TƯƠNG ĐỒNG VỀ HOÀN CẢNH SỐNG, MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu 219155 (Trang 32 - 33)

2. NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ XUNG ĐỘT TƯ TƯỞNG GIỮA HAI KIỂU NHÂN VẬTPHỤ NỮ QUÝ TỘC TÀI HOA TRONG TIỂU THUYẾT HỒ NG

2.1.1.2TƯƠNG ĐỒNG VỀ HOÀN CẢNH SỐNG, MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

DỤC

Không chỉ tương đồng về nguồn gốc xuất thân mà Đại Ngọc và Bảo Thoa còn có cùng một hoàn cảnh sống và chịu sự tác động của môi trường giáo dục giống nhau.

Lúc nhỏĐại Ngọc sống cùng cha ở Dương Châu, lên năm tuổi thì theo Giả Vũ

Thôn vào Giả phủ sống với gia đình bên ngoại. Còn Bảo Thoa vì vụ án của Tiết Bàn, vì chờ dự tuyển vào cung vua mà cũng đến ở trong phủ họ Giả. Thành ra, cuộc đời

đã đưa đẩy họ hội ngộ trong cửa hào môn của gia đình đại quý tộc này. Về sau, nhờ

Nguyên phi về thăm nhà mà họđược cùng vào ở trong Đại Quan Viên xinh đẹp. Chỉ

riêng tên chỗở cũng đã phần nào nói lên tính cách và số phận mỗi người. Đại Ngọc ở

Tiêu Tương quán rất phù hợp với tính cách cô độc, hay buồn hay sầu mau nước mắt của nàng. Còn Bảo Thoa ở trong Hành Vu Uyển rất hợp với tính cách tài hoa, biết người biết ta của một vị tiểu chủ nhân như cô.

Trong bốn bức tường chiếm quá nửa thành phố Kim Lăng ấy, Đại Ngọc, Bảo Thoa và những người đẹp khác sống một cuộc sống êm đềm đầy nhung lụa. Họ

không bao giờ phải lo toan, vất vả. Hết ngày này qua ngày khác, hết năm này qua năm khác họ chỉ có mỗi việc là tiệc tùng, hội hè, đình đám, hưởng thụ một cuộc sống an nhàn. Họ được giáo dục như những tiểu thư phong kiến chính thống khác. Có nghĩa là chỉ cần chăm lo thêu thùa, may vá sao cho công dung ngôn hạnh đủđầy. Họ

luôn được giai cấp thống trị phong kiến dạy rằng con gái chỉ cần biết một ít chữ là

đủ, con gái thì không nên đọc nhiều sách, không nên làm thơ và nếu có làm thì cũng chỉ để giải khuây trong khuê phòng không được truyền ra ngoài làm trò cười cho thiên hạ.

Tóm lại, hai nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa sống và chịu sự giáo dục thuần tuý của giai cấp quý tộc phong kiến thống trị. Họ sống trong khuôn phép, với đủ mọi thứ

lễ nghi, tập tục, quy định. Họ được dạy để trở nên ngoan ngoãn, phục tùng và gò mình vào những khuôn phép ấy một cách tuyệt đối.

Nhưng dù cùng sống và được giáo dục trong một môi trường như thế thì hai nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa ấy vẫn có những cách tiếp thu rất khác nhau. Bảo Thoa tuân theo một cách tuyệt đối và tôn thờ những gì chếđộ phong kiến đã chỉ ra,

đã ban cho mình. Còn Đại Ngọc lại chán ghét những thứ ấy. Cũng như Bảo Ngọc,

Đại Ngọc luôn muốn phản kháng để cái tôi của mình được lên tiếng, được khẳng

định; được sống tự do, làm những gì mình thích, mình muốn.

Rõ ràng, hoàn cảnh sống và môi trường giáo dục không thể chi phối toàn diện con người. Ở một sốđối tượng, như Bảo Thoa, nó làm nên tính cách. Còn ở một sốđối tượng khác, nhưĐại Ngọc, nó lại chỉ làm con người chán ghét và muốn vươn tới những điều tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu 219155 (Trang 32 - 33)