T ƯƠNG ĐỒNG VỀ SẮC VỀ TÀI: NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ

Một phần của tài liệu 219155 (Trang 33 - 36)

2. NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ XUNG ĐỘT TƯ TƯỞNG GIỮA HAI KIỂU NHÂN VẬTPHỤ NỮ QUÝ TỘC TÀI HOA TRONG TIỂU THUYẾT HỒ NG

2.1.1.3 T ƯƠNG ĐỒNG VỀ SẮC VỀ TÀI: NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ

TÀI SẮC VẸN TOÀN

Cùng một xuất thân, cùng một hoàn cảnh sống và môi trường giáo dục, Bảo Thoa và Đại Ngọc còn là những người phụ nữ quý tộc tài sắc vẹn toàn.

Tương tuyền khi miêu tả sắc đẹp của các nàng, Tào Tuyết Cần đã vẽ nên những bức chân dung thật diễm lệ rồi theo đó mà viết. Sắc đẹp của cảĐại Ngọc và Bảo Thoa đều không được tác giả miêu tả một cách trực tiếp mà thông qua cái nhìn của chàng si tình Giả Bảo Ngọc, nên rất khách quan và thuyết phục người đọc.

Trong con mắt Bảo Ngọc, Đại Ngọc hiện lên thật xinh đẹp, một vẻđẹp mong manh và hiếm thấy. Ở hồi 3, khi Đại Ngọc mới đến phủ Giả tác giảđã miêu tả vẻđẹp của Đại Ngọc qua cái nhìn của Bảo Ngọc «Đôi lông mày điểm màu khói lạt, dường như cau mà lại không cau; đôi con mắt chứa chan tình tứ, dường như vui mà lại không vui. Má hơi lũm, có vẻ âu sầu; người hơi mệt trông càng tha thướt. Lệ rớm rưng rưng, hơi ra nhè nhẹ. Vẻ thư nhàn hoa rọi mặt hồ ; dáng đi đứng, liễu nghiêng trước gió. Tim đọ Tỉ Can hơn một khiếu, bệnh so Tây Tử trội hơn phân ». Ngay đến Phượng Thư khi gặp Đại Ngọc cũng phải thốt lên «Trong thiên hạ lại có người đẹp đến như thế này!». Đại Ngọc dáng điệu tuyệt vời, nhan sắc hiếm có đến nỗi khi nàng khóc chim chóc đang đậu trên cành liễu khóm hoa cũng xào xạc bay ra. Quảđúng như bài thơ tác giảđã dành cho Đại Ngọc trong hồi 28 của tiểu thuyết :

«Cô Tần tài sắc tuyệt vời

một mình hiu quạnh ra ngoài buồng thêu giọng than chưa ngớt nghẹn ngào hoa tơi bời rụng, chim xào xạc bay»

( Dịch thơ : Nhóm Vũ Bội Hoàng.) Tiết Bảo Thoa cũng xinh đẹp không kém, nhưng cô lại mang một vẻđẹp lộng lẫy, khoáng đạt khác hẳn với Đại Ngọc. Bảo Ngọc cũng đôi lần rung động trước sắc

đẹp của Bảo Thoa, gặp cô chị là quên khuấy cô em, hồi 28 của tác phẩm có

đoạn «Bảo Ngọc ngắm nghía đến dáng điệu Bảo Thoa, thấy da mặt nõn nà, khoé mắt long lanh, không đánh sáp mà làn môi vẫn đỏ, không kẻ mày mà nét ngài vẫn xanh, so với Đại Ngọc lại có vẻ phong lưu thuỳ mị riêng».

Đại Ngọc và Bảo Thoa cũng như Thuý Kiều và Thuý Vân của Nguyễn Du đều mang vẻđẹp «mười phân vẹn mười» khiến người ta say đắm. Không những đẹp mà cả hai đều là những bậc tài hoa, thạo cả cầm kì thi hoạ.

Nói về làm thơ thì cả Bảo Thoa và Đại Ngọc đều có thểđược gọi là tài năng. Ở

hồi 19, khi Nguyên Xuân về thăm phủ Giảđã gọi tất cả chị em trong nhà ra làm thơ

và chính vị vương phi tài hoa như Nguyên Xuân cũng phải công nhận rằng «Rút cục bài của em Tiết và em Lâm hơn hẳn các bài. Chị em chúng ta không ai bằng» Trong những lần họp thi xã thì Bảo Thoa và Đại Ngọc cũng thay nhau giữ vị trí quán quân. Cả hai người con gái đều có tài thơ, có những quan niệm độc đáo về thơ và những bài thơ của họ luôn chan chứa ý và tình.

Riêng Bảo Thoa, ngoài thơ, còn tinh thông nhiều thứ như hội hoạ, kinh kịch...và thậm chí cảđạo thiền. Người đọc Hồng lâu mộng chắc hẳn sẽ rất ấn tượng

với những hiểu biết sành sỏi của Tiết Bảo Thoa về lĩnh vực hội hoạ. Trong khi cô tiểu thư Tích Xuân vốn rất thích vẽđang lúng túng trước bức tranh vườn Đại Quan quá rộng lớn thì Bảo Thoa đã bình tĩnh chỉ ra cụ thể những nguyên vật liệu cần phải chuẩn bị khi vẽ tranh. Nói một hơi dài, Bảo Thoa kê ra một danh sách gồm hầu hết những thứ nguyên liệu và dụng cụ dùng trong hội hoạ mà một người không thông hiểu không thể nào nói ra được. Về phương diện này hầu như nàng đã thuộc nằm lòng, khi đọc lên khiến ta bội phục kiến văn quảng bác của cô. Đồng thời qua đó ta cũng thấy được Bảo Thoa là người rất tỉ mỉ, liệu việc chu đáo tường tận, thông hiểu sự việc một cách toàn diện, chả trách sau này cô trở thành một trợ thủ đắc lực cho Thám Xuân và Lý Hoàn điều hành việc nhà, và lo liệu đâu ra đấy, được mọi người trong phủ khen ngợi. Điều làm chúng ta bội phục hơn nữa là những kiến giải của Bảo Thoa về hội hoạ: Thứ nhất, sáng tác hội hoạ cần phải suy nghĩ sâu xa nghĩa là phải có dự liệu tính toán, có cái nhìn toàn cục; thứ hai, nói sự chân thực của cuộc sống hoàn toàn không phải trông chờ vào sự chân thực của nghệ thuật, không thể hoàn toàn dựa vào nguyên mẫu cuộc sống; thứ ba, nghệ thuật cần phải chú trọng đến sự tái tạo cuộc sống. Cùng với nội dung hội hoạ, Bảo Thoa còn có cách phối màu riêng khá

đặc sắc. Ví dụở hồi thứ 35 có một đoạn nói về cách phối màu để tết sợi dây đeo viên ngọc cho Bảo Ngọc, Bảo Thoa nói «nên lấy chỉ kim tuyến xen lẫn với chỉđen bóng sợi nọ xe lẫn với sợi kia, tết như thế mới đẹp». Đoạn thoại trên nói lên quan điểm thẩm mỹ của Bảo Thoa về cách phối màu đồng thời cũng lồng một chút ý tình với Bảo Ngọc...

Nếu như Bảo Thoa có năng khiếu về hội hoạ thì Đại Ngọc cũng rất nhạy bén trong lĩnh vực âm nhạc. Đại Ngọc khá nhạy cảm trước những âm điệu, lời ca thiết tha, nàng hoà mình vào những thanh âm trong trẻo ấy, tâm hồn nàng và âm nhạc

đồng điệu thành một mà thôi. Ở hồi 23, khi Đại Ngọc trong lòng sầu muộn muốn trở

về phòng tình cờ nàng nghe tiếng sáo du dương, lời ca uyển chuyển từ viện Lê Hương truyền ra, nàng biết mười hai cô bé đang tập diễn tuồng. Đại Ngọc bình thường không thích nghe tuồng nhưng lúc này hai câu hát của Đỗ Lệ Nương trong

Mẫu đơn đình văng vẳng bên tai «Trước sao hồng tía đua chen. Giờ sao giếng lấp tường nghiêng thế này». Hai câu hát vô tình nghe được có sức hấp dẫn mạnh mẽĐại Ngọc, nàng dừng lại lắng nghe, và khi đến vai Liễu Mộng Mai hát câu «Bởi em người đẹp như hoa tuổi trôi như nước» thế là nàng nhập hẳn vào vở tuồng, bất giác trong lòng bồi hồi xúc động. Đặc biệt khi nghe đến câu «thương mình ở chốn thâm khuê» thì lại càng như ngây như dại, đứng ngồi không vững nữa bèn ngồi trên đá ngẫm nghĩ ý vị tám chữ «người đẹp như hoa, tuổi trôi như nước» rồi tâm tư trào dâng, lát sau nhớđến câu thơ cổ của Thôi Đồ «nước chảy hoa tàn khéo vô tình » và của Lý Dục «nước chảy hoa trôi xuân đã hết, trên đời cõi tục»đồng thời lại nhớđến Thôi Oanh Oanh trong Tây Sương kí hát câu «hoa trôi dòng nước đỏ ngòm. Muôn sầu vơ vẩn héo hon lòng này». Bao nhiêu buồn rầu, ai oán, triền miên đau khổ lúc này đều trào dâng trong tâm tưởng Đại Ngọc khiến nàng xưa nay vốn đa bệnh, lại mất người thân không nơi nương tựa, bất giác tâm thần ngẩn ngơ, lòng luống bi thương, nước mắt ràn rụa, đau khổ muôn phần. Rõ ràng lời hát đã thấm đẫm vào tận trong trái tim Đại Ngọc. Chỉ mấy câu hát đơn sơ mà nếu một người hời hợt nghe thấy thì không thể có những cảm xúc dạt dào như vậy. Và nếu Tiết Bảo Thoa nghe mấy câu hát đó thì mọi chuyện đã không diễn ra như thế bởi Bảo Thoa sẽ nghe hát bằng lý trí chứ không nghe bằng xúc cảm tâm hồn như nàng Đại Ngọc đa cảm đa sầu. Không những có năng lực cảm thụ âm nhạc rất tốt mà Đại Ngọc còn có vốn hiểu biết

sâu sắc về âm nhạc, dù không được học nhiều nhưng Đại Ngọc vẫn có thể tự tìm tòi nghiên cứu để gảy đàn một cách hết sức điêu luyện khiến Bảo Ngọc phải thán phục. Nàng còn khá trẻ mà đã có nhận thức khá già dặn, cụ thể là qua lời bình luận của Đại Ngọc ở hồi 87 «Cầm có nghĩa là cấm. Người xưa làm ra đàn vốn là để sửa mình, nuôi dưỡng tính tình, dẹp lòng dâm đãng, bỏ sự xa xỉ. Nếu muốn gảy đàn thì phải ở nơi nhà cao gác vắng, hoặc ở trên lầu, trong núi, hoặc bên mõm đá, bờ sông. Họ chỉ chơi khi trời đất thuận hoà, trăng trong gió mát, đốt hương ngồi lặng, bụng không nghĩ bậy, khí huyết điều hoà, lúc đó mới cảm thông với thần thiêng, nhịp nhàng đạo lớn. Cho nên người xưa mới nói tri âm khó gặp, nếu không có người tri âm thì một mình đánh đàn trước trăng thanh gió mát, đá lạ thông xanh, hạc nội chim ngàn, để gửi gắm hứng thú của mình vào đấy mới không phụ với đàn. Lại còn một điều nữa, cần phải gảy giỏi, biết lựa tiếng hay. Nếu muốn gảy đàn trước hết phải khăn áo chỉnh tề, hoặc áo lông hoặc áo rộng, phải như bộ dạng của người xưa mới có thể xứng đáng với cách điệu của thánh nhân. Sau đó rửa tay đốt hương, ngồi lên giường đặt đàn trên bàn, nhắm mắt ngồi đúng phím thứ năm, đối với tầm bụng của mình, thong dong đưa tay lên, như vậy tâm hồn và thể xác đều ngay thẳng. Lại phải biết rõ nặng nhẹ nhặt khoan cuốn mở tự nhiên, thần thái mới trang trọng được». Đối với

Đại Ngọc âm nhạc không chỉ để giải trí mà còn là một điều rất thiêng liêng. Đại Ngọc còn có thể sáng tác và tự biểu diễn những bản nhạc rung động lòng người như

trong hồi 45 Đại Ngọc viết bài Đại biệt ly theo điệu «Xuân giang hoa nguyệt dạ»đặt tên là «Thu song phong vũ tịch» (Cửa sổđêm mùa thu mưa gió) :

Sang thu hoa cỏ úa vàng Đèn thu trằn trọc đêm trường đầy thu

Song thu thu vẫn trơ trơ Lạnh lùng giờ lại gió mưa thêm càng

Đòi cơn mưa gió phũ phàng Song thu tan giấc mơ màng từđây

Bận lòng nào nỡ ngủ say Bình kia bước tới, sáp này khêu cao

Tờ mờ ngọn sáp dọi vào Này buồn, này giận nao nao khôn cầm

Nhà nào gió chẳng tới thăm Nơi nào mưa chẳng rì rầm bên song

Gió thu lạnh toát chăn hồng Mưa thu như giục tiếng đồng hồ reo

Đêm đêm rả rích rì rào

Trước đèn như muốn nghẹn ngào cùng ai Buồn tênh khói lạnh phía ngoài Trúc thưa cửa vắng bên tai lầm rầm

Lúc nào gió tắt mưa cầm Thì đây lệđã ướt đầm song the».

Tiếng đàn, lời ca của Đại Ngọc đầy tâm trạng khiến người nghe phải ngẩn ngơ. Như ở hồi 87 khi Diệu Ngọc và Bảo Ngọc đi ngang Tiêu Tương quán nghe thấy tiếng lòng ai oán của nàng. Những âm điệu trong trẻo, tha thiết, nhè nhẹ :

« ...Cảnh ngộ người chừ không được tự do Cảnh ngộ ta chừ lắm mối buồn lo Ngườii cùng ta chừ lòng những hẹn hò

Nhớ người xưa chừđừng có đắn đo Người ở trên đời chừ như hạt bụi thôi Trên trời dưới trần chừ duyên định sẵn rồi

Duyên định sẵn chừ hoài công lo lắng Sao bằng trăng giữa trời kia lòng trong trắng»

Âm điệu cao vút của bản nhạc làm Diệu Ngọc lo lắng cho số mệnh người gảy đàn và chàng si tình Bảo Ngọc thì không thôi băn khoăn, ngờ vực, ủ rũ. Hình như trong bản

đàn của Đại Ngọc không chỉ mang tâm trạng mà còn mang cả số phận của nàng nữa. Đại Ngọc và Bảo Thoa quả là mẫu người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, là tài nữ hiếm có trên thế gian.

Nhà văn đã miêu tả cặn kẽ tất cả những điểm tương đồng giữa hai nhân vật phụ

nữ quý tộc tài hoa là Đại Ngọc và Bảo Thoa. Lẽ ra với những sự giống nhau đó họ có thể trở thành hai người tri âm tri kỉ, cùng suy nghĩ cùng chí hướng hoặc ít ra cũng có cách sống, cách xử sự giống nhau. Thế nhưng, cả Bảo Thoa và Đại Ngọc đều có những con đường riêng cho mình trong suy nghĩ, hành động và dẫn đến kết cục hoàn toàn khác nhau. Ở hai người phụ nữ quý tộc tài hoa ấy có những xung đột tư tưởng ngấm ngầm mà cũng rất triệt để. Đó là xung đột giữa tư tưởng dân chủ tự do với tư

tuởng phong kiến bảo thủ, giữa một con người luôn muốn đi theo khuôn phép với một con người muốn sống hết mình cho cái tôi của mình.

Như vậy, có thể nói, với việc xây dựng hệ thống những yếu tố tương đồng, tác giảHồng lâu mộng đã làm nổi bật được những mâu thuẫn, xung đột trong tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa.

Song song đó, các chi tiết tương phản sẽ khắc sâu, làm rõ nét để người đọc hiểu sâu sắc hơn về xung đột tư tưởng giữa hai cô gái quý tộc tài hoa này.

Một phần của tài liệu 219155 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)