2. NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ XUNG ĐỘT TƯ TƯỞNG GIỮA HAI KIỂU NHÂN VẬTPHỤ NỮ QUÝ TỘC TÀI HOA TRONG TIỂU THUYẾT HỒ NG
2.1.2.2 TRONG THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI SÁCH VỞ THÁNH HIỀN VÀ VĂN CHƯƠNG LÃNG MẠN
CHƯƠNG LÃNG MẠN
Không chỉ thế, hai nhân vật phụ nữ quý tộc xinh đẹp tài hoa của chúng ta còn
đối lập nhau trong thái độđối với sách vở thánh hiền và văn chương lãng mạn. Trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng, cô gái sắc sảo Tiết Bảo Thoa đã nhiều lần
đưa ra những ý kiến đối với sách và vấn đềđọc sách. Tiết Bảo Thoa cho rằng con gái không nên đọc sách nên ở hồi thứ 35 Bảo Thoa đã nói với Tương Vân rằng đọc sách chẳng được việc gì, việc chính của những người phụ nữ là thêu thùa may vá. Ở hồi 42, Bảo Thoa cũng có lời bộc bạch tương tự với Đại Ngọc. Quả thật, Tiết Bảo Thoa là một người con gái có học vấn uyên bác nhất Đại Quan Viên, ngay cả Lâm Đại Ngọc cũng khó sánh nổi, nhưng cô lại đề cao cái đức của người phụ nữ và cho rằng con gái không nên đọc sách.
Chúng ta biết Bảo Thoa cũng từng đọc qua những sách vở văn chương lãng mạn nhưng qua quá trình giáo dục của gia đình Nho môn, cô đã trở lại nề nếp truyền thống của chếđộ phong kiến. Bảo Thoa lên án gay gắt văn chương lãng mạn, cô đã gọi những Tây sương kí, Mẫu đơn đình là sách nhảm làm con người ta thay đổi tâm tình không sửa lại được. Trong con mắt Bảo Thoa, những tiểu thư khuê các như cô và Đại Ngọc thì tuyệt nhiên không nên xem, vì thế khi nghe những câu văn lãng mạn
được phát ra từ miệng Đại Ngọc, cô đã giáo huấn cho Đại Ngọc một trận ra trò (hồi 42).
Theo Bảo Thoa, những tác phẩm văn chương lãng mạn đó không thể nào chấp nhận được. Cô cho rằng đã trót biết chữ thì nên chọn sách đứng đắn mà đọc. Sách
đứng đắn ởđây là chính kinh là những sách vở «thánh hiền» mà chếđộ phong kiến truyền bá rẫy đầy đểđào tạo ra những con mọt sách. Còn những gì gọi là thi, từ như
Tây sương, Tỳ bà», hay Nguyên nhân bách chủngđều là sách nhảm, vô bổ và đáng sợ. Bảo Thoa tôn sùng văn chương chính thống đến nỗi trong những lời nói bình thường hằng ngày với các chị em cô cũng sử dụng cách nói của sách vở thánh hiền.
Ở hồi 57, khi bàn với Lý Hoàn và Thám Xuân về chuyện chia huê lợi trong vườn cho các bà già, Bảo Thoa đã nhắc tới Chu Hy và còn sử dụng cả câu nói trong Luận ngữ
«trong ba năm chẳng còn ai đói khát nữa».
Bảo Thoa trọng sách vở thánh hiền như vậy nhưng ở hồi 42 cô đã nói rằng đàn ông càng đọc sách thì càng hư hỏng, tất nhiên ởđây Bảo Thoa không phủ nhận việc
đọc sách đúng đắn. Cô cho rằng đọc sách là tốt nhưng vấn đề là những người đàn ông không biết đọc sách hay, không nắm được nghĩa lý sách đến nỗi bôi nhọ sách. Tiết Bảo Thoa cho rằng mục đích của việc đọc sách là phải hiểu nghĩa lý, cần phải giúp dân trị nước. Bảo Thoa phản đối Bảo Ngọc đọc loại sách «Tạp học bàng thư» vì cô sợ sự thay đổi tâm tính và còn vô dụng đối với khoa cử. Cô luôn mong muốn Bảo Ngọc lưu ý đến sách của Khổng Mạnh, dốc lòng vào chuyện kinh bang tế thế, tương lai ra làm quan giúp nước trị dân. Điểm này Bảo Thoa hoàn toàn trái ngược với Bảo Ngọc, Bảo Ngọc chán ghét nhất là thứ văn chương khoa cử, anh vốn quyết không đi theo con đường cố đọc sách để thăng quan tiến chức như những gì gia đình đã ép buộc anh. Tuy nhiên những quan niệm về sách và việc đọc sách của Bảo Thoa đã chứng tỏ Bảo Thoa là một người phụ nữ tỉnh táo và lý trí của thời đại bấy giờ.
Đại Ngọc cũng từng đọc qua sách vở thánh hiền nhưng cũng như Bảo Ngọc nàng cho rằng kho tàng Kinh học mà chếđộ phong kiến tuyên truyền quá sáo rỗng. Nếu như Bảo Ngọc đã đi lục lọi khắp kho tàng Kinh học cổ kim để rồi chán ngán phủ
nhận tất cả thì Đại Ngọc cũng thế. Tuy nhiên cần nhận rõ một điều, Đại Ngọc và Bảo Ngọc không phê phán tất cả sách vở thánh hiền. Ở hồi 3, Bảo Ngọc đã nói «trừ Tứ thư ra, còn phần nhiều là bịa». Còn Đại Ngọc ở hồi 82 cũng nói «không thể mạt sát hết thảy» và ngay từ khi còn rất nhỏĐại Ngọc đã đọc Tứ thư. Như vậy, rõ ràng họ
chỉ phê phán những sách vở sáo rỗng, vô vị dùng để làm cần câu cơm cho sĩ tử chứ
không hoàn toàn phủ nhận toàn bộ giá trị của Nho học.
Khác với Bảo Thoa, Đại Ngọc thích đọc Phi Yến, Hợp Đức, Võ Tắc Thiên, Dương quý phi, đặc biệt là Tây sương kí, loại sách bị coi là nhảm nhí, không đứng
đắn, loại sách mà tầng lớp thống trịđương thời phỉ báng, cho là dâm thư, không được phép lưu hành rộng rãi, loại sách cấm mà các công tử và tiểu thư không được xem vì nó trái với luân thường đạo lý phong kiến, nó đưa người đọc tiến đến những tình cảm bản năng của con người.
Không chỉ yêu thích mà Đại Ngọc còn say mê văn chương lãng mạn. Hồi 23, khi Bảo Ngọc lén đọc Tây sương kí trong vườn, Đại Ngọc chôn hoa và biết được, nàng đã đề nghị Bảo Ngọc đưa cho mình xem. Quyển sách có một sức cuốn hút kì lạ đối với tâm hồn nhạy cảm của nàng. «Đại Ngọc bỏ các đồ nhặt hoa xuống, cầm lấy sách, càng xem càng thích, chừng chưa xong bữa cơm đã xem hết cả mười sáu hồi.
Thấy lời văn rung động, trong miệng dường có mùi thơm, Đại Ngọc chăm chú đọc xong đứng ngẩn người ra cố nhẩm cho nhớ». Chỉ với chi tiết đó đã đủ chứng tỏ sự
yêu thích, say mê của Đại Ngọc đối với văn chương lãng mạn. Nàng thích nó bởi nó
đưa nàng đến với những xúc cảm, tình cảm tự nhiên của con người, bởi nó chứa
đựng những tình cảm tự do của những con người dám yêu, dám sống chứ không khô khan, gượng gạo và sáo rỗng như nền Kinh học lúc bấy giờ. Đại Ngọc tâm đắc văn chương lãng mạn đến nỗi nàng nghĩđến chúng mọi lúc mọi nơi, khi nghe hát ở viện
Lê hương (hồi 23) nàng cũng nghĩđến những câu trong Tây sương kí mà khóc tủi phận mình, hay trong buổi trưa thanh vắng cô đơn nơi quán Tiêu Tương nàng lại buột miệng hát khẽ câu trong Tây sương kí «Suốt ngày mê mẩn bồi hồi, tình riêng chán ngắt», hoặc lúc trên đường đi thăm Bảo Ngọc bị cha đánh đến phát ốm về nàng cũng chạnh lòng nghĩđến Tây Sương«Rêu xanh lấp lánh sương rơi. Lối đi vắng vẻ, nào ai ra vào?» (hồi 35). Lối văn chương lãng mạn, cổ vũ tình yêu tự do và cái tôi cá nhân ấy đã ăn sâu vào trái tim cô độc và nhạy cảm của Đại Ngọc mất rồi. Ởđó nàng tìm thấy sựđồng cảm và nhưđược chia sẻ, ởđó nàng nhưđược thấy chính bản thân mình và càng khao khát, càng thương mình biết bao.
Nói đến sự tương phản trong thái độ đối với sách vở của Đại Ngọc và Bảo Thoa không thể không nhắc đến chi tiết «thi hành tửu lệnh» ở hồi 40-41. Thông qua những tửu lệnh trong đoạn này, tác giảđã thể hiện phần nào tính cách của các nhân vật mà mình chú tâm tạo ra. Lối đối tửu lệnh của Tiết Bảo Thoa là thơĐường - một khuôn vàng thước ngọc của chếđộ phong kiến - tỏ ra đặc biệt tao nhã, chứng tỏ cô rất chú tâm trau dồi học tập văn chương cổ. Lời đối tửu lệnh của Bảo Thoa là :
Bên trai là quân trường tam -Một đôi chim yến kêu ran xà nhà.
Bên phải là quân tam trường -Gió đưa hạnh thuỷ lòng thòng rêu xanh
Giữa là tam lục chính khuyên -Núi tam sơn ngả ngoài miền trời xanh
Thuyền neo dây sắt chơi vơi -Nơi nào sóng gió là nơi buồn rầu.
Bảo Thoa đã lấy hai câu «song song yến tử ngữ lương gian» (một đôi chim yến kêu ran trên xà) và «Thuỷ hạnh khiên phong thuý đái trường» (Gió đưa hạnh thuỷ lòng thòng rêu xanh) để hình dung quân tam trường vừa chỉ hình tượng như thật vừa mang nét thú nhã. Câu «song song yến tử ngữ lương gian» lấy trong bài Đề Nhiên Châu tửu vụ sảnh bình của Lưu Quý Tôn, còn câu «Thuỷ hạnh khiên phong thuý đái đường» lấy trong bài Khúc Giang đối vũ của Đỗ Phủ. Còn câu «Tam sơn bán lạc thanh thiên ngoại» (Núi Tam Sơn ngả ngoài miền trời xanh) dùng để chỉ quân tam lục là lấy trong bài Đăng Kim Lăng Phương hoàng đài của Lý Bạch. Câu cuối cùng «nơi nào sóng gió là nơi buồn rầu» Bảo Thoa liên tưởng từ ý thơ«Yên ba xứ xứ sầu»
của Tiết Huỳnh trong bài Thu nhật hồ thượng. Như vậy qua những tửu lệnh này cũng
Nhưng những tửu lệnh của Đại Ngọc lại chứa đựng đầy cá tính của một tâm hồn yêu thích tự do:
Quân thiên bên trái đây rồi -Ngày vui cảnh đẹp tự trời biết sao.
Giữa bình gấm đẹp lạ lùng -Song the nào thấy ả Hồng báo tin
Nhị lục tám điểm đều nhau -Trước sân ngọc diện sắp chầu hai bên
Hợp thanh lẵng hái hoa rừng -gánh hoa thược dược thơm lừng gậy tiên
(Bản dịch : Nhóm Vũ Bội Hoàng)
Ở lượt thứ 3, Đại Ngọc đã lấy ý thơ của Đỗ Phủ mà đối đáp rất sít sao, đúng chỗ. Chứng tỏ nàng cũng rất am tường Đường thi. Nhưng ở lượt thứ 1 và thứ 2 Đại Ngọc
đã lấy ý từ Mẫu dơn đình và«Tây sương kí. Chi tiết này biểu hiện một nét tính cách của nàng: không bị trói buộc bởi lễ giáo phong kiến. Dưới con mắt của nhiều người thì việc Đại Ngọc lấy thi từ lãng mạn ra đểđối đáp tửu lệnh là không đứng đắn. Việc này theo một cô thục nữ tôn sùng lễ giáo phong kiến như Tiết Bảo Thoa là không thể
chấp nhận được vì thế khi Đại Ngọc vừa đọc câu «Ngày vui cảnh đẹp tự trời biết sao» Bảo Thoa liền quay lại nhìn Đại Ngọc. Và ngay sau chuyện này Bảo Thoa đã giáo huấn Đại Ngọc «Cô tiểu thư nghìn vàng ơi! Cô gái cung cấm ơi! Miệng cô đã nói những câu gì?»
Từ những yếu tố như vậy ta có thể nhận ra tư tưởng của Tiết Bảo Thoa và Lâm
Đại Ngọc rất khác nhau.