Tình hình giải quyết công việc tại quầy tiếp nhận hồ sơ cấp GCNQSĐ đô

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA”, “MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TẠI UBND THÀNH PHỐ NINH BÌNH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 35 - 38)

khi bị ùn tắc do lượng hồ sơ công việc tăng đột biến, trong khi chỉ có một cán bộ vừa phải tiếp nhận, xem xét, thụ lý hồ sơ, nhập dữ liệu, viết phiếu hẹn, giải thích, hướng dẫn cho khách hàng ...

- Các cán bộ làm việc tại bộ phận này phải làm việc theo quy trình nên phải làm việc liên tục, nhìn chung rất gò bó và vất vả, thường xuyên phải hướng dẫn và giải thích cho công dân về một số thủ tục tư pháp, nhưng do không có nhiều thời gian để giải thích vì nếu dừng lại lâu công việc sẽ ùn tắc;

- Một bộ phận nhân dân còn chưa có những hiểu biết cơ bản về cách thức và quy trình giải quyết công việc tại Trung tâm nên nhiều khi gây khó khăn trở ngại cho cán bộ thụ lý, giải quyết công việc;

- Một số phòng ban chưa hiểu đầy đủ cũng như cách thức sử dụng hai phần mềm trên nên việc xử lý văn bản còn hạn chế; vẫn còn tình trạng đùn đẩy, thờ ơ trong việc xem xét giải quyết công việc của các phong chức năng có liên quan trong Uỷ ban khi nhận được hồ sơ gửi lên từ Trung tâm gây ùn tắc công việc;

- Các cán bộ công chức vẫn chưa thực sự sử dụng hết quỹ thời gian của mình, vẫn còn tình trạng sử dụng thời gian làm việc vào những công việc khác;

3.3. Nguyên nhân

- Nhu cầu lĩnh vực cấp giấy chứng nhận QSD đất của nhân dân rất lớn, cán bộ làm tại quầy chỉ có 1 nên đôi khi khiến khách hàng phải đợi lâu;

- Công việc mang tính chất mới mẻ nên mặc dù đã cố gắng nhưng cán bộ Trung tâm vẫn còn có những bỡ ngỡ nhất định;

- Phần mềm vẫn đang trong quá trình hiệu chỉnh nên đôi khi vẫn phải sửa đổi lại cho phù hợp với tình hình thực tế;

- Tư tưởng quan liêu, cửa quyền vẫn còn tồn tại trong một bộ phận nhỏ cán bộ công chức dẫn đến thái độ, tác phong làm việc chưa tốt;

4. Những ưu điểm của Trung tâm một cửa liên thông so với mô hình một cửatrước đây trước đây

- Cán bộ, công chức của trung tâm đã chuyển từ hình thức hoạt động kiêm nhiệm sang chuyên trách, dưới sự quản lý của trưởng bộ phận là phó chánh Văn phòng HĐND- UBND Thành phố. Trung tâm tuy vẫn thuộc sự quản lý của Văn phòng nhưng hoạt động mang tính chất độc lập, có cơ cấu chặt chẽ, rõ ràng;

- Trung tâm có con dấu riêng, có tài khoản ở kho bạc nên có thể chủ động về nguồn kinh phí trang trải cho hoạt động của trung tâm;

- Cán bộ, công chức làm việc tại trung tâm được trang bị đồng phục, đeo thẻ, được trang bị các phương tiện làm việc hiện đại và trợ cấp đặc biệt (500.000 đồng/ tháng). Chính vì vậy đã động viên được tinh thần làm việc của các cán bộ, công chức, thái độ, tác phong, trách nhiệm với công việc được nâng cao;

- Khi đến trung tâm làm việc công dân được phát một thẻ có ghi mã vạch, số thứ tự của mình đảm bảo sự công bằng, dân chủ trong giải quyết công việc, ai đến trước được giải quyết trước;

- Quy trình giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa liên thông nhanh chóng, thuận tiện, chính xác. Nhu cầu của người dân được thoả mãn góp phần củng cố

niềm tin của nhân dân với bộ máy chính quyền. Thí dụ nếu như trước đây để làm thủ tục giải quyết về vấn đề đất đai người dân phải đi lại trên dưới 10 lần nhưng giờ đây họ chỉ phải đến 3 lần theo phiếu hẹn: mua hồ sơ theo hướng dẫn; nộp hồ sơ; nộp tiền và nhận kết quả;

- Trung tâm đang dần đi vào hoạt động chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ công cho người dân theo phương thức hiện đại, nhanh gon và hiệu quả;

- Các thủ tục hành chính được giải quyết theo đúng các nguyên tắc đã đề ra khi thực hiện cơ chế ‘một cửa liên thông’, giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác, thái độ của cán bộ, công chức được cải thiện đáng kể.

CHƯƠNG III

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNG CỦA TRUNG TÂM MỘT CỬA LIÊN THÔNG ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM MỘT CỬA LIÊN THÔNG

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA”, “MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TẠI UBND THÀNH PHỐ NINH BÌNH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w