1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại uỷ ban nhân dân thành phố thanh hoá

41 983 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 495,5 KB

Nội dung

Một lời cảm ơn nữa em xin dành để cảm ơn ban lãnh đạo UBND Thành phố Thanh Hoá, các cô chú Chánh Văn phòng và Phó Chánh Văn phòng Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân Thành phố Thanh Hoá

Trang 1

II TỔNG QUAN VỀ UBND THÀNH PHỐ THANH HOÁ 9

1 Khái quát đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã

hội của thành phố Thanh Hoá

4.1 Các thành viên UBND Thành phố Thanh Hoá 134.2 Tổ chức Bộ máy hành chính tại UBND Thành phố 14

4.3 Văn phòng HĐND và UBND thành phố Thanh Hoá 14

CAO CHẤT LƯỢNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH

CHÍNH THEO CƠ CHẾ "MỘT CỬA" TẠI UBND

THÀNH PHỐ THANH HOÁ.

17

Trang 2

2 Các lĩnh vực thực hiện cơ chế “một cửa” 19

II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC

HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI

UBND THÀNH PHỐ THANH HÓA.

2.1 Trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân 27

2.2 Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giải quyết thủ tục

hành chính

27

2.3 Xuất phát từ đội ngũ cán bộ , công chức 28

2.4 Sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc giải quyết thủ

tục hành chính

28

III MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CƠ CHẾ

“MỘT CỬA” TẠI UBND THÀNH PHỐ THANH HOÁ.

30

1.1 Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, điều hành 30

1.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 31

1.3 Nâng cao năng lực phục vụ nhân dân tại Ủy ban nhân 31

Trang 3

dân các cấp

1.3.1 Áp dụng ISO 9000 trong dịch vụ hành chính công 31

1.3.2 Tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại đặc biệt là

công nghệ thông tin trong quá trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ

32

1.3.3 Tiếp tục đơn giản và công khai hóa các thủ tục hành

chính

33

1.4 Đẩy mạnh hoạt động phân công, phân cấp 34

1.5 Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền 35

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ SAU ĐỢT THỰC TẬP 38

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO

1 Uỷ ban Nhân dân: UBND

2 Hội đồng Nhân dân: HĐND

3 Cải cách hành chính: CCHC

4 Mặt bằng: MB

5 Sử dụng đất: SDĐ

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Bằng tấm lòng biết ơn chân thành nhất em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo - Thạc sĩ Nguyễn Đức Thắng - Giảng viên chính khoa Hành chính công đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong quá trình em làm bài báo cáo này.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong ban đào tạo, các thầy cô giáo ở các khoa và các thầy cô hướng dẫn đoàn thực tập số 09 đã dạy dỗ, trang bị cho chúng em những hành trang tri thức vô cùng quý báu để chúng

em bước vào đời và thầy cô đã tạo điều kiện để chúng em có đợt thực tập cuối khoá bổ ích này.

Một lời cảm ơn nữa em xin dành để cảm ơn ban lãnh đạo UBND Thành phố Thanh Hoá, các cô chú Chánh Văn phòng và Phó Chánh Văn phòng Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân Thành phố Thanh Hoá; Trưởng Bộ phân “một cửa” và các anh chị làm việc tại Bộ phận “một cửa”

đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực tập tại đây.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên:

Nguyễn Minh Dũng

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” đã và đang chiếm

một vị trí vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng phục vụ ngườidân tại các cơ quan Hành chính Nhà nước Thực hiện cơ chế “một cửa” là cơ

sở để đơn giản hoá các thủ tục hành chính, giải quyết nhanh chóng nhu cầu

và nguyện vọng của người dân Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả củanền hành chính Nhà nước Chính vì vậy, cải cách thủ tục hành chính theo cơchế “một cửa” là vấn đề hết sức cấp thiết và phải tiến hành một cách sâurộng và mạnh mẽ trong cả nước

Cũng như các cơ quan Hành chính Nhà nước khác, UBND Thành phốThanh Hoá đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong việc đơn giản hoácác thủ tục hành chính, giảm thiểu sự rườm rà trong giải quyết công việc.Tuy vậy, trong quá trình thực hiện do hệ thống các văn bản pháp luật của cơquan còn thiếu tính đồng bộ, chưa có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối vớimột số cán bộ, công chức thiếu tinh thần, trách nhiệm, lợi dụng chức quyền

để hạch sách, nhũng nhiễu người dân Vì vậy, đã làm ảnh hưởng đến hìnhảnh của cơ quan và hạn chế quá trình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế

“một cửa” Và đây là lý do quan trọng để em chọn đề tài : “Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Uỷ ban Nhân dân Thành phố Thanh Hoá”

Trang 7

Tại Bộ phận “một cửa” thuộc Văn phòng HĐND và UBND thành

phố Thanh Hoá, UBND Thành phố Thanh Hoá

3 Nội dung thực tập:

Nghiên cứu thực tiễn thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơchế “một cửa” tại UBND Thành phố Thanh Hoá Đồng thời, đưa ra một số

đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của việc thực hiện cơ chế

“ một cửa” tại cơ quan

4 Kế hoạch thực tập:

1 Đến cơ quan thực tập, gặp người hướng

Trang 8

phòng “một cửa” và tìm thêm tài liệu 5/5/2012

7 Nộp báo cáo thực tập để sửa 7/5/2012

8 Kết thúc thời gian thực tập 18/5/2012

9 Nộp báo cáo thực tập hoàn chỉnh 21/5/2012

II TỔNG QUAN VỀ UBND THÀNH PHỐ THANH HOÁ:

1 Khái quát đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Thanh Hoá:

1.1 Đặc điểm tự nhiên:

* Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Thanh

Hóa

* Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Hoằng Hóa;

* Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Quảng Xương;

* Phía Tây giáp huyện Đông Sơn, phía Tây Bắc giáp với huyện Thiệu

Hóa

Trang 10

Hình 1: Vị trí địa lý Thành phố Thanh Hoá trong Tỉnh Thanh Hoá.

1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội:

Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội của tỉnh Thanh Hoánên thành phố Thanh Hoá được xem là nơi phát triển nhất trong cả tỉnh Đây

là nơi tập trung nhiều ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh như công nghiệp: tiêudùng, chế biến, sản xuất vật liệu cho các ngành công nghiệp khác Cácngành thương mại và du lịch cũng là một trong những điểm mạnh của thànhphố Theo số liệu năm 2010, tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP ước đạt:

* Công nghiệp: 47,4%

* Nông nghiệp: 3%

* Dịch vụ : 49,6%

Tăng trưởng kinh tế đạt: 20,8%

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 5.572,7 tỷ đồng GDP bìnhquân đầu người 2370 USD/người/năm

2 Vị trí, chức năng:

Trang 11

Theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban Nhân dân năm

2003, UBND thành phố Thanh Hoá có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn, cơ cấu tổ chức bộ máy như sau:

Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành củaHội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu tráchnhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên

Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các vănbản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dâncùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế -

xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trênđịa bàn

Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương,góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chínhnhà nước từ trung ương tới cơ sở

2 Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chingân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình;quyết toán ngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địaphương trong trường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân thành phố quyếtđịnh và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;

3 Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra Uỷban nhân dân phường, xã xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị

Trang 12

quyết của Hội đồng nhân dân phường, xã về thực hiện ngân sách địa phươngtheo quy định của pháp luật;

4 Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của phường, xã

b) Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai, Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1 Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân thành phố thông qua các chươngtrình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địaphương và tổ chức thực hiện các chương trình đó;

2 Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân phường, xã thực hiện các biện pháp chuyểndịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khaithác lâm sản, phát triển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản;

3 Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ giađình, giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của phápluật;

4 Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dânphường, xã;

5 Xây dựng quy hoạch thuỷ lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trìnhthuỷ lợi vừa và nhỏ; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy địnhcủa pháp luật

c) Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1 Tham gia với Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch,

kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thànhphố;

2 Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,dịch vụ ở các phường, xã;

Trang 13

3 Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyềnthống, sản xuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sởchế biến nông, lâm, thuỷ sản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạocủa Uỷ ban nhân dân tỉnh

d) Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1 Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạchxây dựng thị trấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố; quản lýviệc thực hiện quy hoạch xây dựng đã được duyệt;

2 Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạtầng cơ sở theo sự phân cấp;

3 Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thựchiện pháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản

lý đất ở và quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;

4 Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theophân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh

Ngoài ra, UBND thành phố Thanh Hoá còn có chức năng, nhiệm vụtrên một số lĩnh vực khác như: Chính sách dân tộc, tôn giáo; Quốc phòng, anninh; Văn hoá, giáo dục; Y tế; Khoa học công nghệ;…

4 Cơ cấu tổ chức và biên chế:

4.1 Các thành viên UBND Thành phố Thanh Hoá :

1 Ông Đào Trọng Quy Chủ tịch UBND thành phố

2 Ông Lê Đức Công Phó chủ tịch UBND thành phố

3 Ông Nguyễn Tư Khánh Phó chủ tịch UBND thành phố

4 Ông Nguyễn Quang Hải Phó chủ tịch UBND thành phố

5 Ông Trịnh Huy Triều Phó chủ tịch UBND thành phố

6 Ông Lê Văn Nghiêm Trưởng công an thành phố

7 Ông Trần Văn Hòa Chỉ huy trưởng BCHQS TP

Trang 14

8 Ông Lê Anh Tuấn Chánh văn phòng HĐND và UBND

9 Ông Lê Thanh Thảo Chánh Thanh tra nhà nước thành phố

4.2 Tổ chức Bộ máy hành chính tại UBND Thành phố Thanh hoá :

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THANH HOÁ

1.VĂN PHÒNG HĐND VÀ UBND 10.VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SDĐ 2.PHÒNG THANH TRA NHÀ NƯỚC 11.LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH XÃ HỘI 3.PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH 12.PHÒNG TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG 4.PHÒNG KINH TẾ 13.PHÒNG GIÁO DỤC

5.PHÒNG VĂN HÓA - THÔNG TIN 14.ỦY BAN DÂN SỐ GIA ĐÌNH - TRẺ EM 6.PHÒNG Y TẾ 15.BAN QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH

XÂY DỰNG CƠ BẢN 7.PHÒNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ 16.BAN GIẢI PHÓNG MB VÀ TÁI ĐỊNH

CƯ 8.PHÒNG TƯ PHÁP 17.PHÒNG THỐNG KÊ

9.PHÒNG NỘI VỤ 18.BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN QUY

vụ hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các đạibiểu HĐND và tham mưu một số công việc do Chủ tịch HĐND thành phốgiao; tổ chức các hoạt động của UBND và Chủ tịch UBND trong chỉ đạo,điều hành các hoạt động chung của bộ máy hành chính nhà nước; Giúp Chủtịch UBND thành phố tổ chức việc điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ

Trang 15

quan chuyên môn thuộc thành phố, HĐND và UBND cấp xã để thực hiệnchương trình, kế hoạch công tác của UBND, Chủ tịch UBND thành phố;đảm bảo các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND vàUBND thành phố; tham mưu, giúp UBND thành phố về công tác ngoại vụ,thi đua, khen thưởng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷquyền của UBND thành phố

Văn phòng HĐND và UBND thành phố chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổchức, biên chế và công tác của UBND thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo,hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng Hội đồngnhân dân tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh

4.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn:

1 Trình HĐND và UBND thành phố các văn bản hướng dẫn về côngtác văn phòng, ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác văn phòng trênđịa bàn, tổ chức triển khai thực hiện theo các văn bản đó sau khi được phêduyệt và theo quy định của Văn phòng HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh

2 Xây dựng kế hoạch công tác hàng tuần, tháng, quý, 6 tháng, nămtrình UBND thành phố; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện kế hoạchcông tác đó sau khi được phê duyệt

3 Giúp HĐND - UBND thành phố tổ chức công bố, truyền đạt, theodõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chuyên môn, đơn vị phường, xã thuộcthành phố và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện các chỉ thị, nghịquyết, quyết định của cấp trên và của HĐND - UBND thành phố

4 Giúp HĐND - UBND thành phố theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, nắmtình hình hoạt động của các cơ quan chuyên môn, HĐND, UBND cácphường, xã trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao

5 Trình UBND thành phố các vấn đề về chủ trương, chính sách, cơchế quản lý chuyên môn cần giao cho các cơ quan chuyên môn, đơn vị

Trang 16

phường, xã thuộc thành phố để các cơ quan, đơn vị đó kiểm tra, nghiên cứu

và tổ chức thực hiện

6 Trình Thường trực HĐND, Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBNDthành phố ý kiến giải quyết công việc thuộc thẩm quyền quản lý dưới sự chỉđạo của HĐND - UBND thành phố

7 Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về công tác văn phòngcho cán bộ văn phòng UBND các phường, xã

8 Tổ chức tiếp nhận đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của côngdân; Giúp UBND thành phố giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theoquy định của pháp luật và phân công của UBND thành phố

9 Quản lý, tổ chức bộ máy biên chế, thực hiện chế độ chính sách, chế

độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp

vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quyđịnh của pháp luật và theo phân công của UBND thành phố

10 Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật

và phân công của UBND thành phố giao

5 Các mối quan hệ trong giải quyết công việc :

UBND thành phố Thanh Hoá có mối quan hệ mật thiết với HĐND vàUBND tỉnh Thanh Hoá, Thành Uỷ thành phố, HĐND và thường trực HĐND

và các ban của HĐND thành phố, Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc, Viện kiểm sát

và Toà án nhân cùng các cơ quan khác trong việc giải quyết các công việc,

đề ra các quyết định và các chính sách phù hợp Đường lối, chủ trương củaĐảng và pháp luật của Nhà nước

Giữa các bộ phận và các thành viên có sự gắn kết trực tiếp với nhautrong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của UBND thành phố Đó là mốiquan hệ biện chứng trong quá trình quản lý các vấn đề xã hội tại địa phương

Trang 17

PHẦN HAI : THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ

"MỘT CỬA" TẠI UBND THÀNH PHỐ THANH HOÁ.

I CƠ CHẾ “MỘT CỬA”:

1 Khái niệm, mục đích, nguyên tắc thực hiện cơ chế “một cửa”:

1.1 Khái niệm:

Theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng

Chính phủ quy định cơ chế “một cửa” là: “Cơ chế một cửa là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân, bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ,

hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước”.

Việc thực hiện cơ chế “một cửa” nhằm đạt được bước chuyển biến căn

bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chínhnhà nước với tổ chức, công dân; giảm phiền hà cho tổ chức, công dân; chống

tệ quan liêu, tham nhũng cửa quyền của cán bộ, công chức; nâng cao hiệulực, hiệu quả quản lý của Nhà nước

Thực chất, việc thực hiện mô hình “một cửa” để tập trung các đầu mối

giải quyết thủ tục hành chính từ các phòng ban chuyên môn về một đầu mối

tại Ủy ban nhân dân thành phố, quận hay huyện thông qua “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” và thực hiện 3 công khai:

Trang 18

 Công khai các giai đoạn của từng thủ tục hành chính;

 Công khai thời gian và quy trình giải quyết đối với từng loại hồ sơ;

 Công khai lệ phí giải quyết hồ sơ

1.3 Nguyên tắc thực hiện:

Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật

Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyếtcông việc của tổ chức, công dân

Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Việc phối hợp các bộ phận có liên quan trong bộ máy công quyềnnhằm giải công việc của tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan hànhchính nhà nước

Trang 19

Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng,thuận tiện,đúng thời giancho tổ chức, công dân

2 Các lĩnh vực thực hiện cơ chế “một cửa”:

Theo quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính Nhànước ở địa phương (theo Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003của Thủ tướng Chính phủ), cơ chế “một cửa” được áp dụng trong các lĩnhvực sau đây:

Tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: phê duyệt cấc dự án đầu tưtrong nước và ngoài nước, xét duyệt cấp vốn xây dựng cơ bản, cấp giấychứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, cấp giấy phép xây dựng,cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, cho thuê đất,giải quyết chính sách xã hội

Tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể, cấp giấy phép xây dựng,cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, đăng ký hộkhẩu, công chứng và chính sách xã hội

Tại xã, phường, thị trấn: xây dựng nhà ở, đất đai, hộ tịch, chứng thực

II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI UBND THÀNH PHỐ THANH HÓA.

1 Những thành tựu đã đạt được:

1.1 Trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân:

Giải quyết công việc nhanh, tiết kiệm thời gian và chi phí cho nhân dân:

Nếu như trước đây khi chưa thực hiện cơ chế “một cửa” thì việc

người dân khi đến giải quyết các nhu cầu và nguyện vọng hay tham gia vào

Trang 20

các dịch vụ hành chính công thường mất rất nhiều thời gian, chi phí Tuyvậy, từ lúc thực hiện cơ chế “một cửa” tình hình đã hoàn toàn thay đổi Việcgiải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính cho người dân đã diễn ra một cáchnhanh chóng và đạt kết quả cao Đối với các loại hồ sơ mang tính chất đơngiản, không quá phức tạp, chỉ liên quan đến một phòng, ban trong UBNDthành phố thì chỉ trong 1 ngày hồ sơ đã được giải quyết và trả kết quả chongười dân Nếu hồ sơ liên quan đến các cấp lãnh đạo thành phố, lãnh đạotỉnh và các Sở thi việc giải quyết hồ sơ sẽ lâu hơn Tuy vậy do thực hiện cơchế kết hợp mang tính chất “một cửa liên thông” nên dù hồ sơ phức tạp nhấtcũng sẽ được trả kết quả trong thời gian sớm nhất cho người dân Đảm bảo

sự hài lòng, tin cậy của nhân dân mỗi khi đến làm hồ sơ tại UBND thànhphố

Thủ tục hành chính đơn giản, công khai:

Quy trình thủ tục cũng như mức phí, lệ phí được niêm yết công khaitại trụ sở UBND thành phố, đồng thời cổng thông tin điện tử thành phố

thanh hoá ( www.thanhhoacity.gov.vn) đã và đang cung cấp tất cả các loại

hồ sơ, thủ tục cần thiết để người dân tìm hiểu trước khi đến làm thủ tụcchính thức tại trụ sở UBND thành phố Đảm bảo các loại hồ sơ, giấy tờ giảiquyết nhanh gọn, chính xác cho nhân dân hơn rất nhiều so với thời giantrước

Chẳng hạn, khi người dân muốn xin cấp giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh hộ cá thể thì chỉ cần bộ hồ sơ như sau:

Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể:

- Đơn vị chủ trì: Phòng Tài chính - Kế hoạch

- Sản phẩm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Hồ sơ gồm:

Ngày đăng: 30/12/2015, 13:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hànhTrung ương Đảng (khóa VII)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
2. Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hànhTrung ương Đảng (khóa VIII)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
3. Ts. Thang Văn Phúc (chủ biên). Cải cách hành chính Nhà nước – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách hành chính Nhà nước – Thựctrạng, nguyên nhân và giải pháp
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
5. Chính phủ. Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/09/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/09/2003 của Thủtướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa
6. Chính phủ. Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/06/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/06/2007 của Thủtướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa, mộtcửa liên thông
4. Chính Phủ. Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể Cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010 Khác
7. UBND tỉnh Thanh Hoá. Chỉ thị số 27/2003/CT-UB ngày 12/12/2003 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tổ chức thực hiện cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w