thực trạng thanh tra ngân hàng việt nam ở từng bộ phận thực hiện các phương thức thanh tra

27 198 0
thực trạng thanh tra ngân hàng việt nam ở từng bộ phận thực hiện các phương thức thanh tra

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời mở đầu Như chóng ta đã biết, cơ chế thị trường có rất nhiều ưu điểm, song nó cũng tồn tại không Ýt khuyết tật. Trong cơ chế này, các thành phần kinh tế phát triển đa dạng, phong phú, tự do kinh doanh” làm những gì pháp luật không cấm”. Chính vì vậy, trong cơ chế thị trường, với mỗi ngành, Chính phủ nào cũng sử dụng nhiều công cụ để quản lí, hạn chế hậu quả của các khuyết tật tất yếu của nền kinh tế. Trong đó, thanh tra là một trong những công cụ thiết yếu, được các Chính phủ sử dụng rất hiệu quả. Không nằm ngoài qui luật chung, ngành ngân hàng trong nền kinh tế thị trường cũng tồn tại những tiêu cực nhất định. Do đặc điểm là một ngành hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, những điểm tiêu cực này có đặc thù riêng. Thêm nữa, ngành ngân hàng có ảnh hưởng mạnh đến toàn bộ nền kinh tế nên các Chính phủ rất quan tâm đến việc quản lí nó- và tất nhiên, thanh tra là một công cụ hữu hiệu. Xuất phát từ những đặc điểm riêng và ảnh hưởng của ngành, thanh tra giám sát ngân hàng cũng có những đặc thù khác thanh tra nói chung và chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động quản lí. Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, nhất là bước ngoặt chuyển sang nền kinh tế thị trường năm 1986, ngành ngân hàng ngày càng phát triển, hoàn thiện; kéo theo sự phát triÓn của thanh tra giám sát ngân hàng. Tuy nhiên, dù đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực, thanh tra giám sát NHTW tại Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa theo sát được những vấn đề mới đặt ra của ngành trong thời đại hiện nay. Với mục đích góp 1 1 một chút công sức vào việc nhìn nhận lại một cách tổng quát thực trạng thanh tra giám sát NHTW ở Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện nó hơn nữa; trong tiểu luận này xin được đề cập đến những nội dung chính sau: - Lí luận cơ bản về thanh tra giám sát NHTW. - Thực trạng thanh tra giám sát NHTW tại Việt Nam. - Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện thanh tra giám sát NHTW tại Việt Nam. Do phạm vi hạn hẹp và sự hạn chế về trình độ bản thân, tiểu luận của em sẽ không tránh khỏi những lỗi nhất định. Em rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo để nó được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn! 2 2 Chương I: Lí luận chung về thanh tra giám sát NHTW thanh tra giám sát NHTW Do phạm vi hạn chế, trong chương này, xin được đề cập một cách sơ lược, tổng quát nhất về thanh tra giám sát NHTW( gọi tắt là thanh tra ngân hàng). 1. Khái niệm, mục đích, đối tượng: a. Khái niệm: Theo Luật NHNN Việt Nam, thanh tra ngân hàng là thanh tra chuyên ngành về ngân hàng, thuộc bộ máy NHNN. Nói cách khác, thanh tra ngân hàng là tổ chức thực hiện cả hai chức năng: thanh tra chuyên ngành( về ngân hàng) và thanh tra Nhà nước( cơ quan thanh tra bé). b. Mục đích: - Là cơ quan thanh tra bộ nên một mục đích của thanh tra ngân hàng là góp phần đảm bảo an toàn của toàn bộ hệ thống tín dụng. - Ngoài ra, do đặc điểm riêng của ngành ngân hàng, thanh tra ngân hàng có mục đích riêng khác với các thanh tra bộ khác. Đó là: + Bảo vệ quyền và lợi Ých hợp pháp của người gửi tiền. + Cùng với các bộ phận khác của NHNN thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. c. Đối tượng: Theo thông lệ quốc tế, đối tượng của thanh tra ngân hàng là tất cả các ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng. Tuy nhiên, theo các văn bản luật áp dụng tại nước ta( ví dụ: Luật NHNN, Luật về các tổ chức tín dụng, Pháp lệnh thanh tra, ), đối tượng của thanh tra ngân hàng Việt Nam rộng hơn. Cụ thể là: 3 3 - Tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng( cả ngân hàng và phi ngân hàng). - Hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác. - Các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng( xuất phát từ chức năng thanh tra chuyên ngành về ngân hàng của thanh tra ngân hàng Việt Nam). 2. Nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc hoạt động: a. Nhiệm vụ, quyền hạn: Theo thông lệ quốc tế, hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra ngân hàng bao gồm: 1. Cấp giấy phép hoạt động ngân hàng; từ chối, mở rộng, thu hẹp hoạt động ngân hàng 2. Giám sát từ xa bằng hệ thống máy vi tính, nối mạng đến từng ngân hàng. 3. Thanh tra tại chỗ( thường chỉ tại trụ sở chính), xếp loại ngân hàng; chấn chỉnh hoạt động của tổ chức tín dụng, 4. Xử phạt: cảnh cáo, phạt tiền, 5. Đình chỉ hoạt động, đình chỉ người điều hành, thu hồi giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng, 6. Cưỡng chế các tổ chức tín dụng thi hành những quyết định đã đưa ra. 4 4 7. Tham dự các phiên họp Hội đồng ngân hàng quốc gia( Hội đồng chính sách tiền tệ, Hội đồng tiền tệ, ); được phát biểu ý kiến độc lập và bảo lưu ý kiến của mình, 8. Qui định các nguyên tắc, chuẩn tắc về tổ chức, hoạt động quản trị điều hành, an toàn, quản lí rủi ro, các điều nghiêm cấm khác. Tuy nhiên, tại Việt Nam, thanh tra ngân hàng chỉ làm có quyền, nhiệm vụ (2), (3), (4); nhưng lại thực hiện thêm: - Phục vụ chức năng quản lí Nhà nước về tiền tệ. - Thanh tra hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác. - Giải quyết khiếu tố. - Chống tham nhòng. b. Nguyên tắc hoạt động: - Tuân thủ pháp luật. - Đảm bảo chính xác, khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời. - Không chịu sự can thiệp trái pháp luật của bất kì tổ chức và cá nhân nào. 3. Mô hình tổ chức: Hiện nay, trên thế giới tồn tại 3 mô hình tổ chức thanh tra ngân hàng sau: - Thanh tra ngân hàng không thuộc NHTW: + Thanh tra ngân hàng trực thuộc Chính phủ: các Uỷ ban giám sát ngân hàng, Cục thanh tra liên bang. + Thanh tra ngân hàng trực thuộc Bộ Tài chính: thanh tra ngân hàng là một bộ phận của thanh tra tài chính. 5 5 - Thanh tra ngân hàng bao gồm hai bộ phận tồn tại song song: cả trong và ngoài tổ chức NHTW. - Thanh tra ngân hàng thuộc bộ máy NHTW. Tại Việt Nam, chóng ta đang sử dụng mô hình thứ 3: thanh tra ngân hàng thuộc bộ máy NHNN. 4. Phương thức, nội dung thanh tra ngân hàng: Về nội dung phương pháp, thanh tra ngân hàng bao gồm hai bộ phận: giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Hai bộ phận này luôn có mối quan hệ rất mật thiết với nhau, tạo thanh một hệ thống thanh tra hoàn chỉnh, toàn diện. a. Giám sát từ xa: Định nghĩa: Giám sát từ xa là phương thức thanh tra sử dụng thông tin trên các báo cáo để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các tổ chức tín dụng, từ đó đề ra các biện pháp xử lí khi cần thiết. Nói cách khác, giám sát từ xa là phương pháp mà cán bộ thanh tra ngồi tại trụ sở của mình tiếp nhận các thông tin báo cáo để phân tích, đánh giá đơn vị được thanh tra một cách thường xuyên và có hệ thống. Nội dung: Để thực hiện giám sát từ xa, thanh tra ngân hàng sử dụng công thức CAMEL. Đây là một hệ thống các chỉ tiêu được đưa ra lần đầu vào khoảng cuối thế kỉ XVIII, sau này, vào năm 1970 được Uỷ ban Basel hoàn chỉnh, thiết kế bổ sung, bao gồm 25 chuẩn mực và được áp dụng phổ biến cho đến nay. Hệ 6 6 thống này bao gồm các chỉ tiêu đánh giá toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng, tập trung vào 5 yếu tố: C ( capital) : vốn. A ( asset quality) : chất lượng tài sản Có. M ( management) : khả năng quản lí. E ( earning) : khả năng sinh lời. L ( liquidity) : khả năng thanh toán. Qui trình: Giám sát từ xa là hoạt động diễn ra có tính chất thường xuyên, liên tục và định kì. Theo phương pháp này, sau mỗi khoảng thời gian nhất định; các tổ chức chịu sự quản lí của thanh tra ngân hàng phải gửi các báo cáo theo qui định cho cơ quan thanh tra ngân hàng. Dựa trên cơ sở các báo cáo đó, cơ quan thanh tra ngân hàng sẽ tiến hành phân tích, đánh giá, chấm điểm và xếp loại các tổ chức tín dụng theo hệ thống tiêu chuẩn CAMEL ( đã nhắc tới ở trên). b. Thanh tra tại chỗ: Định nghĩa: Thanh tra tại chỗ là phương thức thanh tra trong đó tiến hành thanh tra trực tiếp tại các tổ chức là đối tượng thanh tra nhằm xác định hiện trạng cụ thể của đối tượng đó. Nội dung: thanh tra theo từng bộ phận hoạt động,tập trung vào một số nội dung nhất định, ví dụ: - Về cơ cấu tổ chức. - Về kế toán. 7 7 - Về đánh giá chất lượng tài sản Có, tài sản Nợ. - Về kết quả tài chính. Qui trình: nói một cách ngắn gọn, qui trình thanh tra tại chỗ bao gồm các bước cơ bản sau: - Chuẩn bị: xác định nội dung công việc, phương pháp sẽ thực hiện, thành lập và phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong đoàn thanh tra. - Thực hiện thanh tra: đến tận địa điểm tổ chức định thanh tra, tiến hành công việc thanh tra theo dự định với sự giúp đỡ của tổ chức được thanh tra. - Kết thúc thanh tra: báo cáo công khai kết quả thanh tra, đưa ra các kiến nghị, biện pháp giải quyết khó khăn, vướng mắc( nếu có). Hai phương thức thanh tra trên, mỗi phương thức đều có những ưu và nhược điểm riêng nhưng khi được sử dụng kết hợp trong tổ chức thanh tra ngân hàng, chúng sẽ phát huy tác dụng rất tốt vì giữa hai phương thức này có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Khi được sử dụng kết hợp, chúng sẽ hỗ trợ, bổ khuyết lẫn cho nhau. Cụ thể: - Dựa trên các báo cáo, những thông tin thu nhận được, bộ phận giám sát từ xa sẽ đánh giá một cách tổng quát về đối tượng thanh tra; từ đó “ chỉ điểm” cho bộ phận thanh tra tại chỗ những vấn đề, tồn tại cần phải thanh tra, kiểm soát.Nhờ đó sẽ giảm được khối lượng công việc cho bộ phận thanh tra tại chỗ và nâng cao hiệu quả làm việc của bộ phận này( do tính tập trung cao hơn). - Ngược lại, với việc kiểm tra cụ thể các đối tượng thanh tra, bộ phận thanh tra tại chỗ sẽ kiểm chứng được sự chính xác của những thông tin mà các tổ chức 8 8 báo cáo lên. Thêm nữa, các thông tin do thanh tra tại chỗ cung cấp sẽ là những dữ liệu quan trọng, có tính xác thực cao cho giám sát từ xa. Từ đó, nó sẽ giúp đỡ đắc lực cho bộ phận giám sát từ xa trong việc đánh giá, xếp loại các tổ chức tín dụng. Nói cách khác, giám sát từ xa định hướng cho thanh tra tại chỗ và thanh tra tại chỗ kiểm chứng thông tin, cung cấp dữ liệu cơ sở cho giám sát từ xa. Chỉ khi có cả hai bộ phận này mới có thể hình thành một hệ thống thanh tra ngân hàng hoàn thiện, kiểm tra giám sát toàn diện các đối tượng thanh tra. Tóm lại, thanh tra ngân hàng là tổ chức thanh tra chuyên ngành về ngân hàng; thực hiện việc thanh tra giám sát hoạt động của toàn bộ hệ thống hoạt động về tín dụng thông qua việc kết hợp hai phương thức: giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. 9 9 Chương II: Thực trạng thanh tra ngân hàng tại Việt Nam Như đã đề cập trong chương I, thanh tra ngân hàng bao gồm hai bộ phận: giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ; song chúng cùng nằm trong một cơ cấu tổ chức, có cùng quyền hạn, trách nhiệm chung. Do vậy, trong chương này, thực trạng thanh tra ngân hàng Việt Nam sẽ được xem xét trên ba góc độ: - Thực trạng chung của thanh tra ngân hàng Việt Nam. - Thực trạng giám sát từ xa tại Việt Nam. - Thực trạng thanh tra tại chỗ tại Việt Nam. 1. Thực trạng chung của thanh tra ngân hàng Việt Nam: Kể từ khi ra đời vào năm 1951 đến nay, ngành ngân hàng Việt Nam đã phát triển qua hai giai đoạn khác nhau: giai đoạn ngân hàng một cấp( từ 1951 đến 1987) và giai đoạn ngân hàng hai cấp( từ 1988 đến nay). Kéo theo nó, sự phát triển của thanh tra ngân hàng cũng chia làm hai giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, trong giai đoạn ngân hàng một cấp, do đặc điểm cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp nên thanh tra ngân hàng gần như không tồn tại. Nó chỉ thực sự xuất hiện, làm việc có hiệu quả trong giai đoạn ngân hàng hai cấp; đặc biệt từ khi có những văn bản pháp luật qui định cụ thể, chi tiết hơn về thanh tra ngân hàng như Luật NHNN, Luật các tổ chức tín dụng, Pháp lệnh thanh tra, Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính, Pháp lệnh chống tham nhòng, Do đó, trong 10 10 [...]... hợp hơn với điều kiện của Việt Nam hiện nay, song cũng tồn tại không Ýt điều bất cập, chưa hoàn thiện về mô hình đối tượng, tổ chức, cũng như quyền hạn và nhiệm vụ 2 Thực trạng thanh tra ngân hàng Việt Nam ở từng bộ phận thực hiện các phương thức thanh tra: a Bộ phận giám sát từ xa: Giám sát từ xa là bộ phận chính của thanh tra ngân hàng Về bản chất, nó chính là bộ phận thực hiện công việc cảnh báo sớm,... giải quyết trong thời kì hiện nay 16 b Bộ phận thanh tra tại chỗ: Là bộ phận thứ yếu trong thanh tra ngân hàng, song thanh tra tại chỗ vẫn có vai trò quan trọng trong việc cung cấp, kiểm chứng các dữ liệu cơ sở cho bộ phận giám sát từ xa Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của các đối tượng thanh tra, bộ phận thanh tra tại chỗ cũng phát triển, theo tương đối sát với hoạt động của các tổ chức này Trong... mặt này của thanh tra ngân hàng Việt Nam là ở chỗ: thanh tra ngân hàng Việt Nam chỉ được phép đưa ra các kiến nghị, yêu cầu giải quyết các khó khăn, tồn tại đã phát hiện trong quá trình thanh tra; chứ không được quyết định trực tiếp áp dụng luôn các biện pháp đó( hoặc nếu có cũng chỉ được phép áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính với mức hình phạt thấp) Ví dụ như thanh tra ngân hàng Việt Nam chỉ được... dụng các qui định pháp luật trong quá trình thanh tra Đơn cử như khái niệm về thanh tra ngân hàng trong hai văn bản luật quan trọng cũng khác nhau: tại điều 50 Luật NHNN qui định: “ Thanh tra ngân hàng là thanh tra chuyên ngành về ngân hàng. ”; nhưng tại điều 1, Nghị định 91/1999/NĐ- CP lại qui định: “ Thanh tra ngân hàng là thanh tra Nhà nước chuyên ngành về ngân hàng. ” 19 Ngoài ra, ở nước ta, thanh tra. .. hợp, vừa là thanh tra chuyên ngành, vừa là thanh tra bộ của thanh tra ngân hàng Việt Nam Thực hiện thêm các nhiệm vụ này, thanh tra ngân hàng sẽ góp phần đắc lực hơn cho việc quản lí Nhà nước hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống các tổ chức kinh tế- tài chính nói chung 12 Song nó cũng lại dẫn đến việc phân tán quyền hạn, không tập trung vào mục đích hoạt động chính của thanh tra ngân hàng Phần thiếu... qui trình thanh tra, theo qui định pháp luật, thành viên của đoàn thanh tra phải xuất trình Thẻ thanh tra viên, trong khi trên thực tế, nước ta chỉ có 51% cán bộ thanh tra được cấp Thẻ thanh tra viên Và nổi bật nhất là tình trạng thông tin không kịp thời, làm giảm sự gắn bó giữa hai bộ phận giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ( như đã đề cập ở phần a) Nhìn chung lại, thanh tra ngân hàng Việt Nam đã có...chương này, thực trạng của thanh tra ngân hàng chỉ được xem xét trong giai đoạn ngân hàng hai cấp( kể từ 1988 đến nay) Xét một cách toàn diện, thanh tra ngân hàng đã có những bước tiến trên nhiều mặt nhưng cung vẫn còn một số vấn đề còn vướng mắc Cụ thể: Về tổ chức: Thanh tra ngân hàng là một cơ quan thanh tra bộ, nằm trong tổ chức của NHNN Nhờ đó, thanh tra ngân hàng sẽ có được những thuận... cơ cấu tổ chức NHNN, thanh tra ngân hàng không có tổ chức theo ngành dọc( tức là không có sự liên hệ trực tiếp giữa bộ 11 phận thanh tra ngân hàng các cấp với nhau, phải thông qua NHNN cùng cấp) Lại một lần nữa, tính độc lập với hệ thống ngân hàng - đối tượng của thanh tra ngân hàng - lại bị xâm phạm Về đối tượng: So với thông lệ quốc tế, đối tượng của thanh tra ngân hàng Việt Nam rất rộng; ngoài hoạt... bất cập, gây khó khăn không Ýt cho hoạt động thanh tra ngân hàng ở nước ta Về quyền hạn, nhiệm vụ: Như đã trình bày trong chương I( phần 2.a), quyền hạn và nhiệm vụ của thanh tra ngân hàng Việt Nam vừa thừa vừa thiếu so với quyền hạn, nhiệm vụ của thanh tra ngân hàng theo thông lệ quốc tế Phần thừa là việc thanh tra ngân hàng Việt Nam tham gia góp phần thực hiện cả công việc chống tham nhũng, phục vụ... lai không xa? Thứ sáu: một kiến nghị nhỏ nữa là thanh tra nước ta nên cải tiến nhiều hơn nữa qui trình thanh tra trong thanh tra tại chỗ; nâng cao vị thế, quyền hạn thực tế của các cán bộ thanh tra 23 24 Kết luận Thanh tra ngân hàng là một tổ chức không thể thiếu trong hệ thống quản lí, hoạt động của hệ thống ngân hàng Tại Việt Nam cũng vậy, thanh tra ngân hàng ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng . độ: - Thực trạng chung của thanh tra ngân hàng Việt Nam. - Thực trạng giám sát từ xa tại Việt Nam. - Thực trạng thanh tra tại chỗ tại Việt Nam. 1. Thực trạng chung của thanh tra ngân hàng Việt Nam: Kể. ngân hàng, Cục thanh tra liên bang. + Thanh tra ngân hàng trực thuộc Bộ Tài chính: thanh tra ngân hàng là một bộ phận của thanh tra tài chính. 5 5 - Thanh tra ngân hàng bao gồm hai bộ phận tồn tại. Nam ở từng bộ phận thực hiện các phương thức thanh tra: a. Bộ phận giám sát từ xa: Giám sát từ xa là bộ phận chính của thanh tra ngân hàng. Về bản chất, nó chính là bộ phận thực hiện công việc

Ngày đăng: 14/11/2014, 22:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương I: Lí luận chung về thanh tra giám sát NHTW

  • Chương III: Một số kiến nghị, giải pháp

  • Kết luận

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan