0
Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Quá trình xây dựng trung tâm “một cửa liên thông” từ đầu năm 2007 đến nay

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA”, “MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TẠI UBND THÀNH PHỐ NINH BÌNH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 29 -34 )

III. Đánh giá hoạt động của Trung tâm “Một cửa liên thông” trước và sau năm

2. Quá trình xây dựng trung tâm “một cửa liên thông” từ đầu năm 2007 đến nay

định sự tự giác và kết quả hoạt động của các phòng ban chuyên môn có cán bộ cử tham gia bộ phận một cửa.

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, việc đầu tư xây dựng mô hình trung tâm “một cửa liên thông” là việc làm hết sức cấp bách và cần thiết để khắc phục những tồn tại trên.

2. Quá trình xây dựng trung tâm “một cửa liên thông” từ đầu năm 2007 đếnnay nay

2.1. Về chủ trương, kế hoạch của Thành phố

Việc đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" được các cấp uỷ, HĐND- UBND Thành phố hết sức quan tâm. Đây là

một trong những vấn đề lớn được đặt ra trong phương hướng phát triển kinh tế năm 2007 được trình bày trong tổng kết tình hình kinh tế- xã hội của năm 2006. Các cấp uỷ đảng, chính quyền còn tổ chức nhiều hội nghị riêng bàn về vấn đề cải cách hành chính, đầu tư xây dựng Trung tâm “một cửa liên thông” của Thành phố Ninh Bình góp phần vào việc giảm những thủ tục phiền hà cho nhân dân. Tại các cuộc hội nghị đã thống nhất phân công rõ trách nhiệm của từng bộ phận chuyên môn trong việc đầu tư xây dựng đề án, triển khai thực hiện và giám sát thực hiện đề án.

Ngày 4/5/2007 UBND tỉnh Ninh Bình có Quyết định số 1072/QĐ- UBND về việc phê duyệt Đề án CCHC của UBND Thành phố Ninh Bình tham gia thực hiện nội dung CCHC giai đoạn 2. Ngày 11/5/2007 UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 1060/ QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo dự án cải cách hành chính của UBND Thành phố Ninh Bình. Trong đó phân công nhiệm vụ rõ rang cho từng đồng chí với từng nội dung công việc cụ thể.

2.2. Về việc tổ chức nghiên cứu, tham quan học tập mô hình “một cửa”

- Ngày 20/4/2007 UBND thành phố Ninh Bình đã tổ chức đoàn đi tham quan gồm các đồng chí lãnh đạo UBND, lãnh đạo Văn phòng HĐND- UBND thành phố Ninh Bình; thời gian: 2 ngày để học tập mô hình “một cửa” của Quận Ngô Quyền và Quận Hồng Bàng của thành phố Hải Phòng. Đây là hai Quận đang thực hiện mô hình một cửa liên thông khá thành công và có nhiều khởi sắc, là một trong những điểm sáng của miền Bắc trong việc thực hiện cải cách hành chính. Ngày 22/5/2007, phối hợp với Ban cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình, UBND thành phố Ninh Bình tổ chức chuyến đi nghiên cứu, tham quan, học tập mô hình một cửa của Ngô Quyền và Hải phòng cho các cán bộ trực tiếp làm tại Trung tâm một cửa liên thông.

Như vậy trước khi Trung tâm “một cửa liên thông” đi vào hoạt động UBND thành phố Ninh Bình đã tổ chức cho 2 đoàn đi tham quan và học tập kinh nghiệm về cải cách thủ tục hành chính.

2.3. Việc xây dựng và hoàn thiện Đề án nâng cấp bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo mô hình một cửa hiện đại

UBND thành phố Ninh Bình tiếp tục tiến hành xây dựng Đề án Đầu tư xây dựng thí điểm mô hình cải cách thủ tục hành chính “Một cửa liên thông” theo hướng đồng bộ, hiện đại. Mục tiêu của Đề án là nhằm đảm bảo cho Trung tâm “Một cửa liên thông” hoạt động độc lập, khép kín, chuyên trách theo hướng đồng bộ, hiện đại, tạo bước đột phá mạnh mẽ đối với nhiệm vụ cải cách hành chính của UBND thành phố Ninh Bình nói riêng và tỉnh Ninh Bình nói chung. Thông qua họat động của Trung tâm “Một cửa liên thông” theo mô hình thí điểm sẽ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức thạo việc, công tâm, có trình độ, năng lực và phẩm chất tốt, có khả năng giao tiếp với tổ chức và công dân, có tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân, là nguồn cán bộ quan trọng để bố trí, sắp xếp vào các vị trí lãnh đạo sau này. Tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với công cuộc CCHC mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính và hoạt động của bộ phận “Một cửa liên thông”. Rút ra những bài học kinh nghiệm về mô hình, về hoạt động và về hiệu quả đầu tư để giúp cho tỉnh tổ chức nhân rộng ra các huyện khác trong tỉnh.

2.4. Việc đầu tư, cải tạo, nâng cấp phòng làm việc của Trung tâm “một cửa liên thông”, thành phố Ninh Bình

Ngày 1/6/2007 UBND Thành phố triển khai khởi công sửa chữa, nâng cấp dãy nhà cấp 4 rộng trên 120m2 thành khu nhà khang trang, hiện đại như hiện nay gồm 8 quầy giao dịch, một phòng điều hành và một phòng tiếp dân.Thời gian thực hiện xây dựng diễn ra khẩn trương, nhanh chóng trong thời gian 3 tháng với nguồn kinh phí 1.520 triệu đồng (Đầu tư cải tạo nâng cấp phòng một cửa: 500 triệu đồng dự kiến; đầu tư bàn ghế, trang phục cán bộ: 100 triệu đồng; đầu tư trang thiết bị: 350 triệu đồng; đào tạo, bồi dưỡng: 250 triệu đồng; Xây dựng hệ thống phần mềm giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa: 260 triệu đồng; Các chi phí khác: 60 triệu đồng.

2.5. Việc đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm” một cửa liên thông”

UBND Thành phố tiến hành đầu tư trang bị những phương tiện kỹ thuật hiện đại, tiên tiến phục vụ cho hoạt động của Trung tâm “một cửa liên thông” bao gồm:

máy xếp hàng tự động để nhân dân đến giải quyết công việc theo thứ tự; hệ thống Camera giám sát có thể quan sát toàn bộ quy trình hoạt động của trung tâm từ phòng các đồng chí lãnh đạo UBND Thành phố; 2 màn hình cảm ứng để công khai toàn bộ quy trình giải quyết các lĩnh vực tại Trung tâm; máy quét mã vạch kiểm tra để công dân có thể biết được tình trạng xử lý hồ sơ của mình đang được thụ lý ở phòng ban nào, nếu không giải quyết được thì nguyên nhân tại sao; Máy photocopy để phục vụ nhu cầu của nhân dân. Mỗi cán bộ của trung tâm được trang bị máy tính màn hình phẳng và các thiết bị hiện đại.

Nối mạng ADSL và cài đặt một số phần mềm phục nụ cho quản lý văn bản, tra cứu thủ tục hành chính và điều hành tác nghiệp. Tổng kinh phí đầu tư là 265.154.000 đồng.

2.6. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Ngày 16/5/2007, UBND thành phố Ninh Bình phối hợp với Ban quản lý Dự án CCHC tỉnh Ninh Bình mở lớp bồi dưõng công tác cải cách thủ tục hành chính cho tất cả các cán bộ là lãnh đạo các phòng, ban, phường, xã, cán bộ, công chức của Văn phòng HĐND-UBND Thành phố, Văn phòng UBND các phường, xã. Đặc biệt lớp học đi sâu đào tạo cho chính đội ngũ cán bộ làm việc tại Trung tâm một cửa liên thông. Lớp học do giáo sư, tiến sĩ khoa học của Học viện Chính trị Quốc gia giảng dạy với những nội dung cơ bản về: Văn bản, kỹ năng soạn thảo văn bản, quá trình cải cách thủ tục hành chính của đất nước, kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống… Lớp học được tổ chức trong 5 ngày do sự hỗ trợ của Ban quản lý dự án CCHC tỉnh. Kết thúc lớp học cán bộ, công chức đã có nhiều kiến thức bổ ích phục vụ cho công việc sau này.

2.7. Việc bố trí cán bộ công chức làm việc tại Trung tâm” một cửa liên thông”

- Trung tâm một cửa liên thông hiện có 14 cán bộ: Trong đó có 12 cán bộ chuyên trách của các lĩnh vực: Quản trị mạng, Văn thư, chính sách xã hội, đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép xây dựng, chứng thực, thế chấp vay vốn, đất đai, tiếp

nhận đơn thư, Kế toán, thu ngân Trưởng bộ phận; có 2 cán bộ do cơ quan khác cử đến: cán bộ thuế, cán bộ kho bạc.

- Trình độ chuyên môn của cán bộ công chức: 11/14 trình độ đại học, 3/14 trình độ trung cấp, cao đẳng.

2.8. Chế độ chính sách cho cán bộ làm việc tại Trung tâm “một cửa liên thông”

- Về trang phục: Mỗi cán bộ được trang bị 2 bộ đồng phục mùa hè, 2 bộ đồng phục mùa đông

- Về trợ cấp: Ngoài khoản lương được hưởng theo mức quy định, mỗi tháng mỗi cán bộ công chức được hưởng thêm 500.000 đồng.

- Chính sách khác: Những cán bộ, công chức làm việc tại Trung tâm là những người trẻ tuổi, nhiệt huyết. Vì vậy đây sẽ chính là nguồn cán bộ quy hoạch trong tương lai của UBND thành phố Ninh Bình.

*Kết quả bước đầu của Trung tâm từ khi được đầu tư, cải tạo

Trong thời gian đầu hoạt động (từ 12/9/2007) và tình hình triển khai công việc tại Trung tâm một cửa liên thông dần đi vào nề nếp, cơ bản đáp ứng được những yêu cầu đề ra. Việc chấp hành nội quy, giờ giấc làm việc và tinh thần thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức cũng được nâng nên một bước, thể hiện được sự đổi mới dịch vụ hành chính công.

So với trước khi Trung tâm đi vào hoạt động, lượng khách hàng đến giao dịch tăng đột biến ngay từ những ngày đầu. Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính đối với yêu cầu của một lượt khách hàng được rút ngắn ( đặc biệt là lĩnh vực đất đai, trước đây công dân phải đi lại 12 lượt thì đến nay chỉ phải đi lại 3 lượt ; đăng ký kinh doanh giảm 1 ngày, cấp giấy phép xây dựng rút ngắn còn 2 ngày); các kiến nghị, thắc mắc, các yêu cầu hướng dẫn trình tự, thủ tục được giải quyết kịp thời tại chỗ theo tinh thần công khai, dân chủ, bình đẳng.

Các trang, thiết bị cơ bản vận hành tốt, không có sự cố phức tạp, kéo dài làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của cả hệ thống.

Phần mềm tác nghiệp đang được đề xuất, xem xét để tiến hành cài đặt. Hiện tại vẫn chưa có phần mềm tác nghiệp, các bộ phận làm việc phù hợp với thực tế và yêu cầu công việc.

Từ khi thành lập đến hết nay, số lượng công việc của UBND Thành phố giải quyết tại các lĩnh vực được thể hiện ở bảng sau:

(Theo báo cáo số 58/BC-UBND ngày 25/9/2007 về quá trình xây dựng và hoạt động của Trung tâm một cửa liên thông thành phố Ninh Bình)

STT Nội dung công việc Số lượng công việc đã tiếp nhận Hồ sơ tiếp nhận Hồ sơ trả kết quả

1 Chứng thực 1745 việc 1745 việc

2 Tiếp nhận đơn thư 36 đơn thư 25 đơn thư

3 ĐKKD 259 việc 259 việc

4 Chính sách xã hội 210 việc 210 việc

5 Cấp giấy phép xây dựng 280 việc 277 việc

6

- Cấp giấy, chuyển nhượng, cấp đổi CNQSDĐ - Đăng ký thế chấp, xoá thế chấp 942 việc 1.553 việc 942 việc 1.553 việc

Tổng công việc: 5.025 việc 5.011 việc

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA”, “MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TẠI UBND THÀNH PHỐ NINH BÌNH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 29 -34 )

×