: “Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản thời gian qua đã phát triển như thế nào? Sự phát triển đó diễn ra nhờ những nhân tố gì? Liệu có thể phát triển mối quan hệ thương mại giữa hai nước trong tương lai hơn nữa hay không? Việt Nam cần phải làm gì để tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản? Làm thế nào để đạt mục tiêu 15 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương?...
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Ngược dòng lịch sử chúng ta có thể thấy rằng Việt Nam và Nhật Bản vốn có quan
hệ thương mại từ hàng trăm năm nay Ngay từ thế kỷ thứ XVI đã có những thương giaNhật Bản đến kinh doanh ở Việt Nam Trải qua nhiều biến cố lịch sử, quan hệ giữa hainước cũng có nhiều thăng trầm nhưng quan hệ giữa hai nước vẫn được duy trì Và kể
từ khi quan hệ ngoại giao chính thức giữa Việt Nam và Nhật Bản được thiết lập vàotháng 9 năm 1973 thì quan hệ thương mại giữa hai nước có điều kiện phát triển mạnh.Năm 1986, Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa thị trường trong nước, pháttriển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng tạo động lực cho quan
hệ thương mại song phương phát triển mạnh hơn nữa Đặc biệt, từ đầu thập kỷ 90 củathế kỷ XX đến nay, quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản đã đạt được nhiều thànhtựu rất đáng khích lệ Nhật Bản luôn là một trong những đối tác thương mại hàng đầucủa Việt Nam trong những năm gần đây với tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu chiếmkhoảng 1/5 tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam Tuy nhiên, trong quan hệngoại thương giữa hai nước vẫn còn khá nhiều hạn chế bất cập đòi hỏi sự cố gắngchung của cả hai nước để khắc phục nhằm đáp ứng những đòi hỏi của quá trình hộinhập kinh tế khu vực đã và đang diễn ra mạnh mẽ
Một trong những điểm sáng của quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong năm 2008 làhai bên đã chính thức ký Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) - thỏa thuận song phươngmang tính toàn diện về kinh tế, thương mại và đầu tư Trải qua 9 phiên đàm phán bắtđầu từ tháng 1 năm 2007, hai nước đã hoàn tất hiệp định EPA - cơ sở pháp lý góp phầnthúc đẩy mạnh mẽ đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam, đồng thời mở rộng quan hệthương mại song phương Hy vọng rằng với EPA này quan hệ thương mại giữa hai
Trang 2nước sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, đạt kim ngạch mậu dịch song phương 18 tỷUSD vào năm 2010 theo dự báo của các cơ quan kinh tế thương mại hai nước
* Tính cấp thiết của đề tài
Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và hiện nay là nước nhập khẩuhàng hoá lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ Liên tục trong vòng 11 năm từ 1991đến 2001, Nhật Bản luôn là quốc gia nhập khẩu hàng hoá lớn nhất của Việt Nam Hàngnăm Nhật Bản nhập khẩu khối lượng hàng hoá trị giá 330 – 400 tỷ USD, năm 2003 trịgiá nhập khẩu đạt 381,2 tỷ USD Trong đó nhập từ Việt Nam khoảng 2,3 – 2,9 tỷ USD,chiếm khoảng 13 – 16% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam Năm 2004,kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 3,79 tỷ USD, tăng16,6% so với năm 2003 và nhập khẩu từ Nhật Bản đạt khoảng 3,12 tỷ USD Năm
2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 4,56 tỷ USD, tăng20,3% so với năm 2004 Trong đó, nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt khoảng3,6 tỷ USD, tăng 15,3% so với 2004 Quan hệ thương mại Việt - Nhật đang phát triểnvới tốc độ cao Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản thời gian gần đâyluôn tăng trung bình từ 15 - 20% so với năm trước Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từViệt Nam là dầu thô, hàng hải sản, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, gạo, than…Ngược lại, Nhật Bản xuất khẩu sang nước ta các mặt hàng như: máy tính và linh kiệnđiện tử, ô tô các loại, xe máy, xăng dầu… Cơ cấu các mặt hàng xuất, nhập khẩu giữahai nước thay đổi theo từng năm, góp phần tác động tới kim ngạch xuất nhập khẩu.Năm 2000, kim ngạch thương mại song phương đạt 4,5 tỷ USD, năm 2006 đã tăng lên9,9 tỉ USD Và phấn đấu đạt kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước 15 tỉ USD vàonăm 2010
Tuy nhiên, mối quan hệ thương mại này còn quá khiêm tốn so với tiềm năng củahai nước Số mặt hàng Nhật Bản xuất khẩu sang Việt Nam năm 2005 gấp khoảng balần số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản Sáu tháng đầu năm 2007, kimngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 2,63 tỷ USD, tăng 4,77% so với cùng kỳ
Trang 3năm 2006 chủ yếu là nhờ xuất khẩu một số mặt hàng như dây điện, cáp điện và dầuthô Việt Nam chỉ là bạn hàng nhỏ bé trên thị trường Nhật Bản rộng lớn, đầy tiềmnăng Ngoài ra còn tồn tại không ít các yếu tố cản trở sự phát triển về quan hệ mậu dịchgiữa hai nước Bởi vậy, xuất hiện câu hỏi: “Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bảnthời gian qua đã phát triển như thế nào? Sự phát triển đó diễn ra nhờ những nhân tố gì?Liệu có thể phát triển mối quan hệ thương mại giữa hai nước trong tương lai hơn nữahay không? Việt Nam cần phải làm gì để tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trườngNhật Bản? Làm thế nào để đạt mục tiêu 15 tỷ USD kim ngạch thương mại songphương?
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn này, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quan hệ thương
mại Việt Nam - Nhật Bản (Thời kỳ 1990 – 2008)” là nội dung nghiên cứu chính của
luận văn
Trang 4CHƯƠNG 1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN1.1 Một số vấn đề lý luận chung về thương mại.
1.1.1 Khái niệm về thương mại
a Thương mại
Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ
v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thôngqua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi
hàng (barter) Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa,dịch vụ cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tươngđương nào đó
b Thương mại song phương
Thương mại giữa hai chủ thể luật quốc tế được gọi là thương mại song phương,còn nếu có nhiều chủ thể luật quốc tế tham gia thì được gọi là thương mại đa phương
1.1.2 Những nhân tố tác động đến quan hệ thương mại song
phương
Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Ngày nay, toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một đặctrưng của sự phát triển trên thế giới Tất cả các quốc gia, dù ở trình độ phát triển nàocũng không thể ở ngoài xu thế khách quan này, bởi mỗi nước muốn phát triển kinh tế,muốn bảo toàn các lợi ích của mình đều phải tham gia vào xu thế chung của thời đại.Thực tiễn lịch sử cũng cho thấy, không một quốc gia nào có thể phát triển với một nềnkinh tế khép kín Hội nhập kinh tế quốc tế càng cao thì các nền kinh tế càng phụ thuộcnhau, sự liên kết trong thương mại, sản xuất… càng diễn ra sâu rộng Điều này dẫn đến
sự hình thành của hàng loạt các thể chế kinh tế, định chế kinh tế, liên kết kinh tế khu
Trang 5vực, liên kết quốc tế… có ảnh hưởng và sức mạnh chi phối toàn cầu, điển hình như:GATT (WTO), IMF, WB, EU, …
Vì lợi ích lâu dài của mỗi nước, các quốc gia phát triển đã tích cực sớm tham gia
và cổ vũ cho làn sóng hội nhập kinh tế quốc tế này từ nửa đầu những năm 90 Về sau,các quốc gia kém phát triển hơn đã nhận thức được xu thế này cũng đã tích cực hộinhập theo các cấp độ khác nhau (đơn phương, song phương, đa phương) nhằm tậndụng cơ hội để phát triển Sự tham gia mạnh mẽ của các nước đã khiến khối lượng vàtốc độ tăng trưởng của thương mại thế giới tăng cao Chỉ trong vòng 50 năm cuối củathế kỷ XX, tổng khối lượng thương mại thế giới đã tăng lên 17 lần Trong 1 thập kỷ, từ
1987 đến 1997, tỷ trọng của thương mại trong GDP thế giới đã tăng thêm 9%, đạt29,6% Kim ngạch xuất khẩu chiếm 1/2 tổng sản phẩm thế giới Tỷ trọng thương mạitrong mỗi nước cũng được bổ sung do xu hướng tăng cường chu chuyển thương mạinội bộ trong các công ty xuyên quốc gia
1.2 Những cơ sở chủ yếu cho mối quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản 1.2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của Việt Nam
a Điều kiện tự nhiên
Việt Nam là một quốc gia nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, phíaBắc giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp với Lào, Campuchia, phía Đông và Nam trông
ra biển Đông và Thái Bình Dương Với diện tích 331.698 km2, dải đất liền hình chữ S,lãnh thổ Việt Nam phần lớn là đồi núi thấp của bốn vùng núi chính (Đông Bắc, TâyBắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam), hai đồng bằng lớn (Bắc Bộ và Nam Bộ).Việt Nam có đường biên giới đất liền dài 4.510 km, đường bờ biển dài 3.260 km, và có
ba mặt Đông, Nam, Tây Nam trông ra biển Đây là điều kiện địa lý thuận lợi giúp ViệtNam trở thành đầu mối giao thông quan trọng từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.Mặc dù thuộc vùng nhiệt đới nhưng Việt Nam lại có hai vùng khí hậu gắn với haivùng địa hình khác nhau Với một nền nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều đã tạo ra một hệ
Trang 6thực vật phong phú với trên 800 loài cây gỗ (đinh, lim, sến, táu…), quần thể động vật
đa dạng lên tới 200 loài thú, 100 loài lưỡng cư, trên 150 loài bò sát, 1.000 loài lưỡngbiển và 200 loài nước ngọt
Việt Nam là một trong những quốc gia có biển và nguồn nước mặn phong phúnên nguồn lợi thủy sản dồi dào, gồm thủy sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt ViệtNam có tới 6.845 loại động vật biển, với nhiều loại đặc sản và quý hiếm như: tôm,mực, cá voi, cá heo Biển Việt Nam còn có tiềm năng khai thác muối phục vụ sinhhoạt, công nghiệp và xuất khẩu Với khoảng 1,2 triệu ha mặt nước, trên 600 ngàn hasông suối, trên 300 ngàn ha hồ chứa… phân bố đều ở các vùng, Việt Nam còn có tiềmnăng phát triển và khai thác thủy sản nước lợ, nước ngọt
Ngoài những tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, Việt Nam còn có nguồntài nguyên khoáng sản đa dạng như: than (trữ lượng khoảng trên 6 tỉ tấn), dầu khí (trữlượng dầu mỏ khoảng 3 – 4 tỷ thùng và khí đốt khoảng 50 – 70 mét khối), kim loạimàu (nhôm, đồng, vàng, thiếc…), kim loại đen (sắt, măng gan, titan)… Hiện nay, ViệtNam chỉ mới khai thác và chế biến khoáng sản ở mức độ thấp, các khoáng sản xuấtkhẩu chỉ ở dạng sơ chế, dầu chỉ là dầu thô Đây là điều kiện thuận lợi trước mắt giúpphát huy hiệu quả kinh tế cao mà cần ít vốn đầu tư Bên cạnh đó, Việt Nam còn có các
mỏ nhỏ rải rác trên cả nước, rất thuận tiện cho việc khai thác và phát triển kinh tế giữacác vùng
Hàng nghìn con sông lớn, nhỏ trải dài theo lãnh thổ, cứ khoảng 20 km lại có một cửa sông nên hệ thống giao thông đường thủy của Việt Nam khá thuận lợi Ngoài ra, cùng với nhiều hải cảng lớn: Hải Phòng, Nghi Sơn, Đà Nẵng, Cam Ranh, Vũng Tàu… Việt Nam dễ dàng phát triển kinh tế, giao thương trong nước và ngoài nước
b Dân cư và nguồn lực
Tính đến năm 2007, dân số của Việt Nam là trên 85 triệu người, đứng thứ 2 tạiĐông Nam Á và đứng thứ 13 trên thế giới Dân số Việt Nam được đánh giá là có quy
mô lớn và phát triển nhanh với tốc độ tăng dân số ở mức 1 triệu người/năm
Trang 7Nguồn nhân lực của Việt Nam đông đảo, có trình độ văn hóa tương đối đồng đều.Lao động Việt Nam được đánh giá là thông minh, cần cù, sáng tạo và ham học hỏi Giánhân công Việt Nam thấp hơn so với một số nước trong khu vực Hơn nữa, nguồn nhânlực Việt Nam ngày càng được hoàn thiện hơn về trình độ chuyên môn, tinh thần chấphành kỷ luật và văn hóa ứng xử trong công việc.
c Thị trường tiềm năng
Để giữ vững vị trí cường quốc kinh tế hiện nay, Nhật Bản luôn cần một thị trườngtiềm năng có thể đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của mình về nguyên vật liệu, lương thựcphẩm phục vụ cho cuộc sống và cho sự phát triển Việt Nam là quốc gia giàu tàinguyên thiên nhiên trên mặt đất cũng như dưới nước, đất đai màu mỡ rất phù hợp đểphát triển nông nghiệp, ngư nghiệp để xuất khẩu nông sản và thủy sản Những mỏ kimloại quý, dầu và khí đốt… cũng được phát hiện và khai thác ngày càng tăng Việt Namlại án ngữ các con đường giao thông trong khu vực Tây Thái Bình Dương nên rấtthuận lợi mở rộng kinh tế đối ngoại, thương mại mậu dịch…
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên các tiềm năng
đó chỉ mới khai thác bước đầu, nên có thể cung ứng phần nào cho Nhật Bản Mặt khác,Việt Nam cũng cần nhập khẩu từ Nhật Bản nhiều thiết bị máy móc hiện đại, nguyênvật liệu cần thiết để phát triển kinh tế trong nước Theo Tổng cục Thống kê dự tính:Năm 2024, dân số Việt Nam sẽ vượt qua con số 100 triệu người, đạt 100,5 triệu người.Mật độ dân số lúc đó đạt 335 người/km2, tăng hơn nhiều so với 258 người/km2 hiện tại.Dân số đông, trẻ thì nhu cầu tiêu dùng cao, là một điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụhàng hóa và phát triển kinh tế của Nhật Bản Bởi vậy, có tới 338 công ty Nhật Bảntrên tổng số 652 công ty xếp Việt Nam đứng vào hàng thứ 4 trong các đối tác quantrọng nhất mà họ sẽ đầu tư trong 10 năm đầu thế kỷ XXI Điều này thể hiện sức hấpdẫn của thị trường Việt Nam – một đất nước đóng vai trò quan trọng về kinh tế vàchính trị ở khu vực Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản
d Chính sách đối ngoại mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Trang 8Sự hội nhập ngày càng sâu của Việt Nam vào khu vực và quốc tế (gia nhậpASEAN, AFTA, WTO…) khiến quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước trongkhu vực và trên thế giới ngày càng phát triển Nếu năm 1986 Việt Nam có quan hệ xuấtnhập khẩu với 43 quốc gia, năm 1995 là 100 quốc gia, năm 2000 là 192 quốc gia thìhiện nay Việt Nam đã có quan hệ thương mại với khoảng 200 quốc gia và vùng lãnhthổ Ngoài ra, Việt Nam đã ký kết 86 hiệp định thương mại song phương, 46 hiệp địnhkhuyến khích và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các quốc gia
và vùng lãnh thổ
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bình quân từ năm 1986 đến năm
2005 là 20,7 tỷ USD/1 năm (gấp 7 lần so với năm 1985) Kim ngạch xuất khẩu củaViệt Nam tăng mỗi năm trung bình trên 20%, có năm tăng 30% Năm 1990, kim ngạchxuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 2,4 tỷ USD thì năm 2003 con số này là 20,176 tỷ USD,tăng 39% so với kim ngạch xuất khẩu năm 2000 Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu đạt
25 tỷ USD, gấp 8 lần so với năm 1990 Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu đạt 32,4 tỷUSD, tăng gần 40 lần so với năm 1986 Tính đến hết tháng 11 tháng năm 2008 ViệtNam xuất khẩu sang Nhật Bản: 7,896 tỷ USD; nhập khẩu từ Nhật Bản: 7,611 tỷ USD(nguồn: Bộ Công thương Việt Nam)
Tốc độ tăng bình quân của kim ngạch nhập khẩu trong 20 năm đổi mới (1986 –2005) là 16,1% Năm 1986, kim ngạch nhập khẩu là 2,155 tỷ USD thì năm 2005 là 37
tỷ USD, tăng gấp 16 lần Tính đến hết tháng 11 tháng năm 2008 Việt Nam nhập khẩu
từ Nhật Bản: 7,611 tỷ USD (nguồn: Bộ Công thương Việt Nam)
Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng có sự thay đổi rõ rệt Tỷ trọng hàng thô hay mới sơchế đã giảm và tỷ trọng hàng chế biến hoặc đã chế biến tăng dần qua từng năm Năm
1995, tỷ trọng hàng thô là 67,2% trong tổng trị giá xuất khẩu hàng hoá Nhưng đếnnăm 2005, tỷ trọng hàng thô giảm xuống còn 49,6% và tỷ trọng hàng chế biến tăng lên50,4% so với 32,8% năm 1995 Thị trường hàng xuất khẩu cũng có sự chuyển biến rõnét Giai đoạn 1986 – 1990, xuất khẩu sang châu Âu đứng đầu với tỷ trọng 51,7% thì
Trang 9giai đoạn 2001 – 2005 chỉ còn 20,7% Tỷ trọng thị trường của châu Á và châu Mỹ tăngkhá nhanh Giai đoạn 2001 – 2005, tỷ trọng châu Á là 50,9%, tăng cao hơn nhiều sovới 30,4% của giai đoạn 1986 – 1990 Tỷ trọng của châu Mỹ cũng tăng từ 1% lên18,9% trong hai giai đoạn tương ứng.
Hòa nhập với xu thế khách quan chung của thế giới, Việt Nam đã coi hội nhậpkinh tế quốc tế là một bộ phận không thể tách rời của quá trình đổi mới Thông qua cácvăn kiện của các kỳ đại hội, Đảng ta đã khẳng định chủ trương mở rộng quan hệ kinh
tế đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và từng bướcnâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế, phát huy nội lực đồng thời tranh thủcác nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, cóhiệu quả và bền vững
Không chỉ dừng lại ở nhận thức, chủ trương, Việt Nam chúng ta đã liên tục thựchiện các bước hội nhập kinh tế quốc tế Tháng 10 năm 1994, Việt Nam chính thức gửiđơn xin gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và ngày 28 tháng 7năm 1995 Việt Nam đã chính thức là thành viên của hiệp hội này, thực hiện CEPT,AFTA Tháng 12 năm 1994, Việt Nam gửi đơn xin gia nhập Tổ chức thương mại Thếgiới (WTO) và ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên đầy đủthứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu Tháng 6 năm 1996, Việt Nam gửiđơn xin gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vàngày 14 tháng 11 năm 1998 Việt Nam được chính thức công nhân là thành viên củaAPEC Tháng 6 năm 1996, Việt Nam cũng đã tham gia Diễn đàn Hợp tác Á – Âu(ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập Những thành quả trong tiến trình hội nhậpkhu vực và quốc tế của Việt Nam đã tạo ra những tiền đề quan trọng cho sự phát triểnhơn nữa của quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản
1.2.2 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại của Nhật Bản
a Điều kiện tự nhiên
Trang 10Nhật Bản là quần đảo hình cánh cung, ôm lấy lục địa châu Á với diện tích khoảng380.000 km2, chiều dài đất nước khoảng 3.500 km Do được hình thành từ hàng ngànhòn đảo lớn nhỏ trong đó gồm 4 hòn đảo chính là Hokkaido, Honshu, Kyushyu, vàShikoku, nên quốc đảo này không có đường biên giới chung với quốc gia nào Vì vậy,trong lịch sử, trước năm 1945, quốc gia này chưa từng bao giờ bị một quốc gia khácchiếm đóng Điều này giúp hình thành nên một quốc đảo có sự đồng nhất về dân tộc,
về ngôn ngữ, về tôn giáo, về kinh tế, và cả sự đồng bộ về giáo dục
Với hơn 90% dân số thuộc dân tộc Yamato (người Nhật) nên hầu hết mọi ngườiđều có thể giao tiếp với nhau bằng tiếng Nhật chuẩn được dạy trong trường học Sựđồng bộ giáo dục trong chương trình và chất lượng giảng dạy cũng được thực hiện trênkhắp mọi miền đất nước Bởi thế, Nhật Bản có một nguồn lao động có trình độ giáodục tương đối cao và được đào tạo tốt về kỹ năng lao động, tạo điều kiện thuận lợi pháttriển kinh tế, xã hội, tránh được các mâu thuẫn về sắc tộc Tất cả những sự đồng nhất
kể trên tạo nên ý thức đoàn kết trong công việc, tinh thần tập thể, có tính kỷ luật cao vàham học hỏi của người Nhật
Do quần đảo Nhật Bản nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương nên 3/4 lãnhthổ Nhật Bản là đồi núi, chỉ có những đồng bằng nhỏ nằm ở giữa những dãy núi Vìvậy, diện tích đất canh tác của Nhật Bản chỉ chiếm 1/6 diện tích, không thuận tiện choviệc thâm canh tăng năng suất Mặt khác, Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyênthiên nhiên và cũng thường xuyên xảy ra những thiên tai như: động đất, núi lửa, mưabão lớn… Điều này thúc đẩy người dân Nhật Bản ra sức tìm kiếm, phát triển kỹ thuật,công nghệ mới, đạt tới đỉnh cao trong một số lĩnh vực: sản xuất sắt và thép, hóa chấtcho nông nghiệp, vật liệu mới, chế biến năng lượng hạt nhân, chất bán dẫn, … Nhữngtiến bộ vượt bậc trong ngành công nghiệp (điển hình là trong chế tạo ô tô) đã giúp NhậtBản nhiều năm thặng dư thương mại với các quốc gia khác chủ yếu do xuất khẩu ô tô.Các thành tựu của công nghệ sinh học cũng giúp nâng cao năng suất nông nghiệp, pháttriển và nâng cao chất lượng lĩnh vực y tế và bảo vệ sức khỏe người dân Đây cũng
Trang 11chính là lợi thế quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước vốn không được thiênnhiên ưu đãi này.
Tuy nhiên, Nhật Bản lại có biển bao bọc xung quanh và là nguồn cung cấp thựcphẩm dồi dào Nhật Bản hiện là một trong những quốc gia tiêu thụ lượng hải sản nhiềunhất thế giới Nhật Bản cũng là một trong những nước có sản lượng đánh bắt cá caotrên thế giới, chiếm khoảng 15% tổng sản lượng toàn thế giới Biển cũng là đường giaothông thuận tiện giúp vận chuyển hàng hóa nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho pháttriển ngành ngư nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung
b Cường quốc kinh tế
GDP bình quân đầu người của Nhật Bản luôn trong danh sách hàng đầu trên thếgiới Năm 1999, GDP bình quân đầu người của Nhật Bản đạt 35.567 USD, cao hơn gần4,5% so với Mỹ Năm 2003, GDP bình quân đầu người của Nhật Bản đạt 33.640 USD,tăng 0,8% so với năm 2004 Đến năm 2005, Nhật Bản là quốc gia có tốc độ tăng GDPbình quân đầu người cao nhất trong nhóm G7, tăng gần 3% Năm 2003, GDP của NhậtBản là 3.582,5 tỷ USD thì năm 2005 tăng lên đạt 4.675 tỷ USD
Năm 1996, xuất khẩu của Nhật chiếm 8% thị trường thế giới và nhập khẩu chiếm6,6%, đứng thứ 3 sau Mỹ và Đức Năm 1997, xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ chiếm27,8% và nhập khẩu chiếm 22,3% Bởi vậy, thặng dư thương mại của Nhật với Mỹ là5.020 tỷ yên, khoảng 41,5 tỷ USD, chiếm 50% tổng thặng dư thương mại của Nhật đốivới các bạn hàng Nhật Bản là nước xuất siêu hàng đầu thế giới Năm 2004, Nhật Bảnxuất siêu với kim ngạch 12 ngàn tỷ yên (khoảng 112,3 tỷ USD)
Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản đạt 61,1 ngàn tỷ yên (khoảng582,6 tỷ USD), tăng 12,2% so với năm 2003 Đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu củaNhật Bản đạt 598,2 tỷ USD, tăng 5,9% so với năm 2004 Vốn đầu tư trực tiếp năm
2005 Nhật thu hút được vào trong nước đạt 30,1 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳnăm trước Đồng thời vốn đầu tư trực tiếp của Nhật ra nước ngoài đạt 45,5 tỷ USD,
Trang 12tăng 46,8%, cao nhất kể từ năm 1990 Năm 2003, Nhật Bản có 88 doanh nghiệp trong
số 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới
c Nền khoa học công nghệ, kỹ thuật chế tạo phát triển và các sản phẩm với hàm lượng kỹ thuật cao
Nền khoa học công nghệ, kỹ thuật phát triển
Nước Nhật là nước có kỹ thuật chế tạo đứng hàng đầu thế giới Nhật Bản đã có
ưu thế tương đối trong lĩnh vực công nghệ cao như: vi điện tử, chất bán dẫn, vi tính,người máy công nghiệp… Còn trong một số ngành truyền thống như đóng tàu vậnchuyển khí thiên nhiên hoá lỏng, Nhật Bản gần như chiếm lĩnh toàn bộ thị trường thếgiới Quốc gia này sở hữu hơn 50% số robot cho công nghiệp sản xuất trên toàn thếgiới
Tỷ trọng kinh phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D) chiếm trong GDP cũng thểhiện tầm quan trọng của khoa học trong phát triển kinh tế Năm 1990, chi cho R&Dcủa Nhật Bản chiếm tới 3% GDP, lên tới 12.100 tỷ yên, cao hơn cả Đức, Anh, Mỹ,Pháp Từ đó, tỉ trọng kinh phí cho R&D chiếm trong GDP của Nhật luôn cao nhất trênthế giới Năm 1996, tỷ trọng này ở Nhật là 2,96%, cao nhất trong số các quốc gia pháttriển Trong khi đó, tỷ trọng này ở Mỹ chỉ là 2,55%, Đức là 2,28%, Pháp là 2,34%,Anh là 2,05% Năm tài chính 1998, tỉ trọng này là 3% GDP, tương đương là 14,8 tỉyên Năm 1999, tổng ngân sách cho R&D của Nhật tăng lên thành 16.000 tỷ yên, đứngthứ hai sau Mỹ 29.000 tỷ yên và vượt xa Đức thứ ba với 6.000 tỷ yên Năm 2000, tổngngân sách cho R&D của Nhật là 16.289,3 tỷ yên, chiếm 3,18% GDP, tương đương135,7 tỷ USD, tăng 1,7% so với năm 1999
Tính đến tháng 4/1999, số lượng các cán bộ làm việc trong lĩnh vực R&D củaNhật là 639.000 người Trong đó, 67,2% làm việc tại các tập đoàn, công ty; 21,6% làmviệc trong các trường đại học và 6,7% làm việc ở các viện nghiên cứu Xét trên 10.000dân, tại Nhật Bản có 58 nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học công nghệ, vượt xa sovới Mỹ là 38 người
Trang 13Sự phát triển của công nghệ Nhật còn được thể hiện qua cán cân buôn bán côngnghệ, thể hiện khả năng công nghệ và nghiên cứu phát triển của đất nước Năm 1998,năm thứ 6 liên tiếp, Nhật Bản có mức thặng dư thương mại 486 tỉ yên Năm 2000, xuấtkhẩu kỹ thuật của Nhật Bản đạt 1.057,9 tỷ yên, tăng 10,1% so với năm 1999 Ngoài ra,Nhật Bản còn hợp tác song phương về nghiên cứu khoa học và công nghệ với khoảng
30 nước, hợp tác đa phương với các tổ chức quốc tế khác nhau như Tổ chức nănglượng nguyên tử quốc tế (IAEA)…
Công nghệ vũ trụ ở Nhật cũng đánh dấu thành công ban đầu vào năm 1970 vớiviệc phóng vệ tinh vào vũ trụ, sau Nga, Mỹ và Pháp Tính đến cuối năm 1999, NhậtBản đã phóng 81 vệ tinh vào vũ trụ Hiện tại, Nhật Bản đang có kế hoạch xây dựngmột trạm mặt trăng vào năm 2030
Ngành năng lượng với công nghệ hiện đại của Nhật Bản đang phát triển và đượcứng dụng rộng rãi trong cuộc sống Nguồn năng lượng lớn nhất có thể tái tạo, khôngcần bảo trì nhiều là những tấm năng lượng mặt trời Theo một nghiên cứu năm 2001,khả năng tạo ra điện năng từ mặt trời của Nhật Bản là 450.000 kW, gấp đôi ở châu Âu
và gấp ba ở Mỹ Năm 2002, Nhật Bản đã sản xuất khoảng 50% tổng sản lượng pin mặttrời của thế giới, chiếm vị trí số 1 Ngoài ra, người Nhật còn tạo ra năng lượng từnhững tua – bin chuyển động bằng sóng để bảo đảm an toàn cho đại dương; nănglượng từ tuyết để làm lạnh các kho hàng và điều hoà không khí, năng lượng địa nhiệtnằm sâu dưới những hòn đảo núi lửa
Các sản phẩm với hàm lượng kỹ thuật cao
Kể từ khi thời đại công nghiệp hoá mới bắt đầu, việc bảo đảm cung cấp mộtnguồn năng lượng ổn định luôn luôn là một thách thức đối với Nhật Bản Ngày nay,thách thức này càng lớn hơn vì Nhật Bản cần thực hiện cam kết sẽ giảm lượng khí thải
“nhà kính” xuống 6% vào năm 2010, thấp hơn mức năm 1990 Các nhà khoa học củaNhật Bản đã nghiên cứu thành công và đưa những kỹ thuật mới vào áp dụng trong cuộcsống, để sử dụng tiết kiệm năng lượng hơn Đó là những sản phẩm như: vật liệu làm
Trang 14tường nhà và cửa sổ có hai lớp kính giúp ngăn hơi nóng và khí lạnh tràn vào trong nhà;bóng điện huỳnh quang – tuổi thọ gấp 6 lần và chỉ tiêu hao 1/4 năng lượng điện so vớibóng điện thông thường với độ sáng tương tự; động cơ chạy bằng bộ đổi dòng điện mộtchiều ra điện xoay chiều trong quạt gió và những máy móc công nghiệp khác – chỉ tiêutốn 50% điện năng…
Nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngành chế tạo ô tô của Nhật Bản đãchiếm ưu thế lớn trên thị trường quốc tế Cùng với công nghệ sử dụng có hiệu quả nănglượng, Nhật Bản đã cho ra đời “ô tô lai ghép” kết hợp giữa máy chạy xăng và động cơđiện Phương tiện cá nhân này có thể chạy một quãng đường dài 35 km mà chỉ tiêu tốn
1 lít xăng, tiết kiệm khoảng 2,5 lần so với loại xe thông thường Nhật Bản đã chế tạocác phương tiện giao thông công cộng không gây độc hại, thân thiện với môi trường vàtiết kiệm năng lượng Đó là tàu điện sử dụng động cơ tuyến tính Maglev được nângbằng nam châm với điện dẫn thường Loại phương tiện này không có bánh xe, tiếng ồnnhỏ, chi phí vận hành thấp vì nó hoàn toàn tự động, không cần người điều khiển HãngToyota cũng đã chế tạo ra xe buýt lai tạo, chạy bằng cả pin nhiên liệu và ắc quy điện.Loại xe này rất ít tiếng ồn và không hề có khói thải, chỉ thải ra nước, thường ở dạnghơi
Nhật Bản hiện đang là nước dẫn đầu thế giới về tạo năng lượng xanh cho tươnglai Tháng 10 năm 2003, công ty TNHH JROL của Nhật Bản đã thiết kế thành công tụđiện Nanogate, chứa năng lượng điện tương tự như ắc – quy ion lithi – loại có mật độnăng lượng cao nhất trong tất cả các loại pin Năm 2003, công ty Toshiba đã công bố
về thiết bị nguyên mẫu DMFC có kích thước bằng bàn tay – là một loại pin nhiên liệusạch được sử dụng cho nhiều thiết bị xách tay và xe hơi sau này Năm 1954, phòng thínghiệm Bell ở Mỹ là nơi đầu tiên nghiên cứu chế tạo loại pin mặt trời sử dụng chất bándẫn silic Nhưng sau gần nửa thập kỷ, Nhật Bản lại là nước sản xuất pin mặt trời lớnnhất thế giới, chiếm 48,9% tổng sản lượng pin mặt trời toàn thế giới, tương đươngkhoảng 255.000 kW
Trang 15d Có nguồn vốn đầu tư dồi dào
Năm 1967, tỉ lệ vốn đầu tư của các công ty Nhật Bản trong tổng số đầu tư nướcngoài của các nước ASEAN chỉ chiếm 2%, thấp hơn nhiều so với lượng đầu tư của cáccông ty Mỹ, chiếm 82% Tuy nhiên, sau gần chục năm, vào năm 1975, vốn FDI củacác công ty Nhật ở khu vực này tăng lên 41%, cao hơn hẳn tỉ lệ 18% của các công tyMỹ
Lượng FDI của Nhật được đầu tư chủ yếu vào các ngành thương mại và tài chính
ở Bắc Mỹ và châu Âu Năm 1986, 45,5% lượng FDI, tương đương 10,2 tỷ USD đãđược Nhật đầu tư vào Mỹ Cùng năm, Nhật Bản đã đầu tư 3,3 tỷ USD vào châu Âu.Tổng lượng FDI của Nhật đã tăng từ 22,3 tỷ USD năm 1986 lên 47 tỷ USD năm 1988.Năm 1994, tổng FDI của Nhật Bản trên thế giới là 41,05 tỷ USD, trong đó FDI vàoASEAN của Nhật tăng tương ứng từ 599 triệu USD lên 3,9 tỷ USD
Trước năm 1985, vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản tương đối ổnđịnh Năm 1989, lượng FDI của Nhật Bản đạt mức cao nhất là 68 tỷ USD, tươngđương với 9.400 tỷ yên Năm 1993, lượng đầu tư này đạt 259,8 tỷ USD, cao hơn nhiều
so với 16,9 tỷ USD đầu tư trực tiếp vào Nhật Bản
e Sự điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại hướng về châu Á của Nhật Bản
Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Nhật Bản có vị trí địa lý gần gũi vớinhau, đều nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương Đông Nam Á là khu vựcrộng lớn giàu tài nguyên thiên nhiên, có vị trí giao thông thuận lợi nên trong lịch sử đãtrở thành nơi tranh giành ảnh hưởng của các thế lực chính trị Khu vực này cũng nằmtrên con đường chiến lược vận tải biển của Nhật nên từ lâu đã chịu sự tác động củaNhật Bản
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Nhật Bản đã từng chiếm đóng Đông Nam Ábằng sức mạnh quân sự, tiến hành bóc lột thuộc địa ở khu vực này Chiến tranh kếtthúc, Nhật Bản là nước bại trận đã phải rời bỏ “sân sau” của mình và rút quân về nước.Nhưng đây là một khu vực gắn liền với lợi ích an ninh và kinh tế của Nhật Bản nên
Trang 16người Nhật luôn muốn duy trì sự ổn định tại đây Bởi vậy, sau chiến tranh, Nhật Bản
đã trở lại khu vực Đông Nam Á bằng con đường “ngoại giao kinh tế” và kiên trì thựchiện chính sách này trong một thời gian dài Mối quan hệ giữa Nhật Bản và ASEAN đãđược tiếp tục nhưng gặp rất nhiều trở ngại Chỉ đến khi, Thủ tướng Nhật Fukuda công
bố chính sách đối ngoại với Đông Nam Á của Nhật Bản tại Manila năm 1977 thì quan
hệ Nhật Bản – ASEAN mới trở nên tốt đẹp hơn Chính sách đối ngoại trên được biếtđến như là học thuyết Fukuda, gồm ba nội dung chính:
“Thứ nhất, Nhật Bản, một quốc gia yêu cầu hòa bình, không chấp nhận vai trò
siêu cường quân sự và dựa trên cơ sở đó, quyết tâm đóng góp cho hòa bình và thịnhvượng của Đông Nam Á, và của cả cộng đồng thế giới
Thứ hai, Nhật Bản với tư cách là một người bạn thực sự của các nước Đông Nam
Á sẽ làm hết sức mình để củng cố mối quan hệ tin cậy lẫn nhau và dựa trên sự hiểu biết
từ trái tim đến trái tim với các nước này, mở rộng sự hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế,chính trị và cả trong các lĩnh vực văn hóa và xã hội
Thứ ba, Nhật Bản sẽ là một đối tác bình đẳng với ASEAN và các nước thành
viên của họ và hợp tác tích cực với các nước này phù hợp với khả năng của mình nhằmcủng cố sự đoàn kết các mối quan hệ đặc biệt của nước này, cùng với các quốc giakhác bên ngoài khu vực, xây dựng một quan hệ hiểu biết lẫn nhau với các quốc giaĐông Dương và như vậy sẽ đóng góp vào việc thiết lập hòa bình và thịnh vượng trongtoàn khu vực Đông Nam Á”
Trong lịch sử, đây là lần đầu tiên chính sách đối ngoại với Đông Nam Á của Nhậtđược tuyên bố công khai như vậy Do đó, đường hướng chính sách của Nhật đối vớikhu vực cũng trở nên rõ ràng hơn và vai trò của Nhật cũng nổi bật hơn Nội dung học
thuyết Fukuda gồm hai ý chính Thứ nhất, Nhật Bản muốn đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á hơn nữa Thứ hai, Nhật Bản muốn trở thành cầu nối
giữa ASEAN và Đông Dương, tạo môi trường ổn định ở đây Chính sách đối ngoại trênthể hiện sự quan tâm và thiện chí giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần của Nhật Bản đối
Trang 17với các nước ASEAN nên được coi là một học thuyết trọn vẹn và mới mẻ của NhậtBản thời gian đó Mối quan hệ hợp tác Nhật Bản – ASEAN ngày càng được củng cố vàphát triển mạnh mẽ trên mọi mặt thông qua FDI, ODA và trao đổi thương mại Thực tếtrên cũng chứng tỏ chính sách kinh tế đối ngoại hướng về châu Á của Nhật Bản trướcđây là đúng đắn và hợp lý
Trong lĩnh vực thương mại, các nước ASEAN ngày càng trở thành thị trườngquan trọng của Nhật Bản Vào nửa sau những năm 1970, Nhật đã chiếm 25,1% tổngkim ngạch của ASEAN Trong 10 năm, từ 1973 – 1983, xuất khẩu của các nướcASEAN tới Nhật chiếm 23 - 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của khối này Nhậpkhẩu của các quốc gia Đông Nam Á từ Nhật chiếm 23 - 27% tổng kim ngạch nhậpkhẩu Giai đoạn 1973 – 1989, cán cân mậu dịch chủ yếu nghiêng về phía các nướcASEAN, trừ 2 năm 1978 và 1989 các nước ASEAN rơi vào tình trạng thâm hụt cán cânthanh toán với Nhật
Năm 1990, tỷ trọng xuất khẩu của Nhật Bản vào khu vực Đông Nam Á đạt11,49% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản, tương đương 33,66% giá trị xuấtkhẩu của Nhật Bản vào châu Á Năm 1993, tương ứng lần lượt là 13,71% và 33,51%
Bảng 1.1 Thống kê xuất khẩu của Nhật sang các nước ASEAN
(Đơn vị: tỷ yên)
Thế giới 41.457 41.531 50.645 47.548 51.654 48.979Châu Á 14.143 18.911 19.202 18.832 22.319 21.033
Trang 18Năm 1995, xuất khẩu của Nhật Bản sang ASEAN đạt 79,9 tỷ USD và nhập khẩu
về 42,5 tỷ USD, chiếm tương ứng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu và 14% tổng kimngạch nhập khẩu của nước này Trong danh sách các nước nhập khẩu lớn nhất từASEAN, Nhật Bản đứng thứ 3, chỉ sau Mỹ và EU Tính đến năm 1996, xuất khẩu củaNhật Bản vào khu vực này đã tăng liên tục 14 năm liền và nhập khẩu tăng 9 năm liền
Kể từ năm 1997, do tác động của khủng hoảng tài chính nên quan hệ thương mại songphương có chiều hướng chững lại Năm 1998, kim ngạch thương mại song phươngASEAN – Nhật đạt gần 84 tỷ USD, chiếm 14% tổng kim ngạch thương mại củaASEAN Và nếu tính chung trong giai đoạn 1998 – 2006, kim ngạch thương mại songphương trung bình hàng năm tăng 15% Nhật Bản thường nhập khoảng 16% dầu mỏ,30% đồng, 35% bô xít, 12% kẽm, 37% gỗ, 100% thiếc và cao su tự nhiên từ khu vựcnày Những con số trên phản ánh sự gần gũi và hỗ trợ mật thiết lẫn nhau giữa các nềnkinh tế ASEAN và Nhật Bản, cũng như mối quan hệ đối tác quan trọng giữa hai bên.Nhật Bản đã trở thành một trong những bạn hàng lớn nhất của các nước Đông Nam Á
Và nếu khu vực mậu dịch tự do (FTA) giữa hai bên trở thành hiện thực trong năm
2020, thì xuất khẩu của Nhật Bản sang ASEAN mỗi năm có thể lên tới 67 tỷ USD, tức
là gấp 1,5 lần so với hiện nay
Việt Nam là một nước thành viên của ASEAN, hơn nữa lại là nước nằm trongnhóm CLMV (Cawmpuchia, Lào, Mianma, Việt Nam) được nhận những ưu đãi hơn sovới các nước ASEAN khác trong chính sách kinh tế đối ngoại của Nhật Bản Chính vìvậy, chính sách đối ngoại hướng về châu Á của Nhật Bản, đặc biệt là việc đẩy mạnhquan hệ về mọi mặt với các nước ASEAN, là một nhân tố quan trọng góp phần thúcđẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản
1.2.3 Nhận xét chung về lợi thế so sánh phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản
Việt Nam và Nhật Bản có vị trí địa lý gần gũi, cùng ở trong khu vực Đông Á Hainước đều nằm trong vùng “khí hậu gió mùa” và có nền văn minh nông nghiệp trồng lúa
Trang 19nước Việt Nam và Nhật Bản vốn có nhiều nét tương đồng về văn hóa, thể hiện trongphong tục, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo Mối quan hệ thương mại song phương cũngđược hình thành từ rất sớm Trải qua nhiều diễn biến lịch sử, mối quan hệ song phươngtrên một số mặt giữa hai nước vẫn được duy trì Và kể từ khi hai quốc gia ký kết Hiệpđịnh thiết lập chính thức quan hệ ngoại giao vào ngày 21/9/1973, lịch sử bang giaogiữa hai nước đã bước sang một trang mới Sau những bước khởi đầu chậm chạp đầykhó khăn, kể từ năm 1992 đến nay, quan hệ Việt – Nhật nói chung và quan hệ thươngmại song phương nói riêng đã phát triển nhanh chóng Tuy nhiên, để quan hệ thươngmại giữa hai nước phát triển tốt đẹp hơn nữa cần sự tăng cường hợp tác của mỗi quốcgia cũng như tăng hiệu quả tận dụng những lợi thế so sánh riêng sẵn có
Để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngoài việc phát huy nội lựcViệt Nam phải dựa vào sự hợp tác với nước ngoài, đặc biệt là những quốc gia có trình
độ phát triển cao như Nhật Bản Việt Nam cần nguồn vốn đầu tư dồi dào ở Nhật đểphát triển khoa học kỹ thuật, cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế Năm 2001, vốnđầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản chỉ đạt 160 triệu USD, và 9 tháng đầu năm 2002 là
90 triệu USD Song nếu so với tổng mức FDI của Nhật Bản vào châu Á là 655,5 tỷ yên(tương đương 5.704 triệu USD), chiếm 12,2% tổng FDI của Nhật ra nước ngoài thìmức FDI của Nhật vào Việt Nam còn nhỏ bé trong tổng mức chung cũng như với cácnước khác trong khu vực Bởi vậy, mở rộng quan hệ, thu hút FDI không chỉ là nhu cầucủa Việt Nam mà phía Nhật cũng có khả năng đáp ứng Năm 2007, Nhật Bản đã có
928 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng FDI đạt 9.037,8 triệuUSD Tuy Nhật chỉ đứng thứ 4 trong số các nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI làm
ăn tại nước ta, nhưng lại là nước có vị trí hàng đầu trong thực hiện dự án và giải ngânvốn đầu tư Trong cuộc thăm dò năm 2007 của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản(JBIC), Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Ấn Độ trong danh sách điểm đến ưachuộng tại châu Á của các nhà đầu tư Nhật Bản
Trang 20Ngoài lợi thế về nguồn vốn đầu tư, Nhật Bản còn có các công nghệ tiên tiến hiệnđại có thể đáp ứng cho nhu cầu của Việt Nam Hiện tại, công nghệ của Việt Nam ởmức thấp so với khu vực như Thái Lan, Xingapo, Nếu so với mức trung bình của thếgiới thì hệ thống thiết bị kỹ thuật ở đa số các doanh nghiệp lạc hậu hơn từ 2 – 3 thế hệ.
Tỷ lệ công nghệ thấp của Việt Nam còn quá cao trong khi tỷ lệ công nghệ cao, hiện đạilại thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khối ASEAN Do vậy, muốn đạt đượcmục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 thì Việt Nam cần tăng cườnghợp tác hơn nữa với các quốc gia, nhất là những quốc gia phát triển có vốn và côngnghệ hiện đại như Nhật Bản Nếu Việt Nam nhập khẩu được các dây chuyền công nghệcao và tiếp thu kinh nghiệp quản lý của Nhật Bản thì có thể nâng cao năng suất, chấtlượng của sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm đó so với các sản phẩm cùngloại khác của nước ngoài Kết hợp cùng với việc sử dụng hiệu quả các lợi thế so sánhcủa Việt Nam như lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công thấp hơn số với một nướctrong khu vực, nguồn thủy hải sản phong phú, tài nguyên khoáng sản đa dạng… thì sẽ
có thêm nhiều sản phẩm của Việt Nam có mặt tại thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những quốc gia nhập khẩu nông phẩm thuần lớn nhất thếgiới Phần của sản xuất nông nghiệp trong tổng sản phẩm nội địa giảm mạnh, từ 9,0%năm 1960 xuống còn 1,8% năm 1990 Đồng thời, nhập khẩu nông phẩm của Nhật Bảntiếp tục tăng tới 30 lần xét về giá trị trong khoảng thời gian trên, đạt 26 tỷ USD, chiếm11,1% trong tổng giá trị nhập khẩu vào năm 1990 Cũng tương tự như nông nghiệp, sảnlượng của ngành ngư nghiệp Nhật Bản ngày càng giảm sút Hàng năm, để đáp ứngđược nhu cầu tiêu dùng trong nước, Nhật Bản phải nhập khẩu khoảng 14 tỷ USD cácsản phẩm thủy hải sản, chiếm khoảng 30% giá trị nhập khẩu lương thực của nước này.Tuy nhiên, khối lượng nhập khẩu thủy sản vào Nhật Bản từ năm 2000 đến nay không
ổn định Nguyên nhân một phần là do giá thủy sản trên thế giới đắt đỏ, một phần là dochất lượng thủy sản của các nước xuất khẩu không đáp ứng được những yêu cầu củaphía Nhật Bản dẫn đến việc Nhật Bản kiểm soát chặt chẽ và hạn chế khối lượng nhập
Trang 21khẩu Đây chính là cơ hội cho Việt Nam, một nước có nguồn lợi thủy sản dồi dào,nông sản phong phú tiếp cận với thị trường đầy tiềm năng như Nhật Bản
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, Nhật Bản không chỉ cần nguồnlương thực phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày mà còn cần nguồn nhiên liệu nhưthan, dầu mỏ… phục vụ cho sản xuất và kinh doanh Trong vòng 10 năm, kể từ năm
1960 đến 1970, số mỏ than tại Nhật Bản đã giảm từ 600 xuống còn 102 Sản lượngthan sản xuất mỗi năm cũng giảm tương ứng từ 55 triệu tấn xuống còn 40 triệu tấn.Đến năm 1985, tại Nhật Bản chỉ còn 11 mỏ than lớn với sản lượng hàng năm 16 triệutấn Số công nhân mỏ cũng chỉ còn 1/10, mức cao nhất là 230.000 người Trong lúc đó,sau một thời kỳ tăng trưởng nhanh, ngành hóa dầu của Nhật Bản cũng rơi vào suy thoái
và công suất của nó đã giảm hơn 30% từ năm 1983 Để đáp ứng nhu cầu nhiên liệutrong nước, Nhật Bản đã phải nhập khẩu than, dầu từ các quốc gia khác cũng như từViệt Nam Năm 1990, Việt Nam xuất sang Nhật 1.037 tấn dầu thô, trị giá 192,4 triệuUSD, và than trị giá 12,3 triệu USD Trong vòng 10 năm, từ 1990 đến 2000, hai mặthàng này vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sangNhật Bản Trao đổi thương mại như trên không những góp phần thúc đẩy tăng trưởngkim ngạch song phương mà còn tạo điều kiện cho phát triển kinh tế tại mỗi quốc giatrên cơ sở tận dụng những lợi thế so sánh riêng của mình Bởi vậy, quan hệ thương mạiViệt – Nhật là quan hệ thể hiện sự hợp tác, bổ sung lẫn nhau giữa hai quốc gia và bảnthân điều kiện, tiềm năng của mỗi nền kinh tế đều có thể đáp ứng được các nhu cầutương hỗ Quan hệ thương mại song phương tốt đẹp sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế tạimỗi nước và đem lại lợi ích cho cả hai nước
1.3 Tính cấp thiết phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản
Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và hiện nay là nước nhập khẩuhàng hoá lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ Liên tục trong vòng 11 năm từ 1991đến 2001, Nhật Bản luôn là quốc gia nhập khẩu hàng hoá lớn nhất của Việt Nam Hàngnăm Nhật Bản nhập khẩu khối lượng hàng hoá trị giá 330 – 400 tỷ USD, năm 2003 trị
Trang 22giá nhập khẩu đạt 381,2 tỷ USD Trong đó nhập từ Việt Nam khoảng 2,3 – 2,9 tỷ USD,chiếm khoảng 13 – 16% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam Năm 2004,kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 3,79 tỷ USD, tăng16,6% so với năm 2003 và nhập khẩu từ Nhật Bản đạt khoảng 3,12 tỷ USD Năm
2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 4,56 tỷ USD, tăng20,3% so với năm 2004.Trong đó, nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt khoảng3,6 tỷ USD, tăng 15,3% so với 2004 Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu của Việt Namsang Nhật Bản đạt 5,2 tỷ đô la tăng trên 18,6% so với năm 2005 Năm 2007 kim ngạchxuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản đạt 5,7% tăng 9,6 % so vơi năm 2006 Năm 2008kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản đạt 7,5 tỷ USD tăng 31,6% so với năm
2007 Thị trường này hiện chiếm khoảng 11,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của ViệtNam.Quan hệ thương mại Việt - Nhật đang phát triển với tốc độ cao Kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam sang Nhật Bản thời gian gần đây luôn tăng trung bình từ 15 - 20%
so với năm trước Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam là dầu thô, hàng hảisản, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, gạo, than… Ngược lại, Nhật Bản xuất khẩu sangnước ta các mặt hàng như: máy tính và linh kiện điện tử, ô tô các loại, xe máy, xăngdầu… Cơ cấu các mặt hàng xuất, nhập khẩu giữa hai nước thay đổi theo từng năm, gópphần tác động tới kim ngạch xuất nhập khẩu Năm 2000, kim ngạch thương mại songphương đạt 4,5 tỷ USD, năm 2006 đã tăng lên 9,9 tỉ USD năm 2007 tăng lên 12,2 tỷUSD Kim ngạch thương mại năm 2008 của 2 nước đạt 17.3 tỷ USD, cao hơn 2,3 tỷUSD so với mục tiêu hai bên đặt ra cho năm 2010 Điều đáng chú ý là cán cân thươngmại hơi nghiêng về Việt Nam
Hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được chấp nhận tại thị trường Nhật Bảnnhưng thị phần còn rất khiêm tốn, hiện mới đạt xấp xỉ 1% tổng kim ngạch nhập khẩucủa Nhật Bản Trong khi đó, thị phần của Trung Quốc là 20,5%, Thái Lan là 2,94%,Malaysia 2,8%, Phillippines 1,4 %, Singapore 1,13% ( số liệu năm 2007)
Trang 23Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản còn khiêm tốn là do các
DN chưa nắm bắt hết được lợi thế và khắc phục những khó khăn khi thâm nhập thịtrường này
Quan hệ thương mại giữa hai nước còn rất nhiều tiềm năng phát triển, bên cạnh
độ lớn về dung lượng thị trường, có thể thấy, do ở trình độ phát triển khác nhau nên hainền kinh tế có tính chất bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhiều hơn là cạnh tranh với nhau.Nhật Bản dành ưu đãi GSP cho một số mặt hàng của các nước đang phát triển vàkém phát triển, trong đó có Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang nước này Việt Nam
đã chính thức ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) vàongày 1/4/2008 Trong khuôn khổ AJCEP, Việt Nam cam kết loại bỏ thuế đối với 82%giá trị thương mại hai chiều Việt – Nhật trong 16 năm Việt Nam mặc nhiên hưởng lợi
từ ưu đãi của Nhật Bản cam kết dành chung cho ASEAN Theo cam kết AJCEP, NhậtBản đã loại bỏ thuế quan đối với gần 94% giá trị thương mại Việt – Nhật trong vòg 10năm Và đến ngày 25/12/2008 hai nước đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế songphương Việt-Nhật VJEPA Cùng với Hiệp định đối tác toàn diện Nhật-ASEAN,VJEPA sẽ tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mạigiữa hai nước
Hơn nữa, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, với cam kết cắtgiảm thuế nhập khẩu hàng hóa từ mức bình quân hiện hành 17,4% xuống còn 13,4%trong vòng 5-7 năm, đây là cơ hội để các DN có thể tận dụng những ưu đãi này để nhậpkhẩu nguồn nguyên vật liệu và công nghệ của Nhật Bản để sản xuất các sản phẩm cógiá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước vàxuất khẩu
Tuy nhiên, mối quan hệ thương mại này còn quá khiêm tốn so với tiềm năng củahai nước Số mặt hàng Nhật Bản xuất khẩu sang Việt Nam năm 2005 gấp khoảng balần số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản Tuy nhiên Việt Nam vẫn chỉ làbạn hàng nhỏ bé trên thị trường Nhật Bản rộng lớn, đầy tiềm năng Ngoài ra còn tồn tại
Trang 24không ít các yếu tố cản trở sự phát triển về quan hệ mậu dịch giữa hai nước Bởi vậy,xuất hiện câu hỏi: “Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản thời gian qua đã pháttriển như thế nào? Sự phát triển đó diễn ra nhờ những nhân tố gì? Liệu có thể phát triểnmối quan hệ thương mại giữa hai nước trong tương lai hơn nữa hay không? Việt Namcần phải làm gì để tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản?
Tóm lại, qua những điều đã được trình bày trong chương này, chúng ta có thể
khẳng định rằng sự phát triển của quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản là hoàntoàn phù hợp với lý luận về thương mại quốc tế, có tiềm năng to lớn để phát triển trên
cơ sở tận dụng những lợi thế (cả tuyệt đối lẫn tương đối) về điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội của mỗi quốc gia, và được thúc đẩy mạnh mẽ bởi bối cảnh quốc tế mới cũngnhư những chủ trương chính sách của mỗi quốc gia Vậy thì thực trạng quan hệ thươngmại Việt Nam – Nhật Bản đã diễn ra như thế nào? Vấn đề này sẽ được đề cập đếntrong chương 2
Trang 25CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2007 2.1 Những thành tựu chủ yếu của quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản 2.1.1 Sự tăng trưởng của thương mại hai chiều
Nhật Bản là một trong những bạn hàng thương mại quan trọng của Việt Nam.Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản luôn chiếm một tỷ trọng lớntrong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam (với tất cả các nước trên thế giới).Năm 1990, kim ngạch thương mại song phương chỉ đạt 509,3 triệu USD, chiếmkhoảng 10% trong tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam thì năm 1997 đã tăng lên3.184,7 triệu USD, chiếm hơn 15% trong tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam.Giá trị kim ngạch thương mại tăng dần qua từng năm và tăng gấp hơn 6 lần trong vòng
8 năm Năm 1990 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản tăng38,9% so với năm 1989 Năm 1991, tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất nhập khẩucao nhất, đạt 72,2%, do tác động tích cực từ những bước chuyển biến trong quan hệkinh tế giữa hai nước Năm 1992 – 1995, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Nhậttăng với tốc độ từ 20 – 30%
Khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực năm 1997 - 1998 khiến kinh tế Nhật Bảnrơi vào tình trạng tồi tệ, GDP ước tính chỉ tăng 1,1% Đồng yên tiếp tục yếu đi so vớiUSD Đầu quí II năm 1997 tỉ giá hối đoái là 114Y/USD đến đầu tháng 12/1997 là128,68Y và đến 16/6/1998 đã là 146,20Y Điều này tác động xấu đến nhập khẩu, gâythiệt hại cho Nhật Bản - một trong những nước nhập khẩu lớn nhất thế giới Mức thunhập và cầu hàng hoá trong nước của người dân Nhật bị ảnh hưởng Vì vậy, quan hệthương mại Việt – Nhật cũng bị ảnh hưởng chung Trong khi đồng tiền của các nướckhác giảm giá thì tiền Việt Nam đồng bị nâng giá, tăng khoảng 32,3% so với baht,20,1% so với ringgít… hồi tháng 10/1997 Do đó, khả năng cạnh tranh của hàng ViệtNam tại Nhật so với các nước khác trong khu vực bị suy giảm, bởi cơ cấu hàng xuấtkhẩu của Việt Nam cũng tương tự như hàng xuất khẩu của các nước khác trong khu
Trang 26vực sang thị trường Nhật Mặc dù đồng yên Nhật mất giá so với USD nhưng đồng tiềncủa các nước trong khu vực còn mất giá với tốc độ nhanh hơn nên so với đồng tiền cácnước trong khu vực, đồng yên vẫn lên giá Điều này làm giảm sức cạnh tranh hàng hoácủa Nhật trên thị trường các nước này, cũng như tại Việt Nam Các hàng hoá cùng loạihoặc hàng hoá thay thế từ các nước Đông Nam Á hoặc Hàn Quốc rẻ hơn đã cạnh tranhđược với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam
BẢNG 2.1
Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản
(Đơn vị: triệu USD)
Năm ngạch XKKim ngạch NKKim
Tổng kimngạch XNKViệt–Nhật
Tăng trưởng
so với nămtrước (%) Tổng kimngạch
XNK củaViệt Nam
KN XNK Việt– Nhật trong
KN XNK củaViệt Nam (%)
Trang 27Năm 1998, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Nhật Bản giảm 5,9%
so với năm 1997, còn 2.996,2 triệu USD Đây là mức giảm thấp nhất kể từ năm 1990đến nay Tuy nhiên, buôn bán Việt – Nhật vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạchbuôn bán của Việt Nam với thế giới Hai năm tiếp sau, tổng kim ngạch xuất nhập khẩuViệt – Nhật tiếp tục tăng cao, đạt 3.404,5 và 4.976,1 triệu USD trước khi giảm vào năm
2001 Nền kinh tế Mỹ giảm sút khiến nền kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái, gây ảnhhưởng xấu tới kim ngạch thương mại Việt – Nhật Năm 2001, kim ngạch xuất và nhậpkhẩu giữa hai nước đều giảm, tổng kim ngạch giảm 3,76% so với năm 2000 Từ năm
2002 trở đi, kim ngạch thương mại song phương tiếp tục tăng trưởng ổn định với tỷtrọng cao nhất 23,3% vào năm 2007, đạt 12.247,5 triệu USD, gấp 2,47 lần so với năm
2002 Tuy nhiên, tỷ trọng kim ngạch thương mại Việt – Nhật trong tổng kim ngạchthương mại của Việt Nam với các đối tác ngày càng có xu hướng giảm cùng chiến lược
đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam Năm 2007, tỷ trọng này là 11%,
là mức thấp nhất kể từ khi quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước phát triển mạnh
mẽ
Đồ thị 2.1 Thương mại của Việt Nam với một số nước chủ yếu 1995 – 2005
(Đơn vị: triệu USD)
Trang 28Bảng 2.2 Thương mại của Việt Nam với một số nước chủ yếu
Nước/
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Nhật
Bản 2376,7 2806,7 3184,7 2996,2 3404,5 4876,1 4692,2 4941,7 5890,7 7094,7 8504,2 Đài
Loan 1340,7 1803,1 2299,2 2047,8 2248,8 2636,5 2814,7 3343 3664,7 4588,9 5265,2 Trung
Quốc 691,6 669,2 878,5 955,1 1419,5 2937,5 3023,6 3677,1 5021,7 7494,2 8739,9
Mỹ 300,1 450 538,2 793,5 826,7 1096,2 1476,1 2911,1 5081,9 6158,7 6795 Xingapo 2115 3322,6 3343,9 2704,9 2754,9 3580,2 3522 3494,6 3900,5 5103,7 6406,1 Hàn
So sánh với một số đối tác thương mại truyền thống khác của Việt Nam nhưTrung Quốc, Mỹ, Đài Loan và Xingapo, Nhật Bản vẫn là đối tác thương mại hàng đầucủa Việt Nam Tuy mấy năm gần đây, kim ngạch thương mại song phương Việt – Nhật
có suy giảm, nhưng Nhật Bản vẫn giữ vị trí trong tốp 3 đối tác thương mại lớn nhất
Trang 29BẢNG 2.3
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Nhật so với tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu của hai nước
(Đơn vị: triệu USD)Năm XNK Việt –Tổng KN
Nhật
KN XNK Việt – Nhậttrong KN XNK của Việt
Nam (%)
Tổng KNXNK NhậtBản
KN XNK Việt – Nhậttrong KN XNK của Nhật
2.1.1.1 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản
Năm 1990, trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản chỉ đạt 340,3 triệuUSD thì năm 1991 kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên đạt 719,3 triệu USD, tức tăng gấp
4 lần Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản cũng tăng lên, chiếm34,46% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Từ năm 1991 đến năm 2001,
11 năm liên tiếp, Nhật Bản luôn là bạn hàng số 1 của Việt Nam với kim ngạch nhậpkhẩu tăng ổn định ngoại trừ năm 2001 giảm 2,53% so với năm 2000 Thời gian này, tỉtrọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam cũng không ổn định Năm 1991 – 1993, tỷ trọng này lớn hơn 30%đến năm 1994 – 1996 giảm còn khoảng trên 20% và từ năm 1997 – 2001 giảm chỉ còntrên 10% Các mặt hàng Việt Nam xuất sang Nhật Bản có giá trị lớn là dầu thô, hải sản,hàng dệt may, than
Năm 2002 là năm đầu tiên Nhật Bản trở thành bạn hàng nhập khẩu thứ 2 của ViệtNam, xếp sau Mỹ Giống như năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang NhậtBản lại giảm 2,9%, chỉ đạt 2.437 triệu USD Năm 2003, trị giá xuất khẩu của Việt Namsang Nhật Bản đạt 2.908,6 triệu USD thì năm 2007 đã tăng gấp 2 lần, đạt 6.069,8 triệuUSD Năm 2007 là năm thứ 6 liên tiếp, Nhật Bản duy trì vị trí thứ 2 trong số các thị
Trang 30trường nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam Hiện nay kim ngạch xuất khẩu sang NhậtBản chiếm 11,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Năm 2003 – 2007,tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản luôn ở mức 16 – 22% so với nămtrước Mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao của Việt Nam đã mở rộng hơn thêm linh kiệnđiện tử và ti vi, máy tính và linh kiện máy tính, hàng thủ công mỹ nghệ, giầy dép cácloại.
BẢNG 2.4
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản
(Đơn vị: triệu USD)
Năm Trị giá trưởng Tăng
(%) hạng Xếp của Việt Nam Tổng KN XK
Trang 312.1.1.2 Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản
Năm 1990, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang Việt Nam là 169 triệu USD,thì đến năm 1997 đã tăng lên 1.509,3 triệu USD, tăng gần 9 lần trong vòng 8 năm.Nhật Bản xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là xe máy, ô tô các loại, xăng dầu, máy thu
Trang 32hình, phân bón, thuốc trừ sâu… phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân.
Tỷ trọng nhập khẩu từ Nhật Bản trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam cũngtăng dần, đạt 13,02% vào năm 1997 Năm tiếp theo, tỷ trọng này có suy giảm, nhưngNhật Bản vẫn là bạn hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ sau Xingapo, với kimngạch đạt 1.481,7 triệu USD Từ năm 1996 đến 2000, Nhật Bản xuất khẩu thêm sangViệt Nam những mặt hàng có giá trị cao, kỹ thuật cao như: máy móc, phụ liệu may,linh kiện điện tử và ti vi, máy tính và linh kiện máy tính… đáp ứng nhu cầu côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Năm 2003, Nhật Bản vươn lên trở thành bạn hàng xuất khẩu hàng đầu của ViệtNam, với kim ngạch 2.982,1 triệu USD Từ 2004 đến 2007, kim ngạch nhập khẩu củaViệt Nam từ Nhật Bản tăng dần nhưng tỷ trọng trong tổng ngạch nhập khẩu của ViệtNam lại giảm dần Bốn năm liền Nhật Bản luôn xếp thứ 4 trong danh sách bạn hàngnhập khẩu lớn của Việt Nam Thời gian này, Nhật Bản tăng sản lượng các mặt hàng cógiá trị cao như: sắt thép, vải các loại xuất sang Việt Nam
Trang 33BẢNG 2.6 Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản
(Đơn vị: triệu USD)
Năm Trị giá trưởng Tăng
Trang 34BẢNG 2.7.Các mặt hàng nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản năm 2006
(Đơn vị: nghìn USD)
NK
Tỷ trọng trong tổng KN NK cả nước (%)
1 Máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng 1.380.561 20,83
2 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 502.566 24,54
8 Nguyên phụ liệu dệt may, da giầy 107.063 5,49
14 Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 25.857
17 Thức ăn gia súc và nguyên liệu 10.464
Trang 352.1.2 Sự cải thiện của cán cân thương mại
Từ năm 1990 – 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt – Nhật luôn tăng,ngoại trừ năm 1998 và 2001 có suy giảm Liên tục trong vòng 11 năm, từ 1990 – 2001,Việt Nam luôn là nước xuất siêu, với trị giá xuất siêu cao nhất đạt 594,5 triệu USD vàonăm 1992, gấp gần 3,5 lần so với năm 1990 Năm 1992, ta xuất sang Nhật 4.220 tấndầu thô trị giá 625,9 triệu USD, chiếm tới 75% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thịtrường Nhật Bản Từ 1991 đến 1995, mức xuất siêu của Việt Nam với Nhật Bản trungbình trên 500 triệu USD nhưng sau đó lại giảm dần Mức xuất siêu trong thời gian nàylớn vì Nhật Bản nhập khẩu dầu thô khối lượng lớn từ Việt Nam, từ 3.000 – 5.000 tấnmỗi năm, chiếm khoảng 50 – 70% giá trị kim ngạch nhập khẩu Năm 1998, trị giá xuấtsiêu thấp nhất 32,8 triệu USD, chỉ bằng khoảng 0,2 lần so với trị giá xuất siêu của năm
1990 Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, khiếnkim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang Nhật đều giảm Kimngạch xuất khẩu của hàng dệt may, dầu thô, hàng hải sản chỉ đạt 84,3%, 70,6% và90,9% so với năm 1997
Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng 17,9%, caohơn so với mức tăng của kim ngạch nhập khẩu là 9,2% so với năm trước, nên trị giáxuất siêu tăng, đạt 167,9 triệu USD Hai năm tiếp theo, mức xuất siêu của Việt Namtrong quan hệ thương mại với Nhật Bản lại tăng, đạt 326,7 triệu USD vào năm 2001.Nhưng ba năm liên tiếp từ 2002 - 2004, Việt Nam thâm hụt thương mại với Nhật Bản,lớn nhất là năm 2003 thâm hụt tới 73,5 triệu USD Năm 2005, Việt Nam tiếp tục xuấtkhẩu sang Nhật Bản hàng hải sản, dầu thô, hàng dệt may, dây cáp điện với giá trị lớn,mức tăng kim ngạch xuất khẩu là 22,5% cao hơn mức tăng của nhập khẩu từ Nhật Bản14,6% so với năm 2004 và đạt trị giá xuất siêu 266,1 triệu USD Năm 2006, xuất siêutăng đạt 531,1 triệu USD, gấp gần 2 lần so với năm 2005, là mức cao nhất kể từ năm1996
Trang 36Sang đến năm 2007, tổng kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 12 tỷUSD, tăng 23% so với năm trước nhưng Việt Nam bị thâm hụt cao nhất từ trước tớinay 107,9 triệu USD, chủ yếu là do nhập khẩu máy móc, thiết bị của doanh nghiệpNhật Bản gia tăng đầu tư trực tiếp vào Việt Nam Những mặt hàng Việt Nam nhậpkhẩu từ Nhật Bản có giá trị lớn như máy móc 1,945 tỷ USD, sắt thép các loại 0,65 tỷUSD, máy vi tính và linh kiện 0,592 tỷ USD Trong khi đó, Việt Nam xuất khẩu sangNhật dầu thô 1,013 tỷ USD, hàng dệt may 0,704 tỷ USD và hàng hải sản 0,753 tỷ USD,dây điện và dây cáp điện 0,662 tỷ USD Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang Nhật
là dầu thô (hàng thô) đã chiếm gần 16,7% trong tổng giá trị hàng xuất khẩu sang Nhật.Ngược lại, các mặt hàng của Nhật xuất sang Việt Nam có giá trị cao đều là những sảnphẩm kỹ thuật cao như máy móc, máy tính…
BẢNG 2.8.Cán cân thương mại Việt – Nhật của Việt Nam
(Đơn vị: triệu USD)
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu ngạch XNK Tổng kim Tỷ lệ đạt so với năm trước (%) xuất siêu Trị giá
Trang 37Nếu trong cán cân thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản từ 1990 đến nay, ViệtNam luôn ở vị trí nước xuất siêu thì trong cán cân thương mại giữa Việt Nam và một
số đối tác khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan,… Việt Nam luôn ở vị trí nướcnhập siêu Từ 1997 – 2003, Việt Nam luôn thâm hụt với Hàn Quốc từ 11,8 – 20,5 triệuUSD mỗi năm Với nền kinh tế lớn trên thế giới Trung Quốc, cán cân thương mại củaViệt Nam với quốc gia này không cân bằng, Việt Nam luôn nhập siêu với tỷ lệ lớn.Nhìn chung, trong cán cân thương mại với Nhật Bản, Việt Nam chủ yếu là thặng dưnhưng mức thặng dư ngày càng giảm dần Trong vòng 18 năm, chỉ có 4 năm nước tanhập siêu, 14 năm còn lại Việt Nam xuất siêu sang Nhật Đây là một biểu hiện khôngbình thường, vì Nhật Bản ít khi ở tình trạng nhập siêu trong quan hệ thương mại vớicác nước khác Năm 1991, Nhật Bản đã xuất siêu sang Mỹ tới 41 tỷ USD Năm 1994,Nhật Bản đã xuất siêu 121 tỷ USD Năm 1995, Nhật Bản đứng đầu danh sách các nướcxuất siêu lớn nhất thế giới, với tổng thặng dư thương mại là 107 tỷ USD, riêng thặng
dư thương mại của Nhật Bản với các nước châu Á là 70,7 tỷ USD Năm 1998, NhậtBản xuất siêu 108 tỷ USD Năm 2000 xuất siêu của Nhật Bản vào khoảng 116,6 tỷUSD Tháng 5 năm 2007, thặng dư thương mại của Nhật Bản đạt 3,2 tỷ USD nhờ nhucầu nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc và Liên minh Châu Âu tăng trở lại Vậy vì sao ViệtNam luôn ở vị thế nước xuất siêu trong quan hệ thương mại giữa hai nước? Có thể giải
thích bằng hai lý do chính Thứ nhất, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng lên
là nhờ tăng xuất khẩu dầu thô, chiếm tỷ trong cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam sang Nhật Bản Thứ hai, Việt Nam chỉ là thị trường nhỏ bé, chưa có tầm
quan trọng với hàng xuất khẩu Nhật Bản nên Nhật Bản chưa cần phải duy trì sự cânbằng trong cán cân thương mại đối với Việt Nam Năm 2005, tổng xuất khẩu của NhậtBản là 595.000 triệu USD, nhưng chỉ xuất sang Việt Nam 4.074,1 triệu USD Kimngạch nhập khẩu từ Nhật Bản của Việt Nam chỉ chiếm 0,68% tổng kim ngạch xuấtkhẩu của Nhật Bản đối với thế giới
2.1.3 Sự phát triển của một số mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực
Trang 382.1.3.1 Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nhật Bản
Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam,ngoài dầu thô và khoáng sản thì các mặt hàng thuỷ sản, dệt may, đồ gỗ, hàng thủ công
mỹ nghệ, các mặt hàng chế tạo của Việt Nam đang được người Nhật ưa chuộng
Nguồn:www.haiquan.hochiminhcity.gov.vn/Default.aspx?tabid=35&articleID=3678
Dầu thô
Dầu thô vẫn luôn là mặt hàng nhập khẩu chiến lược quan trọng đối với sự pháttriển của nền kinh tế Nhật Bản, chiếm tới 8 – 10% tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhậpkhẩu hàng năm của nước này Kể từ năm 1988, Việt Nam đã xuất khẩu dầu thô sangNhật Bản và trên thế giới
Năm 1990, dầu thô xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản chiếm 56,5% trongtổng kim ngạch xuất khẩu của ta sang quốc gia này, với trị giá 193,4 triệu USD, tươngđương 1.037 tấn Đến năm 1996, Việt Nam xuất khẩu dầu thô với kim ngạch trị giá757,7 triệu USD, vẫn duy trì tốc tộ tăng trưởng trong 7 năm liên tiếp Nhưng đến năm
Trang 391997, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sangNhật chỉ đạt 416,4 triệu USD, chiếm 24,85% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Namsang Nhật Lượng dầu thô xuất khẩu sang Nhật Bản liên tục giảm, từ 4.800 ngàn tấnnăm 1996 xuống 2.980,4 ngàn tấn năm 1997 Giá dầu thô sụt giảm nên năm 1998 taxuất 2.981 ngàn tấn dầu thô mà kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 294,0 triệu USD, giảm29,4% so với năm 1997
Từ 1998 đến 2000, dầu thô đã tụt xuống vị trí thứ 2 trong danh sách các hàng hóaxuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Nhật với kim ngạch khoảng 300 – 500 triệu USD.Nguyên nhân là do biến động của giá cả dầu thô, nên tỷ trong kim ngạch xuất khẩu thuđược từ mặt hàng này khi xuất sang Nhật đã giảm dần Và tính đến hết tháng 10 năm
2002, kim ngạch xuất khẩu dầu thô sang Nhật chỉ đạt 158 triệu USD, bằng 41,1% sovới kim ngạch xuất khẩu dầu thô đã đạt của năm 2001 Trong 4 năm 2002 – 2005, kimngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng dần trở lại nhưng chỉchiếm khoảng 10 – 11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật, giữ vị trí thứ 3trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam Năm 2007, kim ngạch xuất khẩudầu thô sang Nhật đạt 1.013 triệu USD, có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất, lêntới 42,4% so với năm 2005, nhưng chênh lệch tỷ trọng so với một số mặt hàng xuấtkhẩu khác đã giảm dần Điều này thể hiện sự cải thiện trong cơ cấu hàng xuất khẩu của
ta sang thị trường lớn như Nhật
Hàng dệt may
Trong những năm qua, Ngành dệt may Việt Nam đã đạt được rất nhiều thànhcông trong việc giải quyết việc làm cho người lao động cũng như đóng góp vào kimngạch xuất khẩu chung của cả nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trong 10quốc gia có ngành dệt may phát triển nhất thế giới Trong số những thị trường xuấtkhẩu tiêu biểu cho mặt hàng này của Việt nam đó là Mỹ, EU, Nhật Bản…Hiện nay,Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 57% thị phần xuất khẩu,thị trường EU chiếm 18%, Nhật Bản là 9%
Trang 40Năm 1990, Việt Nam đã xuất khẩu sang Nhật Bản hàng dệt may với kim ngạchđạt 3,7 triệu USD nhưng đến năm 1995 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật
đã đạt 222,4 triệu USD, tức là tăng gấp hơn 60 lần về mặt giá trị
Năm 1994, kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may là 127,7 triệu USD, tăng188,3% so với năm 1993, trở thành mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất Tỷ trọngcủa hàng dệt may trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản cũngtăng cao, chiếm 10,83% Tiếp tục đà tăng trưởng của năm trước, năm 1995, kim ngạchxuất khẩu của hàng dệt may đạt 223,4 triệu USD, tăng 74,2% và chiếm 15,22% trongtổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật
Sau một thời gian thâm nhập thị trường Nhật Bản, người tiêu dùng Nhật ưachuộng hàng dệt may Việt Nam hơn nên kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này càngtăng cao Năm 1996, Việt Nam đứng thứ 8 trong số 10 nước xuất khẩu hàng may mặclớn nhất vào Nhật Bản Năm 1997, Việt Nam đã trở thành 1 trong 7 nước xuất khẩuquần áo lớn nhất vào thị trường Nhật Bản với thị phần hàng dệt thoi là 3,5% và hàngdệt kim là 2,3% Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào Nhật Bản tănglên hàng năm và đạt đỉnh cao vào năm 2000 với tổng trị giá 613,3 triệu USD Tuynhiên, từ năm 2001, kim ngạch hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật códấu hiệu giảm sút và năm 2002 chỉ còn khoảng 485 triệu USD Nguyên nhân của tình
trạng này có thể được lý giải ở một số điểm sau: Thứ nhất, đối thủ cạnh tranh đối với
chúng ta là các nước có thị phần hàng may mặc lớn ở Nhật Bản như: Trung Quốc(chiếm 79,3%), Hàn Quốc (2,3%), Thái Lan (1,3%), Inđônêxia (0,9%) Đặc biệt là saukhi Trung Quốc gia nhập WTO tháng 12 năm 2001, có đến 51% lượng hàng dệt maycủa Trung Quốc được hưởng chế độ ưu đãi do Hiệp định dệt may (ATC) trong WTO
mang lại đối với việc nhập khẩu vào Nhật Bản Thứ hai, trong bối cảnh nền kinh tế suy
thoái, người Nhật có xu hướng tiết kiệm chi tiêu nói chung và cả nhu cầu mua sắmquần áo nói riêng Và thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam chưa coi trọng công tác tiếpthị, chưa chủ động thâm nhập thị trường, nguyên vật liệu ngành may trong nước chưa