Tình hình văn hóa – xã hội

Một phần của tài liệu Thi đình dưới triều vua tự đức (1848 1883) (Trang 31 - 34)

6. Bố cục khóa luận

1.2.3. Tình hình văn hóa – xã hội

Xây dựng bộ máy trung ương tập quyền là mục tiêu của nhà nước quân chủ Việt Nam để khẳng định đế quyền trong cả nước. Nhà nước trung ương mạnh mới đương đầu được với giặc ngoại xâm hung hãn luôn tìm cách xâm lược, mới đủ khả năng đàn áp các cuộc khởi nghĩa và nội biến phong kiến ngày càng trở lên khốc liệt và thường xuyên; mới đủ thực lực xây dựng đất nước, mở rộng ảnh hưởng ra các lân bang. Điều đó không thể tìm thấy trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, trong giáo lý đạo Phật, trong tinh thần tương ái hợp quần của làng xã nông thôn mà chính là trong hệ tư tưởng Nho giáo.

Nhận thức được điều này, đến nửa đầu thế kỷ XIX, các vua nhà Nguyễn đã tìm mọi cách củng cố địa vị độc tôn của Nho giáo bằng việc hạn chế xây dựng chùa

cho các làng xã giảng giải cho dân, nội dung học tập, thi cử được củng cố. Tuy nhiên, Nho giáo thời kì này cũng giống như một thứ trang sức của nhà nước phong kiến. Khi chế độ phong kiến đã trở nên suy vi, thì Khổng giáo – bệ đỡ tư tưởng của nó cũng bộc lộ những khía cạnh bảo thủ, hạn chế nhất. Nho giáo lúc này không chỉ tiếp tục ràng buộc quần chúng nhân dân mà còn đem lại cho vua chúa phong kiến những ý nghĩ và việc làm sai lệch. Mặc dù vậy, chúng ta cũng không thể phủ nhận sạch trơn những đóng góp của Nho giáo trong hàng ngũ quan lại, nho sĩ, ít nhiều củng cố lại trật tự gia đình, già trẻ, củng cố mối quan hệ vua tôi.

Bên cạnh những thay đổi về tình hình văn hóa, xã hội Việt Nam dưới thời Tự Đức cũng có nhiều thay đổi. Cụ thể:

Sự phát triển của sản xuất bảo đảm cho tình trạng thái bình và thịnh vượng của quốc gia. Nhưng thiên tai, bệnh dịch mà không có những liều thuốc hiệu năng để ngăn chặn đã làm hao tổn tài nguyên nông nghiệp. Hiện tượng bần cùng phá sản của nông dân càng về nửa sau thế kỷ XIX, càng trở nên nghiêm trọng. Sự đình đốn của nền kinh tế nông nghiệp làm cho tình trạng nông dân ly tán diễn ra nhiều. Trong khi đó, trình độ phát triển của thủ công nghiệp cũng như vai trò thấp kém của thương nghiệp đã không thể cung cấp đủ việc làm cho số nhân công thừa thãi ấy. Năm 1858, có hơn 3 vạn dân lưu tán ở các nơi kéo về Hà Nội kiếm ăn nhưng không tìm được việc làm. Tình trạng khủng hoảng của nông nghiệp vì thế mà làm xã hội mất trật tự.

Như vậy, bối cảnh kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội nước ta dưới thời Tự Đức đã có những biến chuyển quan trọng với tốc độ nhanh, mạnh. Những biến đổi này vừa là tiền đề, vừa là những nhu cầu cấp thiết đòi hỏi phải được giải quyết. Triều đình đã đưa vào nội dung thi Đình mong muốn tìm hướng giải quyết từ các trí thức.

Tiểu kết chương 1: Ngay từ thời Lý, năm 1052, đã xuất hiện kì Điện thí do nhà nước tổ chức và nhà vua trực tiếp ngự ra hiên đặt câu hỏi thi cho các sĩ tử trong cả nước về tụ tập ở sân điện. Dần dần trải qua các triều đại Trần, Hồ, Lê sơ, thi Đình không còn tồn tại như một khoa thi riêng rẽ mà trở thành cấp thi tối cao trong ba cấp thi: Hương – Hội – Đình thuộc khoa thi Tiến sĩ. Đặc biệt dưới thời Lê sơ, thi Đình đã hoàn chỉnh về quy chế, phép thi, bộ phận coi thi chấm thi rất đầy đủ, long trọng về mặt ân điển. Nhờ vậy, thi Đình đã làm tròn chức năng là cấp thi cuối cùng và cao nhất kiểm định lần cuối chất lượng của sĩ tử trước khi đưa họ gia nhập vào bộ máy quan trường.

Đến thế kỷ XVII – XVIII, những thay đổi của thời cuộc đã đặt thi Đình vào một trường hợp thử thách mới. Những nhân tố mới xuất hiện trong trường chính trị, kinh tế - xã hội thế kỷ XVII - XVIII đã tác động liên tục đến thi Đình làm nảy sinh một số vấn đề đòi hỏi thi Đình phải đáp ứng để có thể tiếp tục giữ vai trò một kì thi ở cấp cao nhất trong khoa thi tiến sĩ. Đó là:

Thi Đình phải được tiến hành nghiêm túc, cẩn mật, kiểm tra giám sát chặt chẽ nhằm ngăn chặn mọi mưu gian để những người đỗ kì thi Đình đều là người có thực lực. Thi Đình phải được tổ chức thường xuyên nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời bộ máy quan liêu ngày càng phình to.

Thi Đình phải chọn ra những kẻ sĩ có lòng trung thành với vua Lê, tận tâm tận lực phò tá nhà vua phục dựng lại quyền lực thực sự. Thi Đình phải chọn những người tài giỏi, có đạo đức để thanh lọc đội ngũ quan lại, là chỗ dựa vững chắc cho triều Đình, bảo vệ cuộc sống ấm no cho nhân dân, phát triển đất nước.

Nhìn chung, thi Đình dưới các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê – Trịnh làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển thi Đình dưới triều vua Tự Đức. Bên cạnh đó tình hình kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội nước ta dưới thời Tự Đức cũng là một yếu tố quan trọng để tạo nên nội dung thi Đình dưới triều Tự Đức.

CHƯƠNG 2

THI ĐÌNH DƯỚI TRIỀU VUA TỰ ĐỨC

Một phần của tài liệu Thi đình dưới triều vua tự đức (1848 1883) (Trang 31 - 34)