1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA”, “MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TẠI UBND THÀNH PHỐ NINH BÌNH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

46 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 23,21 MB

Nội dung

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA”, “MỘTCỬA LIÊN THÔNG” TẠI UBND THÀNH PHỐ NINH BÌNH Với mục đích đơn giản, công khai và minh bạch thủ tục hành chính nhằmđáp ứng yêu cầu c

Trang 1

PHẦN I: BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

- Gặp lãnh đạo trình giấy giới thiệu;

- Gặp gỡ, làm quen với mọi người trongphòng;

- Lập đề cương báo cáo gửi cô hướng dẫn;

- Làm việc được lãnh đạo yêu cầu;

Tuần 5

Từ 24/3 đến 30/3

- Chỉnh sửa đề cương bắt đầu viết bài báo cáo;

- Hoàn chỉnh các tài liệu pháp lý cần thiếtphục vụ cho bài viết;

- Chỉnh sửa báo cáo theo ý kiến của cô;

- Thu thập những tài liệu làm phong phú thêmcho bài viết;

Trang 2

1 Làm việc trực tiếp tại bộ phận tiếp dân của Trung tâm một cửa liên thông;

2 Tham gia bán hồ sơ tại quầy giao dịch của Trung tâm;

3 Vào sổ, đóng dấu các công văn giấy tờ tại quầy văn thư đặt tại Trung tâm;

4 Tìm hiểu thực tế hoạt động giao dịch tại các quầy trong Trung tâm;

5 Cùng các anh, chị trong Văn phòng tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởngnăm 2007 tại UBND Thành phố;

6 Tham dự hội nghị xoá đói giảm nghèo do UBND Thành phố tổ chức;

7 Cùng lãnh đạo đi thực tế 2 lần về các xã, phường trong Thành phố khảosát việc xoá đói giảm nghèo và thực trạng ban hành văn bản tại các xã phường;

8 Tổng kết, báo cáo trình lãnh đạo qua 2 lần khảo sát;

9 Tìm tài liệu, thu thập những thông tin, hình ảnh phục vụ cho bài báo cáo thựctập;

III KẾT QUẢ

1 Về mặt lý luận

Quá trình thực tập tại UBND Thành phố đã giúp tôi có điều kiện củng cốnhững kiến thức đã tiếp thu được trên giảng đường đại học về lý luận quản lý nhànước trên các lĩnh vực, về công tác quản lý và điều hành cán bộ công chức tại các

cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, về vai trò của việc quản lý nhà nướctrong việc phát triển kinh tế- xã hội, về công tác triển khai cải cách thủ tục hànhchính…Đây thực sự là những vấn đề vô cùng quan trọng mà mỗi sinh viên hànhchính phải hiểu, biết và vận dụng cho tốt

2 Về mặt thực tiễn

Khoảng thời gian tôi thực tập tại UBND Thành phố Ninh Bình không phải

là nhiều nhưng đó là quãng thời gian vô cùng bổ ích đối với một sinh viên sắp ratrường như tôi Trong quãng thời gian thực tập tôi đã có điều kiện quan sát thực tếcông tác quản lý hành chính nhà nước là như thế nào- những điều mà trước kia tôimới chỉ được biết qua sách vở, tôi cũng có cơ hội được trực tiếp làm việc để bướcđầu rèn luyện kỹ năng cho mình từ đó tôi rút ra được một số vấn đề như sau:

Trang 3

- Thực tế công tác quản lý nhà nước là vô cùng phức tạp đòi hỏi phải cónhững chế độ chính sách phù hợp và người cán bộ công chức phải thực sự có đức,

có tài, có tấm lòng nhiệt thành với công việc

- Muốn quản lý nhà nước có hiệu quả phải cải cách triệt để thủ tục hànhchính đảm bảo nhanh gọn, chính xác, kịp thời Đây là một công việc vô cùng khókhăn, phức tạp và lâu dài đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao của các cấp chính quyền

Tóm lại: Từ lý luận đến thực tiễn nhiều khi là cả một vấn đề, để vận dụngđược lý luận vào thực tiễn đạt hiệu quả cao thì việc xây dựng lý luận phải dựa trên

cơ sở khoa học được đúc rút từ thực tế Thực tế là tiền đề để xây dựng lý luận đồngthời lý luận lại soi đường cho thực tiễn Việc Học viện Hành chính sắp xếp chochúng em một khoảng thời gian thực tập, có cơ hội thực tế tại các cơ quan hànhchính nhà nước trước khi ra trường có ý nghĩa rất quan trọng để chúng em có cơhội nắm bắt và làm quen với công việc trước khi là một công chức thực sự, tránhđược những bỡ ngỡ khi bắt đầu đi làm

PHẦN 2: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

Trang 4

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA”, “MỘT

CỬA LIÊN THÔNG” TẠI UBND THÀNH PHỐ NINH BÌNH

Với mục đích đơn giản, công khai và minh bạch thủ tục hành chính nhằmđáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghịquyết số 38/CP ngày 04/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việcgiải quyết công việc của công dân và tổ chức; Quyết định số 136/2001/QĐ-TTgngày 17/9/2001 về Phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nướcgiai đoạn 2001- 2010; Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 về việcban hành quy chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; Quyếtđịnh số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 về Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế

“một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước tại địaphương;

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước tỉnh Ninh bình nói chung vàUBND Thành phố Ninh Bình nói riêng đã ban hành hàng loạt các Quyết định đểchỉ đạo thực hiện Đó là: Quyết định số 1263/QĐ-UB ngày 26/6/2003 của UBNDtỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Đề án cải cách thủ tục hành chính theo mô hình

“một cửa” của thị xã Ninh Bình ( nay là Thành phố Ninh Bình ); và Quyết định số1072/QĐ-UBND ngày 14/5/2007 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc Phê duyệt đề

án Cải cách hành chính của UBND thành phố Ninh Bình tham gia thực hiện nộidung Dự án Cải cách hành chính tỉnh giai đoạn 2; Quyết định số 2197/2007/QĐ-

Trang 5

UBND ngày 19/9/2007 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc thực hiện cơ chế mộtcửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Đối với UBND thành phố Ninh Bình, từ tháng 9 năm 2007, Bộ phận tiếpnhận và trả hồ sơ theo cơ chế “một cửa” đã phát triển thành “Trung tâm một cửaliên thông” trực thuộc quản lý của Văn phòng HĐND - UBND thành phố NinhBình xong hoạt động độc lập, mang lại hiệu quả rất cao, được đông đảo nhân dânđồng thuận và là một trong những mô hình mẫu của tỉnh Ninh Bình

Trên đây là những lý do gợi ý cho tôi chọn đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND Thành phố Ninh Bình- Thực trạng và giải pháp” làm báo cáo thực tập cuối khoá.

2 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

Tại Trung tâm một cửa liên thông - UBND Thành phố Ninh Bình

3 Kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:

- Chương I : Một số vấn đề chung về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụcủa UBND Thành phố Ninh Bình

- Chương II : Thực trạng hoạt động của Trung tâm một cửa Liên thông tạiUBND Thành phố Ninh Bình

- Chương III : Phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa trung tâm một cửa liên thông

Trang 6

Toàn cảnh Trung tâm một cửa liên thông, thành phố Ninh Bình

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM

VỤ CỦA ỦY THÀNH PHỐ NINH BÌNH

Trang 7

I Khái quát đặc điểm, tình hình của UBND thành phố Ninh Bình

Ngày 07/2/2007 Chính phủ ban hành Nghị định số 19/NĐ-CP về việc thànhlập thành phố Ninh Bình trực thuộc tỉnh Ninh Bình Thành phố Ninh Bình có 14đơn vị hành chính: 10 phường, 4 xã với diện tích 48,3 km2, dân số hơn 13 vạnngười Đây là trung tâm kinh tế- chính trị, văn hoá của tỉnh Ninh Bình, là nơi cókhối lượng giao dịch của các tổ chức và các cá nhân với các cơ quan Quản lý Nhànước các cấp tương đối nhiều Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,1%, cơcấu kinh tế đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ ( Công nghiệp- Xây dựng: 48,3%;Thương mại- Dịch vụ: 47,4%; Nông nghiệp: 4,3% ), tổng thu ngân sách trên địabàn đạt gần 400 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo là 2,42%; Hiệu lực quản lý điều hànhcủa chính quyền các cấp được nâng lên, không có chính quyền yếu kém; Đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và từng bước nângcao, các chính sách xã hội được đảm bảo và quan tâm thường xuyên; Dân chủ ở cơ

sở được phát huy Năm 2007, Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 17,2% (kế hoạch15,5%); Hiệu lực quản lý điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên, không

có chính quyền yếu kém; Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừngđược cải thiện và từng bước nâng cao, các chính sách xã hội được đảm bảo và quantâm thường xuyên; Dân chủ ở cơ sở được phát huy

II Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của UBND thành phố

1 Cơ cấu tổ chức

Về tổ chức bộ máy, UBND Thành phố Ninh Bình gồm Lãnh đạo : 3 người(Chủ tịch, 02 Phó chủ tịch) Tổng số biên chế chia cho các phòng ban như sau: Vănphòng HĐND- UBND: 10 người; Phòng Tư pháp: 4 người; Thanh tra: 3 người; Nội

vụ - LĐTBXH: 9 người; Kinh tế: 6 người; Tài chính KH: 7 người; Văn hoá TT-TT:

4 người; Tài nguyên - MT: 8 người; Quản lý đô thị: 7 người; UBDSGD- TE: 2người; Phòng Giáo dục: 11người; Phòng Ytế: 2 người; Đội kiểm tra TTĐT: 2người Ngoài ra, ở một số phòng, ban, tuỳ tính chất công việc còn sử dụng thêmhợp đồng lao động ngắn hạn

Trang 8

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức UBND Thành phố Ninh Bình hiện nay:

Trang 10

2 Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của UBND Thành phố Ninh Bình

Theo luật tổ chức HĐND và UBND được Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam khoá XI kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 thì nhiệm

vụ quyền hạn của UBND cấp huyện gồm có:

*Nhiệm vụ chung:

- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế;

- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngưnghiệp, thuỷ lợi và đất đai;

- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;

- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải;

- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch;

- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, ytế, xã hội, văn hoá, thôngtin và thể dục thể thao;

- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoa học công nghệ, tài nguyên vàmôi trường;

- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn

xã hội;

- Quản lý nhà nước trong lĩnh thực hiện chính sách dân tộc và tôngiáo;

- Quản lý nàh nước trong việc thi hành pháp luật;

- Quản lý nhà nước trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địagiới hành chính

* Cụ thể:

(Quy định trong Quy chế làm việc của của UBND Thành phố Ninh Bình)

UBND Thành phố Ninh Bình giải quyết công việc theo nhiệm vụ, quyền hạnquy định tại Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 UBND Thành phố thảoluận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề được quy định tại Điều 124 Luật

Trang 11

Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và những vấn đề quan trọng khác mà phápluật quy định thuộc thẩm quyền của UBND, cụ thể:

 Chương trình làm việc của UBND Thành phố hàng tháng, hàng quý vàhàng năm;

 Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, dự toán ngân sách, quyết toánngân sách hàng năm của Thành phố, trình HĐND Thành phố quyết định;

 Kế hoạch đầu tư xây dựng những công trình trọng điểm của Thànhphố, trình HĐND quyết định;

 Các biện pháp thực hiện Nghị quyết của Thành uỷ, HĐND Thành phố

về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; thông qua báo cáo của UBND trước khitrình Ban Thường vụ, HĐND Thành phố;

 Đề án thành lập mới, sát nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn trựcthuộc UBND thành phố và việc thành lập mới, sát nhập, chia tách, điều chỉnh địagiới hành chính của các xã, phường Quyết định thành lập, hợp nhất, chia tách cáctrường: THCS - Tiểu học - Mầm non; Trạm ytế xã, phường

 Quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ theo sự phân cấp quản lý

3 Quan hệ phối hợp công tác của UBND Thành phố

3.1 Trong hoạt động

UBND Thành phố phải giữ mối liên lạc thường xuyên với UBND tỉnh, các

cơ quan có liên quan của tỉnh, Thành uỷ, HĐND, Toà án nhân dân, Viện kiểm sátnhân dân, Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cấp Thànhphố

3.2 Quan hệ với Thành uỷ:

- UBND Thành phố chịu sự lãnh đạo của Thành uỷ, Ban Thường vụ Thành

uỷ chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Thành uỷ, Ban Thường vụ Thành uỷ.Chủ tịch UBND Thành phố giữ mối quan hệ công tác thường xuyên với Thành uỷ,Ban thường vụ Thành uỷ Hàng tuần, Chủ tịch giao ban với Thường trực Thành uỷ.Sau khi giao ban với Thường trực Thành uỷ, với tư cách là Phó bí thư Thành uỷ

Trang 12

phụ trách chính quyền, Chủ tịch UBND Thành phố có trách nhiệm tổ chức thựchiện các nhiệm vụ đã thống nhất tại buổi giao ban và theo đúng thẩm quyền củaUBND Thành phố.

- UBND Thành phố thể chế hoá và tổ chức thực hiện chỉ thị, nghị quyết củaThành uỷ, Ban thường vụ Thành uỷ về các mặt công tác thuộc trách nhiệm củaUBND Thành phố; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc trách nhiệm của UBNDThành phố phối hợp với các ban của Thành uỷ, nghiên cứu các chuyên đề báo cáocủa Thành uỷ, Ban thường vụ Thành uỷ

- UBND Thành phố có trách nhiệm chuẩn bị nội dung thông qua tập thểUNND Thành phố những báo cáo, đề án theo yêu cầu của Thường trực Thành uỷ,Ban thường vụ Thành uỷ trước khi trình ra Ban Chấp hành và Ban Thường vụ thảoluận cho ý kiến

3.3 Quan hệ với HĐND Thành phố, Thường trực HĐND Thành phố và các Ban của HĐND Thành phố

UBND Thành phố phối hợp với thường trực HĐND Thành phố và các Bancủa HĐND Thành phố chuẩn bị nội dung kỳ họp của HĐND Thành phố, các báocáo, đề án trình HĐND Thành phố; giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trìnhthực hiện nghị quyết của HĐND về nhiệm vụ kinh tế xã hội của địa phương;nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị của HĐND; các Ban củaHĐND; trả lời chất vấn của đại biểu HĐND Thành phố UBND Thành phố có tráchnhiệm cụ thể hoá các nghị quyết của HĐND Thành phố và tổ chức triển khai, đônđốc, kiểm tra các cấp, các ngành thực hiện;

3.4 Mối quan hệ với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc

UBND Thành phố phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam các đoàn thể nhân dân cấp Thành phố chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng củanhân dân, vận động nhân dân tham gia xây dựng, củng cố chính quyền vững mạnh,

tự giác thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Trang 13

UBND và các thành viên của UBND Thành phố có trách nhiệm giải quyết vàtrả lời các kiến nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhândân cấp thành phố.

3.5 Mối quan hệ với Viện Kiểm sát, Toà án nhân dân

UBND Thành phố phối hợp với viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân Thànhphố trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, các hành vi vi phạm Hiến pháp vàPháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, tuyên truyền giáo dục pháp luật;thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội và các chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước

Trang 14

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM MỘT CỬA

LIÊN THÔNG TẠI UBND THÀNH PHỐ NINH BÌNH

I Một số vấn đề lý luận về cái cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”,

“Một cửa liên thông”

Mục tiêu tổng quát của Chương trình tổng thể cải cách hành chính được xác

định là:" Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch,vững mạnh, chuyên nghiệp,hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu qủa theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước Đến năm 2010 hệ thống hành chính về cơ bản được cải

cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa"

Theo đó nội dung của Chương trình Tổng thể cải cách hành chính giai đoạn2001- 2010 bao 4 nội dung chủ yếu là cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy;đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; và cải cách tài chính công.Trong đó cải cách thủ tục hành chính là vấn đề đặc biệt quan trọng được ưu tiênhàng đầu, nó có tác động lớn đến các nội dung khác của cải cách hành chính Cơchế "một cửa", "một cửa liên thông" được coi là một giải pháp để tiến hành cảicách, đơn giản hoá thủ tục hành chính

1 Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”

1.1 Khái niệm

Theo Quy định tại Quyết định số 93/2007/QĐ- TTg ngày 22/6/2007 của Thủtướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liênthông” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương thì cơ chế “một cửa”, “mộtcửa liên thông” được định nghĩa như sau:

Trang 15

* Cơ chế một cửa: là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc

trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính Nhà nước từ hướng dẫn, tiếpnhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là: "

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả " tại cơ quan hành chính Nhà nước

* Cơ chế một cửa liên thông: là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá

nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính Nhà nước hoặcgiữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trảkết qủa được thực hiện tại một đầu mối là " Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả " củamột cơ quan hành chính Nhà nước

1.2 Mục đích

Việc thực hiện cơ chế một cửa nhằm đạt được bước chuyển căn bản trongquan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính Nhà nước với tổchức, công dân, giảm phiền hà cho tổ chức, công dân, chống tệ quan lieu, thamnhũng, cửa quyền của cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực,hiệu qủa quản lý Nhànước

1.3 Các nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông

- Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật

- Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí,giấy tờ, hồ sơ và thời gian giảiquyết công việc của tổ chức cá nhân

- Nhận yêu cầu và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

- Đảm bảo giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cánhân

- Việc phối hợp giữa các bộ phận, cơ quan có liên quan để giải quyết côngviệc của tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước

2 Các văn bản về thực hiện cơ chế” một cửa” và “một cửa liên thông” trong giải quyết thủ tục hành chính tại UBND Thành phố Ninh Bình

+ Đề án 03/ĐA- UB ngày 16/6/2003 về cải cách thủ tục hành chính theo môhình " một cửa " của UBND Thị xã Ninh Bình (nay là Thành phố Ninh Bình);

Trang 16

+ Quyết định 1263/QĐ- UB ngày 26/6/2003 về việc phê duyệt đề án cải cáchthủ tục hành chính theo mô hình " một cửa " của Thị xã Ninh Bình (nay là Thànhphố Ninh Bình)

+ Quyết định 1072/ QĐ- UBND ngày 04/5/2007 về việc phê duyệt đề án cảicách hành chính của UBND Thành phố Ninh Bình tham gia thực hiện nội dung cảicách hành chính giai đoạn 2;

+ Quyết định 1367/ QĐ- UBND ngày 08/6/2007 về việc phê duyệt kế hoạchtriển khai thực hiện nhiệm vụ đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vựcquản lý nhà nước tỉnh Ninh Bình 2007- 2010

II Tình hình thực hiện cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại UBND thành phố Ninh Bình

1 Quá trình thực hiện

1.1 Công tác chỉ đạo thực hiện

Thực hiện Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 về phê duyệtchương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010; Quyếtđịnh 181/2003/QĐ- TTg ngày 04/9/2003 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơchế “một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương; Quyết định93/2007/QĐ- TTg ngày 22/6/2007 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “mộtcửa liên thông” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.Tỉnh uỷ, UBNDtỉnh Ninh Bình và UBND Thành phố Ninh Bình đã xây dựng và ban hành hàngloạt các đề án, quyết định để triển khai áp dụng mô hình giải quyểt công việc theo

cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” trên địa bàn toàn tỉnh và UBND Thànhphố Ninh Bình: Đề án 03/ĐA- UB ngày 16/6/2003 về cải cách thủ tục hành chínhtheo mô hình " một cửa " của UBND Thị xã Ninh Bình (nay là Thành phố NinhBình); Quyết định 1263/QĐ- UB ngày 26/6/2003 về việc phê duyệt đề án cải cáchthủ tục hành chính theo mô hình " một cửa " của Thị xã Ninh Bình (nay là Thànhphố Ninh Bình); Quyết định 1072/ QĐ- UBND ngày 04/5/2007 về việc phê duyệt

đề án cải cách hành chính của UBND Thành phố Ninh Bình tham gia thực hiện nội

Trang 17

dung cải cách hành chính giai đoạn 2; Quyết định 1367/ QĐ- UBND ngày08/6/2007 về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ đơn giản hoáthủ tục hành chính trên các lĩnh vực Quản lý Nhà nước tỉnh Ninh Bình 2007- 2010.

UBND Thành phố đã chỉ đạo các phòng chuyên môn tiến hành rà soát lại cácquy trình thủ tục theo quy định về thời gian, các khoản thu phí, lệ phí… qua đóđiều chỉnh cho phù hợp; Đồng thời lại hệ thống chức năng, nhiệm vụ của các phòng

để xác định mức độ trách nhiệm của các trưởng phòng, ban chuyên môn Trên cơ

sở đó UBND Thành phố ban hành quy định tạm thời thực hiện các thủ tục hànhchính và trình tự giải quyết hành chính tại bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ;Tiến hành mẫu hoá các quy trình, thủ tục để công khai tại bộ phận " Một cửa " cáclĩnh vực đã được UBND tỉnh phê duyệt

Chuẩn bị điều kiện vật chất: xác định việc chuẩn bị cơ sở vật chất có ý nghĩaquan trọng đóng góp vào thành công của mô hình mới, UBND Thành phố, UBNDcác xã phường đã quan tâm cho tu sửa địa điểm, mua sắm trang thiết bị làm việccho bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ theo đúng tiến độ Ban quản lý dự án thíđiểm CCHC tỉnh cũng quan tâm trang bị cho bộ phận này một số máy tính, máyin…

Chuẩn bị về công tác cán bộ: Thành phố Ninh Bình được sự hỗ trợ của Banquản lý dự án thí điểm CCHC tỉnh đã đi nghiên cứu, học tập mô hình cải cách hànhchính, mô hình " một cửa, một dấu " ở quận Hải Châu, Đà Nẵng, quận I Thành phố

Hồ Chí Minh và một số tỉnh UBND Thành phố đã chỉ đạo tập trung cho công tácnhân sự, lựa chọn cán bộ có trình độ am hiểu về các thủ tục hành chính của cácphòng ban, để thành lập bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ hành chính.Thành phố

đã có Quyết định số 328/QĐ-UB ngày 21/7/2003 thành lập bộ phận tiếp nhận vàhoàn trả hồ sơ hành chính gồm 7 đồng chí CBVC, được trưng tập từ các phòngTN& MT,QLĐT, TCKH, NVLĐTB&XH, tư pháp,văn phòng HĐND và UBNDThành phố UBND các xã, phường quyết định thành lập bộ phận tiếp nhận và hoàn

Trang 18

trả hồ sơ hành chính, mỗi phường có 4 cán bộ có ý thức tổ chức kỷ luật cao, trình

độ chuyên môn tốt, am hiểu về các lĩnh vực giải quyết, có khả năng tiếp dân

1.2 Các lĩnh vực giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông của Thành phố Ninh Bình

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Ninh Bình, tất cả các lĩnh vực thuộc thẩmquyền liên quan tới giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân đều được giải quyếttại trung tâm một cửa liên thông của Thành phố, bao gồm 6 linh vực:

+ Lĩnh vực khiếu nại, tố cáo

1.3 Các giai đoạn triển khai thực hiện

Giai đoạn 1: Từ năm 2003- 2006

Ngày 28/7/2003 UBND Thành phố Ninh Bình đã thành lập bộ phận tiếpnhận hồ sơ- trả kết quả cả ở cấp Thành phố và cấp phường, xã Đây là một thay đổicăn bản bước đầu trong giao dịch của người dân với các phòng ban của UBNDThành phố và UBND các phường, xã Người dân không phải tìm gặp cán bộ, phongban để giải quyết công việc tránh được phiền hà, nhũng nhiễu và những tiêu cực cóthể phát sinh, vì vậy đã được dư luận đồng tình ủng hộ

Tuy nhiên do địa điểm làm việc của bộ phận một cửa chật hẹp (một phònglàm việc 20m2), cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết bị còn thiếu và lạc hậu chưaứng dụng được công nghệ thông tin vào xử lý công việc, quy trình giải quyết chưachặt chẽ, các cửa giao dịch còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ nhân viên lại kiêmnhiệm không yên tâm công tác do đó hiệu quả hoạt động của bộ phận một cửakhông cao, thời gian giải quyết công việc còn chậm, các tổ chức và cá nhân khi đếngiao dịch,làm việc vẫn còn gặp nhiều trở ngại

Trang 19

Từ những kết quả bước đầu đạt được và những nhược điểm tồn tại nảy sinhsau 4 năm triển khai mô hình một cửa, với tinh thần Nhà nước của dân, do dân và

vì dân, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức và cá nhân đến giao dịch với cơquan Nhà nước các cấp; Thành uỷ,HĐND, UBND Thành phố Ninh Bình đã có chủtrương xây dựng trung tâm một của liên thông theo hướng hiện đại

Giai đoạn 2: Từ đầu tháng 6 năm 2007 đến nay

Thực hiện chỉ thị số 32/2006/CT- TTg ngày 07/7/2006 về một số biện phápcần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết côngviệc của người dân và doanh nghiệp Thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-TTgngày 22/6/2007 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quanhành chính Nhà nước tại địa phương; Quyết định số 1072/ QĐ- UBND ngày4/5/2007 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt đề án cải cách hành chínhcủa UBND Thành phố Ninh Bình tham gia thực hiện nội dung Dự án CCHC tỉnhgiai đoạn 2; Quyết định số 2197/2007/QĐ- UBND ngày 19/9/2007 của UBND tỉnhNinh Bình về việc thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơquan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh UBND Thành phố Ninh Bình đã tiếnhành sơ kết giai đoạn 1, rút ra kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo của công cuộccải cách hành chính đó là:

Trước hết phải đầu tư xây dựng khuôn viên, cơ sở vật chất rộng rãi, khangtrang, sạch đẹp, trang thiết bị lịch sự, hiện đại tạo điều kiện để người dân đến giaodịch được thoải mái, có cảm giác được tôn trọng

Đầu tư hệ thống thiết bị làm việc hiện đại để quản lý chặt chẽ hồ sơ giấy tờđồng thời giúp tổ chức, cá nhân đến giao dịch có thể dễ dàng cập nhật thông tin họcần, kiểm tra tiến độ giải quyết công việc và thái độ trách nhiệm của đội ngũ cán bộcông chức bộ phận một cửa, mặt khác cũng giúp lãnh đạo kiểm tra được hoạt độngcủa trung tâm

Trang 20

Xây dựng quy trình giải quyết từng loại công việc theo hướng gọn nhẹ, giảmthiểu phiền hà, hạn chế tối đa những tiêu cực có thể phát sinh, đưa toàn bộ quytrình vào hệ thống phần mềm tác nghiệp.

Quan trọng hơn cả là sự lựa chọn đội ngũ cán bộ công chức, viên chứcchuyên trách của trung tâm có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật, cótác phong phục vụ nhiệt tình, văn minh lịch sự, có kiến thức năng lực về thực thinhiệm vụ Đồng thời quan tâm tới chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, côngchức viên chức của trung tâm để họ yên tâm hoàn thành nhiệm vụ

2 Nội dung các bước cần tiến hành nhằm xây dựng và phát triển cơ chế “một cửa liên thông”

Bước 1:

Xác định công việc cần triển khai theo cơ chế “một cửa liên thông”, cơ quanchủ trì trong việc triển khai cơ chế một cửa liên thông và các cơ quan, đơn vị cầnphối hợp trong quá trình triển khai (Trên cơ sở xác định được công việc cần triểnkhai, cơ quan chủ trì nên tổ chức đoàn công tác liên ngành giữa cơ quan chủ trì với

cơ quan phối hợp đi học tập kinh nghiệm tại cơ quan địa phương bạn)

Bước 2:

Cơ quan chủ trì đề nghị UBND tỉnh (qua Sở nội vụ) có văn bản chỉ đạo các

cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp triển khai cơ chế một cửa liên thông (Chỉđịnh về lĩnh vực thực hiện liên thông và cơ quan có trách nhiệm phối hợp)

Bước 3:

Sau khi có văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, cơ quan chủ trì tổ chức hội nghịgiữa các cơ quan, đơn vị có liên quan để thống nhất lộ trình và phương thức triểnkhai, phương án tổ chức bộ phận một cửa liên thông, trách nhiệm của từng cơ quanđơn vị trong quá trình triển khai

Bước 4:

Trên cơ sở lộ trình, phương thức, trách nhiệm đã thống nhất,các cơ quan đơn

vị tự rà soát lại về thủ tục hành chính đối với phần việc thực hiện theo cơ chế liên

Trang 21

thông tại cơ quan đơn vị mình (các loại giấy tờ, thời gian giải quyết, mức thu phí, lệphí nếu có); dự kiến phương án bố trí nhân sự để phối hợp giải quyết công việc).

Bước 5:

Cơ quan chủ trì trên cơ sở các thủ tục hành chính đã được rà soát và phương

án nhân sự do các cơ quan, đơn vị cung cấp tiến hành tổng hợp xây dựng Dự thảo

"Quy chế phối hợp" giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện việc liênthông, sau đó xin ý kiến của các cơ quan đơn vị có liên quan sau đó đi đến thốngnhất

Bước 6:

Sau khi thống nhất được nội dung "Quy chế phối hợp" cơ quan chủ trì cótrách nhiệm UBND tỉnh phê duyệt (qua Sở nội vụ thẩm định) Đề án triển khai cơchế "một cửa liên thông" và tổ chức triển khai thực hiện

3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của trung tâm “một cửa liên thông” Thành phố Ninh Bình

Theo Quy chế hoạt động của trung tâm “một cửa liên thông” Thành phốNinh Bình, cơ cấu tổ chức hoạt động của Trung tâm thể hiện như sau:

Cơ cấu cán bộ:

Trung tâm một cửa liên thông trực thuộc Văn phòng HĐND và UBNDThành phố, do Phó Văn phòng phụ trách làm trưởng bộ phận (có con dấu riêng),các cán bộ, công chức do UBND Thành phố điều động từ Văn phòng và các phòngchuyên môn liên quan Cán bộ công chức làm việc tại Trung tâm một cửa liênthông chịu sự quản lý trực tiếp của Văn phòng HĐND và UBND Thành phố

Chức n ă ng, nhiệm vụ của Trung tâm “một cửa liên thông”:

- Tiếp tổ chức, công dân tại phòng làm việc của Trung tâm một cửa liênthông khi có yêu cầu giải quyết công việc trong phạm vi thẩm quyền của UBNDThành phố được quy định giải quyết theo cơ chế “một cửa”

Trang 22

- Các trường hợp yêu cầu giải quyết công việc nhưng không thuộc thẩmquyền, bộ phận có trách nhiệm hướng dẫn để khách hàng đến cơ quan chức năng cóthẩm quyền giải quyết.

- Hướng dẫn công dân và tổ chức về thủ tục, hồ sơ theo quy định, kiểm tra,cập nhật các dữ liệu vào phần mềm dịch vụ hành chính công và sổ theo dõi, viếtphiếu tiếp nhận, hẹn trả kết quả đối với các hồ sơ được thụ lý

Đối với các hồ sơ chưa hoàn chỉnh thì hướng dẫn cụ thể để tổ chức, công dân

bổ sung hoàn chỉnh theo quy định

- Cán bộ tiếp nhận chuyển hồ sơ đã thụ lý cho Trưởng Bộ phận để kiểm tra,xác nhận sau đó chuyển đến các phòng chuyên môn giải quyết

- Theo đúng ngày hẹn trả kết quả ghi trên giấy biên nhận hồ sơ, cán bộ thụ lý

có trách nhiệm trả kết quả hồ sơ, hướng dẫn khách hàng nộp phí, lệ phí theo quyđịnh

Mối quan hệ giữa các bộ phận tiếp nhận và trả kết hồ s ơ của Trung tâm một cửa liên thông với Lãnh đ ạo V ă n phòng H Đ ND và UBND, Tr ư ởng bộ phận với các phòng chuyên môn của Thành phố:

Nhiệm vụ của Lãnh đạo Văn phòng HĐND và UBND Thành phố phụ trách

- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc chấp hành Quy chế, Nội quy Trung tâm;chấn chỉnh về tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức; kịp thời chấn chỉnhnhững sai sót trong quá trình giao dịch, giải quyết công việc đối với khách hàng

Trang 23

- Nhận xét, đánh giá đối với cán bộ, công chức được UBND Thành phố điềuđộng từ các phòng, ban chuyên môn đến theo Pháp lệnh cán bộ, công chức Báocáo UBND Thành phố xem xét, xử lý đối với những cán bộ, công chức không thựchiện đúng nội quy, quy chế hoạt động của Trung tâm.

- Báo cáo với UBND Thành phố theo định kỳ tháng, quý, năm về tình hình

và kết quả thực hiện công tác của Trung tâm Xây dựng kế hoạch công tác, đồngthời đề xuất với UBND Thành phố các vấn đề có liên quan, nhằm không ngừngnâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Trung tâm “một cửa liên thông”

Nhiệm vụ của các phòng, ban liên quan:

- Vào sổ theo dõi, cập nhật vào máy vi tính các hồ sơ đã được ký và đóngdấu xác nhận, do Trung tâm một cửa liên thông chuyển đến theo các nội dung: số

hồ sơ, họ tên, địa chỉ, điện thoại giao dịch của khách hàng, các tài liệu có trong hồ

sơ, các nội dung cần giải quyết, ngày hẹn trả hồ sơ, ký xác nhận

- Trưởng các phòng, ban chuyên môn liên quan có trách nhiệm phân côngcán bộ, công chức xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định

- Nếu hồ sơ không giải quyết được, hoặc cần phải xem xét lại thì phòngchuyên môn phải có văn bản gửi về Trung tâm một cửa liên thông để trả lời côngdân

- Các phòng, ban chuyên môn không trực tiếp nhận hồ sơ thuộc các lĩnh vựcgiải quyết theo cơ chế “một cửa” của khách hàng Hồ sơ không có chữ ký xác nhậncủa trưởng bộ phận và không có dấu của Trung tâm một cửa liên thông, Thành phốđược coi là hồ sơ không hợp lệ

- Hồ sơ liên quan đến nhiều phòng, ban chuyên môn thì Trưởng phòng, banchuyên môn chịu trách nhiệm chính phải phối hợp với các phòng chuyên môn khác

Ngày đăng: 30/11/2015, 00:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Quyết định 1263/QĐ- UB ngày 26/6/2003 về việc phê duyệt đề án cải cách thủ tục hành chính theo mô hình " một cửa " của Thị xã Ninh Bình ( nay là Thành phố Ninh Bình ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: một cửa
2. Luật tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội nước CHXHCNVN khoá XI kì họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 Khác
3. Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2003 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương Khác
4.Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2006 Phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006- 2010 Khác
5. Quyết định số 75/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2006 Về ban hành quy chế làm việc mẫu của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Khác
6. Quyết định số 93/ 2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Khác
8.Quyết định 1072/ QĐ- UBND ngày 04/5/2007 về việc phê duyệt đề án cải cách hành chính của UBND Thành phố Ninh Bình tham gia thực hiện nội dung cải cách hành chính giai đoạn 2 Khác
9. Quyết định 1367/ QĐ- UBND ngày 08/6/2007 về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực Quản lý Nhà nước tỉnh Ninh Bình 2007- 2010 Khác
10. Báo cáo quá trình xây dựng và hoạt động của Trung tâm một cửa liên thông Thành phố Ninh Bình Khác
11. Giáo trình Thủ tục hành chính- Học viện Hành chính Quốc gia- Hà Nội Khác
12. Một số vấn đề về thủ tục hành chính- Học viện hành chính Quốc gia Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w