ĐỘC THOẠI NỘI TÂM VÀ ĐỐI THOẠI BỘC LỘ XUNG ĐỘT TƯ

Một phần của tài liệu 219155 (Trang 50 - 53)

2. NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ XUNG ĐỘT TƯ TƯỞNG GIỮA HAI KIỂU NHÂN VẬTPHỤ NỮ QUÝ TỘC TÀI HOA TRONG TIỂU THUYẾT HỒ NG

2.2 ĐỘC THOẠI NỘI TÂM VÀ ĐỐI THOẠI BỘC LỘ XUNG ĐỘT TƯ

TƯỞNG GIỮA HAI KIỂU NHÂN VẬT PHỤ NỮ QUÝ TỘC TÀI HOA

Nhưđã nói ở trên, song song với việc sắp xếp hệ thống chi tiết tương đồng và tương phản, tác giảHồng lâu mộng còn xây dựng các lớp độc thoại nội tâm và đối thoại đặc sắc để làm nổi bật xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa trong tiểu thuyết này.

Người Việt Nam có câu «Vàng thì thử lửa thử than, chuông kêu thử tiếng người ngoan thử lời». Quả thật, lời nói là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đểđánh giá một con người. Và trong văn học các nhà văn cũng đã dày công xây dựng những lớp hội thoại đặc trưng để miêu tả bản chất nhân vật của mình. Tác giả Hồng lâu mộng cũng vận dụng biện pháp này một cách có hiệu quả trong việc miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa, từđó cho người đọc thấy rõ tư tưởng cơ bản của mỗi người.

Rõ ràng tư tưởng không chỉ chi phối hành động mà còn chi phối việc nói năng của con người bởi ngôn ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn là công cụđể con người tư duy. Thông qua các lớp độc thoại nội tâm và đối thoại của hai kiểu nhân vật, cụ thể là Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa, người đọc sẽ hiểu được những cơn sóng lòng đang chảy tràn trong tâm trí họ.

Trước hết, phải công nhận rằng tác giảHồng lâu mộng là bậc thầy trong việc miêu tả nhân vật bằng những lớp độc thoại nội tâm. Người đọc như hoà theo dòng suy tư của nhân vật để từ đó hiểu và cảm nhận sâu sắc diễn biến nội tâm, tình cảm cũng như những khuynh hướng tư tưởng mà họ ấp ủ, đeo đuổi. Khá ấn tượng với người đọc có lẽ phải kểđến lớp độc thoại nội tâm của Lâm Đại Ngọc ở hồi 29, «vẫn biết bụng anh bao giờ cũng để ý đến tôi, tuy có câu vàng ngọc sánh đôi, nhưng khi nào anh lại tin lời nhảm nhí ấy mà không yêu quý tôi? Tôi dù có nhắc đến chuyện vàng ngọc anh cũng lờ đi như không nghe không thấy, thế mới thực là anh yêu quý tôi, không có mảy may gì giả dối cả. Nhưng mỗi khi tôi gợi đến chuyện vàng và ngọc anh lại cứ cuống cuồng lên, đủ biết bụng anh lúc nào cũng nghĩđến chuyện vàng và ngọc. Anh sợ tôi ngờ vực, cố ý làm ra sửng sốt để đánh lừa tôi». Tác giảđã vẽ nên chân dung một Đại Ngọc đa sầu đa cảm với nhiều cung bậc cảm xúc đến cùng một lúc, nàng lo âu, nàng vẫn chưa đủ tự tin. Và người đọc cảm nhận được rằng cô gái yếu đuối ấy quan niệm tình yêu là phải tuyệt đối, không thể nào chấp nhận sự sẻ chia hay thay đổi dù chỉ là chút ít. Tương tự ở hồi 32, Đại Ngọc nghe Bảo Ngọc khen ngợi mình trước Tương Vân, nàng đã trải qua cùng một lúc thật nhiều cảm xúc đan xen vào nhau «mừng mừng, sợ sợ, tủi tủi, thương thương. Mừng là: mắt mình không nhầm, ngày thường vẫn cho anh ấy là người tri kỉ, giờ quả thực như vậy. Sợ là: trước mặt người khác anh ấy vẫn nghĩ đến mình, vẫn khen ngợi mình, đủ biết mối tình nồng nàn không hề e ngại tý gì; tủi là: anh đã là tri kỉ của tôi, thì tất nhiên tôi cũng là tri kỉ của anh. Anh và tôi đã là một đôi tri kỉ, thì tại sao còn có chuyện vàng với ngọc. Mặc dù có chuyện vàng ngọc thì vàng ngọc ấy đáng lẽ là của anh và của tôi, chứ tại sao còn có cô Bảo Thoa nữa? Thương là: cha mẹ mất sớm, dù có những lời ghi lòng tạc dạ, nhưng không có ai tác thành cho ta. Vả chăng, gần đây đã chớm có bệnh, tinh thần hoảng hốt. Thầy thuốc bảo khí huyết suy kém, sợ rồi sinh chứng lao. Tôi dù là tri kỉ của anh nhưng sợ không thể chờ lâu được. Anh dù là tri kỉ của tôi nhưng tôi bạc mệnh thì làm thế nào». Một lần nữa qua màn độc thoại nội tâm của

Đồng thời, chính bản thân nàng cũng hiểu được xung đột quyết liệt giữa nàng và Bảo Thoa, có lẽ giữa hai người chỉ có một là có thể tồn tại mà thôi, có người này thì tốt nhất đừng nên có người kia nữa. Đại Ngọc với những suy nghĩ về tình yêu quyết liệt như thế phần nào đã thể hiện tư tưởng tự do dân chủ nơi nàng dù nó chưa đủ làm thành sức mạnh để nàng đấu tranh nhưng cũng đủ khiến nàng trở thành «nghịch tử»

đối đầu với các thế lực phong kiến bảo thủ mà trước hết là thiên kim Tiết Bảo Thoa danh giá.

Tư tưởng bảo thủ phong kiến của Bảo Thoa cũng đã được tác giả xây dựng qua một số lớp độc thoại nội tâm mà cụ thể là ở hồi 27, «Bảo Ngọc và Đại Ngọc từ bé cùng ở một nơi, anh em họ nhiều lúc không biết tránh sự hiềm nghi, cười đùa không giữ ý, vui giận bất thường, Đại Ngọc tính nết nhỏ nhen, lại hay ghen ghét, bây giờ mình đến đây, một là không tiện cho Bảo Ngọc, hai là Đại Ngọc sinh ngờ, chi bằng ta trở về là hơn». Bảo Thoa phê phán cách sống của Đại Ngọc là buông tuồng, tự do không biết giữ lễ nghi. Đối với Bảo Thoa thì chuyện Đại Ngọc và Bảo Ngọc gần gũi nhau như thế là không thể chấp nhận được và cô càng không thể chấp nhận «cái tôi cá nhân» quá lớn của Lâm Đại Ngọc, cô gọi đó là sự nhỏ nhen, ghen ghét. Bảo Thoa chuyên khắc kỉ phục lễ nên đối với cô việc làm của Lâm Đại Ngọc đương nhiên là ma tà, không chính đáng và tuyệt nhiên không thể tồn tại trong xã hội phong kiến được.

Đoạn đối thoại ở hồi 42, Bảo Thoa đã giáo huấn Đại Ngọc, cố nhồi nhét vào

đầu óc cô thiếu nữ tự do này những lễ giáo mà Bảo Thoa cho là khuôn phép đúng

đắn buộc mỗi người đều phải tuân theo, ai làm trái lại đều là hư hỏng cả.

Khi về vườn, đến chỗ rẽ, Bảo Thoa gọi Đại Ngọc: «Cô Tần, theo ta vào đây, có câu chuyện muốn hỏi»

Đại Ngọc cười, theo Bảo Thoa đến Hành Vu Uyển. Vào phòng, Bảo Thoa ngồi xuống cười bảo: «sao mày không quỳ xuống? Ta định tra xét một việc»

Đại Ngọc không hiểu tại sao, cười nói: «Xem kìa, con Bảo này điên rồi! Ta có việc gì mà mày tra xét?»

«Gớm thật, cô tiểu thư nghìn vàng ơi! Cô gái cung cấm ơi! Miệng cô đã nói những câu gì? Thôi hãy nói thực ra đi».

Đại Ngọc không hiểu, chỉ cười nhưng trong bụng cũng có ý ngờ ngợ và nói «Nào tôi có nói gì đâu? Chẳng qua chị bắt nọn tôi đấy thôi. Có điều gì sai chị hãy nói tôi nghe nào».

«Cô lại còn giả vờ à? Trong cuộc tửu lệnh hôm nọ, cô nói gì thế? Tôi không biết những câu ấy ởđâu ra à?»

Đại Ngọc nghĩ mãi mới nhớ hôm nọ mình không giữ gìn có đọc hai câu chuyện Mẫu đơn đình và Tây sương kí, tự nhiên mặt đỏ lên, liền chạy lại ôm lấy Bảo Thoa cười nói: «Chị ơi! Vì em quên đi, buột miệng đọc ra, chị Bảo mới rõ. Từ giờ trở đi em không dám đọc những câu ấy nữa!»

«Tôi cũng không hiểu, nghe thấy cô đọc hay quá, nên bây giờ hỏi lại cô»

«Chịơi! Xin chịđừng nói với người khác, từ nay em không dám đọc những câu ấy nữa!»

Bảo Thoa thấy Đại Ngọc thẹn đỏ mặt, cứ van xin mãi, nên cũng không vặn hỏi nữa. Liền kéo Đại Ngọc ngồi xuống uống nước trà và ân cần khuyên bảo: «Cô cho tôi là người như thế nào? Xưa nay tôi vốn bướng bỉnh. Từ khi bảy, tám tuổi tôi đã làm rầy rà người ta. Nhà tôi vốn là nhà nho, ông cha cũng rất thích chứa sách. Khi trước, nhà tôi đông người, anh chị em tôi cùng ở một nơi, không ai thích xem sách đứng đắn cả. Có người thích thơ, có người thích từ, như «Tây sương», «Tỳ bà», «Nguyên nhân bách chủng», bộ gì cũng có. Họ cứ xem giấu chúng tôi, chúng tôi xem giấu họ. Sau thầy tôi biết, đứa bịđánh, đứa bị mắng, sách lại bịđốt, bị xé mất hết. Vì thế bọn con gái chúng ta không biết chữ càng tốt. Đám con trai học không hiểu nghĩa lý thì thà không học còn hơn; huống chi là tôi với cô? Ngay đến việc làm thơ viết chữ, đã không phải phận sự chị em mình, mà cũng không phải phận sự của bọn con trai nữa. Người con trai đọc sách phải hiểu nghĩa để ra giúp nước trị dân mới đúng. Bây giờ không thấy những người như thế nữa, càng đọc sách bao nhiêu họ càng hư hỏng bấy nhiêu. Đó không phải là sách làm hư hỏng họ, tiếc rằng chính họ đã bôi nhọ sách. Bởi thế không bằng đi cày, đi buôn còn hơn. Còn bọn chúng ta, chỉ nên biết việc thêu thùa may vá mới phải, thế mà còn học đòi mấy chữ. Đã trót biết chữ thì nên chọn sách đứng đắn mà xem, chứ xem loại sách nhảm, sẽđổi hẳn tâm tình đi, không thể sửa lại được».

Bảo Thoa phê phán thái độ say mê của Đại Ngọc đối với văn chương lãng mạn. Cô là cái loa tuyên truyền giáo lý của chếđộ phong kiến. Đoạn đối thoại trên cũng đã gián tiếp cho thấy thái độ của Bảo Thoa với việc đọc sách lập thân khác hoàn toàn với Đại Ngọc. Tất cả những điều này là do tư tưởng của hai cô thiếu nữ đối lập với nhau. Tư tưởng đối lập nhau nên bất đồng quan điểm, luôn không bằng lòng và phê phán đối phương. Hồi 51, Bảo Cầm làm mười bài thơ hoài cổ, mọi người xem xong đều khen chỉ có Bảo Thoa là phản đối: «Sự tích tám bài đều có chép ở trong sử, còn hai bài cuối khôngcó sách nào chép, chúng tôi không hiểu rõ, chi bằng làm lại hai bài khác thì hơn». Đại Ngọc vội ngăn lại: «Chị Bảo thật là gắn phím gảy đàn, câu nệ vẽ vời quá. Dù trong sử sách không chép, các truyện ngoài cũng không nói đến, nên không biết đầu đuôi ra sao, nhưng chúng ta chẳng đã xem thấy ở hai vở hát là gì? Đứa trẻ lên ba cũng biết nữa là». Đoạn đối thoại trên đã cho thấy rõ Bảo Thoa là người rất tôn sùng khuôn mẫu, với cô những gì được ghi chép trong sách sử- những gì được người xưa công nhận mới là mực thước. Còn Đại Ngọc thì tự do phóng khoáng nên nàng đã gạt ý kiến của Bảo Thoa sang một bên. Dù chỉ là đoạn đối thoại ngắn nhưng đã lột tảđược xung đột tư tưởng giữa hai người phụ nữ này một cách tự nhiên và khéo léo.

Và qua những đoạn đối thoại giữa các nhân vật, Bảo Thoa còn thể hiện mình là một «cái loa tuyên truyền cho đạo đức phong kiến». Ở hồi 64, Đại Ngọc làm mấy bài thơ gửi gắm tâm sự của mình, Bảo Ngọc lấy xem và định mang về thì bị Bảo Thoa giáo huấn cho hai người một trận «...Cậu viết vào quạt, lỡ quên đi, mang đểở ngoài thư phòng, các ông nhà nho trông thấy, lẽ nào họ không hỏi ai làm? Lỡ họ đồn đại ra ngoài lại càng không hay. Người xưa nói con gái không có tài ấy là đức đấy! Con gái cần phải lấy trinh tĩnh làm chủ, nữ công gia chính cũng chỉ là việc thứ hai. Còn như thi từ, chẳng qua là để chơi đùa trong khuê các mà chẳng biết cũng được. Chúng tôi là con gái trong những nhà thế này, không cần đến tiếng khen ngợi tài hoa ấy». Bảo Thoa đã thể hiện rõ tư tưởng bảo thủ phong kiến của mình, cô không đồng tình với việc Đại Ngọc hay suy tư hay làm thơ, cô luôn tuyên tuyền cho giáo lý phong kiến. Quả thật những tư tưởng, lời nói và việc làm của cô đã phục vụđắc lực

cho trật tự xã hội phong kiến mà giai cấp thống trịđặt ra đểđào tạo những «đứa con trung thành tận tuỵ».

Lời nói của Bảo Thoa còn chứng tỏ cô là một «môn đồ ngoan đạo» của đạo đức phong kiến, cô luôn khắc ghi và làm theo những giáo lý ấy. Bảo Thoa luôn ghi nhớ

câu «nam nữ thụ thụ bất thân», vì thế có lần cô đã phê phán lối sống của Đại Ngọc, và ở hồi 78 điều này một lần nữa lại được thể hiện qua lời Bảo Thoa nói với Vương phu nhân «Vì mấy năm trước cháu còn bé trong nhà không có việc gì, nên vào ở trong đó cùng chị em họp mặt vui đùa, khâu vá, hơn là một mình ngồi buồn rũ ngoài. Bây giờ bọn chúng cháu đều lớn cả rồi. Mấy năm nay dì ở bên này gặp nhiều việc không được vừa lòng. Thế mà cứở mãi trong vườn lỡ ra cháu trông nom không xuể, sợ lại sinh chuyện. Chỉ bớt người đi sẽđỡ phải bận tâm». Bảo Thoa đã chọn lấy một lối sống, một con đường khác với Lâm Đại Ngọc.

Có thể nói những đoạn độc thoại nội tâm và đối thoại đầy dụng tâm của tác giả đã khắc hoạ sâu sắc xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ này. Không chỉ

xung đột trực diện với nhau, mà thậm chí khi Đại Ngọc chết rồi thì những tư tưởng của nàng còn bị Bảo Thoa phê phán. Ở hồi 115, Bảo Thoa khuyên răn Bảo Ngọc «Làm con trai phải lo lập thân, làm cho rạng rỡ tiếng tăm chứ? Ai lại như cậu chỉ toàn là những tâm tình yếu đuối và ý nghĩ riêng tây. Cậu không thấy là mình không có chí khí cứng rắn gì hết, lại bảo người ta là con mọt ăn lộc à?». Quan niệm về

công danh của Bảo Thoa hoàn toàn khác với Đại Ngọc - một người vốn không quan tâm tới công danh khoa cử. Bảo Thoa phê phán lối sống tình cảm tự do của Bảo Ngọc nhưng câu nói của cô làm người đọc liên tưởng đến Đại Ngọc vì trên thực tế Đại Ngọc vốn yếu đuối, vốn hay suy tư về những chuyện tình cảm riêng tây, phê phán Bảo Ngọc cũng là phê phán Đại Ngọc bởi hai người họ đều là «nghịch tử» của những lễ giáo phong kiến vốn đã kiệt quệ, lỗi thời.

Nếu như hệ thống các chi tiết mà tác giả xây dựng đã tạo nên những xung đột tư tưởng giữa Đại Ngọc và Bảo Thoa thì những lớp độc thoại nội tâm và đối thoại góp phần khắc sâu và làm nổi bật những xung đột quyết liệt ấy. Nhưng những xung

đột đó, không chỉđược thể hiện trực tiếp qua lời « hai người trong cuộc» mà tác giả

còn mượn lời nhận xét của nhân vật khác để việc miêu tảđược khách quan và thuyết phục hơn nhiều.

Một phần của tài liệu 219155 (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)