Nhân vật hạnh phúc

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong nghìn lẻ một đêm (Trang 45)

6. Cơ cấu khóa luận

2.3.3. Nhân vật hạnh phúc

Trong Nghìn lẻ một đêm đã có không ít những nhân vật bi kịch xuất

hiện với những đau khổ, tủi nhục thì cũng có không ít những nhân vật hạnh phúc. Số lượng nhân vật hạnh phúc trong chuyện là 213 nhân vật.Đối lập với nhân vật bi kịch, nhân vật hạnh phúc là những con người dù đã trải qua nhiều đau khổ bất hạnh song vẫn tìm được hạnh phúc, có một kết cục tốt đẹp.Điển hình là nàng công chúa Sêhêrazát – một người con gái thông minh vẹn toàn đã thoát khỏi cái chết mà lẽ ra nàng phải chịu do tên vua độc ác thực hiện để trở thành một hoàng hậu đức hạnh, cao quý, dũng cảm, thông minh được mọi người biết đến và tôn sung nàng.Kết thúc câu chuyện nàng Sêhêrazát không những không thoát khỏi cái chết bi thương mà còn được trở thành hoàng hậu- người hoàng hậu hạnh phúc nhất thế gian vì đã thu phục được một đấng anh minh nhưng lại độc ác vô cùng.

Lão đánh cá dù có những lúc tưởng như cuộc đời đầy bất lực, tưởng chừng như có lúc đã sắp phải chết dưới tay của vị thần hung bạo song trải qua bao thăng trầm sóng gió, lão là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự giải thoát của quốc vương trẻ, nên đã được : “hoàng đế ban thưởng cho nhiều của cải, làm cho lão và gia đình sống hạnh phúc đến trọn đời”[1,156].Cuộc sống cũng rất công bằng, lão đánh cá dù nghèo khổ lúc đầu nhưng cuối cùng lão cũng được hạnh phúc. Kết thúc câu chuyện là một kết thúc có hậu rất hợp lý và đó cũng là kết thúc chung của các câu chuyện cổ tích xưa mà ở tuổi thơ mỗi người vẫn thường được bà, được mẹ kể cho nghe.

Trong tập truyện về ba khất sĩ con vua và ba nàng Zôbêit, nàng Amin, nàng Xaphi ta cũng bắt gặp những nhân vật hạnh phúc. Ba khất sĩ đều là con vua là các hoàng tử nhưng do không may mắn gặp những chuyện bất chắc khác nhau đều trở thành khất sĩ. Nàng Zôbêit và nàng Amin là những người con gái xinh đẹp, cũng đã trải qua rất nhiều sóng gió của cuộc đời cuối cùng tất cả cũng đều được hạnh phúc. Đó là kết quả của những con người bé nhỏ, nhưng biết vượt lên số phận để dành được hạnh phúc của chính mình. Cuối cùng : “Hoàng đế tuyên bố nhận Zôbêit làm vợ. Vua lại gợi ý ba chị em kia nên lấy ba khất sĩ con vua. Tất cả đều rất biết ơn và nhận cưới ba nàng. Hoàng đế ban cho mỗi chàng một tòa lâu đài tráng lệ trong thành phố Bátđa và cất nhắc họ lên giữ những trách nhiệm cao sang trong nước. Vua cho họ tham dự các công việc cơ mật của triều đình. Viên đệ nhất pháp quan thành phố Bátđa được triệu đến cùng với những người làm chứng, lập giấy giá thú và hoàng đế Harun An- Rasít trứ danh, người mang lại hạnh phúc cho bấy nhiêu người đã trải qua những bước gian truân không sao tưởng tượng nổi, được mọi người vô cùng ca ngợi và hàm ơn”[1,295].Tất cả tưởng chừng như một giấc mơ vì đối với mọi người sau bao gian khó đó lại không ngờ rằng có ngày mình được hạnh phúc như thế này. Nhưng giấc mơ đó là sự thật- một giấc mơ có thật để làm cho con người ta vỡ òa trong hạnh phúc không sao kìm nén nổi cảm xúc của mình.

Trong truyện NuarếtđinAli và Bêrếtđin có hai nhân vật chính là Nuarếtđin Ali là cha và con là Bêrếtđin. Khi sinh hạ được người con trai không lâu đặt tên con là Bêrếtđi Ratxan cậu bé được cha mình yêu thương hết mực, ông cho mời về những gia sư cực kỳ xuất sắc về dạy con mình.Như vậy cậu bé sinh ra đã may mắn được sống trong sự yêu thương, đùm bọc, dạy dỗ của cha mẹ mình. Nhưng chuyện gì tới cũng phải tới một hôm cha cậu lâm bệnh nặng và qua đời.Người con trai đau đớn vô cùng. Trước khi lâm chung, người cha không ngừng nghĩ tới người con và

cũng vẫn không quên dạy con mình lần cuối. Ông gọi con trai mình tới và căn dặn những đạo lý làm người : “Con ơi,con thấy đấy, trong cuộc đời này không có gì là vĩnh cửu, chỉ có nơi cha sắp đến là vĩnh hằng mà thôi. Ngay từ bây giờ con phải sẵn sang để rồi mai đây đến cái nơi mà cha sắp đến. Con phải chuẩn bị sao cho lúc ra đi vào cõi vĩnh hằng không có gì phải nuối tiếc, không để lại việc gì mà lương tâm có thể trách móc là mình chưa làm tròn bổn phận, là mình đã chưa thật sự sống đúng như một con người trung hậu phải sống”.[1,397]. Đó là những điều mà một người cha dạy cho con mình, những mong ước cuối cùng của cuộc đời mong sao con mình sống tốt để sau này không phải ân hận bất cứ điều gì.Chàng trai thật hạnh phúc và may mắn vì được sinh ra trong một gia đình như vậy và có một người cha vĩ đại như vậy.Không chỉ có vậy ông còn dạy cho con mình năm châm ngôn như sau: “Con ơi, châm ngôn đầu tiên mà cha muốn dạy cho con, là không nên giao thiệp với bất cứ hạnh người nào. Cách sống an toàn nhất là hãy sống trước hết với nội tâm của mình và chớ nên thổ lộ một cách quá dễ dàng. Châm ngôn thứ hai là chớ có bao giờ dung bạo lực với bất kì ai, bởi vì làm như vậy rồi thì sớm hay muộn mọi người cũng sẽ nổi lên chống lại con. Con hãy đối xử với cuộc đời như đối với người chủ nợ mà con rất cần ở người đó sự ôn hòa, lòng bác ái và lượng khoan dung. Châm ngôn thứ ba là con hãy giữ im lặng khi có người nhục mạ con. Phương ngôn đã dạy,lúc gặp tai ương cứ ngậm miệng lại thì khắc tai qua nạn khỏi. Chính lúc này là lúc con đặc biệt thực hành theo câu phương ngôn ấy. Chắc con đã biết một nhà thơ lớn của chúng ta từng viết, sự im lặng là vật trang sức và là cái bảo mạng của con người; đừng bao giờ quá nhiều lời vì lời nói sẽ là trận mưa giông làm hỏng hết mọi mùa màng. Người ta không bao giờ phải hối hận là vì đã im lặng, ngược lại người ta thường bực mình vì chuyện mình đã trót nói ra. Châm ngôn thứ tư, là chớ có bao giờ rượu chè. Say sưa là cội nguồn của mọi thói xấu.Châm ngôn thứ năm là phải hết sức dè sẻn. Nếu con không phung phí tài sản thì con sẽ có thứ để sử dụng khi con cần đến tiền. Tuy không nên sài sang quá cũng không nên hà

tiện quá. Con không có nhiều của cải lắm nhưng nếu con biết cách chi tiêu thì con sẽ có nhiều bạn bè, ngược lại con có thể rất giàu sang mà không biết cách sử dụng tiền bạc thì mọi người sẽ xa lánh con, sẽ bỏ rơi con”[1,399].Những châm ngôn mà người cha truyền lại cho con đó là những kinh nghiệm sống quý báu là đạo lý làm người ở đời mà chắc hẳn khi còn sống người cha đã đúc rút được. Đó không chỉ là những lời giáo huấn mà còn là những lời dạy bảo bổ ích cho người con trai trong câu chuyện nói riêng và cho toàn thể con người nói chung.Sau khi dạy bảo con xong thì cũng là lúc ông qua đời. Người con trai đau đớn vô cùng than khóc suốt hai tháng liền. Bêrếtđin Rátxan đã phải trải qua rất nhiều sóng gió thăng trầm của cuộc đời sau khi đã may mắn được cha mình dặn dò rất kĩ về những vấn đề trong cuộc sống thực tại để rồi hạnh phúc cũng mỉm cười với chàng. Chàng được gặp lại những người thân yêu của mình. Người bác của chàng đã có lần nói với chàng rằng: “Cháu à, cháu tha lỗi cho bác về những điều phiền muội bác đã mang đến cho cháu từ khi nhận ra cháu đến nay bác muốn đưa cháu về nhà trước. Khi nói cho cháu rõ hạnh phúc của cháu, để cháu thấy càng phải trải qua bao nhiêu khổ đau thì hạnh phúc sau này càng to lớn bấy nhiêu. Giờ cháu hãy quên đi mọi chuyện ưu phiền. Hãy vui lên vì được gặp lại những người thân yêu nhất của cháu”[1,453]. Đúng là “ở hiền gặp lành” cuối cùng con người bé nhỏ ấy cũng tìm lại được hạnh phúc của mình. Không có đủ thời gian để diễn tả nỗi mừng vui của Bêrếtđin khi gặp lại mẹ và con trai mình. Ba người quấn quýt nhau. Bà kể cho chàng nghe bà đã buồn phiền như thế nào trong thời gian đằng đẵng vắng chàng. Còn chú bé Agip thì không còn đấy cha ra nữa khi cha muốn ôm cậu như hồi ở Đamat mà ngược lại còn muốn được cha âu yếm nhiều hơn. Bêrếtđin thì không biết cách nào bày tỏ hết với mẹ cùng con trai sự xúc động và tình cảm của chàng. Câu chuyện này quả thực rất hay và xúc động với một kết thúc cũng rất có hậu để nhân vật chính trong truyện là nhân vật hạnh phúc nhất trên đời.

Chuỗi nhân vật hạnh phúc xuất hiện khá nhiều song trên đây là những nhân vật tiêu biểu hơn cả. Một lần nữa ta lại phải khẳng định rằng : “Ở hiền gặp lành,ác giả ác báo” đó là quy luật tất yếu của cuộc đời. Những con người chất phác,lương thiện dù cuộc sống có sóng gió, vất vả tới nhường nào cuối cùng thì vẫn được gặp hạnh phúc, may mắn để bù lại những cực khổ mà họ đã phải trải qua.

2.3.4. Nhân vật lí trí:

Trong Nghìn lẻ một đêm bạn đọc bắt gặp không nhiều nhân vật lí trí song

không phải là không có. Số lượng nhân vật này chỉ có 12 nhân vật. Trong chuỗi những chuyện về thuyền trưởng Xinbát chúng ta đã bắt gặp một con người kiên cường, lí trí vượt qua bao chuyến đi đầy gian khổ trên biển. Đó là một con người đầy tham vọng, không để phung phí thời gian và ông đã từng nói rằng “ thà chui vào nhà mồ còn đỡ chán hơn là sống trong cảnh nghèo khó” . Một con người chán cảnh sống an nhàn nên Xinbat mặc dù gặp bao sóng gió nguy hiểm song vẫn trải qua bảy chuyến đi đầy mạo hiểm và trở về với những lợi nhuận lớn hơn.Không phải vì ham muốn giàu sang, phú quý mà con người lí trí này luôn muốn tìm tòi khám phá không bằng lòng với những gì mình đã biết hoặc đã đi qua. Trong

chuyến đi thứ nhất khi bị gặp nạn trên biển tưởng chừng như bị vùi dập trong sóng biển mà Xinbat vẫn cố “ giành với sóng để được sống sót”[1,302].Lí trí kiên cường đã khiến ông được thoát chết. “ Mặc dù người rất mệt yếu do phải vật lộn với sóng biển và trong bụng không có một chút gì kể từ ngày hôm trước, tôi vẫn cố lê đi tìm vài ngọn cỏ có thể ăn được”[1, 302]. Lẽ ra trong hoàn cảnh ấy con người ta phải đau đớn tuyệt vọng và muốn chết đi cho xong nhưng không, vượt lên trên tất cả mọi khó khăn Xinbat vẫn cố gắng giành lại sự sống từ tay thần chết.

Trong chuyến đi thứ hai,ông bị bỏ lại trên một hòn đảo “ quý vị hãy tưởng tượng những ý nghĩ của tôi khi lâm vào một tình thế đáng buồn như vậy. Tôi tưởng

có thể chết được vì đau khổ. Tôi thét lên những tiếng kinh khủng. Tôi bò lăn ra đất. Tôi nằm rất lâu như vậy, đầu óc thẫn thờ một mớ bong bong những ý nghĩ chán ngán.[1,310]. Nếu bất cứ ai gặp phải hoàn cảnh như vậy liệu có ai là không tuyệt vọng, đau đớn như Xinbat không? Nhưng không, ông vượt lên mọi khó khăn thể hiện đúng bản lĩnh của một thuyền trưởng gan dạ : “tôi đã trèo lên một ngọn cây cao nhìn khắp bốn phía để xem thử có phát hiện được cái gì đưa lại chút hy vọng nào chăng. Tôi nhìn thấy một vật gì trăng trắng. Tôi tụt xuống đất, thu góp những thức ăn còn lại, rồi đi về phía vật trắng đó[1,310]. Bằng tất cả sự thông minh, lí trí gan dạ cuối cùng Xinbat cũng tìm được đường về nhà.

Tưởng rằng sau những khó khăn, vất vả đó thuyền trưởng Xinbat sẽ an phận cuộc sống ở đất liền nhưng : “ đang tuổi thanh niên, tôi đâm chán cảnh sống an nhàn”[1,317]. Và Xinbat lại xuống tàu tiến hành chuyến đi lần thứ ba. Lần này không giống hai lần trước, tai họa xảy đến cho Xinbat là tàu gặp phải một cơn bão dữ dội làm mất phương hướng, thuyền của ông dạt vào một hòn đảo mà ở đó có những tên ăn thịt người ghê rợn, chúng đã ăn thịt gần hết số bạn của ông.Trong hoàn cảnh đó ông đã không ngồi đợi tên ăn thịt người xử lí mình ông rất thông minh đã nghĩ ra cách để trừng trị lại tên ăn thịt đó. Cho dù : “ dấn thân cho sóng dữ trên những chiếc bè mong manh như vậy, có thể có nguy cơ bỏ mạng. Song dù phải chết đi chăng nữa, vùi thân dưới đáy biển còn hơn là bị nhốt vào trong bụng con quỷ đã ăn thịt mất hai anh em trong bọn mình “[1,321]. Nhưng tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, tưởng chừng đã thoát khỏi cái chết thì Xinbat và những người bạn gặp phải những con rắn độc ăn thịt người. Có những lúc tuyệt vọng tới mức Xinbat phải kêu lên : “ Hỡi thượng đế! Tôi kêu lên – Sao chúng tôi phải trải qua lắm tai ương thế này? Hôm qua chúng tôi vừa mừng thoát được sự hung ác của một tên khổng lồ và cơn giận dữ của sóng nước, thì hôm nay lại sa vào một nỗi hiểm nghèo không kém phần ghê gớm”. Ta thấy mỗi khi gặp điều bất hạnh lại nghe thấy người

ta thốt lên : “ Hỡi thượng đế!” ấy là ý muốn nói sự tối cao của thượng đế, thượng đế luôn bên ta che chở cho ta mỗi khi ta gặp khó khăn. Những sóng gió mà Xinbat gặp phải quả là không ít sau đó ông còn rất nhiều chuyến phưu lưu nữa và lần nào cũng gặp phải sóng gió nhưng lí trí và gan dạ đã giúp ông thoát chết rất nhiều lần. Đây là nhân vật lí trí điển hình với một chuỗi chuyến đi của ông đã để lại trong lòng bạn đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

Tưởng rằng nhân vật lí trí phải là những nhân vật nam giới,gan dạ, có sức khỏe cường tráng nhưng không ta cũng bắt gặp hình ảnh nhân vật lí trí là nhân vật nữ và đặc biệt hơn là một cô công chúa.Đó là hình ảnh nàng công chúa Pariat trong chuyện Chuyện hai người chị ganh tị với cô em út hay là con chim biết nói. Hoàng hậu sinh hạ được ba người con hai chàng hoàng tử và một cô công chúa, cả ba người đều xinh đẹp, ngoan ngoãn nhưng vì hoàn cảnh ba người đã bị kẻ gian hãm hại và không được biết cha mẹ đẻ của mình là ai. May mắn thay ba người cùng được vị quan trông vườn nuôi nấng, chăm sóc, dạy bảo như những đứa con ruột của mình. Công chúa Pariat càng ngày càng ngoan ngoãn, dễ thương không bao giờ mắc phải chuyện dớ dẩn như những đứa trẻ con nhà tầm thường, mà có vẻ gì đó chí có những chàng trai, cô gái cành vàng lá ngọc mà thôi.Ngay từ nhỏ công chúa đã là người rất thông minh và có ý chí không vì mình là con gái mà chịu thua các anh mình bất cứ điều gì. Do lanh lợi, thông minh, cô ganh đua với hai anh, chẳng bao lâu, cô học hành cũng tấn tới, chẳng kém gì hai hoàng tử. Lẽ ra với một nàng công chúa thì làm những điều ấy là rất khó nhưng với ý chí, nghị lực nàng không quản khó khăn mà luôn vươn lên. “ Từ bấy giờ trở đi, hai cậu anh và cô em gái cùng học chung một thầy về tất cả các môn nghệ thuật, địa lý, lịch sử, thi ca, khoa học kể cả môn khoa học huyền bí nữa. Chẳng có môn nào ba anh em thấy khó, họ học hành tấn tới kỳ diệu đến nỗi các thầy giáo cũng phải ngạc

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong nghìn lẻ một đêm (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)