THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI CHI NHÁNH NGÔ GIA TỰ
Trang 1CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI CHI NHÁNH NGÔ GIA TỰ
2.1 DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA – VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM – PHÁT TRIỂN VÀ KHÓ KHĂN:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.
Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quátrình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồngthời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên
Và theo điều 4 của nghị định này các đối tượng áp dụng là:
- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước
- Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã
- Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày03tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh
2.1.2 Các DNNVV ở Việt Nam:
Ở Việt Nam các DNNVV được chia làm 3 nhóm như sau:
1 Doanh nghiệp Siêu nhỏ: Gồm không quá 9 nhân công
2 Doanh nghiệp Nhỏ: Gồm không quá 49 nhân công
3 Doanh nghiệp Vừa: Gồm không quá 299 nhân công.
Trang 2 BẢNG 2: Số lượng các cơ sở kinh tế,hành chính, sự nghiệp, việc làm tại VN
DN lớn
Tổng
số
Tỉ lệ phần trăm trên tổng số cơ sở kinh tế, hành chính,
Số lượng lao động
Quy mô lao động trung bình
(Nguồn: Kết quả Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2002, chia theo quy mô như đã dự kiến )
BẢNG 3: Số lượng đăng ký kinh doanh mới từ năm 2000
Trang 3Đông Bắc Tây bắc
Duyên hải bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung
Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long Tổng số 2,720,479 777,451 242,140 40,036 342,233 226,626 111,304 478,754 501,389
Trang 4Tỉ lệ phần trăm trên tổng số các cơ sở kinh doanh (%)
Trang 5(Nguồn: Kết quả Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp của Tổng cục T/
Trang 6 Tính trung bình đơn giản theo đơn vị triệu đồng
(Nguồn: Kết quả Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp của Tổng cục thống kê,2002)
Năm 2002, phần lớn doanh nghiệp siêu nhỏ (hơn 97%) đăng ký dưới hình thức hộkinh doanh và hoạt động trên toàn quốc Xem bảng dưới đây để biết thêm chi tiết:
BẢNG 7:Cơ cấu nội bộ nhóm các doanh nghiệp hộ gia đình
Loại hình doanh
% DNNVV
% DN lớn
Trang 7Đông Bắc Tây bắc
Duyên hải bắc Trung
Bộ
Duyên hải Nam Trung
Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long Tổng số 2,619,341 754,889 232,950 38,221 332,993 217,464 107,009 450,309 485,506
Trang 82.1.3 Vai trò của các DNNVV:
Tầm quan trọng của các DNNVV không thể xem nhẹ:
Có số lượng nhiều nhất
Tạo nhiều công ăn việc làm nhất
Thường góp nhiều nhất vào GDP
Kể từ khi chính sách Đổi mới ra đời vào năm 1986, nhiều doanh nghiệp tưnhân đã bắt đầu đi vào hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau Đặcbiệt, việc ban hành Luật Doanh nghiệp vào năm 2000 đã tạo điều kiện thuận lợi chonhiều nhà doanh nghiệp lập các công ty mới Số lượng doanh nghiệp tư nhân, vàđặc biệt là các doanh nghiệp SME, đã tăng mạnh.Cần lưu ý là 86,5% doanh nghiệpngoài quốc doanh được đăng ký thành lập mới là các doanh nghiệp nhỏ vàvừa(SME) Khi phân loại theo số lao động, 99,7% là các doanh nghiệp SME, cònkhi phân loại theo vốn đăng ký thì 99,6% là các doanh nghiệp SME
Theo số liệu thống kê về vốn đăng ký của các doanh nghiệp SME, vốn đăng ký bìnhquân ở mức 0,92 tỷ đồng vào năm 2000, 2,4 tỷ đồng vào năm 2001, và 3,4 tỷ đồngvào năm 2002 Những con số này cho thấy các doanh nghiệp SME, đặc biệt cácdoanh nghiệp sản xuất, đã tăng vốn điều lệ để mở rộng hoạt động dưới hình thứcđầu tư vào nhà xưởng, trang thiết bị và vốn lưu động Nguyên nhân có thể là việcvay vốn ngân hàng không phải là một lựa chọn thực tế đối với các doanh nghiệpSME mới thành lập và các doanh nghiệp này hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn tự
có của mình
Trang 9Sự ra đời của khu vực kinh tế
tư nhân đã thúc đẩy tốc độ
tăng trưởng của nền kinh tế
Việt Nam Như số liệu tại (đồ
thị 1), các doanh nghiệp tư
nhân trong nước đã đóng góp
khoảng 50% GDP, trong khi
các doanh nghiệp nhà nước
đóng góp khoảng 40% Khu
vực tư nhân cũng tạo thêm
công ăn việc làm mặc dù với
tốc độ không nhanh, trong
khi số lượng việc làm trong
khu vực doanh nghiệp nhà
nước vẫn giữ ở mức 3,5 triệu
người (đồ thị 2) Theo ước
tính của Ban Chỉ đạo Thực
hiện Luật Doanh nghiệp (SGELI), các doanh nghiệp tư nhân mới thành lập đã tạo ra300.000 nghìn việc làm mới trong vòng một năm kể từ khi ban hành Luật Doanhnghiệp vào năm 2000
Quá trình đổi mới, sắp
xếp lại DNNN ước
đoán sẽ giảm mạnh số
lượng lao động trong
khu vực này trong
tương lai Do đó, khu vực tư nhân sẽ đóng góp đánh kể vào việc tạo thêm việc làm.Bên cạnh đó, một khảo sát về môi trường kinh doanh do JBIC thực hiện đã nghiêncứu tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong tổng doanh thu
của các doanh nghiệp sản xuất và cho thấy DNNN có
Source: GSO (2003) Statistical Yearbook 2002
Domestic Private Enterprises SOE Foreign Invested Enterprises
Đồ thị 1: Cơ cấu GDP theo sở hữu (giá so sánh 1994)
Nguồn: Tổng cục thống kê (2003)
0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000
SOE non- SOE
Trang 10tỷ trọng xuất khẩu cao hơn các doanh nghiệp tư nhân (đồ thị 3.) Kết quả này có thể
là do sự thiếu cơ hội tiếp cận các khoản tín dụng thương mại đã buộc nhiều doanhnghiệp SME tư nhân sử dụng DNNN làm đơn vị xuất nhập khẩu ủy thác Ngânhàng Thế giới cũng khẳng định sau khi Luật Thương mại ra đời vào năm 1998,doanh nghiệp SME đã có nhiều cơ hội thương mại hơn và thị phần thương mại của
họ đã tăng lên nhanh chóng
Trong bất kì quốc gia nào, tất cả các nguồn lực kinh tế không thể tập trung vào cácdoanh nghiệp có quy mô lớn, bởi doanh nghiệp lớn không thể bao quát được toàn
bộ thị trường, với sự năng động của mình các SEM có thể giúp các doanh nghiệplớn tiếp cận được thị trường Mặt khác các SME là các doanh nghiệp làm vệ tinhcung cấp các sản phẩm đầu vào hay chế tác, sản xuất kinh doanh trong chu kỳ hoạtđộng của các doanh nghiệp lớn, chính điều này đã tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữacác loại hình kinh tế, tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng vànền kinh tế nói chung Một doanh nghiệp khi mới thành lập không thể là một doanhnghiệp lớn ngay được mà xuất phát điểm là từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thểnói doanh nghiệp nhỏ và vừa là khởi nguồn cho sự hình thành và phát triển các loạihình doanh nghiệp lớn trong xã hội
Một vai trò nữa của SEM mà chúng ta cần phải nói đến, nhất là ở Việt Nam là cácSEM đã góp phần khơi dậy ngành nghề truyền thống trong các ngành, vùng ở cácđịa phương, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú và cung cấp nhiều hàng hóaphục vụ xuất khẩu.Thông qua việc mở rộng sản xuất , nâng cao sức cạnh tranh củatừng doang nghiệp ở khu vực này, đất nước đang trong quá trình hội nhập kinh tếkhu vực và thế giới, giúp cho việc chuyển dịch cơ cấu diễn ra nhanh hơn Nhữngngành, sản phẩm có khả năng cạnh tranh, khai thác được lợi thế so sánh ở các vùng,miền được chú trọng phát triển, nhờ đó khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nóichung cũng được nâng lên, các nguồn lực đầu tư cho phát triển được khai thác hiệuquả hơn Từ đó, xuất hiện các cơ sở kinh doanh điển hình làm ăn giỏi, thực hiện xóađói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người lao động
Trang 112.1.4 Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ thành lập, hoạt động có hiệu quả với chi phí đầu tư thấp:
Để thành lập một doanh nghiệp với quy mô nhỏ và vừa chỉ cần một số vốnđầu tư ban đầu tương đối nhỏ, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp, quy mô nhà xưởng khônglớn Với ưu thế nhỏ gọn, năng động dễ quản lý, không cần nhiều vốn Như vậy, cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa rất linh hoạt trong việc học hỏi, phát triển và tránh nhữngthiệt hại to lớn do môi trường khách quan tác động lên Mặt khác, do một số doanhnghiệp nhỏ và vừa được thành lập mang tính gia đình, bạn bè nên mỗi khi gặp hoàncảnh khó khăn, công nhân và chủ doanh nghiệp dễ dàng tự hạ thấp tiền lương, cótinh thần hỗ trợ lúc gặp khó khăn Điều đó giúp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giảmđược chi phí cố định, tận dụng lao động để thay thế vốn bằng tiền dùng vào việcmua sắm máy móc thiết bị và giá công lao động thấp, có thể đạt được hiểu quả kinh
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng tạo ra một lượng cung về hàng hóa và dịch vụ đủ sức đáp ứng đầy đủ, kịp thời, với giá cả hợp lý các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội Chính nhờ tính linh hoạt, khả năng thích ứng với thị trường vàchấp nhận rủi ro của doanh nghiệp nhỏ và vừa mà loại hình doanh nghiệp này có
Trang 12được khả năng đổi mới, mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế và do đó, tự nó đã thể hiện được chức năng đổi mới to lớn đối với xã hội.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo điều kiện duy trì tự do cạnh tranh:
Khác với doanh nghiệp lớn – cần thị trường lớn, đòi hỏi phải có sự bảo hộ của Nhà nước và có sự độc quyền, doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động với số lượngđông đảo, thường không có tình trạng độc quyền Các SME có tính chất tự chủ cao hơn, không dựa vào sự giúp đỡ của nhà nước, sẵng sàng hợp tác với nhau để cùng phát triển mà không ngại rủi ro Chính điều đó làm cho nền kinh tế sống động và thúc đẩy việc sử dụng tối đa các tiềm năng của đất nước Đây là ưu thế quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể phát huy được tiềm lực trong nước:
Thành công của SME là nắm bắt được những điều kiện cụ thể của đất nước
về tài nguyên, lao động Trong các doanh nghiệp lớn, việc sử dụng nguyên liệu sẵn
có tại đại phương thường gặp khó khăn do trữ lượng thấp không đảm bảo cho sảnxuất lớn Ngược lại, các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất có lợi thế trong việc tuyểndụng lao động tại đại phương và tận dụng các tài nguyên, tư liệu sản xuất sẵn có tạiđại phương, phát huy hết tiềm lực trong nước cho sản xuất kinh doanh
Mặt khác, trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, sự pháttriển của các SME ở giai đoạn đầu là cách thức tốt nhất để sản xuất hàng hóa thaythế nhập khẩu Với vốn liếng và trình độ kỹ thuật của mình, doanh nghiệp nhỏ vàvừa có thể sản xuất một số mặt hàng thay thế nhập khẩu, phù hợp với sức mua củadân chúng Từ đó góp phần ổn định đời sống – xã hội và phát triển kinh tế bềnvững
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng NH:
Thiếu thông tin tài chính tin cậy về SEM:
Báo cáo tài chính của công ty là nguồn thông tin chính để ngân hàng đánhgiá rủi ro tín dụng Tuy nhiên, như đã thảo luận tại các phần trước, nhiều doanhnghiệp SME không cung cấp thông tin tài chính đáng tin cậy Điều này khiến chodoanh nghiệp SME khó có thể có được các khoản vay từ ngân hàng
Trang 13Có hai giải thích cho thực trạng này là: thiếu năng lực hoặc hạch toán kế toán sai.Trong thực tế, doanh nghiệp SME chuẩn bị ba bộ hồ sơ kế toán, một cho ngân hàng,một cho phòng thuế và một cho chính doanh nghiệp Tuy nhiên, cán bộ ngân hànghiểu rất rõ thực tế này, và đa số họ khẳng định rằng họ thường yêu cầu doanhnghiệp xin vay vốn nộp bản sao báo cáo tài chính có dấu nhận hồ sơ của cục thuế,bởi vì các báo cáo tài chính lập để gửi cơ quan thuế thường thể hiện kết quả hoạtđộng tài chính xấu nhất Cung cấp báo cáo tài chính có chất lượng là hết sức quantrọng đối với quá trình xét duyệt cho vay vốn.
Trên thực tế việc chuẩn bị báo cáo tài chính đáng tin cậy và kế hoạch kinh doanh khả thi cho hồ sơ xin vay vốn là rất khó đối với các chủ doanh nghiệp SME, những người không có kiến thức cơ bản về tài chính.
Nhiều ngân hàng đang cố gắng tháo gỡ vấn đề này, kể cả tập trung vào các thông tinphi tài chính Một số ngân hàng cũng có đội chuyên gia hỗ trợ doanh nghiệp xin vayvốn chuẩn bị tài liệu tài chính và pháp lý cần thiết cho việc đánh giá tín dụng.Do có
sự hỗ trợ của các chuyên gia trong quá trình chuẩn bị hồ sơ xin vay, hầu hết các chủdoanh nghiệp SME cho biết họ không thuê các công ty tư vấn phát triển kinh doanh(BDS) Thực trạng này xuất phát chủ yếu từ ý nghĩ về việc thiếu chất lượng của các
công ty tư vấn kinh doanh ở Việt Nam và phí tư vấn quá cao đối với các doanh
nghiệp SME Mặc dù số lượng công ty tư vấn phát triển kinh doanh đang tăng,nhưng dịch vụ của họ không phải lúc nào cũng được đảm bảo Vấn đề nằm ở phíacác doanh nghiệp SME Họ chưa có thói quen trả tiền cho dịch vụ (trái ngược vớihàng hóa) Sự hạn chế thông tin về dịch vụ tư vấn và hỗ trợ phát triển kinh doanhcũng là một yếu tố tiêu cực trong việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinhdoanh
Cho vay dựa vào tài sản đảm bảo:
Tài sản đảm bảo là một yếu tố quyết định quan trọng trong quá trình đánh giákhoản vay của các doanh nghiệp tư nhân, hay cụ thể hơn là của các doanh nghiệp SME Các chủ doanh nghiệp SME thường phàn nàn nhiều về việc cho vay dựa vào tài sản đảm bảo vì họ không có cách nào để tiếp cận các khoản tín dụng trung và dài
Trang 14hạn không có tài sản đảm bảo Một số chủ doanh nghiệp SME khẳng định rằng cán
bộ ngân hàng sẽ không xem xét nghiêm túc báo cáo tài chính và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không có đủ tài sản đảm bảo Họ chỉ trích cách thức xét cho vay chỉ dựa vào tài sản đảm bảo
Phụ thuộc vào nhận định mang tính cá nhân của cán bộ quản lý ngân hàng:
Trong thực tế việc vay vốn ngân hàng thông qua mối quan hệ cá nhân đóngvai trò đặc biệt quan trọng khi lần đầu đi vay ngân hàng Một số SEM tiếp cận đượcnguồn tín dụng ngân hàng là nhờ có mối quan hệ với cán bộ ngân hàng, trong khimột số khác thì được bạn bè thông báo về kế hoạch tài trợ dành cho doanh nghiệpSME của các nhà tài trợ
Một số cán bộ quản lý cao cấp của ngân hàng cũng thừa nhận rằng cho vay đối vớidoanh nghiệp SME chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo và các mối quan hệ cá nhânvới chủ doanh nghiệp Hoạt động ngân hàng dựa vào quan hệ như vậy rất hữu hiệuđối với ngân hàng, đặc biệt trong việc tài trợ các doanh nghiệp SME vì các doanhnghiệp này chưa thiết lập được lòng tin và tình hình sản xuất kinh doanh của họthường biến động
Cán bộ quản lý hoặc cán bộ tín dụng có liên hệ cá nhân với chủ hoặc nhân viên củadoanh nghiệp là người có nhiều cơ hội tiếp cận với những thông tin mềm, và có thểnhận định việc cho vay trên cơ sở thông tin đó Việc những cán bộ này được traonhiều quyền quyết định hơn có thể giúp các doanh nghiệp SME tiếp cận với cáckhoản vay ngân hàng dễ dàng hơn Tuy nhiên, phụ thuộc quá nhiều vào thẩm quyền
cá nhân như vậy có thể tạo ra tham nhũng
Sự chậm trễ trong thủ tục của cơ quan nhà nước:
Thủ tục rườm rà trong cho vay không chỉ là vấn đề của các ngân hàng Một
số doanh nghiệp SME còn gặp khó khăn do sự chậm trễ trong khâu xin cấp chứngnhận quyền sử dụng đất từ cơ quan nhà nước
2.1.5 Những khó khăn chủ yếu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam:
Trang 15Mặc dù đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triểncủa xã hội, nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng còn gặp không ít khó khăn.Với điểm xuất phát thấp khi chuyển sang cơ chế thị trường không chỉ có các doanhnghiệp lớn mà tất cả các loại hình sản xuất, kinh doanh khác đều không ít khó khănkhi hoạt động trong cơ chế thị trường.
Khó khăn về vốn:
Số vốn bình quân một doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất thấp Điều này mộtmặt phản ánh mức độ thu hút, tập trung vốn sản xuất, kinh doanh của các doanhnghiệp nhỏ và vừa nhìn chung đều gặp khó khăn thiếu vốn để mở rộng quy mô hoạtđộng của mình
Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốcdoanh, việc giải quyết nhu cầu vốn chủ yếu dựa vào thị trường tài chính phi chínhthức, ít tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức thông qua các tổ chức tín dụng dokhông có những đảm bảo cần thiết và không có tài sản thế chấp
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh thường bắt đầu việc kinhdoanh và mở rộng quy mô hoạt động bằng vốn tự có và các nguồn tín dụng khôngchính thức Nguồn vốn đòi hỏi người đi vay phải trả chi phí cao, thường gấp 3 – 6lần lãi suất ngân hàng Thực tế các giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu dựavào khoản tiết kiệm tự có, cộng với tiền vay từ gia đình, bạn bè
Tóm lại, điều kiện về vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiệnnay đang rất hạn hẹp và việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn Quy mô vốn tự cócủa các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều rất nhỏ, không đủ sức tài trợ cho các hoạtđộng sản xuất kinh doanh có chất lượng và hiệu quả cao, đặc biệt đối với các doanhnghiệp muốn mở rộng quy mô hoạt động và đổi mới, nâng cao chất lượng thiết bịcông nghệ Khả năng tăng nguồn cung cấp vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừacòn hạn chế
Khó khăn về công nghệ, kỹ thuật:
Bên cạnh vấn đề thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất, các doanhnghiệp nhỏ và vừa còn ở trong tình trạng lạc hậu về công nghệ, trang thiết bị máy
Trang 16móc và đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp này chủ yếu là lao động phổ thông
ít được đào tạo, thiếu kỹ năng, sư hỗ trợ của Nhà nước đối với khu vực doanhnghiệp nhỏ và vừa còn thiếu cả khuôn khổ pháp lý cũng như công cụ thực thi
Trong những năm đổi mới vừa qua, do sức ép của thị trường và những tácđộng của cơ chế quản lý kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta đã có sựđổi mới công nghệ ở mức độ nhất định, đó là từng bước cơ khí hóa từng phần hoặctoàn bộ quá trình sản xuất Song nhìn chung, điều kiện vốn, trình độ không chophép các doanh nghiệp nhỏ và vừa tự tài trợ để đổi mới và áp dụng mạnh mẽ nhữngtrang thiết bị, công nghệ hiện đại, tiên tiến, do đó thiết bị công nghệ của các doanhnghiệp nhỏ và vừa vẫn còn lạc hậu và ở trình độ thấp so với mặt bằng chung của thếgiới Đây là mối lo lớn nhất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế
Trình độ quản lý doanh nghiệp:
Vai trò kinh doanh và vai trò quản lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, quản
lý doanh nghiệp tốt sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh tiếntriển tốt đẹp, mang lại hiệu quả kinh tế cao Hện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừathiếu vắng những nhà quản trị giỏi, chưa hội tụ đủ năng lực chỉ đạo sản xuất, kinhdoanh theo chiến lược mong muốn, do vậy không đủ sức chèo lái để doanh nghiệphoạt động và phát triển khi gặp khó khăn lớn trong sản xuất kinh doanh như: biếnđộng thị trường, giá cả, tỷ giá, lãi suất, xuất nhập khẩu và các mối quan hệ khác
Thiếu mặt bằng sản xuất, kinh doanh ổn định lâu dài:
So với các nước ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, các doanh nghiệpnhỏ và vừa ở Việt Nam vẫn ít khả năng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng và quyền
sử dụng đất hơn Các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó lấy được giấy chứng nhận vềquyền sử dụng dài hạn, đặc biệt là ở thành thị nơi mà đất sử dụng cho sản xuất, kinhdoanh chủ yếu được cấp cho doanh nghiệp nhà nước Khả năng tiếp cận có giới hạnđối với quyền sử dụng đất đã làm giảm khả năng tiếp cận của khu vực doanh nghiệpnhỏ và vừa với nguồn tín dụng chính thức