2. NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ XUNG ĐỘT TƯ TƯỞNG GIỮA HAI KIỂU NHÂN VẬTPHỤ NỮ QUÝ TỘC TÀI HOA TRONG TIỂU THUYẾT HỒ NG
2.3 MƯỢN LỜI NHẬN XÉT CỦA NHÂN VẬT KHÁC ĐỂ MIÊU TẢ XUNG
ĐỘT TƯ TƯỞNG GIỮA HAI KIỂU NHÂN VẬT PHỤ NỮ QUÝ TỘC TÀI HOA
Đại Ngọc và Bảo Thoa, mỗi người mang một tư tưởng khác nhau nên việc dẫn
đến xung đột là điều tất yếu. Bản thân mỗi người đều ý thức sâu sắc lập trường tư
tưởng của mình, họ cũng hiểu rõ những xung đột tư tưởng dẫn đến sự đối đầu và khác biệt giữa họ. Không chỉ bản thân Bảo Thoa và Đại Ngọc mà cả những người xung quanh cũng nhận rõ điều đó.
Chính vì thế, tác giả Hồng lâu mộng đã mượn lời nhận xét của các nhân vật khác để miêu tả xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa trong tiểu thuyết. Người ta vẫn nói «người ngoài cuộc sẽ có cách nhìn và sựđánh giá sáng suốt hơn». Quả thật, tác giảđã khéo léo khi mượn lời các nhân vật khác đánh giá xung đột tư tưởng giữa Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa. Làm như thế sẽ mang
xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật này không còn âm ỉ mà đã bộc lộ ra một cách quyết liệt khiến người khác có thể nhận thấy được.
Xung đột tư tưởng giữa hai nhân vật, trước hết có thể hiểu là những sựđối lập trong lối suy nghĩ cũng như cách sống và hành động, sựđối lập trong nhân sinh quan và thế giới quan của mỗi người. Sự khác biệt này của hai nhân vật Đại Ngọc và Bảo Thoa đã được miêu tả một cách gián tiếp qua lời nhận xét của các nhân vật khác trong tiểu thuyết. Có thể nói, tác giảđã rất khéo léo khi xây dựng lời nhận xét từ cả
hai phe bảo thủ và tự do. Đứng về phe bảo thủủng hộ Bảo Thoa là cả gia đình quý tộc thống trị mà tiêu biểu là Giả Mẫu. Đứng về phe tự do sát cánh cùng Đại Ngọc là Giả Bảo Ngọc. Tác giảđã để cho Giả Mẫu và Giả Bảo Ngọc đứng trên lập trường, quan điểm của mình mà gián tiếp nói lên xung đột tư tưởng giữa hai nàng Đại Ngọc và Bảo Thoa.
Trước tiên, là những lời nhận xét của Giả Bảo Ngọc. Ai cũng nhận rõ rằng anh chàng này vốn là một người có tư tưởng tự do, anh luôn muốn đi ngược lại những gì giáo điều phong kiến đã đặt ra như quan niệm công danh khoa cử, quan niệm trọng nam khinh nữ, quan niệm phân biệt giai cấp... Trong Hồng lâu mộng, Bảo Ngọc và
Đại Ngọc cùng là những «nghịch tử» của chếđộ phong kiến. Họ đồng cảm với nhau
ở cách nhận thức và cách sống nên đương nhiên Bảo Ngọc là người đứng về phe Đại Ngọc trong cuộc xung đột này.
Hồi 32 Tương Vân khuyên Bảo Ngọc chăm chỉ học hành để thành đạt trong khoa cử, Bảo Ngọc nghe thấy những câu ấy trái tai lắm liền đuổi Tương Vân về, Bảo Ngọc đã nói: «Cô Lâm có bao giờ nói những câu nhảm nhí ấy, nếu nói đến tôi đã xa cô ấy từ lâu». Qua câu nói của Bảo Ngọc ta nhận ra rằng Đại Ngọc không như bọn Bảo Thoa, Tương Vân và những người khác đam mê công danh khoa cử. Đại Ngọc cùng như Bảo Ngọc rất chán ghét cái bọn «xú nam nhân», cái bọn «mọt ăn lộc» và những «chiếc cần câu cơm». Vì thế Bảo Ngọc mới đánh giá cao Đại Ngọc và xem nàng là tri âm tri kỉ.
Còn với Bảo Thoa thì sao? Trong hồi 32, cũng nhắc đến việc Bảo Thoa khuyên Bảo Ngọc học hành để «kinh bang tế thế», Bảo Ngọc đã đằng hắng một tiếng rồi xỏ
giày đi luôn. Với Bảo Ngọc, người con gái xinh đẹp tài hoa như Bảo Thoa chẳng qua cũng chỉ là «con mọt ăn lộc», những lời cô ấy nói cũng đều là lời nhảm nhí. Vì Bảo Ngọc là người có tư tưởng tự do dân chủ nên không thể chấp nhận lời khuyên của một người mang tư tưởng bảo thủ phong kiến như Bảo Thoa được.
Chính vì tư tưởng của Đại Ngọc và Bảo Thoa đối lập nhau nên một người thì phê phán Bảo Ngọc còn một người thì ủng hộ những hành động «gàn dở» của anh. Bảo Ngọc nhận thức rất rõ tư tưởng của hai người phụ nữấy vì thế có lần anh đã nói
«Nếu đi hỏi Bảo Thoa chắc cô ấy lại trách mình là gàn dở, chi bằng đi hỏi Đại Ngọc thì hơn» (hồi 62). Rõ ràng, với Bảo Thoa những hành vi tự do của Bảo Ngọc là không thể chấp nhận được, còn với Đại Ngọc nàng luôn ủng hộ và đồng cảm cùng anh. Giữa Bảo Thoa và Đại Ngọc quả thật có một sựđối lập rất sâu sắc và triệt để mà qua nhiều chi tiết, nhiều câu thoại và nhiều lời nhận xét người đọc có thể thấy được. Ngoài Bảo Ngọc, còn có một nhân vật khác cũng thường đưa ra nhận xét về
Bảo Thoa và Đại Ngọc, đó là Giả Mẫu. Giả Mẫu là người nhiều tuổi đã trải nghiệm chuyện đời, bà là người có quyền lực tối cao trong nhà họ Giả. Bà thương yêu Đại Ngọc vì nàng côi cút, bé nhỏ nhưng bà không đồng tình với nàng. Trong mắt bà Bảo
Thoa mới là người con gái tốt nhất, người con gái có đầy đủ phẩm chất mà giai cấp thống trị phong kiến cần. Hồi 35, khi Giả Bảo Ngọc gợi chuyện để Giả Mẫu khen tài
ăn nói của Đại Ngọc, Giả Mẫu đã thẳng thắn bày tỏ thái độ của mình: «Người nói không khéo cũng có chỗ đáng thương; người giọng lưỡi khéo léo mà có chỗ đáng ghét, thì không bằng người không nói khéo còn hơn». Bảo Ngọc cười nói: «Thế thì chị cả không hay nói mà cũng thương như chị Phượng. Nếu chỉ bảo những người nói khéo mới đáng thương, thì đám chị em ở đây chỉđáng thương được chị Phượng và cô Lâm mà thôi».
Giả Mẫu nói: «Nói đến đám chị em, thì không phải trước mặt dì đây ta nói lấy lòng đâu: cứ thực mà nói, trong bốn đứa cháu gái nhà này, không ai bằng cháu Bảo cả».
Câu nói của Giả Mẫu cho thấy rằng bà không hài lòng với sự sắc sảo của Đại Ngọc, sự sắc sảo của một cái tôi đầy ý thức cá nhân. Một bề trên như Giả Mẫu, một người có trách nhiệm duy trì nề nếp phong kiến như Giả Mẫu tuyệt nhiên không thể
bằng lòng với những tư tưởng tự do của Đại Ngọc, nàng mà hợp cùng Bảo Ngọc thì cái trật tự phong kiến trong gia đình ấy sẽ bịđe doạ lung lay. Ngược lại, người ôn nhu, biết người biết ta như Bảo Thoa mới thích hợp làm dâu họ Giả, mới có thể tiếp tục duy trì gia phong dòng họ cũng như tiếp tục duy trì và phát triển những gì chếđộ
phong kiến đặt ra để củng cố và bảo vệ quyền lợi giai cấp. Giả Mẫu đánh giá Bảo Thoa cao hơn đám chị em trong nhà là bởi tư tưởng phong kiến bảo thủ mạnh mẽ của cô ta, điểm này Đại Ngọc không thể có được. Bảo Ngọc muốn bà khen Đại Ngọc nhưng kết quả là câu trước bà không đồng tình với Đại Ngọc, câu sau bà khen Bảo Thoa. Sự khen chê khác nhau đó đã gián tiếp nói lên sự đối lập tư tưởng giữa hai người.
Và đã hơn một lần Giả Mẫu thể hiện thái độ của mình đối với Bảo Thoa và Đại Ngọc. Một người mang tư tưởng bảo thủ phong kiến và một người mang tư tưởng tự
do dân chủ nên tất nhiên Giả Mẫu sẽ có sự nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Hồi 83, Đại Ngọc trong lòng sầu trăm mối nên sinh ra ốm yếu, Giả Mẫu rất không hài lòng vềđiều này. Thật ra nước mắt và sựđau ốm của Đại Ngọc không chỉ đơn giản là biểu hiện của bệnh lý mà ở một góc độ nào đó có thể xem là sự phản kháng của nàng đối với giai cấp thống trị và những khuôn phép phong kiến. Đại Ngọc luôn mang trong lòng một cái tôi cá nhân rất lớn, nàng đa sầu đa cảm và kiêu hãnh. Đại Ngọc đã làm Giả Mẫu phật ý «Con Lâm giờđã lớn rồi, phải giữ gìn thân thể. Ta thấy nó hay để ý từng ly từng tý quá». Đại Ngọc nhận ra sự giả dối của giai cấp thống trị đối với nàng vì thế nàng ngày càng cô độc. Nàng muốn phản kháng, muốn chống đối, dù chỉ là sự chống đối yếu ớt nhưng một người tinh ý như Giả Mẫu cũng nhìn thấy và không chấp nhận được vì sẽ rất nguy hiểm nếu để sự chống đối của nàng gặp gỡ sự chống đối của Bảo Ngọc. Hơn nữa là một người thục nữ phong kiến thì nàng phải biết giữ gìn lễ giáo, không thể có những biểu hiện «nổi loạn» như
thế.
Càng không hài lòng với Đại Ngọc bao nhiêu thì Giả Mẫu càng yêu quý Bảo Thoa bấy nhiêu. Hồi 84, Giả Mẫu nói: «Tôi xem con Bảo tính cách dịu dàng, hoà nhã, tuy tuổi còn trẻ nhưng so với người khác thì hơn nhiều... Thật là trăm người không có một người bụng dạ tính khí như nó! Không phải tôi nói quá khen chứ nó mà về làm dâu nhà người ta thì bố mẹ chồng nào chẳng thương yêu, người trong nhà ai chẳng kính phục». Bà đã chọn Bảo Thoa vì cô là người biết khắc kỉ phục lễ sẽ có
lợi cho gia đình bà và giai cấp của bà về sau. Còn Đại Ngọc thì ngược lại, Giả Mẫu nhận xét rằng: «Con Lâm tính tình tinh ranh, đó cũng là điều tốt cho của nó, nhưng ta không muốn dạm nó cho Bảo Ngọc cũng chỉ vì điều đó. Vả lại nó yếu đuối như thế, sợ không thọ. Chỉ có con Bảo là tốt hơn hết» (hồi 90). Tính tình tinh ranh, hay nói khác hơn là tư tưởng quá tự do đã làm Đại Ngọc bị Giả Mẫu và các bề trên trong phủ Giả loại ra khỏi vị trí «mợ Hai Bảo». Đại Ngọc không được nhưng Bảo Thoa thì
được giai cấp thống trị lựa chọn vì tư tưởng của cô hoàn toàn đối lập với Đại Ngọc. Chẳng những Giả Mẫu mà tất cả «các bậc bề trên» trong họ Giảđều đồng tình với bà, Vương phu nhân đã nói: «Chẳng những cụ nghĩ như thế mà chúng con cũng đều nghĩ như thế cả» (hồi 90).
Giả Mẫu hài lòng khi chọn Bảo Thoa «Con Bảo là đứa thông minh sáng suốt không cần phải lo» (hồi 96). Câu nói đó phát ra từ một người có địa vị cao như Giả
Mẫu thì chứng tỏ lập trường tư tưởng phong kiến đã thấm nhuần, ăn sâu trong tâm khảm Bảo Thoa. Còn cái tư tưởng tự do nơi Đại Ngọc, cố nhiên giai cấp thống trị
phong kiến không thể nào chấp nhận được. Hồi 97, Đại Ngọc uất nghẹn đến nỗi sắp lìa đời, Giả Mẫu không những không cảm thương mà còn đứng trên lập trường phong kiến phê phán tư tưởng tự do của nàng «Trẻ con từ khi nhỏ ở với nhau một chỗ, thân thiết nhau là lẽ thường, nhưng bây giờ khôn lớn, đã hiểu việc đời, cũng nên phân biệt mới đúng là thân phận người con gái, mới xứng với lòng yêu thương của ta. Nếu bụng nó có ý nghĩ gì khác thì còn ra người thế nào nữa? Có phải là ta đã hoài công thương nó không?»... «Nhà chúng ta đây, việc khác cố nhiên không có, còn cái thứ tâm bệnh ấy lại càng không thể có. Con Lâm nếu mắc bệnh khác thì mất bao nhiêu tiền ta cũng bằng lòng, nhưng nếu là bệnh ấy thì chẳng những không chữa được mà ta cũng chẳng thương».
Căn bệnh của Đại Ngọc là căn bệnh của những nghịch tử mà giai cấp thống trị
phong kiến cần phải tiêu diệt để tránh mầm mống hậu hoạ về sau. Một gia đình đại quý tộc thống trị như nhà họ Giả không thế chấp nhận dung dưỡng trong lòng mình một tâm hồn tự do «nhiều sầu nhiều bệnh» như Lâm Đại Ngọc được. Giả Mẫu từng rất yêu thương Đại Ngọc nhưng tình máu mủ cũng không làm bà cảm thông cho tư
tưởng tự do của cô cháu ngoại nhỏ bé tội nghiệp, nên trong cuộc xung đột ấy bà đã
đứng hẳn về phía Tiết Bảo Thoa vì quyền lợi và tương lai của giai cấp, của gia đình mình.
Thậm chí, đến khi Đại Ngọc không còn trên cõi đời, Giả Mẫu vẫn không thôi nói về sự khác biệt tư tưởng giữa nàng và Tiết Bảo Thoa «Nhưng tôi xem con Bảo không phải là đứa hay nghĩ ngợi, chứ tính khí như con cháu ngoại nhà tôi thì khác hẳn, nên nó không thọ» (hồi 98).
Giả Mẫu và Bảo Ngọc, hai thế hệ, hai tâm hồn với tư tưởng khác nhau nên có những nhận xét khác nhau về cùng một con người và cùng một sự việc. Mỗi người
đứng về một phe khác nhau. Nhưng tựu trung qua những lời nhận xét của họ mà người đọc nhận thấy rõ lập trường tư tưởng của Đại Ngọc và Bảo Thoa một cách khách quan và chân thật. Từ đó làm nổi bật lên những xung đột tư tưởng giữa hai người con gái quý tộc tài hoa này.
Qua lời nhận xét của một số nhân vật khác, tác giả đã miêu tả rõ nét những xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa. Đó là cách miêu tả
cũng là biện pháp mà tác giả thường sử dụng trong Hồng lâu mộng, miêu tả một nhân vật qua lời một nhân vật khác.
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng một biện pháp cổ điển nhưng cũng khá độc
đáo khác là dùng thơđể thể hiện cái chí hướng, tâm tư, tình cảm, ước vọng của mỗi người rồi từđó gợi ra những xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa này.
2.4 NHỮNG BÀI THƠ BỘC LỘ XUNG ĐỘT TƯ TƯỞNG GIỮA HAI KIỂU NHÂN VẬT PHỤ NỮ QUÝ TỘC TÀI HOA TRONG TIỂU THUYẾT HỒNG LÂU