Kiến nghị với Học viện Hành chính:

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại uỷ ban nhân dân thành phố thanh hoá (Trang 38 - 41)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI UBND THÀNH

3. Kiến nghị với Học viện Hành chính:

Trong thời gian thực tập em nhận thấy kiến thức thực tiễn của mình còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới em mong Học viện mình nên tạo điều kiện cho các bạn khoá sau được đi thực tế nhiều hơn tại các cơ quan hành chính nhà nước, được tiếp xúc với đội ngũ cán bộ, công chức để biết năng lực chuyên môn, kinh nghiệm khi giải quyết công việc của họ và đánh giá được thực trạng cải cách hành chính ở nước ta hiện nay.

KẾT LUẬN

Qua đó ta thấy rằng, thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”của UBND thành phố Thanh Hoá đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc đơn giản hoá thủ tục hành chính, giảm chi phí, thời gian, công sức của nhân dân khi tham gia vào các dịch vụ hành chính công, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện do còn tồn tại một số hạn chế về cơ sở vật chất, kỹ thuật, khả năng liên kết khi giải quyết công việc chưa đạt hiệu quả cao, trình độ và năng lực chuyên môn của một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng được hết yêu cầu của công việc, hệ thống các văn bản chỉ đạo, điều hành thiếu sự đồng bộ. Đây là nguyên nhân làm giảm hiệu quả của việc thực hiện cơ chế

“một cửa”, ảnh hưởng đến việc cải cách hành chính nói chung tại UBND

thành phố Thanh Hoá. Vì vậy, trong thời gian tới UBND thành phố Thanh Hoá cần thực hiện những biện pháp tích cực, hiệu quả hơn, xây dựng từng bước hệ thống các văn bản chỉ đạo, điều hành mang tính đồng bộ hơn, bồi dưỡng thêm về kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức. Đây là cơ sở, tiền đề vững chắc để UBND thành phố Thanh Hoá thực hiện thành công việc thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế “một

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành

Trung ương Đảng (khóa VII). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.

2. Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành

Trung ương Đảng (khóa VIII). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997

3. Ts. Thang Văn Phúc (chủ biên). Cải cách hành chính Nhà nước – Thực

trạng, nguyên nhân và giải pháp. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.

4. Chính Phủ. Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể Cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010.

5. Chính phủ. Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/09/2003 của Thủ

tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.

6. Chính phủ. Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/06/2007 của Thủ

tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.

7. UBND tỉnh Thanh Hoá. Chỉ thị số 27/2003/CT-UB ngày 12/12/2003 của

UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tổ chức thực hiện cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.

8. UBND thành phố Thanh Hoá. Quyết định số 504/2007/QĐ-UBND ngày

09/02/2007 của UBND thành phố Thanh Hoá về việc ban hành Quy chế thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" tại UBND thành phố Thanh Hóa.

9. UBND thành phố Thanh Hoá. Quyết định số 706/2007/QĐ-UBND ngày

07/03/2007 của UBND thành phố Thanh Hoá về việc ban hành Quy trình hướng dẫn thực hiện Phương án mở rộng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" tại UBND thành phố Thanh Hóa; Quyết định ban hành kèm theo hướng dẫn chi tiết thực hiện các lĩnh vực của bộ phận “một cửa”.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại uỷ ban nhân dân thành phố thanh hoá (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w