Và đây cũng là chỉ tiêu mà Ban lãnh đạo Ngân hàng Á Châu giao cho Chi nhánh. Nhưng trước mắt là một năm 2008 được dự đoán là sẽ khó khăn cho hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, với một Chi nhánh mới thành lập như Ngô Gia Tự sẽ không tránh khỏi nhiều khó khăn. Với việc siết chặt tiền tệ như thế này, Chi nhánh sẽ hạn chế cho vay và điều này dễ mất khách hàng, làm cho Chi nhánh nói chung và bộ phận tín dụng nói riêng sẽ không hoàn thành mục tiêu đã được Ban lãnh đạo giao cho.
2.2.3 Những tồn tại trong hoạt động cấp tín dụng cho DNNVV tại Chi nhánh: nhánh:
Mặt dù ACB luôn đi đầu trong việc giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng thông qua các chương trình kí kết với các tổ chức quốc tế, nhưng có một số chương trình đã hết hạn. Nhưng với mục tiêu khách hàng là cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ACB luôn cố gắng tạo nhiều điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển thông qua nguồn tín dụng của ngân hàng, và chi nhánh Ngô gia tự là một trong những chi nhánh mới thành lập trong năm 2007 cũng nắm rất rõ điều này. Nhưng trong thực tế chi nhánh Ngô gia tự còn gặp nhiều khó khăn trong khâu thực hiện, một phần là chi nhánh mới thành lập, một phần trong quy trình tín dụng CBTD đã không tiến hành các quy trình chặt chẽ. Cụ thể:
Thông tin:
- Việc thu thập thông tin còn sơ sài, mang tính chất một chiều vì chỉ thông qua nội dung kê khai của khách hàng.
- Thiếu nguồn thông tin để đánh giá uy tín của khách hàng.
Nguyên nhân:
- Tính chất kinh doanh còn mang nặng tính tự phát nên rất khó kiểm soát tình hình kinh doanh thực tế.
- CBTD chưa khai thác thêm nguồn thông tin khác ngoài thông tin khách hàng cung cấp.
Phân tích tín dụng:
- CBTD thường chỉ căn cứ vào doanh thu, lợi nhuận để làm cơ sở quyết định cho vay mà không chú ý tới đặc điểm kinh doanh của khách hàng là việc mua bán chịu diễn ra thường xuyên và khá phổ biến. Nên phân tích lưu chuyển tiền tệ là căn cứ quan trọng trong khi cho vay các doanh nghiệp này, việc không phân tích kỹ lưu chuyển tiền tệ có thể gây ra khó khăn cho việc thu hồi nợ vay sau này.
- CBTD là người hiểu rõ khách hàng hơn cả nhưng không được giao quyền phán quyết tín dụng. Điều này tạo ra sự bất cân xứng giữa quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ tín dụng, việc thiếu quyền phán quyết sẽ dẫn đến việc không ý thức đầy đủ trách nhiệm của CBTD đối với việc tiến hành các giai đoạn trong quá trình tín dụng. Điều này có thể dẫn đến việc từ chối một khoản vay tốt và cho vay một khoản vay xấu dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
2.2.4 Nguyên nhân làm phát sinh những tồn tại:1) Nguyên nhân từ các DNNVV: 1) Nguyên nhân từ các DNNVV:
- Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý kém và sức cạnh tranh yếu. Chính những điều này dễ làm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phá sản, vì thế ngân hàng sẽ gặp rủi ro cao khi đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Nguồn số liệu thông tin từ các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đủ độ tin cậy để ngân hàng xem xét, phần lớn các báo cáo chưa được kiểm toán. Điều này hạn chế đáng kể việc mở rộng vả tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng khi xem xét cho vay tín chấp.
- Vốn nhỏ( Bình quân từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng), tỷ lệ vốn tự có tham gia vào các dự án thấp, khoảng 30%. Ví vậy mức độ rủi ro rất lớn, hạn chế nhiều đến quá trình mở rộng và tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng.
- Hệ thống thông tin trao đổi hai chiều giữa ngân hàng và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế: một số doanh nghiệp không mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, vì thế ngân hàng rất khó nắm được tình hình thanh toán của doang nghiệp, rất khó đánh giá tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp trong quá trình thẩm định và quyết định cho vay.
2) Nguyên nhân từ phía Ngân hàng:
- Do chi nhánh mới thành lập, đang khó khăn trong việc thu hút khách hàng. Mặt khác do không có phòng marketing nên việc xây dựng các chiến lược cũng như việc thực hiện việc quảng cáo hình ảnh thương hiệu của ngân hàng còn gặp nhiều trở ngại.
Quy trình tín dụng của ngân hàng chưa có sự phân biệt từng đối tượng:
- Quy trình tín dụng tại chi nhánh thực hiện chung cho tất cả đối tượng mà không phân biệt từng loại đối tượng để cấp tín dụng. Trong khi các doanh nghiệp có quy mô khác nhau có nhu cầu tín dụng cũng như cách thức hoạt động khác nhau. Bởi vậy các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn khi vay vốn ngân hàng do các điều kiện cấp tín dụng cho họ quá rườm rà và phức tạp.
Điều kiện về cho vay không có tài sản đảm bảo còn nhiều khó khăn:
- Trong thực tế có nhiều cán bộ tín dụng khi cho vay thường chú trọng vào tài sản đảm bảo. Họ từ chối ngay khi doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo. Do những quy định về tài sản đảm bảo còn cứng nhấc nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy mô cấp tín dụng cho khác hàng. Trong khi đó hình thức cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo là cơ hội để ngân hàng có thể mở rộng quy mô tín dụng cho các doanh nghiệp có kinh doanh hiệu quả.
Do một số sai sót của cán bộ tín dụng:
- Hiện tại, một cán bộ tín dụng của ngân hàng phụ trách nhiều khách hàng với trách nhiệm cũng ngày càng nặng nề hơn, chính vì quá nhiều công việc và trách nhiệm nên đôi lúc CBTD cũng gặp sai sót. Nếu sai sót có lợi cho khách hàng thì sẽ bị lợi dụng và gây rủi ro cho ngân hàng. Nếu sai sót có hại cho khách hàng làm khách hàng phiền lòng thì sẽ làm ngân hàng mất uy tín, dẫn đến mất khách hàng. Do đặc điểm các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất đông và hoạt động trong nhiều lĩnh vực nên rất dễ dẫn đến sai sót của cán bộ tín dụng.