Bối cảnh lịch sử dưới triều vua Tự Đức

Một phần của tài liệu Thi đình dưới triều vua tự đức (1848 1883) (Trang 26)

6. Bố cục khóa luận

1.2. Bối cảnh lịch sử dưới triều vua Tự Đức

1.2.1. Tình hình chính trị

Sau khi chiến thắng Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Ánh – Gia Long lập nên vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, đã ra sức củng cố nền thống trị của mình, thống nhất đất nước thành một khối từ ải Nam quan đến mũi Cà Mau.

Về chính sách đối nội:

Triều Nguyễn đã tổ chức một bộ máy nhà nước từ trên xuống dưới với một hệ thống quan lại đông đảo và kồng kềnh.

Vua nắm quyền hành một cách độc đoán. Giúp vua giải quyết giấy tờ, văn thư và ghi chép có Thị thư viện (thời Gia Long) sang thời Minh Mệnh đổi gọi là văn thư văn phòng và năm 1829 thì chuyển thành Nội các. Về việc quan quốc trọng sự

thì có Tứ trụ đại thần sau chính thức hóa thành Viện cơ mật (1834). Ngoài ra, nhà Nguyễn còn đặt thêm phủ Tôn nhân phụ trách các việc của Hoàng gia. Bên dưới là 6 bộ (Lại, Lễ, Binh, Hình, Công, Hộ) chịu trách nhiệm chỉ đạo các công việc chung của nhà nước và Ngũ quân đô thống phủ phụ trách quân đội. Bên cạnh đó còn có Đô sát viện, Hàn lâm viện, Thái y viện...

Trong việc xây dựng chính quyền địa phương, từ cơ chế “tản quyền” Bắc

thành và Gia Định thành (thời Gia Long), năm 1830-1831, Minh Mệnh đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính, xóa bỏ các tổng trấn, đổi các dinh trấn thành tỉnh. Bấy giờ cả nước có 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Công cuộc cải cách này càng làm cho việc tập trung quyền lực vào tay Hoàng đế được củng cố hơn.

Tự Đức nên ngôi, kế thừa chính sách của cha ông để lại hết sức đồ sộ. Nhưng những diễn biến mới của tình hình chính trị ở cả trong và ngoài nước ngày càng nhiều, đòi hỏi những quyết định mang tính chiến lược đối với vị vua yêu văn thơ này.

Diễn biến đó là: Trong nước bộ máy chính trị ngày càng mang nặng tính

quan liêu, độc đoán và sâu một. Năm 1850, Tự Đức đã phải than vãn: “Quan vui thì

dân khổ, ích người trên thì tốn kẻ dưới... đưa quà cáp xin xỏ để làm cái thang bước lên quan trường, hoặc bắt đóng góp khắc bạc đã làm của cải cho mình tiêu dùng, những tình tệ ấy không kể xiết” [16, tr.441].

Ngoài việc chăm lo củng cố tổ chức bộ máy nhà nước, các vua đầu triều Nguyễn còn rất quan tâm đến việc xây dựng một lực lượng quân đội mạnh, soạn thảo và chấn chỉnh pháp luật...

Về chính sách đối ngoại:

Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của triều Nguyễn là vấn đề quan hệ với phương Tây. Từ thế kỷ XVII, các giáo sĩ và thương nhân phương Tây đã đến Việt Nam buôn bán. Quan hệ này yếu đi vào nửa sau thế kỷ XVIII, nhưng bằng nhiều con đường, các thương nhân, giáo sĩ phương Tây vẫn tìm được cách đi sâu vào các làng xã và cải đạo được nhiều người dân theo Thiên Chúa giáo. Cùng thời điểm đó, chủ nghĩa tư bản ở phương Tây đang ngày một phát triển mạnh và dần chuyển sang chủ nghĩa thực dân, tiến hành đi xâm lược các nước thuộc địa. Việt

Nam là một quốc gia nằm trong sự dòm ngó của thực dân Pháp. Và chúng không

ngừng cố gắng tạo ảnh hưởng để chuẩn bị cho bước đà “nhảy” vào Đông Dương.

Nhận thức được âm mưu đó, các vua triều Nguyễn đã thi hành chính sách

ngoại giao “dè dặt” với phương Tây, mà cụ thể là “cấm đạo” và “bế quan tỏa

cảng”. Những chính sách này được tiến hành từ thời Minh Mệnh. Năm 1824, Pháp

xin đặt lãnh sự ở Việt Nam nhưng bị Minh Mệnh từ chối. Năm 1830, Pháp đặt lại vấn đề một lần nữa nhưng vẫn không có kết quả...

Dưới thời Tự Đức, tình hình chính trị cả trong và ngoài nước đều có những biến chuyển nhanh chóng, ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả các mặt của đời sống, xã hội. Được tổ chức trong khoảng thời gian này nên các kỳ thi Đình cũng bị tác động là điều tất yếu.

1.2.2. Tình hình kinh tế

Đi đôi với việc ra sức xây dựng, củng cố bộ máy chính quyền các vị vua triều Nguyễn và sau này là Tự Đức đã có một số chính sách nhằm phát triển kinh tế trong nước, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp. Ví dụ: lập sổ địa bạ, khai hoang,... Tuy nhiên, các chính sách này không đem lại nhiều hiệu quả. Xét một cách tổng quan, nền kinh tế thời kì này vẫn mang nặng tính chất lạc hậu, nghèo nàn.

Nông nghiệp Về ruộng đất:

Ruộng đất phần nhiều tập trung trong tay bọn quan lại, địa chủ. Công điền, công thổ, chỗ nào màu mỡ béo tốt đều bị bọn cường hào lũng đoạn, còn lại thì bọn hương lý bao chiếm, dân nghèo chỉ được chỗ xương xẩu mà thôi. Thêm vào đó, tình trạng vỡ đê, lụt lội, mất màu đói kém thường xuyên xảy ra, hầu như không năm nào có. Nạn đói hoành hành, đời sống nông dân vô cùng cực khổ.

Thời Tự Đức là giai đoạn trong đó nạn đói xảy ra thường xuyên nhất: Năm 1848, dân tỉnh Hà Tĩnh khốn đốn vì giá gạo nên cao; năm 1852, đại hạn tại vùng Thừa Thiên; năm 1854, hai tỉnh Bắc Ninh và Sơn Tây bị nạn châu chấu cắn nâu; năm 1856-1857, hai năm bão lụt liên tiếp khắp các tỉnh Bắc Việt, làm nạn đói lan rộng và tiếp tục hoành hành trong năm 1858; năm 1859 tỉnh Quảng Nam bị đói;

năm 1860 nạn đói lan tràn trong các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định; năm 1863 mất mùa khắp nước; năm 1864 nạn đói ở Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Trước thực trạng này, triều Nguyễn cũng đã đề ra biện pháp khắc phục nhưng không giải quyết được một cách thỏa đáng, không ngăn được tình trạng lụt lội, hạn hán năm nào cũng xảy ra, nhất là Đồng Bằng Bắc Bộ và Thanh Nghệ. Sở dĩ có điều này, một phần trách nhiệm quan trọng là do triều đình chưa có nhận thức đúng đắn trong việc giải quyết công tác trị thủy. Ví dụ, khi bàn đến vấn đề đê điều ở Bắc Bộ, các cận thần của nhà vua còn chưa hiểu rõ tác dụng của đê. Giám sát ngự

sử là Vũ Văn Bình tâu lên nói rõ tình hình đê diều ở 5 tỉnh Bắc Kỳ: “Buổi đầu, triều

nhà Trần dựng đắp đê ở ven sông, ý muốn làm lợi cho dân, nhưng ở trong lại có điều bất lợi. Người sau nhân đó đắp thêm ra, thói quen theo nhau đến nỗi mối tệ không thể cứu được. Cho nên mối hại để lại đến nay không gì to bằng dân ở trong đê. Hễ thấy nước sông lên to thì sợ hãi bỏ chạy, thiệt hại tài sản. Nếu như thế thì bỏ đê, dân được lợi nhiều, để đê lại đến nay không gì to bằng dân ở trong đê. Hễ thấy nước sông lên to thì sợ hãi bỏ chạy, thiệt hại tài sản. Nếu như thế thì bỏ đê, dân được lợi nhiều, để đê lại thì dân bị thiệt hại rất lớn. Nay xin trên từ Sơn Tây, Bắc Ninh, Hà Nội, dưới các tỉnh Hưng Yên, Nam Định không kể đê điều là của công hay của tư nhân, lớn hay nhỏ, tất thảy san bạt cho bằng, để cho nước sông tự do lan tràn, thuận dòng chảy xuôi xuống, thì dân ở năm tỉnh có thể không quản ngại gì vậy” [11, tr.234-235].

Về công cụ sản xuất:

Đối với công cụ sản xuất, sách “Đại Nam thực lục” có ghi lại, năm 1865:

“Tự Đức ban cấp cách thức xe trâu kéo nước (dẫn thủy ngưu xa), vua khiến sở đốc công theo cách thức bên Tây phương chế tạo ra 27 chiếc rồi chia phát cho tỉnh từ Phú Yên, Bình Định cho đến các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, sức cho nhà nông y theo cách thức ấy mà chế tạo ra để kéo nước tưới ruộng khô”[37, tr.11]. Đó là lần

duy nhất thấy nhà vua có nhã ý đề cập tới công cụ sản xuất đã được cải tiến, còn lại hầu như không gặp ý kiến nào khác nữa. Công cụ phần lớn là phương tiện thô sơ,

Bước sang thế kỷ XIX, xu thế phát triển của xã hội Việt Nam đang có những chuyển biến mới, phát triển nông nghiệp là yêu cầu hết sức cấp bách. Nhưng triều đình Tự Đức vẫn duy trì canh tác lạc hậu, vấn đề ruộng đất vẫn không được giải quyết. Nạn phiêu tán ngày càng phổ biến. Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp

ngày càng hao mòn, kinh tế nông nghiệp bị phá hoại ngày càng nghiêm trọng.

Công thương nghiệp

Công thương nghiệp: Đã có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong xã hội Việt

Nam từ thế kỷ XVIII. Các làng và phường thủ công mọc lên ngày càng nhiều ở thành thị và nông thôn. Sự giao lưu hàng hóa giữa các địa phương được mở rộng hơn trước. Hoạt động ngoại thương, đặc biệt là việc tiếp xúc với luồng thương mại phương Tây càng kích thích thêm nền kinh tế hàng hóa trong nước. Nhưng từ khi nhà Nguyễn trị vì, những điều kiện mới manh nha phát triển ấy đã nhanh chóng bị lụi tàn.

Về thủ công nghiệp: Nhà nước nắm độc quyền. Thi hành chế độ “công tượng” trưng tập các thợ giỏi trong cả nước về làm việc trong các xưởng thủ công

do triều đình lập ra. Chế độ công tượng trong thủ công nghiệp không khuyến khích được người thợ. Họ làm việc một cách cưỡng bức, không phấn khởi tập trung làm việc, thường tìm cách trốn tránh. Nhà nước còn quy định nhiều điều làm cho sự phát triển của thủ công nghiệp bị kìm hãm: Người dân không được làm nhà theo kiểu chữ công, không được làm nhà lầu, không được trạm trổ tứ quý... Nếu có tài, sự khéo léo của người thợ chỉ được thể hiện qua những lăng tẩm, đền đài, công trình phục vụ riêng cho triều đình phong kiến.

Về thương nghiệp: Tình hình Việt Nam dưới thời Tự Đức không phải hoàn

toàn không có thương mại. Có nhưng rất kém. Kém vì kinh tế hàng hóa chưa phát triển, vì tình hình chính trị ít ổn định lâu dài, vì nền thương mại có phần nào đáng kể bị Hoa kiều nắm gần hết và ngoài ra, nông dân nghèo đói cùng cực, sức mau hầu

hết bị tê liệt. Chính sách “trọng nông ức thương” ,“bế quan tỏa cảng”của triều

Đối với ngoại thương, triều đình nắm độc quyền buôn bán nguyên liệu công nghiệp (đồng, chì, kẽm, thiếc, sắt nhất là lưu huỳnh và diêm tiêu vì sợ nhân dân chế tạo vũ khí làm loạn). Nhà nước còn nắm giữ độc quyền một số lâm thổ sản quý như: quế, sáp ông, ngà voi, gỗ quý, tổ yến... Những lâm thổ sản này nếu biết sử dụng sẽ đem lại nguồn lợi lớn cho quốc gia.

Đối với nội thương, triều đình chỉ nhằm để thu lợi chứ không khuyến khích phát triển. Buôn bán trong nước gặp nhiều khó khăn. Năm 1867, Tự Đức lập ra ty Bình Chuẩn để kiểm soát nội thương. Các thuyền đi qua phải chịu nộp thuế theo

hình thức đo kích thước tàu, còn phải nộp thêm thuế hàng hóa “Thuyền bề ngang từ

13 đến 11 thước, nộp 90 quan. Thuyền từ 10 đến 9 thước nộp 80 quan (hơn lệ trước 10 quan) ngoài ra phải nộp thêm thuế hàng hóa xuất cảng chiểu theo lệ nhập cảng thu 3/10” [37, tr.21 – 22].

Như vậy, với những phân tích trên, có thể thấy rằng, dưới thời Tự Đức, nền kinh tế tài chính nước ta đã suy đốn trầm trọng về mọi mặt nông công thương nghiệp. Thực trạng này đưa đến một đòi hỏi cấp thiết: cần phải làm gì để khôi phục và đưa nền kinh tế dân tộc đi lên? Chính những thực trạng này đã có ảnh hưởng rất lớn đến nội dung của đề thi.

1.2.3. Tình hình văn hóa – xã hội

Xây dựng bộ máy trung ương tập quyền là mục tiêu của nhà nước quân chủ Việt Nam để khẳng định đế quyền trong cả nước. Nhà nước trung ương mạnh mới đương đầu được với giặc ngoại xâm hung hãn luôn tìm cách xâm lược, mới đủ khả năng đàn áp các cuộc khởi nghĩa và nội biến phong kiến ngày càng trở lên khốc liệt và thường xuyên; mới đủ thực lực xây dựng đất nước, mở rộng ảnh hưởng ra các lân bang. Điều đó không thể tìm thấy trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, trong giáo lý đạo Phật, trong tinh thần tương ái hợp quần của làng xã nông thôn mà chính là trong hệ tư tưởng Nho giáo.

Nhận thức được điều này, đến nửa đầu thế kỷ XIX, các vua nhà Nguyễn đã tìm mọi cách củng cố địa vị độc tôn của Nho giáo bằng việc hạn chế xây dựng chùa

cho các làng xã giảng giải cho dân, nội dung học tập, thi cử được củng cố. Tuy nhiên, Nho giáo thời kì này cũng giống như một thứ trang sức của nhà nước phong kiến. Khi chế độ phong kiến đã trở nên suy vi, thì Khổng giáo – bệ đỡ tư tưởng của nó cũng bộc lộ những khía cạnh bảo thủ, hạn chế nhất. Nho giáo lúc này không chỉ tiếp tục ràng buộc quần chúng nhân dân mà còn đem lại cho vua chúa phong kiến những ý nghĩ và việc làm sai lệch. Mặc dù vậy, chúng ta cũng không thể phủ nhận sạch trơn những đóng góp của Nho giáo trong hàng ngũ quan lại, nho sĩ, ít nhiều củng cố lại trật tự gia đình, già trẻ, củng cố mối quan hệ vua tôi.

Bên cạnh những thay đổi về tình hình văn hóa, xã hội Việt Nam dưới thời Tự Đức cũng có nhiều thay đổi. Cụ thể:

Sự phát triển của sản xuất bảo đảm cho tình trạng thái bình và thịnh vượng của quốc gia. Nhưng thiên tai, bệnh dịch mà không có những liều thuốc hiệu năng để ngăn chặn đã làm hao tổn tài nguyên nông nghiệp. Hiện tượng bần cùng phá sản của nông dân càng về nửa sau thế kỷ XIX, càng trở nên nghiêm trọng. Sự đình đốn của nền kinh tế nông nghiệp làm cho tình trạng nông dân ly tán diễn ra nhiều. Trong khi đó, trình độ phát triển của thủ công nghiệp cũng như vai trò thấp kém của thương nghiệp đã không thể cung cấp đủ việc làm cho số nhân công thừa thãi ấy. Năm 1858, có hơn 3 vạn dân lưu tán ở các nơi kéo về Hà Nội kiếm ăn nhưng không tìm được việc làm. Tình trạng khủng hoảng của nông nghiệp vì thế mà làm xã hội mất trật tự.

Như vậy, bối cảnh kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội nước ta dưới thời Tự Đức đã có những biến chuyển quan trọng với tốc độ nhanh, mạnh. Những biến đổi này vừa là tiền đề, vừa là những nhu cầu cấp thiết đòi hỏi phải được giải quyết. Triều đình đã đưa vào nội dung thi Đình mong muốn tìm hướng giải quyết từ các trí thức.

Tiểu kết chương 1: Ngay từ thời Lý, năm 1052, đã xuất hiện kì Điện thí do nhà nước tổ chức và nhà vua trực tiếp ngự ra hiên đặt câu hỏi thi cho các sĩ tử trong cả nước về tụ tập ở sân điện. Dần dần trải qua các triều đại Trần, Hồ, Lê sơ, thi Đình không còn tồn tại như một khoa thi riêng rẽ mà trở thành cấp thi tối cao trong ba cấp thi: Hương – Hội – Đình thuộc khoa thi Tiến sĩ. Đặc biệt dưới thời Lê sơ, thi Đình đã hoàn chỉnh về quy chế, phép thi, bộ phận coi thi chấm thi rất đầy đủ, long trọng về mặt ân điển. Nhờ vậy, thi Đình đã làm tròn chức năng là cấp thi cuối cùng và cao nhất kiểm định lần cuối chất lượng của sĩ tử trước khi đưa họ gia nhập vào bộ máy quan trường.

Đến thế kỷ XVII – XVIII, những thay đổi của thời cuộc đã đặt thi Đình vào một trường hợp thử thách mới. Những nhân tố mới xuất hiện trong trường chính trị, kinh tế - xã hội thế kỷ XVII - XVIII đã tác động liên tục đến thi Đình làm nảy sinh một số vấn đề đòi hỏi thi Đình phải đáp ứng để có thể tiếp tục giữ vai trò một kì thi ở cấp cao nhất trong khoa thi tiến sĩ. Đó là:

Một phần của tài liệu Thi đình dưới triều vua tự đức (1848 1883) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)