MỤC LỤC
Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án. - Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: Số lượng lao động dự án cần, đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nhân lực cho dự án.
Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dựa án sau đầu tư (về suất chiết khấu, giai đoạn thực hiện..), CBTD sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập chung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án đầu tư để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà ngân hàng nên tham gia vào dự án. - Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương, CBTD phải dựa vào số liệu đã thống kê, đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính toán. - Ngoài ra CBTD cũng phần cần tính toán, xác định xem nhu cầu VLĐ cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này. b) Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án. - CBTD cần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp ý hay không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không, thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tư trước. - Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời gian vay trả. c) Nguồn vốn đầu tư. Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, CBTD rà soát lại từng loại nguồn vốn tham giai tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu. Chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của nguồn vốn thực hiện dự án. a ) Chi phí cơ hội: Là những khoản thu nhập mà DN phải mất đi do sử dụng các nguồn lực của DN vào dự án. Chi phí cơ hội không phải là một khoản thực chi nhưng vẫn được tính vào vì đó là một khoản thu nhập mà DN phải mất đi khi thực hiện dự án. Khi thẩm định cần chú ý xem loại chi phí này có được kể vào ngân lưu không. Thông thường khách hàng dễ bỏ quên không kể đến loại chi phí này. b) Chi phí chìm: Là những chi phí đã phát sinh trước khi có quyết định thực hiện dự án. Vì vậy dù dự án có được thực hiện hay không thì chi phí này cũng được chi ra rồi. Do đó chi phí chìm không được tính vào ngân lưu của dự án. Sở dĩ chi phí chìm không được tính vào ngân lưu dự án là vì loại chi phí này không ảnh hưởng đến quyết định đầu tư hay không đầu tư vào dự án. Các dạng điển hình của chi phí chìm bao gồm: chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm, chi phí nghiên cứu tiếp thị, chi phí thuê chuyên gai lập dự án. Khi thẩm định cần để ý cách xử lý các loại chi phí này vì thường khách hàng kể luôn loại chi phí này vào ngân lưu. c) Chi phí lịch sử : Là những chi phí cho những tài sản sẵn có của DN, được sử dụng cho dự án. Chi phí này có được tính vào ngân lưu của dự án hay không là tùy theo chi phí cơ hội của tài sản, nếu chi phí cơ hộ của tài sản bằng không thì không tính, nhưng nếu tài sản có chi phí cơ hội thì sẽ được tính vào ngân lưu của dự án như chi phí cơ hội. Khi thẩm định cần chú ý vì loại chi phí này thường bị DN bỏ quên khi ước lượng ngân lưu. d) Vốn lưu động: VLĐ là nhu cầu vốn của dự án cần phải chi để tài trợ cho nhu cầu tồn quỹ tiền mặt, các khoản phải thu, tồn kho sau khi trừ đi các khoản bù đắp từ các khoản phải trả. Khi thẩm định cần phải chú ý xem khách hàng có tính đến VLĐ hay không. Thường những sai sót liên quan đến VLĐ thường thấy bao gồm:. - Bỏ qua không kể đến VLĐ. - Có kể đến VLĐ nhưng sử dụng toàn bộ nhu cầu VLĐ của một năm nào đó chứ không phải chỉ tính đơn phần thay đổi VLĐ. Nên nhớ rằng chỉ có phần thay đổi VLĐ, chứ không phải toàn bộ nhu cầu VLĐ, mới được ước tính vào ngân lưu. Nhu cầu VLĐ = Tồn Quỹ Tiền Mặt + Khoản Phải Thu + Tồn Kho - Khoản Phải Trả - Khi nhu cầu VLĐ tăng thì dự án cần một khoản chi tăng thêm, ngược lại khi nhu cầu VLĐ giảm xuống, dự án sẽ có một khoản tiền thu về. e) Thuế thu nhập DN: Thuế thu nhập DN là một dòng ngân lưu ra của dự án, được xác định dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh của dự án. Thuế thu nhập của DN chịu tác động của phương pháp tính khấu hao và chính sách vay nợ của dự án, khấu hao và lãi vay sẽ tạo ra cho dự án một lá chắn thuế và làm giảm thuế phải nộp. f) Các chi phí gián tiếp: Khi dự án được thực hiện có thể làm tăng chi phí gián tiếp của DN, vì vậy chi phí gián tiếp tăng thêm cũng phải được tính toán xác định để đưa vào dự án. Lưu ý trong trường hợp xem xét dự án của một DN đang hoạt động thì lợi ích và chi phí của dự án đều được xác định trên cơ sở lợi ích và chi phí tăng thêm trong trường hợp có dự án so với không có dự án. Khi quyết định đầu tư khách hàng dựa vào các chỉ tiêu đánh giá dự án như là NPV, IRR, PP hay PI. Tương tự, khi quyết định cho vay ngân hàng cũng dựa vào các chỉ tiêu này. Tuy nhiên, khi lập dự án nộp vào ngân hàng mục tiêu của khách hàng là muốn vay vốn ngân hàng nờn cú thể đó búp mộo cỏc chỉ tiờu này. Do vậy, CBTD cần thẩm định để xỏc định rừ thực chất của dự án. a) Thẩm định cách tính chỉ tiêu hiện giá ròng ( NPV): Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư vì nó có thể hiện giá trị tăng thêm mà dự án đem lại cho DN. Vì một dự án được chấp nhận khi suất sinh lời thực tế của nó IRR bằng hoặc cao hơn suất sinh lời yêu cầu (suất chiết khấu). Theo tiêu chuẩn IRR, dự án được chấp nhận là dự án có IRR lớn hơn hoặc bằng suất sinh lời yêu cầu. Suất sinh lời yêu cầu được chọn ở đây chính là chi phí sử dụng vốn trung bình WACC. Sử dụng chỉ tiêu IRR để đánh giá dự án đầu tư có ưu điểm là có tính đến thời giá tiền tệ, có thể tính IRR mà không cần biết suất chiết khấu và có tính đến toàn bộ ngân lưu. Tuy nhiên, chỉ tiêu này có nhược điểm là có thể một dự án có nhiều IRR. Khi dòng ngân lưu của dự án đổi dấu nhiều lần, dự án có thể có khả năng là có nhiều IRR, vì vậy không biết chọn IRR nào. Ngoài ra, chỉ tiêu IRR còn bị hạn chế khi xếp hạng các dự án loại trừ nhau có qui mô khác nhau hoặc thời điểm đầu tư khác nhau, gọi là các dự án loại trừ nhau về mặt qui mô hoặc các dự án loại trừ nhau về mặt thời gian. Khi thẩm định chỉ tiêu IRR nếu khách hàng sử dụng Excel để tính toán thì ít khi khách hàng có sai sót khi tính chỉ tiêu này. Vấn đề cấn chú ý là cách thức sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá dự án. Thông thường khách hàng tính xong IRR rồi nhưng sau đó lại lúng túng khi sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá dự án. Do đó khi thẩm định, CBTD cần chú ý những sai sót có thể xảy ra như sau:. Nên nhớ rằng sử dụng chỉ tiêu IRR để đánh giá dự án chúng ta cần chọn suất ngưỡng để so sánh. Đứng trên quan điểm ngân hàng hay quan điểm tổng đầu tư, tỷ suất ngưỡng phù hợp được chọn chính là chi phí sử dụng vốn trung bình WACC. Chấp nhận đầu tư dự án khi IRR lớn hơn lãi suất chiết khấu ngân hàng. Trong trường hợp này, khách hàng đã vô tình chọn lãi suất ngân hàng làm tỷ suất ngưỡng để quyết định, do đó, vô tình đồng nhất rủi ro của dự án với rủi ro của ngân hàng. Thật ra, dự án đầu tư thường có rủi ro hơn là rủi ro gởi tiền ngân hàng, cho nên sẽ sai lầm khi sử dụng lãi suất ngân hàng làm tỷ suất ngưỡng để ra quyết định đầu tư dự án. c) Thời gian hoàn vốn: Thời gian hoàn vốn là thời gian để ngân lưu tạo ra từ dự án đủ để bù đắp chi phí đầu tư ban đầu của dự án. Cơ sở để chấp nhận dự án dựa trên tiêu chuẩn. thời gian hoàn vốn là thời gian hoàn vốn phải thấp hơn hoặc bằng thời gian hoàn vốn yêu cầu hay còn gọi là ngưỡng thời gian hoàn vốn. c1) Thời gian hoàn vốn không chiết khấu: Để áp dụng phương pháp thời gian hoàn vốn, trước tiên cần tính số năm hay thời gian hoàn vốn của dự án. Công thức tính thời gian hoàn vốn như sau: n. c2 ) Thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Để khắc phục nhược điểm không quan tâm đến thời giá của tiền tệ của chỉ tiêu thời gian hoàn vốn không chiết khấu, người ta có thể sử dụng phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu. Nội dung của bước thẩm định này là xem xét một số khoản mục của bảng cân đối kế toán qua các năm liên tiếp, để xem sự tăng giảm của các chỉ tiêu này qua các năm đó là bao nhiêu về số tuyệt đối, cũng như số tương đối, rút ra các nhận xét xem sự tăng giảm đó là có hợp lý hay không và nguyên nhân nhân của sự thay đổi đó.