Từ những phương hướng chỉ đạo trên của UBND Thành phố Ninh Bình và qua quá trình tìm hiểu thực tế hoạt động của Trung tâm ‘một cửa liên thông’ của Thành phố, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cụ thể với mục đích khắc phục những hạn chế tồn tại đồng thời nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của trung tâm, đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nước theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Ninh Bình nói riêng và các địa phương trong cả nước nói chung :
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thông qua các chủ
trương chính sách cụ thể để chỉ đạo việc triển khai và nhân rộng mô hình ‘một cửa liên thông ở tất cả các cấp hành chính trên phạm vi toàn quốc. Đây là giải pháp quan trọng mang tính chất định hướng cho sự chỉ đạo hoạt động của các địa phương.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả việc cải cách thể chế, xây dựng các văn bản
hướng dẫn cụ thể quy định về cách thức tổ chức, trách nhiệm nghĩa vụ của các địa phương và các cán bộ công chức khi áp dựng mô hình ‘một cửa’ tại địa phương mình, có như vậy mới nâng cao được tinh thần trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong hoạt động của mình.
Thứ ba, rà soát lại các văn bản quy định về thủ tục hành chính, bãi bỏ các
văn bản giấy tờ không cần thiết, giảm bớt các thủ tục giải quyết công việc để tiết kiệm thời gian, công sức cho nhân dân.
Thứ tư, đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về
công cuộc cải cách hành chính để toàn dân nhận thức một cách đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế- xã hội từ đó sẽ tự giác thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh.
Thứ năm, các địa phương cần xây dựng những đề án xây dưng mô hình ‘một
cửa’ cụ thể phù hợp với đặc thù riêng của địa phương mình, thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm qua từng giai đoạn hoạt động để kịp thời chấn chỉnh những sai
lầm, lệch lạc, khắc phục khó khăn vướng mắc, nâng cao chất lượng giải quyết công việc.
Thứ sáu, bố trí sử dụng cán bộ, công chức phù hợp, đúng chuyên môn, năng
lực, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ nhân dân. Vấn đề này vô cùng quan trọng để nâng cao chất lượng cải cách hành chính bởi vì mọi vấn đề đều xuất phát từ con người và do con người quyết định.
Thứ bảy, tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu giữa các cán bộ công chức ở các
cấp chính quyền trong mọi lĩnh vực để trao đổi, học tập kinh nghiệm của nhau từ đó tự tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân và vận dụng vào công việc hiệu quả hơn.
Thứ tám, các địa phương cần có quy định cụ thể về chế độ đãi ngộ, khen
thưởng đối với những cán bộ công chức làm tốt công tác của mình, bên cạnh đó cũng phải có những chế tài nghiêm khắc với những cán bộ chưa tận tâm, lơ là với công việc không hoàn thành kế hoạch được giao.
KẾT LUẬN
Trên đây là một số ghi nhận hết sức cơ bản về thực tế hoạt động của Trung tâm một cửa tại UBND Thành phố Ninh Bình từ khi thành lập đến nay mà mà bản thân cá nhân tôi trong quá trình thực tập đã lĩnh hội được. Những hiểu biết mà tôi tiếp thu được chắc chắn là chưa thể toàn diện và chưa phản ánh hết được thực trạng hoạt động của Trung tâm một cửa này nhưng phải khẳng định một điều là Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Ninh Bình cũng như Thành uỷ,HĐND và UBND Thành phố Ninh Bình đã nỗ lực hết sức thực hiện đúng đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước xây dựng một mô hình mẫu thực sự có hiểu quả và điển hình trong toàn tỉnh về việc thực hiện cơ chể một cửa trong cải cách hành chính, cũng như sự nỗ lực cố gắng không ngừng của đội ngũ cán bộ công chức làm việc trực tiếp tại Trung tâm một cửa. Nhờ vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn từ sau khi thành lập đến nay khối lượng công việc đã giải quyết được tăng lên đáng kể, người dân không còn gặp khó khăn, phiền hà khi đến làm việc tại các cơ quan hành chính nữa.Với mong muốn của cá nhân tôi mong rằng trong toàn tỉnh cũng như trong cả nước sẽ có nhiều trung tâm một cửa liên thông như thế này để việc cải cách hành chính không còn là mô hình mà nó trở thành một phong cách hành chính hiện đại và hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được thì trung tâm ‘một cửa liên thông’ của UBND Thành phố Ninh Bình vẫn còn gặp phải một số trở ngại, vướng mắc về cán bộ,cơ sở vật chất, việc bố trí công việc cũng như từ phía người dân... Những điều này đã làm hạn chế phần nào những thành công của mô hình này. Để khắc phục những khó khăn vướng mắc trên tôi xin đưa ra một số kiến nghị mang tính chất chủ quan của bản thân như sau:
- Tỉnh uỷ, UBND tỉnh cần có sự quan tâm chỉ đạo,đầu tư hơn nữa trong việc xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra hoạt động của các công chức làm việc tại Trung tâm ‘một cửa liên thông‘, quá trình giải quyết công việc và những thắc mắc kiến nghị của nhân dân để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những lệch lạc, khiếm khuyết, nâng cao chất lượng công việc.
- Tổ chức các lớp học nâng cao nghiệp vụ, kĩ năng chuyên môn cũng như đạo đức của cán bộ công chức trực tiếp làm việc tạo Trung tâm, xoá bỏ dần những quan niệm cũ vẫn tồn tại trong nhân dân về một nền hành chính cũ và trong bản thân mỗi cán bộ công chức.
- Quy định cụ thể, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận phòng ban, có chế độ khen thưởng kịp thời với những cán bộ công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ, có đạo đức nghề nghiệp để khích lệ, động viên họ, đồng thời cần nghiêm khắc đối với những cán bộ còn mang năng tư tưởng cũ, quan liêu, cửa quyền...
Để công cuộc cải cách hành chính thực sự có chất lượng đòi hỏi sự cố gắng không ngừng của tất cả các cấp chính quyền, các cán bộ công chức và cả mỗi người dân. Tôi mong rằng những nghiên cứu của tôi mặc dù còn chưa toàn diện nhưng cũng sẽ đóng góp phần nào cho việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo mô hình ‘một cửa’ đang tiến hành hiện nay ở Ninh Bình nói riêng và các địa phương nói chung đạt kết quả tốt hơn. Đó là mục đích cuối cùng của tôi khi nghiên cứu đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp 1992 ( sửa đổi );
2. Luật tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội nước CHXHCNVN khoá XI kì họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
3. Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2003 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương; 4.Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2006 Phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006- 2010;
5. Quyết định số 75/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2006 Về ban hành quy chế làm việc mẫu của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
6. Quyết định số 93/ 2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
7. Quyết định 1263/QĐ- UB ngày 26/6/2003 về việc phê duyệt đề án cải cách thủ tục hành chính theo mô hình " một cửa " của Thị xã Ninh Bình ( nay là Thành phố Ninh Bình );
8.Quyết định 1072/ QĐ- UBND ngày 04/5/2007 về việc phê duyệt đề án cải cách hành chính của UBND Thành phố Ninh Bình tham gia thực hiện nội dung cải cách hành chính giai đoạn 2;
9. Quyết định 1367/ QĐ- UBND ngày 08/6/2007 về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực Quản lý Nhà nước tỉnh Ninh Bình 2007- 2010;
10. Báo cáo quá trình xây dựng và hoạt động của Trung tâm một cửa liên thông Thành phố Ninh Bình;
11. Giáo trình Thủ tục hành chính- Học viện Hành chính Quốc gia- Hà Nội; 12. Một số vấn đề về thủ tục hành chính- Học viện hành chính Quốc gia;