0
Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Những hạn chế:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THANH HOÁ (Trang 26 -28 )

2.1. Trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân:

Mặc dù tỉ lệ hồ sơ trả đúng hẹn cho nhân dân đã có những chuyển biến quan trọng, tiến bộ hơn trước. Song tình trạng trễ hẹn so với ngày hẹn trả hồ sơ vẫn diễn ra xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, tỷ lệ hồ sơ trễ hẹn cao nhất là “Chuyển nhượng quyền sử dụng đất”, do đây là

lĩnh vực hết sức phức tạp, đòi hỏi việc xử lý hồ sơ phải hết sức cẩn thận và chính xác cao.

Thủ tục hành chính, quy trình giải quyết một số loại hồ sơ nhất là những lĩnh vực liên quan đến đất đai, nhà cửa còn phức tạp. Sự phối hợp giữa các các cơ quan nhất là các lĩnh vực có liên quan đến các ngành còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ đã làm giảm tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính cho nhân dân và gây phiền hà cho nhân dân.

2.2. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giải quyết thủ tục hành chính:

Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả củaUBND thành phố: dù đã được trang bị 01 phòng làm việc riêng, khá rộng rãi với các trang thiết bị cần thiết song chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

Hiện nay, Bộ phận này có 02 máy photocopy, tuy vậy 01 máy đã bị xuống cấp trong quá trình sử dụng. Vì vậy, đã làm hạn chế việc photo các loại tài liệu, giấy tờ, hồ sơ, ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo giải quyết đúng hạn cho người dân.

2.3. Xuất phát từ đội ngũ cán bộ , công chức:

Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND thành phố:

Cán bộ còn rất trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong qua trình giải quyết công việc, việc nắm bắt những quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo liên quan trực tiếp đến công việc còn chưa kịp thời, đôi khi gặp lúng túng khi áp dụng pháp luật vào một số trường hợp cụ thể. Đây có thể coi là điểm yếu chung của đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay.

Ngoài ra, vẫn có một số ít cán bộ còn thụ động đùn đẩy và né tránh trách nhiệm khi gặp khó khăn, tình trạng đòi hỏi thêm các loại giấy tờ ngoài thành phần hồ sơ quy định đôi lúc vẫn còn xảy ra. Tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức đôi khi vẫn chưa làm hài lòng công dân, tổ chức.

2.4. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc giải quyết thủ tục hànhchính: chính:

Chưa có sự thống nhất về thành phần hồ sơ giữa Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả với các phòng ban chuyên môn dẫn đến một số trường hợp phải trả lại hồ sơ để bổ sung, xác minh hoặc xin ý kiến tỉnh…dẫn đến việc trễ hẹn với nhân dân.

Các cuộc họp giao ban hàng tháng vẫn được duy trì ổn định nhưng cán bộ các phòng ban tham dự giao ban “một cửa” không đúng thành phần quy định nên lãnh đạo không nắm hết tình hình và không xử lý kịp thời những khó khăn phát sinh.

2.5. Công tác tuyên truyền:

Công tác thông tin, tuyên truyền được chú trọng thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, chưa thực sự lôi cuốn được cán bộ, công chức tham gia hào hứng khi thực hiện nhiệm vụ theo cơ chế mới mà Ủy ban đang áp dụng mà chỉ làm theo trách nhiệm được giao.

Đại bộ phận nhân dân còn xa lạ với cơ chế “một cửa” nên vẫn còn tư tưởng nhờ cậy vào các mối quan hệ thân quen khi có nhu cầu giải quyết công việc tại các cơ quan. Hoặc do yếu tố tâm lý, khi có công việc là người dân tìm đến cơ quan có thẩm quyền cao hơn cho chắc chắn và tin tưởng rằng ở đó sẽ giải quyết công việc nhanh và tránh gây phiền hà. Nhưng khi được hướng dẫn họ lại cố tình không hiểu và cho rằng các cơ quan nhà nước gây khó khăn cho dân.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THANH HOÁ (Trang 26 -28 )

×