Thi đình dưới triều vua tự đức (1848 1883)

109 524 2
Thi đình dưới triều vua tự đức (1848 1883)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, trước tiên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới Th.S Ninh Thị Hạnh – Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Cô tận tình hướng dẫn có lời nhận xét quý báu suốt trình thực khóa luận Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể thầy cô giáo cán nhân viên khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Các thầy cô nhiệt tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm mình, thầy cô tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành khóa học trường Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè động viên, tiếp thêm nghị lực cho hoàn thành khóa học khóa luận Mặc dù cố gắng song khóa luận tránh khỏi thiếu sót Tôi mong nhận đóng góp thầy cô bạn để khóa luận hoàn thiện Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng năm 2013 Sinh viên Đỗ Thị Thanh Mai LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học riêng Công trình thực hướng dẫn Th.S Ninh Thị Hạnh, giảng viên khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Các tài liệu, số liệu sử dụng khóa luận trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học có nguồn gốc rõ ràng Hà Nội, tháng năm 2013 Sinh viên Đỗ Thị Thanh Mai MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Lý chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu vấn đề Mục đích, nhiệm vụ phạm vi nghiên cứu 4 Nguồn tư liệu phương pháp nghiên cứu Đóng góp khóa luận Bố cục khóa luận NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THI ĐÌNH THỜI TỰ ĐỨC 1.1 Khái quát thi Đình lịch sử 1.1.1 Thi Đình thời Lý, Trần, Hồ 1.1.2 Thi Đình thời Lê Sơ 1.1.3 Thi Đình thời Mạc, Lê – Trịnh 13 1.2 Bối cảnh lịch sử triều vua Tự Đức 22 1.2.1 Tình hình trị 22 1.2.2 Tình hình kinh tế 24 1.2.3 Tình hình văn hóa – xã hội 27 CHƯƠNG 2: THI ĐÌNH DƯỚI TRIỀU VUA TỰ ĐỨC 30 2.1 Quy định chung thi Đình triều vua Tự Đức 30 2.1.1 Thời gian thi 30 2.1.2 Địa điểm thi 31 2.1.3 Đối tượng thi Đình 32 2.1.4 Các quan trách phụ trách thi Đình 34 2.1.5 Phép thi 35 2.1.6 Cách chấm thi 36 2.1.7 Ân điển với người thi đỗ kì thi Đình 37 2.2 Nội dung kì thi Đình triều vua Tự Đức (1848 - 1883) 38 2.2.1 Nội dung đề thi Đình thời Tự Đức 38 2.2.2 Nội dung thi Đình thời Tự Đức 51 2.3 Đánh giá nội dung kì thi Đình thời Tự Đức (1848 -1883) học kinh nghiệm 72 2.3.1 Tích cực 74 2.3.1.1 Về đề thi 74 2.3.1.2 Về nội dung trả lời sĩ tử 75 2.3.2 Hạn chế 76 2.3.3 Bài học kinh nghiệm 79 KẾT LUẬN 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC 91 MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Thi cử khâu trọng yếu trình giáo dục, đóng vai trò quan trọng phát triển đất nước Mỗi quốc gia có chế độ thi cử phục vụ cho lợi ích, kinh tế, trị, xã hội Trong lịch sử phong kiến nước ta, chế độ khoa cử đóng vai trò quan trọng việc tuyển chọn nhân tài, Phan Huy Chú nhận xét: “Con đường tìm người tài giỏi trước hết khoa mục Phàm thu hút người tài tuấn kiệt vào phạm vi người làm vua nước khoa cử” Vua Lê Hiến Tông viết: “Hiền tài nguyên khí quốc gia, nguyên khí mạnh trị đạo thịnh Khoa mục đường thẳng quan trường, đường thẳng có mở chân nho có” [3, tr.139] Trong hệ thống khoa cử thời kỳ này, có ba cấp thi: thi Hương, thi Hội, thi Đình Trong đó, thi Đình kì thi cuối khoa thi Tiến sĩ Đó kì thi quan trọng, có vai trò nâng cao vị nhà vua xã hội phong kiến Vì vậy, kì thi nhà nước trọng, quan tâm đặc biệt qua kì thi Đình có nhìn toàn diện, sâu sắc thi cử Sang đến thời Nguyễn vua chúa coi trọng khoa cử Ngay lên vua Gia Long lời dụ cho đình thần : “Học hiệu nơi chứa nhân tài, tất phải giáo dục có thành tài Trẫm muốn bắt chước người xưa, đặt nhà học, nuôi học trò, văn phong dấy lên, hiền tài nhà nước dùng”[10, tr.135] Vua Minh Mạng khao khát tìm người hiền tài Bản thân vua nói: “khát nhân tài khát nước” “ để chống chỗ bên cạnh để mong tìm người tài ” [30, tr.19] Thời Tự Đức (1848-1883), đất nước có nhiều biến động mạnh mẽ tất lĩnh vực: kinh tế, trị, xã hội… Dưới tác động yếu tố này, nội dung kỳ thi Đình thời Tự Đức có nhiều nét mới, nhiều thay đổi so với triều đại trước Vì nghiên cứu chế độ khoa cử thời Tự Đức giúp ta hiểu cách đầy đủ, sâu sắc, chế độ khoa cử thời kì mà giúp hiểu sâu sắc, toàn diện giai đoạn lịch sử nước ta nửa sau kỉ XIX Bên cạnh nghiên cứu thi Đình mong muốn rút kinh nghiệm phục vụ đổi giáo dục nước ta Do định chọn vần đề “Thi Đình thời Tự Đức(1848 – 1883)” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp Lịch sử nghiên cứu vấn đề Khoa cử nói chung, thi Đình nói riêng nội dung quan trọng lĩnh vực giáo dục Do đó, vấn đề thi Đình nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Có thể kể đến số công trình sau Thứ sách chuyên khảo khoa cử: Tác giả Phạm Đức Thành Dũng “Khoa cử khoa bảng triều Nguyễn” (2000) đề cập nét khái quát kì thi Đình thời Tự Đức như: Địa điểm thi, thời gian thi, đối tượng tham gia dự thi, cách chấm thi Tác giả Nguyễn Quang Thắng cuốn“Khoa cử giáo dục Việt Nam” (1945) viết cách khái quát giáo dục thi cử thời phong kiến từ thời Lý,Trần, Lê Trung Hưng, Nguyễn, Pháp thuộc Tác giả Nguyễn Tiến Cường cuốn“Sự phát triển giáo dục chế độ thi cử Việt Nam thời phong kiến” (1958) đề cập đến đối tượng dự thi, quan coi thi, cách chấm thi, học vị tiến sĩ, ân điển nhà vua qua kì thi Hương, Hội, Đình Tuy nhiên, thi Đình trọng tâm sách Tác giả tìm hiểu thi Đình mang tính chất chung chung cho thời kì phong kiến không riêng cho giai đoạn Tác giả Trần Hồng Đức cuốn“Các vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua triều đại phong kiến Việt Nam”(1999) sâu khảo cứu cách có hệ thống tương đối toàn diện khoa bảng Việt Nam Đặc biệt tập tài liệu “Văn sách thi Đình triều Nguyễn” gồm tập Tổ tư liệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội I Văn sách thi Đình triều Nguyễn đề cập cụ thể việc đề thi, cách làm thi kì thi đình thời Tự Đức Thứ hai viết tạp chí nghiên cứu giáo dục: Tác giả Phạm Thị Kim Anh có viết “Những luật lệ thi cử thời xưa dành cho thí sinh” Tạp chí Dạy học ngày số năm ( 2008) Bài viết nêu lên luật lệ thi cử thời phong kiến nghiêm ngặt Tác giả Thái Hoàng - Bùi Quí Lộ có viết “Thanh tra, giám sát khảo sát quan lại thời phong kiến nước ta” Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số năm (1995) Trong viết tác giả đề cập việc coi thi thời phong kiến Tác giả Trần Thị Kim Anh có viết “Sách văn kinh nghĩa khoa trường Nho giáo nước ta” Tạp chí Hán nôm số 2(93) năm 2009 Bài viết cung cấp cho bạn đọc đôi điều văn sách kinh nghĩa khoa trường thời xưa nước ta Tác giả Nguyễn Đăng Tiến có viết “ Tìm hiểu nội dung giáo dục giảng dạy nhà trường phong kiến Việt Nam” Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 11 năm 1995 Bài viết đề cập đến mục tiêu giáo dục triều đại phong kiến Việt Nam lấy tư tưởng Nho giáo làm nộí dung giáo dục giảng dạy nhà trường Thứ ba thông sử: “Lịch triều hiến chương loại chí” Phan Huy Chú ghi chép đầy đủ chi tiết thi Đình kỉ XVII - XVIII như: thời gian thi, địa điểm thi, nghi thức thi, họ tên, quê quán số người khoa thi “Đại Nam thực lục biên” Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn ghi chép lệ thưởng phạt cho kì thi, ân điển nhà vua người thi đỗ, điều lệ cho kì thi “Đại Việt Sử Kí Toàn Thư” Ngô Sĩ Liên sử thần triều Lê biên soạn, tài liệu biên niên kiện lịch sử nước ta ghi chép thời gian thi, địa điểm thi… Thứ tư luận văn, khóa luận tốt nghiệp Luận văn “Các kì thi Đình kỉ XVII - XVIII” tác giả Lê Thị Thu Hiền, trường Đại học Khoa học xã hội Nhân văn Trong luận văn, tác giả đề cập đến thi Đình thời Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ bao gồm có thời gian thi, địa điểm thi, phép thi, nội dung thi, ân điển nhà vua người thi đỗ Khoa luận “Giáo dục khoa cử thời Tự Đức (1884-1883)” tác giả Đào Thị Trang, trường Đại học Giáo Dục, (2009) Tác giả trình bày rõ giáo dục khoa cử thời Tự Đức Vì nhiều lý khác nhau, mà tác giả chưa tập trung nghiên cứu cách hệ thống toàn diện nội dung thi Đình Nhưng tư liệu nguồn tài liệu quý giá, giúp hoàn thành tốt khóa luận Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 3.1 Mục đích Trên sở nghiên cứu nội dung thi Đình nhìn đối sánh với thời kì trước, tập trung nghiên cứu kì thi Đình thời Tự Đức: từ thời gian thi, địa điểm thi… cách đề thi, cách chấm thi, nội dung làm để thấy đổi cách đề thi, cách làm thi 3.2 Nhiệm vụ Để thực mục đích nghiên cứu nêu trên, khóa luận cần thực nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu khái quát nội dung kì thi Đình lịch sử - Bối cảnh lịch sử trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục thời Tự Đức - Các kì thi Đình nội dung thi Đình thời Tự Đức - Nhận xét, đánh giá rút học kinh nghiệm việc đổi giáo dục nước ta 3.3 Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung: thời gian thi, địa điểm thi, đối tượng dự thi, quan chức phụ trách thi Đình, phép thi, cách chấm thi, cách đề thi, cách làm thi, ân điển nhà vua người đỗ đạt, nội dung đề thi, nội dung thi Qua giúp ta rút mặt tích cực, hạn chế thi Đình thời Tự Đức Nguồn tư liệu phương pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tư liệu Luận văn thực dựa nguồn tư liệu sau: - Các công trình nghiên cứu, loại sách chuyên khảo như: khoa cử khoa bảng triều Nguyễn; văn sách thi Đình triều Nguyễn; phát triển giáo dục chế độ thi cử Việt Nam thời phong kiến; khoa cử giáo dục Việt Nam - Tư liệu thông sử: Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam thực lục, Khâm điển hội lệ - Nhiều ấn phẩm nhà nghiên cứu như: sách, báo, tạp chí, luận án Tiến sĩ, Thạc sĩ vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu 4.2 Phương pháp nghiên cứu - Để nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp lịch sử phương pháp lôgic để phán ánh thân kiện lịch sử cần nghiên cứu nhận thức kiện - Phương pháp thống kê toán học: Xử lý, thống kê, phân tích số liệu thu trình thống kê kiện qua thông sử - Phương pháp nghiên cứu tài liệu để tổng hợp đánh giá kiện Đóng góp khóa luận Thực tốt nghiệm vụ đề khóa luận góp phần: - Khái quát nội dung thi Đình trước thời Tự Đức - Tập trung làm rõ thi Đình thời Tự Đức bao gồm vấn đề: thời gian thi, địa điểm thi, đối tượng dự thi, quan chức phụ trách thi Đình, phép thi, cách chấm thi, cách đề thi, cách làm thi, ân điển nhà vua người đỗ đạt, nội dung đề thi, nội dung thi - Đánh giá tích cực, hạn chế thi Đình thời Tự Đức Từ rút học kinh nghiệm cho kì thi thời kì sau Với đóng góp nêu trên, mong muốn khóa luận trở thành nguồn tài liệu tham khảo phục vụ việc học tập giảng dạy lịch sử giáo dục nói riêng, phần lịch sử Việt Nam nửa cuối kỉ XIX nói chung Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung khóa luận gồm chương: Chương 1: Cơ sở hình thành phát triển thi Đình thời Tự Đức Chương 2: Thi Đình triều vua Tự Đức Phụ lục Hình 1: Các thí sinh làm thi 91 Hình 2: Các tân khoa nhà Vua ban yến 92 Hình 3: Các tân khoa rước dạo phố cho người xem (1897) 93 PHỤ LỤC ĐỀ THI VÀ BÀI LÀM TIÊU BIỂU Khoa thi Ất Sửu năm 1865 (niên hiệu Tự Đức thứ 18) Đề thi: “… Việc cứu hoang1 chẳng có mưu chước tốt, mười hai sách cứu hoang Chu Lễ tùy theo thích nghi thời gian mà thi hành, đến cách phòng bị trước lo gì, chẳng biết nên làm thiệt tốt? Nói mưu chước cứu hoang đời sau việc “thích, thải, quyên, chẩn”2 giàu nghèo giúp đỡ lẫn nhau, chung chạ nơi có nơi không, khuyến khích việc trồng trọt bớt thuế khóa… có sách tốt không? Hiện nay, tai di đua tới, đói khát đến luôn, Trẫm lo sợ chẳng biết làm cách nào, phải đức có nhiều sai sót ư? Hay dân tình lại có nhiều uất ức ư? Vả chăng, nay, việc dụng binh, việc hồi chiến phí, tốn nhiều, hạt túng thiếu, thuế khóa phải tha luôn, công tư thiếu thốn, sách cứu hoang kể khó thi hành, làm để đưa lại khí hòa, để thư phần đau khổ, để cầu cho mệnh trời lâu dài, gốc nước bền vững, nghĩ lại nghĩ chưa biết nên làm nào? Các học tập chuyên cần… lại có sách lược kén nhiều người hiền tài, làm cho cường lân phải tín phục, dẹp yên giặc Bắc, quét đường biển cho phép trình bày tất cả, bổ ích cho việc thực dụng” [31, tr.11] Bài thi Trần Bích San (người Vỵ Xuyên, Nam Định, Đệ nhị giáp Tiến Sỹ xuất thân) “… Thần xin nói quan lại đời Viên quan gần gũi nhân dân không viên thủ, lệnh mà viên thủ, lệnh đời có kẻ tham ô bất Cứu hoang: sách cứu đói năm bị mùa Thích: xuất thóc gạo kho bán cho dân; Thải: cho dân vay thóc; Quyên: quyên tiền nhà giàu giúp nhà nghèo; Chẩn: phát thóc, tiền cho dân trả lại 94 pháp,có kẻ hình phạt làm sai, lại có kẻ ngồi yên nhìn dân đau khổ Tức triều đình có đặt xã thương mà lúc thừa hành chỗ không chỗ có phương pháp xã thương trở thành câu chuyện suông; triều đình có phương sách cứu hoang mà người thừa hành, hư nhiều thực ít, việc cứu hoang xem trò chơi, nói kẻ làm quan chưa phải người tốt Đến tệ tập bọn nha lại lại không kể xiết, xin nêu sơ lược vài điểm Ví dụ việc chia lệ trưng binh Khi nhân dân muốn thay người lính, phải nộp tiền ba quan năm quan đưa vào hàng ngũ Làng xã thiếu người lính phải nộp mười quan sáu quan, tướng hiệu làm cho đủ số… Đến việc xử lý hình phạt bọn nha lại tỉnh, phủ huyện đệ vụ án lên duyệt đòi tiền công đến năm sáu chục quan, việc mua bán, thuê mướn việc sai phái tầm thường khác, chúng nhũng nhiễu không kể xiết, có quan trên, họ ngồi nhìn mà không cấm đoán Quan lại đời cướp đoạt dân thế, bóc lột đời sống nhân dân thế, bệ hạn có lòng yêu dân mà lòng không thấu đến dân, bệ hạ có yên dân mà chưa thực được, lòng dân oán, khí hòa thiếu, không điều không duyên cớ Suy điều ra, mà biết rằng, quan lại không chọn người tốt đức không dựng được, hình không sửa được, mà tai di đua tới, đói khát đến luôn, dù có phương pháp cứu trị lời nói suông mà thôi… Vả nay, phí dụng nhiều, công tư thiếu thốn, phương sách cứu hoang khó thi hành Thần xin bệ hạ tư tính khiêm hòa, phát huy nên đức tính cương hòa, lấy việc hòa dân làm cầu trời, lấy việc cầu tài làm tâm tôn đế, quan lại phủ huyện thiết phải tra xét kỹ lưỡng, đích xác người có tài sung bổ, bọn quan lại bát cửu phẩm tỉnh bọn nha lại phủ huyện, người liêm cần cán để lại làm việc, lấy cử nhân tú tài có học hành sung vào, bọn họ có nghĩa lý để nuôi dưỡng tâm tính, có lẽ không nhũng nhiễu Lại nên chọn viên quan liêm, công sung làm chức thái – phóng – sứ đạo, họ chuyên tâm khảo sát quan lại có tài hay không, năm báo cáo lên trên, có 95 công hiệu rõ rệt, liền gia thêm chức hàm, bổng lộc không nên thay đổi luôn, viên dân tình không phục cách chức ngay, bọn tham nhũng biết răn sợ mà không không nên Chính nên khí hòa đến, đau khổ đỡ, lòng dân tự nhiên an, gốc nước tự nhiên vững, đạo nước nhà lâu dài, lại gây nên tự hay sao? Thần lại nghe rằng: Người hiền vật hữu dụng không bổ ích cho nước nhà Đạo cầu hiền đức hoàng thượng ta không điều không mực, hỏi rằng, làm để nhiều người hiền tài, thần xin trình bày ý kiến ngu dại thành thực ba thuyết sau: Một là, trọng giáo chức: Nhân tài thành tựu, có quan hệ với giáo chức Hiện người làm đốc học, giáo thụ, huấn đạo chưa dùng kén chọn không đắn, dùng cấp dưỡng không đầy đủ, người giữ đứng đắn, họa có vài, người khác năm trông vào hai kỳ khảo hạch, bề thu tiền nộp mà âm thầm nhận lót thi đỗ, có người cấp gian hạch đỗ để lấy tiền tiêu dùng, chí có kẻ làm giáo thụ, huấn đạo chẳng quan dùng giáo chức để làm thang leo lên thức mà Hễ có nghe có chức tri phủ, tri huyện khuyết chạy vạy cửa quan để xin quyền tạm, làm bóc lột máu mỡ dân cho đầy túi tham, gấp gấp thi hành vài năm… Vì vậy, mà trường học hoang rậm, học trò linh tinh, thầy dạy trò, trò không chịu nhận thầy, nhân tài mà thành tựu Nay xin rằng, viên đốc học, giáo thụ, huấn đạo, thiết phải kén chọn kỹ lưỡng, định phải người phẩm hạnh đoan chính, học lực dồi dự chức, lại thiết phải đối đãi họ cách thêm chức hàm, hậu bổng lộc cho họ, mô phạm giáo chức đoan mà nhân tài xuất nhiều Hai là, chọn thực hành: Triều đình mở khoa kén người, cố nhiên có phép tắc sẵn sàng, chuyên môn xét văn từ mà chưa thấy thực hành, làm người học trò, thân đọc sách thánh hiền mà cso người buông tuồng tửu sắc, có người nghiện ngập nha phiến, họ múa may giấy mực để vớ chút khoa danh, 96 vớ khoa danh lại kiếm cho chút quan chức, tham lam bất hài, vô sở bất chí Nay xin ban lệnh xuống, viên huấn đạo tỉnh, phải xét kỹ huyện hạt, không kỳ tú tài hay học trò, kinh điển thông, phẩm hạnh tốt am hiểu thăng làm học sinh phủ, học đường phủ lại xét kỹ mà thăng lên học đường tỉnh, học đường xét kỹ thăng lên tỉnh đường, quan tỉnh đề tên treo bảng tỏ ý khuyến khích, hàng năm lại tập hợp người yết mà đệ lên lại bộ, người năm năm, năm ghi tên vào danh sách ấy, lại tâu lên, tùy tài mà trao cho quan chức, phép với phép thi cử song hành mà không hại đến người học trò không chuyên văn từ, đạo dùng người phép “làng xóm kén chọn” đời Thành – Chu Ba là, định phép thuyên tuyển3:… Phép thuyên tuyển mà kén chọn không người dù có hiền tài mà dùng Hiện người chức vị thuyên tuyển hay tư vị… người chưa thật tròn hạnh kiểm tôn trọng đạo đức Giờ người liêm, công bằng, tiếng phải không có, thần xin bệ hạ cất nhắc mà dùng, chuyên giao trách nhiệm cho họ, bảo họ bình phẩm nhân tài, cất nhắc hiền sĩ, ty thuyên tuyển trăm quan người tốt Đến việc làm cho cường lân tín phục thiết phải giữ gìn lễ, xử lý nghĩa, đối đáp phải có người tài, giao thiệp phải có đạo lý, lẽ thường Thần lại nghe giặc biển vùng Hải yên, chẳng quan trẻ múa giáo chốn ao tù, so đâu với giặc mạnh, mà triều đình dụng binh bốn năm năm tới mà chưa sớm dập tắt được, thần trộm cho rằng, tướng tá chưa nắm phương pháp, quân lính chưa phấn chấn sức lực mà thôi… Đến quân lính người Kinh kỳ Thanh, Nghệ vốn tiếng dũng cảm mà nhọc mệt năm, không khí khái ban đầu, quân lính Bắc kỳ cải kiệt quệ, kỹ nghệ không tinh, rụt rè, yếu đuối dùng, đem đội quân “nội cố” ta mà chọi với đội quân tử chiến chúng, mà khó bề toàn thắng Nay xin Phép thuyên tuyển phương pháp kén chọn người hiền tài để bổ làm quan 97 thêm sức cho viên tướng soái, yêu thương nuôi dưỡng quân lính để họ vui lòng làm mình… Lại chọn người trải qua nhiều trận đánh từ dụng binh tới nay, viên lĩnh binh, suất đội, đội trưởng… nhất thăng chức cho họ để tỏ ý khuyến khích, người quân ngũ mà già hèn, yếu đuối sa thải cho hết, ra, lại người cấp lương tháng cho hậu ân cho thẻ để cổ lệ tinh thần họ Đối với dân chúng vùng ven sông, ven biển lập thành điều lệ, làm cho họ ứng cứu lẫn nhau, dùng viên văn thân địa phương hào mục thổ có tài cán làm người quán lĩnh, họ người tự chiến đấu được, nhà tự phòng thủ được, làm tuyệt đường cướp bóc quân giặc; lại bí mật bảo viên quan địa phương phụ cận chiêu mộ thủy quân, huấn luyện lính tráng, tu bị chiến thuyền, sửa sang khí giới, tích trữ lương thực, hẹn ba bốn tháng phải trị sẵn sàng, sau bí mật than ứng với tướng thần quân thứ, phen cất quân, chọc thẳng vào sào huyệt giặc Thần nghĩ bọn giặc đường chẳng có chỗ để trốn vậy, công việc dẹp yên giặc Bắc quét đường biển, lại hay sao?… Nội kính lục lời châu phê sau: - Trong thi Trần Bích San, đoạn nói “đối với chức quan thuyên tuyển, xin chọn người liêm, công để giao nhiệm vụ”, hoàng thượng châu phê rằng, “nếu biết đích xác người liêm, công bằng, tiếng chờ sau xướng danh rồi, Lễ bảo chứng thực tâu lên” - Lại có đoạn nói, trọng giáo chức, hai chọn thực hành, lới châu phê rằng: “Giao cho đình thần duyệt định, lời nói suông…” - Lại lời châu phê rằng: “nhà tuổi trẻ, đỗ tam nguyên điều có, nhờ gia đình nhà người để dành đức nên có phúc mà Ngày sau, nhà người có tài kinh bang tế thế, thật có thành hiệu điều may cho nước nhà không phụ lòng cất nhắc trẫm Từ đặt tên cho 98 Trần Hy Tăng4 để mong nhà nối gót Vương Nghi Công, lòng mến thích họ Lạn5 người xưa, làm bề mà thế, không đáng xấu hổ, lại cho đính thêm bốn chữ “liên trúng tam nguyên” cờ để thêm phần vinh dự Hãy kính theo lới phê này!” [31, tr 15 – 20] Khoa thi Tân Mùi năm 1871 (niên hiệu Tự Đức thứ 24) Đề thi: “Chế rằng: Trẫm thường đọc sách Luận ngữ đến chỗ Tử Cống hỏi sự, Khổng Tử nói “đủ lương thực, đủ binh lính dân tin theo vậy” nhân nghĩ công việc không quan trọng điều đó, mà muốn thực hành điều chọn người tốt lại quan trọng Trẫm đêm ngày lo nghĩ, chưa biết cho có thành hiệu Các bắt đầu xuất thân có học kinh tế, thực vụ ấy, suy tính từ đời xưa mà đến đời nay, nghĩ nào, làm mà có thành hiệu, nói hết với trẫm…” [31, tr.35] Bài thi Tam nguyên Hoàng giáp Nguyễn Khuyến “… Triều đình có lý tài, có thuế ruộng đất, có thuế khe chằm, có thuế hộ muối, gỗ, có thuế lò vàng, bạc, số thu nhập có nếp thường Gần đây, việc quân phí rộng nên phải đặt sở Bình chuẩn6, dinh đồn điền, phải thi hành lệnh quyên, chuộc7 mà tài dụng chưa thấy dồi Phải cải nhiên không đủ có duyên cớ khác? Xét ra, tập tục xóm làng xa xỉ, ăn mặc khí dụng xa hoa, chén thủng đáy vậy… tổng xã có cường hào sâu mọt, nhà giàu đặt nợ lãi để kiếm cách kiêm tinh, buôn nắm giữ giá để chẹt lấy hậu lợi, nguồn gốc thiếu thốn Thêm vào là, bô, viện, tự, các, tỉnh, phủ, châu, huyện có chức ty chủ, kinh, thông, lại mục, lại có ngạch thư lại, vị nhập lưu thư lại, trông coi việc thu thuế dân có chức Vương Tăng, người đời Bắc Tống thi đỗ tam nguyên, làm quan đến tể tướng, tước phong Nghi công Đây Tự Đức mong cho Trần Hy Tăng làm Tư Mã Tương Như đời Hán mến danh Lạn Tương Như đời Chiến quốc nên tự đặt tên cho Tương Như Đây dùng điển Bình chuẩn loại thương cục đời xưa nhà nước phong kiến lập ra, có mục đích mua hóa vật giá rẻ, bán giá cao, có ý làm cho giá vừa chừng “quyên” nộp tiền mua chức tước, “chuộc” nộp tiền để chuộc tội 99 lý, dám chủ, lại có cai lại tọa trường, năm thu vào bao nhiêu? Xuất lại bao nhiêu? Đem số thuế khóa hẹp hòi mà cung đốn cho bọn nhân viên phiền nhũng cải mà không hao tổn vậy… Thần xin rằng, từ việc ăn mặc xa hoa, em lười nhác, hào cường bóc lột thiết cấm hết mà phải cấm cách dứt khoát Ở nha môn ngoài, xét chỗ nhiều việc, chỗ việc để năm sáu người, để hai người, hai huyện gộp làm huyện, ba huyện gộp làm hai huyện với bọn cai lại tọa trường, thiết bớt đi, mà bớt cách dứt khoát Lại xem đầu đời nhà Hán, việc quân lữ chưa xong thuế khóa nặng, sau thừa bình thuế khóa nhẹ, theo thời mà định nặng nhẹ Nước nhà ta, số thuế thu nhập so với đời Trần, Lê nhẹ mà ngạch thuế công tư điền Bắc Kỳ với ngạch thuế ruộng ba bậc Nam kỳ, lại so le không luật Tính gộp lại tất mà bắt nộp theo lệ thuế công điền có không? Việc gia thuế đạo bỏ tiền để giúp nước thường tình người ta, số tiền họ bỏ ra, có định ngạch rõ ràng, bọn lại tư kiếm lợi riêng đó, không làm béo bụng bọn chúng mà trở thành tai hại cho dân Muối, sắt, gỗ lạt vật người ta tất phải cần dùng, người đời xưa lấy làm trọng, đời Nguyên, Minh trước đặt quan trông coi, số thu nhập hàng năm, ngạch thuế nhẹ, bọn buôn phần nhiều hám lợi, chạy theo nghề mạt, xin đặt quan để đánh nặng thuế buôn bán, có không? Làm vậy, thời, giá buôn bán không khỏi lên cao hàng hóa lưu tán, tiêu thụ thông đông, không hại cho dân Mặt thủy đạo quan hệ đến lợi hại xứ Bắc kỳ nhiều, gần nhiều nơi bị úng tắc, xin sức cho quan địa phương tùy tiện khám rõ thực trạng, chiếu lệ phân bổ cho đồng điền liên quan đến thủy chế ấy, lấy tiền thuê dân nạo vét để tiện cho việc canh tác … Thần trộm cho rằng, việc quân phải lấy nghiêm làm chủ… kỷ luật không nghiêm tội người quản suất, thần xin nghiêm cấm việc thu tiền lính, phạm tội định giết chết, nêu rõ phép huấn luyện trái lệnh định bị tử hình; 100 hương binh chọn, có ngạch định, xin chọn người địa phương, có tài nghệ phẩm vọng, vốn họ tín phục cất làm chức quản suất, ngày thường tình ý đôi bên tin cậy lúc lâm họ sức Hàng năm cuối mùa xuân, tỉnh chọn lấy viên võ biền quen thuộc nghề võ, tới nha môn phủ huyện, tập hợp hương binh để huấn luyện, tháng nghỉ, có tài giỏi thưởng, phạt… lại cấp khí giới cho họ, tàng trữ nha môn phủ huyện, để tiện hoãn cấp, kịp để ứng dụng, xảy cố, tỉnh báo cho phủ huyện biết, phủ huyện tin cho viên quản suất tập hợp hương dũng, nhận khí giới mà sử dụng, việc quân lính giải tán nơi điền dã, triều đình bỏ kinh phí nuôi quân … Tuy vậy, đây, điều mà thần bàn binh thực ấy, mặt “phép suông” mà thôi… không nên người không chịu làm… chọn người hiền sau binh thực sung túc… Thần xin rằng, từ có người tiến cử đối chiếu với nha môn tiến cử mà bổ làm việc phiên nha8 kinh sư năm để nghiệm xem có công trạng xác thực hay không Những người thi đỗ, hạch đỗ xin tuân theo lệ cũ, học tập kinh sư ba năm… để xem học thực dụng theo chiếu lệ mà bổ…” [31, tr 37 – 42] Khoa thi Đinh Sửu năm 1877 (niên hiệu Tự Đức thứ 30) Đề thi: “… Hiện nước phương Đông muốn bỏ tập tục cũ cảu ta mà bắt chước phương pháp người khác để tiến tới cõi giàu mạnh, xét kỹ việc đó, có hay không? Vả người Pháp với ta vốn có quen biết, trước có qua lại với nhau, chút tơ hào, oán khích, khoảng thời gian đây, âm tín vắng, họ muốn nối lại tình xưa, chẳng xa xôi mà tới, ngặt ngôn ngữ, văn tự không hiểu với nhau, lễ ngọc hạch trước có trình bày, mà việc can qua lại dùng đến, thực Trẫm có chỗ bất đắc dĩ, tuổi non, kiến thức nông cạn, lần lầm lẫn khó lòng mà sửa chữa Xét sơ tâm Phiên nha quan nhiều công việc 101 họ, muốn chiếm giữ đất đai người ta, đặc biệt họ lấy tình nghĩa làm trọng mà coi nhẹ được, mất… lời hứa xem nặng ngàn vàng, họ đưa hết tỉnh Bắc kỳ trả lại cho ta Đối với tỉnh Bắc kỳ việc tỉnh Nam kỳ biết rồi… Nếu người Pháp sơm sớm trả lại đất đai cho ta nghĩa khí rõ khắp bốn biển, tiếng tốt để lại ngàn thu mà có buôn bán lấy lời, tránh khỏi thiệt hại vận chuyển xa xôi, bất lợi… họ trù tính kỹ lưỡng rồi, không đợi phải nói nhiều, không rõ cớ mà họ để chậm mà Nhưng chậm ngày thêm điều lo lao phí, đau khổ ngày… Người khôn không lầm, không vui, người nhân không nỡ, không thất sớ, tự lấy tất phải tự trả nhân, trí, tín, nghĩa, không điều đáng chê trách, chờ cho người ta yêu cầu nhận lời muộn rồi, đáng quý nữa? Các sĩ quân tử, sẵn có hoài bão kinh tế làm lòng… hết lòng trình bày…” [31, tr.46-47] Bài thi Đệ tam giáp đồng Tiến Sỹ xuất thân Phan Đình Phùng “… Quy mô họ ngày thêm thịnh vượng nước Thái Tây phương kiền, riêng hướng kim khí, người họ không ngoan có kỹ thuật, đến phép trị quốc lại tinh chước phú cường Tức xe hỏa, tàu hỏa, điện nước, tinh xảo, huyền diệu chế phục người ta, mà ngày thêm thịnh Tuy vậy, chẳng qua họ học trộm mẹo khôn người ta để làm khôn mình, họ khéo cách dùng không mà Xem việc làm súng, đời Hồng võ triều Minh, có người Tây xin hạ Tất mã nhĩ hán9, đánh trộm máy súng đưa nước, nghiên tinh đàn tứ, trở nên khéo So sánh việc trước họ nắm hết thuật lạ hẳn người khác, mà cứu cánh, cuối họ hoàn toàn thắng lợi Ví dụ bắn xa, súng họ giỏi thật tường cát, ướt chống được; phút chốc ngàn dặm, không gió đi, thuyền họ giỏi thật, cỏ nát, bè lớn10 Tất mã nhĩ hán tức xứ Samarkand vùng Trung Á Hồi Pháp xâm lược, tương truyền quân ta thường dùng bè lớn chở cỏ rác để chặn đường tàu thủy giặc, nói ý 10 102 chống Phương chi, người Thái Tây giỏi thuyền, súng mà nghề đấm đá, sở đoản họ hay sao? Thế người chế trị chúng Đúng sách nói: “sửa sang bề đạo vương, sửa sang bề đạo bá” điều họ làm gần với đạo bá vậy; “sửa sang bề thong thả, sửa sang bề khó nhọc” điều họ làm vào cảnh khó nhọc vậy; thuyết đáng tin Hiện nước phương Đông muốn bỏ tập tục cũ bắt chước phương pháp họ, để nắm công hiệu gần gũi giàu mạnh, thấy Nhật Bản bắt chước việc làm họ mà trở nên tạm thời cường thịnh, nảy lời bàn mà thôi, đâu có lẽ pháp độ ngàn trăm năm nay, mai bỏ để mưu đồ hay sao? Gấp rút chạy theo cận lợi mà cận lợi được, có không tránh khỏi điều chê “biến làm rợ vậy” Vả chăng, người Pháp với nước ta, vốn có quen biết cũ, qua lại với nhau, mảy may hiềm khích, non nước xa xôi, phong cương cách trở, vắng âm tín, người Pháp muốn nối lại hòa hảo cũ, không nề ngàn dặm xa xôi, vượt bể mà tới, chẳng có ý nghĩ khác, ngặt ngôn ngữ, văn tự không thông hiệu, khó lòng trình bày ngọc hạch, dùng đến can qua, bắt đầu núi Trà, tiếp sau cửa Cần, tâm họ để khoe khoang nghề võ mà muốn nối lại tình hảo trước mà thôi, thật chỗ bất đắc dĩ… Xét sơ tâm người Pháo thực không muốn chiếm giữ đất đai người khác Bởi họ lấy tình nghĩa làm trọng, làm khinh không cho phép an nghiệp làm càn, Hoác đạo sinh sứ thần nước ta đến, họ liền đưa hết đất đai, nhân dân bốn tỉnh mà trả lại cho ta, lời hứa hẹn xem nặng ngàn vàng, không tơ hào, tiếc rẻ, vua đại thần, nguyên soái nước họ vốn có ý tốt ấy… Nếu họ sơm sớm trả lại sáu tỉnh Nam kỳ tiếng tốt vang dội, buôn bán ích lợi nhiều, họ tru tính kỹ lưỡng rồi, mà họ để chậm lâu, tất nhiên có lý do: Một để củng cố hòa ước: Người Pháp ta có tình hảo cũ họ từ ngàn dặm tới đây, tâm lý nghi ngờ lẫn nhau, tất 103 phải lấy sáu tỉnh làm nơi cư trú yên ổn, để đề cao thánh thể họ mà củng cố hòa tâm ta Hai để nhờ vào địa lợi: Sáu tỉnh Gia Định đất đai béo tốt, sản xuất thóc gạo hạt khác, người Pháp không nảy sinh tâm lý dùng dằng, trông chờ Vả chăng, sáu tỉnh Nam kỳ với sáu tỉnh Bắc kỳ, thực có khác Sáu tỉnh Nam kỳ người Pháp chiếm lấy lúc hòa ước ký kết, bốn tỉnh Bắc kỳ sau hòa ước ổn, an nghiệp làm càn, lý họ trái, không trả sớm, sáu tỉnh Nam kỳ họ để chậm lâu có cớ Nay xin đức hoàng thượng ta lấy chí thành mà đối đãi, lấy lễ nghi mà tiếp đón, bên không bỏ rơi sách lược tự trị, mà bên lại mở rộng điều tin người khác, làm cho họ vui vẻ nhận thấy đức ý triều đình mà âm thầm tiêu tan tâm lý ngờ vực Đời xưa, Khổng Tử làm tướng quốc nước Lỗ mà nước Tề trả lại cõi bờ họ xâm chiếm trước, chẳng có lý khác, lòng chí thành cảm động họ mà Vả chăng, mưu đồ việc lớn không nên kể đến phí tổn nhỏ, người xưa mà làm nên việc Vậy xin ướm xem ý tứ họ, họ có lòng hám lợi, lấy thuế cửa ải, bến sông mà đổi cho họ được, hứa bồi thêm ngân khoản cho họ, chờ sau trả lại Lại nên nêu rõ hòa ước, làm cho họ biết tình lý khúc trực, lợi hại cách rành mạch tương lai đất đai sáu tỉnh Nam kỳ sớm với triều đình…” [31, tr.51 – 53] Khoa thi Mậu Thìn năm 1868 (niên hiệu Tự Đức thứ 21) Đề thi: “Chế sách nói rằng: Đạo chế địch không phương pháp đánh, giữ, hòa mà Xem phương pháp nắm Phương sách trị nước không điều binh, thực, tín mà Thế mà thực binh chưa đủ, lệnh ban hành mà quan dân chưa tin theo, tuân hành hết thảy, xem nhẹ việc công, xem trọng việc tư, trẫm lấy làm đau lòng Giờ phải làm để sớm có thành hiệu? Các người nghiên cứu lâu, việc trị, loạn, sai, người xưa, việc thích hợp với đời xưa mà thi hành đời nay, giả có sáng kiến khác, thích hợp với thời mà 104 không trái với vương đạo, xin trình bày cho biết trẫm thân hành xem xét mà chọn dùng ” [21, tr.1] Bài thi Võ Nhự - Đệ nhị giáp Tiến Sỹ xuất thân “ Thần trộm nghĩ răng, đấng vương giả chế địch có vận dụng cương nhu khác nhau, có thi hành oai, khác nhìn mà Thế mạnh lợi dụng cách đánh, hèn lợi dụng cách hòa, mạnh hèn ngang lợi dụng cách đánh giữ, ba quyền thường tay mình, đánh thắng, giữ vững, hòa yên, ba quyền tay người khác đánh đánh bừa, giữ giữ liều, hòa tự làm yếu mình, người giỏi chế địch, cần phải làm cho quyền tiến thoái tay mà không người khác Hiện nay, người Tây có mưu dảo hiệt, lăng loàn, đất mình, dò xét hư thực mà quân ta tiến đánh chưa có chước toàn thắng, lui chưa có phương thủ ngự, hòa chưa trăm năm vô sự, ba điều nắm chắc, quyền không tay Thần nghe rằng, người coi việc nước làm cho người khác phải phòng bị quyền mỉnh, làm cho phải phòng bị kẻ khác quyền người khác Muốn cho quyền tay không đánh Đến thuyết giảng hòa chước quyền nghi lúc, đời xưa chưa có thủy chung chuyên dùng chước hòa phấn chấn tự lập Là muốn đánh đánh, muốn hòa hòa, quyền tay chúng Lúc bọn người Tây đến, chúng cậy sức mạnh chúng vào sâu nơi đất khách, nhân tình chưa thục, đường sá chưa quen mà ta chưa ngỏ ý muốn hòa chúng có bụng sợ ta mà muốn đánh hay muốn hòa quyền ta Nay hòa ước định, điều chúng yêu cầu không không ý, điều chúng muốn làm không ngăn cấm, ta hư thực mạnh yếu nào, chúng lại âm thầm dò biết Chúng biết ta có ý muốn đánh thương làm điều ngang trái để xem ta, thử tình ta, việc chiếm ba tỉnh trước Bây ta lại để bụng, cho không làm mà không hỏi đến, thần e chúng buông tuồng thêm mà quyền đánh hay hòa rôt tay chúng Muốn cho quyền tay ta nên gạt điều chúng yêu cầu, bên làm chước tự trị, tỏ rõ oai quyền cho chúng biết mà ” [21 tr.1 – 3] 105 [...]... ta dưới thời Tự Đức cũng là một yếu tố quan trọng để tạo nên nội dung thi Đình dưới triều Tự Đức 29 CHƯƠNG 2 THI ĐÌNH DƯỚI TRIỀU VUA TỰ ĐỨC 2.1 QUY ĐỊNH CHUNG TRONG THI ĐÌNH DƯỚI TRIỀU VUA TỰ ĐỨC 2.1.1 Thời gian thi Thời gian thi Đình phụ thuộc vào thời gian thi Hội, phải có thi Hội mới có thi Đình Trong lịch sử các khoa thi Tiến sĩ chỉ thấy trường hợp có thi Hội mà không có thi Đình (ví như khoa thi. .. tháng Còn thi Đình dưới triều vua Tự Đức được tổ chức sau kì thi Hội 1, 2 tháng Thi Hội tổ chức vào tháng 3 nên thi Đình thường được tổ chức vào tháng 4 hoặc tháng 5 Sở dĩ thời gian giữa thi Hội và thi Đình ngắn như thế là bởi yêu cầu phân loại ngay những người đỗ thi Hội 2.1.2 Địa điểm thi Thi Đình còn gọi là Điện thí vì thi tại Điện ở trong cung Kỳ thi Đình đầu tiên đời nhà Nguyễn dưới triều Minh... khoa thi năm 1580, 1583, 1569, 1592 đầu đời Lê Trung Hưng ) chứ chưa từng có thi Đình mà không có thi Hội Dựa vào nguồn sử liệu cũ chúng tôi lập bảng thống kê: Bảng 2.1: Thời gian tổ chức các kì thi Đình của các khoa thi dưới thời Tự Đức STT Năm Thi Đình 1 Tự Đức 1 Mậu Thân 1848 Tháng 4 2 Tự Đức 2 Kỷ Mậu 1849 Tháng 4 (nhuận) 3 Tự Đức 4 Tân Hợi 1851 Tháng 4 4 Tự Đức 6 Quý Sửu 1853 Tháng4 5 Tự Đức 9... Thìn 1856 Tháng 5 6 Tự Đức 15 Nhâm Tuất 1862 Tháng 5 7 Tự Đức 18 Ất Sửu 1865 Tháng 4 8 Tự Đức 21 Mậu Thìn 1868 Tháng 4 9 Tự Đức 22 Kỷ Tỵ 1869 Tháng 5 10 Tự Đức 24 Tân Mùi 1871 Tháng 4 11 Tự Đức 28 Ất Hợi 1875 Tháng 5 12 Tự Đức 30 Đinh Sửu 1877 Tháng 5 13 Tự Đức 32 Kỷ Mão 1879 Tháng 3(nhuận) 14 Tự Đức 33 Canh Thìn 1880 Tháng 4 (Nguồn: Phạm Đức Thành Dũng Khoa cử và các khoa bảng triều Nguyễn, Nxb Thuận... Thi Trạng nguyên chính là thi Đình ( Đình thí) Như vậy, thi Đình ở thời Lý, Trần đã tồn tại như một khoa thi riêng, bên cạnh những khoa thi học sinh, thái học sinh, sĩ nhân và mang tính bất thường, không định lệ Phải đến năm 1396, thi cử chính thức phân chia làm ba cấp: thi Hương – thi Hội – thi Đình 1.1.2 Thi Đình dưới thời Lê Sơ Năm 1396, có quy định về sự phân biệt giữa thi Hương, thi Hội, thi Đình. .. với vua Lê, tận tâm tận lực phò tá nhà vua phục dựng lại quyền lực thực sự Thi Đình phải chọn những người tài giỏi, có đạo đức để thanh lọc đội ngũ quan lại, là chỗ dựa vững chắc cho triều Đình, bảo vệ cuộc sống ấm no cho nhân dân, phát triển đất nước Nhìn chung, thi Đình dưới các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê – Trịnh làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển thi Đình dưới triều vua Tự Đức. .. sĩ (tính cả khoa thi không có thi Đình là 993 tiến sĩ) vào bộ máy quan lại Có thể nói dưới thời Lê sơ thi Đình đã được tổ chức thành một kì thi riêng nhằm nâng cao vị thế của nhà vua trong xã hội 9 Về thời gian thi Đình: Dựa vào một số nguồn sử liệu cũ chúng tôi lập bảng thống kê như sau: Bảng 1.1: Thời gian thi Đình thời Lê sơ STT Khoa thi năm Thi Hội Thi Đình Thời gian giữa hai kì thi 1 Thái Hòa 6... tổ chức và nhà vua trực tiếp ngự ra hiên đặt câu hỏi thi cho các sĩ tử trong cả nước về tụ tập ở sân điện Dần dần trải qua các triều đại Trần, Hồ, Lê sơ, thi Đình không còn tồn tại như một khoa thi riêng rẽ mà trở thành cấp thi tối cao trong ba cấp thi: Hương – Hội – Đình thuộc khoa thi Tiến sĩ Đặc biệt dưới thời Lê sơ, thi Đình đã hoàn chỉnh về quy chế, phép thi, bộ phận coi thi chấm thi rất đầy đủ,... phân biệt giữa thi Hương, thi Hội, thi Đình chỉ thực sự bắt đầu từ khoa thi Nhâm Tuất 1442 Dưới triều Lê Sơ, những nội dung liên quan đến thi Đình được định lệ một cách quy củ và chặt chẽ Cụ thể: Triều Lê sơ thành lập từ năm 1428 nhưng cho đến năm 1442 vua Lê Thánh Tông mới tổ chức khoa thi đầu tiên, tổng cộng có 26 khoa thi tiến sĩ, trong đó có một khoa không tổ chức thi Đình ( khoa thi năm 1458),... về cách thức thi, phép thi trong các khoa thi nói chung và thi Đình nói riêng chưa khảo cụ thể được Ngay cả đối tượng dự thi là ai, thi xong được bổ làm gì cũng chỉ có vài khoa có ghi mà lại quá sơ sài, không hình dung rõ được các tiêu chuẩn cụ thể Riêng với thi Đình, theo Phan Huy Chú: “ Thỉnh thoảng có chiếu của vua cử học trò trong nước vào thi, vua tự xem thi ở điện đình còn nội dung thi gồm những ... thời Tự Đức yếu tố quan trọng để tạo nên nội dung thi Đình triều Tự Đức 29 CHƯƠNG THI ĐÌNH DƯỚI TRIỀU VUA TỰ ĐỨC 2.1 QUY ĐỊNH CHUNG TRONG THI ĐÌNH DƯỚI TRIỀU VUA TỰ ĐỨC 2.1.1 Thời gian thi Thời... thành phát triển thi Đình thời Tự Đức Chương 2: Thi Đình triều vua Tự Đức CHƯƠNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THI ĐÌNH THỜI TỰ ĐỨC 1.1 KHÁI QUÁT VỀ THI ĐÌNH TRONG LỊCH SỬ Thi Đình khái niệm thuộc... 1856 Tự Đức 15 Nhâm Tuất 1862 Tự Đức 18 Ất Sửu 1865 Tự Đức 21 Mậu Thìn 1868 Tự Đức 22 Kỷ Tỵ 1869 Tự Đức 24 Tân Mùi 1871 Tự Đức 28 Ất Hợi 1875 Tự Đức 30 Đinh Sửu 1877 Tự Đức 32 Kỷ Mão 1879 Tự Đức

Ngày đăng: 29/11/2015, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan