1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

THỰC TRẠNG tín DỤNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM 2012 2015

14 4,4K 72

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 409,62 KB

Nội dung

Nhận thức được vai trò của mình, các ngân hàng thương mại nước ta đang từng bước khẳng định sự lớn mạnh của mình trong mọi phương diện hoạt động, đặc biệt là hoạt động tín dụng nhằm phục

Trang 1

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

2012-2015

Chương 1: Giới thiệu chung

1.1: Tín dụng ngân hàng

1.1.1:Khái niệm

Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng với một bên là các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay, hay nói cách khác, ngân hàng là một trung gian tài chính luân chuyển vốn từ nơi tạm thời thừa vốn sang nơi thiếu (lãi suất) của khoản vay do ngân hàng ấn định cho khách hàng vay là mức lợi tức mà khách hàng phải trả trong suốt khoảng thời gian tồn tại của khoản vay

1.1.2: Các hình thức tín dụng ngân hàng:

- Cho vay từng lần

-Cho vay theo hạn mức tín dụng

- Cho vay theo dự án đầu tư

- Cho vay hợp vốn

-Cho vay trả góp

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ

Ngoài các hình thức trên, để tăng tính cạnh tranh trên thị trường, thu hút khách hàng, các ngân hàng còn có thể áp dụng nhiều hình thức cho vay khác phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của khách hàng

1.2: Tăng trưởng tín dụng ngân hàng

Tăng trưởng tín dụng là sự tăng lên của các khoản cho vay cho khối tư nhân, cá nhân, tập thể hoặc tổ chức công cộng

Công thức tính:

(khối lượng cho vay kỳ N/khối lượng cho vay kỳ N-1)-1

Khối lượng cho vay(tín dụng) có liên hệ mật thiết với M2 cung ứng tiền tệ (money supply) Mức tăng của tăng trưởng tín dụng và cung ứng tiền tệ cũng xấp xỉ nhau

Trang 2

Tăng trưởng tín dụng ngân hàng được ngân hàng trung ương thống kê, tuy nhiên ở Việt Nam tiếp cận những thông tin như vậy hơi khó, hoặc không kịp thời, không đều đặn

1.3: Tác động của tín dụng ngân hàng tới nền kinh tế

Trong những năm vừa qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đang chuyển sang cơ chế thị trường có điều tiết vĩ mô nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Vì vậy ngân hàng là ngành kinh tế chủ chốt quan trọng, chi phối và có sự ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngành kinh tế khác Nhận thức được vai trò của mình, các ngân hàng thương mại nước ta đang từng bước khẳng định sự lớn mạnh của mình trong mọi phương diện hoạt động, đặc biệt là hoạt động tín dụng nhằm phục vụ đắc lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác trong kinh tế quốc dân

-Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế:

Trong nền kinh tế thường xuyên có một số các doanh nghiệp có một bộ phận vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi được tách ra khỏi quá trình tái sản xuất như: tiền khấu hao tài sản cố định để tái tạo lại tài sản cố định nhưng chưa mua vì có sự chênh lệch về thời gian giữa việc bán sản phẩm và việc mua nguyên vật liệu, tiền trả lương cho công nhân nhưng chưa đến hạn trả, khoản tích lũy để tái sản xuất nhưng chưa đủ điều kiện đầu tư… các khoản này luôn được các doanh nghiệp đầu tư kiếm lời, ngoài ra còn có tiền để dành của dân cư khi chưa có nhu cầu sử dụng, tất cả tạo thành vốn đầu tư cho nền kinh tế, trong khi có doanh nghiệp, cá nhân thiếu vốn đầu

tư cho hoạt động kinh doanh, cá nhân cần vốn chi trả cuộc sống, nhà nước cần vốn đảm bảo thu chi cho nền kinh tế

Như vậy các ngân hàng sẽ dứng ra làm cầu nối cho những người cần vốn và những người thừa vốn, thỏa mãn lo lắng người có vốn và cho vay lại những người thiếu vốn, làm cầu nối cho những người có vốn và thiếu vốn gặp nhau

-Tín dụng ngân hàng là công cụ mạnh mẽ thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn trong nền kinh tế:

Bằng các hình thức huy động vốn ngày càng phong phú và đa dạng cùng với việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, ngân hàng đã thu hút hầu hết các nguồn vốn dù rất nhỏ của dân chúng do đó tập trung vốn càng nhiều từ đó đáp ứng được nhu cầu vốn của kinh tế, giúp cung ứng và điều hòa vốn tạo cho quá trình sản xuất ổn định, thúc đẩy sản xuất tăng tốc độ chu chuyển vốn tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế

-Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy, củng cố chế độ hạch toán kế toán

Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở có hoàn trả và có lợi tức các doanh nghiệp vay của ngân hàng phải cân nhắc làm thế nào sử dụng vốn hiệu

Trang 3

quả nhất, muốn vậy các doanh nghiệp phải tự vươn lên thông qua các hoạt động tài chính của doanh nghiệp qua các hoạt động hạch toán kế toán nhằm giám sát mọi hoạt động kinh doanh, có ý thức hơn chế độ quản lý tài chính, qua đó tăng cường củng cố chế độ hạch toán kế toán thêm vững chắc

-Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa, luân chuyển tiền tệ, điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông và kiểm soát lạm phát Thông qua hoạt động tín dụng, khối lượng tiền lưu thông sẽ tăng lên khi thực hiện hoạt động cho vay và giảm xuống khi thu nợ, góp phần điều tiết khối lượng tiền trong toàn bộ nền kinh tế Ngân hàng sử dụng công cụ lãi suất, hạn mức tín dụng

để làm thay đổi khối lượng tiền vay, từ đó điều tiết khối lượng tiền trong nền kinh

tế và kiểm soát được lạm phát, bởi vì khi điều tiết được khối lượng tiền tức là khống chế được tiền cho nhu cầu trao đổi và lưu thông hàng hóa, kiểm soát giá cả -Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện để phát triển kinh tế với các nước

Mỗi một quốc gia muốn phát triển nền kinh tế của mình thì không chỉ dựa vào tiềm năng của đất nước mà còn phải mở rộng mối quan hệ kinh tế ra bên ngoài, tham gia nền kinh tế thế giới, bởi không nước nào có đủ tiềm năng kinh tế mọi mặt, mà chỉ

có lợi thế so sánh của mình, do đó phát sinh mối quan hệ vay mượn chủ yếu là vốn đầu tư nên tín dụng ngân hàng trở thành một trong những phương tiện nối liền nền kinh tế các nước với nhau

Chương 2: Thực trạng tín dụng ngân hàng Việt Nam từ 2012-2015

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang diễn ra phức tạp, nền kinh tế trong nước tiếp tục đối mặt với những khó khăn: sức mua trên thị trường thấp, khả năng hấp thụ vốn thấp, sức ép nợ xấu còn nặng nề…những nhân tố đó đã ảnh hưởng lớn đến tốc

độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng của Việt Nam, đặc biệt là từ năm 2012 đến nay 2.1: Thực trạng tín dụng ngân hàng

2.1.1: Thực trạng tín dụng ngân hàng trước năm 2012

Trong năm 2011, hệ thống NHTM vẫn đạt được mức sinh lời khá ổn định, với chỉ

số ROE của nhiều ngân hàng tập trung từ 10% đến 15%, cao hơn nhiều ngành khác trong bối cảnh kinh tế

Tỉ lệ nợ xấu năm 2011 là 3.39%, rủi ro tín dụng hệ thống ngân hàng năm trong mức cho phép Báo cáo đánh giá công tác thanh tra của NHNN tháng 12/2011: Những bất cập chính của thị trường tín dụng của Việt Nam trong năm 2011:

Trang 4

(1)Tốc độ tăng trưởng tín dụng tuy đã chậm lại nhưng không đi kèm nâng cao chất lượng tín dụng;

(2) Tín dụng cho nền kinh tế (có thể đo lường qua chỉ số Tín dụng/GDP) ở ngưỡng không hiệu quả;

(3) Chất lượng khoản vay suy giảm mạnh, tín dụng bất động sản và ngoại tệ còn nhiều vấn đề đáng quan ngại, mối quan hệ phức tạp giữa tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức cũng như câu hỏi đặt ra về khả năng đảo nợ làm đẹp bảng cân đối kế toán của các NHTM

- Năng lực tài chính và quy mô hoạt động của các TCTD tăng nhanh: Tổng dư

nợ tín dụng của hệ thống các TCTD cho nền kinh tế tăng trưởng bình quân 29,4%/năm trong giai đoạn 2000 – 2010 Tổng dư nợ tín dụng của các TCTD đến cuối tháng 9/2011 đạt gần 2,5 triệu tỷ đồng, gấp 14 lần so với năm 2000

Hình 1: Diễn biến tăng trưởng tín dụng 2001-2012

Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước

2.1.2: Thực trạng tín dụng ngân hàng Việt Nam năm 2012-2013:

NHNN kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng thông qua việc phân nhóm tổ chức tín dụng (TCTD) và giao chỉ tiêu tăng trưởng phù hợp với từng nhóm Cụ thể, các TCTD được phân loại vào bốn nhóm dựa trên đánh giá tình hình hoạt động và khả

Trang 5

năng tăng trưởng tín dụng: nhóm 1, 2, 3, 4 lần lượt được phép tăng trưởng tín dụng tối đa 17%, 15%, 8% và không tăng trưởng

Năm 2012 tăng trưởng tín dụng đạt 8,91% thấp nhất kể từ năm 2000 đến nay, tuy tăng trưởng tín dụng thấp nhưng cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực

Hình 2: Diễn biến tăng trưởng tín dụng năm 2012

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, Vietinbank Capital

Sang năm 2013 các giải pháp tín dụng tiếp tục được điều hành linh hoạt hơn theo hướng “tái tạo” đường cong lãi suất, mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hoạt động của TCTD, phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ Nhờ đó, cuối tháng 12/2013, tăng trưởng tín dụng gần sát mục tiêu 12%

Hình 2: Diễn biến tăng trưởng tín dụng các tháng năm 2013

Trang 6

Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước

Sau nhiều năm bùng nổ, tăng trưởng tín dụng đã hãm phanh là một yếu tố quan trọng để giới hạn mức độ nới lỏng của chính sách tiền tệ, hạn chế tác động bất lợi đối với lạm phát

2.1.3: Thực trạng tín dụng ngân hàng Việt Nam năm 2014-2015

Năm 2014 nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức Tăng trưởng tín dụng năm 2014 được NHNN đánh giá là đạt được mục tiêu đề ra nhưng vẫn chưa thực sự tạo được hiệu quả cao cho sự hồi phục của nền kinh tế

Kết thúc năm 2014, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng ước khoảng 13%, đạt mục tiêu đề ra, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên

Trong năm 2014, trong gần 3 tháng đầu năm, tín dụng tăng trưởng âm 1,05% so với cuối năm 2013, cuối tháng 4 tăng trưởng 0,62%, cuối tháng 5 đạt 1,31%, cuối tháng 6 đạt 3,52%, cuối tháng 7 đạt 3,68%

Từ tháng 8 trở đi tín dụng lại có những bước tăng nhảy vọt, đến cuối tháng 8 tăng 5,82%, cuối tháng 9 đạt 7,26%, cuối tháng 10 là 7,85%, đến ngày 27-11 là 10,22%

Trang 7

và đến ngày 19-12 NHNN cho biết tín dụng đạt 11,8% kèm dự báo sẽ đạt mục tiêu 13% trong năm 2014

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Trong năm 2015, tín dụng đã tăng khá mạnh, vượt xa chỉ tiêu dự kiến đưa ra đầu năm

- Trong tháng 10/2015, các giải pháp tín dụng tiếp tục được điều hành linh hoạt theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng, gắn liền với

xử lý nợ xấu

- Tăng trưởng tín dụng trong 10 tháng đầu năm 2015 cao hơn so với cùng kỳ các năm 2011-2014 Tính đến ngày 26/10/2015, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 0,37% so với tháng trước, tăng 12,51% so với đầu năm và tăng 19,09% so với cùng

kỳ 2014

Điểm khác của tín dụng năm 2015, đó là không còn tình trạng tăng trưởng giật cục như những năm trước Ngay từ đầu năm, tăng trưởng tín dụng đã ở mức dương Cụ thể, 5 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 4,3% Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm gần đây Cùng kỳ năm 2013 và 2014, tăng trưởng

Trang 8

tín dụng tương ứng chỉ ở mức là 1,04% và 0,53% Đến hết tháng 6 tăng trưởng tín dụng đạt 6,28% và tăng lên 7,32% vào ngày 20/7 Cùng kỳ năm 2014 tăng trưởng tín dụng tính đến tháng 7 mới đạt 3,15% Theo bà Nguyễn Thị Hồng-Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước tại cuộc họp báo thông báo về kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2015, tăng trưởng tín dụng vượt chỉ tiêu

kế hoạch và cán đích với con số 18%

Nguồn: Bizlive

2.2: Đánh giá thực trạng tín dụng ngân hàng năm 2012-2015

2.2.1: Thành tựu

- Năm 2012, tăng trưởng tín dụng thấp nhưng cơ cấu đã chuyển dịch theo hướng tích cực Cụ thể, tín dụng bằng VND trong năm tăng 8,92% trong khi tín dụng bằng ngoại tệ giảm 3,51%; tín dụng đối với xuất khẩu, nông nghiệp – nông thôn tăng cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung Vê xu hướng tiền gửi, năm 2012 xu hướng dịch chuyển tiền gửi ngoại tệ sang tiền gửi VND liên tục được duy trì Theo đó tình trạng đô la hóa được đẩy lùi một bước, tỷ lệ tiền gửi bằng ngoại tệ/ M2 giảm còn dưới 13% Ngân hàng Nhà nước nhận định “ thị trường ngoại tệ tự do gần như không còn hoạt động công khai

Trang 9

- Bước sang năm 2013, tăng trưởng tín dụng đạt gần sát mục tiêu 12% Điều này thể hiện nỗ lực rất lớn của ngành ngân hàng bởi nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng tín dụng các tháng năm 2013 thì có thể thấy rằng, tín dụng mới chỉ bắt đầu tăng trưởng dương từ quý II Cơ cấu tín dụng đã từng bước được hợp lý, hiệu quả và an toàn hơn, đã tập trung được vốn vào các lĩnh vực ưu tiên Nhờ đó, tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức hợp lý và các ngân hàng đã bắt đầu có lãi trở lại, ngay cả những ngân hàng nhỏ Với mức tăng 6,04%, CPI 2013 thấp nhất trong vòng 10 năm qua Đây là một thành công trong điều hành chính sách tiền tệ, có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại Tăng trưởng tín dụng đã hãm phanh là yếu tố quan trọng để hạn chế tác động bất lợi đối với lạm phát Năm 2013, nợ xấu tiếp tục tăng lên, nhưng tốc độ đã được hãm lại Đến cuối tháng 11/2013, tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các tổ chức tín dụng là 4,55%, chỉ tăng 19% so với mức tăng tới 67% cùng kỳ 2012 Đặc biệt, Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) ra đời bắt đầu có tác dụng đáng kể đến việc xử lý nợ xấu

- Với sự điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết tiền tệ phù hợp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, năm 2014 tăng trưởng tín dụng ngân hàng đã đạt được mục tiêu đề ra, cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch théo hướng tích cực, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ Các chương trình, chính sách tín dụng ngành, lĩnh vực đã được ngân hàng triển khai kịp thời, góp phần tăng trưởng kinh

tế Các giải pháp xử lý nợ xấu đã được ngành Ngân hàng triển khai quyết liệt, nợ xấu tiếp tục được xử lý

- Năm 2015 mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức,NHNN đã thể hiện sự chủ động, linh hoạt trong điều hành CSTT trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ và phù hợp với sự thay đổi của lớn của tình hình thực tế Những kết quả đạt được cho thấy năm 2015 tiếp tục là năm thành công trong việc điều hành CSTT, đóng góp quan trọng trong việc dy trì ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát cả năm ở mức thấp khoảng 1-2%, đánh dấu thời kì ỏn định lạm phát dài nhất trong một thập

kỷ qua, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt trên 6,5% là mức cao nhất trong 5 năm gần đây Sự an toàn, ổn định của hệ thống các TCTD đã được duy trì và cải thiện cơ bản, đã thực hiện các bước cơ cấu toàn diện các NHTM yếu kém Bên cạnh đó, các giải pháp xử lý nợ xấu đã phát huy tác dụng, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm tỉ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ Đến 30/11/2015, khoảng 99,6% nợ xấu cả các TCTD tại thời điểm cuối tháng 9/2012 đã được xử lý, chất lượng tín dụng đã được cải thiện

2.2.2 Mặt hạn chế và những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động tín dụng ngân hàng

Trang 10

- Tốc độ tăng vốn huy động của các tổ chức tín dụng thấp hơn tốc độ tăng trưởng

dư nợ tín dụng, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc cân đối vốn Hệ thống ngân hàng Thương mại Việt Nam chiếm một vị trí chiến lược trong việc đáp ứng nhu cầu vốn đối với nền kinh tế Nhận thấy tầm quan trọng của tín dụng đặc biệt tín dụng trung – dài hạn đối với việc phát triển kinh tế, xã hội, các Ngân hàng Thương mại cũng đang triển khai nhiều biện pháp để có những bước chuyển dịch

về cơ cấu tín dụng, tăng dần tỉ trọng cho vay trung – dài hạn với phương châm: “ Đầu tư chiều sâu cho doanh nghiệp cũng chính là đầu tư cho tương lai của ngân hàng” Tuy nhiên, thực tế hoạt động trung – dài hạn còn đang gặp nhiều khó khăn, nổi cộm vẫn là vấn đề hiệu quả tín dụng trung – dài hạn còn thấp, rủi ro cao, dư nợ tín dụng trung – dài hạn trong các ngân hàng thương mại vẫn chiếm tỉ trọng không cao lắm cao so với yêu cầu Điều đó nói lên rằng, vốn đầu tư cho chiều sâu vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi bức thiết ngày càng cao của nên kinh tế Ngoài ra tỷ lệ

nợ quá hạn ngày càng cao, cho vay ra nhưng không thu hồi được cả gốc lẫn lãi nên

đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng

- Trong nền kinh tế thị trường, tính rủi ro đối với hoạt động tín dụng có xu hướng tăng lên Thể hiện ở chỗ tổng số vốn bị nợ quá hạn tăng lên, xuất hiện những khoản

nợ đợt điều chỉnh kỳ hạn, được giãn nợ… mà cũng còn nằm ngoài khoản nợ dài hạn Hiện nay vấn đề nợ tồn đọng, nợ xấu là vấn đề rất khó khăn cần tiếp tục giải quyết Cơ sở pháp lý trong việc xử lý tài sản thế chấp liên quan đến nợ xấu hiện nay chưa đồng bộ, nhiều khách hàng cố tình gây cản trở việc phát mại tài sản, không giao nộp tài sản thế chấp cho ngân hàng, hay trốn chạy khiến cho việc xử lý, thu hồi nợ xấu gặp nhiều khó khăn, vướng mắc

- Mặc dù một số ngân hàng đã có quan tâm đến việc đưa ra những loại cho vay cụ thể phù hợp với yêu cầu khách hàng nhưng trên thực tế hiện nay các loại cho vay của ta còn ít mới chỉ đáp úng phần nào nhu cầu của khách hàng, số lượng sản phẩm tín dụng quá ít ỏi so với ngân hàng thương mại thế giới

- Tuy tín dụng ngân hàng phục vụ đối tượng chính sách đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng nó còn một số tồn tại vướng mắc, nhất là khả năng thu hồi vốn rất thấp, nợ quá hạn ngày càng ra tăng Nhiều ngân hàng chi thu được một phần lãi phát sinh , còn vốn gốc chỉ thu được một phần không đáng kể Thực trạng này không những làm suy yếu năng lực tài chính của ngân hàng Thương mại mà nguy hại hơn, nó đã hình thanh trong tâm trí một số người dân tư tưởng ỷ lại, cho rằng, nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ nên chậm trả nợ ngân hàng khi đến hạn Hậu quả của việc vay chính sách đã gây ra gánh nặng tài chính cho các ngân hàng thực thi chính sách

Ngày đăng: 05/03/2016, 18:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w