Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Thực trạng mở rộng tín dụng Ngân hàng đối với DNVVN của chi nhánh NHCT Ba Đình từ năm 2005 đến nay
Trang 1Hiện nay nhà nước đang thực hiện cải cách mạnh mẽ doanh nghiệpthuộc khu vực nhà nước, do đó số lượng doanh nghiệp thuộc khu vực nàyngày càng giảm Cụ thể năm 2004 có 4597 doanh nghiệp nhà nước thì đếnngày 31-12-2006 chỉ còn 3708 doanh nghiệp giảm 19,33% (nguồn: Tổngcục thống kê) Việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước là do nhiều doanhnghiệp làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ, gây thất thoát vốn đầu tư Bên cạnhviệc giảm số lượng, nhà nước đã có những biện pháp nâng cao khả năngcạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước cònlại Nhiều doanh nghiệp được nhà nước cấp bổ sung vốn, đổi mới khoa họccông nghệ, tinh giảm bộ máy quản lý Theo số liệu thống kê tổng hợp chothấy, tỷ trọng các DNVVN ở khu vực quốc doanh theo quy mô lao độnggiảm từ 17,21% năm 2004 xuống còn 11,61% năm 2006 (nguồn: Tổng cụcthống kê).
Trong khi đó với sự khuyến khích của Đảng và Nhà nước, khu vựckinh tế ngoài quốc doanh ngày càng có bước phát triển mạnh mẽ Năm 2004đã có 84003 doanh nghiệp ngoài quốc doanh Đây là khu vực cung cấp sốlượng DNVVN chủ yếu cho nền kinh tế Do tính chất nhỏ lẻ và phân tán trongdân cư các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tận dụng triệt để mọi tiềm năngtrong dân cư phục vụ nhu cầu phát triển nền kinh tế Hiện nay các DNVVN
Trang 2ngoài quốc doanh theo quy mô lao động chiếm khoảng 76,88% tổng số doanhnghiệp ngoài quốc doanh (nguồn: Tổng cục thống kê).
Theo Nghị định 90/NĐ- CP/ 2001, ngày 23/11/2001, DNVVN đượcđịnh nghĩa như sau: “ DNVVN là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đãđăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành có vốn không quá 10 tỷ đồnghoặc số lao động không quá 300 người”.
Bảng 1: Số DNVVN phân theo quy mô lao động
Đơn vị: Tỷ đồng
Tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh84003105167123392Số doanh nghiệp nhà nước có quy mô lao động
doanh theo quy mô lao động
17,21%13,78%11,61%Tỷ trọng DNVVN trong khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh
72,18%75,50%76,88%Tỷ lệ tăng trưởng DNVVN trong khu vực kinh tế
nhà nước theo quy mô lao động
-3,43%-2,17%Tỷ lệ tăng trưởng DNVVN trong khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh theo quy mô lao động
Trang 3Tổng số doanh nghiệp ngoài quốcdoanh
84003 105167 123392Số doanh nghiệp nhà nước có quy mô
quốc doanh theo quy mô vốn
2,55% 0,95% 0,50%Tỷ trọng DNVVN trong khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh theo quy mô vốn
96,15% 97,8% 98,60%Tỷ lệ tăng trưởng DNVVN trong khu
vực kinh tế nhà nước theo quy mô vốn
-1,6% -0,45%Tỷ lệ tăng trưởng DNVVN trong khu
vực kinh tế ngoài quốc doanh theo quymô vốn
Trang 4mà chủ yếu là thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là một tín hiệu đángmừng để khu vực kinh tế này từng bước đi vào cuộc sống, góp phần thựchiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Bên cạnhđó DNVVN cũng là một nhân tố hết sức quan trọng thu hút lực lượng laođộng trong xã hội Sự lớn mạnh của các DNVVN đặc biệt là các DNVVNngoài quốc doanh đang thể hiện là nơi giải quyết việc làm cho người laođộng một cách hiệu quả nhất, hạn chế tệ nạn xã hội, nâng cao đời sống vănhóa, vật chất cho mọi tầng lớp dân cư.
Thật vậy, bởi quy mô của nó nhỏ, vốn tự có ít nên dễ dàng thay đổiloại hình kinh doanh của mình khi tài chính biến động Mặt khác, DNVVNtồn tại ở mọi loại hình kinh tế nên chỉ cần không thích ứng được với nhucầu của thị trường, với tình hình kinh tế - xã hội ở loại hình này thì nó sẽchuyển hướng sản xuất sang loại hình khác cho phù hợp với thị trường.
Hai là: DNVVN có khả năng chấp nhận mọi rủi ro mạo hiểm có thểxảy ra: Cũng xuất phát từ quy mô nhỏ, vốn tự có ít nên doanh nghiệp có thể
mạnh dạn đầu tư vào những ngành mới, những ngành mà lúc đầu đem lạilợi nhuận ít và những ngành sản xuất ra những sản phẩm chỉ đáp ứngnhững nhu cầu cá biệt.
Ba là: DNVVN có vốn đầu tư ban đầu ít, thu hồi vốn nhanh và hiệuquả.
Số vốn kinh doanh ban đầu ủa DNVVN không quá 10 tỷ đồng vàchu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngắn nên khả năng thu hồi
Trang 5vốn nhanh, tăng tốc độ quay vòng vốn để đầu tư vào công nghệ mới, tiêntiến hiện đại tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Bốn là: DNVVN tham gia vào hầu hết các lĩnh vực, các thành phầnkinh tế, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước.
Các DNVVN hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, các thành phần kinhtế, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước.
Các DNVVN hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế: Thươngmại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, nông-lâm-ngư nghiệp,…và hoạt độngdưới mọi hình thức: DNNN, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, côngty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cơsở kinh tế cá thể.
Năm là: DNVVN có bộ máy tổ chức sản xuất, quản lý gọn nhẹ: Với
quy mô nhỏ, số lượng lao động ít, hầu hết mọi người đều được bố trí côngviệc hợp lý, công tác quản lý điều hành mang tính trực tiếp, quan hệ giữangười quản lý với người lao động khá chặt chẽ, từ đó tinh giảm được sựcồng kềnh của bộ máy so với các doanh nghiệp có quy mô lớn.
Sáu là: Hiệu suất tạo việc làm cao: Với một số vốn đầu tư nhỏ nhưng
doanh nghiệp lại cần một số lượng lao động lớn hơn rất nhiều so với cùng sốvốn đó ở các doanh nghiệp lớn.
Bảy là: Khả năng cạnh tranh thấp: Một trong những đặc điểm quan
trọng mà Ngân hàng cần quan tâm khi mở rộng tín dụng cho DNVVN đó làkhả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này kém Do hạn chế về nănglực quản lý, vốn, trình độ công nghệ, khả năng tiếp cận thị trường kém, đặcđiểm này chính là yếu tố tiềm ẩn rủi ro khi Ngân hàng thực hiện choDNVVN vay.
1.1.3 Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế thị trường
Từ những đặc điểm trên ta thấy DNVVN có vai trò rất quan trọng,đóng góp rất lớn cho sự tăng trưởng, phát triển của đất nước.
Trang 6Thứ nhất: DNVVN thu hút lao động, đóng góp vào thu nhập quốcdân của đất nước.
Bởi vì kỹ thuật sản xuất của DNVVN chủ yếu là nửa cơ giới, laođộng sống chiếm tỷ lệ khá cao Mặt khác, phần lớn các doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biếnnông, lâm, hải sản,…nên có khả năng thu hút nguồn lao động, tạo công ănviệc làm cho xã hội và tăng thu nhập đảm bảo đời sống cho người lao động.Giúp giải quyết được vấn đề xã hội của mọi quốc gia.
Thứ hai: DNVVN đáp ứng tích cực nhu cầu tiêu dùng xã hội ngàycàng phong phú đa dạng mà các doanh nghiệp lớn không thể làm được.
Như chúng ta đã biết, hoạt động sản xuất kinh doanh của DNVVNvô cùng phong phú và đa dạng trên hầu khắp các lĩnh vực kinh tế Trongthực tế không phải mặt hàng nào cũng có nhu cầu tiêu dùng lớn, có nhữngmặt hàng mà người tiêu dùng chỉ có những nhu cầu ít thậm chí cá biệt.Song chất lượng, chủng loại, mẫu mã, kiểu cách lại không ngừng thay đổi.Trong trường hợp đó các doanh nghiệp lớn không thể đáp ứng được Tráilại các DNVVN do quy mô sản xuất nhỏ, có khả năng điều chỉnh hoạt độngnên có thể đáp ứng những yêu cầu nói trên của người tiêu dùng một cáchnhanh chóng, thuận tiện Đặc biệt có những mặt hàng mà người tiêu dùngcó nhu cầu không thể sản xuất được ở những doanh nghiệp có quy mô lớn,kỹ thuật hiện đại mà chỉ có thể sản xuất bằng lao động thủ công, phân tántrên cơ sở sản xuất nhỏ và hộ gia đình.
Thứ 3: DNVVN có vai trò quan trọng trong phân phối lưu thông.
Trong quá trình tái sản xuất xã hội, hàng hóa từ khâu sản xuất đếnkhâu tiêu dùng phải qua khâu trung gian đó là khâu lưu thông Các doanhnghiệp lớn khó có thể tổ chức riêng một mạng lưới bán lẻ để tiêu thụ hànghóa của mình mà phải thông qua mạng lưới bán lẻ của các DNVVN, do lợithế của các DNVVN rất thích hợp với lĩnh vực kinh doanh thương mại vàthực hiện các dịch vụ bán lẻ, chỉ cần một số vốn ban đầu nhỏ cũng có thể
Trang 7hoạt động được, còn nơi làm cửa hàng có thể sử dụng ngay nhà của mình,nhân viên bán hàng thường cũng là người trong gia đình Do đó, chi phí lưuthông hàng hóa thấp Chính vì vậy, mà hệ thống cửa hàng kinh doanhthương mại- dịch vụ vừa và nhỏ được đặt ở hầu khắp các khu vực côngnghiệp, tụ điểm dân cư để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân mộtcách nhanh chóng và thuận tiện.
Thứ tư: DNVVN có vai trò đối với sự phát triển kinh tế địa phương,khai thác tiềm năng và thế mạnh của từng vùng.
Do quy mô vừa và nhỏ nên các DNVVN có thể đặt văn phòng, nhàxưởng, nhà kho ở khắp mọi nơi trên đất nước, cả những nơi cơ sở hạ tầngchưa phát triển như vùng núi cao, hải đảo, ở vùng nông thôn rộng lớn nhằmkhai thác tiềm năng và thế mạnh của từng vùng Nhất là tài nguyên trênmặt đất thuộc ngành nông, lâm, hải sản Để khai thác có hiệu quả lao động,tài nguyên và ngành nghề đang còn rất lớn của từng địa phương, từng vùnglãnh thổ cần tập trung đẩy nhanh sự phát triển của một số ngành mà nước tacòn nhiều tiềm năng như: các ngành nông-lâm-hải sản và ngành côngnghiệp chế biến nông-lâm-hải sản Trong những năm trước mắt, chúng tacòn gặp nhiều khó khăn về vốn và kỹ thuật nên trong việc đầu tư khai tháccác nguồn lực của đất nước Đảng ta đã “ chú trọng quy mô vừa và nhỏ, vốnđầu tư ít” thu hồi nhanh theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài”.
DNVVN với đặc điểm ít vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém nên tỷlệ lao động trong các DNVVN thường lớn rất thích hợp với những ngànhcần nhiều lao động thủ công như chế biến thủy sản đông lạnh, may mặc,giày da, công nghệ chế biến.
Thứ năm: DNVVN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngCNH-HĐH đất nước.
Phát triển DNVVN sẽ đem lại những chuyển biến hết sức quan trọngvề cơ cấu kinh tế, từ nền sản xuất thuần nông sang nền kinh tế công nghiệpphát triển mạnh, kéo theo sự phát triển của các ngành thương mại, dịch vụ,
Trang 8làm tăng tỷ trọng khu công nghiệp, dịch vụ, thu hẹp dần tỷ trọng khu vựcnông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân.
Thứ sáu: DNVVN là nơi đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện trong thực tếmột đội ngũ doanh nhân mới trong kinh tế thị trường.
Bắt đầu từ kinh doanh quy mô nhỏ song được làm quen với môitrường kinh doanh, một số doanh nghiệp đã trưởng thành và phát triểnthành những doanh nghiệp có quy mô lớn, hình thành nên những nhà doanhnghiệp lớn có tài và có kinh nghiệm đưa doanh nghiệp của mình nhanhchóng phát triển.
Như vậy, vai trò của DNVVN trong nền kinh tế là không thể phủnhận, song vấn đề thiếu vốn để thực hiện sản xuất kinh doanh đang là vấnrất cấp thiết, gây khó khăn trở ngại cho DNVVN Để giúp DNVVN thoátkhỏi tình trạng này con đường dẫn vốn cho DNVVN tối ưu nhất, hiệu quảnhất là thông qua NHTM Do đó trong thời gian trước mắt cả DNVVN vàNgân hàng cần phải nỗ lực hơn nữa để vốn tín dụng đến được cácDNVVN.
1.2 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VẤN ĐỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNGĐỐI VỚI DNVVN
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và các hình thức tín dụng Ngân hàng
* Khái niệm tín dụng Ngân hàng
Trước hết ta cần hiểu NHTM là gì?
Theo luật các tổ chức tín dụng: NHTM là loại hình tổ chức tín dụngđược thực hiện toàn bộ các hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinhdoanh khác có liên quan.
Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụNgân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền gửiđể cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Như vậy, tín dụng là một mảng rất quan trọng trong hoạt động Ngânhàng.Vậy tín dụng là gì? Người ta có thể hiểu tín dụng theo các nghĩa sau:
Trang 9-Tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả.
-Tín dụng là sự chuyển dịch vốn dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vậtcủa một tổ chức hay cá nhân này cho một tổ chức hay cá nhân khác sửdụng trong một thời gian nhất định trên nguyên tắc hoàn trả.
-Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ ngườisở hữu sang người sử dụng, sau một khoảng thời gian nhất định được quaylại với người sở hữu với một lượng giá trị lớn hơn.
Như vậy tùy theo từng góc độ nghiên cứu mà người ta có thể hiểu tíndụng theo những cách khác nhau nhưng bản chất của tín dụng là một giaodịch về tài sản giữa một bên là người cho vay với một bên là người đi vay trêncơ sở có hoàn trả cả gốc và lãi Và như vậy, tín dụng Ngân hàng có thể đượcđịnh nghĩa như sau:
Tín dụng Ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa)giữa bên cho vay (Ngân hàng) và bên đi vay (các cá nhân, doanh nghiệp vàcác chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vaysử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có tráchnhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạnthanh toán.
*Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng
Từ khái niệm trên ta rút ra một số đặc điểm cơ bản của tín dụngNgân hàng sau:
- Tín dụng là lòng tin: Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường có sự
cạnh tranh gay gắt thì càng cần phải có lòng tin mới đảm bảo cho quan hệtín dụng.
- Tín dụng Ngân hàng có tính thời hạn: Tín dụng chỉ là sự chuyển
nhượng tạm thời, để thực hiện được một hành vi cấp tín dụng Ngân hàngphải tạo lập cho mình một lượng vốn mà Ngân hàng tạo lập được chủ yếutừ bên ngoài Tính thời hạn nó còn được hình thành dựa trên khoản thu củakhách hàng.
Trang 10- Tín dụng Ngân hàng mang tính hoàn trả: Đặc điểm này xuất
phát từ tính chuyển nhượng tạm thời, tính sở hữu về vốn trong quá trìnhchuyển nhượng; xuất phát từ sự bảo toàn vốn, sự tồn tại phát triển củamỗi Ngân hàng.
- Tín dụng Ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro: Vì tín dụng không chỉ
phụ thuốc vào yếu tố người cho vay và người đi vay mà nó còn phụ thuộcvào nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến môi trường hoạt động của Ngân hàngvà khách hàng, nó nằm ngoài dự đoán của họ.
* Các hình thức của tín dụng ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường, nhiều hoạt động kinh tế diễn ra hết sứcđa dạng, phong phú Để đáp ứng sự đa dạng, phong phú đó của nền kinh tế,đòi hỏi Ngân hàng phải đưa ra những hình thức tín dụng cho phù hợp vớitừng hoạt động kinh tế đó Theo từng hình thức khác nhau Ngân hàng cóthể chia tín dụng Ngân hàng ra nhiều loại:
- Căn cứ vào thời hạn cho vay: Có tín dụng ngắn hạn, tín dụng trunghạn và tín dụng dài hạn.
+ Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn đến 12 tháng,được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của doanh nghiệp và cácnhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân Hình thức cấp tín dụng chủ yếu làcho vay bằng tiền.
+ Tín dụng trung hạn: Là hình thức cấp tín dụng có thời hạn từ 12tháng đến 5 năm Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư vàoTSCĐ cho các doanh nghiệp để khai thác, tận dụng năng lực hiện có, mởrộng, hiện đại hóa những tài sản đã có của doanh nghiệp
+ Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm và thờihạn tối đa có thể lên đến 20 hoặc 30 năm, cá biệt lên đến 40 năm Nó baogồm đầy đủ các hình thức cấp tín dụng như tín dụng trung hạn nhưng khácvề thời gian.
- Căn cứ vào đối tượng cấp tín dụng:
Trang 11+ Tín dụng vốn lưu động: Là tín dụng có thời hạn nhỏ hơn 12 tháng,vốn Ngân hàng cấp ra gắn với tài sản lưu động.
+ Tín dụng vốn cố định: Vốn Ngân hàng cấp ra gắn với tài sản cốđịnh, trên cơ sở xác định đối tượng cụ thể thì quan hệ tín dụng mới diễn ra.
- Căn cứ vào mục đích sử dụng:
+ Tín dụng cho sản xuất: Là loại tín dụng phục vụ trực tiếp cho hoạtđộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và cá nhân, được chia theonhiều ngành kinh tế ( công nghiệp, nông nghiệp, giao thông…).
+ Tín dụng cho tiêu dùng: Là loại tín dụng nhằm mục đích tài trợ chocác nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân như: mua xe, mua nhà…
- Căn cứ vào hình thái giá trị:
+ Tín dụng bằng tiền: Là loại tín dụng mà hình thái cấp tín dụng làbằng tiền.
+ Tín dụng bằng hiện vật: Là loại tín dụng mà hình thái cấp tín dụnglà bằng hiện vật.
Tùy theo từng đối tượng khách hàng, từng nhu cầu, mục đích sửdụng vốn cũng như khả năng nguồn vốn của mình mà Ngân hàng và kháchhàng có sự thỏa thuận về các loại tín dụng cho phù hợp.
1.2.2 Vai trò tín dụng Ngân hàng đối với DNVVN
Cùng với việc phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa, tín dụngNgân hàng ngày càng có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng.
Một là: TDNH là công cụ tích tụ tập trung vốn hỗ trợ cho các doanhnghiệp tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, việc mở rộng sản xuấttheo chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu khách quan của việc tồn tại của cácdoanh nghiệp nhất là các DNVVN Thực hiện yêu cầu này nếu chỉ dựa vàolợi nhuận thu được trong nội bộ doanh nghiệp được tích lũy thì mất rấtnhiều thời gian và không phải doanh nghiệp nào cũng làm được Nhưng
Trang 12nếu thông qua sự hỗ trợ từ NHTM thì việc đó được thực hiện một cáchnhanh chóng.
Hai là: TDNH giúp doanh nghiệp tự do di chuyển vốn từ ngành nàysang ngành khác.
Trong cơ chế thị trường Mác đã chỉ rõ “ Việc sản xuất kinh doanh vìđộng cơ lợi nhuận tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh trong nội bộ ngành vàcạnh tranh giữa các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau”.
Trong mỗi ngành kinh doanh khác nhau do điều kiện kinh tế, kỹthuật, tổ chức quản lý khác nhau nên cùng một lượng vốn đầu tư vào cácngành như nhau nhưng khối lượng lợi nhuận thu được trong cùng mộtkhoảng thời gian lại không như nhau Từ đó, dẫn đến sự cạnh tranh dichuyển vốn từ ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp sang ngành có tỷ suất lợinhuận cao.
Tuy nhiên, việc di chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác khôngphải doanh nghiệp nào muốn là có thể làm được, vì phải có những điềukiện nhất định Song điều kiện khó khăn nhất tiên quyết là điều kiện đổimới vốn cố định tức là loại bỏ những thiết bị, kỹ thuật công nghệ sản xuấtmặt hàng cũ, mua sắm thiết bị kỹ thuật và công nghệ mới để sản xuất mặthàng mới.
Việc TCTD cung ứng vốn cho doanh nghiệp thuộc các ngành sảnxuất khác nhau trong việc tự do di chuyển vốn từ ngành này, lĩnh vực nàysang ngành khác, lĩnh vực khác có ý nghĩa về nhiều mặt Một mặt, TDNHvới chức năng phân phối thực hiện sự phân phối lại vốn giữa các ngành phùhợp với yêu cầu sử dụng vốn trong nền kinh tế quốc dân một cách hiệu quả,góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.Mặt khác, TDNH góp phần vào việc bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận giữacác doanh nghiệp thuộc ngành trong nền kinh tế quốc dân một cách hợp lý.
Ba là: TDNH góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năngcạnh tranh của các DNVVN.
Trang 13Trong điều kiện nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay,các DNVVN muốn đứng vững được trên thị trường thì phải nỗ lực để tồntại và không ngừng phát triển nhưng do ít vốn, trình độ quản lý yếu kém,trình độ công nghệ lạc hậu gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trìnhcạnh tranh và mở rộng phát triển Để có được lượng vốn lớn phục vụ chođầu tư phát triển doanh nghiệp, trong khi vốn tự có là có hạn mà khả năngtích lũy của doanh nghiệp thấp buộc các doanh nghiệp phải tìm đến vốnTDNH Nguồn vốn từ Ngân hàng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanhnghiệp với lãi suất phù hợp đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động kinhdoanh có lãi, giúp doanh nghiệp thực hiện được mục đích của mình, mởrộng sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thị phần.
Bốn là: TDNH góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho DNVVN.
Trong nền kinh tế thị trường, hiếm có doanh nghiệp nào sử dụng vốntự có của mình để sản xuất kinh doanh Nguồn vốn vay của Ngân hàng sẽgiúp cho DNVVN tối ưu hóa được hiệu quả sử dụng vốn, với chi phí hợp lýnhằm nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Năm là: TDNH góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn củaDNVVN.
Một nguyên tắc bất di bất dịch khi doanh nghiệp sử dụng vốn tíndụng của Ngân hàng đó là: Doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tín dụng,phải có trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi tiền vay đầy đủ đúng hạn cho dùdoanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không, nếu quá hạn doanh nghiệpkhông trả được nợ vay thì phải hoàn toàn chịu tổn thất về kinh tế do phạtlãi suất quá hạn rất cao, đặc biệt là làm mất lòng tin của Ngân hàng cấp tíndụng Hơn nữa, khi thực hiện cho vay, Ngân hàng cũng chỉ quan tâm đếnnhững khách hàng làm ăn có hiệu quả, có khả năng tài chính lành mạnh vàcó khả năng hoàn trả nợ cho Ngân hàng Chính vì vậy, ngay từ khi thiết lậpphương án sản xuất kinh doanh doanh nghiệp đã phải quan tâm tới việc:Kinh doanh cái gì? Bằng cách nào? Thị trường đầu vào và đầu ra như thếnào? Doanh nghiệp cũng không chỉ quan tâm đến việc thu hồi vốn như thế
Trang 14nào mà còn phải quan tâm tới việc sử dụng vốn ra sao để làm tăng nhanhvòng quay của vốn đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất tiền vaythì kinh doanh mới có lãi Như vậy, TDNH là động lực thúc đẩy cácDNVVN làm ăn có hiệu quả hơn.
1.2.3 Vấn đề mở rộng tín dụng đối với các DNVVN
1.2.3.1 Quan niệm về mở rộng tín dụng đối với các DNVVN
Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gaygắt, bất cứ một doanh nghiệp nào muốn đứng vững và phát triển trong hoạtđộng kinh doanh, đòi hỏi doanh nghiệp đó phải không ngừng mở rộng vàcải thiện chất lượng sản phẩm- dịch vụ của mình nhằm đáp ứng tốt nhu cầuđặt ra của nền kinh tế Ngân hàng là loại hình kinh doanh tiền tệ và dịch vụNgân hàng, nhằm tìm kiếm lợi nhuận nên cũng không nằm ngoài quy luậtđó Tuy nhiên để thực hiện được việc mở rộng tín dụng trước hết ta phảihiểu được mở rộng tín dụng là gì?
Có thể nói, cách hiểu đơn giản nhất đối với mở rộng tín dụng đó là:Mở rộng là làm cho quy mô phạm vi lớn hơn trước và theo cách hiểu đó thìmở rộng tín dụng là sự tăng lên về mặt quy mô, khối lượng, số lượng tíndụng tức là nói đến sự tăng trưởng tín dụng theo chiều ngang.
Và như vậy, mở rộng tín dụng đối với các DNVVN chính là làm thếnào để quy mô, khối lượng, số lượng tín dụng ngày càng lớn hơn, đáp ứngnhiều nhất nhu cầu về vốn ngày càng tăng của các DNVVN, làm cho tỷtrọng tín dụng đối với các DNVVN trong tài sản của Ngân hàng tăng lên.
Việc mở rộng tín dụng đối với DNVVN được thể hiện:
- Mở rộng tín dụng phải thỏa mãn tối đa các nhu cầu hợp lý củakhách hàng về khối lượng tín dụng, đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụngcũng như các dịch vụ bảo lãnh.
- Mở rộng tín dụng phải được xác định trên cơ sở: Đa dạng hóa đốitượng khách hàng (ở mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực hoạt động), cácsản phẩm dich vụ cũng như các đối tượng cho vay.
Trang 15- Mở rộng tín dụng phải đi cùng với nỗ lực tìm kiếm thị trường, mởrộng mạng lưới cấp tín dụng cho DNVVN.
1.2.3.2 Các tiêu thức để đánh giá việc mở rộng tín dụng đối vớiDNVVN
- St-1: là số lượng khách hàng DNVVN năm thứ t-1.b Tốc dộ tăng số lượng khách hàng là DNVVN
* Mở rộng doanh số cho vay dối với DNVVN
Doanh số cho vay đối với DNVVN là số tiền mà NH đã thực hiện giải ngân cho khách hàng DNVVN trong một khoảng thời gian nhất định.
a.Mức tăng doanh số cho vay đối với DNVVNMDS = DSt - DSt-1
Trang 16Trong đó:
- MDS: là mức tăng doanh số cho vay đối với DNVVN.- DSt: là doanh số cho vay đối với DNVVN năm thứ t.- DSt-1: là doanh số cho vay đối với DNVVN năm thứ t-1.b.Tốc độ tăng doanh số cho vay đối với DNVVN
- DS: là doanh số cho vay của hoạt động tín dụng
Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay đối với các DNVVN chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh số cho vay.
* Mở rộng dư nợ tín dụng đối với các DNVVN
Dư nợ tín dụng đối với DNVVN phản ánh quy mô tín dụng NH đối với DNVVN tại một thời điểm nhất định.
a.Mức tăng dư nợ tín dụng đối với DNVVNMDN = DNt - DNt-1
Trong đó:
- MDN: là mức tăng dư nợ tín dụng đối với DNVVN.
- DNt: là dư nợ tín dụng đối với DNVVN năm thứ t.- DNt-1: là dư nợ tín dụng đối với DNVVN năm thứ t-1.
Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về số tuyệt đối của dư nợ tín dụng đối với DNVVN
b.Tốc độ tăng dư nợ tín dụng đối với DNVVN
Trang 17Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng của dư nợ tín dụng đối với DNVVNnăm nay so với năm trước.
c.Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNVVN
- DN: là tổng dư nợ cho vay của NH.
Chỉ tiêu này phản ánh chi tiêu dư nợ tín dụng đối với DNVVN chiếmbao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ tín dụng của NH.
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng đối vớiDNVVN
Việc tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng đốivới DNVVN là điều rất có ý nghĩa, từ đó để tìm ra các giải pháp nhằm tháogỡ những khó khăn để thực hiện mục tiêu chung của NHTM là mở rộngquy mô tín dụng an toàn và hiệu quả.
1.2.4.1 Các nhân tố khách quan
- Nhân tố kinh tế: Đó là những biến động của nền kinh tế, trình độ
phát triển cũng như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tác động mạnh mẽtới hoạt động TDNH nói chung và TDNH đối với các DNVVN nói riêng.Thật vậy, khi nền kinh tế ở trạng thái tăng trưởng cao và ổn định, môitrường kinh doanh ít biến động, hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi thìnhu cầu vốn của các doanh nghiệp tăng lên tạo cơ hội cho Ngân hàng mởrộng tín dụng và ngược lại sẽ làm cho TDNH bị thu hẹp hoặc có thể khôngphát triển được.
Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng của các NHTM còn chịu ảnhhưởng trực tiếp bởi các công cụ chính sách tiền tệ của NHNN Các công cụchính sách tiền tệ đều tác động trực tiếp vào dự trữ của hệ thống NHTM và
Trang 18qua đó tác động đến mức lãi suất thị trường tiền tệ liên Ngân hàng Lãi suấtthị trường tiền tệ liên Ngân hàng sẽ tăng lên khi NHNN thực hiện nghiệpvụ bán các chứng khoán, tăng lãi suất tái chiết khấu, thắt chặt các điều kiệntái chiết khấu hoặc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc Điều này xảy ra làm cho cácNHTM buộc phải tăng lãi suất cho vay và thu hẹp tín dụng đối với cácdoanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng Lãi suất thị trường tiền tệliên Ngân hàng giảm xuống khi NHNN điều tiết các công cụ của nó theochiều hướng ngược lại và sẽ có tác động mở rộng tín dụng đối với cácdoanh nghiệp
- Nhân tố chính trị- Xã hội: Tình hình chính trị, an ninh trật tự, an
toàn xã hội…ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ TDNH Thật vậy, nếu ở mộtnơi nào đó chính trị không ổn định, an toàn xã hội không đảm bảo sẽ gâytâm lý không yên tâm cho các chủ đầu tư, dẫn đến nhu cầu vay vốn cũnghạn chế, ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng của Ngân hàng Ngược lạisẽ kích thích các chủ đầu tư mở rộng quy mô hoạt động của mình Và nhưvậy làm cho nhu cầu vốn tín dụng tăng lên tạo cho ngân hàng có cơ hội mởrộng tín dụng.
- Nhân tố pháp lý: Các quy định của pháp luật đồng bộ, nhất quán
và ổn định thì sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạtđộng tín dụng nói riêng của Ngân hàng thuận tiện, góp phần vào sự cạnh tranhlành mạnh giữa các Ngân hàng trong hoạt động tín dụng và đó cũng là cơ sởpháp lý để các Ngân hàng giải quyết các khiếu nại, tố cáo khi có tranh chấpxảy ra Giúp Ngân hàng an toàn mở rộng tín dụng cho nền kinh tế.
1.2.4.2 Các nhân tố chủ quan
* Từ phía Ngân hàng
Việc mở rộng tín dụng đối với các DNVVN không chỉ chịu tác độngbởi những nhân tố bên ngoài mà còn chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi nhữngnhân tố bên trong từ chính bản thân Ngân hàng như: Nguồn vốn của Ngânhàng, các chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, quy mô hoạt động…
Trang 19- Về nguồn vốn của Ngân hàng: Đó là yếu tố tiền đề để mở rộng tín
dụng cho DNVVN, trong đó:
+ Vốn huy động: Là nguồn chủ yếu để Ngân hàng cho vay nhưngmỗi loại tiền gửi lại có đặc điểm riêng và có sự biến động khác nhau Tiềngửi không kỳ hạn và ngắn hạn thì thường xuyên biến động còn tiền gửi cókỳ hạn và dài hạn thì ổn định hơn Vốn huy động càng lớn, càng ổn định thìkhả năng mở rộng tín dụng của Ngân hàng càng lớn.
+ Vốn tự có: Đối với mỗi NHTM thì việc mở rộng tín dụng còn phụthuộc vào mức vốn tự có của mỗi Ngân hàng Luật của các TCTD đã quyđịnh rõ: Tổng dư nợ cho vay của một khách hàng không vượt quá 15% vốntự có của các NHTM Vì vậy, vốn tự có của các NHTM quyết định khốilượng tín dụng tối đa mà Ngân hàng có thể đầu tư cho một doanh nghiệp.
- Các chính sách tín dụng: Đó là các yếu tố về hạn mức cho vay, kỳ
hạn của khoản vay, lãi suất cho vay… tất cả các yếu tố đó tác động trựctiếp tác động tới việc mở rộng tín dụng của Ngân hàng Nếu một chính sáchtín dụng linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn sẽgiúp cho Ngân hàng thực hiện được mục tiêu mở rộng tín dụng và đảm bảochất lượng tín dụng.
- Quy trình tín dụng: Mở rộng tín dụng trên cơ sở tôn trọng các
bước trong quy trình tín dụng Song không phải cứ tuân thủ một cách cứngnhắc theo từng công đoạn mà phải linh hoạt trong từng trường hợp cụ thểđể bảo vệ lợi ích cho cả Ngân hàng và khách hàng.
Điều này cũng để hạn chế việc bỏ lỡ những khách hàng tốt cho vay kháchhàng xấu, thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng.
- Quy mô hoạt động của Ngân hàng: Cũng ảnh hưởng tới việc mở
rộng tín dụng nói chung và tín dụng cho DNVVN nói riêng, Ngân hàng nàocó quy mô càng lớn, địa bàn hoạt động càng rộng, có danh tiếng và uy tíncao trên thị trường thì sẽ thu hút khách hàng đến giao dịch, tạo điều kiện đểmở rộng tín dụng.
* Từ chính bản thân các DNVVN
Trang 20Việc mở rộng tín dụng Ngân hàng đối với DNVVN còn chịu ảnhhưởng rất lớn từ phía bản thân doanh nghiệp: Mặc dù các DNVVN hoạtđộng trong môi trường pháp lý mới, hoàn thiện hơn Song Ngân hàng cũngkhông dám cho vay mà không có sự xem xét và đánh giá kỹ lưỡng, vì vấnđề quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập, tình trạng “doanh nghiệp ma” vẫnthường xuyên xảy ra không phải là nhỏ, buôn lậu, trốn thuế thường xuyênxảy ra, thậm chí có nhiều doanh nghiệp sử dụng giấy tờ giả mạo để thànhlập doanh nghiệp lừa đảo vay vốn Ngân hàng Chính những lý do đó nênNgân hàng rất e ngại khi mở rộng cho vay DNVVN.
Bên cạnh đó, một yếu tố nữa xuất phát từ chính bản thân các doanhnghiệp cũng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mở rộng tín dụng của cácNHTM Đó là chiến lược quản trị tài chính của doanh nghiệp Chiến lượcquản trị tài chính của doanh nghiệp bao gồm hai loại: Chiến lược tài chínhbảo thủ và chiến lược tài chính năng động Nếu một doanh nghiệp có chiếnlược tài chính bảo thủ thì phần lớn nhu cầu vốn của doanh nghiệp sẽ đượctài trợ bằng vốn lưu động ròng (đối với nhu cầu vay ngắn hạn) hay cáckhoản nợ từ bên thứ ba, còn doanh nghiệp rất hạn chế vay Ngân hàng Điềunày cũng làm cho khả năng mở rộng tín dụng của các NHTM trở nên khókhăn hơn Còn nếu doanh nghiệp có chiến lược quản trị năng động thìnguồn vốn vay của Ngân hàng sẽ chiếm tỷ trọng lớn và do đó mà khả năngmở rộng tín dụng của NHTM cũng được nâng cao hơn
Ngoài ra, còn rất nhiều các nhân tố khác ảnh hưởng tới việc mở rộngtín dụng của Ngân hàng Ngân hàng cần phải quan tâm đến các nhân tố ảnhhưởng để tìm ra hướng giải quyết cho riêng Ngân hàng mình, thực hiện tốtmục tiêu mở rộng tín dụng Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần phải học hỏikinh nghiệm từ các nước trong khu vực và trên thế giới, có như vậy côngtác mở rộng tín dụng mới thực sự hiệu quả và có ý nghĩa.
1.3 Kinh nghiệm của các NHTM ở một số nước trong việc mở rộng tíndụng đối với DNVVN và bài học rút ra đối với Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm của NHTM ở một số nước
Trang 21Ở mỗi quốc gia, việc mở rộng tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn choDNVVN là khác nhau, tùy thuộc vào trình độ phát triển của hệ thống tàichính Ngân hàng và chính sách kinh tế mỗi nước Vì vậy, mỗi nước sẽ cónhững chính sách hỗ trợ huy động vốn khác nhau đối với DNVVN nhằmgiúp các doanh nghiệp này tăng khả năng tiếp cận được với vốn của Ngânhàng đồng thời tạo cho Ngân hàng tăng trưởng về tín dụng.
1.3.1.1 Ở Nhật Bản
Nhật Bản đi lên từ một nước nghèo tài nguyên, thiên nhiên khắcnghiệt nhưng với tiềm lực kinh tế đủ mạnh như hiện nay, Nhật Bản đã tựkhẳng định mình, không ai có thể phủ nhận tài năng kinh doanh cuả ngườiNhật Vào đầu những năm 1950, Nhật đã có những chính sách dành choDNVVN, trong đó dành một sự ưu ái đặc biệt cho việc mở rộng tín dụngđối với DNVVN nhằm tháo gỡ những khó khăn cản trở việc tăng vốn trongquá trình sản xuất kinh doanh như: Hệ thống hỗ trợ tín dụng thấp, thiếu sựbảo đảm vốn vay…Các biện pháp hỗ trợ được thực hiện thông qua: Hệthống hỗ trợ tín dụng và các tổ chức tài chính công cộng phục vụ choDNVVN Hệ thống hỗ trợ tín dụng giúp doanh nghiệp tiếp cận được vốnTDNH, tạo điều kiện cho họ vay vốn của các TCTD tư nhân thông qua bảolãnh của hiệp hội bảo lãnh tín dụng trên cơ sở của hợp đồng bảo lãnh.Ngoài ra, hiệp hội bảo lãnh tín dụng còn có chức năng mở rộng các khoảntín dụng bổ sung cho các DNVVN.
1.3.1.2 Ở Đài Loan
Ngay trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, Đài Loan đã chú trọngphát triển DNVVN Đặc biệt, khuyến khích phát triển DNVVN ở một sốngành sản xuất như: Nhựa, dệt, kính, xi măng, gỗ để giải quyết lao động vàtăng khả năng thích ứng của doanh nghiệp từ đó vươn ra chiếm lĩnh một sốlĩnh vực ở thị trường thế giới Hiện nay, số lượng DNVVN ở Đài Loanchiếm khoảng 70% trên tổng số doanh nghiệp, tạo ra khoảng 50% sảnlượng công nghiệp, 40% giá trị xuất khẩu và chiếm hơn 70% chỗ làm việc.
Trang 22Để đạt được những thành tựu đó, Đài Loan đã giành nhiều nỗ lực để xâydựng và thực thi chính sách mở rộng tín dụng đối với DNVVN Cho đếnnay có rất nhiều Ngân hàng quốc doanh và Ngân hàng tư nhân đứng ra tàitrợ vốn cho DNVVN.
Đồng thời nhận thức được những khó khăn của DNVVN trong việcthế chấp tài sản vay vốn Ngân hàng Năm 1974, Đài Loan đã thành lập quỹbảo lãnh tín dụng nhằm chia sẻ rủi ro đối với các TCTD, tạo cho các TCTDtin tưởng hơn vào việc tài trợ vốn cho DNVVN, tránh được sự e ngại trongmở rộng tín dụng cho DNVVN Ngoài ra, Đài Loan còn áp dụng nhiều biệnpháp khác như: Giảm lãi suất cho vay đối với những khoản vay để muasắm máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất, mời cácchuyên gia đến giúp các DNVVN Với những giải pháp này, Ngân hàng đãxây dựng cho mình một hình ảnh đẹp trong doanh nghiệp, tạo cho doanhnghiệp cảm giác an tâm, tin tưởng, từ đó giúp Ngân hàng mở rộng tín dụngcho DNVVN.
1.3.2 Bài học rút ra đối với Việt Nam
Qua một số kinh nghiệm của các nước đã trình bầy ở trên, Việt Namcó thể xây dựng cho mình những chính sách hỗ trợ nói chung và hỗ trợ tàichính nói riêng đối với DNVVN Trên cơ sở học hỏi có chọn lọc và sángtạo để phù hợp điều kiện cụ thể của đất nước, có thể tổng kết một số nộidung sau:
Thứ nhất: Cần tạo ra môi trường bình đẳng cho các DNVVN ngoài
quốc doanh với DNNN khi vay vốn Ngân hàng Nhà nước cần có chínhsách trợ giúp Ngân hàng mở rộng tín dụng, cho vay ưu đãi hoặc ít nhấtcũng có sự bình đẳng về thủ tục, thời hạn vay, lượng vốn vay và lãi suấtvay giữa DNVVN với doanh nghiệp lớn, DNVVN ngoài quốc doanh vớiDNNN Các NHTM nên thành lập kênh tín dụng riêng cho DNVVN nhằmtạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tiếp cận được với vốn tín dụng củaNgân hàng.
Trang 23Thứ hai: Triển khai rộng rãi mô hình quỹ bảo lãnh tín dụng cho các
DNVVN giúp Ngân hàng đảm bảo khoản vay thu hồi được nợ một cáchchắc chắn, tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng tín dụng cho DNVVN.
Thứ ba: Mở rộng hình thức thuê mua giúp các DNVVN tháo gỡ tình
trạng vốn bị đóng băng và giảm bớt rủi ro Để hình thức tín dụng này thựcthi hiệu quả các NHTM này phải am hiểu nhu cầu của các DNVVN cũngnhư thị trường máy móc, thiết bị, công nghệ mà họ còn nhu cầu đồng thờihệ thống văn bản pháp quy phải được hoàn thiện, quy định chặt chẽ quyềnvà nghĩa vụ giữa các bên tham gia.
Thứ tư: Bên cạnh đó, Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa các văn bản
pháp luật, các giấy tờ như: Giấy phép kinh doanh, quyền sử dụng đất, hồ sơsổ đỏ đất đai…cần được quản lý chặt chẽ Có như vậy, Ngân hàng mớikhông gặp rủi ro khi mở rộng tín dụng cho DNVVN.
Tóm lại: Qua phần lý luận cơ bản đã trình bầy ở trên, ta đã phần nào
hiểu được vai trò quan trọng của DNVVN trong sự nghiệp CNH- HĐH đấtnước cũng như những đóng góp to lớn của TDNH đáp ứng nhu cầu vốn chosản xuất kinh doanh của DNVVN Qua tìm hiểu kinh nghiệm của một sốquốc gia cho thấy, quốc gia nào quan tâm đến sự phát triển của DNVVNthì quốc gia đó sẽ có nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHCT Ba Đình
Chi nhánh NHCT Ba Đình- tiền thân là chi nhánh Ngân hàng ĐộiCấn, được thành lập năm 1958, là một trong những đơn vị Ngân hàng được
Trang 24thành lập đầu tiên trên địa bàn thủ đô Hà Nội, thực hiện hai chức năng chủyếu là quản lý Nhà nước và kinh doanh tiền tệ.
Nghị định 53/HĐBT ban hành ngày 26/3/1988 với nội dung đổi mớihoạt động Ngân hàng đã chính thức chuyển hoạt động của NHCT Ba Đìnhsang thời kỳ kinh doanh tiền tệ chuyên nghiệp.
Ngày 14/11/1990 chủ tịch hội đồng bộ trưởng ra quyết định 402/CTvề việc thành lập NHCT Việt Nam, NHCT Ba Đình trở thành một chinhánh của NHCT Thành phố Hà Nội.
Ngày 24/3/1993 tổng giám đốc NHCT Việt Nam đã ra quyết định số93/ NHCT- TCCB về việc giải thể chi nhánh NHCT Thành phố Hà Nội.Đồng thời chuyển giao hoạt động của chi nhánh NHCT trên địa bàn thủ đôtrực thuộc NHCT Việt Nam Theo đó, chi nhánh có tên gọi mới là chinhánh NHCT khu vực Ba Đình hoạt động với tư cách là chi nhánh trựcthuộc NHCT Việt Nam.
Ngay từ khi mới thành lập NHCT khu vực Ba Đình đã gặp phải rấtnhiều khó khăn, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, tổ chức bộ máy cồngkềnh, biên chế lao động quá đông, trình độ cán bộ còn nhiều yếu kém ( trên80% trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo ), phương tiện làm việc thiếu thốn,phương thức lao động thủ công là chủ yếu… Nhưng trong quá trình hoạtđộng của mình, NHCT khu vực Ba Đình đã luôn bám sát các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước, nắm bắt kịp thời các thông tin của thịtrường, kết hợp với hoàn cảnh thực tế để có chiến lược kinh doanh phùhợp, vừa kinh doanh tín dụng và dịch vụ trong cơ chế thị trường có hiệuquả an toàn, vừa góp phần tăng trưởng kinh tế và thực hiện chính sách củaNhà nước Nhờ đó cho đến nay chi nhánh đã trở thành một trong những chinhánh hoạt động có hiệu quả nhất của NHCT Việt Nam.
Phạm vi hoạt động của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình không chỉbó hẹp trong địa bàn quận Ba Đình mà nó còn vươn ra toàn thành phố HàNội, hoạt động kinh doanh của chi nhánh là hoạt động đa năng, đầu tư vốn
Trang 25trên tất cả các lĩnh vực, các thành phần kinh tế Ngân hàng thực hiện mụctiêu tăng trưởng vốn huy động cả bằng VND và ngoại tệ tạo điều kiện thayđổi cơ cấu vốn huy động nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn đa dạng của kháchhàng Chính sách khách hàng luôn được coi trọng, Ngân hàng tạo mọi điềukiện phục vụ khách hàng một cách thuận lợi, nhanh chóng, chính xác nhất,có những chính sách ưu đại thích hợp, tích cực tìm kiếm khách hàng đếnvay vốn trên địa bàn và cả các vùng lân cận Đồng thời Ngân hàng cũng cónhững biện pháp đầu tư mua sắm thiết bị, cải tiến kỹ thuật nghiệp vụ, pháttriển các nghiệp vụ ngày càng hiện đại, thuận tiện và chính xác Chính vìvậy, mà Ngân hàng đã mở rộng được thị trường cho vay và thu hút ngàycàng nhiều khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng Đến nay, chi nhánhđã có gần 90.000 khách hàng đến gửi tiền và vay vốn Ngân hàng.
Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và quyết tâm đổi mới,nhờ đó mà hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đìnhtrong 10 năm qua ( 1997- 2007) đã có sự phát triển vượt bậc, trở thành mộttrong những chi nhánh dẫn đầu của hệ thống NHCT Việt Nam, có nhiềuđóng góp quan trọng cho hệ thống NHCT, nhiều cán bộ lãnh đạo chi nhánhđã trưởng thành đi lên giữ những vị trí lãnh đạo chủ chốt của NHCT ViệtNam hiện nay Uy tín của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình với xã hội,với Ngành và với địa phương luôn được trân trọng và là địa chỉ đáng tincậy của mọi khách hàng.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức các phòng ban của NHCT Ba Đình
Trần Thu Trang Lớp: NHDCD22
kinh doanhPhòng khách
hàng doanh nghiệp lớn
Phòng khách hàng vừa và
Ban giám đốc
Khối quản lýrủi rorủi ro
KhốiTác nghiệp
Khốihỗ trợ
Phòng quản lý rủi
Phòng kế toán giao
Phòng tổng
hợpPhòng tiền
tệ kho quỹ
Phòng
Phòng tổ chức hành
chínhPhòng
Trang 262.1.3 Khái quát hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCTkhu vực Ba Đình trong 3 năm trở lại đây (2005-2007)
Trong những năm vừa qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được,nền kinh tế nước ta vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức,đó là thiên tai xảy ra liên tục, sự bất ổn định của kinh tế, chính trị thế giới( khủng bố, chiến tranh…) cùng với việc cạnh tranh gay gắt của nền kinh tếthị trường đã gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và pháttriển của nền kinh tế Chính phủ đã thực thi nhiều chính sách và giải phápđể ổn định môi trường kinh tế vĩ mô cũng như kích cầu và thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trong một số ngành, lĩnh vựcvẫn chưa đạt được kết quả mong muốn Vốn là một lĩnh vực kinh doanh hếtsức nhạy cảm với sự biến động của cơ chế thị trường, trước tình hình kinhtế như vậy, hoạt động Ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thửthách và điều này cũng đã xảy ra đối với chi nhánh NHCT khu vực BaĐình.
Năm 2005 tình hình kinh tế chính trị thế giới có nhiều bất ổn, lũngđoạn của các tập đoàn kinh tế lớn và sự biến động của các đồng tiền chủchốt đã làm giá của nhiều nguyên liệu, vật liệu tăng cao, nhưng nền kinh tếViêt Nam vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ khả quan, GDP tăng 8,4% Tuynhiên nền kinh tế Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn: Hạn hán kéo dài,
Trang 27dịch cúm gia cầm tái phát trên phạm vi rộng, sức ép tăng giá bán nhiều loạivật tư, hàng hóa trong nước đặc biệt là những mặt hàng quan trọng nhưlương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thép, than, xăng dầu…đã tácđộng đến chỉ số giá tiêu dùng, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khảnăng cạnh tranh của các sản phẩm Một số ngành hiệu quả sản xuất kinhdoanh có dấu hiệu giảm sút, xuất hiện tình trạng khó khăn về tài chính.Trong ngành giao thông vận tải còn xảy ra tình trạng nợ đọng của các dựán, trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng, một số dâytruyền sản xuất gạch ốp lát phải tạm ngừng sản xuất do sản phẩm còn tồnkho lớn không tiêu thụ được…, nợ đến hạn không trả được, nên đã ảnhhưởng không nhỏ tới chất lượng hoạt động kinh doanh của NHTM nóichung và chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình nói riêng.
Năm 2006 hoạt động kinh doanh của NHTM diễn ra rất sôi động.Nhiều chi nhánh, điểm giao dịch của NHTM được mở ra, một số NHTMCPnông thôn được chuyển thành NHTMCP đô thị đã vươn ra hoạt động tạicác thành phố lớn, nhiều NHTMCP tăng vốn điều lệ Giá cổ phiếu trên thịtrường chứng khoán liên tục tăng trên cả thị trường niêm yết chính thức vàthị trường chứng khoán phi tập trung Trong bối cảnh đó hoạt động kinhdoanh của các NHTM trên địa bàn thủ đô vẫn tiếp tục ổn định, phát triểnđạt được kết quả cao Tuy nhiên do lãi suất trên thị trường thế giới có nhiềubiến động, đặc biệt là đồng USD Trong năm FED đã nhiều lần điều chỉnhtăng lãi suất và hiện đang ở mức 5,25%/ năm, đã có tác động trực tiếp tớiquan hệ tỷ giá và lãi suất của VND Mặt khác do quan hệ cung cầu vốn trênthị trường, sự biến động của giá cả, lãi suất huy động của các NHTMCPđều áp dụng vượt các mức lãi suất đã thỏa thuận của Hiệp hội ngân hàng.Một số doanh nghiệp có nguồn tiền gửi lớn đang gửi vốn tại Chi nhánh lạilà nhà cổ đông chiến lược của một số NHTMCP nên đã tạo ra sự cạnhtranh, dịch chuyển vốn từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác Tình hìnhđó đã làm cho lãi suất huy động vốn VND luôn không ổn định, cạnh tranhgiữa các Ngân hàng ngày càng trở nên mạnh mẽ và gay gắt hơn.
Trang 28Năm 2007 trái ngược với tình hình 2006, thị trường chứng khoán bớtnóng, giá cổ phiếu sụt giảm Đặc biệt FED nhiều lần điều chỉnh giảm lãisuất, do đó tỷ giá đồng USD giảm, các Ngân hàng hạn chế mua ngoại tệvào Trong thời buổi cạnh tranh điều này ảnh hưởng lớn đến các NHTMbởi vì nhiều khách hàng truyền thống, khách hàng có uy tín, có kim ngạchxuất khẩu lớn thường bán ngoại tệ, chiết khấu bộ chứng từ, thanh toán quốctế, vay vốn, gửi tiền tại Ngân hàng mình, nay không mua vào USD thì dễ bịkhách hàng bỏ đi sang Ngân hàng khác.
Đứng trước những khó khăn đó, cùng với những định hướng pháttriển của đất nước, của ngành và sự nỗ lực cố gắng không mệt mỏi của banlãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên hoạt động của chi nhánh NHCTBa Đình đã đạt nhiều thành tích, kết quả to lớn đáng khích lệ, duy trì vàđưa hoạt động kinh doanh của chi nhánh không ngừng phát triển về mọimặt và có uy tín đối với doanh nghiệp và nhiều khách hàng xa gần, gópphần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Tacó thể xem xét tình hình hoạt động của Ngân hàng thông qua một số nghiệpvụ cơ bản sau:
2.1.3.1 Về công tác huy động vốn
Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ mộttrong những đặc trưng cơ bản là “ đi vay để cho vay” do đó nguồn vốn huyđộng hay còn gọi là đầu vào của Ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng, là điềukiện tiên quyết cho hoạt động của Ngân hàng.
Một nguồn vốn lớn, ổn định là cơ sở để Ngân hàng tổ chức mọi họatđộng kinh doanh, nó quyết định đến quy mô hoạt động tín dụng và các hoạtđộng khác, quyết định đến khả năng thanh toán, chi trả và năng lực cạnh tranhcủa mỗi Ngân hàng.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, chi nhánh NHCT khu vực BaĐình đã luôn coi trọng công tác huy động vốn tiếp tục tăng trưởng nhằmmở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tuy không có lợi thế về cơ sở kinh tế, lại có rất nhiều tổ chức tíndụng có trụ sở để huy động vốn nhưng với sự nỗ lực chủ động tìm kiếm,
Trang 29khai thác nguồn vốn nhàn rỗi với các hình thức hấp dẫn, mở rộng mạnglưới quỹ tiếp kiệm ở những nơi dân cư tập trung đông, xây dựng phongcách giao dịch văn minh… sự năng động, sáng tạo của Ban lãnh đạo và độingũ CBCNV nên công tác huy động vốn đã đạt được nhiều thành tựu đángkhích lệ.
Mức tăng/giảm
% tănggiảm
Mức tăng/giảm
% tănggiảm
1.Theo đối tượngkhách hàng
2 Theo loại tiền gửi
Tình hình kinh tế chính trị trên thế giới bất ổn xong kinh tế chính trị Việt Nam vẫn diễn biến theo tình huống tích cực, các thành phầnkinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Trang 30Chính sách tiền tệ của NHNN cho phép thực hiên cơ chế lãi suấtthỏa thuận trong cho vay VND, nới lỏng biên độ tỷ giá +/- 2% tạo điều kiệnthuận lợi cho các tổ chức tín dụng mở rộng quyền tự chủ.
- Sự nỗ lực và quyết tâm lớn của toàn thể CBCNV chi nhánh NHCT BaĐình tìm kiếm, khai thác có chọn lọc với lãi suất hấp dẫn từ nhiều nguồn khácnhau.
- Mở rộng thêm mạng lưới tiết kiệm nhằm đảm bảo phục vụ kháchhàng chính xác kịp thời.
Nhìn chung hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong cơ chế thịtrường hiện nay là vô cùng khó khăn cả về thế và lực Nằm trên địa bàn cóquá nhiều các cơ quan hành chính sự nghiệp và rất ít các đơn vị sản xuấtkinh doanh, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng để giànhgiật thị phần, trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng cùng cho vay mộtdoanh nghiệp tạo ra sự cạnh tranh gay gắt cho Ngân hàng Nhưng bằng sựnỗ lực và quyết tâm lớn của Ban lãnh đạo và đội ngũ CBCNV Ngân hàng,trong những năm vừa qua Ngân hàng đã đạt được nhiều thành tích đáng kể,từng bước thích ứng với môi trường cạnh tranh khốc liệt, với những chínhsách khách hàng hợp lý bảo đảm quyền lợi cho người gửi tiền bằng cơ chếlãi suất linh hoạt hấp dẫn và phù hợp với điều kiện cạnh tranh, công tác tiếpthị, tuyên truyền, quảng cáo nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗitạm thời của dân cư cũng như tổ chức kinh tế được chú trọng, đội ngũ cácbộ nhiệt tình năng nổ…
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng, qua 3 năm nguồn vốn huyđộng theo từng đối tượng khách hàng của Ngân hàng đều có chiều hướngbiến động khác nhau.
-Trong năm 2006 tiền gửi của các TCKT tại chi nhánh là 1962 tỷđồng, giảm 88 tỷ đồng so với năm 2005 (tương đương với 4, 29%) Trongkhi đó số dư tiền gửi của dân cư trong năm 2006 là 2388 tỷ đồng, so vớicùng kỳ năm 2005 tăng 274 tỷ đồng (tương đương với 12,96%) Nguyênnhân tăng do các yếu tố chủ yếu sau:
Trang 31+ Chi nhánh thường xuyên có những chính sách khuyến mại hấp dẫnthích hợp với từng đối tượng khách hàng, nên đã thu hút được khách hàngvới lượng tiền gửi lớn Đồng thời triển khai được tốt các đợt huy động vốnphát hành kỳ phiếu dự thưởng, phát hành chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ củaNHCT Việt Nam Cụ thể phát hành kỳ phiếu VND 11 tháng dự thưởng đạt 158tỷ, vượt kế hoạch 43%, phát hành chứng chỉ tiền gửi USD đạt 5,33 triệu, vượt18% mức kế hoạch được giao.
+ Khai thác tiền đền bù cho dân từ các dự án xây dựng đường giaothông Hà Nội, chi nhánh đã thực hiện 31 đợt nhận chi trả, qua đó huy độngđược trên 97 tỷ đồng tại các phường Phúc Xá, Ô Chợ Dừa, Hàng Bột,Thịnh Quang, Kim Mã, Tây Hồ…
+ Các dự án có nguồn vốn tài trợ ODA, WB… do chi nhánh khaithác vẫn tiếp tục tăng Do vậy nguồn vốn ngoại tệ của chi nhánh từ cuốinăm 2005 đến nay không những đáp ứng đủ vốn cho các doanh nghiệpnhập khẩu, mà còn vốn ngoại tệ về quỹ điều hòa của NHCT Việt Nam.
- Tuy nhiên, sang năm 2007 số dư tài khoản tiền gửi của các TCKT đã đạtđược là 2817 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2006 là 855 tỷ đồng ( tương đương với 43,58% ).
Trong khi đó, số dư tài khoản tiền gửi của dân cư trong năm này là 2324 tỷ đồng, giảm hơn so với năm 2006 là 64 tỷ đồng ( tương đương với 2,68% ).
* Nguyên nhân của tình trạng trên là do:
+ Tiền gửi của các TCKT tại chi nhánh trong năm 2007 so với các nămtrước có mức tăng đột biến do huy động vốn từ các doanh nghiệp có nhiềutiềm năng được quan tâm chú trọng hơn Đặc biệt từ cuối quý II/2007 chinhánh đã phân công cụ thể cho từng phòng nghiệp vụ có liên quan tới kháchhàng về chỉ tiêu huy động vốn, hàng tháng có kiểm điểm, đánh giá kết quảnên huy động vốn của các TCKT đã có chuyển biến tăng lên rõ rệt Nhiềukhách hàng vay vốn có tiềm năng về tiền gửi đã chuyển vốn về gửi tại chinhánh với khối lượng rất lớn Mặt khác, chi nhánh đã có những chính sáchkhuyến mại thích hợp đối với từng doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp có
Trang 32vốn lớn vẫn duy trì được mức tiền gửi khá ổn định hoặc đã chuyển thêm vốnvề gửi tại chi nhánh Do vậy năm 2007, huy động vốn từ TCKT của chi nhánhrất thành công và có mức tăng trưởng rất cao.
+ Trong khu vực tiền gửi dân cư, chi nhánh đã phối hợp chặt chẽvới UBND các phường tuyên truyền trên các đài phát thanh để quảng bácác sản phẩm, dịch vụ về tiền gửi dân cư Mặt khác, chi nhánh cũng tiếnhành chỉnh sửa lại một số quỹ tiết kiệm cho khang trang, đẹp đẽ hơn Đồngthời rất coi trọng công tác giao tiếp với khách hàng… nên đợt huy động kỳphiếu dự thưởng từ ngày 22/2 đến ngày 24/4 2007, chi nhánh đã huy độngvượt 141 tỷ VND so với kế hoạch, đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi ngoạitệ vào cuối năm 2007 đã huy động được 5,62 triệu USD đạt 97% kế hoạchmà NHCT Việt Nam đã giao Tuy nhiên do tác động cạnh tranh của cácTCTD và các tổ chức định chế tài chính, giá thị trường nhà đất hồi phụctăng cao trở lại, đặc biệt là giá vàng, giá tiêu dùng tăng liên tục vào nhữngtháng cuối năm, nên vốn huy động từ tiền gửi dân cư đã không giữ đượcmức tăng 8,5% vào thời điểm 30/6/2007 mà còn bị sụt giảm 2,68% vàocuối năm 2007 Đây là thách thức không nhỏ trong công trong công tác huyđộng vốn từ khu vực tiền gửi dân cư của chi nhánh trong thời gian tới
Cũng từ bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng: Nguồn vốn huy độngbằng VND có xu hướng tăng lên và ngoại tệ có xu hướng giảm vào năm2007 cụ thể: Tiền gửi VND năm 2006 đạt 3497 tỷ đồng tăng 28 tỷ đồng sovới năm 2005 (tương đương với 0,81%), đến ngày 31/12/2007 đạt 4040 tỷđồng tăng lên 534 tỷ đồng (tương đương với 15,53%) so với năm 2006.Trong khi đó tiền gửi ngoại tệ quy VND năm 2006 đạt 853 tỷ đồng, tăng158 tỷ đồng (tương đương 22,73%) so với năm 2005, nhưng đến năm 2007chỉ đạt 1101 tỷ đồng tăng 248 tỷ đồng (tương đương 29%) so với năm2006 Nguyên nhân chủ yếu là do: Năm 2006 do ảnh hưởng của việc tănglãi suất của FED, đồng thời là sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hànglàm cho lãi suất huy động vốn VND luôn không ổn định nên tiền gửi VNDtăng rất ít (chỉ 0,81%), trong khi huy động ngoại tệ tăng mạnh (22,37%).
Trang 33Nhưng vào năm 2007, FED đã cắt giảm lãi suất làm tỷ giá đồng USD giảm,Ngân hàng hạn chế mua ngoại tệ vào do đó huy động ngoại tệ chỉ tăng 29%so với năm trước Như vậy tốc độ tăng trưởng tiền gửi huy động bằng VNDnhiều hơn so với tốc độ huy động tiền gửi bằng ngoại tệ quy ra VND.
Mặc dù như vậy nhưng trong công tác huy động vốn, chi nhánhNHCT Ba Đình luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu của toàn hệ thốngNHCT Việt Nam Nguồn vốn lớn, ổn định, vững chắc và được phát triểnthường xuyên đã góp phần quan trọng trong việc cân đối vốn và đảm bảokhả năng thanh toán cho khách hàng Nâng cao vị thế của Ngân hàng trênthương trường, giúp Ngân hàng dễ dàng mở rộng công tác tín dụng tạo đàcho sự phát triển của Ngân hàng.
2.1.3.2 Về tình hình sử dụng vốn
Song song với việc huy động vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn có vaitrò hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngânhàng, nếu như huy động vốn được coi là điều kiện cần thì sử dụng vốnđược coi là điều kiện đủ, quyết định đến sự sống còn của Ngân hàng Ngânhàng huy động vốn để cho vay nên nếu huy động được nhiều mà không chovay ra được thì dẫn đến hậu quả “ách tắc vốn” nhưng ngược lại cho vayđược mà không thu hồi được nợ thì lại càng không tốt Do vậy nghiệp vụsử dụng vốn chỉ cần một sai lầm nhỏ có thể dẫn đến hậu quả khôn lườngthậm chí có thể đi tới phá sản đối với bất cứ một Ngân hàng nào.
Nhận thức đúng đắn vấn đề này, NHCT Ba Đình luôn coi trọngnghiệp vụ sử dụng vốn, đặt công tác tín dụng lên hàng đầu theo đúng chủtrương, chính sách của NHCT Việt Nam với phương trâm “phát triển- antoàn- hiệu quả” Chi nhánh chú trọng tăng trưởng tín dụng phải kiểm soátđược vốn cho vay Trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dần dư nợ đối vớinhững doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu nhỏ,nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế và thực
Trang 34hiện nghiêm túc các quy chế về tín dụng hiện hành Trong những năm qua,công tác tín dụng của Ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan.Ta có thể thấy được điều đó qua bảng số liệu sau:
Bảng 4: Tình hình sử dụng vốn tại NHCT Ba Đình từ 2005- 2007.
Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
TỷtrọngTổng dư nợ2816100%2360-456100%2643283100%
Theo thời gian
Trang 35Tuy nhiên, sang năm 2007 doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng đángkể, tổng dư nợ đạt 2643 tỷ tăng hơn so với năm trước là 283 tỷ Điều nàyphản ánh xu hướng phát triển, sự nỗ lực đáng mừng của chi nhánh, sự vươnlên vượt qua khó khăn thử thách để đạt được hiệu quả, tạo đà phát triển chonhững năm tiếp theo.
Trong tổng dư nợ của chi nhánh thì:
Cho vay ngắn hạn năm 2005 đạt 1850 tỷ đồng, đến năm 2006 đạt1861 tỷ, và đến năm 2007 đạt 2195 tỷ Như vậy có thể nói hoạt động chovay ngắn hạn của doanh nghiệp tăng đều qua ba năm, đây là một sự cốgắng lớn của chi nhánh.
Đối với cho vay trung dài hạn, trong 3 năm gần đây lại có sự giảmsút năm 2006 chỉ đạt 499 tỷ đồng, giảm hơn so với năm trước là 467 tỷđồng, sang năm 2007 tình hình vẫn chưa có gì khả quan hơn chỉ đạt có 448tỷ đồng, giảm hơn năm trước 11 tỷ đồng Nguyên nhân là do: Trong nămNgân hàng đã thực hiện phân tích tình hình SXKD, tình hình tài chính củacác doanh nghiệp để từ đó đánh giá xem những doanh nghiệp nào có tìnhhình SXKH tốt, tình hình tài chính lành mạnh để cho vay tiếp còn đối vớinhững doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu thấp, nhiều lần xin gia hạn nợ thìchi nhánh giảm dần số dư cho vay hoặc không cho vay mà chỉ thu nợ Điềunày làm cho dư nợ trung dài hạn giảm.
Cho vay ngoài quốc doanh tăng liên tục qua các năm, năm 2006 đạt1374 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2005 là 266 tỷ đồng, nhưng sang đếnnăm 2007 chi nhánh đã đạt được thành tích vượt bậc, số dư nợ đối vớiDNNQD đã đạt đến con số 2522,4 tỷ đồng tăng hơn so với năm trước là1148,4 tỷ đồng Điều này chứng tỏ chi nhánh đang ngày càng quan tâm đếnvà mở rộng tín dụng đối với DNNQD.
Nhìn chung hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của chi nhánhNHCT Ba Đình đã có rất nhiều biến động qua ba năm điều nảy xảy ra một
Trang 36phần cũng là do sự biến động lớn của thị trường đã ảnh hưởng không nhỏtới tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Đây cũng là nguyênnhân chính dẫn đến việc mất cân đối giữa hai hoạt đông huy động vốn vàsử dụng vốn của Ngân hàng Thể hiện ở chỗ vốn huy động là rất lớn songlượng cho vay lại nhỏ hơn rất nhiều so với số vốn đã huy động được.
Bảng 5: Tình hình huy động vốn – cho vay tại NHCT Ba Đình từnăm 2005-2007
Đơn vị: Tỷ đồng
Chênh lệch HĐV và dư nợ cho vay 1348 1990 2498
Nguồn: Phòng tổng hợp và tiếp thị- NHCT Ba Đình
Trang 372.1.3.3 Về các hoạt động khác
- Nghiệp vụ bảo lãnh: Hoạt động bảo lãnh luôn gắn liền với các côngtác cho vay, trong nhiều năm qua nghiệp vụ này của chi nhánh luôn đượckhách hàng tín nhiệm: Năm 2005, phát hành được 1374 món, với giá trị308 tỷ đồng Đến 31/12/2005 giá trị bảo lãnh đạt 496 tỷ đồng Nhưng đếnnăm 2006, chi nhánh đã bảo lãnh được 1907 món (tăng 533 món so vớinăm 2005) với giá trị 491,85 tỷ đồng (tăng hơn so với năm trước là 183,85tỷ đồng) Trong năm này, phí thu được từ dịch vụ bảo lãnh là 5,25 tỷ đồng,góp phần đáng kể vào khối lượng thu dịch vụ chung của chi nhánh Số dưbảo lãnh đến 31/12/2006 là 611,34 tỷ đồng (tăng hơn cuối năm trước là 115tỷ đồng, tương đương 23%) Đến năm 2007, bảo lãnh phát hành được 1687món, doanh số 645,51 tỷ đồng, so với cuối năm 2006 doanh số tăng 136,71tỷ đồng (tương đương 26,87%) Giá trị bảo lãnh đến ngày 31/12/2007 đạt650,84 tỷ đồng, tăng 39,5 tỷ đồng so với cuối năm trước (tương đương với6,46%).
Bảng 6: Tình hình hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh NHCT BaĐình từ 2005 – 2006
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu20052006Mức tăng/giảm
Tỷ lệ
Tỷ lệ %
Giá trị 308 491,85 183,85 59,69% 645,51 136,71 27,79%Số dư bảo
lãnh tính 31/12
Nguồn: Phòng tổng hợp và tiếp thị- NHCT Ba Đình