Vai trò của việc sử dụng trò chơi ô chữ Việc sử dụng trò chơi ô chữ giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức một cách hệ thống sau mỗi bài học, từ đó giúp học sinh khắc sâu kiến thức, đồ
Trang 1MỤC LỤC
Trang
PHẦN I MỞ ĐẦU……… 1
1 Lí do chọn đề tài……… 1
2 Mục đích nghiên cứu……… 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… 2
4 Nhiệm vụ nghiên cứu……… 3
5 Phương pháp nghiên cứu……… 3
6 Những đóng góp của đề tài……… 4
PHẦN II NỘI DUNG 5
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài……… 5
1.1 Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu 5
1.1.1 Tình hình nghiên cứu cơ sở lý luận của khâu củng cố kiến thức 5
1.1.2 Tình hình xây dựng bảng trò chơi ô chữ củng cố kiến thức sinh học 5
1.2.Cơ sở lí luận ……… 5
1.2.1 Khái niệm củng cố kiến thức……… 5
1.2.2 Vai trò của khâu củng cố kiến thức……… 5
1.2.3 Những PPDH ưu tiên sử dụng trong khâu củng cố kiến thức 6 1.2.4 Một số vấn đề về trò chơi ô chữ ……… 7
1.2.4.1 Khái niệm trò chơi ô chữ……… 7
1.2.4.2.Vai trò của trò chơi ô chữ ……… ….……… 7
1.2.4.3 Nguyên tắc xây dựng trò chơi ô chữ 7 1.2.4.4 Các bước xây dựng bảng trò chơi ô chữ……….………… 8
1.3.Cơ sở thực tiễn.……… 21
Trang 2Chương 2 Thiết kế trò chơi ô chữ trong dạy học khâu củng cố
chương I và IV Sinh học 11 (CTC) bằng phần mềm M.Powerpoint 22
2.1 Khái quát nội dung chương I và IV Sinh học 11 (CTC)………… 22
2.2 Kết quả xây dựng bảng trò chơi ô chữ chương I và IV Sinh học 11
2.3 Định hướng sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học……… 64
Chương3 Đáng giá chất lượng bảng trò chơi ô chữ ……… 65
3.1 Mục đích đánh giá
3.2 Nội dung đánh giá
3.3 Đối tượng và phương pháp đánh giá
Trang 3PHẦN I MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Tầm quan trọng của khâu củng cố kiến thức
Quá trình dạy học gồm 3 khâu cơ bản đó là: Khâu nghiên cứu tài liệu
mới, khâu củng cố kiến thức, khâu kiểm tra và đánh giá kết quả học tập
Trong đó, khâu quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng lĩnh
hội các kiến thức là khâu nghiên cứu tài liệu mới, nhưng kiến thức đó có trở
nên vững chắc, sâu sắc hay không còn phụ thuộc vào khâu củng cố kiến thức
Củng cố kiến thức là ôn tập, củng cố và vận dụng kiến thức vào những tình
huống mới làm cho kiến thức được mở rộng, đào sâu thêm, đồng thời phát
triển được kỹ năng, kỹ xảo
1.2 Thực trạng của khâu củng cố kiến thức ở trường THPT
Khâu củng cố kiến thức là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình
dạy học Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay đây là khâu chưa được quan tâm
và coi trọng một cách đầy đủ Một số giáo viên thường bỏ qua hoặc làm một
cách hình thức hời hợt như: tóm lược ý chính của bài, chương mà chưa chú ý
tổ chức hoạt động cho học sinh Một số giáo viên đã đưa ra câu hỏi vận dụng
thực tế, trắc nghiệm khách quan, trò chơi ô chữ nhưng chưa phổ biến Đó
chính là do chưa hiểu hết tầm quan trọng và ý nghĩa của nó trong toàn bộ quá
trình dạy học
1.3 Đổi mới phương pháp dạy học khâu củng cố kiến thức là tất yếu
khách quan
Đảng và nhà nước ta đã đưa ra rất nhiều điều luật và nghị quyết về đổi
mới phương pháp dạy học như nghị quyết trung ương 4 khoá VII đã đề ra
nhiệm vụ: “đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học” Việc
đổi mới phương pháp dạy học phải được tiến hành đồng bộ ở tất cả các khâu
và chú ý tới tất cả các thành tố của quá trình dạy học
Vì vậy, phương pháp dạy học ở khâu củng cố kiến thức cần đổi mới
Trang 41.4 Ứng dụng CNTT trong dạy học
Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học là một trong
những giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy tích tích cực, hiệu quả và sáng tạo
của cả giáo viên và học sinh; nâng cao tính tự học, tự tìm tòi thông tin qua
mạng internet của học sinh, tạo điều kiện để học sinh có thể học ở mọi nơi,
mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; khuyến khích giáo viên, giảng viên
soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy tính; xóa bỏ sự lạc
hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại Muốn làm được
điều đó phải đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới quá trình dạy học phải
được tiến hành đồng bộ ở các khâu và mang tính toàn diện ở tất cả các thành
tố của nó Chính vì vậy phương pháp dạy học ở khâu củng cố kiến thức phải
đảm bảo xu hướng này
1.5 Vai trò của việc sử dụng trò chơi ô chữ
Việc sử dụng trò chơi ô chữ giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức
một cách hệ thống sau mỗi bài học, từ đó giúp học sinh khắc sâu kiến thức,
đồng thời làm cho không khí lớp học sôi nổi, thỏa mái
Từ những vấn đề trên, với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc
nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học, chúng tôi đã chọn đề tài:
“Ứng dựng công nghệ thông tin xây dựng trò chơi ô chữ trong dạy học
khâu củng cố chương I và IV Sinh học 11”
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu việc thiết kế các trò chơi ô chữ nhằm mục đích tạo hứng
thú học tập, củng cố kiến thức chương I và IV Sinh học 11 (cơ bản) cho học
sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học chương I và IV Sinh học 11 cơ
bản
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nội dung chương trình chương I và IV Sinh học 11 ban cơ bản
Trang 5Trò chơi ô chữ trong dạy học khâu củng cố kiến thức chương I và IV
Sinh học 11 - chương trình chuẩn
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trong chương I và IV Sinh học 11 - chương trình chuẩn
4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận của việc xây dựng trò chơi ô chữ củng cố kiến
thức
- Tìm hiểu thực trạng khâu củng cố kiến thức và việc sử dụng trò chơi ô
chữ để củng cố kiến thức trong dạy học Sinh học ở trường THPT hiện nay
- Xây dựng hệ thống bảng trò chơi ô chữ phục vụ dạy học khâu củng cố
chương I và IV Sinh học 11 – chương trình chuẩn
- Đánh giá chất lượng bảng ô chữ
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5 1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu cơ sở lí thuyết về việc củng cố kiến thức trong dạy học
Sinh học
Nghiên cứu các tài liệu về việc thiết kế và sử dụng bảng trò chơi ô chữ
dùng trong khâu củng cố kiến thức
5 2 Phương pháp điều tra, quan sát
Điều tra, quan sát thực trạng dạy học ở khâu củng cố kiến thức và việc
sử dụng trò chơi ô chữ trong khâu củng cố kiến thức chương I và IV Sinh học
11 - chương trình chuẩn
5.3 Phương pháp chuyên gia
Thông qua văn bản (hệ thống ô chữ) và phiếu nhận xét đánh giá Chúng
tôi xin ý kiến nhận xét đánh giá của giáo viên Sinh học có kinh nghiệm giảng
dạy ở trường THPT
Trang 66 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
6.1 Hệ thống hoá và bổ sung cơ sở lí luận khâu củng cố kiến thức và bảng trò
chơi ô chữ trong dạy học Sinh học
6.2 Bổ sung thêm một số tư liệu về thực trạng dạy học ở khâu củng cố kiến
thức trong bộ môn Sinh học ở trường THPT hiện nay
6.3 Xây dựng được 20 bảng trò chơi ô chữ trên phần mềm M.Power Point sử
dụng để củng cố kiến thức chương I và IV Sinh học 11 – chương trình
chuẩn, đây có thể là tài liệu tham khảo cho giáo viên Sinh học THPT và sinh
viên ngành Sư phạm Sinh học
Trang 7PHẦN II NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
1.1.1 Tình hình nghiên cứu cơ sở lý luận của khâu củng cố kiến thức
Củng cố kiến thức là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học nên
những cơ sở lý luận của củng cố kiến thức đã được nghiên cứu từ rất lâu và
được rất nhiều nhà khoa học quan tâm Điển hình là công trình nghiên cứu
của tác giả: Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành [1], Nguyễn Ngọc Quang
[7], Nguyễn Quang Vinh, Trần Doãn Bách, Trần Bá Hoành [10], … trong các
công trình nghiên cứu đó, các tác giả đề cập tới khái niệm, vai trò của khâu
củng cố kiến thức và các phương pháp dạy học trong khâu củng cố kiến thức
1.1.2 Tình hình xây dựng bảng ô chữ củng cố kiến thức Sinh học
Việc xây dựng bảng ô chữ để củng cố kiến thức đến nay chưa mấy ai
quan tâm, đã có một số tác giả biên soạn có tác dụng hỗ trợ cho học sinh trong
quá trình học như quyển của Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Thị Vân (Giải bài
tập Sinh học 10,11), tuy nhiên các câu hỏi trong đó phải “gia công” mới sử
dụng được Tác giả Quan Thị Nguyệt, Phạm Thị Mai cũng đã xây dựng bảng
trò chơi ô chữ phần Sinh học Tế bào lớp 10, chương I và IV Sinh học 11 Tuy
nhiên, các bảng này chưa được thiết kế trên phần mềm dạy học nên hiệu quả
sử dụng chưa cao
1.2 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.2.1 Khái niệm củng cố kiến thức
Củng cố kiến thức là ôn tập, củng cố và vận dụng kiến thức vào tình
huống mới làm cho kiến thức được mở rộng, đào sâu thêm, đồng thời phát
triển được kỹ năng, kỹ xảo của học sinh
1.2.2 Vai trò của khâu củng cố kiến thức
Trang 8Trong quá trình dạy học khâu nghiên cứu tài liệu mới là khâu quan
trọng nhất và được giáo viên chú trọng nhất, tuy nhiên kiến thức vừa được
học ở khâu nghiên cứu tài liệu mới có trở nên vững chắc và sâu sắc hay không
còn phụ thuộc vào khâu củng cố kiến thức, vì khâu củng cố kiến thức bao
gồm: Ôn tập, củng cố và vận dụng Ôn tập, củng cố và vận dụng kiến thức có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ôn tập là để củng cố giúp học sinh nhớ lại
kiến thức một cách sâu sắc, đầy đủ, chính xác đồng thời giúp học sinh vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, còn củng cố thì các kiến thức được ôn luyện lặp
đi lặp lại làm cho học sinh nắm vững kiến thức hơn
Ngoài ra, với hình thức vấn đáp, qua củng cố còn giúp GV xác định
được tình trạng kiến thức của học sinh về bài giảng hoặc nội dung chương
trình thấy rõ những thiếu sót để kịp thời sửa chữa, bổ sung, về phía thầy cô
cũng qua mối liên hệ ngược này mà có thể rút kinh nghiệm cho công tác của
bản thân
Như vậy, rõ ràng việc củng cố kiến thức không chỉ đơn thuần là việc
nhắc lại một cách tóm tắt những điều đã giảng ở tiết học hoặc sau mỗi mục
của bài giảng hoặc cuối mỗi chương, cuối kỳ mà phải là một việc làm thường
xuyên có hệ thống, với sự vận dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau
1.2.3 Những phương pháp dạy học ưu tiên sử dụng trong khâu củng cố kiến
thức
Các phương pháp trong hệ thống PPDH đều có thể sử dụng trong khâu
củng cố, hoàn thiện kiến thức Tuy nhiên, mức độ tích cực và hiệu quả của
mỗi PPDH là khác nhau
Trong hệ thống PPDH, những phương pháp sau nên ưu tiên sử dụng khi
củng cố kiến thức:
- Phương pháp vấn đáp – tái hiện
- Phương pháp biểu diễn vật tự nhiên, vật tượng hình – thông báo, tái
hiện
Trang 9- Phương pháp biểu diễn thí nghiệm - thông báo, tái hiện
- Phương pháp thực hành nhận biết và xác định mẫu vật tự nhiên –
thông báo, tái hiện
- Phương pháp thực hành quan sát mẫu vật - thông báo, tái hiện
- Phương pháp thực hành thí nghiệm - thông báo, tái hiện
- Phương pháp thực hành giải bài toán sinh học - thông báo, tái hiện
Trong các PPDH trên, phương pháp vấn đáp – tái hiện là một trong
những PPDH có nhiều ưu điểm khi sử dụng Trong phạm vi đề tài này, chúng
tôi vận dụng phương pháp vấn đáp – tái hiện kết hợp với ứng dụng công nghệ
thông tin để xây dựng bảng trò chơi ô chữ dùng trong khâu củng cố kiến thức
Thực chất ở phương pháp này là GV đặt ra một hệ thống câu hỏi để HS
lần lượt trả lời, đồng thời có thể trao đổi qua lại, qua hệ thống hỏi đáp, trò tái
hiện, khắc sâu nội dung kiến thức bài học Với hình thức này, HS không tiếp
thu bài học một cách thụ động mà luôn ở trạng thái tích cực vì khi trả lời câu
hỏi HS phải nhớ lại những kiến thức đã học, có sử dụng những thao tác logic,
phân tích tổng hợp, khái quát hoá…để tìm lời giải đáp đúng nhất
1.2.4 Một số vấn đề về trò chơi ô chữ
1.2.4.1 Khái niệm trò chơi ô chữ
Theo chúng tôi, trò chơi ô chữ là trò chơi sử dụng các từ, các cụm từ là
nội dung trọng tâm, mấu chốt của bài, chương ghép lên các ô vuông kẻ sẵn
Sau khi học sinh trả lời được câu hỏi thì các ô chữ được mở ra
1.2.4.2 Vai trò của trò chơi ô chữ trong dạy học
- Trò chơi ô chữ giúp phát triển thể chất và trí tuệ, hình thành các quá
trình tri giác, chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng, sáng tạo
- Kích thích học sinh biểu hiện tính sáng tạo và tính độc lập
- Giúp giờ học trở nên sinh động, tạo hứng thú học tập cho học sinh Vì
vậy hiệu quả học tập của học sinh tăng lên
1.2.4.3 Nguyên tắc xây dựng trò chơi ô chữ
Trang 10- Các câu hỏi, câu trả lời sử dụng trong trò chơi ô chữ phải hướng vào
kiến thức cơ bản, kiến thức mấu chốt của bài giảng cũng như trong chương
trình
- Câu hỏi đặt ra phải chính xác, rõ ràng, giúp học sinh nhanh chóng
nắm được và trả lời được một cách nhanh nhất
- Ô chữ đưa ra không chỉ nhằm đòi hỏi tư duy tái hiện mà đòi hỏi thể
hiện mức độ nắm vững các tri thức, nghĩa là biết huy động vốn kiến thức đã
học để giải quyết câu hỏi của thực tiễn, biết vận dụng tri thức vào một tình
huống mới đòi hỏi tư duy so sánh nhờ đó mà kiến thức được khắc sâu Vì vậy
các câu hỏi đưa ra phải có tính khái quát cao
- Câu hỏi đưa ra phải phù hợp với trình độ học sinh không nên đưa ra
câu hỏi quá dễ mà cũng không khó quá
- Ô chữ đưa ra phải phát huy được tính tích cực của học sinh, gây được
hứng thú học tập, kích thích tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh
- Ô chữ đưa ra phải đảm bảo tính thẩm mĩ
1.2.4 Các bước xây dựng bảng trò chơi ô chữ
- Trong một bảng trò chơi ô chữ có nhiều hàng ngang và có thể có một
hàng dọc Một hàng ngang có chứa một hoặc vài chữ cái của từ / cụm từ trong
hàng dọc (hoặc từ / cụm từ trung tâm) Nội dung của từ / cụm từ trong hàng
dọc (hoặc từ / cụm từ trung tâm) thường là những nội dung trọng tâm, mang
tính khái quát cao và có mối liên quan nhất định với từ / cụm từ trong hàng
ngang
Trang 11Trong bước 5 gồm 4 bước nhỏ sau đây:
Bước 5.1: Khởi động M.PowerPoint
Bước 5.2: Thiết lập ban đầu
Mặc định Powerpoint không cho phép chạy các macro vì các lý do về
bảo mật Vì vậy, trước khi làm việc với VBA trong M Powerpoint ta thường
thiết lập lại chế độ bảo mật như sau
Từ menu Tools -> Macro -> Security Trong tab Security Level chọn
mức Medium hoặc Low sau đó nhấn ok để thiết lập có hiệu lực
Bảng trò chơi ô chữ được xây dựng theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài, chương, phần
Bước 2: Xác định nội dung trọng tâm để từ đó tìm từ / cụm
từ hàng dọc (trung tâm), hàng ngang
Bước 3: Viết các câu hỏi cho các từ / cụm từ hàng ngang,
hàng dọc (trung tâm)
Bước 4: Sắp xếp, kiểm tra các từ / cụm từ, câu hỏi và chỉnh
sửa (nếu cần)
Bước 5: Sử dụng phần mềm M.POWER POINT để nhập
thông tin về bảng trò chơi ô chữ
Trang 12Bật thanh công cụ VBA:
Từ menu chọn View->Toolbars->Visualbasic
Kích theo mũi tên sẽ hiện ra thanh công cụ VBA như hình dưới
Có thể mở nhanh của số Visual Basic thông qua tổ hợp phím ALT +
F11 hoặc click đúp vào đối tượng bất kỳ Nên đặt tên các đối tượng theo quy
tắc chung để dễ dàng nhận biết kiểu đối tượng khi sử dụng VBA
Bước5 3: Viết hoạt động cho các sự kiện xảy ra trên đối tượng
Trang 13Mỗi thành phần trên thanh Toolbox được gọi là một đối tượng, mỗi đối
tượng này sẽ có một nhóm thuộc tính và phương thức tương ứng Có thể đơn
giản hiểu thuộc tính là những đặc điểm của đối tượng như chiều cao (Height),
chiều rộng (Width), màu nền (BackColor), font chữ (Font), ẩn hiện (Visible),
nội dung (Caption/Text), kiểu đường viền (Border Style)…vv Phương thức là
những hoạt động sẽ diễn ra của đối tượng khi bị tác động chẳng hạn như khi
click chuột vào sẽ xuất hiện thông báo (ta sẽ tạo ra tương tác bằng chức năng
này) Những tác động vào đối tượng như click chuột, rê chuột qua vv gọi là
các sự kiện
Một số dạng đối tượng hay sử dụng khi làm việc với VBA
- Vẽ một ô đầu tiên
Kích vào chữ “A” trong thanh công cụ
VBA, click chuột trái vào slide giữ
nguyên và rê chuột sẽ tạo được một ô
vuông trong slide
- Định dạng font, nền, kích thước,… cho các ô chữ chứa chữ cái
+ Định dạng font : nhấp chuột phải
vào ô vuông, kích vào Properties, ở
hộp thoại Properties , vào dòng
Font để khai báo Nhấp chuột vào
dấu ba chấm … để khai báo
Trang 14+ Trong hộp thoại Font, chọn
VNI-Times, chọn size khoảng 24 đến 30
+ Chọn màu nền cho ô vuông:
Tại dòng BackColor nhấp
chuột vào mũi tên thả xuống
để chọn màu nền của ô vuông
+ Tại dòng BorderStyle nhấp chuột
vào mũi tên thả xuống chọn dòng
1-fmBorderStylesingle( bo viền
cho ô vuông)
+ Tại dòng TextAlign chọn
2- fmTexxtAlignCenter( căn giữa
cho chữ trong ô vuông)
+ Định dạng kích thước ô vuông : ở
hộp thoại Propreties, vào dòng
Height để khai báo độ cao của nút ;
dòng Width để khai báo độ rộng của
+ Nhấp chuột phải vào ô vuông đầu
tiên, kích vào Properties Ở hộp
thoại Properties, tại ô (Name) ta đặt
tên là C11, lần lượt đặt tên cho các ô
vuông thứ 2 3 4 5 lần lượt là C12
C13 C14 C15
+ Chọn nút “Command Button” trên
Trang 15thanh công cụ VBA vẽ một nút có
kích thước là thuộc tính tương tự như
5 ô vuông trên, trong bảng properties
phần (name) ta đặt tên là C1 phần
Caption đặt là Câu 1, ta có từ hàng
ngang như bên
- Nhập văn bản và viết câu lệnh trong Visual Basic
+ Để nhập văn bản và viết câu lệnh trong Visual Basic, sau khi chọn nút,
nhấp đôi vào nút đó, ví dụ nhấp đôi vào ô C11 một trình duyệt mới được mở ra
(một cửa sổ mới) :
Private Sub C11_Click()
Nhập cấu trúc câu lệnh vào giữa
End Sub
+ Cách gõ văn bản không khác gì gõ văn bản trong các trình duyệt
Microsoft PowerPoint, Word,…(nên dùng bộ gõ VNI với bảng mã VNI
windows)
+ Lần lượt nhấp đôi vào 4 ô còn lại và nhập cấu trúc câu lệnh như sau:
Private Sub C11_Click()
C11.Caption = "H"
End Sub Private Sub C12_Click()
C12.Caption = "I"
End Sub Private Sub C13_Click()
C13.Caption = "Đ"
End Sub Private Sub C14_Click()
C14.Caption = "R"
End Sub Private Sub C15_Click()
C15.Caption = "Ô"
End Sub
+ Giải thích: khi nhấp đơn vào nút C11 (khi đã nhấn F5 trình chiếu) thì nút
C11 xuất hiện chữ H, nhấp đơn vào nút C12, nút C12 hiển thị chữ H
+ Vấn đề này sử dụng trong việc lật một ô chữ trong trường hợp học sinh
không giải được ô chữ hàng ngang
Trang 16- Tạo hiệu ứng các từ hàng ngang đổi màu (xuất hiện dấu “?”) và hiện câu
hỏi gợi ý cho từ hàng ngang tương ứng
+ kích đúp vào nút C1, nhập cấu trúc sau:
Private Sub C1_Click()
+ Giải thích : khi nhấp đơn vào nút C1 (khi đã nhấn F5 trình chiếu) từ hàng
ngang số 1 thì các nút từ C11 đến C15 đổi sang màu vàng Đồng thời mỗi nút
hiển thị một dấu chấm hỏi (?) Nút L1 xuất hiện câu hỏi gợi ý
(Các ký tự &HFFFF& là mã màu)
C1
L1
Trang 17+ Ta tạo ô hiện câu hỏi gợi ý như sau:
Bấm vào chữ “A” trên thanh công cụ VBA, chỉnh sửa bảng Properties như
hình dưới:
- Cách lật ô chữ và xuất hiện từ chìa khóa
+ Kích vào ô “view Code” trên thanh
Trang 18Phần để nhập cấu trúc câu lênh bên
dưới
End Sub
C11.BackColor = &HFF8080 C12.BackColor = &HFF8080 C13.BackColor = &HFF8080 C14.BackColor = &HFF8080 C15.BackColor = &H40C0&
Key.Caption = "O" + " " + Key.Caption
+ Giải thích: khi nhấp đôi vào nút C1 (khi đã nhấn F5 trình chiếu) từ hàng
ngang số 1) thì các nút từ C11 đến C15 đổi màu ô C15 có màu đỏ (đó là ô
hiển thị từ thuộc từ chìa khóa), các ô còn lại đổi thành màu tím Đồng thời
mỗi ô hiển thị 1 kí tự, các kí tự này lần lượt là H I Đ R Ô Tại ô với (name)
là “key” sẽ hiện chữ “Ô” tương ứng ô C15, nếu như muốn lấy thêm từ khóa từ
hàng ngang này ta chỉ việc đổi mã màu của 1 ô từ &HFF8080 (màu tím) sang
&H40C0& (màu đỏ) và đổi dòng lênh:
Key.Caption = "Ô" + " " + Key.Caption
Thành
Key.Caption = "H" + " " + Key.Caption + " " + "Ô"
(ô C11 và C15 đổi màu đỏ, chứa từ thuộc từ khóa của ô chữ)
Trang 19+ Với cấu trúc câu lệnh trên đảm bào rằng khi lật các từ hàng ngang khác thì
chữ trong từ chìa khóa tiếp tục xuất hiện và vẫn hiện những chữ trong từ chìa
khóa ở những từ hàng ngang đã lật trước đó
(Tạo ô hiện từ khóa như hình dưới)
Trang 20- Tạo nút chơi lại trò chơi ô chữ từ đầu
+ Kích đôi vào nút làm lại và điền cấu trúc lệnh sau:
Trang 21+ Giải thích: khi kích vào nút làm lại, thì ô chữ sẽ trở lại trạng thái ban đầu
- Tạo nút gợi ý cho từ chìa khóa và lật từ khóa
+Khi học sinh đã lật được hết hoặc một vài câu không trả lời được và không thể
tự tìm ra từ chìa khóa, do vậy cần phải có gợi ý giúp học sinh tìm được từ chìa
khóa, cách tạo và cấu trúc mã lệnh như sau:
Private Sub Goiy_Click()
L1.Caption = "đánh câu hỏi gợi ý cho từ chìa khóa của ô chữ"
Key.Caption = ""
End Sub
Trang 22- Lật từ khóa
+ Bước làm tương tự như cách để lật các từ hàng ngang, ta gõ cấu trúc lệnh sau:
Private Sub Key_DblClick(ByVal Cancel As MSForms.ReturnBoolean)
Key.Caption = "Pôlinuclêôtít" (gõ từ khóa của ô chữ) L1.Caption = "Từ khóa của trò chơi ô chữ là"
End Sub
+ Như vậy tới đây ta có thể hoàn thiện trò chơi ô chữ, với các từ hàng ngang
còn lại cũng vẫn 1 cách làm như từ hàng ngang đầu tiên
Kết quả thu được như sau
Trang 23- Một số mẹo trong Visual Basic
+ Để hiển thị tiếng Việt có dấu (không bị lỗi), nên chọn font VNI-Times
+ Nên định dạng kích thước của nút theo một loại thống nhất, sử dụng ô
Height và ô Width trong hộp thoại Propreties để khai báo size của nút (nên
chọn cao 35 và rộng 35)
+ Nên đặt tên các nút theo một thể thống nhất, mỗi hàng ngang có một kí
hiệu riêng Ví dụ, hàng ngang số 1 đặt là C11, C12, C13,… C1n ; hàng
ngang số 2 đặt tên là C21, C22, C23,…
Bước5 4: Chạy thử và sửa chữa nếu cần
1.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN
Thực trạng xây dựng và sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học môn Sinh
học (chương I và IV sinh hoc 11)
Bao gồm cả ôn tập, củng cố, hướng dẫn học sinh vận dụng, khâu củng
cố kiến thức có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học Tuy nhiên
qua quan sát các giờ dạy Sinh học chương I và IV sinh học 11 ở các trường
THPT và qua tìm hiểu, cho thấy một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa thực
sự quan tâm tới khâu củng cố kiến thức, họ thường củng cố bài bằng cách
nhắc lại các kiến thức trọng tâm của bài, những hoạt động dạy học tích cực ít
được tiến hành Tuy nhiên, đã có một số giáo viên sử dụng câu hỏi vận dụng
thực tế, trắc nghiệm khách quan, trò chơi ô chữ trong các giờ giảng mẫu, các
buổi ngoại khoá Như vậy việc sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học đã được
sử dụng nhưng rất ít
Trang 24Chương 2 THIẾT KẾ TRÒ CHƠI Ô CHỮ TRONG DẠY HỌC KHÂU
CỦNG CỐ CHƯƠNG I VÀ IV SINH HỌC 11 (CTC) BẰNG PHẦN
MỀM M.POWER POINT
2.1 KHÁI QUÁT NỘI DUNG CHƯƠNG I VÀ IV SINH HỌC 11 (CTC)
- Sách giáo khoa sinh học 11 bao gồm 4 chương Trong đó chương I và IV
đóng vai trò quan trọng, chiếm phần lớn kiến thức sinh học lớp 11 Góp phần
hình thành cho học sinh các kiến thúc cơ bản về chuyển hóa vật chất và năng
lượng, quá trình sinh sản của thực vật và động vật
2.2 KẾT QUẢ XÂY DỰNG BẢNG TRÒ CHƠI Ô CHỮ CHƯƠNG I VÀ
IV SINH HỌC 11 (CTC)
Chúng tôi đã xây dựng được 20 bảng trò chơi ô chữ Trong đó có 14
bảng thuộc chương I và 6 bảng thuộc chương IV Để xây dựng được trò chơi
ô chữ chúng tôi tiến hành như sau: Xác định mục tiêu bài học, nội dung trọng
tâm của bài, trên cơ sở đó xây dựng trò chơi ô chữ bằng phần mềm
M.POWER POINT Dưới đây là hệ thống bảng trò chơi ô chữ đã xây dựng
Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG
A Mục tiêu bài học
- Trình bày được đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi
với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng
- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình
hấp thụ nước và ion khoáng
B Nội dung trọng tâm của bài
Sự thích nghi hình thái của rễ với hấp thụ nước và ion khoáng, cơ chế
hấp thụ nước và ion khoáng
C Trò chơi ô chữ
Trang 25Câu hỏi hàng ngang
1 Có 3 chữ cái - là họ một lá mầm, cây lương thực chính của Việt Nam
2 Có 5 chữ cái - hoạt động này của rễ tạo ra năng lượng cung cấp cho
5 Có 10 chữ cái - một trong các chức năng của rễ cây
6 Có 11 chữ cái - rễ cây trên cạn hấp thụ nước và muối khoáng qua nơi
này
7 Có 7 chữ cái - đây là cơ chế hấp thụ ion khoáng từ nơi có nồng độ ion
cao vào nơi có nồng độ ion thấp hơn
Câu hỏi hàng dọc
Có 7 chữ cái - cấu trúc này phát triển từ các tế bào nằm ở lớp bên ngoài
của rễ làm nhiệm vụ hút nước và khoáng
Trang 26Bài 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
A Mục tiêu bài học
- Mô tả được các dòng vận chuyển vật chất trong cây bao gồm:
- Con đường vận chuyển
- Thành phần của dịch được vận chuyển
- Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển
B Nội dung trọng tâm của bài
Con đường vận chuyển vật chất trong cây gồm dòng mạch gỗ và dòng
mạch rây, sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng vận chuyển
C Trò chơi ô chữ
Câu hỏi hàng ngang
1 Có 10 chữ cái - dòng mạch rây được vận chuyển từ lá đến các cơ quan
này
Trang 272 Có 9 chữ cái - là thành phần của dịch mạch gỗ
3 Có 6 chữ cái - nhờ dòng mạch này mà nước và ion khoáng được
chuyển từ rễ lên lá
4 Có 11 chữ cái - cách gọi khác của dòng mạch rây
5 Có 6 chữ cái - là tế bào hình rây tham gia cấu tạo nên mạch rây, không
phải quản bào
6 Có 6 chữ cái - lớp tế bào nằm ở mặt ngoài cùng của lá
7 Có 7 chữ cái - là một loại tế bào cuả mạch gỗ
8 Có 6 chữ cái - sự thoát hơi nước của lá đã tạo nên yếu tố này tác dụng
Trang 28Bài 3: THOÁT HƠI NƯỚC
A Mục tiêu bài học
- Nêu được vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống của thực
vật
- Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước
- Trình bày được cơ chế điều tiết độ mở của khí khổng và các tác nhân
ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước
B Nội dung trọng tâm của bài
Cấu tạo của lá thích nghi với sự thoát hơi nước và sự điều tiết hơi nước
của cây qua điều tiết độ mở khí khổng
C Trò chơi ô chữ
Câu hỏi hàng ngang
Trang 291 Có 6 chữ cái - các chất được rễ cây hút từ đất cùng với nước có vai trò
tham gia xây dựng các thành phần tế bào
2 Có 12 chữ cái - là động lực trên của dòng mạch gỗ tạo cho tán lá có một lực hút
3 Có 11 chữ cái - khi lá thoát hơi nước, khí khổng mở ra tạo điều kiện cho
khí nào khuếch tán vào lá
4 Có 9 chữ cái – là thành phần ở bề mặt lá ngăn cản và làm chậm quá trình
thoát hơi nước
5 Có 14 chữ cái - là chỉ tiêu sinh lí để chuẩn đoán nhu cầu về nước của cây
6 Có 7 chữ cái - là tác nhân ảnh hưởng đến sự mở của khí khổng
7 Có 4 chữ cái - tên nhà bác học đã thiết kế ra dụng cụ để đo lượng hơi
nước thoát ra qua hai mặt lá
Trang 30Bài 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG
A Mục tiêu bài học
- Nêu được khái niệm: Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, các
nguyên tố dinh dưỡng đại lượng và vi lượng
- Mô tả được một số dấu hiệu điển hình khi thiếu một số nguyên tố dinh
dưỡng khoáng và nêu được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố
dinh dưỡng khoáng thiết yếu
- Liệt kê được các nguồn cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây, dạng
phân bón (muối khoáng) cây hấp thụ được
- Trình bày được ý nghĩa của liều lượng phân bón hợp lí đối với cây
trồng, môi trường và sức khoẻ con người
B Nội dung trọng tâm của bài
Trang 31Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu và vai trò của chúng đối
với đời sống của cây
C Trò chơi ô chữ
Câu hỏi hàng ngang
1 Có 13 chữ cái - chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ sạch hoá học của
nông phẩm trong mô thực vật
2 Có 5 chữ cái - nguyên tố đại lượng là thành phần của chất diệp lục, hoạt
hoá enzim
3 Có 7 chữ cái - nguyên tố đại lượng, thành phần của axit nuclêic, ATP,
photpholipit, coenzim
4 Có 8 chữ cái - nhóm nguyên tố hoá học chiếm tỉ lệ lớn trong tổng lượng
chất khô của cây
5 Có 7 chữ cái - là nguồn chứa năng lượng rất cần thiết cho hoạt động
quang hợp của cây xanh
6 Có 8 chữ cái - nguyên tố vi lượng, cần cho sự trao đổi nitơ
7 Có 6 chữ cái - nguyên tố vi lượng, hoạt hoá nhiều enzim
8 Có 4 chữ cái - nguyên tố đại lượng, nếu bị thiếu cây sẽ còi cọc, lá có màu
vàng
9 Có 7 chữ cái - là sắc tố quan trọng của cây xanh hấp thu năng lượng
ánh sang mặt trời tổng hợp lên chất hữu cơ
Câu hỏi hàng dọc
Có 15 chữ cái - là nguyên tố mà nếu thiếu nó cây không hoàn thành
được chu trình sống bình thường
Trang 33Bài 5: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT
A Mục tiêu bài học
- Nêu được vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ
- Trình bày được các quá trình đồng hoá nitơ trong mô thực vật
B Nội dung trọng tâm của bài
Vai trò của nitơ và con đường đồng hoá nitơ ở mô thực vật (khử nitrat
và đồng hoá amôn)
C Trò chơi ô chữ
Câu hỏi hàng ngang
1 Có 10 chữ cái - là quá trình liên kết giữa N2 và H2 để hình thành nên
NH3
2 Có 6 chữ cái - tên của axit amin được tạo từ phản ứng giữa axit
pyruvic và NH3
3 Có 10 chữ cái - dạng tồn tại của nitơ trong đất
4 Có 6 chữ cái - dạng nitơ trong khí quyển
5 Có 9 chữ cái - loại vi khuẩn sống cộng sinh với rễ của cây bộ đậu
6 Có 6 chữ cái - tên gọi chỗ phồng lên của rễ cây bộ Đậu trong đó có vi
khuẩn Rhizobium cộng sinh
7 Có 11 chữ cái - dạng hợp chất nitơ tham gia các hợp chất hữu cơ cấu
tạo cơ thể
Câu hỏi hàng dọc
Có 11 chữ cái - trong mô thực vật quá trình này gồm 2 quá trình: khử
nitrat và đồng hoá amôni
Trang 35Bài 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
A Mục tiêu bài học
- Nêu được khái niệm quang hợp
- Nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật
- Trình bày được cấu tạo (đặc điểm về hình thái, giải phẫu) của lá thích
nghi với chức năng quang hợp
- Liệt kê được các sắc tố quang hợp, nơi phân bố trong lá và nêu chức
năng chủ yếu của các sắc tố quang hợp
B Nội dung trọng tâm của bài
Vai trò của quang hợp, đặc điểm hình thái và giải phẫu của lá thích
nghi với chức năng quang hợp
C Trò chơi ô chữ
Câu hỏi hàng ngang
1 Có 6 chữ cái - là cơ quan mà quá trình quang hợp diễn ra chủ yếu ở
cây
2 Có 7 chữ cái - nhóm sắc tố chính trong hệ sắc tố quang hợp
3 Có 10 chữ cái - có nhiều trong củ cà rốt, gấc để tạo nên màu sắc
4 Có 8 chữ cái - là nơi thực hiện pha sáng
5 Có 6 chữ cái - từ chỉ hình dạng của tế bào khí khổng
6 Có 8 chữ cái - là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O nhờ