TRONG CÁCH ĐỐI XỬ VỚI BỀ TRÊN, KẺ DƯỚ

Một phần của tài liệu 219155 (Trang 42 - 46)

2. NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ XUNG ĐỘT TƯ TƯỞNG GIỮA HAI KIỂU NHÂN VẬTPHỤ NỮ QUÝ TỘC TÀI HOA TRONG TIỂU THUYẾT HỒ NG

2.1.2.3TRONG CÁCH ĐỐI XỬ VỚI BỀ TRÊN, KẺ DƯỚ

Sự xung đột trong tư tưởng tất nhiên sẽ dẫn đến sựđối lập trong hành động. Và những chi tiết biểu hiện sự tương phản trong cách đối xử với các bề trên và kẻ dưới của hai nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa sẽ càng khắc sâu thêm xung đột tư tưởng

đang diễn ra giữa họ.

Thông qua thái độđối với giai cấp thống trị và giai cấp bị trị của hai nhân vật người đọc sẽ phần nào nhận ra tư tưởng của họ. Người mang tư tưởng bảo thủ phong kiến tất nhiên sẽ có ý thức giai cấp, đẳng cấp rất lớn. Còn người mang tư tưởng tự do dân chủ thì sẽ có thái độ chán ghét bản chất xấu xa của giai cấp thống trị và biết yêu thương, cảm thông với những số phận bi thảm, cơ cực của tầng lớp dưới trong xã hội

đương thời.

Tiết Bảo Thoa được miêu tả như một người biết cách ăn ở, «tuỳ thời đạt biến» nên được lòng tất cả mọi người. Trong mắt người trên kẻ dưới nhà họ Giả, Bảo Thoa là một mẫu người hoàn hảo, xứng đáng với địa vị mợ hai trong gia đình.

Quả thật, Bảo Thoa quá khéo léo trong cách cư xử với mọi người. Cô luôn mềm mỏng, biết người biết ta, biết lúc nào cần nói điều gì và lúc nào cần im lặng.

Đối với các bậc «bề trên» trong gia đình họ Giả, Bảo Thoa luôn chiều chuộng, tìm mọi cách để làm vừa ý, làm họ vui lòng. Vì thế, Giả Mẫu rất yêu mến Bảo Thoa.

Trong hồi 22, nhân sinh nhật của cô, Giả Mẫu đã bỏ ra hai mươi lạng bạc gọi Phượng Thưđến sửa soạn tiệc rượu, bày trò chơi. Giả Mẫu hỏi Bảo Thoa thích nghe vở hát gì? Muốn ăn thức ăn gì? Bảo Thoa vốn biết Giả Mẫu tuổi già, thích nghe những vở

hát vui nhộn, thích ăn những đồăn ngọt nhừ liền chọn ngay những cái gì Giả Mẫu thích kể ra một lượt. Tất nhiên là Giả Mẫu vô cùng vui thích và yêu mến Bảo Thoa nhiều hơn. Biết Nguyên Xuân là niềm tự hào của họ Giả nên khi Nguyên Xuân gửi câu đố đèn về cho các chị em, Bảo Thoa đã giả vờ ngốc, hạ mình xuống thấp hơn Nguyên Xuân (hồi 22) : «Bảo Thoa đến thấy một bài thơ bốn câu bảy chữ, không có gì mới lạ nhưng cũng khen ngợi kêu là khó đoán lắm. Rồi giả cách như nghĩ ngợi, nhưng thực ra cô đã đoán được». Bảo Thoa đã biết nhún nhường, tôn Nguyên Xuân lên cao hơn mình để tất cả mọi người cùng vui. Ở hồi 50, khi cả bọn anh chị em cùng Giả Mẫu đặt câu đốđèn trong Noãn Hương các, mọi người bàn đến những câu đố rất hay và rất khó, lúc đó Bảo Thoa đã đề nghị «Những câu này tuy hay đấy nhưng không hợp ý với ý cụ. Chi bằng chúng ta tìm ra những vật gần gũi dễ trông thấy để người nhã hay người tục đều thưởng thức được cả mới vui». Với trình độ của Bảo Thoa thì những câu đố đó không thành vấn đề nhưng cô sợ Giả Mẫu không đoán

được bà sẽ mất vui nên mới đề nghị như thế. Chứng tỏ trong bất cứ trường hợp nào cô cũng nghĩ cách làm vui Giả mẫu. Đối với Vương phu nhân cũng không ngoại lệ, Bảo Thoa luôn biết cách làm bà cảm thấy được an ủi và vui vẻ. Hồi 32, Kim Xuyến vì bị Vương phu nhân đuổi xua mà đâm đầu xuống giếng tự vẫn, Vương phu nhân sùi sụt khóc, Bảo Thoa đã đến bên an ủi bà, thậm chí cô còn đem cho quần áo của mình để gia đình Kim Xuyến khâm liệm mà không hề kiêng dè khiến Vương phu nhân vô cùng cảm động. Ba người phụ nữ quyền lực nhất trong nhà họ Giả là Nguyên Xuân, Giả Mẫu và Vương phu nhân đều hết mực hài lòng với thái độ cư xử

của cô.

Bảo Thoa lấy lòng các bề trên trong gia đình họ Giả trước hết vì sự tôn trọng. Cô nghĩ rằng họ tôn quý, mực thước xứng đáng được đối xử như thế. Hơn nữa, Bảo Thoa luôn lấy giai cấp thống trị mà cụ thể là những người phụ nữ quyền uy kể trên làm khuôn mẫu, làm mục tiêu phấn đấu. Hay nói khác hơn, cô muốn đạt đến địa vị

như họ. Và chính họ sẽ giúp cô bước lên địa vị cao quý của giai cấp thống trị mà cô hằng mong muốn nên cô đã tìm mọi cách để họđược vui lòng.

Biết lấy lòng người khác không chỉ có Bảo Thoa mà Phượng Thư cũng là một tay già dặn. Tuy nhiên Phượng Thư chỉ nhún nhường, tận tuỵ với Giả Mẫu, còn với người dưới thì cậy tài, hống hách nên nhiều người không ưa. Vềđiểm này Bảo Thoa khéo léo hơn nhiều. Kẻ hầu người hạ trong Giả phủ đều khen ngợi cô, bọn a hoàn cũng thích gần Bảo Thoa, thậm chí bọn a hoàn còn kháo với nhau rằng «Cô Bảo nghe thấy thì chẳng sao, chứ cô Lâm miệng hay xoi bói, bụng hay khắt khe…». Bảo Thoa luôn tỏ ra quan tâm đến tất cả mọi người, rộng lượng với người ăn kẻ ở nên Tập Nhân khi nghe nói Bảo Thoa được chọn làm «mợ Hai Bảo» đã vui sướng «Thật là con mắt bề trên rất tinh, dạm hỏi như thế mới đáng. Mình thật có phúc, nếu cô ta vềđây thì mình cũng đỡ được một phần gánh nặng». Sỡ dĩ mọi người yêu mến Bảo Thoa như thế là vì cô ta biết cách «ngọt nhạt», cô luôn biết làm cho người khác cảm thấy được tôn trọng. Ví dụ nhưở hồi 34, Bảo Thoa và Tập Nhân trò chuyện về việc Bảo Ngọc bị cha đánh, Tập Nhân đã nói lỡ lời hàm ý chỉ nguyên nhân là tại Tiết Bàn, Bảo Thoa không những không giận mà khi thấy Tập Nhân sượng sùng Bảo Thoa còn nói đỡ lời giùm làm Tập Nhân vô cùng cảm động. Bề ngoài Bảo Thoa có vẻ quý Tập Nhân lắm, nhưng trong lòng cô, Tập Nhân vẫn chỉ là một a hoàn ởđịa vị thấp hèn,

nên trong hồi 35 khi Tập Nhân băn khoăn về việc mình được Vương phu nhân biệt

đãi, Bảo Thoa bĩu môi cười nói «Có thế mà cũng khó nghĩ ? Sau này còn có nhiều việc làm chỉ khó nghĩ hơn thế nữa kìa». Cái bĩu môi của Bảo Thoa phải chăng mang một chút gì của sự xem thường đối với người ởđịa vị thấp hơn mình?

Trông Bảo Thoa bề ngoài thơn thớt nói cười như thế nhưng trong lòng cô gái xinh đẹp này luôn ẩn chứa những suy nghĩ sắc lạnh đôi khi làm người đọc phải rợn người. Để người khác yêu thích mình, Bảo Thoa không ngần ngại dùng những thủ đoạn đáng sợ. Hồi 27, Bảo Thoa đuổi theo con bướm trắng, vô tình nghe được câu chuyện «dơ bẩn» của hai a hoàn, Bảo Thoa giật mình nghĩ bụng «Xưa nay những đứa gian dâm trộm cướp, bụng dạ đều ra trò cả! Nếu mở cửa thấy ta ởđây, lẽ nào chúng nó không hổ thẹn? Vả lại nghe tiếng hệt như con Hồng ở phòng Bảo Ngọc, nó xưa nay vẫn to gan, không coi ai ra gì cả. Nó là đứa a hoàn điêu ngoa, quỉ quái bậc nhất, người cùng làm phản, chó cùng qua tường. Nay ta biết được sự xấu xa của nó, nếu không cẩn thận, không những thêm chuyện, mà ta cũng chẳng hay ho gì. Bây giờ lánh đi một nơi thì không kịp, chi bằng dùng lối kim thiền thoát xác mới được » Bỗng nghe kẹt một tiếng, Bảo Thoa liền cố ý đi nặng bước, cười hỏi «Chị Tần, tôi xem chị trốn đi đâu nào... ». Tất nhiên hai cô a hoàn kia sẽ nghĩĐại Ngọc trốn quanh đó và

đã nghe được câu chuyện của họ. Thế là Bảo Thoa đã trút tất cả mọi sự oán ghét của hai a hoàn lên đầu Đại Ngọc. Đáng sợ hơn là sau đó, cô còn vừa nói vừa đi, trong bụng cười thầm «Thế là ta nói quanh che giấu đã trôi. Không biết chúng nó nghĩ thế nào».

Thực chất trong thâm tâm Bảo Thoa rất xem thường những con người thuộc tầng lớp bị trị thấp kém. Ý thức giai cấp trong cô gái trẻ này vô cùng mạnh mẽ. Chi tiết Hương Lăng tập làm thơđã chứng minh được điều đó. Hương Lăng là một cô gái của bi kịch, cuộc đời gặp nhiều gian nan bất trắc và bi đát, phải làm nàng hầu cho một kẻ phàm phu tục tử như Tiết Bàn. Thế nhưng địa vị thấp kém ấy không ngăn

được tình yêu thơ của Hương Lăng, Hương Lăng rất quyết tâm học làm thơ. Có thể

nói chi tiết Hương Lăng học làm thơ đã khắc hoạ chân thật tính cách của Tiết Bảo Thoa. Bề ngoài, trông Bảo Thoa có vẻ cẩn trọng hoà bình, ôn nhu đôn hậu, nhưng bên trong cô vẫn có nét lạnh nhạt, cốt cách cao ngạo, người tầm thường không bao giờđược cô để mắt tới. Bảo Thoa có thểđưa Hương Lăng vào ở trong Đại Quan viên là tốt lắm rồi, sao cô còn phải dạy Hương Lăng làm thơ nữa? Hương Lăng không dám thỉnh giáo Bảo Thoa mà phải tìm đến Đại Ngọc. Điều này nói lên sự phân biệt giai cấp của Bảo Thoa. Bảo Thoa không những không hiểu việc cố công tập làm thơ

của Hương Lăng là còn hay trêu chọc Hương Lăng «Sao lại phải chuốc lấy phiền não...Cô vốn đã ngớ ngẩn rồi nay thêm chuyện này lại càng thành điên mất thôi». Khi Hương Lăng làm được một bài thơ, định hỏi cô, cô lại bảo Hương Lăng sang hỏi

Đại Ngọc. Rõ ràng đối với việc Hương Lăng tập làm thơ, Bảo Thoa không những không ủng hộ mà còn chê cười, trêu chọc. Đối với cô, người thấp hèn như Hương Lăng thì không xứng đáng với thú vui tao nhã của tầng lớp trên trong xã hội lúc bấy giờ.

Không những khinh thường, mà đối với tầng lớp bị trị Bảo Thoa còn lạnh lùng và tàn nhẫn nữa. Trước cái chết thương tâm của a hoàn Kim Xuyến đến một người lạnh lùng như Vương phu nhân còn phải sụt sùi khóc, vậy mà Bảo Thoa vẫn tỉnh như

không «Dì là người nhân từ nên nghĩ thế. Chứ cháu đoán thì không phải nó bực tức mà đâm đầu xuống giếng đâu, có lẽ nó đứng gần hay đùa nghịch gì ở bên giếng,

sểnh chân bị ngã chăng? Nó ở nhà này bị bó buộc quen rồi, bây giờ được ra ngoài tất là đi chơi đùa các nơi cho thích, chứđến nỗi nào tức khí như thế? Nếu vì tức khí mà liều lĩnh, thì chẳng qua là hạng hồ đồ, không đáng tiếc làm gì ?» (hồi 32). Lẽ ra phải thương tâm cho Kim Xuyến thì Bảo Thoa lại « tận dụng » cái chết của Kim Xuyến để lấy lòng Vương phu nhân. Có thể nói Bảo Thoa mang đầy đủ bản chất tàn nhẫn, lạnh lùng của giai cấp thống trị. Bảo Thoa còn trẻ thế mà đã có những suy nghĩ

và hành động khiến người khác nhìn vào phải cảm thấy sợ. Chắc chắn trong tương lai cô sẽ còn tàn nhẫn và lạnh lùng hơn cả Vương phu nhân nữa. Khi cô gái nhà nghèo Vưu Tam thư tự vẫn chết, kép hát Tương Liên bỏ đi tu, Bảo Thoa cũng đã lạnh lùng nói với mẹ rằng «Đó là định mệnh kiếp trước của họ. Hôm nọ vì Tương Liên cứu anh con, mẹđịnh thu xếp công việc hộ anh ấy, nhưng nay người chết đã chết, người đi đã đi rồi. Theo ý con mẹ cứ mặc họ. Mẹ cũng không cần phải vì họ mà thương cảm nữa».

Còn thái độ của Đại Ngọc đối bề trên và kẻ dưới thì sao? Hoàn toàn trái ngược với Bảo Thoa.

Với giai cấp thống trị, Đại Ngọc không mảy may nghĩđến chuyện lấy lòng các bậc bề trên trong nhà. Ngày sinh nhật Đại Ngọc, Giả Mẫu cũng cho mời ban hát tới giúp vui và tất nhiên Đại Ngọc được ưu tiên chọn vở hát. Nàng đã chọn những vở hát theo ý thích của mình không chiều lòng bất cứ ai cả, này là Kim Đồng, Ngọc Nữ rồi

Hằng Nga rồi SưĐạt Ma đem đồ qua sông (hồi 85). Nàng không bao giờ tìm cách lấy lòng ai, ngay cả trước Nguyên Xuân nàng cũng không có ý nhún nhường. Khi Nguyên Xuân về thăm nhà, Đại Ngọc đã định trổ hết tài át hẳn mọi người (hồi 18).

Đại Ngọc luôn có ý thức khẳng định cái tôi cá nhân của mình, không cúi đầu tuân phục «các bậc bề trên». Bởi thế, Nguyên Xuân dù khẳng định tài năng của cả Đại Ngọc và Bảo Thoa nhưng đến khi ban thưởng lại ban cho Bảo Thoa hậu hĩnh hơn. Bởi trong mắt giai cấp thống trị Đại Ngọc là một kẻ chống đối, một nghịch tử với những mầm mống tự do đe doạ làm lung lay những khuôn mẫu mà họ xây dựng bao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đời.

Tự sâu trong lòng, Đại Ngọc chán ghét tất cả những sự giả dối, tàn nhẫn của giai cấp thống trị. Nàng đã phản kháng lại, dù rằng sự phản kháng đó vô cùng yếu ớt. Nàng chống đối giai cấp thống trị bằng sự kiêu kì cô độc, bằng suối nước mắt của mình. Các bề trên trong gia đình đại quý tộc ấy nhận ra sự chống đối của nàng nên đã loại nàng ra khỏi cuộc hôn nhân với Bảo Ngọc. Đại Ngọc cũng mang tư tưởng tự do như Bảo Ngọc, cũng mang những mầm mống phản kháng như Bảo Ngọc nên nếu nàng lấy Bảo Ngọc thì những nề nếp, khuôn khổ mà giai cấp thống trị phong kiến dày công vun đắp sẽ bị lung lay.

Với tầng lớp bị trị thì sao? Bề ngoài Đại Ngọc có vẻ rất kiêu kì, lạnh lùng và khó gần nên bị nhiều người ghét. A hoàn trong Giả phủ không mấy người thích nàng, họ luôn so sánh nàng với Bảo Thoa và cho rằng Bảo Thoa tốt hơn. Nhưng thực chất bên trong, Đại Ngọc là một người dào dạt tình cảm và đầy nhiệt tình. Nàng là người tự cao tự đại, mục hạ vô nhân nhưng cái lạnh nhạt của Đại Ngọc chỉ là vẻ bề ngoài. Nếu ai không xem nhẹ nàng, biết tôn trọng nàng thì nàng sẽ xem là bằng hữu, sẽđối xử nồng hậu, nhiệt tình không hề chấp nệđiều gì. Như việc Hương Lăng học làm thơ đã nói ở trên chẳng hạn. Nếu Bảo Thoa xem thường, không giúp đỡ Hương Lăng thì

Đại Ngọc lại tận tình chỉ bảo cô gái tội nghiệp này. Đại Ngọc đã vui vẻ nhận lời dạy Hương Lăng, giúp Hương Lăng xoá đi nỗi mặc cảm khiến Hương Lăng thêm can

đảm, nghiêm chỉnh học làm thơ và cuối cùng đã thành công. Đại Ngọc có thểđối xử

với người khác một cách chân thành như thế, lấy chuyện giúp người làm vui, ra sức chỉ bảo không giữ lại điều gì. Trước mặt Hương Lăng, Đại Ngọc không có gì là kiêu kì, không lộ vẻ gì là kẻ bề trên cả. Nàng tận tâm truyền thụ, chỉ bảo một cách vô tư, khuyến khích Hương Lăng, khiến người ta ca tụng không thôi.

Trước cái chết thương tâm của Kim Xuyến, Đại Ngọc cũng đau lòng, cũng căm ghét những kẻ thống trị tàn nhẫn. Nàng hoàn toàn đồng tình với Bảo Ngọc thương xót những số phận a hoàn nhỏ bé tội nghiệp, hồi 43 khi Bảo Ngọc lén ra ngoài đi tế

Kim Xuyến trở về, Đại Ngọc đã nói «Tế chỗ nào chẳng được, lại cứ phải ra tận bờ sông? Tục ngữ nói trông vật lại nhớ đến người, nước ở khắp mặt đất đều do một nguồn mà ra, múc một bát nước ở nơi nào cũng được, rồi nhìn vào đó mà khóc, thế cũng đã hết lòng với người đã khuất rồi». Trong câu nói ấy, Đại Ngọc chỉ không

đồng tình việc Bảo Ngọc trốn ra ngoài, còn việc Bảo Ngọc tưởng nhớ Kim Xuyến nàng hoàn toàn ủng hộ, bởi trong thâm tâm nàng cũng thương xót Kim Xuyến như

Bảo Ngọc vậy. Không chỉ thương xót Kim Xuyến mà đối với số phận bi thảm của a hoàn Tình Văn, Đại Ngọc cũng cảm thương không nguôi. Hồi 77, Bảo Ngọc làm Văn tế hoa Phù Dungđể khóc cho cái chết thảm thương, oan ức của Tình Văn, Đại Ngọc bất ngờ xuất hiện, nàng xem bài văn tế một cách trân trọng và còn góp ý để Bảo Ngọc sửa lại cho có phần thanh nhã hơn. Đại Ngọc không đồng ý cho Bảo Ngọc dùng những chữ «a hoàn», «tiểu thư» điều đó chứng tỏ nàng không hề có ý xem

Một phần của tài liệu 219155 (Trang 42 - 46)