện này sang tiếng của mình Hơn nữa tham gia vào công việc dịch thuật này là những người có tài hùng biện, nắm chắc ngôn ngữ Arập và giỏi về văn chương.Họ đã hoàn thiện hơn về lối hành văn cũng như cách thức kể chuyện, soạn thảo thêm nhiều truyện khác tương tự, theo kiểu những chuyện trước Tác phẩm đầu tiên được cải biên theo kiểu trên là cuốn Hezar Efsane dịch sang tiếng Arập có nghĩa là Alf hurafa Nguyên do tên gọi này căn cứ vào nội dung cốt chuyện Người ta cho rằng cuốn sách trên được soạn thảo cho Hunai, con gái Bahman(Artakserks I,464-225 TCN)
Nghìn lẻ một đêm gồm 3 nhóm chuyện kể chính(còn gọi là ba lớp-HV)
được hình thành và đưa vào tác phẩm tại các thời gian và đị điểm khác nhau, đó là các chuyện kể Ấn Độ - Iran, chuyện kể Bagdad và chuyện kể Ai Cập.Những
Trang 9chuyện kể Ấn Độ này được du nhập qua Iran vào Ả rập.Kết cấu chuyện kể có cốt đang lồng đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc truyện Điều này được chứng minh bởi một loạt tác phẩm có cấu trúc cốt truyện đan lồng khác trong kho tàng văn học dân gian Ấn Độ như Panchatantra(sau này còn có một bản dịch khác,sang tiếng Ba Tư rồi sang tiếng Ả rập dưới nhan đề Kalila và Dimna), Những lời khuyên tốt đẹp, Hai mươi năm chuyện kể Vetal, Bảy mươi chuyện kể của con vẹt,Ba mươi
hai truyện kể của ngôi báu…Nghìn lẻ một đêm thấm đượm thế giới quan Hồi giáo,
những phong tục, tập quán được mô tả hoàn toàn là Ả rập ở gian đoạn sau này.Còn ngôn ngữ hết sức bình dân, rất gần với thổ ngữ Xiry thời kì suy thoái
Các truyện trong Nghìn lẻ một đêm miêu tả một cách sinh động , tài tình,
với rất nhiều chi tiết cụ thể, cuộc sống xa hoa của vua chúa trong cung đình tráng
lệ cũng như sinh hoạt của nhân dân,hội hè, đình đám, lễ cưới, đám tang, làm nghề thủ công,buôn bán Thậm chí cả những chuyện riêng trong gia đình cũng được miêu tả tỉ mỉ Người đọc tìm thấy một sự hứng thú mỹ cảm bất ngờ, những tư liệu chân thật phản ánh tình hình kinh tế - xã hội một thời, cách săn voi, hái tiêu, trảy
dừa, đi biển…hết sức đa dạng Có thể kể ra thế giới nhân vật trong Nghìn lẻ một đêm là: hoàng đế, công chúa, tể tướng, anh hề, bà vú nuôi, chị nô lệ trẻ, mụ mai
già, người đánh cá, trai đàng điếm, gái ăn chơi, anh lính về vườn được giao chân canh cổng, thợ bện thừng trở thành người trưởng giả…hầu như không thiếu một hạng người nào Riêng chuỗi truyện mở đầu bằng chuyện chú gù, ta đã bắt gặp gần hai tá nhân vật chính thuộc hạng dân thường, thợ may, thợ cạo, anh hàng thịt,
người tiếp phẩm, thầy lang, con ở, chú hề, kẻ ăn xin, tên cướp đường,mụ lừa bịp, lão lái buôn,chú rao hàng Nổi bật nhất trong lớp dân dã ấy là nhà buôn.Có thể nói nhân vật trung tâm của xã hội ở đây là thương nhân.Thêm vào đó là cốt truyện ly
kỳ, tình tiết bất ngờ, thể hiện một sức tưởng tượng phong phú đáng kinh ngạc với cái vốn thực tại rộng lớn lạ thường Thiếu nhi thích xem để biết câu chuyện rồi sẽ
Trang 10ra sao Người già tìm đọc không chỉ để sống lại tuổi thơ của mình để còn suy ngẫm
về cuộc đời, về triết lý bao hàm trong truyện… Người đọc thuộc tầng lớp xã hội nào cũng thu thập được ít nhiều hiểu biết Nói theo cách ngày nay là lượng thông tin của tác phẩm lớn, đối tượng gây hứng thú của nó rộng
Thế giới nhân vật trong Nghìn lẻ một đêm rất đa dạng và phong phú với rất
nhiều tầng lớp khác nhau.Không chỉ dừng lại ở nhân vật là con người mà truyện còn mở ra cho người đọc cả một thế giới nhân vật thần kỳ như cây đèn thần, chiếc lọ,con chim biết nói…dù chỉ là những nhân vật vô tri vô giác tưởng chừng rất bình thường nhưng nó cũng đã góp phần làm nên sự lôi cuốn kỳ lạ của truyện với bạn đọc.Với khối lượng nhân vật đồ sộ nhưng đa phần bạn đọc hay bắt gặp nhiều là nhà vua,hoàng tử, công chúa, nô lệ, thần tiên…rất phù hợp với những câu chuyện
cổ tích ngày xửa ngày xưa gây hứng thú cho nhiều tầng lớp bạn đọc từ trẻ tới già
Đây là một đề tài khá mới và cũng có ít tác giả nghiên cứu về đề tài này
song cũng có không ít ý kiến cho rằng “Thế giới nhân vật trong Nghìn lẻ một đêm
rất phong phú”(trích trong lời giới thiệu truyện của Phan Quang).Em thấy đây là một ý kiến khá đầy đủ và chuẩn xác và chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu và khám phá thế giới nhân vật đó
Bản thân em- sinh viên năm thứ tư khoa Giáo dục Tiểu học cũng muốn
đóng góp thêm một số ý kiến khẳng định “ Thế giới nhân vật trong Nghìn lẻ một đêm thật phong phú và đa dạng”
3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
3.1 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Nghìn lẻ một đêm là một tập truyện rất hay dành cho thiếu nhi.Khi nghiên
cứu về tập truyện này chúng ta có thể nghiên cứu nhiều vấn đề, mỗi vấn đề lại có
Trang 11nhiều khía cạnh: nội dung, đề tài, giá trị nhận thức và giáo dục, phong cách kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, thế giới nhân vật… Song , trong khuôn khổ
một khóa luân tốt nghiệp em chỉ tập trung tìm hiểu về “Thế giới nhân vật trong Nghìn lẻ một đêm”
3.2.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Thế giới nhân vật trong Nghìn lẻ một đêm”(Ăngtoan Galăng, Nghìn lẻ một đêm,Phan Quang dịch và giới thiệu, Nhà xuất
bản Kim Đồng)
4.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Việc nghiên cứu đề tài này giúp cho bản thân em hiểu sâu sắc hơn về
truyện Nghìn lẻ một đêm đặc biệt là nắm vững được thế giới nhân vật trong truyện,
giúp phục vụ thiết thực cho việc giảng dạy sau này
5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Thực hiện đề tài này em sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp thống kê,khảo sát
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp so sánh, đối chiếu
6.CƠ CẤU KHÓA LUẬN:
Khóa luận gồm:
Mở đầu Nội dung
Trang 12Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2:Thế giới nhân vật trong Nghìn lẻ một đêm
Kết luận Tài liệu tham khảo
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1.1.KHÁI NIỆM:
1.1.1.Khái niệm nhân vật văn học:
Văn học là hoạt động phản ánh hiện thực khách quan một cách sáng tạo qua hình tượng nghệ thuật Nói cách khác, hình tượng là “lăng kính” để nhà văn phản ánh cuộc sống Với tác phẩm trữ tình, là hình ảnh thơ, còn đối với tác phẩm
tự sự thì hình tượng chính là nhân vật và sự kiện
Văn học không thể thiếu nhân vật Nhân vật chính là phương diện cơ bản
để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng Nó là mắt xích cơ bản xâu chuỗi, kết dính các yếu tố, sự kiện Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức, quan điểm thẩm mĩ, tư tưởng của mình về một cá nhân nào đó, một loại người nào đó của hiện thực.Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định.Vì vậy, việc xây dựng nhân vật trở thành công việc quan trọng đòi hỏi sự sáng tạo độc đáo của mỗi nhà văn, nó là hình thức đánh giá thành công của tác phẩm Tìm hiểu giá trị của bất kì
Trang 13môt tác phẩm nào ,dù là tác phẩm văn học trong nước hay nước ngoài, chúng ta đều bắt đầu từ hình tượng nhân vật
Để tìm hiểu “ Thế giới nhân vật trong Nghìn lẻ một đêm” trước hết chúng
ta phải hiểu thế nào là nhân vật
Qua tìm hiểu tài liệu tham khảo chúng ta thấy có nhiều định nghĩa khác nhau của các nhà nghiên cứu về nhân vật
Theo Phương Lựu, Trần Đình Sử thì: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn
học”[2,227]
Lê Bá Hân, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: “Nhân vật văn học
là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học, nhân vật văn học có thể
có tên riêng hoặc không có tên riêng Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người thật trong đời sống”[7,202]
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân nhận định: “Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gắn cho những đặc điểm giống con người Nhân vật văn học là phương thức nghệ thuật nhằm khai thác những nét thuộc đặc tính con người, nhân vật có ý nghĩa trước hết ở các loại hình văn học tự sự và kịch.Các thành tố tạo nên văn học gồm:hạt nhân tinh thần của các cá nhân, tư tưởng, lợi ích đời sống, thế giới xúc cảm, ý chí, các ý thức và hành động[3,249]
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ không thể
bị đồng nhất với con người có thật ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những
Trang 14nét rất gần với nguyên mẫu có thật Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người, nó có thể được xây dựng dựa trên cơ sở quan niệm ấy Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, một trường phái hay dòng phong cách”[3,252]
Theo Từ điển văn học tập 2( Nhà xuất bản Khoa học xã hội- Hà Nội) thì :
“Nhân vật văn học được coi là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm bộc lộ chủ đề và tư tưởng chủ đề, và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tích chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa Nhân vật, do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn học Như vậy, nhân vật văn học
là hiện tượng các cá thể con người hoặc các đồ vật, sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người trong tác phẩm văn học, là cái đã được nhận thức, tái tạo, tìm hiểu bởi nhà văn bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ”
Như vậy đã có rất nhiều ý kiến về nhân vật văn học nhưng với khóa luận này
em sẽ theo quan điểm của Lại Nguyên Ân về nhân vật để tìm hiểu thế giới nhân vật
trong Nghìn lẻ một đêm.Nhân vật là yếu tố không thể thiếu được trong các tác
phẩm văn chương, xây dựng thành công thế giới nhân vật góp phần tạo nên sức hấp dẫn và sức sống lâu bền cho tác phẩm văn chương
1.1.2.Thế giới nhân vật:
Các nhân vật riêng lẻ, đa dạng với những đặc điểm riêng về nghề nghiệp, tuổi tác, vùng miền, tính cách, với những mối quan hệ đã làm lên cả một thế giới nhân vật Qua đó nhà văn không chỉ phản ánh hiện thực cuộc sống mà còn bày tỏ quan niệm, tư tưởng của mình
Trang 15Khái niệm “Thế giới nhân vật” là một phạm trù rất rộng Thế giới nhân vật
là một tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo một quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể trong sang tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ chức và có sức sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nhà văn, và chỉ xuất hiện trong tác phẩm văn học, trong sáng tác nghệ thuật, có cấu trúc riêng, có quy luật riêng, tìm hiểu ở đặc điểm con người, tâm lý, không gian, thời gian xuất hiện…gắn liền với một quan niệm nhất định của chúng về tác phẩm “Thế giới nhân vật” là cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc của một chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ, môi trường hoạt động của họ, ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế, trong giao lưu với xã hội, với gia
đình…”Thế giới nhân vật” vì thế bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật Con người trong văn học chẳng những không gắn với con người thực tại về tâm lý, hành động mà còn có ý nghĩa khái quát tượng trưng
Trong “Thế giới nhân vật” người ta có thể chia thành các kiểu loại nhân vật nhỏ hơn (nhóm nhân vật) dựa vào những căn cứ , tiêu chí nhất định Nhiệm vụ của người tiếp nhận văn học là phải tìm ra chìa khóa để bước qua cánh cửa để bước vào khám phá thế giới nhân vật đó
Trong lịch sử văn học, có thể nói mỗi tác giả lớn đều có thế giới nhân vật riêng, mỗi tác phẩm văn học đều có một thế giới nhân vật với quy luật riêng của
nó Khi tìm hiểu Nghìn lẻ một đêm người đọc bắt gặp một thế giới nhân vật rất
phong phú: công chúa, hoàng đế, hoàng tử, anh hề, người đánh cá, chị nô lệ trẻ,
…Đó là cả một thế giới nhân vật cổ tích với những câu chuyện đan xen với nhau
1.2 VAI TRÒ CỦA NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC:
Trang 161.2.1 Nhân vật là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực:
Nhân vật là công cụ để nhà văn tạo nên thế giới nghệ thuật của tác phẩm Nhân vật chính là chìa khóa để khám phá, mở rộng đề tài theo sự phát triển của số phận nhân vật Nhân vật là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sự miêu tả thế giới của văn học có được chiều sâu và tính hình tượng Khi nhân vật xuất hiện, cái gọi là
“hiện thực cuộc sống” không tồn tại như một khái niệm khô khan mà trở lên có hình khối rõ ràng, có đủ ba chiều để mời gọi bạn đọc tưởng tượng, khám phá và suy ngẫm
Nhân vật còn là công cụ để tái hiện con người với số phận và tính cách Bởi tính cách, số phận là kết tinh của môi trường hoàn cảnh nên nhân vật văn học còn đóng vai trò là người dẫn dắt bạn đọc vào các thế giới khác nhau của đời sống, và trước hết là phương tiện để nhà văn mở ra những cánh cửa vào hiện thực rộng lớn, tiếp cận các đề tài, chủ đề mới mẻ Qua nhân vật, ta hiểu được bản chất của chế độ
xã hội mà nó đang sống Vì vậy mà nhân vật chính là công cụ để nhà văn khái quát bản chất và quy luật của cuộc đời
1.2.2 Nhân vật là phương tiện để thể hiện tư tưởng của tác phẩm:
Nhân vật văn học là một hiện tượng thẩm mỹ, do vậy nó trở thành phương tiện quan trọng trong việc biểu hiện tư tưởng, tình cảm, cái nhìn của nhà văn về thế giới, con người
1.2.3 Nhân vật có chức năng miêu tả và khái quát các loại tính cách con
Trang 17chất xã hội lịch sử của con người thể hiện qua một vài đặc điểm cá nhân, gắn với phẩm chất tâm sinh – lý của họ Theo cách nói của giáo sư Hà Minh Đức thì “tính cách cũng là nhân vật nhưng là nhân vật được thể hiện với một phẩm chất lượng tư tưởng và nghệ thuật cao hơn, tuy chưa đạt đến mức độ là những điển hình “[5 , 133]” và tính cách tự nó cũng bao gồm những thuộc tính riêng biệt, độc đáo mang tính cá nhân nhưng mang lại những nét chung tiêu biểu cho nhiều người khác trong một phạm vi nhất định Đồng thời tính cách cũng có một quá trình phát triển phù hợp với logic khách quan của đời sống Tuy nhiên, trong tác phẩm văn học, có nhân vật được khắc họa tính cách nhiều hay ít hoặc không được khắc họa tính cách, điều này phụ thuộc vào nhận thức và quan điểm lịch sử, có thể dùng một tích cách nhưng trong thời kỳ này được tôn sùng nhưng đến thời kỳ sau lại không được đánh giá như vậy Do đó, có thể nói chức năng khái quát tính cách của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử
1.2.4 Nhân vật đóng vai trò tạo lên mối liên hệ tổng thể trong tác phẩm:
Nhân vật quyết định phần lớn vừa cốt truyện, vừa việc lựa chọn chi tiết ngôn ngữ, kết cấu, các biện pháp nghệ thuật thể hiện Nhân vật có vai trò liên kết các sự kiện trong tác phẩm Một phần lớn nhờ nhân vật mà kết cấu tác phẩm đạt được sự thống nhất, hoàn chỉnh, chặt chẽ và nhiều tiềm năng biểu đạt của các phương tiện ngôn ngữ được phát lộ, để rồi tự chúng trở thành những phương diện nghệ thuật độc lập, có thể được nghiên cứu như những đối tượng thẩm mỹ chuyên biệt
1.3.CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA NHÂN VẬT:
Nhân vật là sản phẩm của sự hư cấu nghệ thuật , hiện lên trong sự hình dung của bạn đọc như một thể thống nhất trọn vẹn, bao gồm nhiều yếu tố, tên gọi,
Trang 18ngoại hình, trang phục, tâm sinh lý, tính cách, số phận…Tất cả chúng đều thể hiện qua cách miêu tả nào đó của nhà văn
1.3.1 Tên gọi và cách gọi tên của nhân vật:
Có thể nói tên gọi là yếu tố đầu tiên để người đọc nhận ra nhân vật Thông thường tên gọi có thể giúp cho con người cá biệt hóa, khu biệt các cá nhân, sự vật hiện tượng với nhau Nhưng với nhân vật văn học, tên gọi không đơn thuần chỉ có chức năng đó.Đặt tên cho nhân vật, tác giả luôn trăn trở và thường gửi gắm rất nhiều các dụng ý nghệ thuật
Mỗi một trào lưu, một phương pháp sáng tác có một cách đặt tên
riêng.Không phải ngẫu nhiên mà tên nhân vật trong văn học lãng mạn thường rất đẹp, thậm chí là bóng bẩy như: Ngọc, Lan, Thi (trong”Hồn bướm mơ tiên” của Khái Hưng) hay tên nhân vật của chủ nghĩa hiện thực phê phán thường rất giản dị,đời thường như: cái Tý chị Dậu, thằng Dần…(trong” Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố).Thậm chí có những cái tên như mang trong mình cả tính cách hình thức cũng như số phận của nhân vật như: Chí Phèo, Thị Nở, Lang Rận, Đĩ Chuột…Hay có những cái tên gắn với nghề nghiệp như: Bá Kiến, Binh Chức, Đội Tảo…(trong truyện ngắn của Nam Cao) Cùng với cái tên, cách gọi tên, còn là diện mạo và trang phục, ngôn ngữ của nhân vật
1.3.2 Ngôn ngữ của nhân vật:
Ngôn ngữ là yếu tố không thể thiếu khi nhà văn xây dựng nhân vật.Có thể nói nhân vật có thành công hay không được quyết định một phần không nhỏ bởi ngôn ngữ.Có những nhân vật mà câu nói của họ trở lên nổi tiếng hay ám ảnh bạn đọc, làm nổi bật chủ đề của tác phẩm
Trang 19Ngôn ngữ của nhân vật bao gồm: ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc
thoại.Trong đó, đối thoại là tiếng nói, cách đối đáp của nhân vật, là khi nhân vật này nói, nhân vật kia phản ứng ra sao.Qua đối thoại, người đọc không những biết được nội dung cuộc thoại mà còn nắm được tính cách, phẩm chất, năng lực, nghề nghiệp, giai cấp…của nhân vật.Với mỗi loại văn biện pháp này được sử dụng đậm đặc hay thưa thớt là rất rõ rệt.Đối với nhân vật, đối thoại có tác dụng cá biệt hóa nhân vật, làm cho nhân vật hiện lên với một đặc điểm riêng, khu biệt với các nhân vật khác
Nếu đối thoại là tiếng nói bên ngoài thì độc thoại là tiếng nói bên trong, ý nghĩ bên trong thầm kín của nhân vật nhằm thể hiện một sự trăn trở, suy tư nào đó Độc thoại chính là lúc nhân vật thật nhất Qua đó, người đọc có những giây phút lắng đọc để nhìn vào chiều sâu nghệ thuật của tác phẩm xem nhân vật nghĩ gì, nhà văn muốn nói gì về con người và cuộc đời cùng với các biện pháp nghệ thuật cho thấy hình thức bên ngoài của nhân vật, biện pháp độc thoại nội tâm để hoàn thiện nhân vật ở mức độ sâu hơn đó là chiều sâu tâm hồn của nhân vật.Đây cũng chính là
ưu thế của văn chương so với tất cả các loại hình nghệ thuật khác
1.3.3 Tâm lý của nhân vât:
Miêu tả nhân vật thông qua tâm lý (những giằng xé, chuyển biến, quá trình phát triển tâm lý) là một thủ pháp được các nhà văn thường xuyên sử sụng và sử dụng đặc biệt thành công Khi đi vào phân tích, mổ xẻ những gì sâu kín nhất của tâm hồn con người, nhà văn không chỉ giúp cho độc giả hiểu sâu hơn về nhân vật, khiến cho nhân vật hiên lên chân thật và sinh động hơn, có sức hấp dẫn hơn Tâm
lý của nhân vật có biểu hiện phong phú, thông qua: nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, (đối thoại, độc thoại)…Qua quá trình phát triển tâm lý của nhân vật cũng rất đa dạng
Đó là sự thay đổi hoàn toàn từ trạng thái tâm lý này sang trạng thái tâm lý khác,
Trang 20cũng có thể là sự giằng xé, dầy vò bởi một suy nghĩ nào đó, có thể là một tâm lý nhất quán của nhân vật suốt chiều hướng con đường đời
1.3.4 Hành động của nhân vật:
Hành động của nhân vật là yếu tố không thể thiếu để thúc đẩy diễn biến Bên cạnh ngoại hình, việc miêu tả hành động của nhân vật trong chuỗi các tình huống, sự kiện có liên quan trong tác phẩm cũng là một cách để nhà văn giúp độc giả hiểu hơn về tính cách, phẩm chất của nhân vật
1.4 CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT VĂN HỌC:
Để người đọc dễ tiếp nhận, dễ phân tích và khám phá, các nhà nghiên cứu lý luận văn học đã chia thế giới nhân vật thành các kiểu loại khác nhau, dựa theo các tiêu chí về: nội dung, cấu trúc, chức năng của nhân vật
1.4.1 Dựa vào vị trí, vai trò của nhân vật trong kết cấu tác phẩm, người ta phân chia thành: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ Trong đó:
a Nhân vật chính:
Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò then chốt, xuất hiện nhiều trong tác phẩm Đó là con người liên quan đến các sự kiện chủ yếu trong tác phẩm, là cơ sở
Trang 21để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình Ví dụ trong Truyện Kiều của Nguyễn
Du gồm các nhân vật chính là: Thúy Kiều, Thúc Sinh, Kim Trọng, Từ Hải, Hoạn Thư, Tú Bà, Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến, Sở Khanh Đó là những người tham gia vào các sự kiện chính của Truyện Kiều Trong tác phẩm nhân vật chính thường được khắc họa khá đầy đặn, có tiểu sử, có nhiều tình tiết, nhưng cái chính là thể hiện tập trung đề tài, chủ đề của tác phẩm Nhân vật chính phải là người ở trong xung đột của tác phẩm, đại diện cho một phía của xung đột, số phận của nó gắn liền với sự phát triển xung đột của tác phẩm
Trong các nhân vật chính của tác phẩm lại có thể nhận thấy nổi lên những nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm chính, là nơi thể hiện những vấn đề trung tâm của tác phẩm Ví dụ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Nhân vật trung tâm là Thúy Kiều, toàn bộ câu truyện đều xoay quanh cuộc đời của người con gái tài hoa, bạc mệnh trong xã hội phong kiến xưa
b Nhân vật phụ:
Ngoài nhân vật chính là nhân vật phụ Nhân vật phụ là những nhân vật mang các tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phu trợ, bổ sung nhưng không thể coi nhẹ Nhân vật phụ đóng vai trò soi sáng cho nhân vật trung tâm, cho vấn đề trung tâm của tác phẩm, góp phần thể hiện sự đa dạng, sinh động cho bức tranh đời sống được miêu tả Đó là Vương Quan, Đạm Tiên, mụ quản gia, thằng bán tơ, hay lại già họ Đô…trong Truyện Kiều
1.4.2 Dựa vào quan hệ thuận nghịch với ý tưởng:
Xét về phương diện tư tưởng, về quan hệ đối với lý tưởng, các nhân vật lại
có thể chia ra làm nhân vật chính diện (còn gọi là nhân vật tích cực) và sự vật toàn diện (còn gọi là nhân vật tiêu cực) Sự phân biệt nhân vật chính diện và phản diện
Trang 22gắn liền với những mâu thuẫn đối kháng trong đời sống xã hội, hình thành trên cơ
sở đối lập giai cấp và quan điểm tư tưởng
a Nhân vật phản diện:
Nhân vật phản diện là những tính cách xấu xa trái với đạo lý và lý tưởng của con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm với thái độ chế giễu,lên án, phủ định Ví dụ: đó là các nhân vật: Jave trong tiểu thuyết Những người khốn khổ của V.Huygô hay Hoạn Thư, Sở Khanh, Mã Giám Sinh , Tú Bà trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
b Nhân vật chính diện:
Đối lập với nhân vật phản diện là nhân vật chính diện Nhân vật chính diện
là nhân vật thể hiện những giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp đẽ, những hành
vi cao cả của con người được nhà văn miêu tả khẳng định, đề cao trong tác phẩm theo một quan điểm, tư tưởng, một lý tưởng xã hội thẩm mỹ nhất định Đó là người
mà tác phẩm khẳng định và đề cao những tấm gương về phẩm chất cao đẹp của con người một thời Nhân vật chính diện thời nào cũng tập chung thể hiện những
tư tưởng xã hội và lý tưởng thẩm mỹ của cuộc đời mình Đó là tinh thần công dân, dân chủ cổ đại thể hiện thông qua nhân vật Prômêtê trong kịch của Etsin Nhân vật chính diện đều là nhân vật lý tưởng hoặc ít nhiều mang tính chất lý tưởng Nhân vật lý tưởng chính là chỗ nhân vật chính diện đã đạt tới chỗ chọn vẹn, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc, một thời đại
1.4.3.Dựa vào thể loại:
Dựa vào thể loại văn học, có thể chia nhân vật thành: nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự, nhân vật kịch
a.Nhân vật trữ tình:
Trang 23Nhân vật trữ tình là hình tượng người phát ngôn cảm xúc trong tác phẩm trữ tình Nhân vật trữ tình thường không có diện mạo,hành động, lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch, mọi tác động của môi trường sống chỉ khiến nhân vật đó bộc lộ cảm xúc buồn hay vui mà thôi Nhưng nhân vật trữ tình lại được cụ thể hóa trong cảm xúc, tình cảm, trong giọng điệu, cách cảm, cách nghĩ Qua
những trang thơ, ta như bắt gặp tâm hồn người, tấm lòng người, đó là những nét độc đáo của nhân vật trữ tình
b.Nhân vật tự sự:
Nhân vật tự sự bắt nguồn từ những con người bình thường, con người hàng ngày với tất cả tính tự nhiên, nhiều vẻ của nó Mỗi nhân vật đều mang trong mình sắc thái thẩm mĩ đa dạng Nhân vật tự sự được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh như: tiểu sự, chân dung, tâm sinh lí, tính cách, và đặc biệt là chiều hướng con đường đời So với nhân vật trữ tình và nhân vật kịch thì nhân vật tự sự được thể hiện ở những phương diện đa dạng, rộng lớn hơn nhiều trên chiều rộng của không gian, chiều dài của thời gian Vì thế mà nó gắn bó toàn diện hơn cả với thời đại của mình Đọc “ Chí Phèo” của Nam Cao, ta thấy Chí Phèo hiện lên khá sinh động, rõ nét với các chi tiết về: ngoại hình, tiểu sử, hành động, nội tâm… Qúa trình bần cùng hóa, lưu manh hóa của Chí Phèo cũng là tiêu biểu cho cuộc sống của một bộ phận nông dân trong xã hội thực dân phong kiến thời bấy giờ
Như vậy, có thể nói, nhân vật tự sự là kiểu nhân vật có thể thể hiện con người ở các chiều hướng phong phú nhất!
c.Nhân vật kịch:
Trang 24Nhân vật kịch là loại nhân vật chỉ xuất hiện trong những mâu thuẫn, xung đột, ở dòng xoáy của cuộc sống , vào lúc cuộc sống sôi động nhất Nhân vật kịch là loại nhân vật hành động, những tác động của môi trường sống đều dễ dẫn đến hành động và qua hành động bộ lộ được tính cách của nhân vật Số phận của nhân vật kịch có sự biến đổi dễ dàng, nhanh chóng cùng với sự giải quyết mâu thuẫn Giải quyết xung đột đến đâu, ta biết số phận đến đó Do sự quy định của không gian sân khấu đặc thù nên so với nhân vật tự sự, nhân vật kịch không thể được khắc họa với những chi tiết miêu tả tỉ mỉ, không có tích cách quá phức tạp, số lượng cũng không thể nhiều Nhân vật kịch cũng không phải có tính cách nổi bật, thường chứa đựng những cuộc đấu tranh nội tâm mang tính tư tưởng rõ nét
Nhân vật kịch thường được thể hiện thông qua đối thoại, độc thoại, xung đột
1.4.4 Đôi nét về nhân vật trong Nghìn lẻ một đêm:
Nhân vật xuất hiện trong Nghìn lẻ một đêm khá nhiều, gồm nhiều loại nhân
vật nhưng điển hình hơn cả là thế giới nhân vật công chúa, hoàng tử.Điều này cũng không có gì là khó hiểu vì nó rất phù hợp với cốt chuyện của những câu chuyện cổ tích xưa, hoàng tử và công chúa là để thể hiện ước mơ của người xưa luôn vươn tới một vẻ đẹp hoàn mỹ, vẻ đẹp mà chỉ có trong cổ tích mới có Nhân vật trung tâm hay nhân vật chính trong truyện là nàng Sêhêrazát được giao nhiêm vụ thực hiện một chức năng cố định từ đầu đến cuối tác phẩm đó là kể những câu chuyện lôi cuốn, hấp dẫn tên vua bạo chúa để cứu chính bản thân mình nói riêng thoát khỏi cái chết và cứu bao cô gái vô tội khác nói chung.Thế giới cổ tích với bao câu
chuyện hấp dẫn của nàng Sêhêrazát còn xuất hiện hàng loạt nhân vật Đó là lão đánh cá chăm chỉ nhưng kém may mắn trong cuộc sống, là những chàng khất sĩ con vua gặp bao sóng gió nhưng cũng tìm lại được hạnh phúc của mình,là nàng
Trang 25công chúa gan dạ, dũng cảm đã cứu được các anh mình thoát chết… nhân vật
không chỉ là những con người mà đôi khi còn là những vật, những con vật như con chim biết nói thông minh, hay cây đèn thần kì…tất cả đã tạo nên một thế giới nhân vật đa dạng, muôn hình muôn vẻ góp phần làm nên sức sống lâu bền của tác phẩm
nào mang tên Nghìn lẻ một đêm.Qủa đúng là như vậy, đó là cuốn sách của trẻ em,
đó là cuốn sách của chàng trai trẻ, cũng là cuốn sách của người cao tuổi Trẻ em tìm thấy lại ở đó những câu chuyện kể lung linh mà bà vú nuôi đã kể cho nghe tự hồi còn nằm nôi, được mở rộng thêm nhiều qua những cung cách ngây thơ, chàng trai trẻ theo dõi chăm chú đến mức mệt hụt hơi tất cả nhưng đam mê tươi mát và trong sáng của phương Đông, người cao tuổi dù đã tỉnh ra khỏi mọi ảo tưởng trên đời, vẫn vui thích với những ảo tưởng duy nhất đã không lừa dối ai, bởi chất thơ thể hiện trong tác phẩm rất phù hợp với thực tế
J.Janin phát triển nhận định của mình: “Tác phẩm ấy, nguồn gốc của nó đầy
bí ẩn, tác giả của nó là khuyết danh” song nghê thuật xây dựng tác phẩm thì đầy hấp dẫn và thú vị Bạn hẳn từng đọc trong bộ sách “câu chuyện về cái bình” được người đánh cá kéo lưới vớt lên từ đáy biển.Nắp bình được mở và thế là đột nhiên qua làn khói dày đặc bạn thấy bước ra một con người khổng lồ Bạn đọc hẳn cũng từng đọc câu chuyện về cái hộp bằng thủy tinh với chiếc khóa vàng Cái hộp mở
nắp, bỗng dưng từ trong hộp hiện ra một cô gái dung nhan tuyệt vời Đấy truyện kể
Trang 26Nghìn lẻ một đêm là như thế đấy! Nó là cái bình giấu dưới đáy biển sâu, từ đó thoát
ra con người khổng lồ,nó là cái hộp thủy tinh quý báu từ đó bước ra người mỹ nữ Đông phương Nó là duyên dáng và sức mạnh, là giấc mộng đẹp và những đêm không ngủ, là thiên thần và quỷ sứ, cái thiện và cái ác, là tất cả mọi đam mê, mọi
ảo giác, mọi đạo đức, mọi dối trá trên đời ở bất kỳ ngôn ngữ nào, kể cả trong thơ Aristote
2.2.TÍNH KHÁC THƯỜNG CỦA THẾ GIỚI NHÂN VẬT:
2.2.1 Bảng khảo sát:
Bảng khảo sát nhân vật trong Nghìn lẻ một đêm :
STT Các nhân vật Có tên Không tên Thành phần, nghề nghiệp
1 Saria x Hoàng tử đầu của vua
2 Sadơnăng x Hoàng tử thứ 2 của vua
4 Sêhêrazát x Con gái đầu của tể tướng
5 Đináczát x Con gái thứ 2 của tể
Trang 2828 Hoàng đế Harun
Anrasit
29 Tể tướng Giafa x Tể tướng
30 Tể tướng Mêrua x Tể tướng
35 Hoàng tử Agíp x Con vua
36 1 cậu con trai x Con trai 1 nhà buôn
40 1 người khuôn
vác là Hinbát
43 1 người đàn ông x Chăn ngựa
Trang 2944 Thuyền trưởng x Lái tàu
50 NuarếtđinAli x Con thứ của vua
51 Viên hoạn nô
Trang 3063 1 người đổi tiền x Đổi tiền
64 1 người tiến sĩ x Tiến sĩ
Trang 3286 Đêriaba x Công chúa
Trên đây là bảng thống kê các nhân vật trong Nghìn lẻ một đêm,chúng ta
thấy có 86 nhân vật Tuy nhiên nếu thống kê một cách cụ thể thì có 325 nhân vật tất cả,vì trong số các nhân vật trên có rất nhiều nhân vật không có tên trùng với nhau như: vua, tể tướng, công chúa, hoàng tử, nô lệ…và vậy chúng ta chỉ nêu ra 86 nhân vật xuất hiện trong câu chuyện
2.2.2 Nhân vật khác thường về ngoại hình:
Trong Nghìn lẻ một đêm ta bắt gặp rất nhiều nhân vật khác thường về ngoại
hình và theo thống kê thì có 124 nhân vật kiểu khác thường về ngoại hình
Ngoại hình là yếu tố bên ngoài tác động trước tiên và trực tiếp tới đối
phương trong giao tiếp Thông qua việc miêu tả ngoại hình, phần nào hé mở cho người đọc về phẩm chất, tính cách hay số phận của nhân vật Trong truyện cổ
Nghìn lẻ một đêm chúng ta thấy có khá nhiều nhân vật được hiện lên, cá thể hóa,
khu biệt hóa thông qua ngoại hình Nhân vật chính trong truyện là nàng Sêhêrazát với hàng ngàn câu truyện kể mỗi đêm Nàng hiện lên không được miêu tả quá nhiều về ngoại hình nhưng chỉ cần “nàng có sắc đẹp tuyệt trần” là bạn đọc cũng đã tưởng tượng ra được một nàng công chúa xinh đẹp tới nhường nào Không chỉ có vậy mà “sáng ngời trên tất cả những mặt tài hoa ấy, là đức hạnh kiên trinh”[1, 59] Dưới sự tuởng tượng của tác giả dân gian đúng là không còn lời nào để nói hết được vẻ đẹp về nhan sắc và phẩm hạnh của nàng
Trong truyện Nghìn lẻ một đêm ta bắt gặp thật là nhiều công chúa, nhiều
hoàng tử và cũng thật nhiều người đẹp “một người đàn ông nọ có một bà vợ xinh