1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV).doc

39 1,6K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 509,5 KB

Nội dung

CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV)

Trang 1

Chương 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ

DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV) 2.1 Tổng quan về Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa (DNNVV)

2.1.1 Khái niệm về DNNVV

Thông thường, để phân chia quy mô DNNVV, các quốc gia căn cứ vào những tiêuchuẩn: Số lao động thường xuyên, vốn sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng Ởmỗi quốc gia khác nhau, tiêu chí để phân biệt DNVVN cũng khác nhau Trên thực tế, cácnước thường căn cứ vào hai tiêu chí cơ bản là vốn sản xuất, số lao động thường xuyên đểphân biệt DNVVN với các DN lớn, nhưng cũng tùy theo từng ngành, từng thời kỳ và tùythuộc vào trình độ phát triển kinh tế của từng nước

DNNVV là những DN có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu.DNNVV có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là DN siêu nhỏ (micro), DNnhỏ và DN vừa Theo tiêu chí của Nhóm Ngân Hàng Thế Giới DN siêu nhỏ là DN có sốlượng lao động dưới 10 người, DN nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn

DN vừa có từ 50 đến 300 lao động Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác địnhDNNVV ở nước mình

Ở nước ta, việc phân chia DNNVV được thực hiện theo Nghị định 90/2001/NĐ -CP của Chính phủ: DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của

ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thểlinh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nóitrên ( không có tiêu chí xác định cụ thể đâu là DN siêu nhỏ, đâu là nhỏ, và đâu là vừa ).Các DNNVV bao gồm:

 Các DN thành lập và hoạt động theo Luật DN

 Các DN thành lập và hoạt động theo Luật DN Nhà nước

 Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã

 Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh

Trang 2

- Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: Ở phần lớn các nền kinh tế, các DNNVV là nhữngnhà thầu phụ cho các DN lớn Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phépnền kinh tế có được sự ổn định Vì thế, DNNVV được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế

- Làm cho nền kinh tế năng động: Vì DNNVV có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét

2.2 Cơ sở lý luận về thẩm định DAĐT trung và dài hạn của DNNVV

2.2.1 Thẩm định DAĐT trung và dài hạn.

2.2.1.1 Khái niệm về DAĐT trung và dài hạn

a) Dự án đầu tư: Là một tập hợp những đề xuất về nhu cầu vốn, cách sử dụng vốn, để

sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ và đầu tư phát triển và sẽ thu được kết quả tương ứngtrong một khoảng thời gian xác định

b) Dự án vay vốn trung và dài hạn: Tín dụng trung hạn là những khoản tín dụng có

thời gian từ 1 cho đến 5 năm Tín dụng dài hạn là những khoản tín dụng có thời gian trên 5

năm Ngân hàng cấp các khoản tín dụng trung hoặc dài hạn cho khách hàng nhằm mục đích tài trợ cho đầu tư vào TSCĐ hoặc đầu tư vào các dự án đầu tư Ngoài ra, ngân hàng cũng

có thể cấp các khoản tín dụng trung và dài hạn để tài trợ cho TSLĐ thường xuyên của DN.Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng đại đa số các khoản tín dụng trung và dài hạn nhằm mục

đích dầu tư vào các dự án đầu tư (bao gồm dự án đầu tư mới và dự án đầu tư nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh) Do đó, trong phạm vi chuyên đề này khi bàn về tín dụng trung

Trang 3

và dài hạn chủ yếu là bàn đến các khoản tín dụng nhằm mục đích tài trợ cho các dự án đầu tư.

2.2.1.2 Mục tiêu, đối tượng, yêu cầu của thẩm định dự án

a) Thẩm định tín dụng trung và dài hạn: Là hoạt động chuẩn bị dự án, được thực hiện

bằng kỹ thuật phân tích dự án đã được thiết lập, thoả mãn các yêu cầu thẩm định của nhànước cũng như của cơ quan chủ quản

b) Mục tiêu của thẩm định dự án vay vốn: Trên thực tế, bất kỳ dự án đầu tư nào cũng

gặp ít nhiều rủi ro nên mục đích của thẩm định dự án đầu tư là:

- Nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của dự án đầu tư, khảnăng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra

- Làm cơ sở tham gia góp ý kiến, tư vấn cho chủ đầu tư, tạo tiền đề để đảm bảo hiệuquả cho vay, thu được nợ gốc và lãi đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro để phục vụ choviệc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay

- Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân,mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay, tạo điều kiện để cho khách hàng hoạt động cóhiệu quả và đảm bảo mục tiêu của ngân hàng

- Đánh giá các lợi ích và chi phí tài chính, cũng như các lợi ích và chi phí kinh tế, hiệuquả xã hội của dự án một cách chính xác và khoa học

- Ra quyết định đầu tư đúng đắn, xác định chế độ ưu tiên đầu tư hợp lý, phù hợp vớiđịnh hướng chiến lựơc phát triển đầu tư, chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

- Bảo đảm thực hiện các quy định của pháp luật về dự án đầu tư

c) Đối tượng cần thẩm định khi cho vay dự án đầu tư: Là tính khả thi của dự án về

mặt tài chính của dự án

d) Mục tiêu thẩm định: Là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng sinh

lợi của một dự án, qua đó, xác định được khả năng thu hồi nợ khi ngân hàng cho vay đểđầu tư vào dự án đó

e) Yêu cầu khi thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn: Ngoài việc xem xét hồ sơ

dự án đầu tư xin vay vốn của khách hàng, để có thể có thêm thông tin phục vụ cho việc đánhgiá, phân tích, CBTD cần phải hiểu, thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến dự án thông

Trang 4

- Đi thực tế để tìm hiểu về giá cả, tình hình cung cầu của thị trường đối với sản phẩm,dịch vụ của dự án.

- Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, NVL đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩmtương tự như của dự án để đánh giá tình hình thị trường đầu vào và đầu ra của dự án

- Tìm hiểu từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo đài, mạng máy tính ) từ các cơ

quan quản lý nhà nước, quản lý DN

- Tìm hiểu qua các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo chuyên đề từng ngành nghề

- Tìm hiểu về các dự án dầu tư cùng loại

- CBTD tại chi nhánh phối hợp cùng với CBTD tại hội sở phải đi thực tế tại nơi sảnxuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thông tin về:

 Tình trạng nhà xưởng, máy móc, thiết bị, kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện có củakhách hàng

 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng

 Địa điểm, hạ tầng nơi sẽ đầu tư dự án, đánh giá phân tích những thuận lợi, khókhăn, khả năng đảm bảo nguồn vốn và tiến độ thực hiện dự án

 Đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay ( nếu có)

Nguồn thông tin trong thẩm định dự án đầu tư

 Hồ sơ cho vay của khách hàng

 Thông tin lưu trữ tại ngân hàng

 Thông tin bạn hàng của khách hàng

 Thông tin từ đối thủ cạnh tranh của khách hàng

 Thông tin từ cơ quan chuyên môn

 Thông tin từ các cơ quan truyền thông

 Thông tin từ các văn bản pháp quy

 Thông tin từ phỏng vấn khách hàng

2.2.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư

Quy trình thẩm định một dự án có thể qua 5 bước sau:

 Tham khảo các thông tin về khách hàng qua trung tâm thông tin khách hàng củaNHNN và trong sổ lưu tại ngân hang nhằm các mục đích:

Trang 5

Xác định tình hình công nợ của khách hàng tại hệ thống ngân hàng mình và cácngân hàng khác.

Lịch sử và uy tín của khách hàng trong giao dịch, tham khảo các thông tin vềngành nghề, sản phẩm và thị trường

Thông báo cho khách hàng bổ sung các thông tin còn thiếu

 Thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng về các mặt:

Tính hiệu quả và khả thi của phương án kinh doanh

Khả năng tài chính, khả năng trả nợ, thời hạn cho vay, các kỳ trả nợ

Tiến hành xếp hạng tín dụng cho DN, xem xét tỷ lệ lỗ dự kiến nếu cho vay đốivới dự án

 Lập tờ trình đề xuất cho vay, tờ trình phải thể hiện chủ yếu các nộ dung nêu ra ở trênngoài ra có thể thêm vào một số thông tin sau:

Khách hàng có đủ điều kiện vay vốn hay không

Các rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với phương án, dự án vay vốn, và các rủi rokhác về ngành nghề kinh doanh, sản phẩm, thị trường

Đề xuất cho vay hay không cho vay, lý do của đề xuất đó, số tiền, thời hạn chovay, phân kỳ trả nợ, các kiến nghị khác

 CBTD kiểm tra lại tờ trình cấp tín dụng hoặc không cấp tín dụng trước khi trình lênBan Giám Đốc phê duyệt

2.2.3 Những nội dung cần xem xét trước khi đi vào thẩm định hiệu quả tài chính

Trang 6

2.2.3.1 Xem xét, đánh giá về khách hàng và tình trạng pháp lý của khách hàng

a) Về khách hàng

- Tên đầy đủ của khách hàng

- Địa chỉ khách hàng đăng ký kinh doanh, địa điểm nơi khách hàng sản xuất- kinhdoanh, số điện thoại, số fax

- Vốn điều lệ của DN trong đó phải nói rõ được số vốn do chủ sở hữu tham gia là baonhiêu, số vốn nhà nước tham gia là bao nhiêu ( nếu có)

- Ngành hàng kinh doanh, sản phẩm hàng hoá, dịch vụ chính, phụ của DN

- Tên, địa chỉ thường chú của người đại diện theo pháp luật

- Các chứng nhận về giải thưởng, môi trường, vệ sinh y tế (nếu có)

b) Tình trạng pháp lý của khách hàng: Đây là những giấy chứng nhận do cơ quan nhà

nước có thẩm quyền cấp cho DN Tuy là những giấy tờ có giá trị pháp lý nhưng CBTDkhông được chủ quan trong quá trình xem xét những giấy tờ này, phải xem xét chúng đượccấp vào ngày nào, do ai cấp, còn giá trị hiệu lực hay không vì có thế chúng đã hết hạn sửdụng hay là những giấy tờ giả do DN tự tạo ra Chúng bao gồm một số giấy tờ sau:

- Quyết định thành lập

- Giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề đặc biệt)

- Giấy đăng ký kinh doanh, chứng nhận mã số thuế, quyết định đầu tư

- Bảng điều lệ của DN, các quyết định bổ nhiệm các chức danh như giám đốc, kế toántrưởng, người đại diện theo pháp luật của DN

2.2.3.2 Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung của DAĐT

Trang 7

2.2.3.3 Phân tích thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của DAĐT

a) Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án

- Phân tích quan hệ cung cầu đối với sản phẩm đầu ra của dự án.

- Định dạng sản phẩm của dự án, DN sản xuất bao nhiêu loại sản phẩm? Sản phẩm nào

là sản phẩm chủ lực của DN?

- Đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án Tình hình sản xuất,tiêu thụ của sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định

- Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm, dịch

vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khảnăng xuất khẩu sản phẩm dự án trong đó lưu ý liên hệ với mức gia tăng trong quá khứ, khảnăng sản phẩm dự án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng

Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu của dự án, tín hiệu thị trường đối với sản phẩm,dịch vụ đầu ra của dự án, đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụđầu ra của dự án, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án đầu tư trên các phươngdiện như:

Sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay

Sự hợp lý của qui mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm

Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư

b) Đánh giá về cung sản phẩm

Xác minh năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của phẩm

dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhậpkhẩu bao nhiêu Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩmnhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn

- Dự đoán sự biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượngkhác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án

- Sản lượng nhập khẩu những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới

- Dự đoán sự ảnh hưởng của các chính sách xuất nhập khẩu khi Việt Nam tham gia vớicác nước khu vực và quốc tế ( AFTA, WTO, APEC, hiệp định thương mại Việt Mỹ ) đến thịtrường sản phẩm dịch vụ của dự án

Trang 8

2.2.3.4 Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự án, xem xét, đánhgiá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là thay thế hàng nhậpkhẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thi trường nội địa của các nhà sản xuất khác Việc địnhhướng thị trường này có hợp lý hay không

Để đánh giá khả năng đạt được các mục tiêu của thị trường, CBTD cần thẩm địnhkhả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với:

a) Thi trường nội địa

- Hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm của dự án so với các sản phẩm cùng loạitrên thị trường như thế nào, có ưu điểm gì

- Sản phẩm có phù hợp với thi hiếu người tiêu thụ, xu hướng tiêu thụ

- Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có rẻ hơn không, có phùhợp với hướng thu nhập, khả năng tiêu thụ hay không Giá cả của sản phẩm có ổn định haykhông Sản phẩm là đối tượng tiêu thụ của những đối tượng nào Hiện tại sản phẩm có baođối thủ cạnh tranh và dự kiến trong tương lai sẽ là bao nhiêu

- Những rủi ro cho DN khi DN có chế độ giảm giá, giảm chất lượng, giảm sức mua từsản phẩm mang lại là bao nhiêu Sản phẩm phải được bảo quản như thế nào và DN có thựchiện đúng những qui định về bảo quản, chất lượng, khối lượng hay không Sản phẩm có dễ

bị hư hỏng hay cháy nổ hay không

- Các qui định của chính phủ về hạn ngạch, thuế quan, nếu sản phẩm được xuất khẩuthì những rào cản về mậu dịch, chất lượng sản phẩm ra sao

b) Thị trường nước ngoài

- Sản phẩm có khả năng đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không (tiêuchuẩn chất lượng, vệ sinh )

- Quy cách, chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu thế như thế nào so với các sảnphẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu

- Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế về hạn ngạch hay không

- Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuất khẩu dựkiến hay chưa, kết quả như thế nào

Trang 9

2.2.3.5 Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối

Xem xét đánh giá trên các mặt:

- Sản phẩm của dự án dự liến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thốngphân phối

- Sản phẩm được DN tiêu thụ trực tiếp tại chủ sở chính, các chi nhánh, đại lý như thếnào Hay qua các trung gían bán buôn, bán lẻ Mức độ phụ thuộc vào các kênh phân phốiđối với sản phẩm của DN như thế nào Qui mô phân phối và mạng lưới phân phối có phùhợp với đặc tính của sản phẩm hay không

- Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập hay chưa, mạng lưới phânphối có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không Cần lưu ý trong trường hợp sảnphẩm là hàng tiêu dùng, mạng lưới phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sảnphẩm nên cần được xem xét, đánh giá kỹ CBTD cũng phải ước tính chi phí thiết lập mạnglưới phân phối khi tính toán hiệu quả của dự án

- Phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tínhtoán nhu cầu VLĐ ở phần tính toán hiệu quả của dự án

- Nếu việc chi tiêu dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định xem có thểxảy ra việc ép giá không Nếu đã có đơn hàng cần xem xét tính hợp lý, hợp pháp và mức độtin cậy khi thực hiện

2.2.3.6 Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án

Trên cơ sở đáng giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh củasản phẩm dự án CBTD phải đưa ra được các dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự

án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu sau:

 Sản lượng sản suất, tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án cónhiều loại sản phẩm

 Diễn biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm

 Việc dự đoán này làm cơ sở cho việc tính toán, đáng giá hiệu quả tài chính ở cácphần sau

Trang 10

2.2.3.7 Đánh giá khả năng cung cấp NVL và các yếu tố đầu vào của dự án

Trên cơ sở đầu vào của dự án (báo cáo đáng giá chất lượng, trữ lượng tài nguyên, giấyphép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua bên ngoài, nhập khẩu ), đặc tính kĩ thuật của dâychuyền công nghệ, đánh giá khả năng đáp ứng/cung cấp NVL đầu vào cho dự án:

- Nhu vầu về nguyên nhiên liệu đầu vào để phục vụ sản suất hàng năm

- Vật tư, NVL chính của sản phẩm là gì Là nguyên liệu trong nước hay phải nhập từnước ngoài Chính sách nhập khẩu đối với các NVL đầu vào ( nếu có)

- Các nhà cung cấp NVL đầu vào: Một hay nhiều nhà cung cầp, đã có quan hệ từ trướchay mới thiết lập, khả năng cung ứng, mức độ tín nhiệm Sự phụ thuộc vào việc cung ứngNVL, vật tư từ những nhà cung cấp này của DN như thế nào

- Biến động về giá nhập khẩu NVL đầu vào, tỷ giá trong truờng hợp phải nhập khẩu

- Tất cả những đáng giá phân tích trên nhằm kết luận được hai vấn đề sau:

 Dự án có chủ động được nguyên nhiên liệu đầu vào hay không

 Những thuận lơị, khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động nguồn nguyênnhiên liệu đầu vào

2.2.3.8 Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật

a) Địa điểm xây dựng

- Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần cácnguồn cung cấp NVL, điện nước, và thị trường tiêu thụ hay không

- Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư như thế nào, đánh giá so sánh vềchi phí đầu với các dự án tương tự ở địa điểm khác

- Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đếngiá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường NVL, tiêu thụ

b) Công nghệ , thiết bị

- Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức nào của thế giới

- Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, lý do lựa chọncông nghệ này Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảo chochủ đầu tư nắm bắt và vận hành công nghệ này hay không

- Xem xét, đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy mócthiết và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất

Trang 11

- Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi thiết bị này có đáp ứng đượchay không Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có phù hợp hay không.

- Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án dự kiếnhay không Uy tín của các nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sảnxuất các thiết bị của dự án hay không

- Khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị, ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm đãtích luỹ của mình, CBTD cần tham khảo các nhà chuyên môn, trong trường hợp cần thiết cóthể đề xuất với lãnh đạo thuê tư vấn chuyên ngành để việc thẩm định được chính xác, cụthể

c) Qui mô , giải pháp xây dựng

- Xem xét qui mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không, cótận dụng được các cơ sở vật chất hiện có hay không

- Tổng dự toán, dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cần đầu tư màchưa được dự tính hay không, có hạng mục nào không cần thiết hoặc chưa cần thiết phảiđầu tư hay không

- Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực

- Trong phần này CBTD cần phải đối chiếu với các quy trình hiện hành về việc dự án

có phải thành lập, thẩm định và trình duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, PCCChay không

2.2.3.9 Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý, thức hiện dự án

- Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án Đánh giá sựhiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành công nghệ, thiết bịmới của dự án

Trang 12

- Xem xét năng lực, uy tín các nhà đấu thầu, tư vấn thi công, cung cấp thiết bị - côngnghệ ( nếu đã có thông tin)

- Khả năng ứng xử của khách hàng thế nào khi thị trường dự kiến bị mất

- Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: Số lượng lao động dự án cần, đòi hỏi về taynghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nhân lực cho dự án

2.2.4 Xem xét các vấn đề liên quan đến chi phí sử dụng vốn, dòng tiền của dự án, quyết định đầu tư.

2.2.4.1 Thẩm định chi phí sử dụng vốn của dự án

Một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến việc ra quyết định đầu tư là suất chiếtkhấu của dự án Một dựa án có NPV dương khi suất sinh lời mang lại từ dự án vượt quá suấtsinh lời yêu cầu đối với dự án Suất sinh lợi yêu cầu của một dự án phải bằng với suất sinhlợi mang lại từ việc đầu tư vào một tài sản có độ rủi ro tương đương trên thị trường tàichính Vì vậy suất sinh lợi yêu cầu tối thiểu chính là chi phí vốn của một dự án

Suất chiết khấu chính là chi phí cơ hội của vốn đầu tư, là cái giá mà DN phải trả khiđầu tư vào dự án hay suất sinh lời mà các nhà đầu tư đòi hỏi từ chứng khoán của DN, nếurủi ro của dự án bằng rủi ro của DN Nếu dự án có rủi ro cao hơn rủi ro của DN thì suất sinhlời yêu cầu tối thiểu đối với dự án phải cao hơn suất sinh lời đối với DN Chi phí sử dụngvốn sẽ được xác định trên thị trường vốn và sẽ phụ thuộc vào rủi ro của DN hoặc rủi ro của

dự án Xác định suất sinh lời yêu cầu của dự án cần chú ý hai vấn đề:

 Chủ đầu tư sử dụng những loaị vốn nào để tài trợ cho dự án, tỷ trọng của mỗi

bộ phận là bao nhiêu

 Chi phí sử dụng vốn của mỗi bộ phận vốn là bao nhiêu

2.2.4.2 Xem xét tổng nguồn vốn đầu tư của phương án đầu tư

a) Tổng nguồn vốn đầu tư của dự án

- Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu

tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối đượcnguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án Xác định tổng nguồn vốn đầu

tư sát với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của

dự án

Trang 13

- Trong phần này CBTD phải xem xét, đánh giá tổng nguồn vốn đầu tư của dự án đãđược tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, cầnphải xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòngviệc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ Thông thường, kết quả phêduyệt tổng vốn đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý Tuy nhiên, trên cơ sở những dự

án tương tự đã thực hiện và được ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dựa án sau đầu tư(về suất chiết khấu, giai đoạn thực hiện ), CBTD sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệtlớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập chung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ranhận xét Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiếnban đầu của dự án đầu tư để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà ngân hàng nên thamgia vào dự án

- Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương, CBTD phải dựa vào số liệu đãthống kê, đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính toán

- Ngoài ra CBTD cũng phần cần tính toán, xác định xem nhu cầu VLĐ cần thiết banđầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn vàtính toán hiệu quả tài chính sau này

b) Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án

- CBTD cần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từnggiai đoạn như thế nào, có hợp ý hay không Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho từng giaiđoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từngnguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không, thông thường vốn tự có phảitham gia đầu tư trước

- Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giảingân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời gian vay trả

c) Nguồn vốn đầu tư

Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, CBTD rà soát lại từng loại nguồn vốn

tham giai tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quảphân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốnchủ sở hữu Chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn

Trang 14

vốn Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dựkiến để đánh giá tính khả thi của nguồn vốn thực hiện dự án.

2.2.4.3 Thẩm định cách thức xử lý các loại chi phí khi ước lượng ngân lưu

a ) Chi phí cơ hội: Là những khoản thu nhập mà DN phải mất đi do sử dụng các nguồn

lực của DN vào dự án Chi phí cơ hội không phải là một khoản thực chi nhưng vẫn đượctính vào vì đó là một khoản thu nhập mà DN phải mất đi khi thực hiện dự án Khi thẩm địnhcần chú ý xem loại chi phí này có được kể vào ngân lưu không Thông thường khách hàng

dễ bỏ quên không kể đến loại chi phí này

b) Chi phí chìm: Là những chi phí đã phát sinh trước khi có quyết định thực hiện dự

án Vì vậy dù dự án có được thực hiện hay không thì chi phí này cũng được chi ra rồi Do đóchi phí chìm không được tính vào ngân lưu của dự án Sở dĩ chi phí chìm không được tínhvào ngân lưu dự án là vì loại chi phí này không ảnh hưởng đến quyết định đầu tư hay không

đầu tư vào dự án Các dạng điển hình của chi phí chìm bao gồm: chi phí nghiên cứu phát

triển sản phẩm, chi phí nghiên cứu tiếp thị, chi phí thuê chuyên gai lập dự án Khi thẩm

định cần để ý cách xử lý các loại chi phí này vì thường khách hàng kể luôn loại chi phí nàyvào ngân lưu

c) Chi phí lịch sử : Là những chi phí cho những tài sản sẵn có của DN, được sử dụng

cho dự án Chi phí này có được tính vào ngân lưu của dự án hay không là tùy theo chi phí

cơ hội của tài sản, nếu chi phí cơ hộ của tài sản bằng không thì không tính, nhưng nếu tàisản có chi phí cơ hội thì sẽ được tính vào ngân lưu của dự án như chi phí cơ hội Khi thẩmđịnh cần chú ý vì loại chi phí này thường bị DN bỏ quên khi ước lượng ngân lưu

d) Vốn lưu động: VLĐ là nhu cầu vốn của dự án cần phải chi để tài trợ cho nhu cầu

tồn quỹ tiền mặt, các khoản phải thu, tồn kho sau khi trừ đi các khoản bù đắp từ các khoảnphải trả Khi thẩm định cần phải chú ý xem khách hàng có tính đến VLĐ hay không.Thường những sai sót liên quan đến VLĐ thường thấy bao gồm:

- Bỏ qua không kể đến VLĐ

- Có kể đến VLĐ nhưng sử dụng toàn bộ nhu cầu VLĐ của một năm nào đó chứ khôngphải chỉ tính đơn phần thay đổi VLĐ Nên nhớ rằng chỉ có phần thay đổi VLĐ, chứ khôngphải toàn bộ nhu cầu VLĐ, mới được ước tính vào ngân lưu

Nhu cầu VLĐ = Tồn Quỹ Tiền Mặt + Khoản Phải Thu + Tồn Kho - Khoản Phải Trả

Trang 15

- Khi nhu cầu VLĐ tăng thì dự án cần một khoản chi tăng thêm, ngược lại khi nhu cầuVLĐ giảm xuống, dự án sẽ có một khoản tiền thu về

 Nhu cầu VLĐ =  Tiền mặt + Khoản phải thu + Tồn kho - Khoản phải thu

e) Thuế thu nhập DN: Thuế thu nhập DN là một dòng ngân lưu ra của dự án, được xác

định dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh của dự án Thuế thu nhập của DN chịu tác độngcủa phương pháp tính khấu hao và chính sách vay nợ của dự án, khấu hao và lãi vay sẽ tạo

ra cho dự án một lá chắn thuế và làm giảm thuế phải nộp

f) Các chi phí gián tiếp: Khi dự án được thực hiện có thể làm tăng chi phí gián tiếp của

DN, vì vậy chi phí gián tiếp tăng thêm cũng phải được tính toán xác định để đưa vào dự án.Lưu ý trong trường hợp xem xét dự án của một DN đang hoạt động thì lợi ích và chiphí của dự án đều được xác định trên cơ sở lợi ích và chi phí tăng thêm trong trường hợp

có dự án so với không có dự án

2.2.4.4 Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá dự án và quyết định đầu tư

Khi quyết định đầu tư khách hàng dựa vào các chỉ tiêu đánh giá dự án như là NPV,IRR, PP hay PI Tương tự, khi quyết định cho vay ngân hàng cũng dựa vào các chỉ tiêu này.Tuy nhiên, khi lập dự án nộp vào ngân hàng mục tiêu của khách hàng là muốn vay vốn ngânhàng nên có thể đã bóp méo các chỉ tiêu này Do vậy, CBTD cần thẩm định để xác định rõthực chất của dự án

a) Thẩm định cách tính chỉ tiêu hiện giá ròng ( NPV): Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để

đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư vì nó có thể hiện giá trị tăng thêm mà dự án đem lạicho DN Giá trị hiện tại ròng ( NPV) là tổng hiện giá ngân lưu ròng của dự án với suất chiếtkhấu thích hợp Công thức xác định hiện giá ròng NPV như sau :

n NCFt

NPV = 

t =0 (1+r)t

Trong đó NCFt là ngân lưu ròng năm t, r là chiết khấu của dự án, và n là tuổi thọ của dự

án Ý nghĩa kinh tế của chỉ tiêu NPV như sau:

 Một dự án có NPV > 0 có nghĩa là dự án có suất sinh lời cao hơn chi phí cơ hội củavốn (suất sinh lời cao hơn suất chiết khấu)

Trang 16

Một dự án có NPV = 0 có nghĩa là dự án có suất sinh lời bằng với chi phí cơ hội củavốn (suất sinh lời của dự án bằng với suất chiết khấu).

 Một dự án có NPV < 0 có nghĩa là dự dợ án có suất sinh lời thấp hơn chi phí cơ hộicủa vốn (suất sinh lời của dự án < suất chiết khấu)

Với cùng một suất chiết khấu, dự án nào có NPV lớn chứng tỏ dự án đó có hiệu quảhơn vì nó tạo được giá trị cho DN

Nói chung dự án chỉ đáng đầu tư khi nào nó có NPV lớn hơn hoặc bằng 0 vì khi ấy thunhập từ dự án mới đủ trang trải chi phí và mang lại lợi nhuận tăng thêm cho nhà đầu tư Dự

án bị bác bỏ khi NPV < 0 Khi phải lựa chọn giữa các dự án loại trừ nhau, dự án nào cóNPV cao nhất sẽ được chọn Trong trường hợp ngân sách bị hạn chế, sẽ chọn tổ hợp các dự

án có tổng NPV cao nhất

Sử dụng tiêu chuẩn NPV để đánh giá dự án có những ưu tiên là có tính đến thời giácủa tiền tệ, xem xét toàn bộ ngân lưu dự án, đơn giản có tính chất cộng PV(A+B) = NPV(A)+NPV (B) và có thể so sánh giữa các dự án có qui mô khác nhau Nhưng nhược điểm củaNPV là việc tính toán xác định chỉ tiêu này phụ thuộc vào suất chiết khấu, do đó, đòi hỏiphải quyết định suất chiết khấu phù hợp mới áp dụng được tiêu chuẩn này

Khi cần thẩm thẩm định cách tính chỉ tiêu NPV, CBTD cần chú ý không phải kháchhàng nào cũng sử dụng chỉ tiêu này, mặc dù thực tế cho thấy rằng chỉ tiêu này được các nhàthực hành ưa chuộng nhất Lý do khách hàng không sử dụng có thể do họ chưa biết về chỉtiêu này Khi ấy CBTD nên tư vấn cho khách hàng sử dụng chỉ tiêu này Một số khách hàng

có thể sử dụng chỉ tiêu NPV để thẩm định khi đó CBTD cần lưu ý những điểm sau:

 Khách hàng có thể sử dụng Excel để tính NPV hay không Nếu có, ít khi có sai xóttrừ khi khách hàng sử dụng Excel không thành thạo, bản thân Excel không sai sótnhưng kết quả NPV có thể không chính xác do khách hàng chọn ngân lưu khôngphù hợp

 Khách hàng sử dụng suất chiết khấu có phù hợp hay không Đứng trên quan điểmngân hàng hay quan điểm tổng đầu tư, suất chiết khấu phù hợp được chọn chính

là chi phí sử dụng vốn trung bình WACC

Trang 17

b)Thẩm định cách tính và sử dụng chỉ tiêu suất sinh lời nội bộ (IRR): Suất sinh lời

nội bộ (IRR) là suất chiết khấu để NPV của dự án bằng không Để xác định suất sinh lợi nội

bộ của dự án chúng ta thiết lập phương trình:

n NCFt

NPV =  = 0

t=0 (1+IRR)t

sau đó giải phương trình này để tìm IRR

Suất sinh lời nội bộ IRR chính là suất sinh lời thực tế của dự án đầu tư Vì một dự ánđược chấp nhận khi suất sinh lời thực tế của nó IRR bằng hoặc cao hơn suất sinh lời yêu cầu(suất chiết khấu) Theo tiêu chuẩn IRR, dự án được chấp nhận là dự án có IRR lớn hơn hoặcbằng suất sinh lời yêu cầu Suất sinh lời yêu cầu được chọn ở đây chính là chi phí sử dụngvốn trung bình WACC

Sử dụng chỉ tiêu IRR để đánh giá dự án đầu tư có ưu điểm là có tính đến thời giá tiền

tệ, có thể tính IRR mà không cần biết suất chiết khấu và có tính đến toàn bộ ngân lưu Tuynhiên, chỉ tiêu này có nhược điểm là có thể một dự án có nhiều IRR Khi dòng ngân lưu của

dự án đổi dấu nhiều lần, dự án có thể có khả năng là có nhiều IRR, vì vậy không biết chọnIRR nào

Ngoài ra, chỉ tiêu IRR còn bị hạn chế khi xếp hạng các dự án loại trừ nhau có qui môkhác nhau hoặc thời điểm đầu tư khác nhau, gọi là các dự án loại trừ nhau về mặt qui môhoặc các dự án loại trừ nhau về mặt thời gian

Khi thẩm định chỉ tiêu IRR nếu khách hàng sử dụng Excel để tính toán thì ít khi kháchhàng có sai sót khi tính chỉ tiêu này Vấn đề cấn chú ý là cách thức sử dụng chỉ tiêu này đểđánh giá dự án Thông thường khách hàng tính xong IRR rồi nhưng sau đó lại lúng túng khi

sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá dự án Do đó khi thẩm định, CBTD cần chú ý những saisót có thể xảy ra như sau:

Kết luận dự án có hiệu quả khi thấy IRR > 0 Thật ra, IRR > 0 chưa chắc chắn dự án

có hiệu quả Nên nhớ rằng sử dụng chỉ tiêu IRR để đánh giá dự án chúng ta cần chọn suấtngưỡng để so sánh Đứng trên quan điểm ngân hàng hay quan điểm tổng đầu tư, tỷ suấtngưỡng phù hợp được chọn chính là chi phí sử dụng vốn trung bình WACC

Trang 18

Chấp nhận đầu tư dự án khi IRR lớn hơn lãi suất chiết khấu ngân hàng Trong trườnghợp này, khách hàng đã vô tình chọn lãi suất ngân hàng làm tỷ suất ngưỡng để quyết định,

do đó, vô tình đồng nhất rủi ro của dự án với rủi ro của ngân hàng Thật ra, dự án đầu tưthường có rủi ro hơn là rủi ro gởi tiền ngân hàng, cho nên sẽ sai lầm khi sử dụng lãi suấtngân hàng làm tỷ suất ngưỡng để ra quyết định đầu tư dự án

c) Thời gian hoàn vốn: Thời gian hoàn vốn là thời gian để ngân lưu tạo ra từ dự án

đủ để bù đắp chi phí đầu tư ban đầu của dự án Cơ sở để chấp nhận dự án dựa trên tiêuchuẩn thời gian hoàn vốn là thời gian hoàn vốn phải thấp hơn hoặc bằng thời gian hoàn vốnyêu cầu hay còn gọi là ngưỡng thời gian hoàn vốn

c1) Thời gian hoàn vốn không chiết khấu: Để áp dụng phương pháp thời gian hoàn

vốn, trước tiên cần tính số năm hay thời gian hoàn vốn của dự án Công thức tính thời gianhoàn vốn như sau: n

c2 ) Thời gian hoàn vốn có chiết khấu

Để khắc phục nhược điểm không quan tâm đến thời giá của tiền tệ của chỉ tiêu thời gianhoàn vốn không chiết khấu, người ta có thể sử dụng phương pháp thời gian hoàn vốn cóchiết khấu Thời gian hoàn vốn có chiết khấu được tính toán giống như công thức xác địnhthời gian hoàn vốn không chiết khấu, nhưng dựa trên dòng ngân lưu có chiết khấu

2.2.5 Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án

Tất cả những phân tích, đánh giá ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán, đánhgiá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư Việc xác định hiệu quả tàichính của dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra cácgiả định ban đầu Từ kết quả phân tích ở trên sẽ được lượng hoá thành những giả định đểphục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể như sau:

Trang 19

- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư Phần này sẽ đưa vào đểtính toán chi phí đầu tư ban đầu của dự án, chi phí vốn (lãi, phí vay cố định, chi phí sửachữa TSCĐ, khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả).

- Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án vàphương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán Mức huy động công suất so với côngsuất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm

- Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, NVL đầu vào cùng với đặc tính của dâychuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp

- Căn cứ vào tốc độ luân chuyển VLĐ hàng năm của dự án, của các DN cùng ngànhnghề và mức VLĐ tự có của chủ dự án để xác định nhu cầu VLĐ, chi phí VLĐ

- Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phầntrách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách

Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, CBTD phải thiết lập được các bảng tính toán hiệuquả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả vốn vay

Các bảng tính cơ bản yêu cầu phải thiết lập kèm theo báo cáo thẩm định bao gồm:

 Bảng cân đối kế toán

 Báo cáo kết quả kinh doanh

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

 Tình hình nộp thuế của DN

2.2.5.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

Nội dung của bước thẩm định này là xem xét một số khoản mục của bảng cân đối kếtoán qua các năm liên tiếp, để xem sự tăng giảm của các chỉ tiêu này qua các năm đó là baonhiêu về số tuyệt đối, cũng như số tương đối, rút ra các nhận xét xem sự tăng giảm đó là cóhợp lý hay không và nguyên nhân nhân của sự thay đổi đó Các nội dung chính của bảngcân đối kế toán cần được xem xét bao gồm:

Ngày đăng: 19/09/2012, 15:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, CBTD phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả vốn vay. - CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ   DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV).doc
r ên cơ sở những căn cứ nêu trên, CBTD phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả vốn vay (Trang 19)
Bảng 2.1 :  Phân tích các nội dung chính của một bảng cân đối kế toán - CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ   DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV).doc
Bảng 2.1 Phân tích các nội dung chính của một bảng cân đối kế toán (Trang 19)
Bảng 2.2: Phân tích nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ   DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV).doc
Bảng 2.2 Phân tích nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 23)
Bảng 2.2: Phân tích nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ   DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV).doc
Bảng 2.2 Phân tích nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 23)
Bảng 2.3: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ - CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ   DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV).doc
Bảng 2.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Trang 24)
2.2.5.5 Phân tích tình hình nộp thuế của DN - CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ   DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV).doc
2.2.5.5 Phân tích tình hình nộp thuế của DN (Trang 24)
Bảng 2.4: Phân tích tình hình nộp thuế của DN - CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ   DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV).doc
Bảng 2.4 Phân tích tình hình nộp thuế của DN (Trang 24)
Bảng 2.5: Các bước để phân tích hiệu quả tài chính của dự án. - CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ   DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV).doc
Bảng 2.5 Các bước để phân tích hiệu quả tài chính của dự án (Trang 26)
Bảng 2.5: Các bước để phân tích hiệu quả tài chính của dự án. - CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ   DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV).doc
Bảng 2.5 Các bước để phân tích hiệu quả tài chính của dự án (Trang 26)
Bảng 2.7: Tính sản lượng và doanh thu. - CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ   DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV).doc
Bảng 2.7 Tính sản lượng và doanh thu (Trang 28)
Bảng 2.8: Bảng tính toán lãi vay vốn( Lãi vay vốn trung và dài hạn) - CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ   DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV).doc
Bảng 2.8 Bảng tính toán lãi vay vốn( Lãi vay vốn trung và dài hạn) (Trang 28)
Bước5. a) Lập bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ   DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV).doc
c5. a) Lập bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 29)
Trong các chi phí hoạt động, đối với từng dự án có thể lập các bảng tính trung gian chi tiết cho từng loại chi phí như, chi phí NVL, tiền lương, và bảo hiểm y tế, chi phí quản lý.. - CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ   DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV).doc
rong các chi phí hoạt động, đối với từng dự án có thể lập các bảng tính trung gian chi tiết cho từng loại chi phí như, chi phí NVL, tiền lương, và bảo hiểm y tế, chi phí quản lý (Trang 29)
Bảng 2.10: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ   DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV).doc
Bảng 2.10 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 29)
b) Lập bảng cân đối trả nợ của DN - CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ   DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV).doc
b Lập bảng cân đối trả nợ của DN (Trang 30)
Bảng 2.11: Bảng cân đối trả nợ của DN - CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ   DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV).doc
Bảng 2.11 Bảng cân đối trả nợ của DN (Trang 30)
Bảng 2.11: Bảng cân đối trả nợ của DN - CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ   DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV).doc
Bảng 2.11 Bảng cân đối trả nợ của DN (Trang 30)
Bảng 2.12 Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ - CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ   DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV).doc
Bảng 2.12 Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Trang 31)
Bảng 2.12  Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ - CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ   DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV).doc
Bảng 2.12 Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Trang 31)
Bảng 2.13:Tỷ lệ tài sản đảm bảo - CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ   DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV).doc
Bảng 2.13 Tỷ lệ tài sản đảm bảo (Trang 34)
Bảng 2.13:Tỷ lệ tài sản đảm bảo - CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ   DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV).doc
Bảng 2.13 Tỷ lệ tài sản đảm bảo (Trang 34)
a) Đối với ngân hàng: CBTD phải xem xét được một số nội dung tại bảng trên, và qua đó phải nhận xét được: - CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ   DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (DNNVV).doc
a Đối với ngân hàng: CBTD phải xem xét được một số nội dung tại bảng trên, và qua đó phải nhận xét được: (Trang 35)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w