2. NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ XUNG ĐỘT TƯ TƯỞNG GIỮA HAI KIỂU NHÂN VẬTPHỤ NỮ QUÝ TỘC TÀI HOA TRONG TIỂU THUYẾT HỒ NG
2.4 NHỮNG BÀI THƠ BỘC LỘ XUNG ĐỘT TƯ TƯỞNG GIỮA HAI KIỂU NHÂN VẬT PHỤ NỮ QUÝ TỘC TÀI HOA TRONG TIỂU THUYẾT HỒNG LÂU
MỘNG
Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa đều có tài thơ, họ thường làm thơ và luôn có những bài thơ chan chứa ý tình hơn hẳn mọi người. Tuy nhiên do tư tưởng khác nhau nên Đại Ngọc và Bảo Thoa cũng có quan niệm về thơ rất khác nhau. Cổ nhân vẫn thường nói «thi dĩ ngôn chí», thơ văn bao giờ cũng mang cái tư tưởng của con người, thế nên qua những bài thơ họ làm ta sẽ nhận ra được sự khác biệt, thậm chí đối lập về
tư tưởng giữa họ.
Đại Ngọc, người thiếu nữấp ủ trong lòng tư tưởng tự do dân chủ, nên có những quan niệm hết sức phóng khoáng về thơ. Đại Ngọc rất yêu thích thơ của Đỗ Phủ, nàng đã từng nói với Hương Lăng rằng muốn học làm thơ thì trước hết phải đọc thơ Đỗ Phủ. Đỗ Phủ là một cây đại thụ của Đường thi, bên cạnh đó Đỗ Phủ còn là một nhà thơ mang đậm tư tưởng tự do dân chủ. ThơĐỗ Phủ bàng bạc một cái tôi tự do phóng khoáng nên giai cấp thống trị rất «kiêng dè» trước một số bài thơ của ông. Thế
mà, một nữ quý tộc đài các nhưĐại Ngọc lại ái mộ thơĐỗ Phủ. Điều đó phải chăng là «đồng bệnh tương liên»? Bởi Đại Ngọc cũng chán ghét cái xã hội bức bách tù túng và muốn thoát ra, muốn bay cao lên cùng lý tưởng của mình. Thơ của Đại Ngọc luôn chú trọng tái hiện cuộc sống một cách có nghệ thuật và đặc biệt là luôn có những sáng tạo, phá cách tạo nên những «trúc trắc» đầy bất ngờ.
Bảo Thoa cũng có những quan niệm riêng trong việc sáng tác thơ. Bảo Thoa luôn chú trọng biện pháp nghệ thuật mà các nhà thơ xưa đã sử dụng tiêu biểu là «mượn vật ngụ tình», nàng cho rằng thơ không phải cứđi theo cuộc sống là được mà quan trọng là phải biết thông qua «vịnh vật» để «tả tình», phong cách thơ của Bảo Thoa rất gần với thi ca cổđiển.
Người ta vẫn nói qua những bài thơ, người đọc có thểđánh giá được tư tưởng, tình cảm cũng như tài năng của người làm bài thơđó. Và tất nhiên, đối với Đại Ngọc và Bảo Thoa vẫn không ngoại lệ. Hồi 18, Nguyên Phi về thăm nhà, tại Đại Quan viên lộng lẫy xa hoa, Đại Ngọc và Bảo Thoa đã có cơ hội múa bút. Bảo Thoa đã viết:
Biển đề NGƯNG HUY CHUNG THỤY
Vườn hoa xây cạnh đế thành Một vùng trời đẹp mây lành lạ sao
Rời hang oanh đã đậu cao Trúc kia đợi phượng múa chào cũng vui
Gió văn thổi lúc ra chơi, Thăm nhà trọn hiếu dạy người noi theo
Tài tiên cao diệu tuyệt vời, Thẹn mình còn dám thêm lời nữa sao?
(Dịch thơ : Nhóm Vũ Bội Hoàng) Tựa đề bài thơ mang một vẻ lộng lẫy «Họp mọi màu sáng và chung đúc điềm tốt lành», tất nhiên rất hợp để tôn vinh địa vị tôn quý của Nguyên phi. Trong thơ của Bảo Thoa có «đế thành», có «oanh đậu cành cao», có «chim phượng đậu cành trúc»
đều là những hình ảnh ước lệ quen thuộc của thơ cổ. Hơn thế nữa, Bảo Thoa còn khéo léo ca ngợi sự hiếu thảo và «tài tiên» của Nguyên Xuân. Cô tự nhận phần thua kém về mình «thẹn mình còn dám thêm lời nữa sao», đây là một cách nói hay gặp trong thơ cổ. Bài thơ của Bảo Thoa xét về mặt nghệ thuật thì hay đã đành mà về mặt nội dung cũng rất «trọn vẹn» bởi nó không chỉ ca tụng «bề trên» mà còn thể hiện sự
khiêm nhường của tác giả. Chứng tỏ Bảo Thoa là một người rất tôn trọng chuẩn mực, tuân thủ lễ giáo phong kiến và luôn biết người biết ta.
Bài thơ của Đại Ngọc thì khác hẳn. Từđầu, Đại Ngọc «đã có ý định trổ hết tài thơ để lấn át mọi người». Và khi làm thơ, Đại Ngọc đã thể hiện cái tôi đầy cá tình của mình:
Biển đề THẾ NGOẠI TIÊN NGUYÊN
Dạo chơi người lại thêm vui Cõi tiên nào phải là nơi bụi hồng!
Đẹp thay mượn cảnh non sông, Điểm tô cảnh lại lạ lùng đẹp hơn.
Rượu kim cúc ngát mùi hương, Chào mừng người ngọc ngỡ ngàng hoa tươi.
Mong sao trên đội ơn trời, Vườn này thường được đón mời xe loan.
(Dịch thơ : Nhóm Vũ Bội Hoàng) Ngay ở tựa đề cũng đã thể hiện một tư tưởng phóng khoáng, lãng mạn: «Suối cõi tiên
ở ngoài cõi trần». Đại Ngọc xem khu vườn Đại Quan xinh đẹp là một chốn đào nguyên xa xăm và hư vô, trong tâm tư nàng dường như mang một ước muốn lánh thế, thoát tục của chủ nghĩa lãng mạn thoát li. Trong thơ nàng cũng sử dụng lặp đi lặp lại hình ảnh của «cõi tiên», «bụi hồng», vẻ đẹp của non sông hoa lá. Đại Ngọc nhắc tới những thú vui rất tài tử như «dạo chơi», «uống rượu», «thưởng hoa». Và đặc biệt nếu Bảo Thoa ca ngợi tính cách hiếu thảo của Nguyên Xuân thì Đại Ngọc lại nhắc đến vẻđẹp hình thể hoa nhường nguyệt thẹn của «người ngọc» này.Chúng ta
đều biết, chữ hiếu là một trong những phẩm chất hàng đầu của con người được đạo
đức phong kiến ca ngợi còn sắc đẹp của người phụ nữ là thứ «tai hoạ» mà các nhà Nho bảo thủ phong kiến nghi ngờ, e ngại.
Xem xong hai bài thơ, Nguyên Xuân đã chấm ngay Tiết Bảo Thoa dù thừa nhận Bảo Thoa và Đại Ngọc đều có tài cả. Nguyên Xuân đã tinh ý nhận ra rằng cái tài của Bảo Thoa là cái tài của một đứa con trung thành với chếđộ phong kiến; còn cái tài của Đại Ngọc là tài năng của một «con ngựa bất kham». Chếđộ phong kiến và
giai cấp thống trị không thể dung dưỡng một con người có tư tưởng tự do như Đại Ngọc được mà họ cần một người như Bảo Thoa. Cho nên, Nguyên Xuân đã ngấm ngầm bày tỏ sự chọn lựa của mình qua việc tặng quà cho mọi người: Bảo Ngọc và Bảo Thoa được quà như nhau là một đôi quạt hạng nhất, hai chuỗi hạt châu xạ
hương, hai tấm là, một bức mành phù dung. Đại Ngọc thì như Nghênh Xuân, Thám Xuân và Tích Xuân một cái quạt và vài hạt châu ( hồi 28).
Hồi 37, Thám Xuân mở Hải Đường thi xã, mọi người làm thơ vịnh hoa hải
đường dưới sự chủ trì của Lý Hoàn. Lần này, bài thơ của Bảo Thoa cũng lại đứng ở
vị trí cao nhất:
Cửa khép vì hoa khép suốt ngày Tưới hoa bình nước sẵn cầm tay Phấn son rửa sạch thềm thu nọ Băng tuyết vời về mực móc đây Lạt thếch hoa càng thêm đượm vẻ Buồn tênh ngọc cũng phải chau mày Muốn dâng Bạch đế mầu trong trắng
Lẳng lặng chờđây lúc xế tây.
(Dịch thơ : Nhóm Vũ Bội Hoàng) Lời thơ hàm súc hồn hậu, và từ bài thơ này người ta dễ dàng tưởng tượng ra phẩm chất đoan trang, cẩn trọng, đôn hậu nhu mì vốn có của Bảo Thoa. Đồng thời bài thơ
còn toát lên tư tưởng xử thế với khí chất tiềm tàng, trong ngoài chân chất, lấy thối để
tiến của cô. Quảđúng là một bài thơđậm chất cổđiển.
Còn bài thơVịnh hoa hải đường của Đại Ngọc lại tình tứ phong lưu hơn nhiều:
Lơ lửng rèm Tương cửa khép hờ Đất băng chậu ngọc khéo xinh chưa
Lê đầy nhị trắng đành vay ngọt Mai sẵn hồn thơm cứ mượn bừa Cõi nguyệt tiên may tay áo trắng Buồn thu khách gạt hạt châu sa Ngượng ngùng biết ngỏ cùng ai nhỉ?
Giá lạnh đêm mờđứng ngẩn ngơ.
(Dịch thơ : Nhóm Vũ Bội Hoàng)
Đại Ngọc đã thổi cả hồn mình vào trong hoa, nên hoa cũng mang đầy tâm sự của nàng. Không chỉ tả hoa mà bài thơ của Đại Ngọc còn ẩn chứa hình ảnh một con người cô độc, âu sầu, ngẩn ngơđủ mọi xúc cảm vui buồn. Và trong bài thơ này một lần nữa Đại Ngọc nhắc đến cõi tiên. Các nhà thơ lãng mạn khi buồn chán và bế tắc trước cuộc đời thực tại thường mơ về một cõi tiên xa xăm. Nàng Giáng Châu «lấy nước mắt rửa mặt hàng ngày» có lẽ cũng mang một tư tưởng thoát li như thế.
Hồi 38, mọi người trong vườn Đại Quan cùng nhau làm thơ Vịnh Cúc. Một lần nữa Đại Ngọc và Bảo Thoa được dịp trổ tài.
ỨC CÚC (Nhớ cúc)
Ngóng gió tây về luống ngẩn ngơ Nhìn lau liễu tốt ruột vò tơ Vườn hoang, giậu vắng thu đâu nhỉ Trăng lạnh, sương trong mộng thấy chưa ?
Lòng vương vít theo đàn nhạn khuất, Tai văng vẳng lọt tiếng chày thưa Thương mình gầy cũng vì hoa đấy Này tiết tùng dương hãy đợi chờ.
(Bảo Thoa)
( Dịch thơ : nhóm Vũ Bội Hoàng) HOẠ CÚC (Vẽ cúc)
Thơ rồi lại vẽ thực ngông cuồng Xanh đỏ lòng sao khéo vấn vương ?
Chụm lá vẩy ra nghìn giọt mực Trổ hoa nhuộm hẳn mấy hằn sương.
Nhạt nồng vẻ trội hoa vờn gió. Gân guốc tay đưa thu đượm hương. Đừng tưởng vườn đông mà hái bậy, Dáng bình ta thưởng tiết trùng dương.
(Bảo Thoa)
( Dịch thơ : nhóm Vũ Bội Hoàng) Bảo Thoa vẫn dùng lối «mượn vật ngụ tình» kín đáo. Cô sử dụng những thi liệu quen thuộc của các nhà thơ xưa khi viết về mùa thu như liễu, trăng, sương. Và hình như người đọc bắt gặp một Bảo Thoa sống rất nguyên tắc «thưởng hoa thì phải
đợi đến tiết Trùng dương», Bảo Thoa không chỉ là một cô gái trẻ tài hoa mà Bảo Thoa còn hiện lên trong thơ như một nhà Nho phong kiến thực thụ và tài tình.
Đại Ngọc làm thơ cũng khác với mọi người, nàng có phong thái của một nghệ
sĩ phóng khoáng, khi mọi người làm thơ thì nàng thản nhiên uống rượu và câu cá để
tìm cảm xúc. ThơĐại Ngọc luôn chú trọng đến cảm xúc và luôn dào dạt ý tình: VẤN CÚC (Hỏi cúc)
Chẳng biết thu đâu để hỏi chào Vườn đông lẩm nhẩm chắp tay vào
Xa đời ngất ngưởng cùng ai đấy? Biếng nở lừđừ khéo chậm sao? Vườn móc sân sương buồn kể mấy?
Nhạn về sầu ốm nhớ chăng nào? Đừng cho không đáng cùng đời truyện,
Biết nói thì đây truyện chút nao.
(Đại Ngọc)
(Dịch thơ : Nhóm Vũ Bội Hoàng) CÚC MỘNG (Cúc mơ)
Bên rào say giấc tiết thu trong Trăng đấy hay mây hãy đợi cùng,
Hoa bướm tiên nào màng Tất lại Nặng thề bạn nhữ nhớĐào công. Mơ màng theo nhạn đàn xao xác Sửng sốt thương sâu tiếng não nùng,
Tỉnh giấc, nỗi niềm ai đã tỏ? Cỏ khô khói lạnh ngổn ngang lòng!
(Đại Ngọc)
(Dịch thơ : Nhóm Vũ Bội Hoàng)
Đại Ngọc sử dụng cách nói mới rất khác người, nàng cho rằng không phải những gì người xưa đã từng đề cập đến thì mới đáng được đưa vào thơ, mọi thứđều có thể là thơ, quan trọng là nhà thơ sử dụng cách nói như thế nào! Hai bài thơ mang sự «ngất ngưởng» của một cái tôi đầy ý thức cá nhân lại manh chút gì của sự bất đắc chí muốn thoát li vào cõi tiên, cõi mộng. Đặc sắc hơn cả là bài Vịnh Cúc:
VỊNH CÚC
Sớm tối ma thơ lẩn quất hoài Quang rào tựa đá khẽ ngâm chơi
Sương kề ngọn bút thơ giàu tứ, Trăng rọi trên môi giọng ngát mùi Mối hận ngấm ngầm để chật giấy, Lòng thu giải toả biết chăng ai? Phẩm bình từ lúc nhờĐào lệnh Cao tiết nghìn thu rộn khắp nơi. (Đại Ngọc) (Dịch thơ : Nhóm Vũ Bội Hoàng)
Thơ làm mới, tứ lại mới, lắt léo mà không ra vẻ rườm rà. Không chỉ sử dụng thi liệu cũ như trăng, nhạn mà trong thơĐại Ngọc còn có cả tiên và ma, có nước mắt và nỗi buồn, có sự bâng khuâng và thậm chí là lòng oán hận. Thơ Đại Ngọc không tuân theo khuôn sáo, không bắt chước người xưa mà luôn vùng vẫy sáng tạo với lối nói riêng của mình.
Qua một số bài thơ của Đại Ngọc và Bảo Thoa người đọc có thể nhận rõ tư
tưởng khác biệt giữa hai người. Trước đó, các nhà văn nhà thơ vẫn thường mượn thơ để nói lên phẩm chất của con người. Đây là một biện pháp nghệ thuật không mới. Nhưng tác giảHồng lâu mộngđã vận dụng hết sức sáng tạo và nhuần nhuyễn. Nếu không là một người tài hoa thì không thể viết được như thế. Bởi làm thơ
nói lên tư tưởng của mình thì dễ, còn làm thơ nói lên tư tưởng của người khác rất khó. Tác giả vừa phải làm thơ thể hiện tư tưởng tự do dân chủ của Đại Ngọc, vừa phải làm thơ thể hiện tư tưởng bảo thủ phong kiến của Bảo Thoa; trong cùng một đề
tài cùng một hoàn cảnh mà phải phân biệt rạch ròi, không cho phép lẫn lộn.
Cách viết tài hoa ấy đã đem đến cho người đọc một cảm nhận đầy thi vị. Đằng sau những vần thơ mềm mại kia ẩn chứa hai luồng tư tưởng đối lập nhau của hai con người thuộc cùng một giai cấp. Từđó toát lên những xung đột tư tưởng giữa hai kiểu nhân vật phụ nữ quý tộc tài hoa một cách gián tiếp, kín đáo nhưng sâu sắc và triệt để.
3. KẾT QUẢ, Ý NGHĨA CỦA NHỮNG XUNG ĐỘT TƯ TƯỞNG GIỮA HAI KIỂU NHÂN VẬT PHỤ NỮ QUÝ TỘC TÀI HOA TRONG TIỂU