1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học bộ môn hóa học lớp 8

11 2,8K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 359 KB

Nội dung

sáng kiến kinh nghiệm: sử dụng một số trò chơi ô chữ trong dạy học bộ môn hóa học lớp 8. nhằm tăng tính hứng thú và lòng say mê học tập bộ môn hóa học ở các em học sinh. tăng khả năng ghi nhớ, giảm áp lực học tập, từ đó giúp các em thấy việc học trở nên nhẹ nhàng hơn

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học bộ môn Hóa học 8

Tác giả: Đỗ Thị Hồng Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Gia Lạc

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do- Hạnh phúc.

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng xét sáng kiến tỉnh Ninh Bình

Tôi là: Đỗ Thị Hồng Ngày sinh: 08/01/1990

Nơi công tác: Trường THCS Gia Lạc

Chức danh: Giáo viên

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Hóa học

Là tác giả đề nghị công nhận sáng kiến: Sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học bộ môn Hóa học 8

I Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến:

1 Lĩnh vực áp dụng:

Sáng kiến áp dụng trong việc giảng dạy môn hóa học lớp 8

2 Vấn đề mà sáng kiến giải quyết:

a Thực trạng khó khăn cần giải quyết:

Hóa học lớp 8 là Hóa học mở đầu cho chương trình Hóa học ở cấp THCS,

mà nội dung được đề cập đến chủ yếu là các khái niệm, các kiến thức cơ bản

sơ đẳng nhất về Hóa học Là thời điểm các em bắt đầu làm quen và tiếp nhận

bộ môn đầy mới mẻ và cũng được xem là khô khan này, do đó nếu chỉ đơn thuần giảng dạy theo cách truyền thống, không có sử dụng đến sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, của những phương thức truyền đạt và cách tiếp cận mới thì các em sẽ dễ cảm thấy đây đúng thực sự là một bộ môn khô cứng không

có gì thú vị, hấp dẫn Như vậy sẽ không tạo dựng được sự hứng thú và say

mê học tập ở các em Dưới thực trạng đó tôi thiết nghĩ một tiết học nên được thiết kế bằng những hình thức dạy học mới mẻ hơn để các em được tiếp cận các khái niệm một cách tự nhiên với một tinh thần học tập thoải mái hơn Một trong những hình thức để làm tiết học trở nên bớt căng thẳng đó chính là cho các em được “vừa học vừa chơi” Đó là lý do tôi thiết kế ra những trò chơi ô chữ này, mục tiêu của những trò chơi ô chữ là nhằm tạo cho các em một không khí học tập vui vẻ, thoải mái, không áp lực lại vừa giúp các em củng cố khắc sâu những kiến thức thu được đồng thời kích thích những tư duy logic, sáng tạo ở các em

b Vấn đề mà sáng kiến giải quyết được: Trong quá trình dạy học đặc biệt

là các bài học lý thuyết thì trò chơi ô chữ sẽ giúp:

- Khai thác phân tích các nội dung kiến thức để đưa thành dạng câu hỏi sử dụng trong trò chơi ô chữ

Trang 3

- Khai thác và ứng dụng CNTT để xây dựng các trò chơi ô chữ cho mỗi tiết học

- Khai thác các nội dung kiến thức có liên hệ thực tế nhằm làm tăng tính ứng dụng lý thuyết

- Sử dụng các trò chơi ô chữ đã tạo ra ở cuối mỗi tiết học nhằm củng cố vững chắc kiến thức, tạo niềm tin, hứng thú say mê trong học tập, phát huy trí tưởng tượng, tính tích cực, chủ động sáng tạo của học trò

II Mô tả bản chất của sáng kiến.

1 Tình trạng giải pháp đã biết

Khi giảng dạy và hướng dẫn học tập bộ môn Hóa học cũng như nhiều bộ môn học khác do rất nhiều yếu tố như cơ sở vật còn chưa được trang bị đầy đủ hoặc do giáo viên còn chưa được thành thạo trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, dẫn đến việc tiết học nhiều khi còn diễn ra theo kiểu dạy học truyền thống không gây được hiệu ứng kích thích trong học tập ở các

em, những tiết học trực quan, học theo kiểu “Học mà chơi, chơi mà học” vẫn còn là bài toán mới mẻ trong dạy học hiện nay Đa số giáo viên vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống như trước đây, do đó việc học đôi khi còn diễn ra thụ động

Nhược điểm: Với phương pháp nêu trên:

- Học sinh làm bài tập thụ động, thiếu sáng tạo, không hiểu sâu vấn đề

- Học sinh dễ nhàm chán trong quá trình học tập

- Học sinh thường không nhớ lâu và không có ấn tượng lâu dài với lượng kiến thức đã học

- Học sinh thường không mấy hứng thú với bộ môn vốn được xem là một môn học khô khan này, đặc biệt ngay cả những học sinh khá giỏi hơn cũng thường không chú tâm lắm đến bộ môn Hóa học

2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:

- Mục đích của giải pháp:

+ Cải tiến phương pháp dạy học truyền thống cũ

+ Thiết kế cho học sinh những tiết học thoải mái, không gây áp lực, giúp các em “vừa học vừa chơi” mà học vẫn hiệu quả

- Các bước thực hiện giải pháp:

Bước 1: Nghiên cứu những ưu, nhược điểm của giải pháp cũ

Bước 2: Xây dựng thiết kế những tiết học mới có sử dụng trò chơi ô chữ Bước 3: Đưa các tiết dạy đã thiết kế vào dạy học thử nghiệm và đánh giá hiệu quả thu được

Trang 4

Bước 4: Áp dụng các tiết dạy có sử dụng trò chơi ô chữ vào dạy học đại trà và tiếp tục đánh giá kết quả thu được

3 Hiệu quả lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp

- Từ năm học 2014-2015 tôi đã áp dụng thí điểm sáng kiến trong quá trình giảng dạy bộ môn Hóa học 8 tại trường THCS Gia Lạc và đã đạt nhiều kết quả tốt

- Sáng kiến có tính khả thi, có thể áp dụng vào thực tiễn công tác giảng dạy môn Hóa học cho tất cả các đối tượng học sinh, phát huy được tính tích cực, khả năng tư duy logic, tính sáng tạo của người học

- Sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả các trường THCS trong toàn tỉnh, sáng kiến làm tư liệu để giảng dạy bộ môn Hóa học 8 đồng thời giáo viễn cũng

có thể hoàn toàn thiết kế trò chơi ô chữ để sử dụng trong bộ môn Hóa học lớp 9

và cả những môn học khác trong nhà trường như Sinh học, Địa, Sử, Văn

3.1 Lợi ích kinh tế:

Vận dụng sáng kiến này giáo viên có thể tự mình tìm tòi, sáng tạo ra các trò chơi ô chữ khác từ đó giúp học sinh hiểu sâu thêm kiến thức Do vậy sáng kiến này mang lại những lợi ích kinh tế sau:

- Tiết kiệm được chi phí, thời gian, công sức nghiên cứu và làm đồ dùng dạy học

- Tiết kiệm tiền để mua tài liệu giảng dạy và học tập

3.2 Lợi ích xã hội:

Sau khi áp dụng sáng kiến trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy đa số học sinh hào hứng hơn trong học tập, học sinh tự tin, chủ động sáng tạo tìm hiểu kiến thức, vận dụng giải quyết tốt các bài tập về Hóa học 8 Từ đó học sinh yêu quý môn học hơn, chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn môn Hóa học cũng được cải thiện rõ rệt

Kết quả áp dụng sáng kiến của các đơn vị cụ thể như sau:

- Có 03 giờ thao giảng ứng dụng CNTT (sử dụng powerpoint) đạt giờ dạy giỏi

- Chất lượng đại trà:

+ Trước khi áp dụng sáng kiến: Giỏi: 12%, Khá: 36%, TB: 46%, Yếu: 6% + Sau khi áp dụng sáng kiến: Giỏi: 17% (tăng 5%), Khá: 46% (tăng 10%), TB: 33% (Giảm 13%), Yếu: 4 % (Giảm 2%)

- Việc sáng tạo các bài giảng có sử dụng trò chơi ô chữ được áp dụng có hiệu quả, đã có hơn 10 bài giảng được thiết kế sinh động, hấp dẫn làm

tư liệu quý giá phục vụ cho hoạt động dạy và học của nhà trường

Trang 5

4 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.

Để áp dụng được sáng kiến thì phòng học bộ môn Hóa học cần trang bị máy tính, máy chiếu Projecter để trình chiếu

Tuy nhiên hiện nay hầu hết các phòng học bộ môn ở các trường THCS trong tỉnh đều được trang bị đầy đủ các thiết bị, đồ dùng dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin như trên nên các trường THCS trong tỉnh đều có đủ các điều kiện để có thể áp dụng sáng kiến này

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật

và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

Xác nhận của Trường THCS Gia Lạc

Gia Viễn, ngày 15 tháng 04 năm 2016

Người viết đơn

Đỗ Thị Hồng

Trang 6

Phụ lục: Một số trò chơi ô chữ được thiết kế sử dụng trong một số tiết học của bộ môn Hóa học 8.

1 Trò chơi ô chữ trong bài “ Chất” SGK Hóa học 8- HKI- trang 7.

Hóa học lớp 8 là hóa học mở đầu cho bộ môn Hóa học, là thời điểm các em tiếp nhận và hình thành những khái niệm, những hiểu biết ban đầu đầy mới mẻ

Do đó nếu các em được tiếp cận các khái niệm này một cách tự nhiên đầy thú vị,

sẽ giúp cho các em cảm thấy bộ môn này không hề khô khan khó hiểu, mà ngược lại nó rất thú vị và khi đó các em sẽ có thái độ học tập tích cực đầy hứng thú Mục tiêu của tiết học này là cung cấp cho các em khái niệm về chất, giúp các em phân biệt giữa chất và vật thể Để khắc sâu kiến thức và để thư giãn sau gần 1 tiết học căng thẳng, thì một trò chơi ô chữ sẽ giúp giáo viên rất nhiều

2 Trò chơi ô chữ trong bài “ Nguyên tử” SGK Hóa học 8- HKI- trang 14.

Sau bài chất học sinh sẽ được tiếp cận với một khái niệm rất quan trọng và cơ bản trong hóa học đó là khái niệm về “ nguyên tử”, do đó trong phần củng cố bài học giáo viên có thể đưa ra một trò chơi ô chữ để học sinh trả lời Mục đích của trò chơi này: thứ nhất nhằm củng cố kiến thức, thông qua đó giáo viên cũng có thể kiểm tra mức độ hiểu bài của các em ngay tại lớp Thứ hai sẽ khiến bài học trở nên thú vị, không nhằm chán, các em sẽ có cảm giác mình đang được chơi, kích thích khả năng tự học tích cực cho học sinh Thông qua trò chơi giáo viên

mở rộng thêm cho các em hiểu về bom nguyên tử- thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt

đã được dùng trong thế chiến thứ II Và hai thành phố phải hứng chịu loại vũ khí này là Hiroshima và Nagashaki của Nhật Bản

Trang 7

3 Trò chơi ô chữ trong bài “ Đơn chất và hợp chất- Phân tử” SGK Hóa học 8- HKI- trang 22.

Khái niệm về đơn chất, hợp chất, phân tử là những khái niệm rất cơ bản, giúp học sinh có thể hiểu những khái niệm đầu tiên về các chất do đó tạo trò chơi ô chữ trong phần này sẽ giúp học sinh khắc sâu kiến thức, cảm thấy tiết học trở nên thú vị đầy bổ ích, thông qua bài học cũng giúp các em có cái nhìn tổng quan và hoàn thiện hơn về đơn chất, hợp chất cũng như phân tử

Trang 8

4 Trò chơi ô chữ trong bài “ Mol” SGK Hóa học 8- HKI- trang 63.

Hiểu khái niệm về mol sẽ giúp học sinh hiểu sâu thêm về các khái niệm khác

có liên quan, phục vụ trong việc tính toán làm bài tập Do đó trong phần này giáo viên nên xây dựng một trò chơi ô chữ, sẽ giúp bài học không cứng nhắc, các em sẽ ghi nhớ kiến thức một cách tự nhiên nhất

5 Trò chơi ô chữ trong bài “ Tính chất hóa học của oxi” SGK Hóa học 8- HKII- trang 81.

Oxi là một nguyên tố hóa học phổ biến nhất trong vỏ trái đất, oxi tồn tại ở dạng đơn chất và có mặt ở cả trong rất nhiều hợp chất Khí oxi giúp duy trì sự cháy và sự sống, có rất nhiều ứng dụng trong đời sống Do đó hiểu về tính chất hóa học của oxi là hết sức quan trọng Trong bài này, tạo một trò chơi ô chữ sẽ giúp giáo viên dễ dàng trong việc truyền và khắc sâu kiếm thức Thông qua trò chơi giáo viên cũng có thể mở rộng thêm những kiến thức thực tế có liên quan giúp các em thấy rằng hóa học là một môn khoa học có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với đời sống

Trang 9

6 Trò chơi ô chữ trong bài “ Oxit” SGK Hóa học 8- HKII- trang 91.

Oxit là một trong bốn loại hợp chất hóa học vô cơ thường gặp và quan trọng nhất Do đó giáo viên cần giúp các em có sự hiểu biết chính xác về phần này, oxit cũng có rất nhiều ứng dụng và rất nhiều các vấn đề thực tiễn liên quan đến oxit, ví dụ như hiệu ứng nhà kính, hoặc mưa axit Thông qua trò chơi giáo viên vừa củng cố bài học đồng thời mở rộng cho các em các vấn đề thực tiễn có liên quan đầy thú vị

Trang 10

7 Trò chơi ô chữ trong bài “ Tính chất- ứng dụng của hiđro” SGK Hóa học 8- HKII- trang 105.

Cũng như oxi, Hidro là một nguyên tố khá phổ biến và cũng có rất nhiều ứng dụng, có mặt trong nhiều hợp chất Do đó một trò chơi ô chữ trong phần này

sẽ giúp bài học lý thú qua đó giáo viên cũng giới thiệu được đến các em nhiều ứng dụng mới, hiện đại của hidro như: là nguồn nguyên liêu không khói, không

ô nhiễm môi trường trong tương lai, bơm khí trong bóng thám không hoặc trong khinh khí cầu

Trang 11

8 Trò chơi ô chữ trong bài “ Axit- Bazơ- Muối” SGK Hóa học 8- HKII- trang 126.

Sau oxit, thì Axit, Bazơ, Muối là ba loại hợp chất thường gặp nữa trong hóa học vô cơ Sử dụng trò chơi ô chữ trong phần này giúp các em có cái nhìn tổng quan và có mối liên hệ giữa các loại hợp chất với nhau, đồng thời thông qua trò chơi giáo viên cũng có thể giúp học sinh mở rộng về axit sunfuric một loại hợp chất có ứng dụng bậc nhất trong ngành công nghiệp hóa học cũng như đối với nền kinh tế quốc dân

Ngày đăng: 06/07/2016, 10:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w