Nhân vật khác thường về ngoại hình

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong nghìn lẻ một đêm (Trang 32 - 41)

6. Cơ cấu khóa luận

2.2.2. Nhân vật khác thường về ngoại hình

Trong Nghìn lẻ một đêm ta bắt gặp rất nhiều nhân vật khác thường về ngoại

hình và theo thống kê thì có 124 nhân vật kiểu khác thường về ngoại hình. Ngoại hình là yếu tố bên ngoài tác động trước tiên và trực tiếp tới đối phương trong giao tiếp. Thông qua việc miêu tả ngoại hình, phần nào hé mở cho người đọc về phẩm chất, tính cách hay số phận của nhân vật. Trong truyện cổ

Nghìn lẻ một đêm chúng ta thấy có khá nhiều nhân vật được hiện lên, cá thể hóa,

khu biệt hóa thông qua ngoại hình. Nhân vật chính trong truyện là nàng Sêhêrazát với hàng ngàn câu truyện kể mỗi đêm. Nàng hiện lên không được miêu tả quá nhiều về ngoại hình nhưng chỉ cần “nàng có sắc đẹp tuyệt trần” là bạn đọc cũng đã tưởng tượng ra được một nàng công chúa xinh đẹp tới nhường nào. Không chỉ có vậy mà “sáng ngời trên tất cả những mặt tài hoa ấy, là đức hạnh kiên trinh”[1, 59]. Dưới sự tuởng tượng của tác giả dân gian đúng là không còn lời nào để nói hết được vẻ đẹp về nhan sắc và phẩm hạnh của nàng.

Trong truyện Nghìn lẻ một đêm ta bắt gặp thật là nhiều công chúa, nhiều

đẹp”. Một thế giới chỉ toàn những con người như được tạo hóa nhào nặn từ trước. Trong “chuyện ba khất sĩ con vua và năm thiếu phụ ở thành Bát đa” có “một thiếu phụ vóc người xinh đẹp, khoác một tấm mạng bằng xatanh[1,157] và đằng sau vẻ đẹp của thiếu phụ đó là cả một câu chuyện dài về cuộc đời và nỗi khổ riêng của nàng. Người xưa có câu : “hồng nhan bạc phận” quả đúng không sai. Số phận của thiếu phụ cũng đầy rẫy khó khăn và gian khổ nhưng để kết thúc phù hợp với kết thúc của câu chuyện cổ tích thì thiếu phụ đó vẫn tìm lại được hạnh phúc của mình.Không chí có công chúa, thiếu phụ mới được tác giả dân gian dành cho những ưu ái, những từ ngữ đẹp nhất mà các hoàng tử cũng nhận được sự ưu ái đó “tể tướng có hai người con trai đều khôi ngô tuấn tú”[1,385]. Cũng có những lúc mà thần linh cũng phải ngẩn ngơ chăm chú ngắm sắc đẹp của chàng thanh niên trẻ “ trông con người đẹp đẽ dường này, hẳn đây là một thiên thần hạ giới, mà Thượng đế phái xuống để làm cho nhân loại phải đảo điên vì sắc đẹp củachàng”[1,493].Thế

giới nhân vật trong Nghìn lẻ một đêm đẹp lạ thường,cái đẹp của sự hoàn hảo dường

như không có gì có thể hoàn hảo hơn.Qủa thực bạn đọc như được bước vào một thế giới thần tiên công chúa, hoàng tử thật là tuyệt vời biết bao khi thưởng thức câu chuyện li kì và hấp dẫn này. “Thân hình nàng đều đặn, khuôn mặt nàng hoàn hảo, nước da tươi, đôi mắt sáng long lanh, khiến cho tôi hầu như không chịu đựng nổi ánh mắt ấy”[1, 523] đó là những từ ngữ nói về cho thiếu phụ thứ hai trong truyện Chuyện viên thầy lang Do Thái kể.Ta cảm nhận thấy dường như những vẻ đẹp được tạo hóa ban cho những con người ấy như những hòn ngọc sáng lấp lánh, không có một vết nứt nào luôn tỏa sáng vẻ đẹp của nó ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh.

Những từ ngữ đẹp đẽ ấy không chỉ dành riêng cho thế giới quý tộc mà đến tầng lớp nô tì, nô lệ cũng đẹp lạ thường : “hai con ở nhỏ tuổi,da trắng như tuyết đẹp lộng lẫy, ăn mặc rất sạch sẽ ra mở cửa”[1,479].Bạn đọc cũng sẽ bắt gặp hình

ảnh của cô nô lệ trẻ xinh đẹp, thông minh: “Nhà buôn Ba Tư tới mang theo một nữ nô lệ cực kỳ xinh đẹp, ăn đứt tất cả những người mà y được thấy mặt từ trước tới nay”.[1, 44].Những con người bé nhỏ ấy không chỉ đẹp vẻ đẹp bên ngoài mà còn là những con người thông minh, sắc sảo : “Ngoài trí thông minh và kiến thức của cô ta, nhà buôn còn đảm bảo rằng người nữ nô lệ ấy có thể đấu trí với bất kỳ ai thông thái, minh mẫn nhất trên đời”.[1,45].Càng đọc ta càng thấy cuốn hút một sức hút kì lạ không chỉ bởi những câu chuyện hấp dẫn đầy thú vị mà ta còn như được hiểu thêm về vẻ đẹp ngoại hình cũng như vẻ đẹp tâm hồn của những con người Ả rập xưa.

Ta không chỉ bắt gặp những con người đẹp đẽ, hiền lành tốt bụng khi đọc chuyện mà bên cạnh đó cũng có một bộ phận không nhỏ những xấu xí, nhỏ nhen ích kỉ. Số lượng các nhân vật này tuy không nhiều song tác giả dân gian cũng dành một số ít trang nói về những nhân vật này.Ta bắt gặp hình ảnh của một lão tể tướng khó tính hay đố kị trong chuyện Nua rết đin và Người đẹp Ba Tư như sau : “Lão luôn nhăn mặt như bị và làm bực bội mọi người bất kể người ấy sang hay

hèn.Thêm vào đó, đã không biết dùng của cải giàu có của mình để làm nên danh giá, lão ta lại hà tiện rán sành ra mỡ, đến nỗi nhịn tiêu dung cả những thứ cần thiết.Không một ai chịu đựng được hắn”[1, 42]. Hay là 2 cô chị trong

chuyện“chuyện hai người chị ganh tị với cô em út hay là con chim biết nói cũng chính vì long tham, sự đố kị mà 2 cô chị đã nhẫn tâm hãm hại cô em dù rằng đó chính là em ruột cuả mình.Vì danh lợi mà họ không từ một thủ đoạn nào cho dù là bỉ ổi nhất để đem lại sóng gió cho em gái ruột cua mình : “Lòng ganh tị này không những làm vẩn đục niềm vui của chính họ mà còn gây cho cô út những điều bất hạnh lớn, sự nhục mạ và đau khổ không thể nào tả xiết”[1, 894].

Thế giới nhân vật trong Nghìn lẻ một đêm với sự đan xen gắn kết rất ăn ý

giữa vẻ đẹp về thể xác với vẻ đẹp tinh thần đã tạo những nét đặc sắc của những nhân vật khác thường về ngoại hình.Ý nghĩa hay nói đúng hơn là sự có mặt của các nhân vật này làm cho câu chuyện trở nên phong phú, hấp dẫn bạn đọc hơn giúp ta hiểu thêm về tính chất nhân văn của chuyện. Bất kì ai đọc bộ truyện cổ Ả rập này đều nhận thấy nó tôn vinh đạo Hồi, tôn vinh cái đẹp cũng như các quy tắc của đạo ấy trong đời thường, thể hiện bằng giáo luật.Cuộc đời con người ngắn ngủi.Khi nhắm mắt xuôi tay,con người ai cũng bị cáo buộc và phải chịu sự “ phán xét cuối cùng”. Phải xuống địa ngục nếu là tội ác nhiều hơn việc thiện.Kẻ ác phải xuống địa ngục, người hiền được lên thiên đường, đó là quan niệm bất di bất dịch của tôn giáo.Không chỉ thế mà nó còn giáo dục lối sống ở đời con người được xã hội kính trọng là con người làm ăn chuyên cần mà biết vui chơi, giải trí, thành thạo trong hành lạc nhưng không sa đà vào lãng phí xa hoa, người cực kì giàu sang vẫn cần phải dành dụm, cất giữ một phần tài sản phòng khi thất cơ lỡ vận, thanh niên không được chỉ biết hưởng lạc cho dù bỗng chốc được thừa kế một di sản kếch sù

ông cha để lại…Đó là thông điệp mà Nghìn lẻ một đêm muốn gửi tới bạn đọc.

2.2.3. Những nhân vật khác thường về hành động,ứng xử:

Trong truyện Nghìn lẻ một đêm , chúng ta không chỉ bắt gặp nhân vật khác

thường về ngoại hình mà còn xuất hiện những nhân vật khác thường về hành động,ứng xử. Số lượng nhân vật này không nhiều chỉ có 32 nhân vật thuộc hệ thống nhân vật khác thường về hành động, ứng xử.

Nàng Sêhêrazát trong chuyện là một cô gái xinh đẹp, thông minh rất mực, đã không quản hiểm nguy dám hi sinh tấm thân ngọc ngà của mình để cứu các bạn gái khỏi cảnh ô nhục và cái chết bi thương.Hai anh em hoàng đế nước Đại Ba Tư đều

bị hoàng hậu phản bội.Một hôm, được lệnh của anh triệu về, em vội vã lên đường. Xa giá vừa ra khỏi kinh thành, đã nghỉ lại, nhà vua nhớ hoàng hậu, một mình quay lại cung định tự tình với vợ yêu quý một lần nữa. Nhưng hỡi ôi! Nhà vua không được gặp hoàng hậu như trong cảnh nhớ nhung thao thức mà lại gặp cảnh hoàng hậu đang ngủ say trong vòng tay một người đàn ông khác ngay trên giường ngự của mình. Nổi giận, nhà vua chém chết đôi gian phu dâm phụ, ném xác xuống hào rồi lặng lẽ trở lại hành cung và ra lệnh khởi hành. Vua tuyệt nhiên không cho ai biết nỗi khổ riêng đang giày xé lòng mình. Câu chuyện bi kịch ấy cũng xảy ra với người anh, khi được tự mình chứng kiến hành động dâm ô của hoàng hậu, ông cũng vô cùng chán ngán. Hai nhà vua,hai ông chồng đan buồn chán ngao ngán về thế sự này lại chính là những kẻ bị ả ép buộc làm những tình nhân bất đắc dĩ. Thật là mỉa mai làm sao!

Vậy ra đàn bà ở đâu cũng vậy và ai cũng như ai thôi. Không có cánh nào đủ hiệu lực ngăn ngừa,để cho họ giữ vẹn lòng chung thủy với chồng. Chỉ còn một cách- hoàng đế nước Đại Ba Tư rút ra kết luận- là giết ngay người con gái vừa chung chăn gối, không để cho sống đến ngày hôm sau. Thế là cứ mỗi đêm một cô gái trinh đi lấy chồng và sáng hôm sau một người đàn bà thiệt mạng. Hành động của tên vua thật là độc ác. Hắn đã mang nỗi đau của chính bản thân mình gieo dát nỗi đau cho bao nhiêu người trong thành phố. Đó là hành động dã man của một tên bạo chúa có quyền hành trong tay thật là kinh tởm. Cảnh tang tóc bao phủ khắp kinh thành. Cung đình tràn ngập máu. Nỗi đau đớn xé lòng mọi người mẹ, người cha, người chồng, người yêu chưa cưới.

Lẽ ra là một vị hoàng đế, một vị vua, một đấng minh quân người đứng đầu muôn dân cai tri cả một đất nước phải có những hành động anh minh làm gương cho dân chúng phải nể phục, thì hoàng đế tỏ ra như một tên ăn thịt người dã man, mất hết tính người giống như loài câm thú. Giữa lúc ấy, xuất hiện cứu tinh, nàng

Sêhêrazát, người chịu trách nhiệm thi hành lệnh tàn bạo của vua. Lẽ ra cũng phải đau khổ vì sắp phải lìa xa cuộc đời, xa những người thân yêu nhất của mình thì nàng Sêhêrazát khẩn khoản xin cha dẫn mình vào hoàng cung hiến cho hoàng đế. Sự táo bạo của nàng đã khiến người cha đau khổ vô cùng : “ Con điên hay sao ?” là những lời tể tướng kinh hoàng nói với con gái mình. Sêhêrazát đáp lại : “Vâng, thưa cha, con hiểu rõ tất cả mọi nguy hiểm con sẽ phải trải qua, nhưng nó không hề làm cô sợ hãi. Nếu con chết, cái chết của con sẽ vinh quang. Nếu con thành đạt trong việc này, con sẽ giúp cho quê hương đất nước một công việc quan trọng.[1, 60].Một việc làm quả thực là rất nguy hiểm, sự sống và cái chết đang rất gần nhau nhưng đối với một cô gái nhỏ bé ấy vẫn không ngăn nổi nàng. Nàng vẫn quyết tâm vào cung hầu hoàng đế, chỉ xin mỗi một đặc ân cho phép em gái nhỏ của nàng được ngủ với chị: “một đêm cuối cùng”. Vua đồng ý.Tảng sáng hôm sau, một giờ trước khi mặt trời mọc, cô em gái nhỏ được dặn trước, liền gọi chị và khẩn khoản xin kể cho nghe “ một trong những câu chuyện hay hay mà chị rất thành thạo”. Nàng Sêhêrazát bắt đầu kể. Trời sáng rồi mà chuyện hay còn dang dở.Nhà vua nửa cần đi thiết triều, nửa muốn nghe nốt, liền cho hoãn lệnh sử tử người con gái đến ngày hôm sau. Một đêm nữa, rồi lại một đêm nữa…chuyện vẫn dở dang vào đoạn hay nhất, vừa lúc trời sáng và án tử hình lại phải hoãn lại. Cứ thế, truyện này nối tiếp truyện kia,truyện sau lồng vào truyện trước. Trước mắt chúng ta là cả một thế giới nhân vật : hoàng đế, hoàng hậu, tể tướng, hoàng tử, vương tôn, nhà hiền triết, bậc tu hành. Và phúc thần, và phù thủy và ma quỷ và tiên nữ. Khi là cảnh cung đình rực rỡ đèn hoa, lộng lẫy ngọc ngà châu báu, khi là cảnh dạt tàu cướp miếng ăn của ma mà sống. Lúc chuyện xảy ra trong thế giới thần tiên, lúc ở nơi đầu đường xó chợ. Về không gian, các chuyện xảy ra ở những nơi ngày nay được ghi trên bản đồ là Ấn Độ và Sơri Lanca, Liên Xô và Trung Quốc, Gioócđani và Iran.

Câu chuyện hay đúng hơn là bộ sưu tập, là kho tàng những câu chuyện- mở đầu bằng những tình tiết gây ấn tượng không lấy gì làm tốt đẹp đối với người phụ nữ, đối với đức hạnh của những người vợ. Những cái nút thắt vừa thắt lại thì đã tháo ngay làm nổi bật rõ phẩm chất cao quý của một người con gái, trí tuệ sáng ngời của chính người đàn bàn, chứ không phải là người thuộc giới tính khác. Sêhêrazát là người phụ nữ đã làm được điều đó. Toàn bộ tác phẩm mở đầu với hành động cực kỳ hung bạo, hơn cả súc vật của một tên vua- bởi ngay loài cầm thú con đực cũng không bao giờ cắn con chết con cái vì làm như vậy là trái với tự nhiên, là tự mình diệt chủng nhưng câu chuyện kết thúc bằng một cử chỉ hoàn toàn hợp với tính người. Một kết thúc “ có hậu” theo truyền thống dân gian. Thật ra Antoine Galland chưa hề dịch phần kết này, bởi ông còn có ý định sưu tầm và dịch tiếp nhiều câu chuyện khác nữa, chẳng may ông lâm bệnh nặng qua đời. Phần kết của câu chuyện này rất ngắn, đó là tới đêm 1001, nhà vua nước Ba Tư cổ( hay nước Ấn Độ cảm phục trước tài năng và đức độ của nàng Sêhêrazát, đã quyết định ân xá, để nàng sẽ được thiên hạ tôn vinh như người giải thoát cho tất cả các cô gái trẻ nhẽ ra lần lượt chịu tử hình vì nỗi hận thù bất công của nhà vua. Nhà vua phong nàng làm hoàng hậu và sống một cuộc sống hạnh phúc với nàng .

Số lượng nhân vật khác thường về hành động,ứng xử chiếm số lượng ít song giá trị mà nó mang lại thì không ít tí nào. Chính có sự xuất hiện của các nhân vật đó giúp ta hiểu thêm về cuộc sống của những vị vua chúa ngày xưa của Ấn Độ, hiểu thêm về những phong tục tập quán của người Ảrập xưa.Tất cả hiện lên rất rõ như một bản tường trình đầy chi tiết và chặt chẽ.Bạn đọc khi đến với tác phẩm không chỉ với hình thức mua vui, giải trí mà còn mang lại những hiểu biết nhất định về con người, về cuộc sống đời thường.

Tìm hiểu về Nghìn lẻ một đêm người đọc cảm nhận được trong thế giới

ấy có rất nhiều nhân vật, có những nhân vật có tên nhưng cũng có những nhân vật không tên xong vẫn có sự phân chia rất rõ ràng. Nhân vật chính cũng là nhân vật được nhắc tới trong suốt câu chuyện từ đầu tới cuối là nàng công chúa xinh đẹp, thông minh Sêhêrazát.Tiếp theo đó là sự xuất hiện của những nhân vật lí trí, nhân vật hạnh phúc, nhân vật bi kịch cũng chiếm một số lượng khá nhiều trong

truyện.Bên cạnh những nhân vật trên ta không thể không nhắc tới sự góp mặt của những nàng công chúa, hoàng tử, hoàng đế, tể tướng hay những người lái buôn,

những người dân bình thường thấp cổ bé họng. Tất cả đã tạo nên một Nghìn lẻ một đêm sống mãi trong lòng bạn đọc hôm nay và mai sau.

2.3.1. Nhân vật chính Sêhêrazát:

Ai từng đọc Nghìn lẻ một đêm chắc đều nhớ những câu đưa đẩy của hai chị

em nàng Sêhêrazát.Đêm đêm, chờ đến lúc trời gần sáng, cô em Dinarade lại van vỉ nàng Sêhêrazát: “ chị quý yêu của em ơi, nếu chị không ngủ, xin chị hãy kể cho em nghe một câu chuyện hay hay mà chị biết rất nhiều”.[1,74]. Nàng Sêhêrazát là con gái yêu của chính tể tướng vì không thể chịu nổi cách hành xử của tên hoàng đế

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong nghìn lẻ một đêm (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)