V/ Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư
b) Đối với các định chế tài chính khác
Phải nhận xem xét được: Tên của định chế tài chính, dư nợ tại định chế tài chính, nợ quá hạn.
2.2.8 Xem xét rủi ro của dự án
Một dự án đầu tư, từ khâu chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư đi vào sản xuất có thể xảy ra nhiều rủi ro khác nhau (do nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan), việc tính toán khả năng tài chính của dự án chỉ đúng trong trường hợp dự án không bị ảnh hưởng bởi một rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, việc đánh giá, phân tích, dự đoán các rủi ro có thể xảy ra là rát quan trọng nhằm tăng tính khả thi của phương án tính toán dự kiến cũng như chủ động có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu. Dưới đây là phân loại một số rủi ro chủ yếu bao gồm:
• Rủi ro cơ chế chính sách • Rủi ro xây dựng, hoàn tất
• Rủi ro thị trường, thu thập, thanh toán
• Rủi ro về cung cấp, rủi ro kỹ thuật và vận hàn • Rủi ro môi trường và xã hội
• Rủi ro kinh tế vĩ mô
Các biện pháp giảm thiểu rủi ro
Mỗi loại rủi ro trên đều có các biện pháp giảm nhẹ, những biện pháp này có thể do chủ đầu tư thực hiện đối vối những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh, trách nhiệm của chủ đầu tư, hoặc do ngân hàng phối hợp cùng chủ đầu tư thực hiện đối với những vấn đề mà ngân hàng có thể trực tiếp thực hiện hoặc có thể yêu cầu, can thiệp. Tuỳ theo từng dự án cụ thể với những đặc điểm khác nhau mà CBTD cần tập trung phân tích, đánh giá và đưa ra các điều kiện đi kèm theo với việc cho vay để hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng an toàn vốn vay, từ đó ngân hàng có thể xem xét khả năng tham gia cho vay để đầu tư dự án. Sau đây là một số biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro, cho từng loại rủi ro nêu trên.