2. NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ XUNG ĐỘT TƯ TƯỞNG GIỮA HAI KIỂU NHÂN VẬTPHỤ NỮ QUÝ TỘC TÀI HOA TRONG TIỂU THUYẾT HỒ NG
2.1.2.1 TRONG THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI QUYỀN LỰC, CÔNG DANH-KHOA CỬ
CỬ
Bảo Thoa mang tư tưởng phong kiến bảo thủ còn Đại Ngọc mang tư tưởng dân chủ tự do thế nên giữa hai nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa xinh đẹp này luôn ngấm ngầm xảy ra những xung đột.
Mỗi người có thái độ rất khác nhau đối với quyền lực cũng như đối với công danh khoa cử trong chếđộ phong kiến.
Người đọc có thể nhận ra Tiết Bảo Thoa là một người phụ nữ say mê quyền lực. Không phải chỉ say mê thứ quyền lực bình thường mà điều Tiết Bảo Thoa muốn vươn tới là địa vị tôn quý nhất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, có thể nói hình mẫu mà Bảo Thoa mơước là Giả Nguyên Xuân - Nguyên phi được nhà vua hết mực yêu chiều sủng ái - mang về biết bao vinh hiển cho dòng họ. Chính vì thế mà Bảo Thoa đã cùng mẹ và anh đến Kim Lăng chờ ngày dự tuyển vào cung vua. Là con cháu của một gia đình đại quý tộc giàu có, Bảo Thoa hoàn toàn có hy vọng biến giấc mơ của mình thành sự thật. Và quả thật với tài năng và sắc đẹp của Bảo Thoa thì không khó đểđạt đến địa vị của Nguyên Xuân. Thế nhưng số phận không mỉm cười với cô, Tiết Bàn phạm tội, Bảo Thoa đành từ bỏ giấc mơ vương giả của mình. Rất thức thời, cô nắm lấy cơ hội của nhà họ Giả giàu có, quyền thế. Không thể vào cung làm vương phi, Bảo Thoa quay sang tranh chức «mợ hai Bảo» với Đại Ngọc. Cuộc hôn nhân này sẽ giúp Bảo Thoa chiếm lấy vị trí con dâu kiêm quản gia như Phượng Thư cai quản mọi việc trên dưới của nhà họ Giả và trong tương lai cô sẽ ngồi vào vị
trí cao quý của Giả Mẫu ở cái phủ Vinh tiền muôn bạc vạn ấy. Có thể nói, Bảo Thoa xem Phượng Thư, Vương phu nhân, Giả Mẫu là những hình mẫu lý tưởng để vươn tới. Cô tiểu chủ nhân xinh đẹp tài hoa này luôn khao khát quyền lực và tỏ ra là một người biết sử dụng quyền lực hết sức hữu hiệu. Ở hồi 56, khi các bậc bề trên trong phủ Giả bận việc triều đình, Bảo Thoa đã giúp Thám Xuân và Lý Hoàn cai quản việc nhà đâu vào đấy. Cô biết lúc nào thì cần răn đe người dưới, lúc nào thì cần gia ơn với họ để thể hiện quyền hành của mình. Không to tiếng, bộc trực như Thám Xuân, không nhu nhược như Lý Hoàn, Bảo Thoa luôn kín đáo, mềm mỏng nhưng sắc sảo
để người khác phải phục tùng theo ý mình «...Tôi cũng không muốn nhận trông nom việc này đâu, nhưng chắc các bà cũng biết, dì tôi phó thác năm bảy lần và bảo: bây giờ mợ cả thì bận, các cô hãy còn bé, nhờ tôi trông nom giúp. Tôi không nghe lời lại làm dì tôi bận lòng. Mẹ tôi hay ốm luôn, việc nhà lại bận, tôi vốn là người sốt sắng hão, ngay hàng xóm láng giềng cần tôi cũng đến giúp đỡ, huống chi là dì tôi uỷ thác? Ai oán trách tôi cũng chẳng cần. Nếu chỉ cốt lấy tiếng khen, để họ rượu chè cờ bạc, sinh chuyện lôi thôi thì tôi còn mặt mũi nào trông thấy dì tôi nữa? Khi đó các bà cũng mất thể diện có ăn năn cũng muộn. Các bà ở trong ấy, cái vườn hoa rộng ấy, đều nhờ các bà trông nom cả, vì tôi coi các bà là người hầu hạ đã ba bốn đời, xưa nay vẫn giữ được khuôn phép thì mọi người nên đồng lòng cùng nhau giữ lấy thể thống. Nếu các bà lại dung túng người khác để mặc họ uống rượu đánh bạc, dì tôi nghe thấy mắng các bà còn khá, chứđến tai mấy người quản gia, họ không cần trình dì tôi, cứ mắng thẳng các bà, chẳng hoá ra già không trót vẫn bị bọn trẻ dạy đời. Họ là quản gia, có quyền trông nom các bà thực, nhưng nếu mình giữ thể diện thì họ khinh rẻ sao được !...Các bà nên nghĩ kĩ lời tôi nói». Quả thực lối nói vừa răn đe vừa vuốt ve của Bảo Thoa đã khiến cho mấy bà già «bất trị» trong Đại Quan Viên cúi
đầu, vui vẻ tuân phục. Bảo Thoa quá khôn ngoan, cô không thể hiện tham vọng quyền lực của mình ra ngoài mặt, lúc nào cũng kín đáo tuỳ thời mà xử sự nên được lòng tất cả người trên kẻ dưới trong phủ Giả. Người trên hài lòng với cô đã đành, kẻ
dưới cũng sẵn sàng vui vẻ phục thị một chủ nhân như cô. Tập Nhân yên tâm, vui sướng khi cô trở thành mợ Hai của gia đình, ngay cả dì Triệu xấu tính như thế mà còn tấm tắc khen ngợi cô «Không trách người ta nói con Bảo tốt, biết ăn ở cư xử rộng rãi... nó cũng không tỏ ra khinh ai trọng ai. Ngay cả mình thời vận hẩm hiu nó
cũng nghĩ đến. Nếu là con Lâm thì bao giờ thèm nhìn đến và cho gì mẹ con mình nữa». Quả thật Bảo Thoa đã tỏ ra xứng đáng với vị trí nữ chủ nhân của đại gia đình quý tộc như họ Giả kia.
Đến đây lại nảy sinh một câu hỏi: Vì sao họ Giả không trao cho Đại Ngọc quyền quản lý gia đình như Bảo Thoa và Thám Xuân? Có phải Đại Ngọc không đủ
sức đủ tài? Chắc là không phải thế, một cô gái tài hoa thông tuệ nhưĐại Ngọc thừa sức làm việc đó. Có người cho rằng vì họ Giảđã chấm sẵn Bảo Thoa làm con dâu nên mới cho cô cơ hội tập sựđể thể hiện mình và quen dần với công việc. Có người cho rằng vì Đại Ngọc luôn đau ốm nên không đủ sức khoẻ cai quản việc nhà...Có lẽ
những lý do này đủ sức thuyết phục người đọc. Nhưng còn có một lý do khác nữa là vì Đại Ngọc không quan tâm đến quyền lực trong đại gia đình quý tộc ấy và cả trong cái xã hội phong kiến nữa. Không hẳn vì Đại Ngọc không đủ sức tranh giành mà bởi trong tâm hồn nàng luôn vương vấn day dứt vì những thứ ý nghĩa hơn là tình yêu, cái tôi tự do. Sự tranh quyền đoạt lợi trong phủ Giả giữa mẹ con, anh em...chỉ càng làm
Đại Ngọc thêm chán ghét. Nàng không tham gia vào việc cai quản gia đình, không cố chứng tỏ địa vị của mình, nàng chán ghét sự tàn ác của những kẻ nắm quyền thống trị. Chính vì Đại Ngọc không quan tâm đến quyền lực, không đe dọa đến địa vị
cai quản của Phượng Thư nên cô Phượng Thưấy nhiệt tình ủng hộ cuộc tình duyên Bảo Ngọc- Đại Ngọc. Khi Bảo Thoa đang chứng tỏ khả năng cai quản của mình (hồi 56) thì ở quán Tiêu Tương Đại Ngọc chỉ luôn âu lo đến tình yêu với Bảo Ngọc, để đến nỗi Tử Quyên vì thương chủ nhân mà bày ra kế thử lòng Bảo Ngọc (hồi 57). Rõ ràng Đại Ngọc không quan tâm mình có trở thành nữ chủ nhân tương lai của Giả phủ
hay không mà trong tâm tư nàng chỉ quan tâm tới tình yêu với Bảo Ngọc thôi.
Bảo Thoa không những muốn nắm quyền trong gia đình mà còn muốn có
được địa vị trong xã hội, trong chốn quan trường. Theo quan niệm phong kiến truyền thống, Bảo Thoa cho rằng người làm trai chỉđược xem là hiếu thảo khi chăm chỉ học hành đỗ đạt làm rỡ ràng cho dòng họ. Là con gái, cô không thể tham dự khoa cử
nhưng cô muốn làm phu nhân của một người đỗ đạt. Do đó, Bảo Thoa luôn muốn Bảo Ngọc học hành, thi cửđể chen chân vào chốn công danh. Bảo Thoa luôn khuyên chồng học hành, ở hồi 118 khi Bảo Thoa và Bảo Ngọc đã thành vợ chồng, Bảo Thoa
đã có một cuộc tranh luận với chồng, không ngớt lời khuyên răn Bảo Ngọc chuyên tâm học tập để thi cử cho tốt và từ bỏ lối sống tự do như cũ, như vậy mới là hiếu thảo. Bảo Thoa đã trở thành trợ thủ đắc lực của chồng trong việc học hành. Cô luôn cổ vũ chồng lập thân bằng con đường khoa cử« Công danh có số, thi đậu hay hỏng cũng không phải do sớm hay muộn, chỉ mong cậu ấy một lòng đi theo con đường chính, không dính dáng đến những thứ ma tà như trước». Con đường chính mà Bảo Thoa nói là con đường công danh khoa hoạn. Còn những tư tưởng tự do và cách sống tự do của Bảo Ngọc cô lại cho là những thứ ma tà. Bảo Thoa đúng là mẫu phụ nữ
phong kiến chính thống. Ngày tiễn Bảo Ngọc lên đường ứng thí Bảo Thoa có tâm trạng lo lắng chỉứa nước mắt không nói gì (hồi 119) là do dự cảm về sự mất mát bởi hơn ai hết cô hiểu Bảo Ngọc không hềđam mê công danh khoa cử như cô. Có lẽ
chính sự khác biệt về tư tưởng ấy đã tạo nên khoảng cách giữa cô và Bảo Ngọc khiến Bảo Ngọc càng ngày càng rời xa cô.
Ngược lại, mỗi khi buồn phiền vì bị ép học hành thi cử, Bảo Ngọc lại tìm đến với Đại Ngọc. Ở hồi 17-18, sau khi bị cha thử tài học và quát mắng nửa ngày trời trong khu vườn nguy nga, Bảo Ngọc vội chạy đến tìm Đại Ngọc ngay, chính Giả
Mẫu cũng nói rằng «Để anh em nó chơi với nhau. Vừa rồi bố nó giam hãm nó mất nửa ngày, nay cho nó thoả thuê một chút ».Đến hồi 33, khi bị Bảo Ngọc bị cha đánh thừa sống thiếu chết vì không chịu học hành tử tế mà đi gây họa thì ngay khi tỉnh táo anh đã cho người gửi một cái khăn lụa cho Đại Ngọc. Ở hồi 81, Bảo Ngọc nghe lời cha vào trường học, ngay khi được về nhà anh đã vội vàng chạy đến quán Tiêu Tương (đầu hồi 82). Anh tìm đến Đại Ngọc vì thấy ở nàng sự đồng cảm và chia sẻ. Bởi Đại Ngọc không hề quan tâm thậm chí xem thường công danh khoa cử. Đại Ngọc là người con gái tài giỏi, mới ít tuổi đầu đã thuộc lòng Tứ thư. Thế nhưng Đại Ngọc cũng như Bảo Ngọc đã nhận ra công danh khoa cử dưới chếđộ ấy chẳng qua chỉ là « chiếc cần câu cơm » của những kẻ mọt sách sáo rỗng tầm thường. Cả hai người đều chán ngán đạo học, chán ngán những kẻ đem kinh truyện nhồi nhét vào
đầu rồi lếu láo cho rằng mình học sâu hiểu rộng. Đại Ngọc luôn chia sẻ với Bảo Ngọc mỗi khi anh bị cha đánh mắng vì không chịu học hành. Thật ra việc học hành công danh khoa cử nếu xét trên một phương diện nào đó vẫn có ý nghĩa xã hội tích cực nhưng giai cấp thống trị vì muốn củng cố quyền lực cho mình đã bóp méo, xuyên tạc làm nó trở nên gượng gạo và sáo rỗng. Đại Ngọc không bao giờ khuyên anh theo đuổi con đường hữu danh vô thực đó. Tiếc rằng trong cái xã hội mà người ta yêu chuộng và chạy theo cái bả hư vinh của công danh khoa cửđến mù quáng ấy,
Đại Ngọc và Bảo Ngọc quá lẻ loi, đơn độc nên yếu ớt vô cùng.
Bảo Thoa phong tư tuyệt vời, tài hoa, biết cách cư xử nhưng vẫn không chiếm
được trái tim Bảo Ngọc. Trái tim Bảo Ngọc chỉ dành cho nàng Đại Ngọc. Có lẽ
chính tham vọng khoa cử công danh đã đào một cái hố sâu ngăn cách giữa Bảo Thoa và Bảo Ngọc. Chỉ có Đại Ngọc là cùng tư tưởng cùng suy nghĩ với anh, cùng chán ghét lối mòn khoa cử, cùng yêu cái tôi tự do của mình. Tình yêu Bảo Ngọc dành cho
Đại Ngọc có lẽ một phần là do sự chán ghét công danh khoa cử của nàng. Nếu Đại Ngọc cũng như Bảo Thoa thích công danh khoa cử thì một «nghịch tử» như Bảo Ngọc có lẽđã rời xa và không yêu nàng sâu đậm đến như thế.