Nội dung các kì thi Đình dưới triều vua Tự Đức (1848-1883)

Một phần của tài liệu Thi đình dưới triều vua tự đức (1848 1883) (Trang 42)

6. Bố cục khóa luận

2.2. Nội dung các kì thi Đình dưới triều vua Tự Đức (1848-1883)

2.2.1. Nội dung đề thi Đình thời Tự Đức

2.2.1.1. Các loại đề thi và cơ cấu văn sách đình đối thời Tự Đức Văn sách mục

Văn sách mục: Đầu bài ra thật dài, dù đem một vấn đề hoặc nhiều vấn đề mà hỏi song bao giờ nhà vua cũng đặt ra rất nhiều câu hỏi cụ thể, có loại ngắn, có loại

khá dài. Các đề thi thuộc loại này là: đề thi khoa Ất Sửu năm 1865, khoa Kỷ Tỵ năm 1869, khoa Đinh Sửu năm 1877, khoa Nhâm Tuất 1862, đầu bài phúc hạch khoa Nhâm Tuất, khoa Ất Hợi năm 1875. Ví dụ đề thi năm Tân Hợi, niên hiệu Tự

Đức thứ 4 (1851), có viết: “...Ở đời Đường, Ngu chưa nghe tiếng “học”, đến đời

Chu rất đầy đủ, “trăm họ không thân cận” so với những người “vâng vâng không trái lời” vẫn không thể không có chỗ khác nhau. Thế mà có người lại bảo để giả tường về giáo hóa, việc hóa dân thành tục, tất phải lấy Đường, Ngu làm rất mực mà họ không nhắc đến nhà Chu, ý ấy có thể biết được không? Phong hóa của vua Nghiêu trải qua ba triều Tam đại còn rơi rớt đến nước Tấn, còn phong hóa của vua văn, vua võ, một lần thay đổi làm ngay thành nước Tần, sao lại bên sâu bên cạn khác nhau như thế? Từ Tam Đại về sau, hoặc mở nhà học hiệu, hoặc dựng ba nhà bích ung, cùng với việc đắp nhà học xa, tăng số sinh viên, chưa hề không lấy giáo hóa làm việc gấp vậy, thế mà người nói, chê rằng, cái danh học hiệu tuy còn, mà cái thực chất giáo hóa thì không đúng. Thế thì phong tục đời Hậu – nguyên thuần hậu, phong tục Đông đô tốt đẹp, cảnh trị bình đời Trinh quán gần như Thành, Khang lại bảo không phải là công hiệu giáo hóa đó sao?... Thế mà người tập kinh có kẻ bị trắc trở mà khó thông người học cổ, có kẻ lỗ mỗ mà chưa suốt. Đến như bọn con em sang giàu, đỗ đạt càng ít, há rằng nhân tài không được như xưa hay sao? Hoặc là giáo hóa chưa đúng hay sao? Nay muốn học giả ai cũng thành tài, học trò của Quốc Tử Giám ai cũng là người hiền cả thì nên theo đường nối nào?...” [21, tr.53 – 55].

Đầu bài trên muốn hỏi về đạo trị nước của các bậc đế vương. Trong đó, nội dung hỏi cụ thể gồm có các phép trị nước của người xưa (như các đời Đường, Ngu, Hán, Tần...), cách tuyển chọn nhân tài của nước nhà hiện nay (tại sao nhân tài ngày nay không được như xưa?, và làm thế nào để học giả ai cũng thành tài?), hỏi chuyện về quân đội (duyên cớ làm sao mà ngạch lính không được đầy đủ, và làm thế nào để quân đội được đầy đủ, tinh tường , tinh thần binh sĩ hăng hái).. Để cụ thể hóa các ý hỏi này, Tự Đức đã sử dụng 28 câu hỏi trong đề thi. Trong đó các câu hỏi ngắn thường là những câu hỏi về lí do, còn các câu hỏi dài là mong muốn các sĩ tử đưa ra được các biện pháp hữu ích để cải thiện tình hình trong nước. Với việc sử dụng loại

đề thi này, phải chăng nhà vua muốn tìm hiểu thật kĩ càng thực học của sĩ tử, để từ đó có những đánh giá chính xác trong việc chấm đỗ hay không?

Nếu so sánh với đầu bài thi Đình ở các triều đại trước, ta sẽ không hề ngạc nhiên hay lạ lẫm với cách sử dụng câu hỏi trong các đề thi này. Bởi lẽ, so với cách ra đề dưới triều Lê – Trịnh có thể thấy rằng các câu hỏi trong đề thi thời Tự Đức ít hơn rất nhiều. Ở thời kì này, người ta đã thống kê được trong đề văn sách năm Phúc Thái thứ nhất (1643) có tới trên 100 câu hỏi. Và năm đó, Nguyễn Năng Thiệu đỗ Đệ nhị giáp (Hoàng giáp) đã phải viết đến trên dưới một vạn chữ để trả lời cho đủ.

Văn sách đạo

Bên cạnh văn sách mục, còn có một loại văn sách thứ hai, đầu bài ra ngắn và hỏi riêng về từng việc, gọi là văn sách đạo. Trong loại đề này nhà vua thường hỏi luôn vào vấn đề cốt yếu mà không cần hỏi qua những câu hỏi nhỏ. Vấn đề mà nhà Vua muốn các sĩ tử trình bày thường là nêu lên ý kiến của mình về một vấn đề đang cấp thiết đương thời, hoặc là đưa ra các biện pháp để cải thiện một tình hình nào đó. Những đề thi như thế thể hiện tính rất cao thời sự, tính thực dụng và yêu cầu kẻ sĩ phải có một vốn hiểu biết về tình hình thực tế rất sát. Các đề thi thuộc loại văn sách đạo bao gồm: đề thi khoa Tân Mùi năm 1871, khoa Quý Sửu 1853… Có thể dẫn ra đây, đề thi Đình khoa Mậu Thìn năm thứ 21, niên hiệu Tự Đức 1868 để làm minh chứng cho luận điểm trên:

“Chế sách nói rằng: Đạo chế dịch không ngoài ba phương pháp đánh, giữ,

hòa mà thôi. Xem sự thế hiện nay thì ba phương pháp ấy không thể nắm chắc. Phương sách trị nước không ngoài 3 điều binh, thực, tín mà thôi. Thế mà hiện nay thực và binh đều chưa đủ, lệnh ban hành mà quan dân chưa tin theo, tuân hành hết thảy, xem nhẹ việc công, xem trọng việc tư, trẫm rất lấy làm đau lòng. Giờ đây phải làm như thế nào để sớm có thành hiệu? Các ngươi nghiên cứu đã lâu, đối với việc trị, loạn, sai, đúng của người xưa, việc gì thích hợp với đời xưa mà cũng có thể thi hành ở thời nay, hoặc giả các ngươi có sáng kiến khác, thích hợp với thời thế mà không trái với vương đạo, xin cứ trình bày cho hết… trẫm sẽ thân hành xem xét mà chọn dùng…” [21, tr.1].

2.2.1.2. Nội dung đề thi

Trong kì thi Đình, đích thân nhà vua là người ra đầu bài. Nội dung của đề thi Đình dưới thời Tự Đức rất đa dạng, không chỉ bao gồm cách hỏi quen thuộc về phép trị nước, đạo trị nước của bậc đế vương mà ta vẫn thường thấy trong các kì thi Đình ở các triều đại trước. Mà nội dung thi còn bao quát đến các vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội rất thực tế đang diễn ra tại thời điểm thi. Điều đó làm nên tính ứng dụng thực tiễn rất cao của các kì thi Đình giai đoạn này, đồng thời cũng rất phù hợp

với quan điểm học “thực tiễn” của Tự Đức.

Nội dung chính trong đề thi Đình thời Tự Đức bao gồm: “Hỏi về đạo trị

nước” đã có tám khoa thi hỏi về vấn đề này, khoa thi năm 1851, năm 1853, năm

1853 (khoa phúc hạch), năm 1862, năm 1865, năm 1868, năm 1871, năm 1879. “Hỏi

về việc canh tân đất nước” có hai khoa thi hỏi về vấn đề này đó là khoa thi năm

1875, năm 1877. “Hỏi về vấn đề đối với người Tây” có 4 khoa thi hỏi về vấn đề này

đó là khoa thi các năm 1862, năm 1862 (khoa phúc hạch), năm 1868, năm 1877. Đề thi có hai yêu cầu cơ bản: trước hết muốn sĩ tử trả lời các câu hỏi về những vấn đề liên quan đến đạo trị nước, phong tục… thời xưa đã trở thành kinh điển, sau đó lại vận dụng những kinh điển để đưa ra những kiến giải của mình đối với những câu hỏi về các vấn đề thực tiễn của đất nước. Cách thức ra đề như vậy

gọi là“kê cổ” để “nghiệm kim”. Tuy nhiên, như ta đã biết, dưới thời Tự Đức có rất

nhiều biến động rối ren làm cho tình hình trong nước có những thay đổi, do đó, yêu cầu thứ hai (yêu cầu luận giải về các vấn đề thực tế của đất nước) được đề cao hơn và trở thành điểm nổi bật trong nội dung đề thi thời kì này.

Hỏi về đạo trị nước:

Đây là vấn đề mà các đề thi Đình thường hay đề cập, đó là đường lối trị nước của bậc đế vương.

Đạo trị nước là một khái niệm rộng, dụng ý muốn nói tới các chính sách “an

dân”, phát triển đất nước của các bậc đế vương. Khái niệm này không chỉ có hàm ý

về chính trị (tức là xoay quanh việc lựa chọn nhân tài, tuyển dụng quan lại) mà còn

hội… Bởi lẽ xét cho cùng, để đưa đất nước đi lên, đời sống nhân dân no đủ, không có phép nào hơn là phải phát triển toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội kể trên.

Đề cập đến đạo trị nước, đây là vấn đề không mới trong lịch sử các kì thi Đình nước ta. Thời Lê sơ, các đề thi văn sách đình đối chủ yếu là về đạo trị nước và sử dụng nhân tài. Sang đến thời Lê – Trịnh, đề tài này tiếp tục được duy trì. Theo thống kê của Lê Thị Thu Hiền, trong 15 khoa thi thời Lê – Trịnh, vấn đề đường lối trị nước xưa và nay được đề cập tới trong 13 khoa, 2 khoa còn lại thì một khoa hỏi về đạo lý muôn vật, một khoa hỏi về môn học tâm tính của con người. Có thể dẫn ra đây văn sách thi Đình khoa Canh Tuất, năm thứ 21, niên hiệu Hồng Đức để làm

minh chứng cho luận điểm trên. “Chế sách của hoàng thượng nói rằng: các vị vua

hiền đời xưa cai trị nhà nước, không ai không lấy việc cất người thanh, đuổi giặc đục, dẹp giặc giã, nuôi nhân dân làm đầu vậy. Hiện nay đã tìm người hiền, bỏ người nhũng mà công hiệu thực tế còn chưa nghe, đã sửa binh nhung, hưng tiện lợi, mà thành hiệu chẳng thấy là cớ làm sao? Nay muốn cử người hiền lương, chống bọn tham nhũng, làm cho biên thùy lớn mạnh, thức ăn của dân đầy đủ, thuật ấy phải làm như thế nào?...”[21, tr.67].

Đến thời Tự Đức, nhà vua vẫn rất quan tâm đến vấn đề này. Ngay từ buổi đầu triều đại mình, đạo trị nước đã được nhà vua đưa ra làm đầu bài văn sách thi Đình (ví dụ như kì thi Đình năm thứ 4 niên hiệu Tự Đức mà ta đã dẫn ra ở trên trang 49-50). Và trong các kì thi tiếp theo, đó cũng luôn là vấn đề xuyên suốt. Ví

dụ, khoa thi Đình năm thứ 21, niên hiệu Tự Đức, trong đề thi có nói:“…Phương

sách trị nước không ngoài ba điều binh, thực, tín mà thôi. Thế mà hiện nay thực và binh đều chưa đủ, lệnh ban hành mà quan dân chưa tin theo, tuân hành hết thảy, xem nhẹ việc công, xem trọng việc tư, trẫm rất lấy làm đau lòng. Giờ đây phải làm như thế nào để sớm có thành hiệu? Các người nghiên cứu đã lâu, đối với việc trị, loạn, sai, đúng của người xưa, việc gì thích hợp với đời xưa mà cũng có thể thi hành ở thời nay, hoặc giả các ngươi có sáng kiến khác, thích hợp với thời thế mà không trái với vương đạo, xin cứ trình bày cho hết… trẫm sẽ thân hành xem xét mà chọn dùng…” [21, tr.1].

Thậm chí trong những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, nhà vua cũng không quên nhấn mạnh lại vấn đề này. Đề thi Đình khoa Kỷ Mão, năm thứ 32 có

đoạn:“Chế sách nói rằng… Tử Cống hỏi chính sự, Khổng Tử nói “đủ thực, đủ binh

thì dân tin vậy” việc quan trọng ở thời nay không gì thiết yếu hơn điều đó, phải làm như thế nào để được như thế?...” [21, tr.24].

Nội dung trong đạo trị nước mà Tự Đức đem ra hỏi các sĩ tử, chủ yếu xoay

quanh 3 vấn đề: làm cho kinh tế dồi dào (“Túc thực”); xây dựng quân đội mạnh (“Túc binh”) và tuyển chọn nhân tài.

Vấn đề thứ nhất là: Làm cho kinh tế dồi dào (“Túc thực”). Đây là vấn đề

mà Tự Đức rất quan tâm và ngày đêm thường trăn trở, đặc biệt, những năm mất mùa, đời sống nhân dân điêu đứng, nhà vua thường kêu gọi các sĩ tử thường đưa ra

những phương sách “cứu hoang” (tức chính sách cứu đói năm bị mất mùa) thiết

thực. Bàn về vấn đề này, có thể dẫn dụ lời nhà vua trong đề thi Đình khoa Ất Sửu,

năm thứ 18: “…Nói về mưu chước cứu hoang ở đời sau thì ngoài những việc

“thích, thải, quyên, chẩn” giàu nghèo giúp đỡ lẫn nhau, chung chạ nơi có nơi không, khuyến khích việc trồng trọt, bớt thuế khóa… còn có chính sách gì tốt hơn thế nữa không?” [19, tr.11].

Sở dĩ Tự Đức quan tâm nhiều đến vấn đề “Túc thực” như vậy là vì ba lí do

sau đây:

Lý do thứ nhất: Với quan niệm “Đạo trị nước trước hết phải cho đủ ăn, nếu

thóc thừa của nhiều thì việc gì chẳng nên”, vì vậy mà “Túc thực” là một chính sách

quan trọng hàng đầu trong vấn đề phát triển đất nước.

Lý do thứ hai: Xuất phát từ đời sống khổ cực của người dân. Kinh tế Việt Nam nói chung và nông nghiệp nói riêng thời nhà Nguyễn không có nhiều điều kiện để phát triển. Tình hình nông nghiệp sang đến thời Tự Đức tuy có nhiều khởi sắc song nó thể hiện sự không đồng đều trên cả nước.

Nhờ thực hiện tốt chính sách khai hoang trong các giai đoạn trước mà sản suất nông nghiệp và diện tích cày cấy tăng nhanh, nhất là ở Nam Bộ. Nhưng ở nhiều nơi, do sự nhũng nhiễu của cường hào, mất mùa, thiên tai nên dân lưu tán vẫn còn

nhiều. Khoảng những năm đầu Tự Đức, xảy ra một nạn đói lớn làm rất nhiều người chết. Mặc dù con số thời phong kiến thống kê không được chính xác nhưng theo

Đại Nam thực lục chính biên, Đệ tứ kỷ thì: “Tháng giêng năm 1850, có nạn đói như

sau: Tả hữu hai kỳ và sáu tỉnh Nam Kì từ năm ngoái đến nay, nhân dân nhiễm khí dịch lệ khá nặng (bộ Hộ thông tính các hạt Nam Bắc chết cộng 589.460 người) và lúa ruộng phần nhiều thu hoạch kém” [10, tr.216]. Thêm vào đó, hậu quả của các

cuộc chiến tranh trong các thời kì trước khiến tài lực trong dân không còn được dồi dào, kể cả miền Nam Kì, trong đó dân các vùng biên giới là thiệt hại hơn cả, khiến cho nhiều vùng đất trước kia vốn trù phú nay điêu tàn bởi khói lửa chiến tranh.

Đối với các tỉnh miền Bắc, tình hình cũng không có gì khả quan hơn. Vốn là vùng đất Thăng Long – Kẻ Chợ nổi tiếng trong các thế kỉ trước nay cũng không còn được bốn phần mười. Phố phường tấp nập người buôn bán không còn được như trước, nhân dân từ các tỉnh thiếu ăn kéo về mỗi lúc một nhiều. Đê Văn Giang (Hưng

Yên) vỡ 18 năm liền khiến cho cả vùng phủ Khoái Châu “oai oái xin cơm”. Không

những thế, cuộc sống của người dân còn thường xuyên khốn đốn vì những vụ phỉ quấy nhiễu. Tình hình trên, khiến triều đình Tự Đức không thể không quan tâm và tìm cách khắc phục.

Lý do thứ ba: Những biện pháp “cứu hoang” của triều đình đã tỏ ra không

thực sự hiệu quả. Theo lời dẫn dụ của Tự Đức mà khóa luận đã trích dẫn ở trên đã cho thấy rằng, trước tình cảnh đói khổ của người dân, triều đình cũng đã tiến hành nhiều biện pháp để khắc phục, như : phát chẩn, lập các kho dự trữ để cứu tế… Tuy nhiên, các biện pháp này không những làm cho công quỹ hao hụt lại không mang lại hiệu quả cao. Chúng có thể ngăn cản nạn đói khỏi nan rộng trong một thời gian ngắn, chúng có thể tạm thời hãm sự tăng giá của lương thực, nhưng thực ra chúng chỉ là những liều thuốc cấp lời, không thể giải quyết một cách dứt khoát sự thiếu thốn về thực phẩm. Hơn nữa, hiệu năng của các biện pháp này còn tùy thuộc ở lương tâm của quan lại triều đình trong khi áp dụng chúng. Vì các vụ phát chẩn là những dịp tốt để cho bộ phận quan lại hủ hóa làm giàu. Thực trạng này đã đưa đến

một đòi hỏi tất yếu: cần phải tìm ra biện pháp mới, để công cuộc “cứu hoang” được

Vấn đề thứ hai là: xây dựng quân đội mạnh (“Túc binh”). Binh lính là

giường cột của quốc gia. Đối với triều Nguyễn, lực lượng quân đội lại càng quan trọng. Ngay từ sớm, trong cuộc chiến tranh chống nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã cố gắng xây dựng một lực lượng quân đội mạnh. Tinh thần đó được phát huy trong nửa đầu thế kỉ XIX, đặc biệt trong những năm giặc cướp hoành hành và những năm đấu tranh dữ dội của nhân dân. Theo các nghiên cứu gần đây, thời Nguyễn nói chung và

Một phần của tài liệu Thi đình dưới triều vua tự đức (1848 1883) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)