Quy định chung trong thi Đình dưới triều vua Tự Đức

Một phần của tài liệu Thi đình dưới triều vua tự đức (1848 1883) (Trang 34)

6. Bố cục khóa luận

2.1. Quy định chung trong thi Đình dưới triều vua Tự Đức

2.1.1. Thời gian thi

Thời gian thi Đình phụ thuộc vào thời gian thi Hội, phải có thi Hội mới có thi Đình. Trong lịch sử các khoa thi Tiến sĩ chỉ thấy trường hợp có thi Hội mà không có thi Đình (ví như khoa thi năm 1458 thời Lê sơ, các khoa thi năm 1580, 1583, 1569, 1592 đầu đời Lê Trung Hưng ) chứ chưa từng có thi Đình mà không có thi Hội.

Dựa vào nguồn sử liệu cũ chúng tôi lập bảng thống kê:

Bảng 2.1: Thời gian tổ chức các kì thi Đình của các khoa thi dưới thời Tự Đức

STT Năm Thi Đình 1 Tự Đức 1 Mậu Thân 1848 Tháng 4 2 Tự Đức 2 Kỷ Mậu 1849 Tháng 4 (nhuận) 3 Tự Đức 4 Tân Hợi 1851 Tháng 4 4 Tự Đức 6 Quý Sửu 1853 Tháng4 5 Tự Đức 9 Bính Thìn 1856 Tháng 5 6 Tự Đức 15 Nhâm Tuất 1862 Tháng 5 7 Tự Đức 18 Ất Sửu 1865 Tháng 4 8 Tự Đức 21 Mậu Thìn 1868 Tháng 4 9 Tự Đức 22 Kỷ Tỵ 1869 Tháng 5 10 Tự Đức 24 Tân Mùi 1871 Tháng 4 11 Tự Đức 28 Ất Hợi 1875 Tháng 5 12 Tự Đức 30 Đinh Sửu 1877 Tháng 5 13 Tự Đức 32 Kỷ Mão 1879 Tháng 3(nhuận) 14 Tự Đức 33 Canh Thìn 1880 Tháng 4

(Nguồn: Phạm Đức Thành Dũng. Khoa cử và các khoa bảng triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2000; Quốc sử quán triều Nguyễn. Đại Nam thực lục chính

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy: Dưới thời Tự Đức, thời gian thi Hội, trừ khoa thi các năm Bính Thìn 1856, Nhâm Tuất 1862, Ất Sửu 1865 các nguồn sử liệu thời bấy giờ không thấy ghi và khoa thi Ất Hợi 1875 thi Hội được tổ chức vào các tháng 4 do có sứ đoàn Pháp đến triều đình giao kết hòa ước, còn lại các khoa thi khác đều được ấn định thời gian vào tháng 3.Vì thi Hội thường được tổ chức vào tháng 3 nên thi Đình được tổ chức vào tháng 4 hoặc tháng 5.

Việc chênh lệch về thời gian giữa các khoa thi tiến sĩ có thể do nhiều nguyên nhân:

Do Ân khoa: Là những khoa thi được tổ chức không theo thời gian quy định nào cả, mà nhân trong nước có chuyện mừng như đăng quang (vua lên ngôi), khánh thọ (mừng thọ vua và thái hậu), hoặc sinh hoàng tử đầu lòng. Ví dụ như hai khoa thi năm 1868 và Ân khoa năm 1869 chỉ cách nhau có một năm. Năm nào tổ chức Ân khoa rồi thì không tổ chức thường khoa nữa mà đợi lại một năm.

Do có những sự kiện bất lợi xảy ra: Ví dụ, tháng ba năm Kỷ Mùi Tự Đức thứ 12 (1859) nguyên đúng lệ tổ chức chính khoa nhưng vì việc quân cơ phức tạp triều đình bãi bỏ một khoa thi Hội. Hay như năm Giáp Tuất năm 1874, theo lệ định phải tổ chức khoa thi nhưng do công việc triều sự quá rối ren nên đến năm Ất Hợi 1875 mới tổ chức được.

Đến đây có thể nói điểm khác biệt đầu tiên giữa thi Đình thời Tự Đức so với thi Đình của các triều đại trước: Đó là “thời gian thi” thi Đình thời Lê sơ, Mạc, Lê – Trịnh không có “thời gian biểu cố định” thường tổ chức vào tháng 2, tháng 4, ngoài ra còn tổ chức vào các tháng 3, 5, 7, 12. Thời gian giữa thi Hội và thi Đình cách nhau là 2, 3 tháng. Còn thi Đình dưới triều vua Tự Đức được tổ chức sau kì thi Hội 1, 2 tháng. Thi Hội tổ chức vào tháng 3 nên thi Đình thường được tổ chức vào tháng 4 hoặc tháng 5. Sở dĩ thời gian giữa thi Hội và thi Đình ngắn như thế là bởi yêu cầu phân loại ngay những người đỗ thi Hội.

2.1.2. Địa điểm thi

Thi Đình còn gọi là Điện thí vì thi tại Điện ở trong cung. Kỳ thi Đình đầu tiên đời nhà Nguyễn dưới triều Minh Mạng các thí sinh dự thi tại Tả, Hữu Vu ở hai bên

sân điện Cần Chánh. Đến đời Tự Đức vào năm thứ 9 Bính Thìn (1856), vua ban dụ đổi tên là kỳ Phúc thí và cho tổ chức tại điện Khâm Văn trong vườn Cơ Hạ. Nhưng sau đó cũng có lúc thi tại Hữu Vu ở bên phải bên điện Cần Chánh. Như năm Tự Đức thứ 18 Ất Sửu (1865), thí sinh vào Điện thí chỉ 4 người nên lại cho thi ở điện Cần Chánh cho tiện. Rồi từ năm Tự Đức thứ 32 Kỷ Mão (1879), trở lại thi ở Tả, Hữu Vu ở hai bên sân điện Cần Chánh. Và trong kỳ thi Điện dưới thời Tự Đức nói riêng, thời Nguyễn nói chung, các sĩ tử ngồi bàn thi để làm bài. Đây là điểm khác cơ bản với việc ngồi lều thi của các sĩ tử trong các kỳ thi Đình thế kỷ XVII – XVII, (hình 1). 2.1.3. Đối tượng dự thi

Cũng giống như các triều đại trước thời Tự Đức. Điều kiện tất yếu để được dự thi Đình đương nhiên là phải đỗ kì thi Hội. Đây không phải là một điều dễ dàng vì các sĩ tử phải trải qua các kì thi rất gắt gao, nghiêm túc. Những thí sinh đỗ kì thi Hội gọi là Trúng cách hay Chánh trúng cách.

Đến năm Minh Mạng 10 (1829), trong kì thi Hội lại đặt ngạch Phó bảng ai trúng thì do quan lễ vi dâng họ tên lên. Phó bảng không được dự thi Đình.

Thời Tự Đức, có khoa thi vì số người đỗ ở bảng chính ít quá nên vua cho cả Phó bảng (hay còn gọi là thứ trúng cách) đều được dự thi Đình.

Bảng 2.2: Số người đỗ thi Hội để vào thi Đình

STT Khoa thi Số người dự thi Hội Trúng cách Thứ Trúng cách Phó bảng Ghi chú 1 Tự Đức 1 Mậu Thân 1848 325 8 14 2 Tự Đức 2 Kỷ Dậu 1849 340 12 12 3 Tự Đức 4 Tân Hợi 1851 325 10 10 4 Tự Đức 6 Quý Sửu 1853 306 13 0

5 Tự Đức 9 Bính Thìn

1856 304 7 0

6 Tự Đức 15 Nhâm

Tuất 1862 302 2 9

Thứ trúng cách cho vào Điện thí 7 Tự Đức 18 Ất Sửu 1865 306 4 12 Phó bảng cho vào Điện thí 8 Tự Đức 21 Mậu Thìn 1868 295 4 12 Thứ trúng cách được vào Điện thí 9 Tự Đức 22 Kỷ Tỵ

1869 286 3 6

Thứ trúng cách được vào Điện thí 10 Tự Đức 24 Tân Mùi

1871 364 1 9

Thứ trúng cách được vào Điện thí 11 Tự Đức 28 Ất Hợi

1875 267 8 9

Cho vào Điện thí tất cả

12 Tự Đức 30 Đinh Sửu

1877 267 3 4

Cho vào Điện thí tất cả

13 Tự Đức 32 Kỷ Mão

1879 262 17

14 Tự Đức 33 Canh

Thìn 1880 281 6 7

Cho vào Điện thí tất cả

(Nguồn: Phạm Đức Thành Dũng. Khoa cử và các khoa bảng triều Nguyễn.

Nxb Thuận Hóa, Huế, 2000, tr.108).

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy số lượng thí sinh tham gia dự thi Hội thời Tự Đức là rất ít. Số người dự thi Hội cao nhất là khoa thi Tự Đức 24 Tân Mùi (1871) là 364 người. Trong khi đó khoa thi năm Bảo Đại thứ 3 (1442) có số người dự thi thấp nhất thời Lê sơ là 450 người, còn thời Lê – Trịnh khoa thi thấp nhất theo số liệu có được là khoa thi năm Vĩnh Tộ thứ 3 (1613) là 1000 người, còn trung bình số người dự thi của các khoa là 2000 – 3000. Khoa thi năm Dương Hòa thứ 6 (1640) là khoa thi có số người dự thi Hội đông nhất thời Lê – Trịnh nói riêng cũng

như chế độ khoa cử phong kiến Việt Nam nói chung với số người dự thi lên đến 6000 người.

2.1.4. Các quan phụ trách thi Đình

Trước ngày thi 3 ngày, hai bộ Lại và bộ Binh lập danh sách đề cử văn, võ quan tâu lên để vua xét duyệt.

Trước hết cử một võ quan nhị phẩm trở lên làm Giám thí trông coi việc thi. Hai viên quan Độc quyền, một viên quan Truyền lô, ba vị này đều chọn quan văn tam phẩm trở lên. Hai viên quan Duyệt quyển dùng quan văn tam tứ phẩm trở lên. Hai viên quan Tuần la kiêm Hộ bảng dùng Quản vệ đội Túc vệ. Hai viên Tuần sát dùng Thị trung, Thị nội, Cai đội. Hai viên quan Kinh dẫn dùng quan tứ ngũ phẩm thuộc bộ Lễ. Một nhân viên Di phong, một nhân viên Thu chưởng. Ấn quyển và Thụ quyển mỗi loại một viên. Điền bảng kiêm Cấp quyển thi hai viên (dùng quan tứ ngũ phẩm). Sáu viên chức phát cấp các quyển thi cùng viết chép (đều dùng thuộc viên Nội Các).

Quan Giám thí trông coi tổng quát. Quan Kinh dẫn có nhiệm vụ dẫn thí sinh vào Điện thí. Các nhân viên như Di phong lo chuyện cách phách, những viên chức Thu quyển, Ấn quyển, Thụ quyển, Điền bảng cùng các viên chức lo sao chép thì trông coi việc chép lại đề của vua ban, cấp phát quyển thi, đóng dấu, sau khi thi xong nhận lại quyển thi lẫn quyển nháp. Số nhân viên này nhiều lúc kiêm nhiệm, hoặc cắt giảm nếu số vào Điện thí quá ít. Quan Tuần la trông coi thí sinh thi có thể đi lại trong Tả, Hữu, Vu. Còn viên Tuần sát thì dẫn lính coi sóc an ninh bên ngoài, canh gác các cổng.

Các quan Duyệt quyển và Độc quyển chỉ bắt đầu việc làm sau khi quyển thi đã nộp cho quan Tuần la, và giao cho quan Giám thí. Quan duyệt quyển chấm trước sau đó chuyển qua cho quan Độc quyển chấm. Khi chấm xong, trước mặt quyển thi phải ghi tên người chấm. Xong xuôi giao cho quan Thu chưởng niêm phong bỏ vào rương, canh gác chờ sáng mai vua ngự ra Văn Minh Điện, quan Độc quyển thi chờ vua xem xét. Sau khi đã định đỗ hỏng ra sao thì giao lại các quyển thi cho quan Di phong để lấy phách ráp vào lập bảng Giáp (Tiến Sĩ) bảng Ất (Phó bảng) cũng giao

cho quan Điền bảng ghi đóng dấu “Khâm văn chi tỉ”, bọc lại dán để tại Hữu Vu chờ

ngày Truyền lô sử dụng.

Dưới thời Mạc, Lê – Trịnh thì quan phụ trách thi Đình được chia ra làm 3 bộ phận và mỗi chức quan trong một bộ phận lại giữ một nhiệm vụ riêng. Thứ nhất trông coi tổ chức thi Đình gồm có Đề điệu, Tri cống cử, Giám thí; thứ hai bộ phận chấm thi Vua là người trực tiếp chấm thi và chức Độc quyển phụ tá cho vua; thứ ba là bộ phận giữ gìn trật tự an ninh. Nhưng ở thời Tự Đức các quan phụ trách thi Đình đảm nhiệm hết mọi công việc từ việc dẫn thí sinh vào Điện thi đến việc thu các quyển thi và quyển nháp. Việc thi Đình dưới thời Tự Đức diễn ra rất nghiêm túc, chặt chẽ. Quan Duyệt quyển và quan Độc quyển làm nhiệm vụ chấm thi, quan Duyệt quyển chấm trước và quan Độc quyển chấm sau, vua không phải là người trực tiếp chấm thi mà chỉ xem các bài thi sau khi được chấm xong và quyết định chấm đỗ hay hỏng.

2.1.5. Phép thi

Về phép thi: Dưới thời Tự Đức phép thi không có gì khác so với các triều đại trước. Trong kỳ thi Đình, thí sinh chỉ phải làm một bài văn sách do chính nhà vua ra đề.

Trong chế độ khoa cử Trung Quốc, văn sách đã được sử dụng từ đời nhà

Hán. “Sách” có nghĩa là mưu sách, sách lược. “Sách” có hai loại chế sách và đối

sách. Văn sách là hợp thể chế sách và đối sách lại mà thành. Câu hỏi trong đề bài gọi là chế sách, phần trả lời gọi là đối sách.

Chế sách là một loại văn từ dùng nghĩa lý trong kinh sách và các vấn đề chính sự để vặn hỏi sĩ tử, yêu cầu sĩ tử phát biểu đánh giá. Chế sách là phần mà nhà vua ra.

Đối sách là bài làm của sĩ tử, thường gồm hai phần, phần lấy kinh điển để trả lời các câu hỏi và phần vận dụng thực tế đưa ra các kiến giải của mình cho vấn đề đề tài nêu ra. Đối sách đòi hỏi người viết phải có kiến thức sâu rộng về kinh sách.

Đúng như Phạm Đình Hổ đã từng nhấn mạnh: “Văn sách luận nếu không phải là

Do có nhiều yêu cầu và ý nghĩa quan trọng như vậy, cho nên với đối sách trong khoa cử, sĩ tử có điều kiện bộc lộ cả tài năng văn chương và chính sự của mình, nhất là kỳ thi Đình – kỳ thi diễn ra ngay tại sân điện, đề thi do vua ra và bài thi được đích thân vua xem xét, chấm đỗ.

Cũng như thi Hương, thi Hội, văn bài thi Đình của sĩ tử phải tuân theo những luật lệ nhất định như kỵ húy, khiếm tị, khiếm trang, khiếm đài,... Nếu phạm những luật trên đây, bài viết dẫu có hay đến mấy cũng bị giáng xuống hạng thấp, thậm chí bị đánh trượt.

2.1.6. Cách chấm thi

Cách chấm thi của các triều đại Lê sơ, Mạc, Lê – Trịnh vẫn còn sơ khai và đơn giản. Chấm điểm theo thang bốn bậc, tức ưu - bình - thứ - liệt, như thi Hương, Hội và việc lấy đỗ cao thấp thì tính từ trên xuống. Lệ quy định là vậy nhưng quyết định cuối cùng vẫn phải phụ thuộc ý muốn của vua có thể cho đỗ cao thấp, ban hoặc không ban chức tước không dựa vào chất lượng văn bài mà do yếu tố khách quan như xét tuổi, xét tướng mạo... Cách chấm thi dưới thời Tự Đức khác nhiều nó được phân loại một cách rất rõ ràng từ điểm số đến chức vị. Được thể hiện như sau:

Tại kỳ thi này chỉ có một quyển thi, chấm điểm số để phân thứ hạng.

Trong hai khoa thi năm 1848 và 1849 thời Tự Đức, cách chấm thi vẫn giữ nguyên như lệ định từ năm Minh Mạng thứ 10 (1829). Cụ thể: Việc lấy đỗ người vào Điện thí phân thành 3 bậc:

Bậc 1 (Đệ nhất giáp):

+ 10 điểm: Lấy đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ nhất danh, thường gọi là Trạng nguyên.

+ 9 điểm: Lấy đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ nhị danh, gọi là Bảng nhãn. + 8 điểm: Lấy đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ tam danh, gọi là Thám hoa. Bậc 2 (Đệ nhị giáp):

+ 7 điểm đến 6 điểm: Lấy đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, tục gọi là Hoàng giáp.

Bậc 3 (Đệ tam giáp):

+ 5 điểm trở xuống: Lấy đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, gọi là Tiến sĩ. Tuy nhiên, trong các khoa thi sau, cách chấm thi có sự thay đổi. Năm Tự Đức thứ 4 Tân Hợi (1851), từ 4 điểm trở lên ban cho đỗ Tiến sĩ, 3 điểm trở xuống cho đỗ Phó bảng. Đến năm Tự Đức thứ 18 Ất Sửu (1865), lại định 3 điểm trở lên cho đỗ Tiến sĩ, 2 điểm trở xuống cho ra Phó bảng. Lệ chấm ngày càng rõ hơn. Vào năm Tự Đức thứ 9 Bính Thìn (1865) vua ban khuyến cáo chấm kỹ càng nghiêm khắc hơn thi Hội. Chẳng hạn, ở thi Hội bài thi Hội có thể cho 2 điểm thì ở kì thi Đình chỉ cho 1 điểm mà thôi. Đến năm Tự Đức thứ 22 (1869) lại Dụ rằng: trừ những quyển quá kém xếp vào hạng chưa được điểm đánh hỏng, còn những quyển được 1, 2 điểm nguyên, khi xét đỗ mà xem lại văn chương không quá tệ thì xếp vào hàng Đệ tam giáp.

2.1.7. Ân điển đối với người đỗ kì thi Đình

Những ân điển mà triều Nguyễn nói chung và triều Đình Tự Đức nói riêng dành cho những người đỗ kì thi Đình quá long trọng, (hình 2, hình 3).

Thứ nhất, lễ Truyền lô: “Truyền” là dẫn đi, “lô” là trình bày. Truyền lô là nói

đến việc tuyên chỉ của nhà vua và đọc tên những người đỗ Tiến sĩ sau kì Điện thí. Lệ Truyền lô có từ những khoa thi tại Trung Hoa, được tổ chức rất trang trọng, nhưng cũng tùy hoàn cảnh mà nghi lễ đổi thay. Những năm có quốc tang thì cử hành đơn giản, thậm chí không tổ chức. Ví dụ như khoa Mậu Thân Tự Đức năm thứ nhất 1 (1848) gặp lễ tang tiên đế nên việc truyền lô đình chỉ, chỉ còn liêm yết bảng, các tân Tiến sĩ áo mũ mới đứng đợi ở cửa Nhật Tinh, chờ quan Nội Các vào cung tâu xin yết bảng, sau họ làm lễ lạy trước sân Đại Cung Môn rồi Hoàng bảng trong cung đưa ra đặt trên Long đình được quan Hộ bảng cùng nghi trượng vượt qua sân điện Thái Hòa, qua cầu Trung Đạo ra cửa chính Ngọ Môn đến Phu Văn Lâu niêm yết.

Một phần của tài liệu Thi đình dưới triều vua tự đức (1848 1883) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)