Khi nghiên cứu quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản hiện vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng, đó chỉ là sự bành trướng tư tưởng văn hoá Trung Hoa hơn là nhu cầu nội tại của n
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của
các thầy, cô cùng các bạn sinh viên trong khoa Lịch Sử, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và những đóng
góp quý báu đó
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của em tới giảng viên Th.s
Nguyễn Thị Nga - Người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ em
hoàn thành khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Minh
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn chỉ bảo tận tình của giảng viên Th.s Nguyễn Thị Nga – Người
trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu của khóa luận chưa từng
được công bố ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào, đó là những kết quả
đúng, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 01 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Minh
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội đặc biệt, ra đời và tồn tại hàng vạn
năm nay với nhân loại, là nhu cầu tinh thần của một bộ phận đông đảo nhân
dân ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới Tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ
đến đời sống xã hội nhiều mặt của con người
Tuy nhiên, xung quanh tôn giáo đang còn nhiều ý kiến khác nhau trong
giới nghiên cứu (và có thể nói là một trong những hiện tượng xã hội có nhiều
tranh cãi nhất) Chẳng hạn tôn giáo là một hiện tượng tích cực hay tiêu cực,
ảnh hưởng tốt hay xấu đến đời sống con người, xã hội và đánh giá trên cơ sở
khoa học nào Về mặt hình thái ý thức xã hội, tôn giáo lâu nay được xem là
đối lập với khoa học và nếu vậy thì cắt nghĩa như thế nào về hiện tượng tôn
giáo có chiều hướng gia tăng hiện nay trong khi có sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học công nghệ trên phạm vi toàn thế giới cũng như mỗi quốc gia? Vấn
đề quan hệ hay tác động, ảnh hưởng qua lại giữa tôn giáo với chính trị, văn
hoá, đạo đức …như thế nào và bản thân tôn giáo trong nội dung các quan
niệm của mình có chứa đựng các yếu tố chính trị, đạo đức không?
Có thể nói, những vấn đề trên đây là những vấn đề có phạm vi rộng lớn
và có tính cấp thiết, nhất là vấn đề ảnh hưởng của tôn giáo đối với xã hội, con
người cần được quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên các lĩnh
vực khác nhau
Nhật Bản là một quốc gia có trình độ phát triển cao trên nhiều lĩnh vực
Trong những nguyên nhân tạo nên những thành công chung của quốc gia này
cần phải kể đến sự tác động của một nền văn hoá độc đáo mang bản sắc Nhật
Bản Nghiên cứu chính nền văn hoá Nhật Bản trong đó có văn hoá Phật giáo
mới giúp chúng ta cắt nghĩa được một phần thành công của đất nước này
Trang 4Khi nghiên cứu quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản
hiện vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng, đó chỉ là sự bành trướng tư tưởng văn hoá
Trung Hoa hơn là nhu cầu nội tại của nước Nhật, và mặc dù các môn phái
Bukkyo (đạo Phật) ở đây trong thế giới quan của mình còn chứa đựng những
yếu tố tiêu cực, song khách quan mà nói, đạo Phật ở Nhật Bản nói chung đã
có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội Nhật Bản trong lịch
sử cũng như hiện tại Nghiên cứu những đóng góp đó sẽ có ý nghĩa bổ ích cho
sự chế định những chính sách kinh tế - xã hội của một quốc gia
Trong lịch sử nhân loại, tuy giữa những nước có sự khác biệt về truyền
thống thể hiện qua phong tục, tập quán, tính cách, lối ứng xử của nhân dân và
moi đặc tính văn hóa khác do lịch sử để lại, song giữa các dân tộc vẫn có
nhiều nét tương đồng, nhất là đối với Việt Nam và Nhật Bản là những quốc
gia cùng nằm trong cộng đồng châu Á, cùng có chung một xuất phát điểm về
kinh tế là nông nghiệp lúa nước, mà điểm nổi bật nhất là cả hai nước đều
mang dấu ấn đậm nét của văn hoá Trung Hoa Do đó nghiên cứu về văn hoá
Nhật Bản nói chung, về Phật giáo Nhật Bản nói riêng, Việt Nam sẽ tìm được
một phần những bài học kinh nghiệm bổ ích cho việc phát triển đất nước
mình
Hơn nữa khi nghiên cứu đi sâu vào sự phát triển Phật giáo ở Nhật Bản
trong một thời kỳ cụ thể, ta sẽ thấy rõ hơn được Phật giáo phát triển và ảnh
hưởng của nó đến đời sống văn hoá xã hội Nhật Bản một cách sâu rộng nhất
Vì vậy, tôi chọn vấn đề “Phật giáo Nhật Bản thời kỳ Mạc Phủ
Kamakura (1192 – 1333)” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Do quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng thắt chặt, nhu cầu
tiếp xúc, học hỏi Nhật Bản tăng lên, nhiều tác phẩm bàn về văn hoá Nhật Bản
được giới thiệu
Trang 5Như bộ sách “Lịch sử văn hóa Nhật Bản” của G.B Samson (Nxb
Khoa học xã hội, năm 1995) Bộ sách viết về lịch sử văn hóa Nhật Bản qua
các thời kỳ lịch sử
Bộ sách “Lịch sử Nhật Bản” của G.B Samson (Nxb Khoa học xã hội,
năm 1994) Bộ sách viết tổng quan về lịch sử văn hóa - kinh tế - chính trị Nhật Bản từ thời xưa cho đến lịch sử Nhật bản thời hiện đại
Cuốn sách “Lịch sử tôn giáo Nhật Bản” của tác giả Sueki Fumihiko,
dịch giả Phạm Thị Thu Giang (Xb năm 2011) đây là một cuốn sách hiếm hoi,
trong đó đã tổng hợp được một cách logic toàn bộ lịch sử tôn giáo Nhật Bản
Ngoài ra còn có “Chân dung văn hoá đất nước mặt trời mọc” của
Hữu Ngọc, xuất bản năm 1993 Hay “Nghiên cứu tôn giáo Nhật Bản” của
Joseph M Kitagawa (Nxb Khoa học xã hội, năm 2002) Trong những tác
phẩm đó, vấn đề Phật giáo ở Nhật Bản cũng đã được đề cập Có thể thấy, Phật
giáo được xem là những nhân tố góp phần tạo nên diện mạo văn hoá đầy tính
mầu sắc, độc đáo của Nhật Bản
Ngoài những tác phẩm đã được kể trên, những công trình khoa học
khác như: Nhật Bản tăng cường hiểu biết và hợp tác (1994 -1995); Sổ tay
nghệ thuật Nhật Bản (dịch năm 1990) hay nhiều công trình nghiên cứu Nhật
Bản đã đưa lại một cách nhìn ngày càng đầy đủ và chân thực về văn hoá Nhật
Bản nói chung, Phật giáo Nhật Bản nói riêng
Những tác phẩm trên cho tôi cái nhìn tổng quan về văn hoá Nhật Bản
nói chung và trong đó có Phật Giáo Nhật Bản Việc nghiên cứu Phật giáo
Nhật Bản ở từng thời kỳ cụ thể, cũng như ảnh hưởng của nó đối với đời sống
xã hội vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn Vẫn chưa có một công
trình nào viết riêng về Phật giáo Nhật Bản thời kỳ Kamakura (1129 -1333)
Trang 63 Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Khái quát về Phật giáo Nhật Bản, đi sâu tìm hiểu về sự phát triển của
Phật giáo Nhật Bản thời kỳ Mạc Phủ Kamakura (1192 -1333) cũng như một
số ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần ở Nhật Bản
3.2 Nhiệm vụ
Luận văn có hai nhiệm vụ chủ yếu:
- Khái quát bối cảnh lịch sử của quá trình du nhập Phật giáo vào Nhật
Bản và một số đặc điểm của quá trình du nhập, phát triển Phật giáo ở Nhật
Bản
- Sư phát triển của Phật giáo Nhật Bản thời kỳ Mạc Phủ Kamakra, và
ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần ở Nhật Bản ở thời kỳ
này
3.3 Phạm vi nghiên cứu vấn đề
Đề cập chủ yếu đến phương diện lịch sử của quá trình du nhập và phát
triển của Phật giáo ở Nhật Bản ; đi sâu tìm hiểu Phật giáo Nhật bản thời kỳ
Mạc Phủ kamakura và những ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống văn hoá
tinh thần ở Nhật Bản trên một số phương diện
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Trong quá trình nghiên cứu của mình người viết dựa trên cơ sở phương
pháp luận sử học mácxít, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm chỉ đạo của
Đảng ta trong nghiên cứu sử học, văn hóa và tôn giáo
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu người viết đã cố gắng kết hợp chặt chẽ giữa
phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic Ngoài ra người viết còn sử dụng
Trang 7phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh…nhằm nhìn nhận vấn đề một cách
xác thực nhất
5 Đóng góp của đề tài
- Góp phần đánh giá vai trò của Phật giáo vào kho tàng văn hoá tinh
thần của Nhật Bản
- Đề tài góp phần gợi mở một số vấn đề giúp các nhà quản lý xã hội
suy nghĩ về việc khuyến khích những đóng góp của Phật giáo vào nền văn
hoá dân tộc và vận dụng nó trong điều kiện xã hội Viêt Nam
- Kết quả của khoá luận có thể sử dụng vào quá trình học tập nghiên
cứu về Phật giáo
6 Bố cục của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Phật giáo Nhật Bản
Chương 2: Sự phát triển của Phật giáo Nhật Bản thời kỳ Mạc Phủ
Kamakura
Chương 3: Ảnh hưởng của Phật Giáo đến Nhật Bản thời kỳ Mạc Phủ
Kamakura
Trang 8NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO NHẬT BẢN
TRƯỚC THỜI KỲ MẠC PHỦ KAMAKURA
1.1 SỰ DU NHẬP PHẬT GIÁO VÀO NHẬT BẢN
Cho đến hiện nay cuộc tranh luận về những động cơ dẫn đến sự du
nhập, bám rễ của Phật giáo vào Nhật Bản vẫn chưa đi đến những thống nhất
cần thiết Có thể thấy có hai quan điểm chính: Thứ nhất cho rằng, sự du nhập
Phật giáo vào Nhật Bản là do những động cơ từ phía Trung Hoa hay đó chỉ là
sự bành trướng về tư tưởng, văn hóa của Trung Hoa; Thứ hai cho rằng, đó là
sự tiếp nhận diễn ra trên cơ sở nhu cầu nội tại của người Nhật Bản hay người
Nhật đã chủ động tiếp nhận Phật giáo Theo ý kiến của tôi, trong sự phát triển
của văn hóa Nhật Bản nói riêng và của bất kỳ nền văn hóa nào nói chung
không bao giờ là một quá trình thuần nhất, bởi các dân tộc liên tục có những
cuộc tiếp xúc văn hóa dù tự giác hay tự phát Trường hợp Nhật Bản trước khi
tiếp xúc với Triều Tiên, Trung Hoa có những đặc biệt bởi đó là xứ sở của các
hòn đảo sống gần như biệt lập so với thế giới bên ngoài, nhất là khi kỹ nghệ
hàng hải chưa phát triển Chính sự cô độc trong những mối giao cảm văn hóa
mà so với Triều Tiên, Trung Hoa, trình độ văn minh của Nhật Bản lúc đó thấp
hơn Về mặt xã hội, đó là sự tồn tại của chế độ thị tộc còn khá phổ biến, và về
kinh tế là trình độ của lực lượng sản xuất còn rất thấp kém Những thấp kém
trong lĩnh vực kinh tế được biểu hiện cả trong lĩnh vực tư tưởng Ở Nhật Bản
chưa hình thành các tư tưởng có tính hệ thống trong nghệ thuật, tôn giáo, triết
học Khi những quan hệ đầu tiên của Nhật Bản hình thành với lân bang qua
buôn bán và nhất là chiến tranh, người Nhật đã nhận ra rằng, bên cạnh họ là
những quốc gia có trình độ phát triển cao hơn: "Không có gì đáng ngạc
Trang 9nhiên nếu người Nhật sơ khai trên một đất nước gồm những hòn đảo biệt lập
của họ cảm nhận được những phản quang của đế quốc Trung Hoa mới và
bừng tỉnh với một nhận thức mới về cái đất nước lớn lao ở bên kia bờ biển"
[26; 23]
Tuy nhiên, như lịch sử đã chứng tỏ, buổi đầu giao tiếp với Trung Hoa,
những vay mượn diễn ra rất chậm chạp và không tự giác Mãi cho đến gần
cuối thế kỷ thứ VI thì có một sự gia tăng đột ngột trong quá trình du nhập các
yếu tố của văn hóa Trung Hoa vào Nhật Bản Sự thật này chỉ có thể giải thích
bởi hai lý do:
- Một là: Có thể dân tộc Nhật lúc ấy mới đạt được một trình độ văn hóa
cho phép họ nhận thức ra và có đủ khả năng để tiếp nhận các nhân tố ngoại lai
một cách nhanh chóng và có ý thức
- Hai là: Mọi giá trị văn hóa, tự nó đều có nhu cầu và khả năng lan tỏa
hay bành trướng, nhất là khi chúng đạt trình độ cao Trong thời kỳ đó, ở
Trung Hoa, nhà Đường đã tạo ra một chế độ phong kiến đạt đến cực thịnh, vì
vậy khả năng lan tỏa của nó ra xung quanh dễ dàng hơn
Những tiếp xúc, giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản và Trung Hoa lúc đầu
thông qua vai trò của những thương gia, thợ thủ công hay tù binh dưới dạng
hành vi và nhân cách của các cá nhân đó hay qua những vật phẩm hữu hình có
được trong các cuộc trao đổi Dần dần những kiểu tiếp xúc đó trở nên thứ yếu
và thay bằng cuộc tiếp xúc tôn giáo Điều cần thấy ở đây là, lúc này Phật giáo
cực thịnh ở Trung Hoa và Phật giáo trở thành công cụ chuyển tải văn hóa
quan thiết nhất từ đại lục sang Nhật Bản
Sự xâm nhập của Phật giáo vào Nhật Bản cũng vậy, lúc đầu bằng con
đường dân gian Những ảnh hưởng của Phật giáo lớn dần, gây chấn động đến
cả tầng lớp thống trị Những chấn động đó đã tạo nên hai xu hướng tư tưởng
chủ yếu trong thị tộc Yamato đến mức gây nên những xung đột giữa nhóm
Trang 10ủng hộ Phật giáo và phản đối Phật giáo Sự thắng lợi của nhóm ủng hộ Phật
giáo diễn ra khoảng năm 587 đã mở đường cho sự tiếp nhận nhanh hơn các tư
tưởng của Trung Hoa nói chung và tín ngưỡng Phật giáo nói riêng Nhờ sự
nâng đỡ của chính quyền, nhiều phái đoàn người Nhật được cử sang đại lục
học hỏi tri thức và ở trong nước Phật giáo được hỗ trợ, trở thành tôn giáo có
vị thế còn lớn hơn cả Shinto
Như vậy, có thể nói rằng, sự du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản
không thuần túy chỉ là sự bành trướng văn hóa của người Trung Hoa và nếu
giả định đó là sự bành trướng văn hóa mà thiếu sự nhiệt tình tiếp nhận từ phía
Nhật Bản thì khả năng bén rễ, tồn tại, phát triển của nó sẽ khó khăn hơn
nhiều Điều này là có cơ sở bởi, một mặt, khi văn minh nhà Đường có dấu
hiệu suy vi thì người Nhật cũng bắt đầu suy nghĩ lại Đó là sự tái khẳng định
ngày càng mạnh mẽ tinh thần độc lập về văn hóa được biểu hiện qua thái độ
không còn chăm chú học hỏi hay thái độ quá sùng bái đối với mọi yếu tố của
văn minh Trung Hoa Mặt khác, qua lịch sử nước Nhật ta thấy, dân tộc đó có
sự khôn ngoan đặc biệt trong tiếp nhận văn hóa ngoại lai Họ tiếp nhận rất
nhiều yếu tố ngoại lai song vẫn luôn tìm cách giữ gìn, phát triển các nhân tố
bản địa Bằng chứng là, khi Phật giáo du nhập, có cuộc đấu tranh giữa Thần -
Phật Cuộc đấu tranh đó tiếp tục diễn ra trong các thời kỳ và cuối cùng Phật
giáo bị bản địa hóa mặc dù có thời kỳ Phật giáo trở thành trụ cột và chi phối
mạnh mẽ các lĩnh vực của đời sống xã hội
1.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN
BUỔI ĐẦU DU NHẬP
Theo quy luật của sự tiếp biến văn hóa, khi muốn bắt rễ vào một khu
vực nào đó, các hiện tượng văn hóa ngoại lai phải biến đổi cho phù hợp với
những yêu cầu của bản địa Quá trình du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản
cũng không nằm ngoài quy luật chung đó Nó đã có nhiều biến đổi đến mức
Trang 11làm cho một số yếu tố của Phật giáo ở Nhật Bản đã có những khác biệt khá
căn bản với Phật giáo, Ấn Độ hay với Phật giáo Trung Hoa Những biến đổi
đó lúc đầu được tạo nên bởi nền tảng kinh tế - xã hội cũng như những yêu cầu
của cư dân Nhật Bản, của văn hóa Nhật Bản nhưng đến lượt nó, nhiều khi lại
trở thành những định hướng cho sự phát triển của văn hóa Nhật Bản về sau
Vì lẽ ấy, mặc dù tồn tại trong những điều kiện của một xã hội hiện đại nhưng
văn hóa Nhật Bản vẫn giữ được những yếu tố như nhân ái, mềm mại của đạo
Phật, cứng nhắc đến tàn nhẫn của võ sĩ đạo, thực dụng như Khổng giáo và
mộng mơ siêu thoát của thiền, tư tưởng trọng lợi ích vật chất và yêu cái đẹp
da diết, một tư duy khoan hòa nhưng lại chứa đầy tính duy lý v.v
Nghiên cứu quá trình du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản có thể rút ra
một số đặc điểm chủ yếu như sau:
Một là: So với các nước trong khu vực, thời điểm du nhập Phật giáo
vào Nhật Bản có muộn hơn Theo các nguồn sử liệu còn lưu lại, khoảng thế
kỷ VI Phật giáo đã từng có mặt ở Nhật Bản Việc du nhập Phật giáo vào Nhật
Bản chủ yếu từ hai con đường: Trung Quốc và Triều Tiên Phật giáo có mặt ở
Triều Tiên sớm hơn ở Nhật Bản chừng 150 năm Sách Phù Tang lược ký cho
biết: "Tháng 2 năm thứ 16 sau khi Kế Thể Thiên Hoàng tức vị (năm thứ 3 niên
hiệu Phổ Tông Vũ Đế nhà Lương, năm 522) một người Hán là Tư Mã Đạt đến
Nhật Bản làm nhà cỏ ở bản Điền Nguyên, quận Cao Thị nước Đại hòa, bày
tượng phật lễ bái" Cũng theo nguồn sử liệu trên thì vào tháng 10 năm 522
(năm thứ 13 đời Khâm Minh Thiên Hoàng) có Thánh Minh Vương ở nước
Bách Tế trên bán đảo Triều Tiên đã sai Cơ Thị Đạt dẫn đầu một đoàn người
đến tặng một pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng và có cờ phướn, kinh luân
Giới nghiên cứu ở Nhật Bản quen gọi hai con đường du nhập Phật giáo: Tư
truyền và Công truyền để phân biệt Phật giáo được dân gian truyền vào và
chính phủ truyền vào
Trang 12Qua nghiên cứu thời điểm và con đường du nhập Phật giáo vào Nhật
Bản có thể thấy rằng, Phật giáo được du nhập muộn hơn một số nước trong
khu vực, hơn nữa Phật giáo trên con đường truyền bá đã từng bị khúc xạ qua
nhiều nước trung gian vì vậy nó không còn nguyên vẹn như Phật giáo chính
gốc Điều căn bản hơn là ở chỗ Phật giáo ở Nhật Bản bị chi phối mạnh bởi
các yếu tố tín ngưỡng bản địa vốn đã có truyền thống ở Nhật Bản đó là tục
thờ Kami (biểu tượng thần linh của Shinto) Điều này cũng cho thấy trong
lịch sử tồn tại của Phật giáo ở Nhật Bản luôn có sự giằng co thậm chí là xung
đột trong đời sống tín ngưỡng của cá nhân và trên bình diện xã hội giữa một
bên là Phật và bên kia là Thần Nếu so sánh với Phật giáo ở Việt Nam ta thấy
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam sớm hơn vào Nhật Bản khoảng 6 thế
kỷ Ở Việt Nam ngoài con đường du nhập Phật giáo trực tiếp từ phía các cao
tăng Ấn Độ còn có các cao tăng của Trung Hoa Tuy nhiên các cao tăng của
Trung Hoa khi truyền Phật giáo vào Việt Nam thì tính chất Phật giáo Ấn Độ
cũng rõ rệt hơn Mặt khác, Phật giáo vào Việt Nam chủ yếu bằng con đường
dân gian nên sự xung đột giữa nó và tín ngưỡng bản địa ít quyết liệt Có thể
nói, nó được du nhập một cách tương đối hòa bình
Thứ hai: Phật giáo du nhập vào Nhật Bản trong bối cảnh người Nhật đã
có một truyền thống tín ngưỡng khá vững chắc: tín ngưỡng về Thần (Kami)
Kami là đối tượng của sự thờ cúng trong Shinto đã tồn tại từ thời cổ đại "Đây
là những thực thể mờ ảo, tồn tại không hình dạng, thiếu hẳn tính người và
giống với sự biểu hiện quyền lực lạnh lùng Tất cả được coi như là cao hơn ở
bên trên con người bằng kiến thức và quyền lực, giữa những quyền lực đời sống
và nằm ngoài sự kiểm soát của con người" [2; 183] Kami có nhiều loại
nhưng tựu trung có 4 đặc điểm chung:
- Kami không có hình dạng riêng nhưng có thể được mời gọi đến với
những hình thức mời thích hợp
Trang 13- Kami là thực thể trừu tượng, có thể mang phúc hay chuốc họa cho con
người tùy thuộc vào thái độ đối xử của con người đối với Kami
- Kami có thế giới riêng nhưng vẫn có thể viếng thăm thế giới loài
người và sử dụng vào những mục đích của họ
- Kami là thế lực ban phát cho con người những lợi ích vật chất mà
không đại diện cho một thứ chân lý tối hậu
Nhìn chung những đặc trưng của Kami về thực chất, Shinto có những
khác biệt căn bản với Phật đạo Điểm căn bản nhất là ở chỗ, Kami là trừu
tượng trong khi Phật là cụ thể Tôn sùng, thờ cúng Kami sẽ được đền đáp
trong khi Phật chủ trương chính con người tự chịu trách nhiệm về kết quả của
hành động của bản thân mà không trông chờ bất kỳ một sự ban phát nào nhất
là trong quan niệm của Phật giáo nguyên thủy Kami là thế lực ban phát trong
khi Phật đại diện cho chân lý tối hậu, Shinto không đủ và được một hệ thống
các giá trị đạo đức được xem là chân lý Vì những lẽ trên nên ở buổi đầu du
nhập, Shinto và Phật giáo luôn chứng tỏ những sự xung khắc và sự xung khắc
đó kéo dài cho đến tận ngày nay Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, mặc dù
xung khắc nhưng Phật giáo đã góp phần bổ sung, bù đắp cho những lỗ hổng
về nhận thức mà Shinto không thể có, do đó xuất hiện xu hướng hỗn dung,
vay mượn lẫn nhau giữa Thần và Phật là một thực tế trong đời sống tín
ngưỡng của người Nhật Bản Bách khoa toàn thư Nhật Bản khẳng định: "Đạo
Phật đã cung cấp cho người Nhật toàn bộ khái niệm về đạo đức Đạo Phật đã
đưa đến cho văn hóa Nhật Bản những từ về lòng thương xót, anh minh, lòng từ
bi, lòng nhân ái " [2; 191] So sánh vấn đề này với bối cảnh Phật giáo du
nhập vào Việt Nam, ta thấy cả hai cuộc du nhập đó có những tương đồng
nhưng cũng có nhiều dị biệt Sự tương đồng thể hiện ở chỗ, Phật giáo là một
tôn giáo ngoại lai nên tất yếu phải có những phản ứng từ phía bản địa Thêm
nữa cả Việt Nam và Nhật Bản đều là những quốc gia nông nghiệp và tín
Trang 14ngưỡng bản địa đều có những khiếm khuyết cần phải được bổ sung Ngoài
những tương đồng trên những dị biệt sau đây là căn bản:
- Phật giáo du nhập vào Việt Nam trong bối cảnh đất nước bị đô hộ còn
ở Nhật Bản thì nội chiến lại liên tục
- Ở Việt Nam, Phật giáo vào sớm hơn nhưng phải 1000 năm sau kể từ
thời Đinh - Lê nó mới được phát huy tác dụng, còn ở Nhật Bản tuy được du
nhập muộn hơn nhưng nó lại có quá trình phát triển liên tục
- Các tôn giáo ngoại nhập muốn bắt rễ vào một khu vực nào đó không
thể không dựa vào tôn giáo truyền thống nhưng vì trong giai đoạn đó, Shinto
đã là một tôn giáo phổ biến của người dân lại có nhiều dị biệt với Phật giáo
nên sự du nhập diễn ra khó khăn hơn
Chính những dị biệt đó làm cho sự du nhập của Phật giáo vào Nhật
Bản có phần khó khăn và sự đụng độ của nó với Shinto thêm phần quyết liệt
Thứ ba: Trong bối cảnh về văn hóa, tín ngưỡng của Nhật Bản, Phật
giáo muốn bắt rễ phải tự biến đổi mà nhiều biến đổi đã trở nên khác lạ so với
Phật giáo chính gốc
Trước hết, muốn bắt rễ, Phật giáo không thể du nhập bằng hệ thống lý
luận trừu tượng mà phải là dưới hình thức nào đó của ma thuật, về những lời
hứa sẽ bảo vệ toàn bộ xứ sở, về sự sẵn sàng cứu giúp của các Bồ tát Do đó
một điều tự nhiên là trong hai thế kỷ tôn giáo mới này được hiểu một cách
đơn thuần như một phương tiện có hiệu quả giúp tạo ra những ân huệ trần tục
mà chúng sinh luôn luôn tìm kiếm, mong đợi từ những vị thần trong Shinto
Cũng vì tính chất đó mà triều đình nhanh chóng chấp nhận Phật giáo vì nó
mang lại mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi và khuyến khích cho sự giàu có
của đất nước Để đi vào lòng người thuộc mọi đối tượng, Phật giáo ở Nhật
Bản luôn chủ trương hai khuynh hướng: Khuynh hướng thứ nhất, đối với dân
chúng chiếm số đông, nó thường xuyên cung cấp những dịch vụ thiết thân
Trang 15như chữa bệnh hay là tìm ra đôi lứa hợp nhau hoặc chăm sóc người chết, vỗ
về người sống bằng các nghi lễ cầu hồn nhằm tạo sự an tâm về sự quấy rối
của linh hồn khi có người chết Khuynh hướng thứ hai, phục vụ những người
coi thế giới này là ảo và chất đầy sự đau khổ Với loại người này Phật giáo
cung cấp cho họ phương tiện để làm thay đổi nhận thức - tập Thiền Có thể
nói, vì tập tục thờ thần cũ, cho nên Phật giáo Nhật Bản thời kỳ đầu đặc biệt
coi trọng việc cầu mong công đức Các sử gia gọi đây là: Phật giáo cầu mong;
họ không tha thiết tìm hiểu kinh nghĩa mà chỉ mong mượn chú nguyện để kéo
dài tuổi thọ, trừ tai, chữa bệnh, cầu mưa, giữ nước Họ vẫn lễ Phật với tâm lý
cầu thần, cầu xin đời sống hiện thực được bình yên như ý
Qua đây có thể thấy rằng Phật giáo ở Nhật Bản rất đậm tính thực dụng
và có màu sắc nhập thế khá gần gũi với tính chất của Phật giáo ở Việt Nam
Thứ tư: Phật giáo vào Nhật Bản trong điều kiện xã hội đang ở giai đoạn
xã hội thị tộc, mỗi thị tộc chỉ thờ thần của thị tộc mình Bởi vậy đối với thờ
cúng của Shinto hết sức đa dạng Có những thần ngự trong các đối tượng tự
nhiên như cây cối, núi non, mặt trời, nhưng cũng có những vị thần phụ trách
một số nghề thủ công chuyên ban phát năng lực cho những ngư dân hay
những thợ săn có những vị thần còn sống như những chuyên gia về tôn giáo
hay những người bằng sự rèn luyện khổ hạnh đã đạt đến khả năng hòa nhập
và hóa thân thành các Kami Có những vị thần bảo hộ cho cá nhân, gia đình,
dòng tộc nhưng cũng có những Kami có khả năng sáng tạo ra các hòn đảo hay
bảo hộ cho Hoàng gia Lại nữa có những Kami khi được thờ cúng có khả
năng thay đổi tính chất, từ thần phá phách trở thành thần có ích sẵn sàng giúp
đỡ nhân loại
Rõ ràng, sự đa dạng của các Kami là sự biểu hiện của lối tư duy phong
phú khá phổ biến của người phương Đông Cố nhiên khi đối tượng thờ cúng
đa dạng, hỗn tạp thì niềm tin cũng đa dạng và hỗn tạp Tình hình này là sự
Trang 16phản ánh thực tế phân biệt giữa các thị tộc trên quần đảo Nhật Bản, nó không tạo
cơ sở tinh thần cho sự thống nhất của quốc gia Trong bối cảnh đó, Phật giáo du
nhập nhanh chóng được Hoàng gia và người dân chấp nhận Sự kiện vĩ đại này
đã tạo ra cơ sở cho sự thống nhất về đức tin và từ sự thống nhất về đức tin đã
tạo điều kiện cho sự thống nhất về quốc gia Vì lẽ ấy, các Tenno của Nhật
Bản không chỉ là lãnh tụ về chính trị mà còn là lãnh tụ về tôn giáo Nơi ở của
Tenno cũng là nơi ở của thần linh và chỉ sau năm 1945 khi nước Nhật bại trận
thì Tenno mới trở lại tư cách như con người
Đề cập đến một vài đặc điểm của Phật giáo ở Nhật Bản buổi đầu du
nhập như trên, chúng tôi muốn so sánh với quá trình du nhập của Phật giáo
vào Việt Nam Điều dễ nhận thấy là, cũng xuất phát từ Phật giáo, song khi
vào Nhật Bản, vào Việt Nam thì đã có những khác biệt Nếu như ở Nhật
Bản, Phật giáo được tiếp nhận để phục vụ cho lợi ích thực dụng của người
dân, phục vụ cho sự thống nhất quốc gia và được chấp nhận từ phía thế lực
cầm quyền thì ở Việt Nam Phật giáo chủ yếu được tiếp nhận bằng con đường
dân gian Vì lẽ ấy, tính nhập thế của Phật giáo ở Nhật Bản rõ hơn tính nhập
thế của Phật giáo ở Việt Nam Người Nhật Bản tiếp nhận Phật giáo không chỉ
nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần mà còn tìm được sự thỏa mãn những nhu
cầu thực tế như chữa bệnh, học hành hay chí ít cũng là tìm được sự phù hợp
cho hạnh phúc đôi lứa
Phật giáo ở Nhật Bản được tiếp nhận trên nền tảng Shinto - một tín
ngưỡng không chỉ có tính thực dụng cho người dân mà còn có tính thực dụng
cho giới cầm quyền nên có sự hỗn dung Thần - Phật, trong đó yếu tố trội là
Thần
Người Việt Nam chấp nhận Phật giáo trên nền tảng tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên (tất nhiên có cả thờ thần tự nhiên), do đó tính quyền lực ở phương
diện chính trị có phần ít đậm đặc Vì vậy, người Nhật cũng trọng chữ "trung"
Trang 17nhưng là trung với thủ lĩnh còn Việt Nam cũng trọng chữ "trung" nhưng là
trung với vua, với tổ quốc Từ suy nghĩ như vậy, chúng tôi đồng tình với tác
giả bài Nghĩ về cấu trúc văn hóa Nhật Bản, đã viết:
Quá trình nhập ngoại của người Nhật bao giờ cũng trải qua hai giai đoạn:
sau một thời kỳ làm thợ (bắt chước) là thời kỳ làm thầy (cải tiến) Sự phát triển
rực rỡ của Shinto Nhật Bản là một minh chứng Bởi vậy, càng tiếp thu những
yếu tố ngoại sinh, thì bản sắc văn hóa Nhật càng óng chuốt và nổi thêm sâu sắc
[43; 506-507]
1.3.QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN TRƯỚC
THỜI KỲ KAMAKURA
Kể từ khi du nhập đến trước thời kỳ Kamakura, Phật giáo ở Nhật Bản
đã trải qua 3 thời kỳ:
1.3.1 Phật giáo thời kỳ Asuka (300 - 710)
Phật giáo bắt đầu được truyền vào Nhật Bản dưới thời Kế Thể Thiên
Hoàng (507 - 531) nhưng mãi đến thời Thái Tử Shotoku (thế kỷ VI) mới được
truyền bá công khai nên có thể xét Phật giáo sơ kỳ bắt đầu từ thời kỳ này Nhiều
học giả thống nhất năm Phật giáo truyền vào Nhật Bản là 538 [58; 3]
Khoảng hai đến ba tông phái được truyền vào Nhật thời kỳ này:
- Tông Sanron (Tam luận tông)
Đây là tông phái do vị sa môn nước Triều Tiên tên là Huệ Quan du
nhập vào Nhật Bản năm 33 đời Suiko Tenno (Suy Cổ Thiên Hoàng) Huệ
Quan trụ trì ở chùa Nguyên Hương Dưới trướng của Huệ Quan có nhiều đệ
tử tài giỏi như Phúc Long, Trí Tạng, Đạo Tử
Giáo lý chủ yếu của Tông Sanron nằm trong ba bộ luận của Bồ tát
Long Thọ (những âm Hán - Việt chưa tra cứu chính xác xin được giữ nguyên
phiên âm trong luận văn) mà nổi tiếng nhất là Trung quán luận Trung quán
luận là bộ sách luận về tương quan giữa các bề ngăn và thực tướng vạn vật mà
Trang 18kết luận được rút ra là mọi hiện tượng (vạn pháp) là hư, huyền và không tồn
tại biệt lập Ngược lại, chúng tồn tại trong mối "tương quan", "tương duyên" với
nhau
Vì tập tục thờ thần cũ, nên Phật giáo thời kỳ này đặc biệt coi trọng việc
cầu mong công đức với hình thức lễ Phật nhưng cầu thần Tư tưởng Jodo (Tịnh
độ) của Phật giáo được người Nhật chấp nhận thay đổi cho tư tưởng huyệt mộ
Đối với người Nhật Bản, Jodo tức là sự thăng hoa của thế giới huyệt mộ, do đó
người ta cầu minh phúc bằng cách xây chùa Phật thay cho xây mộ
Năm 645 sau khi chiếu thư đầu tiên về phát triển Phật giáo được ban
bố, Phật giáo nhanh chóng phát triển Đến cuối thế kỷ VII cả nước đã có trên
540 ngôi chùa
- Tông Hosso (Pháp Tướng tông)
Phái này truyền vào Nhật Bản do công của Dosho (Đạo Chiêu) khoảng
năm 650 Theo cuốn Lịch sử Phật giáo thế giới thì dưới trướng của Dosho có
đến 3.000 đệ tử, 70 hiền sĩ Ngoài việc đạo, sự nghiệp của Dosho còn được
ghi nhận như là người tích cực tham gia công ích xã hội, giúp dân đào giếng,
đặt thuyền, bắc cầu
Giáo lý chủ yếu của Hosso tông dựa trên bộ luận gọi là "Thành dung
thức luận" của Bồ Tát Thế Thân Hosso tông chủ trương duy chỉ có các
"Thức", các tư tưởng trong tâm là thật Nó chứa tất cả vào trong nó Vạn vật
mà ta nhận thấy đều là sự phát luận của nó, cho nên đều là mộng ảo Tóm lại,
vạn vật do thức biểu hiện mà thành Do đó khi tâm thức tịnh tĩnh, vắng lặng
thì đồng nghĩa với chân lý
1.3.2 Phật giáo thời kỳ Nara (Nại Lương) (710 - 794)
Sau những cuộc đấu tranh quyết liệt giữa Shinto và Phật giáo, được sự
hậu thuẫn của tập đoàn do Soganoiname (Tô Ngũ Đạo Mục) và sau đó là Thái
tử Thánh Đức (Shotoku Taishi), Phật giáo bắt đầu thắng thế
Trang 19Trong thời kỳ Nara, Phật giáo phát triển mạnh mẽ và khá đa dạng Lúc
này ở Nhật có 6 tông phái Phật giáo chủ yếu bao gồm (kể cả hai tông Hosso
và Sanron):
- Tông Jojitsu (Thánh đức tông)
- Tông Kusha (Câu xá tông)
- Tông Ritsu (Luật tông)
- Tông Kegon (Hoa Nghiêm tông)
- Tông Sanron
Trong thời kỳ Nara, Tông Sanron - một tông phái đã tồn tại từ trước - có
phần suy yếu, nhất là vào cuối thời Nara Sự suy yếu này có lẽ, một là do
những luận lý trừu tượng, khó hiểu của nó và hai là, do tâm lý người Nhật ưa
thực dụng và ba là, do lý luận của nó khá khác biệt với tín ngưỡng bản địa
vốn rất coi trọng những điều thực tế
- Tông Hosso
Trong thời Nara, Hosso tông là tông phái thịnh trị nhất Nó góp phần
không chỉ tạo ra đông đảo những học giả hiền tài mà còn có ảnh hưởng mạnh
mẽ về giáo nghĩa đối với Phật giáo ở Nhật Bản
- Tông Jojitsu
Là tông phái được du nhập vào Nhật Bản từ Triều Tiên tồn tại dưới thời
Nara Tên của tông phái là lấy theo tên bộ kinh "Thành thực luận" Ở Nhật
Bản tông này không tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào tông Sanron và số
lượng tín đồ quá ít ỏi
Jojitsu tông được du nhập khoảng đầu thế kỷ thứ VII bởi nhà sư Triều
Tiên là: Kiếc Tạng (Ekwan) và Khuyếc Lặc (Kwanro Ku)
Giáo nghĩa của Jojitsu tông cho rằng, bản ngã và vạn pháp là hư vô
Đời sống của con người là những chuỗi liên tiếp các hiện tượng luân chuyển
nhanh chóng đầy tính giả tạm Nếu con người nhận ra tính giả tạm và hư vô
Trang 20đó (vạn vật đều giả dối như bọt nước trên dòng sông, đều trống rỗng như xác
con ve) thì sẽ dứt bỏ được phiền não và đạt đến sự tịch tĩnh
- Tông Kusha
Cho đến nay, các nguồn tài liệu không cho phép đưa ra một kết luận về
thời điểm Kusha tông được du nhập vào Nhật Bản
Giáo lý của Kusha tông (kho tàng của phép siêu hình) dựa trên một bộ
luận nổi tiếng của nhà sư Vanshubac dhu là bộ "Abidharma-kasa-sastra"
Giáo lý chủ yếu của Kusha tông chủ trương "Pháp thể hữu vô không
sinh diệt" (Pháp có mặc dù những sự vật cá thể là ảo ảnh)
- Tông Kegon
Kegon tông được truyền vào Nhật Bản vào năm 736 đời Thánh Vũ
Thiên Hoàng do vị tăng người Trung Quốc là Đạo Duệ mang vào và tăng
Roben (Lương Biện), Shinjo (Thẩm Tường) hoằng pháp lấy chùa Todaiji
(Đông Đại) trụ trì
Giáo lý của Kegon tông dựa trên căn bản của bộ hình Hoa Nghiêm
Kegon tông cho rằng, tư tưởng của Đức Phật và lời lành của ông rọi chiếu vạn
vật Vạn vật ở thế đều liên hệ và tiếp ứng cho nhau, đồng soi sáng cho nhau Phật
và chúng sinh đồng một tính - tính Phật và cõi Châu như Phật quyết đưa về cõi
Giác tất cả chúng sinh Bao giờ còn một mạng phải vớt thì lòng Phật chưa
yên Những bậc sáng suốt phải thấu rằng, cõi đời chẳng thật, song cái thật và
không thật cùng bản tính như nhau, cho nên đắc được cảnh tự nhiên ắt sẽ đắc
đạo Vì vậy ở Nhật, Kegon tông có địa vị là tôn giáo của đế vương
- Tông Ritsu
Ritsu tông là tông phái do nhà sư đời Đường là Gián Châu mang vào
Nhật Bản Ông là người huyện Giang Dương đất Dương Châu Năm 55 tuổi
có ý nguyện đi Nhật và sau 6 lần trải 11 năm mới toại nguyện
Trang 21Đến đất Nhật, Gián Châu được tất thảy mọi người trong thành ngoài
nội đặc biệt sùng ngưỡng và nghênh tiếp, được Thánh Vũ Thiên Hoàng tặng
Truyền Đăng đại pháp sư Ông đã trực tiếp thọ giới cho Tenno, Hoàng hậu,
Hoàng Thái tử và 500 người khác
Giáo lý của Ritsu tông thừa nhận, muốn giải thoát không cần học thuộc
kinh vài quyển mà chỉ giữ tròn giới luật Nhờ giữ giới, "trì luật" nên sinh
"định" Nhờ có Định mà phát Huệ
Qua sự du nhập và tồn tại của 6 tông phật giáo ở Nhật thời Nara, ta
thấy các tông đó không được truyền vào Nhật theo thứ tự như nơi chúng được
sinh ra mà tùy thuộc vào sự tiếp xúc của Nhật Bản với láng giềng Trung Hoa,
Triều Tiên
Mặc dù có những dị biệt ở các tông phái đó đều phản ánh sự khao khát
hướng tìm bản chất của vũ trụ và để hướng đến nhận thức bản chất đó phải
giải phóng tư duy khỏi mê chướng bởi ảo ảnh của giác quan Thêm vào đó
chúng đều hướng con người tới những hoàn thiện mà trước hết về đạo lý làm
người
Trong thời Nara, có thể nói, Phật giáo có phần phát triển nhanh hơn ở
Trung Quốc và Triều Tiên cũng thời kỳ Sự tồn tại của nó mang lại cho người
Nhật nhiều lợi ích nhất là lợi ích tinh thần Tuy nhiên, cũng để lại những hậu
quả xấu (sẽ bàn ở phần kết)
1.3.3 Phật giáo thời kỳ Heian (Bình An) (794 - 1185)
Vào cuối thời kỳ Nara, Nhật Bản diễn ra tình trạng rối loạn về xã hội,
đồi bại về chính trị do sự tranh giành quyền lực trong tầng lớp cầm quyền
Trong nội bộ Phật giáo, thói hư tật xấu ở tăng ni cũng tràn lan Lý do
cơ bản là, sau thời kỳ phát triển mạnh nhờ sự nâng đỡ của chính quyền, nhiều
tăng ni đã biến chất trở thành những kẻ mượn cửa chùa để làm việc phàm
Trang 22phu, ăn chơi, hưởng lạc Nhiều kẻ có dã tâm ngoài đời, vì chuộng sự nhàn tản
và sung sướng nên cũng khoác áo sa môn
Trước tình hình đó vào năm thứ 13 niên hiệu Diên Lịch (794 theo Công
lịch) Hoàn Vũ Thiên Hoàng đã quyết định dời đô tới Heian (Kyoto ngày nay)
với mục đích chấn chỉnh kỷ cương, thống nhất dân tâm, đổi mới phong khí
Ngoài những lý do trên, nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng, sở dĩ
Tenno phải thiên di kinh đô tới Heian còn vì để tránh những áp lực của các
dòng họ giàu có, cũng như áp lực ngày càng gia tăng của giới tăng lữ phật
giáo Vì lẽ ấy, trước đây khi thiên di kinh đô, các chùa viện Phật giáo cũng
dời đi theo nhưng nay theo chỉ của Tenno, toàn bộ chùa viện vẫn ở chỗ cũ
Duy chỉ có vài chùa viện được xây dựng nhằm tạo bộ mặt cho kinh đô mới
Trong tình hình đó, Phật giáo xuất hiện thêm hai tông phái với hai gương mặt
đại diện Đó là tông Tendai (Thiên Thai) với sư tổ Saicho (Tối Trừng) và
Shingon (Chân ngôn tông) với sư tổ Kukai (Không Hải)
- Tông Tendai
Là tông phái được thành lập ở Trung Hoa bởi Trì Khải Đại sư tại núi
tông Tendai vào thế kỷ thứ VI Tông phái này tồn tại ở Nhật Bản gắn với tên
tuổi Saicho Ông là người đã từng tu ở chùa Heian, Todaiji nhưng vì bất mãn
với hiện trạng Phật giáo chỉ chạy theo hư danh mà phát tâm kim cương thề
nguyền không thoái không hoại, lên núi Hiyei (Tỳ Duệ), vào rừng ở ẩn để tịnh
tâm, dứt tuyệt thị dục
Thời đó, ở Nhật dù có kinh điển Thiên Thai do Gián Châu mang đến
nhưng không phát triển Năm thứ 23 niên hiệu Diên Lịch (804 công lịch),
phụng chiếu Tenno, Saicho sang Trung Quốc học đạo
Tháng 5 niên hiệu Diên Lịch thứ 24 (805 công lịch) Saicho về Nhật
Năm sau xin lập tông Tendai Từ lúc tông Tendai ra đời, lập tức chịu sự phản
bác mạnh mẽ của sáu tông phái đã tồn tại trước ở Nara Theo Saicho, Phật
Trang 23giáo thời đó chủ yếu là Phật giáo đô thị, sa vào lợi danh và Phật giáo Tendai
tông lại chủ trương xây dựng Phật giáo núi rừng, coi nhẹ lợi danh Ông từng
nói: "Trong cơm áo không có đạo tâm, trong đạo tâm có cơm áo"
Giáo lý cơ bản của tông Tendai dựa căn bản trên bộ Diệu pháp liên hoa
kinh với chủ trương vạn vật đều có Phật tính, đều có thể thành Phật
Khi Saicho vào học đạo ở Trung Hoa, ông đã tiếp nhận tư tưởng căn
bản trên của tông Tendai Tuy nhiên, ông còn lĩnh hội nhiều tư tưởng khác
của Zen (Thiền tông), Ritsu tông và Mật tông Điều đặc biệt đáng nói ở đây là
chỗ, ở Nhật Bản dường như tín ngưỡng Phật giáo ít nhiều được cộng sinh bởi
các yếu tố Mật tông Có thể giải thích điều này bởi hai lý do, một là do sự chi
phối của tín ngưỡng Shinto, một thứ tín ngưỡng bản địa chủ trương thờ Kami
để được ban phúc, tránh họa; hai là do tâm lý người Nhật ưa chuộng thực
chất, ít quan tâm đến lễ siêu hình Vì lẽ ấy, các tôn giáo muốn được người ta
tin theo phải tạo ra những công dụng thực tế Phật giáo ở Nhật Bản cũng vậy,
ngoài việc tham gia các hoạt động từ thiện như nuôi dạy trẻ mồ côi, mở cơ sở
chữa bệnh nó còn phải giúp con người tránh được ma tà và cao hơn nữa, chi
phối được sức mạnh siêu hình để phục vụ dân sinh nhất là trong điều kiện dân
trí còn thấp, khoa học kỹ thuật chưa phát triển Hơn nữa, các thế lực cầm
quyền cũng rất muốn lợi dụng các yếu tố của mật giáo với mục đích làm tăng
tính thiêng liêng của quyền lực Chẳng hạn Tenno có thể cùng sư tăng tham
gia cầu đảo để gọi mưa chống hạn hay trừ tiêu bệnh tật
- Tông Shingon
Trong thời kỳ Heian, ngoài sự hưng thịnh của Tendai tông, ở Nhật Bản
còn tồn tại tông Shingon mà tên tuổi gắn liền với vị đại sư Kukai
Kukai sinh vào năm thứ 5 niên hiệu Bảo Qui (năm 774 theo công lịch)
Lúc nhỏ theo học đạo Khổng nhưng không thỏa mãn Sau đó phát tâm nguyện
Bồ Đề, qui y Tam bảo
Trang 24Sau khi học đạo ở Trung Hoa trở về vào năm thứ 13 niên hiệu Hoàng
Nhân (năm 822 theo công lịch) lập Viện Shingon ở chùa Todaiji Ông đã từng
giảng kinh Nhật kinh sớ, làm lễ cầu khấn cho thánh thể Tenno yên ổn và quốc
gia đại thịnh Vào năm 823 được ban cho chùa Todaiji làm đạo trưởng của
Shingon tông Trong cuộc đời của mình, Kukai đã viết nhiều sách Nổi tiếng
là sách Tam giáo chỉ quy bàn về lẽ hay dở của tam đạo: Nho, Phật, Lão Sách
Thập tục tâm luận bàn về sở đắc của Shingon tông
Nhìn chung Shingon tông của Kukai đưa vào Nhật Bản là dựa trên căn
bản của Shingon tông được sáng lập ở Trung Quốc vào năm 719 bởi Kim
Cang Trí (Vajraboddhi) một nhà sư Ấn Độ Kinh nghĩa chủ yếu của Shingon
tông là Đại nhật kinh, Kim cang đỉnh kinh
Giáo nghĩa chủ yếu của tông Shingon thừa nhận có những bí mật,
huyền diệu trong vũ trụ Thông qua châm ngôn (những lời nói linh diệu - thần
chú, những hành vi huyền diệu - bất ấn, những nghi lễ linh thương - bùa
chú ) để tác động đến những huyền diệu
Thời Heian, Shingon tông phát triển mạnh và được chia thành hai bộ:
giác tướng và sự tướng Giác tướng thuộc về giáo lý, sự tướng là cách làm
(hành pháp) Mặc dù tông Tendai cùng tồn tại nhưng (như đã nói rõ ở trên)
Shingon tông có ưu thế hơn và Tendai tông cũng mang nặng các yếu tố Mật
tông (Thai Mật)
Trong thời kỳ này, bên cạnh đông đảo tín đồ sùng bái Phật giáo, trong
cung đình đã hình thành một thứ Phật giáo mà sử sách gọi là Phật giáo quý
tộc Lý do là ở chỗ, Phật giáo có quan hệ mật thiết với Hoàng thất (có đến 15
Tenno trong tổng số 19 Tenno cắt tóc đi tu) Nhờ những quan hệ đặc biệt ấy,
Phật giáo được nâng đỡ, phát triển mạnh cả về tín đồ và chùa viện Người
Hoàng thất coi đi tu là cao quý Tăng lữ xuất gia có giá trị và được đãi ngộ
như tầng lớp quý tộc
Trang 25Động cơ xuất gia của giới quý tộc lúc đầu cũng chỉ là vì tín ngưỡng
nhưng sau đó có sự thoái hóa Họ được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi, trở
nên giàu có và có quyền lực Họ được bổ nhiệm những trọng trách trong giới
tôn giáo Vì lẽ ấy cuộc sống của giới xuất gia càng ngày càng sa đọa Đạo lúc
này chỉ là cái cớ để giới xuất gia hưởng lạc thú trần tục
Sự sa sút phẩm hạnh của giới quý tộc và giới xuất gia vào nửa cuối thời
kỳ Heian đã làm xuất hiện một tầng lớp mới: Võ quan, sự xuất hiện của võ
quan đã đẩy Nhật vào thời kỳ đạo đời rối loạn, trị an thấp kém Các chùa viện,
do những tác động của nhiều nhân tố, để tự vệ, đã tự vũ trang và diễn ra
những xung đột ác liệt giữa các chùa
- Tông Jodo
Từ giữa thời kỳ Heian, trong cảnh xã hội rối loạn, cuộc đời lắm chướng
ngại nên dân gian xuất hiện nhu cầu muốn hướng tới một thế giới đẹp đẽ
Trong tình hình đó, tín ngưỡng A Di Đà dần được coi trọng và được tín
ngưỡng hóa trong nhân gian sau khi tăng Không Dã xuất hiện
Giáo lý Jodo tông cho rằng cái tâm là căn bản, sự học chỉ là phương
tiện Vì vậy phải tin vào đức A Di Đà vì khi đã tin vào Ngài sẽ được an cư lạc
nghiệp và khi chết sẽ được vãng sanh ở chốn Tây phương cực lạc; Người tu
theo Jodo, bất phân sang hèn, bất phân trình độ, dòng dõi đều bình đẳng
trước Phật A Di Đà Họ chỉ cần dốc tâm niệm Phật, tâm niệm về nơi tịch thổ
thì khi chết không phải lặn ngụp trong cõi Ta Bà khổ não
Có thể nói, trong thời Heian, Phật giáo ở Nhật Bản có sự phát triển
mạnh mẽ Ngoài 6 tông phái đã có từ thời Nara nay xuất hiện thêm nhiều tông
phái khác Sự phát triển của Phật giáo sở dĩ có được như thế bởi một mặt, có
sự nâng đỡ từ phía các tập đoàn cầm quyền do nó đã đáp ứng lợi ích cá nhân
của những kẻ quý tộc muốn tiến thân và mặt khác tạo dựng được chỗ tựa về
tư tưởng cho chính các Tenno Cũng thông qua Phật giáo, những văn minh
Trang 26của Trung Hoa được du nhập dù thời kỳ này quan hệ giữa Nhật Bản và Trung
Hoa càng về cuối càng tỏ ra lạnh nhạt và không thể sánh với thời kỳ Nara
Tiểu kết
Qua nghiên cứu quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản
trước thời kỳ Kamakura, bước đầu có thể rút ra một số nhận xét như sau:
1 Phật giáo được du nhập vào Nhật Bản vào thế kỷ thứ VI So với một
số nước khác trong khu vực, thời điểm Phật giáo du nhập vào Nhật Bản có
muộn hơn Tuy nhiên, nhờ sự nâng đỡ của chính quyền mà Phật giáo có quá
trình phát triển khá liên tục nên nhanh chóng trở thành một tôn giáo lớn ở
Nhật Bản
2 Phật giáo được du nhập vào Nhật Bản chủ yếu từ Trung Hoa và
Triêu Tiên Vì lẽ ấy, Phật giáo Nhật Bản mang đậm dấu vết của văn hóa
Trung Hoa nhất là trong những thời kỳ đầu
3 Là một tôn giáo ngoại lai, nên Phật giáo phải chịu những phản ứng
từ phía văn hóa bản địa Những xung đột đó được biểu hiện qua cuộc đấu
tranh giữa Thần và Phật mà kết quả là, có sự dung hợp, tiếp nhận lẫn nhau Vì
vậy, Phật giáo Nhật Bản mang nặng yếu tố Mật giáo và có tính nhập thế cao
hơn ở một số nước trong khu vực
4 Nghiên cứu tính cách văn hóa của Nhật Bản, ta thấy, quá trình đó
dẫn ra hai giai đoạn: Tiếp nhận (làm thợ), Sáng tạo (làm thầy) Người Nhật
Bản tiếp nhận Phật giáo cũng vậy Đầu tiên họ tiếp nhận hầu như nguyên vẹn
mọi tông phái vốn có ở Trung Hoa nhưng sau đó có chọn lọc hơn và chỉ giữ
lại những tông phái phù hợp với yêu cầu của xã hội Nhật Bản
Trang 27Chương 2: PHẬT GIÁO NHẬT BẢN THỜI KỲ KAMAKURA
(1192-1333)
2.1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Cuối thời Bình An triều chính của Nhật Bản được gọi là Viện Chính
Hoàng Gia muốn thoát khỏi vòng kiểm toả của dòng họ quý tộc Fujiwara,
muốn khôi phục vương quyền, nên Thiên Hoàng trao vương vị cho người kế
thừa, làm Thái Thượng Hoàng ẩn dật, nhưng đứng sau lưng điều hành quốc
sự Chế độ viện chính cho ta thấy chế độ trung ương tập quyền đã bắt đầu suy
thoái, nhường chỗ cho chế độ phong kiến, chế độ Mạc Phủ tử thế kỷ XII đến
thế kỷ XV
Sự tranh chấp quyền hành giữa hoàng tộc và các gia đình quý tộc và sự
tranh chấp quyền hành giữa các gia đình quí tộc làm cho giai cấp võ sĩ lớn
mạnh và làm mất đi quyền hành của triều đình Vào giữa thế kỷ XII Taira No
Kiyomori ( Bình Thanh Thạnh 1118 - 1181) nắm được quyền binh trong một
thời gian ngắn, sau đó bị Minamoto No Ỷoitomo ( Nguyên Lại Triều 1147 -
1199) tiêu diệt trở thành vị Shogun ( Tướng quân) đầu tiên của Nhật, người
thiết lập Mạc Phủ hay Phủ Chúa Khiếm Thương ( Kamakura Bakufu), khai
sáng thể chế chính trị quân phiệt, trong đó những nhân vật chính là các võ sĩ
Bắt đầu từ năm 1192 quyền cai trị đất nước nằm trong tay tướng quân
Minamoto No Yoritomo với Mạc Phủ đặt taih Kamakura Triều đình Thiên
Hoàng ở Bình An (Kyoto) vẫn tồn tại nhưng không có thực quyền
Sau khi tiêu diệt được dòng họ Taira trong cuộc chiến Genhei (giữa nhà
Minamoto và Taira) năm 1192, năm Kiến Cứ thứ 3, Minamoto yoritomo lập
ra Mạc Phủ tại Kamakura Vì dòng họ Minamoto xem thần Hachiman là thần
của dòng họ nên đã đưa thần Iwashimizu về Kamakura
Trang 28Vào thời kỳ này không những các gia đình quý tộc tranh chấp quyền
hành mà các giáo phái cũng tranh dành ảnh hưởng, vũ trang chống đối nhau,
chống đối chính quyền Thêm vào đó thiên tai, hạn hán, bệnh dịch hoành hành
Nhật Bản vào thế kỷ XII Người ta gọi thời kỳ chuyển tiếp này là Thời
Võ Sĩ Hata Katsuro, giáo sư Đai Học Kyoto, tác giả công trình “Lịch Sử
Nhật Bản Thời Trung Cổ năm 1906” đã sử dụng danh từ Trung cổ để chỉ cho
thời đại chuyển tiếp giữa hai thời kỳ tương đối ổn định, thời kỳ cổ đại của
vương triều Bình An và thời kỳ hiện đại của Mạc Phủ (Bakufu) Tokugawa tại
Edo Bắt đầu từ thế kỷ XIX, từ điển Châu Âu dịch chữ Hòken là Phong kiến
Do đó thời kỳ võ sĩ là bắt đầu thời phong kiến tại Nhật Bản, hay bắt đầu thời
trung cổ Nhật Bản
Với các nhà sử học thuộc đầu thế kỷ XII, Thời Võ Sĩ là khúc quanh của
lịch sử Nhật Bản, giống như giai đoạn đầu của thời Trung Cổ phương Tây:
quyền bính trung ương suy sụp, giai cấp thượng lưu ở địa phương bị quân sự
hoá, liên hệ chư hầu bắt đầu, trang viên với hình thức phong kiến được thiết
lập khắp nơi Thật vậy, chế độ Shogon của Minamoto vào hậu thế kỷ XII
không khác gì chế độ phong kiến Âu châu Nhật Bản dần dần tách khỏi mô
hình Á châu, đặc biệt với mô hình Trung Quốc, ít tính chất châu Á và nhiều
tính chất châu Âu Tiềm năng kỹ nghệ và quân sự Nhật, bắt nguồn từ Kanto,
nơi các võ sĩ - Bushi - ở miền đông lật đổ quyền hành giai cấp quí tộc, đưa
quốc gia vào thể chế phong kiến, khiến cho Nhật Bản vượt xa các nước châu
Á khác
Quyền hành giờ đây nằm trong tay của hàng võ sĩ, của Mạc Phủ,
(Bakufu), Phủ chúa Mạc phủ tồn tại song song với vương triều cho đến thế
kỷ XIX, sau đó Mạc Phủ chiếm trọn quyền
Trang 292.2 KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO NHẬT BẢN
THỜI KỲ KAMAKURA
Từ cuối thế kỷ XII, Phật giáo được hồi sinh và phát triển mạnh mẽ với
đặc điểm nổi bật nhất là tính bình dân Ở thời kỳ này việc phục hồi và cải tổ
Phật giáo được khởi xướng, bởi vì phần lớn các nhà truyền giáo đều cho rằng
Phật giáo trước đó chỉ mới dành riêng cho tầng lớp trên trong xã hội, nó cần
được truyền bá rộng rãi trong mọi tầng lớp dân chúng Hơn nữa, họ cho rằng
cần phải chấn chỉnh lại những sai lạc, thiếu nghiêm minh trong Phật pháp, coi
đó là những nguyên nhân gây nên sự suy sụp về tinh thần trong xã hội Phật
Giáo khi được phổ bíên rộng rãi, dần dần mang tính dân tộc và mầu sắc Nhật
Bản, thể hiện rõ nét trong cách nhìn nhận đối với Phật giáo chính thống thời
Fujiwara Có ba trường phái chủ trương khác nhau :
- Phái chủ trương phục hồi các giáo phải cổ Nara, nhất là Kegon ( Luật
Tông) và Ritsu ( Nghiêm Tông)
- Phái chủ trương tách khỏi giáo phái Heian, lập các giáo phái mới, đó
là Jodo, Shin và Nichiren
- Phái Zen ( Thiền Tông) phát triển rộng rãi trong quá trình giao lưu
vời Trung Hoa đời nhà Tống
Nhóm chủ trương phục hồi giáo phái cổ Nara đặc biệt nhấn mạnh đề
cao Luật Tông và Nghiêm Tông nhằm mục đích chấn chỉnh lại kỷ cương Phật
giáo
Luật Tông (Kegom) không chú trọng nhiều đến các vấn đề học thuyết
mà chỉ chú trọng đến vấn đề giới luật và cố giữ cho đúng sự kế thừa các bậc
chân tu Nó tồn tại mà không có những lý thuyết siêu hình, tinh tế của các
tông phái khác và phản đối lối sống buông thả của các tăng giới lúc đó Luật
Tông rất coi trọng các cuộc thụ giới và cho rằng nhà sư nào được thụ giới
đúng đắn mới đủ tư cách thụ giới cho người khác
Trang 30Riêng về Ritsu ( Nghiêm Tông), kinh Hoa nghiêm rất được coi trọng,
nó gồm những cuốn sách bình giải về bộ kinh này khi lần đầu tiên được đưa
từ Trung Quốc vào Nhật Ritsu rất chú trọng tới tới việc phát triển các nghi lễ
và thu hút được sự quan tâm của Hoàng gia
Tuy nhiên, sự phục hồi các giáo phái cổ Nara mặc dù có ý nghĩa nhưng
không thu được kết quả nhằm kéo chúng trở lại dòng chính của tôn giáo,
ngoại trừ việc trùng tu lại viện Todaiji bị thiêu huỷ năm 1180
Có thể nói Phật giáo Nhật Bản chia làm nhiều tông phái, chúng mang
nhiều mầu sắc riêng và có những tín đồ riêng trong dân cư, nhưng vẫn tồn tại
song song với sự phát triển của các thể chế chính trị và phụ thuộc vào những
biến đổi của cấu trúc xã hội Nhìn chung, chúng thường đối lập với tôn giáo
chính thống ở Kyoto
Sự phát triển của giáo phái Zen là một hiện tượng có một không hai
trong lịch sử tôn giáo Nhật Bản, nó có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội, lan toả,
thẩm thấu trong nếp tư duy và tình cảm, trong nghệ thuật, văn học và cả trong
cách ứng xử của con người Nhật Bản Từ Zen bắt nguồn từ chữ Trung Quốc
là “ Thiền”, từ chữ Phạn là “Dhyana” có nghĩa là “ suy tưởng” Giáo phái này
cho rằng sự giác ngộ chỉ có được bằng nhận thức trực giác Nó không dựa
trên hiệu quả của một tín điều thiêng liêng nào đó hay quyền lực của một
đấng cứu thế, mà được dựa trên sự cố gắng của cá nhân để nắm ý nghĩa vũ
trụ
Tư tưởng Thiền được truyền vào Nhật Bản từ rất sớm, nhưng tới thời
Kamakra mới thành lập tông phái Phật giáo Thiền có nguồn gốc từ Ấn Độ,
nhưng con đường lưu truyền không rõ lắm Lịch sử ghi nhận bắt đầu từ việc
một nhà sư Ấn Độ là Bodhydhanma tời Trung Quốc năm 526 sau Công
Nguyên, và cũng chỉ mới là những ghi chép về một học thuyết của Ấn Độ
dưới ánh sáng của tư duy Trung Quốc
Trang 31Sự thực, Nhật Bản biết đến học thuyết Zen từ thời kỳ Nara và tư tưởng
cho rằng chỉ có thể giác ngộ thông qua trực giác đã phổ biến trong nhiêug
giáo phái, đặc biệt là Thiền Đài và Chân Ngôn
Ngoài hai giáo phái chính trên, có một giáo phái khác cũng của Đạo
phật được tầng lớp võ sĩ Nhật coi trọng, đó là phái Thiền Tông do các nhà sư
du học ở Trung Hoa mang về vào thế kỷ XII Đạo Thiền phù hợp vời tinh
thần kỷ luật và tính khắc kỷ của người võ sĩ nên được tầng lớp này hết sức
ủng hộ, khiến cho nó trở thành giáo phái có ảnh hưởng rộng và uy tín lớn Các
tu sĩ phái Thiền Tông có vai trò chur đạo trong lịch sử phát triển các hình thức
nghệ thuật của Nhật như kịch No, kiến trúc và hội hoạ… Nhìn chung, Phật
giáo phái Thiền Tông rất phát triển và thành công dưới sự bảo trợ của nhà
nước
2.3 ĐẶC ĐIỂM PHẬT GIÁO NHẬT BẢN THỜI KỲ MẠC PHỦ
KAMAKURA (1192_1333)
Năm 1180 chùa Todaiji ở Nara bị gia đình Taira thiêu huỷ vì các vị sư
chùa này tham gia vào chính tình Chùa được gia đình Minamoto xây dựng lại
hoàn thành năm 1195
Trước cảnh loạn ly, thiên tai, nhân loạn Phật giáo lâm vào tình trạng
đấu tranh kiên cố, bị thế tục hoá, một số nhà sư vào núi tu hành Kamo No
Chomei (1154 – 1216) con nhà gia thế, thành công lớn trong giới văn học, có
uy tín đối với triều thần, đột nhiên năm 33 tuổi bỏ hết việc đời, cắt hết mọi
liên hệ thế tục vào núi tầm đạo Ông đến ẩn tu ở một ngọn núi, trước khi qua
đời, ông mô tả hết sức cảm động đời sống vật chất và tinh thân của ông trong
nui hoang vắng trong cuốn Hojoki ( Câu chuyện về một túp lều mười bộ
vuông) cho thấy xuất gia học đạo không cần phải đến những tu viện đồ sộ
sang trọng, đông người mà đi đến một nơi hoang vắng, cô tịch Ông không
hối tiếc cho sự lựa chọn này, trái lại ông cảm thấy được an ủi được sống trong
Trang 32những ngày bình an, thanh thản giữa cơn biến động chính trị đang tràn ngập
Kyoto, nơi người ta đang mải mê tranh dành quyền bính, nơi hoả hoạn, bão
tố, động đất, đói kém đang hoành hành vào thập niên 1180 Nếp sống của
Chomei là một phản ứng có ý nghĩa đối với tình trạng phật giáo lúc bấy giờ
Ông không cho mình đã làm được gì có lợi ích cho nhân quần xã hội Ông
không cho mình có khả năng biểu hiện sức sống từ bi, trí tuệ của đạo Phật,
ông chỉ tìm sự thanh tịnh trong chốn u tịch…
Hai giáo phái lớn thời Bình An, Thiên Thai Tông và Chân Ngôn Tông,
tuy rực rỡ, những vẫn đóng khung trong các tu viện, dành riêng cho một số ít
người, đó là chư tăng và hàng quý tộc Phật giáo vào thời kỳ đó thực sự cần
được phổ biến trong dân chúng làm vơi đi sự khổ đau thường đến với họ hàng
ngày
2.3.1 Tân Phật giáo
Để đáp ứng nhu cầu thời đại các thánh nhân Phật Giáo ra đời, vừa tìm
cách xa lánh mọi cám dỗ thị phi của trần thế, vừa tìm sự giải thoát tâm linh
cho chính bản thân mình, vừa đưa ra hướng đi mới cho đạo pháp và dân tộc
Phật giáo trong thời kỳ này chú trọng tời việc hành đạo hơn là việc
nghiên cứu giáo lý hay nghi lễ pháp sự như Phật giáo ở hai thời kỳ Nara và
Bình An Ngoài ra, Phật giáo thời kỳ này còn chú trọng đến vấn đề nghiêm trì
giới luật, bảo vệ mạng mạch của Phật Pháp
Phật giáo dưới thời Nara là một nền triết học duy lý; dưới thời Heian
mặt ngoài là một hệ thống triết trung hay tổng hợp giữa Phật giáo và Thần
đạo, mặt trong là một cuộc thống nhất học thuyết chân tâm (Hiển giáo) và
năng lực hộ trì (Mật giáo); vào thời Kamakura đặc tính nổi bật của Phật giáo
là tinh thần thực tiễn, quốc gia, cởi mở trong việc hoành đạo, cực đoan trong
tôn chỉ, đơn giản trong hành trì Tất cả các tông phái trong thời kỳ này đều rao
giảng về sự cứu rỗi, tức con đường đi đến giác ngộ cho tất cả Hoạt động tôn
Trang 33giáo trong thời kỳ này bài bác mãnh liệt các tông phái chính thống thời Nara,
Heian Phật giáo thời Kamakra là đạo phật của toàn giác, có thể thống kê
Phổ Hoá Tông ( Fuke) một hệ phái của Thiền Tông, chuyên tu khổ
hạnh nội quán, do Giác Tâm thành lập năm 1925
Nhật Liên Tông, tín ngưỡng Pháp Hoa do Nhật Liên ( Nichiren 1222 –
1282) thành lập
Tân Luật Tông do Duệ Tôn (Eson 1201 – 1290) thành lập
- Tịnh Độ Chân Tông( Shin)
Jodo tông (Tịnh Độ Tông) là tông phái Phật giáo đã có từ thời Heian,
tuy vậy nó chỉ là tông phái yếu về thế lực và phụ thuộc vào các tông khác
Sang thời Kamakura, dưới sự nỗ lực của sư Genko (Nguyên Không) mà nó
trở thành một tông phái độc lập Genko {còn gọi là Hozen (Pháp Nhiêu
Trang 34Thượng) (1133 - 1212) là người vốn đã học Tendai tông Sau đó nghiên cứu
cả "Vững sanh yếu tập" của Nguyên Tín dòng Jodo và "Quá vô lượng thọ
kinh" mà quyết tâm theo Jodo tông (1175)
Jodo tông là đạo đi cứu rỗi tất cả mọi người, tạo đường sống lại cho cả
những kẻ nghèo khó, không có tiền tài dựng đền đắp tượng hoặc những người
không được học hành tu luyện cho nên từ tầng lớp quý tộc cho đến loại đầu
trộm đuôi cướp đều có thể tham gia Vì vậy, sự phát triển của Jodo tông đã bị
các tông phái khác kịch liệt phản đối vì cho rằng Genko đã nhạo báng các
tông khác, coi nhẹ pháp giới và họ đã dâng biểu tâu trình lên triều đình để
phản đối Vào năm 1207 niên hiệu Kiến Vĩnh thứ hai, triều đình ra lệnh bắt
giữ và xử thầy trò Genko vào trọng tội (có 4 người tử hình, 8 người đi đày
trong đó có Genko) Năm 1211 ông được ân xá và tịch năm 1212 Mặc dù bị
bức hại nhưng Jodo tông vẫn phát triển Vào các năm 1244, 1688, 1712
Genko liên tục được các Tenno truy phong tên hiệu Về sau các đệ tử của
Genko đã sáng lập ra tông Shin và một số tông phái khác
Cùng với Genko Shinran (Thân Loan) (1173 - 1262) chuyên tu pháp
môn niệm Phật, cùng bị tù đày với Genko Ông đã lấy vợ trong thời gian bị
đày, sau được tha và tiếp tục hoằng thông niệm Phật suốt hai mươi năm Tác
phẩm tiêu biểu của ông là “Tịnh độ chân thực giáo hành chứng văn loại”
gồm 6 quyển Tư tưởng tôn giáo của Shin hết sức bình dị về mặt thực hành, là
đạo dễ hành nhưng hệ thống tư tưởng tôn giáo là sản phẩm của quá trình đi từ
tìm hiểu đến hành chứng Ông vượt qua việc nhấn mạnh lòng tin tuyệt đối vào
quyền lực cứu vớt của Adiđà và hệ quả tất yếu của điều đó là gạt bỏ hoàn toàn
lòng tin vào bất cứ cái gì khác trên thế giới, kể cả bản thân Ông cho rằng, chỉ
cần tin vào Adiđà là có thể đạt tới sự giác ngộ Ông bác bỏ tổ chức tự viện
truyền thống, tán thành việc môn đồ có thể lấy vợ và có cuộc sống bình
Trang 35thường, từ đó việc tăng lữ được kết hôn lan dần sang các tông phái khác và
trở thành một điều phổ biến, bình thường ở Nhật
Dốc lòng tôn thờ Adiđà, bình đẳng trước Phật pháp, thành thực trong
cuộc sống là chủ trương của Shin
- Nhật Liên tông( Nichiren)
Do ngài Nhật Liên (Nicheren, 1222 - 1282) sáng lập ngày 28 tháng 4
năm 1253 tại núi Thanh Trừng, vùng Kominato thuộc tỉnh Chiba, Nhật Bản
Năm 16 tuổi, ngài xuất gia và sau đó đi chu du khắp nơi trên đất Nhật để tìm
học tất cả các tông phái Nhưng cuối cùng ngài chọn kinh Pháp Hoa làm trung
tâm, chủ trương phương pháp tu hành là chỉ niệm Nam Mô Diệu Pháp Liên
Hoa Kinh, vừa đơn giản vừa đầy đủ thích hợp cho thời mạt pháp Năm 1253,
khi ngài 31 tuổi, sau khi tu ngộ được lý Kinh Pháp Hoa, ngài trở lại quê nhà
Một buổi sáng sớm, ngài lên núi Thanh Trừng ngồi tĩnh tọa hướng về phía
mặt trời mọc, đọc lớn đề mục Kinh Pháp Hoa và tuyên bố lập ra Tông Nhật
Liên từ ngày đó Nhật Liên nghĩ rằng Pháp Hoa là con mắt của mọi kinh, là
trung tâm của tất cả các kinh
Năm 1260 Nhật Liên dâng tác phẩm nổi tiếng của ông là "Lập Chánh
An Quốc Luận" lên mạc phủ Bắc Điều, trong đó ông đề ra phương án cứu
nước khỏi tam tam bát nạn, công kích mãnh liệt các tông phái Phật Giáo khác
và đề nghị mạc phủ chấp nhận hệ tín ngưỡng Pháp Hoa của ông Những điều
nầy khiến mạc phủ và các tông phái Phật Giáo khác nổi giận đốt am cỏ của
ông Năm 1261 ông bị đày đi Y Đông thuộc vùng Y Đậu Đến năm 1269, theo
như lời Nhật Liên tiên đoán là nếu không dùng công đức của Kinh Pháp Hoa
để ngăn giặc ngoài thù trong thì nước sẽ đại loạn Lời tiên tri đó lại trùng hợp
với sự kiện quân Mông Cổ đến Đối Mã đảo của Nhật lần thứ nhì và bắt đi hai
người dân trên đảo, do đó Nhật Liên có cớ cho rằng lời tiên đoán của mình là
đúng Ông viết bốn câu cách ngôn gởi đến các chùa ở Kamakura như sau:
Trang 36"Niệm Phật là nghiệp địa ngục vô gián Thiền Tông là của thiên ma Chân
ngôn là tội mất nước Luật tông là giặc nước nói xằng" Vì thế các tông phái
Phật Giáo khác quyết rượt đuổi ông không tha Chánh quyền đương thời xử
ông tội chém đầu, nhưng sau đó giảm còn tù biệt xứ, đày đi Tá Độ Thế
nhưng tại sao Nhật Liên lại dám phạm thượng bài xích các tông phái Phật
Giáo đã có truyền thống tự ngàn xưa như thế?
Như trên đã nói vì thời kỳ mạt pháp, các phái Phật giáo cũ vì loạn lạc
phải tự bảo vệ nên dần dà tiến đến việc tranh giành quyền lợi và ảnh hưởng
cho tông phái và địa phương mà phát triển thành xung đột võ lực, đâm chén
nhau khiến mọi tầng lớp dân chúng trong nước oán ghét Do đó mới có hiện
tượng Nhật Liên xuất hiện Nói về chí khí của Nhật Liên, mặc dù bị đày đi
đâu, trong cảnh tù ngục thế nào chăng nữa, Nhật Liên vẫn tiếp tục truyền bá
tư tưởng của ông, thu nhận tín đồ đệ tử quyết lập tông phái truyền bá tín
ngưỡng Pháp Hoa của ông Trong cuốn Lịch sử Phật giáo thế giới có chép
rằng:
Cả cuộc đời, Nichiren vì tín ngưỡng của mình mà không ngại xông pha
nguy hiểm, tỏa ra một thứ ánh sáng đặc biệt của cuộc đời một nhà tôn giáo
Tinh thần đó bắt nguồn từ tinh thần dân tộc Nhật Bản và hoàn cảnh địa lý của
Nhật Bản Tính kiên cường của Phật giáo Nhật Bản được gắn liền với tinh
thần đó Nhưng cũng vì tinh thần đó, cho nên sự ngăn cách giữa các tông phái
rất vững chắc [6]
Tông Nhật Liên đã đề ra "Tam Pháp" về bổn phận người xuất gia như
sau: 1 Độc Tụng: chuyên học Kinh Pháp Hoa, chuyên tụng đề mục Nam Mô
Diệu pháp Liên Hoa Kinh (đọc âm bằng tiếng Nhật là NAMMO MYOHOO
REINGEIKYO) 2 Giảng Tán: nghiên cứu và diễn giảng kinh điển để truyền
bá gíao pháp đến mọi người 3 Thư Tả: sao chép, in kinh điển để truyền bá
giáo pháp (10) Nhờ những phương pháp tu thực tiễn, đơn giản gần gũi với đa
Trang 37số quần chúng bình dân, khiến mọi người dễ thực hành theo giáo pháp, tránh
mê tín dị đoan, đáp ứng được nguyện vọng của đại đa số quần chúng bình
dân, do đó Tông Nhật Liên phát triển rất mạnh trên mọi phương diện cho đến
ngày hôm nay
- Thời tông (ipen)
Ngài Nhất Biến cũng là môn đồ của ngài Pháp Nhiên – Tổ sư của Tịnh
Độ tông Ngài xuất gia năm 10 tuổi đến năm 25 tuổi cha mất nên phải hoàn
tục trở về nối dõi tông đường Năm 1273, ngài nhập thất, thể nghiệm được
pháp môn Thập nhất bất nhị tức Chính giác thập kiếp của Đức Phật A Di Đà
và sự niệm Phật nhất biến của chúng sinh không có hai Từ đó, ngài đề xứơng
con đường xả thánh Lần nhập thế thứ hai, ngài cảm nhận được thần sắc nên
làm thẻ bài có ghi “Nam mô A Di Đà Phật quyết định vãng sinh lục thập vạn
nhân” và phân phát cho tín đồ như là hình thức niệm Phật công cứ, khuyên
mọi người niệm Phật Sau đó, ngài du hành khắp nơi trong dân gian để truyền
bá pháp môn niệm Phật công cứ ngài Pháp môn này kết hợp với pháp môn
niệm Phật của ngài Không Dã
Ngài dậy pháp môn niệm Phật của ngài chỉ cần xưng niệm danh hiệu
của Đức Phật A Di Đà một biến thôi cũng được vãng sinh Do công đức vô
lượng của lục tự hồng danh, khi chúng sinh niệm lên, cho dù có tin hay không
tin thì cũng đều được vãng sinh Pháp môn niệm Phật của ngài là vãng sinh
ngay khi hành giả cất tiếng niệm danh hiệu Phật, không cần đợi đến lâm
chung Về mặt giáo lý thì không được hệ thống, thêm vào đó, lại mang tính
thần kỳ Pháp môn của ngài nổi tiếng trong nhân dân và giai cấp võ sĩ Tuy
nhiên, do sự tiếp cận với giai cấp võ sĩ nên pháp môn niệm Phật của ngài ít
nhiều bị ảnh hưởng của Thiền tông Sau khi ngài Trí Chân mất, do sự đối lập
trong môn đệ của ngài nên tông phái bị phân chia thành hai dòng lớn Dòng
thứ nhất do ngài Thánh Giới cầm đầu, truyền bá chủ yếu ở vùng Kinh Đô
Trang 38Dòng thứ hai do ngài Chân Giáo cầm đầu, noi theo gương thấy tổ, du hoá
khắp nơi trong dân gian Đến thời Minh Trị, cả hai chi phái này hợp nhất
thnàh phái chủ lưu và mang tên Thời tông
Thời tông là một tông phái nhỏ Do đó, ngày nay chỉ có các phái như
Thời tông, Quốc A phái, Đương Ma phái và Tứ Điều phái Trong đó, Thời
tông lớn hơn cả có Tổng bản sơn là chùa Thanh Tịnh Quang với 412 tự viện
phụ thuộc và 57.556 tín đồ
- Thiền Tào Động tông ( Dogen)
Năm 1233 , Đạo Nguyên xây dựng chùa Hưng Thánh tại Thâm Thảo,
tăng tục quy y ngài rất đông Trong số này có ngài Hoài Tráng người có công
rất lớn trong việc phát triển thiền Tào Động tông sau này Tuy nhiên, với sự
phát triển từ thời ngài Hoài Tráng, thêm vào đó, việc đề xứng kiêm tu thiền
của ngài Biện Viên, giáo đoàn của ngài lại bị lật đổ và năm 1243 chùa Hưng
Thánh bị phá huỷ Ngài phải lánh nạn lên Việt Tiền Tại đây, năm 1244, ngài
xây dựng chùa Vĩnh Bình làm đạo tràng chuyên tu, sau này trở thành một
trong hai đại bản sơn của Thiền Tào Động tông Năm 1250, ngài đựơc
Thượng hoàng ban tặng y tía và 3 năm sau mất tại Kinh Đô
Bộ Chính Pháp Nhãn Tạng là kết tinh tư tưởng Thiền tông của ngài Đó
là phép tu thực tiễn: Chỉ quản đả toạ, khác với Thiền công án của Lâm Thế
tông Pháp môn hành thiền của ngài không đặt nặng lễ nghi, tán tụng, chỉ
mong đạt đựơc “thân tâm thoát lạc” Theo ngài, Thiền không phải là phương
pháp để đạt được giác ngộ Chính việc hành thiền là giác ngộ Đó là ý nghĩa
của “tu chứng nhất như”
Về quy củ, ngài dựa vào bộ Bách Trượng Thanh Quy để tạo ra thanh
quy riêng cho tông phái của mình Khi xây xong đạo tràng chuyên tu tại chùa
Vĩnh Bình, ngài chỉ cho giới xuất gia chứ giới tại gia không được hành thiền
trong đạo tràng Ngài luôn nhấn mạnh đến việc xuất gia tu đạo Ngài phủ định