1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phật giáo tiểu thừa trong đời sống văn hóa miến điện thời kỳ pagan (thế kỷ XI XIII)

86 615 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

Được sự phù trợ, bảo trì của chính quyền, Phật giáo Tiểu thừa phát triển và nhanh chóng trở thành tôn giáo quốc gia, giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị cũng như đời sống văn

Trang 1

Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, cũng như bạn bè đã tạo điều kiện

và giúp em hoàn thành khóa luận

Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân, nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ bảo của các thầy, cô cũng như của các bạn sinh viên

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2013

TÁC GIẢ KHÓA LUẬN

Phan Thị Duyên

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thạc sĩ Nguyễn Văn Vinh Tôi xin cam đoan rằng:

Đây là kết quả nghiên cứu riêng của tôi

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, tháng 05 năm 2013

Sinh viên

Phan Thị Duyên

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẬT GIÁO TIỂU THỪA VÀ TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO TIỂU THỪA Ở MIẾN ĐIỆN THỜI KỲ PAGAN (THẾ KỶ XI - XIII) 6

1.1 Khái quát chung về Phật giáo Tiểu thừa 6

1.2 Phật giáo Tiểu thừa ở Miến Điện thời kỳ Pagan (thế kỷ XI - XIII) 15

Tiểu kết chương 1 26

Chương 2 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA MIẾN ĐIỆN THỜI KỲ PAGAN (THẾ KỶ XI - XIII)

2.1 Phật giáo Tiểu thừa với chữ viết – ngôn ngữ 28

2.2 Phật giáo Tiểu thừa với văn học 29

2.3 Phật giáo Tiểu thừa với nghệ thuật 35

2.4 Phật giáo Tiểu Thừa với đạo đức, lối sống 50

2.5 Phật giáo Tiểu Thừa với các phong tục, lễ hội 57

2.6 Nhận xét 63

Tiểu kết chương 2 67

KẾT LUẬN 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

PHỤ LỤC 74

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Phật giáo trên con đường truyền bá của mình đã du nhập vào Miến Điện từ khá sớm, lúc đó ở Miến Điện chưa hình thành quốc gia, tổ chức xã hội hết sức sơ khai với hạt nhân là các bản, các bản Miến Điện đã đón nhận tư tưởng từ bi của đức Phật vào xứ sở của mình Từ thế kỷ III trước Công Nguyên đến thế kỷ IX sau Công Nguyên, trên mảnh đất Miến Điện là sự phát triển và bành trướng của Phật giáo Đại thừa và Mật tông bên cạnh những tín ngưỡng bản địa của cư dân Đến thế kỷ XI, lần đầu tiên trong lịch sử, đất nước Miến Điện được thống nhất, sự phát triển của lịch

sử đi kèm với sự thay đổi của hệ tư tưởng chính thống trong xã hội Được sự phù trợ, bảo trì của chính quyền, Phật giáo Tiểu thừa phát triển và nhanh chóng trở thành tôn giáo quốc gia, giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị cũng như đời sống văn hóa - xã hội Miến Điện

Giữa thế kỷ XI, vua Anoratha (1044 - 1077) đã đưa quân tiến chiếm Thaton, đem theo kinh sách và chư tăng về Pagan Đây là sự kiện quan trọng trong lịch sử Phật giáo Miến Điện, để từ đây, chính quyền đã xác lập về pháp lý vị trí vững vàng của Phật giáo Tiểu thừa từ Trung ương đến Địa phương Để tăng cường sức mạnh của vương quốc, để tạo dây đoàn kết trong dân chúng, giai cấp cầm quyền nỗ lực phát triển kinh tế và dùng Phật giáo là công cụ chấn hưng đất nước, củng cố địa vị của giai cấp cầm quyền, sự vững chắc của nền thống nhất

Thời kỳ Pagan (thế kỷ XI - XIII) không chỉ được biết đến như một vương quốc, một đế chế hùng mạnh mà trong thời kỳ này vị trí trung tâm của Miến Điện cũng được khẳng định Miến Điện nhanh chóng trở thành trung tâm Phật giáo Tiểu thừa của toàn khu vực

Việc nghiên cứu Phật giáo Tiểu thừa Miến Điện trong giai đoạn này giúp chúng ta thấy được ảnh hưởng một cách toàn diện của nó tới mọi mặt đời sống văn hóa - xã hội Miến Điện, tới thượng tầng kiến trúc xã hội và vai trò của nó đối với quốc gia thống nhất, cũng như sự đóng góp của Phật giáo để đưa vương quốc phát

Trang 5

triển cực thịnh dưới thời Pagan Thời kỳ Pagan được coi là cội nguồn của người Myanmar là khởi đầu của sự sống, sự sáng tạo vô tận của con đường đi đến chốn vĩnh hằng

Nghiên cứu Phật giáo Tiểu thừa thời kỳ Pagan (thế kỷ XI - XIII) trong quá khứ còn để hiểu thêm về vai trò của Phật giáo trong đời sống hiện đại của con người Miến Điện hôm nay Với tư cách là một quốc giáo tồn tại lâu dài và có những đóng góp quan trọng trong suốt quá trình lịch sử của Miến Điện, ngày nay, Phật giáo Tiểu thừa vẫn khẳng định sức sống lâu bền của mình trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc củng cố tình đoàn kết của nhân dân, đấu tranh chống lại những cái xấu, cái ác trong xã hội, góp phần vào cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa cộng đồng

Trong suốt chiều dài lịch sử giữ vai trò trung tâm Phật giáo Tiểu thừa của khu vực Đông Nam Á lục địa - Phật giáo Tiểu thừa Miến Điện là một đề tài từng hấp dẫn các học giả nước ngoài cũng như các học giả trong nước và đã có nhiều đóng góp quan trọng Để góp phần là một viên gạch nhỏ trong công trình nghiên cứu Phật giáo Đông Nam Á nói chung và văn hóa Phật giáo Pagan nói riêng, tôi chọn đề tài “Phật giáo Tiểu thừa trong đời sống văn hóa Miến Điện thời kỳ Pagan (thế kỷ XI - XIII)” làm khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Do tầm quan trọng và sức hấp dẫn của Phật giáo nên có rất nhiều nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của con người Nhiều công trình nghiên cứu Phật giáo đã khai thác ở những lĩnh vực khác nhau như: Nguồn gốc ra đời và phát triển của Phật giáo, những vấn đề cơ bản của giáo lý Phật giáo, thế giới quan, nhân sinh quan Phật giáo, các tông phái của Phật giáo Mỗi công trình nghiên cứu lại mở rộng và đi sâu hơn về nhiều mặt, nhiều vấn đề của Phật giáo

Đó là những tài liệu vô cùng quý giá giúp tôi hoàn thành khóa luận này

Với vai trò là trung tâm Phật giáo Tiểu thừa ở khu vực Đông Nam Á lục địa, Myanmar thu hút sự tìm tòi của các nhà nghiên cứu văn hóa tôn giáo Điều đáng chú ý là hướng đi sâu nghiên cứu chuyên đề cụ thể: Phật giáo Tiểu thừa trong đời

Trang 6

sống văn hóa Miến Điện thời kỳ Pagan (thế kỷ XI - XIII) thì vẫn còn rất ít công trình Nhưng rõ ràng đó là những vấn đề nghiên cứu rất cơ bản, rất quan trọng khi tìm hiểu Phật giáo Tiểu thừa ở khu vực Đông Nam Á Qua tìm hiểu tình hình nghiên cứu vấn đề này, tôi thấy có các công trình tiêu biểu như sau:

Viện Đông Nam Á xuất bản cuốn Ở xứ chùa Vàng: Tìm hiểu về văn hóa Miến Điện, Nxb Văn hóa Hà Nội năm 1988 đã cho chúng ta hiểu rõ về văn hóa

Miến Điện thông qua con người, Phật giáo, văn học và nghệ thuật Miến Điện

Trong Nghệ thuật truyền thống Đông Nam Á của Nguyễn Phan Thọ (1999),

Nxb Chính trị đã khái luận về một nền nghệ thuật truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của các nước Đông Nam Á Văn hóa và sự hình thành các nền nghệ thuật, các loại hình nghệ thuật truyền thống ở các nước Đông Nam Á, trong đó nền nghệ thuật thời kỳ Pagan được tác giả rất quan tâm

Năm 2004, Thích Hạnh Bình biên soạn cuốn Tìm hiểu Phật giáo Nguyên thủy nêu lên nội dung căn bản của Phật giáo nguyên thủy, cũng như các quan điểm

trong Phật giáo nguyên thủy

Đỗ Đình Lãng, Đinh Trung Kiên (2005) trong Những nền văn minh rực rỡ

cổ xưa, Nxb Quân đội nhân dân, trình bày những thành tựu của văn minh Đông

Nam Á trong các lĩnh vực đời sống, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, phong tục, tập quán, kiến trúc, điêu khắc, hội họa Đặc biệt giới thiệu về các công trình kiến trúc, điêu khắc của vương triều Pagan nói riêng và của các nước Đông Nam Á nói chung

Năm 2007, Trương Sỹ Hùng viết cuốn Tôn giáo và văn hóa, Nxb Khoa học xã

hội đã giới thiệu quá trình hội nhập và phương pháp tồn tại của bốn tôn giáo lớn ở Đông Nam Á Vai trò của tôn giáo trong một số lĩnh vực đời sống văn hoá Đông Nam Á cũng như một số trọng điểm chung quanh tôn giáo và văn hoá Đông Nam Á

Năm 2008, Trần Quang Thuận có viết cuốn Phật giáo Nam tông tại Đông Nam Á, trình bày lịch sử giáo phái Phật giáo Nam tông, Phật giáo Ấn Độ truyền

thừa – phát triển – suy thoái Phật giáo Nam tông tại Xrilanca và các nước Đông

Nam Á quan hệ tôn giáo và văn hóa giữa Xrilanca và Miến Điện Và cuốn Phật giáo Miến Điện, tác giả trình bày khái quát bối cảnh lịch sử, văn hóa, địa lý Miến

Trang 7

Điện trong vùng Đông Nam Á cũng như sự truyền thừa và phát triển của Phật giáo Tiểu Thừa, hệ thống tu viện, tổ chức tăng già của Miến Điện

Và rất nhiều các công trình trên tạp chí nghiên cứu Tôn giáo đã đưa lại cách nhìn đầy đủ và chân thực về văn hóa Miến Điện nói chung, diện mạo Phật giáo trong văn hóa nói riêng

Các công trình này đã đem lại cái nhìn khái quát về những nội dung đặc sắc của Phật giáo Tiểu thừa Miến Điện và thừa nhận những ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa Miến Điện Tuy nhiên do yêu cầu của thời đại nên việc tiếp tục có những nghiên cứu ở lĩnh vực này là cần thiết và có ý nghĩa

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích

Khái quát một số đặc điểm cơ bản của Phật giáo Tiểu thừa, tình hình Phật giáo Tiểu thừa trong xã hội Miến Điện từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa của Miến Điện

3.2 Nhiệm vụ

Khóa luận có ba nhiệm vụ chính:

+ Khái quát tình hình Phật giáo Tiểu thừa ở Miến Điện từ thế kỷ XI đến thế

Trang 8

4 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic Ngoài ra khóa luận còn sử dụng một số phương pháp khác như:

So sánh, phân tích, tổng hợp, chọn lọc, xử lý tài liệu

5 Đóng góp mới của khóa luận

- Khóa luận bước đầu khái quát một số đặc điểm cơ bản của tình hình Phật giáo Tiểu thừa Miến Điện thời kỳ Pagan

- Góp phần đánh giá vai trò của Phật giáo Tiểu thừa vào kho tàng văn hóa của Miến Điện

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

- Đề tài góp phần gợi mở một số vấn đề giúp các nhà quản lý xã hội suy nghĩ

về việc khuyến khích những đóng góp của Phật giáo Tiểu thừa vào nền văn học dân tộc và vận dụng nó trong xã hội Việt Nam

- Kết quả của khóa luận có thể sử dụng vào quá trình nghiên cứu và giảng dạy môn khoa học về tôn giáo

Trang 9

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẬT GIÁO TIỂU THỪA

VÀ TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO TIỂU THỪA Ở MIẾN ĐIỆN

THỜI KỲ PAGAN (THẾ KỶ XI - XIII)

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẬT GIÁO TIỂU THỪA

1.1.1 Hoàn cảnh ra đời của phật giáo Tiểu Thừa

Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI trước Công Nguyên, trong một xã hội phân chia đẳng cấp rất khắc nghiệt Sự ra đời của Phật giáo là kết quả của cuộc đấu tranh phản đối thuyết bốn đẳng cấp của đạo Bà La Môn, phủ nhận thế giới quan của đạo này, xác định thế giới quan của những người nghèo khổ Mặt khác, Phật giáo ra đời bắt nguồn từ những suy tư, khát vọng, cảm hứng của người

Ấn Độ cổ được tập hợp trong kinh Vê đa

Người sáng lập ra đạo Phật là Thái tử Tất Đạt Đa sinh năm 563 trước Công Nguyên, con vua Tĩnh Phạm nước Cà Tỳ La Vệ ở chân núi Hymalaya miền đất bao gồm phần nam Nêpan và một phần Ấn Độ ngày nay

Ngay từ nhỏ, Thái tử Tất Đạt Đa đã được sống trong cảnh nhung lụa, không tiếp xúc với xã hội bên ngoài, không thấy và không hề biết rằng trong cuộc đời lại

có những đói khát, bệnh tật, già yếu, chết chóc

Năm 17 tuổi, Thái tử mới được tiếp xúc với thế giới bên ngoài Mỗi lần xuất cung người đều gặp những cảnh khổ đau như người già tàn tật đi ăn xin, chết chóc, bệnh tật đã tác động tới tình cảm của Người

Năm 29 tuổi, Ngài quyết định rời bỏ ngôi cao quyền lực, rời bỏ cuộc sống nhung lụa xa hoa, để dấn thân vào con đường tu hành khổ hạnh, mong tìm được sự giải thoát cho chúng sinh đau khổ

Sau 6 năm tu hành khổ hạnh mà không thấy được chân lý, Ngài nhận ra là cả cuộc sống tràn đầy vật chất, thỏa mãn dục vọng lẫn cuộc sống khổ hạnh đều không giúp tìm được con đường giải thoát, chỉ có con đường Trung đạo là đúng đắn nhất

Trang 10

Do đó, Ngài tự mình đào sâu suy nghĩ để nhận thức chân lý và từ bỏ lối sống khổ hạnh, đi sâu vào tư duy trí tuệ

Sau 49 ngày thiền định dưới gốc cây Bồ đề, chìm đắm trong tư duy sâu thẳm Ngài tuyên bố đã đến được với chân lý, hiểu được bản chất tồn tại, nguồn gốc khổ đau và con đường cứu vớt Ngài tự xưng là Phật (Buddha) Người đời gọi người là Thích Ca Mâu Ni

Từ đó Phật đi truyền bá đức tin, thành lập các đoàn truyền giáo Đạo Phật ra đời trên thực tế là phủ nhận chế độ đẳng cấp Bà La Môn Giáo lý của đạo Phật sâu sắc, hấp dẫn, đề cao bình đẳng, hướng tới sự tự giải thoát, lễ nghi đơn giản không tốn kém nên nhanh chóng thu hút được đông đảo tín đồ Năm 483 TCN, lúc 80 tuổi Phật tịch

Phật giáo tồn tại và phát triển cực thịnh ở Ấn Độ trong khoảng thế VI trước Công Nguyên đến thế kỷ V sau Công Nguyên Khi Phật giáo suy yếu, Ấn Độ giáo, đạo Ixlam phát triển Tuy nhiên Phật giáo đã nhanh chóng lan ra các nước Châu Á

Sau khi Phật tịch những đệ tử của Ngài đã tiến hành bốn Đại hội Tăng đoàn Đại hội Tăng đoàn lần thứ nhất được triệu tập vào thế kỷ V trước Công Nguyên, Đại hội này kinh điển Phật giáo được biên soạn bao gồm hai nội dung chính là Pháp

và Luật Pháp là những lời thuyết giáo của Phật được ghi chép lại theo ký ức của các đệ tử Luật là những quy chế của Đại hội thảo ra Một trăm năm sau, Đại hội lần thứ hai được triệu tập Số đông tín đồ đòi chữa lại Luật, họ bị Đại hội trục xuất và thành lập một phái riêng là phái Đại Chúng Bộ (chính phái này tiền thân của phái Đại thừa sau này) Đến thế kỷ III trước Công Nguyên, Đại hội tăng đoàn lần thứ ba được triệu tập để chấn chỉnh tổ chức và giáo lý của mình Thời kỳ này là thời kỳ phát triển nhất của Phật giáo tại Ấn Độ Đến thế kỷ I trước Công Nguyên, Đại hội Phật giáo lần thứ tư được triệu tập, Đại hội thông qua giáo lý của Phật giáo cải cách

và được gọi là Đại Thừa để phân biệt với phái Tiểu thừa, Phật giáo Tiểu thừa chính thức được xác lập

Khi Phật giáo Đại thừa chưa ra đời thì danh từ Phật giáo Tiểu thừa cũng chưa

có, mà chỉ gọi là “Nguyên thủy Phật giáo” và “Bộ phái Phật giáo” Nhưng sau khi

Trang 11

Phật giáo Đại thừa hưng thịnh, các nhà học giả của Phật giáo Đại thừa có mục đích phân biệt sự cao thấp về mặt tư tưởng giáo lý, nên gọi giáo lý của Bộ phái Phật giáo

và Nguyên thủy Phật giáo là “Phật giáo Tiểu thừa” Vì lý do đó nên Phật giáo Tiểu thừa được thành lập sau thời đại Phật giáo Đại thừa ra đời Trong khi Đại thừa Phật giáo hưng thịnh, thì Tiểu thừa Phật giáo cũng chịu sự ảnh hưởng kích thích, nên cũng trở nên phát triển

Phật giáo Tiểu thừa chủ trương tuân theo kinh Phật và làm đúng những điều Phật dạy Giáo lý, giáo luật của Phật giáo Tiểu thừa gần gũi với nguyên thủy Phật giáo

Như vậy, có thể nói ngay từ Đại hội Phật giáo lần thứ hai được triệu tập thì

sự phân chia phái bộ trong lòng Phật giáo đã được định hình và sự phân liệt này ngày càng biểu hiện rõ hơn sau Đại hội kết tập lần thứ tư (thế kỷ I) và trên con đường truyền bá ra các khu vực xung quanh, Phật giáo tiếp tục kết hợp với những tín ngưỡng bản địa để hình thành nên các phái bộ khác nhau

1.1.2 Giáo lý, giáo luật cơ bản của Phật giáo Tiểu thừa

Do sự đối lập về tư tưởng, vì không thu dụng lẫn nhau, phát sinh ra nhiều tư tưởng mới, dẫn đến sự phân tán của Phật giáo thành hai phái Đại thừa và Tiểu thừa Tuy nhiên cả hai phái đều rất tôn trọng những tư tưởng cơ bản của Phật Thích Ca, nhất là những tư tưởng về nhân sinh quan và thế giới quan

Phật giáo nhìn Thế giới tự nhiên cũng như nhân sinh bằng sự phân tích nhân quả Theo Phật giáo, nhân quả là một chuỗi liên tục không gián đoạn, không hỗn loạn, có nghĩa là nhân nào quả ấy Mối quan hệ nhân quả này, Phật giáo thường gọi

là nhân duyên với ý nghĩa là một kết quả của nguyên nhân nào đó sẽ là nguyên nhân của một kết quả khác

Về giới tự nhiên, bằng sự phân tích nhân quả, Phật giáo cho rằng không thể tìm ra nguyên nhân đầu tiên cho vũ trụ, có nghĩa là không có một đấng Brahaman nào sáng tạo ra vũ trụ Phật giáo nêu lên quan điểm “vô ngã”, “vô thường” nghĩa là vạn vật biến đổi theo chu trình bất tận sinh - trụ - dị - diệt

Trang 12

Về nhân sinh quan, Phật giáo đặt vấn đề tìm kiếm mục tiêu nhân sinh ở sự

“giải thoát” (Moksa) khỏi vòng luân hồi nghiệp báo để đạt tới trạng thái tồn tại Niết bàn (Nirvarra) Nội dung triết học nhân sinh tập trung trong thuyết “Tứ đế” nghĩa là bốn chân lý cũng có nghĩa là “Tứ diệu đế” với ý nghĩa là bốn chân lý tuyệt vời: Khổ

Về con đường giữ gìn tu luyện và mục đích cuối cùng thì Tiểu thừa chủ trương cầm lấy quả Alahán, tức là cần đạt tới tự mình giải thoát Vì vậy theo nội dung, phương pháp tu trì, Tiểu thừa chủ yếu tu theo Giới, Định, Tuệ

Phật giáo Tiểu thừa cho rằng chỉ có người tu hành mới giải thoát mình khỏi đau khổ “tự độ tự tha” Phái Tiểu thừa tuân theo kinh Phật, làm đúng lời Phật, thực hành theo thuyết hữu luận mà Phật đề ra trong các giáo lý, giáo luật nguyên thủy

1.1.2.1 Giáo lý cơ bản

Giáo lý Phật giáo Tiểu thừa được thể hiện trong Tam tạng kinh điển ghi bằng chữ Pali là Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng Kinh tạng và Luật tạng có từ khi Phật Thích Ca còn tại thế, còn Luận tạng ra đời khi mà Phật giáo đã bị chia thành hai phái Đại thừa và Tiểu thừa

Giáo lý của Phật giáo Tiểu thừa gần gũi với giáo lý nguyên thủy Phật giáo và

có một nguyên tắc căn bản là do đức Phật chứng ngộ “Bát Chính Đạo” (tám con đường đúng đắn) là giáo lý quan trọng của nhà Phật giúp con người loại trừ ham muốn hoặc xa lánh những cám dỗ trần tục Và về phương diện nhận thức giáo lý nhà Phật gồm ba chủ thuyết là Vô thường, Vô ngã và Niết bàn tịch tịnh

Trang 13

“Niết bàn” phiên âm chữ Phạn là “Nirvana” có nghĩa là tuyệt diệu, là vắng lặng, tức tâm trạng được giải thoát

Tiểu thừa phủ nhận hiện hữu vì hiện hữu là đau khổ, là vô thường là chuyển động không ngừng Cho nên, Tiểu thừa tìm ra mà chấm dứt nguyên nhân gây ra khổ đau cho con người, nguyên nhân của nó chính là “Nghiệp” Muốn chấm dứt đau khổ

do vô minh thì phải đoạn trừ lòng tham ái, ta phải chứng thực được Niết bàn Muốn được như vậy, Tiểu thừa chủ trương chấm dứt mọi dục vọng, chỉ có như vậy con người mới bước được vào cảnh giới vắng lặng của Niết bàn Như thế, Niết bàn là nơi cư trú của con người khi đang sống và sau khi chết lúc chấm dứt được khổ đau, dục vọng, kiếp luân hồi

Giáo lý của Phật giáo Tiểu thừa còn chứa đựng trong đạo lý “Duyên sinh”, đạo lý mà đức Phật cho rằng chi phối vũ trụ và nhân sinh

“Duyên sinh” là do nhân duyên sinh ra Các hiện tượng vũ trụ và nhân sinh đều do nhiều mối quan hệ kết hợp với nhau mà sinh ra Hiện tượng này liên quan đến hiện tượng khác, tức là nhân duyên Một sự vật xuất hiện là do nhân duyên hội

tụ Sự vật tiêu vong là do nhân duyên li tán Như vậy gọi là duyên sinh, duyên diệt Chính vì vạn vật trong vũ trụ đều có duyên sinh, duyên diệt, đều biến hóa vô thường cho nên tất cả mọi hiện tượng đều là tạm bợ, không phải vĩnh hằng

“Nghiệp” là một trong những giáo lý căn bản của Phật giáo Tiểu thừa Nói đến nghiệp là nói đến đạo lý mối quan hệ nhân - quả Thuyết “Nghiệp báo” của đạo Phật là học thuyết xây dựng đời sống có hạnh phúc và an lạc cho con người, nó cũng là một học thuyết xây dựng một xã hội lành mạnh, đạo đức

Do đó khi giảng lý, Phật giáo Tiểu thừa chú trọng mặt phân tích bản chất mà nói, để cảm tỉnh con người đang sống trong cõi hư vong, đừng có bị danh lợi vật dục làm cho mê hoặc, biến thành vật hi sinh của danh lợi, dục vọng

1.1.2.2 Giáo luật cơ bản

Mục đích cuối cùng của Phật giáo là đạt tới giác ngộ, tới giải thoát Để đạt được điều này phải dùng “tuệ” (trí tuệ) Muốn có “tuệ” phải tĩnh tâm giữ giới, phải tập trung tư tưởng, thân tâm trong sạch Vì thế, Phật giáo cho rằng điều đầu tiên phải giữ “giới”, “giới” gắn liền với đạo đức

Trang 14

Giới luật căn bản của Phật giáo là “Ngũ giới” và “Thập thiện” và các giới luật của người xuất gia, giới Tỳ Kheo nhưng tất cả đều lấy “Ngũ giới” làm nền tảng

“Giới” có nghĩa là đề phòng và không làm điều ác, điều trái, làm mọi điều thiện có ích cho mình, cho người Vì thế, học giới hay giữ giới cũng là học luân lý đạo đức

Theo đức Phật: “Giới luật còn là Phật pháp còn”, “giới là gốc phúc” Như vậy, giới có tầm rất quan trọng với Phật pháp [34, tr.23]

Trong hệ thống giới luật của Phật giáo nói chung, “Ngũ giới” có vị trí hết sức quan trọng, là cơ sở cho các giới khác Năm điều thánh giới bao gồm: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu

Như thế, “Ngũ giới” có vai trò hết sức quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách con người Điều này không chỉ có ý nghĩa nuôi dưỡng, khơi dậy lòng từ bi, nhân đạo của mỗi người mà còn có ý nghĩa lớn về mặt xã hội

Ngũ giới là giai đoạn đầu tiên dẫn người tu hành đến với đạo Giới còn là phương tiện để con người vượt qua bể khổ luân hồi, đến với hạnh phúc, an lạc Điều quan trọng nhất đối với người tu hành là phải giữ cho thân tâm luôn trong sạch

Gần với “Ngũ giới” có “Thập thiện” (10 điều lành) gồm: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói ác, không nói hai lưỡi, không nói thêu dệt, không tham dục, không nóng giận, không tà kiến

“Ngũ giới”, “Thập thiện” được coi là hạt nhân của đạo đức Phật giáo, nó không chỉ cần thiết cho chư tăng mà nó cần thiết cho tất cả tín đồ Phật tử

Nói tóm lại, yêu cầu của Phật giáo Tiểu thừa về mặt giới luật là tránh điều

ác, làm điều lành, tất cả những việc gì có hại đối với thân tâm, gia đình, xã hội và nhân loại, cho đến tất cả mọi loại hữu hình đều nằm trong phạm vi cấm đoán của năm giới, mười thiện Phật dạy nếu không có hại mà có lợi thì ra sức làm, làm điều

ác là phạm giới và không làm điều thiện cũng là phạm giới

Phật giáo đặt ra vấn đề tìm kiếm mục tiêu ở sự “giải thoát” khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo để tạo trạng thái Niết bàn, để con người thoát khỏi mọi khổ đau, phiền não và có cuộc sống hạnh phúc, an lạc Phật giáo lấy con người làm trung tâm, quan tâm đến con người và chủ trương giải thoát con người

Trang 15

Theo Phật giáo Tiểu thừa con người phải tự mình đạt được giác ngộ không nương tựa vào thần thánh hay bất kỳ thế lực nào bên trên mình (đấng siêu nhiên) Phật dạy: Mỗi người hãy tự thắp đuốc lên mà đi, trong đại dương luân hồi mỗi người hãy là hải đảo của chính mình

Tu sĩ chính là hình tượng lý tưởng cho mọi người tôn kính và tin theo Tu sĩ

là những người cạo tóc, mặc y vàng, bưng bình bát đi khất thực, tìm con đường giải thoát khỏi cuộc sống thông qua thiền định và từ bỏ mình [19, tr.227]

Khất thực là một hình thức sinh hoạt chung của các tu sĩ theo Phật giáo Tiểu

thừa để tu trì theo con đường “Trung đạo” Phật dạy: “Này các tỳ kheo, đó là Trung Đạo mà Như Lai đã được soi sáng, con đường đưa đến minh kiến và tri kiến, dẫn đến tịch tịnh, đến tri kiến cao hơn giác ngộ Niết bàn” [19, tr.22]

Muốn đạt đến Niết bàn, tu sĩ phải thực hiện nghiêm chỉnh tất cả những giáo

lý, giáo luật, tuân theo con đường Trung Đạo do đức Phật răn dạy Thoát khỏi vòng

sinh tử luân hồi, tu sĩ sẽ đạt đến Niết bàn “Những người không có của cải, sống bằng thức ăn bố thí đã cảm nhận được hư vô và tự do vô điều kiện [Niết Bàn - Nirvana], con đường của họ khó hiểu được, cũng như con đường của loài chim trên không trung” [19, tr.227]

Với phật tử Tiểu thừa nếu không gia nhập vào Tăng già để trở thành tu sĩ, thì người ấy phải bằng lòng sống cuộc đời cư sĩ, hỗ trợ cho nhu cầu của chư tăng Phật

tử hỗ trợ chư tăng bằng cách cúng dường những vật phẩm cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của một chư tăng Cúng dường là một hình thức để phật tử sẽ có một vị thế, một cuộc sống tốt hơn trong kiếp sống khác để trở thành vị thánh để thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi Theo truyền thống Tiểu thừa, đàn ông thanh niên đều phải trở thành tu sĩ trong thời gian quá độ từ tuổi thanh niên sang tuổi trưởng thành Tu sĩ đó

có quyền tự do rời bỏ khỏi nhà chùa bất cứ lúc nào Thời gian tạm thời “đắp y” vàng, chính là sự kiện đánh dấu những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người

Phật giáo Tiểu thừa chủ trương giữ hình tượng Phật ban đầu Coi Phật là mẫu mực đã tu đắc đạo và truyền bá đạo Tiểu thừa lấy từ bi làm phương tiện, noi gương

Trang 16

Phật tu và hành động để tự giải phóng mình Con người chỉ có thể tự “giải thoát” cho mình bằng sự nỗ lực của chính mình

1.1.3 Sự lan truyền của Phật giáo Tiểu thừa

Sau khi Phật tạ thế, các đệ tử trực truyền của Ngài đã đem đạo Phật mở rộng tới hạ lưu sông Hằng về phía đông, phía nam, tới bờ sông Caodave, phía tây tới biển Arập, phía bắc tới khu vực Thaiysio

Ở thời kỳ thống trị của vua Asoka thuộc vương triều Maurya, đạo Phật bắt đầu phát triển tới các vùng biển của đại lục, phía đông tới Myanmar, phía nam tới Xilanca, phía tây tới Xyri Ai Cập và nhanh chóng trở thành tôn giáo mang tính thế giới

Đạo Phật truyền bá theo hai hướng nam truyền và bắc truyền Hướng bắc chính là sự lan truyền của Phật giáo Đại thừa và hướng nam là sự lan tỏa của Phật giáo Tiểu thừa

Phật giáo Tiểu thừa đầu tiên được truyền vào Xrilanca, từ Xrilanca truyền vào các nước Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào rồi qua con đường Miến Điện truyền vào các khu vực dân tộc thiểu số như Thái, Bố Lăng, Bố Long thuộc tỉnh Vân Nam Trung Quốc Xrilanca nơi tiếp nhận Phật giáo Tiểu thừa sớm nhất, trở thành trung tâm Phật giáo và đến thế kỷ XI, trung tâm Phật giáo Tiểu thừa đã chuyển từ Xrilanca sang Miến Điện Đạo Phật Tiểu thừa ghi chép kinh Phật bằng tiếng Pali, do đó được gọi là đạo Phật ngữ hệ Pali

Xrilanca: Đạo Phật truyền vào Xrilanca khoảng thời kỳ Asoca thế kỷ III

TCN Vua Xrilanca hoan nghênh tiếp đón đạo Phật, dùng văn tự ghi chép kinh điển Phật giáo khẩu truyền Đến nửa đầu thế kỷ V, tăng nhân Ấn Độ tới Xrilanca, chú thích Tam tạng Phật giáo Tiểu thừa, viết thành văn Pali và có chú thích rõ ràng trình bày giáo lý cơ bản của đạo Phật, khiến cho Phật giáo Tiểu thừa bắt đầu được hệ thống hóa Xrilanca nhanh chóng trở thành trung tâm Phật giáo Tiểu thừa của khu vực Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, Phật giáo khi thịnh khi suy nhưng cho đến nay Phật giáo Tiểu thừa vẫn phát triển và Xrilanca vẫn giữ vị trí trung tâm bên cạnh Miến Điến Hiện nay Xrilanca vẫn có tới khoảng 94% số dân là tín đồ Phật giáo

Trang 17

Myanmar: Thế kỷ V, Phật giáo Tiểu thừa và Phật giáo Đại thừa đều rất thịnh

hành ở Miến Điện Thế kỷ VIII đến thế kỷ IX, Phật giáo Đại thừa với Mật giáo Ấn

Độ đặc biệt được sùng bái Đến giữa thế kỷ XI, sau khi vua Anoratha thuộc vương triều Pagan thống nhất Myanmar, Phật giáo Tiểu thừa từ Xrilanca truyền vào dùng Miến văn viết nên Tam tạng kinh vốn bằng tiếng Pali, bài xích Mật giáo, Phật giáo Đại thừa khiến Miến Điện trở thành quốc gia Phật giáo thuần Tiểu thừa Các vị vua thuộc vương triều Pagan nhiệt tâm phù trì Phật giáo, xây dựng lên hàng loạt chùa Phật, tháp Phật, do đó được gọi là “Vương triều xây chùa” Phật giáo phát triển, Miến Điện trở thành trung tâm văn hóa Phật giáo Tiểu thừa của khu vực Đông Nam

Á lục địa Phật giáo Tiểu thừa tham gia sáng tạo và bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa, tạo nét phong phú đặc sắc của văn hóa Phật giáo Miến Điện

Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonexia cũng nhanh chóng tiếp thu Kinh điển Phật giáo Tiểu thừa từ Miến Điện và Xrilanca để hình thành nên nét đặc sắc của nền văn hóa dân tộc, làm nên sự đa dạng phong phú của văn hóa Phật giáo Đông Nam Á và cho đến nay, nền văn hóa ấy vẫn là điểm quan trọng, chi phối đến nhiều nét văn hóa của khu vực

Như thế, qua nghiên cứu sự lan truyền của Phật giáo Tiểu thừa, ta thấy Phật giáo Tiểu thừa có ảnh hưởng sâu sắc đến các nước Đông Nam Á lục địa, góp phần tạo nên tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Đông Nam Á trong suốt chiều dài lịch sử

Tóm lại, Phật giáo Tiểu thừa góp phần rất lớn trong việc cải thiện đời sống văn hóa khu vực Đông Nam Á lục địa Trong quá trình truyền bá đạo của mình, Phật giáo Tiểu thừa đã kết hợp với tín ngưỡng, văn hóa, phong tục dân gian địa phương để hình thành nhiều tông phái và học phái, có tác động vô cùng quan trọng với đời sống văn hóa và xã hội của nhiều quốc gia Nhìn qua lịch sử phát triển Phật giáo Tiểu thừa trong các quốc gia có thể nói rằng: Phật giáo Tiểu thừa là một tôn giáo giàu tình thương và ít tham vọng giữ vị trí thần quyền trong xã hội Giáo thuyết

và lễ nghi của Phật giáo Tiểu thừa phù hợp với giới bình dân Gần gũi với tín

Trang 18

ngưỡng dân gian, không xóa bỏ các tín ngưỡng thờ thần, thờ tổ tiên nên được quần chúng nhân dân đón nhận và dễ dàng tin theo

1.2 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA Ở MIẾN ĐIỆN THỜI KỲ PAGAN (THẾ KỶ

XI - XIII)

1.2.1 Vài nét về vương triều Pagan (thế kỷ XI - XIII)

Triều đại Pagan khởi đầu từ một địa phương của người Miến Điện ở Pagan Người Miến đã từ Nam Chiếu (ở Vân Nam ngày nay) đến định cư ở trung tâm vùng đồng bằng Iraoady Lịch sử triều Pagan chính thức bắt đầu vào khoảng năm 849 khi một vị vua người Miến cho xây thành bao ở đây Trong hai trăm năm kế tiếp, vương quốc Pagan dần dần lớn mạnh và thâu tóm các khu vực lân cận Lịch sử thành văn chỉ thực sự ghi chép từ thế kỷ XI khi Pagan bước vào thời kỳ vàng son

Năm 1057, vua Anoratha, một ông vua “văn võ song toàn” chinh phục vương quốc Thaton của người Môn ở Hạ Miến Những vị vua Pagan tiếp theo đã

mở rộng ảnh hưởng của họ xa hơn nữa về phía nam tới phần phía bắc bán đảo Mã Lai, về phía đông tới tận sông Thanlwin và có thể xa hơn thế, về phía bắc tới tận gần biên giới Myanmar - Trung Quốc hiện nay, và phía tây tới tận vùng đất của người Arakan và người Chin Các sử ký của Myanmar thậm chí còn ghi rằng các vua triều Pagan đã vươn thế lực tới toàn bộ đồng bằng sông Chao Phraya và tới tận

eo biển Malacca Có thể nói, vào giữa thế kỷ XII, phần lớn lục địa Đông Nam Á nằm dưới sự kiểm soát ở những mức độ nào đó hoặc của Đế quốc Khơmer hoặc của Pagan

Các vua Pagan đã bước đầu tổ chức bộ máy cai quản lãnh thổ, gồm các cấp bậc quan lại ở triều đình và ở địa phương Các thượng quan được gọi với các chức danh là Amát

Đã có một thời, Pagan là vương quốc hùng mạnh bậc nhất Đông Nam Á thời

đó, Pagan có một vị trí quan trọng trên con đường bộ buôn bán giữa Ấn Độ - Trung Hoa Đó là vào thế kỷ XI - XIII, khoảng thời gian hoàng kim của lịch sử Miến Điện

Phải chăng vì thế và cũng vì sùng tín mà vương triều Pagan dốc lòng theo Phật giáo đồng thời xây dựng nhiều chùa, tháp? Nói tới Pagan là hình dung tới một vương quốc thống nhất, mạnh, một vương triều có nhiều công tích nổi bật, nhưng

Trang 19

nổi bật hơn cả là nghệ thuật kiến trúc chùa, tháp Có thể nói rằng trên thế giới không

có một nơi nào có số chùa tháp nhiều đến như thế, dày đặc như thế [30, tr.103]

Ngôn ngữ và văn hóa Miến dần dần thống trị ở miền bắc đồng bằng Iraoady;

và vào khoảng cuối thế kỷ XII, đã lấn át cả ngôn ngữ và văn hóa Pyu, Môn và Pali Phật giáo Tiểu thừa bắt đầu lan rộng đến các thôn xóm mặc dù Phật giáo Đại thừa, Mật tông, Bà la môn, và Bái vật giáo vẫn còn bám chắc ở tất cả các tầng lớp xã hội Trong thời gian từ giữa thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, các vua Pagan đã cho xây dựng gần 5.000 ngôi chùa trong vùng kinh đô Khoảng 2.300 trong số đó vẫn còn cho tới ngày nay Các phú hộ cũng rất tích cực cúng dường bằng đất đai Đất đai của nhà chùa lại không bị đánh thuế

Vương quốc Pagan bắt đầu suy thoái từ thế kỷ XIII Một trong những nguyên nhân quan trọng là việc dồn quá nhiều nguồn lực cho xây dựng các công trình tôn giáo Vào những năm 1280, có tới hai phần ba số đất canh tác miễn thuế ở Thượng Miến đã bị chuyển cho tôn giáo, vì thế làm giảm bổng lộc của quan lại và giới quân

sự, cũng có nghĩa là làm giảm lòng trung thành của họ đối với hoàng tộc Điều này tạo nên những vòng xoáy bất lợi gồm những rối loạn bên trong và các thách thức bên ngoài từ người Môn, Nguyên Mông và Shan

Bắt đầu từ đầu thế kỷ XIII, người Shan bắt đầu bao vây vương quốc Pagan

từ phía bắc và phía đông Người Mông Cổ, sau khi chinh phục Nam Chiếu, quê hương cũ của người Miến, vào năm 1253, bắt đầu xâm lược Myanma vào các năm

1277 và năm 1287, triệt phá kinh đô Pagan, kết thúc 250 năm cai trị của triều Pagan ở đồng bằng Iraoady và xung quanh Myanma sau đó rơi vào tình trạng chia cắt suốt 250 năm

Trong xã hội Pagan, phụ nữ đóng vai trò quan trọng Họ làm người đứng đầu các thôn xóm, quan lại triều đình, thợ thủ công, người cho vay, học giả và tu sĩ Phật giáo Hoàng hậu PwaSaw, vợ vua Uzana, được xem là người có công lớn trong việc điều hành đất nước suốt 40 năm trời vào thời kỳ đầy khó khăn của Pagan khi phải đối mặt với nạn ngoại xâm và rối loạn chính trị bên trong

Pagan không chết Nó vẫn sống trong tâm linh của các thế hệ người Miến

Trang 20

1.2.2 Sự liên hệ chặt chẽ giữa Phật giáo Xrilanca và Phật giáo Miến Điện

Ngay từ thế kỷ III TCN, vua Asoka (Ấn Độ) đã phái con trai ông là Masidha

đi Xrilanca truyền đạo, và nhận được sự hoan nghênh của quốc vương Xrilanca là

Đê sa Đê sa sáng lập nên phái Đại tự ở thủ đô Atudaperu và dùng văn tự nơi đó để ghi chép Từ thế kỷ V, Tam tạng Phật giáo Tiểu thừa viết thành văn Pali lại biên soạn “Thanh tịnh đạo luận” trình bày giáo lý cơ bản của đạo Phật khiến Phật giáo Tiểu thừa bắt đầu được hệ thống hóa

Thế kỷ VIII, đạo Phật bị đàn áp Nhưng đến giữa thế kỷ X, vua Duysadabahu lên ngôi đã sai sứ đi Miến Điện nghêng tiếp cao tăng tới Xrilanca xây dựng lại Phật giáo Tiểu thừa Phật giáo Xrilanca có nhiều thăng trầm và đến thế kỷ XIII - XIV, vua Xrilanca phái người đi Miến Điện và Xiêm nghênh thỉnh Phật pháp, khiến Phật giáo Tiểu thừa sống lại

Ngay sau khi Phật giáo Tiểu thừa được truyền vào Xrilanca, những cư sĩ, những tăng già Xrilaca đã truyền thừa Phật giáo tới Miến Điện, dùng Miến văn viết nên Tam Tạng điển tịch vốn bằng Pali, bài xích Mật giáo, Miến Điện trở thành quốc gia Phật giáo Tiểu thừa và các vị vua vương triều Pagan đều ủng hộ Phật giáo Tiểu thừa

Phật giáo Miến Điện liên hệ đặc biệt với Phật giáo Xrilanca vào giữa thế kỷ

XI Sự liên hệ này liên quan đến hai lĩnh vực là chính trị và văn hóa

Thế kỷ XI là thời điểm quan trọng trong lịch sử Xrilanca và Miến Điện Vào cuối thế kỷ thứ X, đầu thế kỷ XI, Xrilanca bị quân Chola xâm chiếm, đặt nền đô hộ Vua Xrilanca gửi sứ thần và tặng phẩm đến vua Miến Điện yêu cầu giúp đỡ Xrilanca chống lại quân xâm lăng Chola Vua Miến Điện gửi nhiều thuyền chở đầy tặng vật cho Xrilanca

Trước khi tiến chiếm Thaton, đem Phật giáo Nam tông ở Thaton - Hạ Miến truyền đến Pagan - Thượng Miến, Đại thừa Phật giáo thịnh hành tại Hạ Miến Theo

sử liệu Miến Điện tại quốc đô Pagan, dân chúng hành trì Phật giáo theo truyền thống Đại thừa cộng tín ngưỡng nhân dân thờ cúng Long thần (Nà ga) Giáo phái Iris, giáo phái Mật giáo song hành phát triển Theo quan điểm của một số học giả Á

Trang 21

Đông Học, giáo phái Iris là một hình thức của Phật giáo Đại thừa hòa nhập với tín ngưỡng Long thần, thờ Siva

Khi mà Phật giáo Tiểu thừa bắt đầu suy thoái tại Ấn Độ Đại thừa Phật giáo cùng Mật giáo chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử tôn giáo Ấn Độ vào thời điểm này Trong thời gian này, Phật giáo Tiểu thừa thịnh hành tại Hạ Miến nhờ sự hoằng hóa của đại sư Arhano, thuộc Thượng tọa bộ Theo lời khuyên của đại sư Arhano, vua xứ Pagan gửi tặng phẩm cho quốc vương Thaton với yêu cầu được thỉnh xá lợi

và kinh sách Phật giáo Tiểu thừa, nhưng vua Thaton từ chối khiến vua xứ Pagan bất bình đem quân chiếm Thaton, mang xá lợi, Tam tạng kinh điển và chư tăng Phật giáo Thượng tọa bộ về Pagan

Việc tiến chiếm Thaton (Hạ Miến) vào giữa thế kỷ XI là một biến cố quan trọng không những cho lịch sử Phật giáo Miến Điện mà còn lịch sử chính trị văn hóa xã hội Miến Với sự giúp đỡ của đại sư Arhano, vua đem Phật giáo Tiểu thừa và chữ Pali từ Thaton, Hạ Miến đến Pagan, Thượng Miến, lấy Phật giáo Tiểu thừa làm quốc giáo Từ đó về sau, Pagan trở thành trung tâm Phật giáo Tiểu thừa, văn học, nghệ thuật Phật giáo phát triển mạnh

Chiến thắng Thaton khiến cho Miến Điện và Xrilanca xích lại gần nhau hơn Dưới triều Anoratha, dân Miến Điện an hưởng thái bình, Pagan huy hoàng rạng rỡ, Phật giáoTiểu thừa hưng thịnh, phổ cập

Trong khi Phật giáo Miến Điện hưng thịnh thì Phật giáo Xrilanca bước vào cơn nguy khốn Sau thời gian dưới quyền cai trị ngoại bang Vua Xrilanca chủ trương chấn chỉnh thiền môn, phục hồi vị thế tăng già Trong sử liệu Xrilanca có viết: Vào thời ấy chư tăng Xrilanca quá ít, không đủ số cần thiết để tổ chức Đại giới đàn, vua bèn gửi một phái bộ đến Miến Điện yêu cầu vua Anoratha gửi kinh sách, tăng sĩ đạo hạnh tinh thông Tam tạng đến Xrilanca hoằng hóa Vua xứ Pagan đồng

ý, đồng thời yêu cầu vua Xrilanca cho thỉnh xá lợi răng Phật, cho bốn đại sư Miến Điện đến Xrilanca sao chép Tam tạng Phật giáo đem về so sánh và hoàn chỉnh Tam tạng Miến Điện Nhờ sự giúp đỡ của vua Anoratha mà Phật giáo Xrilanca được

phục hồi và hưng thịnh “Giữa hai nước Xrilanca và Miến Điện từ xưa đến giờ không có hiềm khích vì dân của hai nước đều tin vào giáo lý Phật Quốc vương hai

Trang 22

nước đều là đệ tử Phật, đều có thiện cảm với nhau, thường gửi tặng phẩm cho nhau, duy trì tình thân hữu truyền thống” [31, tr.115]

Cuối thế kỷ XII, đầu thế kỷ XIII, giữa hai nước Xrilanca và Miến Điện có xảy ra chiến tranh, tuy nhiên Tăng già Miến Điện và Xrilanca vẫn tiếp tục giao lưu

“Chính nhờ sự can thiệp, hòa giải của chư tăng Tích Lan mà chiến tranh được chấm dứt” Dân Miến Điện gửi người và thư đến chư tăng Xrilanca yêu cầu giúp đỡ, giải quyết tranh chấp Chư tăng Xrilanca khuyên vua hòa đàm với Miến Điện, tái lập ngoại giao thân hữu Dự kiện trên cho thấy dù bất đồng về chính kiến, dù quyền lợi chiến tranh nhưng có dây liên hệ văn hóa tôn giáo sâu đậm, không những duy trì được tinh thần thân hữu mà còn giải quyết được những vấn đề chính trị quân sự trọng đại giữa hai nước một cách thanh thỏa hơn

Cuối thế kỷ XIII, Pagan suy thoái, tình hình chính trị Miến Điện căng thẳng nhưng cả tiểu vương Hạ Miến cũng như Thượng Miến đều yểm trợ Phật giáo Tiểu thừa theo kiểu Xrilanca

1.2.3 Phật giáo Tiểu thừa - tôn giáo quốc gia dưới thời Pagan

Anoratha (1044 - 1077) là người đầu tiên thống nhất Miến Điện về chính trị

và tạo dựng nên sự nghiệp vĩ đại của Pagan Ông đã để lại nhiều thành tựu và dấu

ấn lâu bền đối với đất nước và nhân dân Sau khi lên ngôi ông đã lần lượt chinh phục các vùng cát cứ Myanmar được thống nhất bắt đầu mở ra một trang sử mới Ông sống ẩn cư bốn năm cuối trong chùa Phật, được các sư cung phụng hầu hạ rất đầy đủ

Anoratha là vị vua rất sùng kính đạo Phật, nên ngay sau khi thống nhất đất nước, ông đã rất chú trọng đến việc phát triển Phật giáo Tiểu thừa Do nhân duyên

từ thời tuổi trẻ phải theo cha ẩn cư trong chùa Ở đây, Anoratha bắt đầu tiếp thu tư tưởng Phật giáo dưới sự dẫn dắt của cao tăng Arhano, pháp danh Dhammadassi

Cao tăng Arhano, Ngài có pháp danh là Pali Dhammadassi và Phạn văn là Dharmadarsi Trưởng lão Arhano vốn tinh thông Tam tạng, ở vùng Thaton Vì muốn đến hoằng dương Phật pháp ở Thượng Miến nên ngài phải rời tới sống ở khu rừng gần thành Pagan Sau đó nhờ người dẫn đến yết kiến nhà vua vì biết giải thích

Trang 23

rõ ràng, sáng sủa về giáo lý, ngài được nhà vua tôn kính và nhiệt tình bảo hộ Phật pháp Vốn có sự hiểu biết và thiện cảm với Phật giáo Tiểu thừa nên vua Anoratha

đã chọn tư tưởng Phật giáo này làm quốc giáo và đưa nó trở thành hệ tư tưởng phổ biến trong dân chúng

Ít lâu sau, vua ra lệnh lấy tôn trưởng lão làm quốc sư Khi trưởng lão đến Pagan chưa dám mang theo ba tạng kinh vì sợ mất và phạm vào luật cấm Sau khi vua Anoratha quyết định lấy Phật giáo làm quốc giáo, do nhu cầu muốn phổ biến rộng rãi Phật giáo trong dân gian, nên Tam tạng Pali trở thành nhu cầu cấp thiết Arhano bèn đề nghị nhà vua phái sứ giả tới Thaton, yết kiến vua Thaton để xin được ban tặng Tam tạng và xá lị Phật Quốc vương Thaton chẳng những không cho mà còn lăng nhục sứ giả Vua Anoratha tức giận phái quân tới đánh Thaton Sau ba tháng chiến tranh quyết liệt, cuối cùng thành Thaton bị phá vỡ Cuộc chiến kết thúc, nhà vua cho thu thập Tam tạng, cùng các loại kinh sách, văn vật ở hơn 30 địa điểm thuộc Thaton, dùng 32 con voi chở chiến lợi phẩm về Pagan 500 nhà sư giới luật trang nghiêm, cùng các nhà nghệ thuật, thợ thủ công và cả vua Thaton bị bắt làm

tù binh cũng được mang về Pagan Đó là một sự kiện lớn trong lịch sử Miến Điện

và lịch sử Phật giáo Miến Điện xảy ra vào năm 1057

Các tăng đoàn tôn giáo Pagan vốn tuân thủ giới luật không nghiêm, nhất là các nhà sư phái Ali, nên nhà vua bắt họ phải hoàn tục làm dân, hoặc tuân theo giới luật Phật giáo do trưởng lão Arhano lãnh đạo Một số nhà sư ngoan cố bị bắt đi đày Kết quả là, Phật giáo Miến Điện có một bộ mặt mới mẻ và hứa hẹn tiền đồ sáng sủa Cũng từ đó Phật giáo Tiểu thừa giữ vị trí độc tôn thịnh hành khắp toàn quốc Mật

giáo và Balamon giáo dần bị đào thải và tiêu diệt “Tuy nhiên ta phải hiểu rằng, đạo Phật được đưa từ Thaton đến Pagan, tuyệt nhiên không phải là dòng sữa nguyên chất của đạo Phật Tiểu thừa Bằng chính văn khắc và khảo cổ cho thấy đạo Phật Pagan theo lời Luce là sự pha trộn với Phật giáo Đại thừa và đến cuối triều đại, nó

đã được pha trộn ít ra là với đạo Tantric Và chắc chắn nó dựa trên nền tảng sâu sắc của sự tôn thờ Nàga và thần Nat” [9, tr.236]

Vua Anoratha thông hiếu với Xrilanca Nghe theo trưởng lão Arhano, nhà vua bèn cử tăng đoàn Xrilanca để thỉnh Tam tạng hoàn chỉnh của Phật giáo

Trang 24

Xrilanca, rồi đem so sánh, hiệu đính với bộ Tam tạng Pali thu được ở Thaton Song, nội dung kinh văn của hai bộ đó hoàn toàn giống nhau

Vua lại đối chiếu hai bản để sao thêm một bộ Tam tạng mới; ông rất trân trọng các bộ thánh điển này, liền cho xây một tòa lầu rất nghiêm trang, lộng lẫy để cất giữ

Tại Pagan, Anoratha cho xây dựng một thư viện đặc biệt dành cho Tam tạng quý giá Dưới sự cổ vũ và bảo trợ nhiệt thành của nhà vua, được đại sư Arhano hướng đạo, các nhà sư tỏa về các làng quê xa xôi tuyên truyền tôn giáo mới Những người dân theo Bái vật giáo dễ dàng chấp nhận Phật giáo, vì giữa hai tôn giáo này không có sự khác biệt, xung đột nào Phật giáo nhanh chóng cắm rễ sâu trong lòng quần chúng đông đảo, từ bỏ số phận của một tôn giáo thành thị, lãnh sứ mạng cao

cả liên kết tâm hồn - không phân biệt đẳng cấp sang, hèn, giàu, nghèo, chủng tộc - vào một sợi dây tư tưởng thiêng liêng

Trở thành quốc giáo Phật giáo Tiểu thừa lớn nhất Đông Nam Á, Miến Điện cũng đồng thời là thành trì vững chắc cho thế giới Phật giáo Tiểu thừa Vào thế kỷ

XI, vua Miến Điện phái các nhà sư mang theo kinh Phật tới Xrilanca để tổ chức lễ thụ phong có hiệu quả ở đây và gửi tặng vua Xrilanca một con voi trắng Vua Xrilanca tặng lại vua Miến Điện chiếc bản sao răng Phật Răng này được đón long trọng, được đặt trong cái hộp nạm ngọc để thờ tại chùa Shwezigori

Nhiều chùa, tháp, tượng Phật được xây dựng khắp đất nước Tháp Phật Shwezigori là ngọn tháp nổi tiếng nhất ở Pagan Ngôi tháp hình chiếc chuông vàng Trong tháp cất giữ thánh vật là chiếc xương bả vai trước và chiếc răng Phật

Vua Anoratha sau chiến thắng Thaton, ít lâu sau lại chinh phục vương quốc của bộ tộc Akyab ở phía tây Phía bắc dùng chính sách hòa hiếu Vua cho đào sông phát triển nông nghiệp, tạo cho văn hóa nhất là Phật giáo có những bước tiến to lớn

Trên cơ sở chữ Môn và chữ Phyus, người Miến đã sáng tạo ra kiểu chữ riêng của mình Hiện còn tấm bia bằng chữ Miến cổ được khắc vào năm 1058 Nhà vua rất nhiệt tình ủng hộ trưởng lão Arhano cải cách Phật giáo, giúp cho Phật giáo Tiểu thừa phát triển, chữ Pali thay thế chữ Phạn

Trang 25

Xrilanca là trung tâm Phật giáo Tiểu thừa, về sau thường bị người Madras và người Chola từ Ấn Độ xâm lấn Thời gian loạn lạc và ngoại xâm đó, Phật giáo cũng

bị suy vi Số lượng tăng nhân toàn quốc giảm tới mức thấp nhất, kinh văn bị thất tán Vì thế vua Xrilanca phải cho người đến Miến Điện thỉnh cầu Anoratha ban cho Tam tạng, cử tăng đoàn sang Xrilanca truyền thừa giới pháp Từ đó trải qua hơn 200 năm, vương triều Pagan đã trở thành trung tâm văn hóa Phật giáo Tiểu thừa Vì những cống hiến đó đối với đất nước, vua Anoratha được coi là vị anh hùng thứ nhất trong “ba vị anh hùng dân tộc”

Vua Anoratha trị vì 34 năm Sau khi ông mất, thái tử Xolu nối ngôi Năm

1084, Pegu phản biến, ông bị bắt làm tù binh và bị giết chết

Vị vương tử anh minh dũng cảm của Anoratha là Kyanditha lên ngôi Khi vua cha còn sống, ông là một vị danh tướng, đã từng giúp vua cha mở mang cơ nghiệp Khi trong nước xảy ra phản loạn, ông đã tập hợp dân chúng đứng lên chống

kẻ thù và giành chiến thắng Ông lên ngôi vua (1084 - 1112), khôi phục sự thống nhất đất nước, trung hưng triều Pagan

Kyanditha là một vị vua anh minh và cũng là một tín đồ Phật giáo nhiệt thành giống như cha Năm 1091, Miến Điện tưng bừng cử hành lễ khánh thành chùa tháp Ananda nổi tiếng Vua Kyanditha tự mình chủ trì buổi lễ Tín đồ Phật giáo ở khắp nơi đổ về thành Pagan Có vị sư từ Ấn Độ xa xôi cũng tới tham dự Cảnh tượng ngày lễ long trọng chưa từng có Bức tường ngoài của ngôi chùa đã có 750 bức họa mô phỏng kinh Bổn Sinh Mỗi bản đều có thuyết minh bằng tiếng Pali và chữ Môn Trong tháp có đến 80 tòa khám Phật đặt những pho tượng Phật bằng đá Hành lang phía tây có khối tượng Phật lớn gồm tượng Phật và tượng quốc sư Arhano đang quỳ cùng vua Kyanditha Chùa thấp, diện tích rộng tháp cao 168 thước, vĩnh cửu bảo trì, ngoại quan trong sáng

Trong “ Lịch sử Đông Nam Á” của D.G.E Hall có ghi Vua Kyanditha

“Đóng góp chủ yếu cho lịch sử đất nước là việc thu thập và tẩy uế bộ kinh Phật Tripitaka Các bản kinh chính thống được đưa tới Pagan từ năm 1075 trở đi

Trang 26

Kyanditha đã cho xây dựng một thư viện bằng đá để nghiên cứu kinh Pali” [9,

tr.240]

Trong thời Kyanditha đã xây dựng thêm rất nhiều chùa tháp khác và tiếp tục hoàn thiện tháp Phật cung Ông đã dựng bia một mặt bằng tiếng Pali, các mặt khác bằng chữ Phyus, chữ Miến và chữ Môn Nội dung bốn mặt giống nhau đều ghi tên,

họ thời gian trị nước của các vua Pagan trong đó có ông Bia ghi cụ thể những việc ông đã làm trong 28 năm trị vì, việc ông mắc bệnh rồi sẽ qua đời, việc ông cho đúc một pho tượng Phật bằng vàng ban cho con cháu và mọi người trong họ để lễ bái, buổi cầu nguyện cuối cùng của ông để mong đời sau gặp đức Phật Di Lặc Tấm bia này bị vùi trong cỏ rậm ở phái nam thành Pagan, cho tới năm 1911 mới tìm được

Nó không chỉ có giá trị lớn về mặt lịch sử của Myanmar mà còn gợi nhiều ý tưởng quan trọng trong việc nghiên cứu ngôn ngữ học Đông Nam Á cổ đại

Ngoài ra vua Kyanditha thường đi chu du khắp nơi trong nước, và đi tới đâu cũng hoan hỉ xây tháp, dựng chùa Chùa Thatpinnyu được xây năm 1144, cao 201 thước Chùa có nhiều tầng, phần dưới hình vuông, phần trên hình tròn Thành tháp chạm bài tụng dài bằng chữ Pali Ngôi tháp xây theo kiểu Ấn Độ có pha trộn nghệ thuật Miến Điện trang nghiêm bề thế, xứng đáng là một ngôi chùa danh tiếng

Phật giáo Tiểu thừa trở thành quốc giáo bởi giáo lý Phật giáo gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với tâm lý dân chúng nên nhanh chóng được dân chúng chấp nhận Vì thế, toàn xã hội hướng vào xây dựng các công trình tôn giáo Ở mọi làng quê, mọi thành phố, người ta chung công, góp của đua nhau dựng chùa

Phật giáo Tiểu thừa đã ăn sâu vào đời sống dân tộc Miến Điện, trở thành tôn giáo quốc gia và giữ vị trí chủ đạo trong hệ tư tưởng thời đại Nhưng nó không phải

là tôn giáo duy nhất cũng không chiếm địa vị thống soái trong xã hội mà vẫn tiếp tục chung sống hòa bình với các tôn giáo khác

Năm 1167, do các vương thất trong nước tranh giành, sát phạt lẫn nhau, quốc

sư Panthagn đã từ chức dời sang Xrilanca Bấy giờ thế nước Pagan đã xuống, còn Xrilanca thì cường thịnh Trung tâm Phật giáo Tiểu thừa lại từ Miến Điện sang

Trang 27

Xrilanca Quốc sư Panthagn sống ở Xrilanca rất lâu Ngài trở về nước nhận chức thì đã 90 tuổi Sau đó ít lâu ngài viên tịch trên đất Miến Điện

Quốc sư mới kế thừa là cao tăng người Môn tên là Uttarajiva; người rất khâm phục và hâm mộ Phật giáo Xrilanca Năm 1180, ngài đã tổ chức một số nhà

sư từ cửa biển Bassein đi thuyền vượt biển sang Xrilanca

Đến Xrilanca, các ngài được tiếp đãi ở Mahavihara và đi thăm lễ các thánh tích Phật giáo trên toàn đảo Ông được gọi là “người số một đi khắp Xrilanca” Sau một thời gian sống ở Xrilanca, đoàn quay trở về Miến Điện, chỉ để lại một vị sa - di người Môn là Chapata thụy tỳ khưu giới ở chùa đại tự, học 10 năm ông mới về nước Khi trở về, ngài có mang theo 4 tỳ khưu nước ngoài Đó là Sivaili, Tamalinda, Ananda và Rahula

Chapata là người có tri thức uyên bác, có cá tính kiên cường, rất giỏi biện luận và có quan hệ mật thiết với Xrilanca Chapata tuyên bố chỉ có tỳ khưu giới do chùa đại tự Xrilanca truyền thụ là hợp pháp nhất Đó là hệ thống trực tiếp truyền thừa từ đức Phật Ít lâu sau, họ xây dựng ngôi chùa tháp kiểu Xrilanca ở Chaugu thuộc miền bắc Pagan Họ không theo quy luật tăng đoàn Miến Điện

Vì vậy mà trong Phật giáo Miến Điện đã nảy sinh sự tranh luận rất lớn Tăng đoàn Tiểu thừa của người Môn thấy tăng đoàn do Chapata lãnh đạo, được sự bảo hộ của nhà vua đang phát triển nhanh chóng, nên họ ra sức bảo vệ địa vị và tương lai của tăng đoàn mình

Cuộc tranh luận kéo dài đến năm 1192 thì tăng đoàn Phật giáo Miến Điện hình thành hai tông phái

Chapata và bốn vị tỳ khưu nước ngoài, không muốn hòa hợp làm một với tông giáo bản địa

Nhà vua mời Chapata và bốn vị trưởng lão ngoại quốc tới dự hội cúng dàng Trong hội có biểu diễn văn nghệ Tỳ khưu Rahula nhìn thấy một vũ nữ xinh đẹp, liền nảy lòng ái dục, như con voi sa lầy không rút chân lên được, muốn xả giới, hoàn tục Bốn vị thượng tọa hết cách khuyên giải, nhưng ông vẫn không nghe, đành khuyên ông rời Pagan trở về hoàn tục ở đảo Mallaru Đến nơi, trước hết Mallaru

Trang 28

tuyên truyền Phật pháp, được nhà vua và nhân dân Mallaru rất kính trọng Vua đem ngọc báu cúng dàng Khi chứa ngọc đầy bát, ông mới xả giới hoàn tục

Ít lâu sau, Chapata viên tịch Vậy là chỉ còn ba nhà sư từ Xrilaca ở lại Pagan hoằng pháp

Có dịp, nhà vua cúng dàng mỗi vị một con voi Sivali và Tamalinda dắt voi thả vào rừng, còn Ananda dùng thuyền chở đến tặng người dân Thế là một cuộc tranh luận nữa lại xảy ra giữa họ với nhau Hai vị sư nói với Ananda: Chúng tôi đã thả voi về rừng sâu, để nó được tự do và sung sướng Còn việc làm của ông là không phù hợp với giới luật của nhà Phật Ananda chất vấn lại: Giúp đỡ người trong

họ là không nên sao? Đức Phật chẳng đã từng nói hãy giúp đỡ người trong họ thịnh vượng đó sao?

Từ đó tông phái Xrilaca lại chia làm hai phái Nhưng rồi Tamalinda ra sức huấn luyện dạy dỗ những đệ tử xuất gia, nghiên cứu Tam tạng kinh luật, luận, vận động tín thí tại gia và quốc vương cúng dàng các nhà sư Sivali cho rằng làm vậy là tham, lợi dưỡng, đó là điều mà đức Phật ngăn cấm Tamalinda lý luận: Đức Phật chỉ cấm sự vị kỷ, mà việc làm của tôi thì không phải là vì mình, mà là vì người khác Tôi ra sức dạy đệ tử nghiên cứu kinh luận và thuyết pháp là vì sự hưng thịnh của Phật giáo

Như vậy, Phật giáo Miến Điện đã hình thành bốn tông phái Các tông phái đều cho mình là chính tông, người khác là dị phái Tuy nhiên các phái đều nỗ lực hoằng pháp, vì vậy Phật giáo vẫn hưng thịnh

Pagan suy thoái vào cuối thế kỷ XIII Thế Tổ Mông Cổ Hốt Tất Liệt, sau khi chiếm Vân Nam, gửi sứ thần, bắt vua xứ Pagan phải triều cống nhà Nguyên, viện cớ Miến Điện trước kia là chư hầu của Nam Chiếu Vua Pagan không triều cống Hốt Tất Liệt gửi sứ lần hai năm 1273, bị quân đội Miến giết chết Hốt Tất Liệt xua quân tiến chiếm Pagan năm 1287, Pagan thất thủ Trước lúc vương triều Pagan bị diệt vong, ở đó có một nhà sư người Môn tên Sariputta, thụ giới theo hệ Ananda thuộc phái Xrilanca được phái đến vùng người Môn hoằng pháp Ngài tinh thông hết thảy

Trang 29

kinh luận, dạy rất nhiều tỳ khưu biên soạn bộ Wareu Dhammathat, định ra cơ sở pháp học sớm nhất ở Myanmar

Trong bài viết “Vương quyền, giới tăng lữ và xã hội ở Pagan”, Micael Aung

Thwin đã đưa ra giả thuyết giải thích sự sụp đổ của vương quốc Pagan vào cuối thế

kỷ XIII: “Qua những tài liệu được khắc trên bia hết sức phong phú của thời kỳ Pagan, ông kết luận rằng việc nhà nước bảo trợ giới tăng lữ, những hoạt động xây dựng đền chùa to lớn đã khiến nhà nước để mất quyền kiểm soát lực lượng lao động vào tay nhà thờ Do đó nền tảng kinh tế của vương quốc này đã bị phá hủy và quyền lực chính trị cũng bị thủ tiêu Quân Nguyên Mông và người Shan chỉ bắn “phát súng kết liễu” một quốc gia đã suy yếu Ông cho rằng lúc này các ngôi đền và tu viện đầy ắp của cải” [9, tr.250-251]

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu đặc trưng của Phật giáo Tiểu Thừa, tình hình phát triển của Phật giáo Tiểu thừa thời Pagan (thế kỷ XI - XIII), bước đầu có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Phật giáo du nhập vào Miến Điện từ khoảng thế kỷ III TCN So với các nước khác trong khu vực, thời điểm Phật giáo du nhập vào Miến Điện khá sớm Nhờ sự nâng đỡ của chính quyền, Phật giáo Đại thừa, phái Mật tông nhanh chóng bị thay thế bởi Phật giáo Tiểu thừa (hay còn gọi là Theravada) để nhanh chóng trở thành quốc giáo của vương triều Pagan (thế kỷ XI - XIII) và các giai đoạn tiếp sau của lịch sử Miến Điện

Phật giáo Tiểu thừa được du nhập vào Miến Điện chủ yếu qua Xrilanca Vì

lẽ ấy, Phật giáo Miến Điện và Phật giáo Xrilanca có mối quan hệ mật thiết với nhau

và hỗ trợ nhau cùng phát triển, làm nên sợi dây liên hệ văn hóa - tôn giáo - chính trị khá chặt chẽ trong suốt thời kỳ Pagan

Là một tôn giáo ngoại lai, nhưng với giáo lý dễ hiểu, lễ nghi đơn giản lại gần với tín ngưỡng dân gian bản địa của người dân như tín ngưỡng thờ Nat, tín ngưỡng Long thần, cùng các tín ngưỡng truyền thống của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước Phật giáo nhanh chóng hòa hợp, chung sống hòa bình với tín ngưỡng bản

Trang 30

địa Vì thế, Phật giáo Miến Điện không còn nguyên dòng Phật giáo Tiểu thừa mà mang tính nhập thế khá cao

Trở thành quốc giáo, được sự nâng đỡ của chính quyền, sự ủng hộ của quần chúng nhân dân nên Phật giáo Tiểu thừa có vai trò quan trọng ở Miến Điện cả về chính trị, xã hội, đối ngoại và góp phần hình thành nên nền văn hóa Phật giáo Miến Điện Đây là thành tựu, là đóng góp quan trọng của Phật giáo với Miến Điện thời kỳ Pagan và kéo dài suốt chiều dài lịch sử, cho đến nay Phật giáo Tiểu thừa vẫn giữ địa

vị là tôn giáo quốc gia, có ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống Myanmar

Thế kỷ XI - XIII, Pagan đã trở thành trung tâm Phật giáo Tiểu thừa ở khu vực Đông Nam Á lục địa và Phật giáo tiếp tục vượt qua biên giới Miến Điện lan tỏa

ra bên ngoài

Trang 31

Chương 2 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA MIẾN

ĐIỆN THỜI KỲ PAGAN (THẾ KỶ XI - XIII)

Trong suốt ba thế kỷ từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, có thể nói “Trở thành quốc gia Phật giáo Tiểu thừa lớn nhất ở Đông Nam Á, Miến Điện cũng đồng thời là thành trì vững chắc cho thế giới Phật giáo Tiểu thừa” Phật giáo Tiểu thừa ngày

càng phát triển và có ảnh hưởng đến nhiều mặt xã hội, nhưng rõ nét nhất là đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Miến Điện

Một vấn đề khác cũng cần được xác định khi bắt tay nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa tinh thần của người Miến Điện mà các phần trước đã khẳng định, đó là từ khi trở thành quốc giáo từ thế kỷ XI cho đến nay Phật giáo Tiểu thừa vẫn là một trong những trụ cột, tham gia và chi phối mạnh mẽ đến đời sống văn hóa và tinh thần của người dân Những ảnh hưởng của Phật giáo Tiểu thừa được biểu hiện đa dạng và phong phú đến mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa xã hội vương triều Pagan

2.1 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA VỚI CHỮ VIẾT – NGÔN NGỮ

Khi Phật giáo được du nhập vào Miến Điện, các kinh kệ, giáo lý Phật giáo Đại thừa đều được viết bằng chữ Phạn Đầu tiên chỉ có các nhà sư từ Ấn Độ đến mới đọc được những thứ chữ này Nhưng trải qua thời gian, cùng sự du nhập của Phật giáo Tiểu thừa từ Xrilanca mang theo Đại tạng kinh bằng tiếng Pali vào Miến Điện, với sự phát triển nhanh chóng của Phật giáo Tiểu thừa, nhiều người bản địa

do tin theo tôn giáo này nên đã học chữ Pali Đối với Phật giáo thì những người đầu tiên đọc thứ chữ này là những nhà sư - các nhà trí thức đầu tiên ở Miến Điện Thoạt đầu họ chỉ giữ vai trò ghi chép kinh Phật, vốn là chữ viết biến hình, vốn đơn giản về

hệ thống phụ âm nhưng phức tạp về hệ thống nguyên âm Nhưng khi các nhà sư dạy cho nhân dân thứ chữ này và dùng nó để ghi chép ngôn ngữ dân tộc mình không biến hình với hệ thống nguyên âm đơn giản thì có nghĩa dân Miến đã thừa hưởng một hệ thống của ngôn ngữ chữ viết để ghi ngôn ngữ khác với loại hình đó Điều đó

Trang 32

đồng nghĩa với việc chữ Pali đã góp phần quan trọng vào ngôn ngữ Miến, nhất là khi người ta không chỉ dùng nó để ghi chép kinh Phật mà còn dùng nó để ghi cả nội dung của đời sống sinh hoạt hằng ngày

Chữ Pali được sử dụng rất phổ biến, song song bên cạnh chữ viết Môn, sau

là chữ Miến của cư dân Pagan

Ngay từ thế kỷ XI, nhà vua Anoratha nhiệt tình ủng hộ trưởng lão Arhano cải cách Phật giáo, giúp cho Phật giáo Tiểu thừa phát triển, chữ Pali được sử dụng thay hoàn toàn cho chữ Phạn Như chùa Ananda và rất nhiều chùa tháp khác ở Pagan đều

có những bia đá ghi chép, mô phỏng sự tích Jakata bằng chữ Pali Trong những bia đá được tìm thấy trong thế kỷ XI - XIII, người ta thấy bốn mặt của bia đá là bốn loại chữ khác nhau là chữ Pali, chữ Phyus, chữ Miến và chữ Môn Như thế chữ Pali đã thực sự hòa mình vào lòng dân tộc, vào trong dòng chảy văn hóa ngôn ngữ - văn tự Miến

Như thế không còn nghi ngờ gì nữa, Phật giáo thực sự là con đường chuyển tải nền văn hóa chữ viết và ngôn ngữ cho Miến ngay từ khi Phật giáo du nhập và đặc biệt là khi Phật giáo Tiểu thừa trở thành quốc giáo của vương triều Pagan 2.2 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA VỚI VĂN HỌC

Thế kỷ XI - XIII được đánh dấu là thế kỷ văn học, nghệ thuật Miến Điện phát triển rực rỡ và đạt được những thành tựu vĩ đại nhất Có được đỉnh cao rực rỡ

đó là nhờ sự đóng góp to lớn của Phật giáo Tiểu thừa Miến Điện

Sở dĩ Phật giáo ảnh hưởng mạnh mẽ tới văn học vì các tác giả thời đó là các tín đồ Phật giáo và họ là các tri thức được đào tạo từ các trường học nhà chùa - trường học chính thức của nhân dân Đây là thời kỳ Phật giáo đến với các tầng lớp nhân dân bằng hai con đường: Con đường tri thức do sách vở, kinh Phật được du nhập vào Miến Điện và con đường dân gian Dân gian hấp thụ giáo lý Phật giáo bằng các Jakata (những câu chuyện kể về tiền kiếp của đức Phật) do các nhà sư kể trong các ngày lễ hội

Văn học thời Pagan thoát tục và thấm đẫm tinh thần Phật giáo

2.2.1 Những tác phẩm văn học Phật giáo

Những bộ Kinh Phật được đưa vào Miến Điện từ khá sớm nhưng phải đến thế kỷ XI, Tam tạng kinh - bộ kinh quan trọng mới được đưa vào Trung Miến Đây

Trang 33

là hệ thống các bộ kinh của đạo Phật, rất đồ sộ về chữ nghĩa và về quan niệm Tam tạng kinh gồm: Kinh tạng, Luật tạng, Luận tạng Toàn bộ kinh điển Phật giáo Tiểu thừa được viết bằng chữ Pali, ngôn ngữ chính của Ấn Độ sang Miến Điện nó được viết lại bằng chữ Miến

Phật giáo Tiểu thừa được nhà vua tiếp nhận và tôn thành quốc giáo Pali trở thành ngôn ngữ thiêng liêng và chữ Môn được tiếp nhận làm cơ sở cho chữ viết Miến Ngoài ra các nhà sư còn dịch, kể những câu chuyện tiền kiếp của đức Phật trong các dịp lễ hội

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nền văn học Phật giáo ở khu vực Đông Nam

Á lục địa đã khởi đầu bằng sự du nhập của Tam tạng kinh Không rõ người Siam du nhập Tam tạng kinh vào thời nào nhưng chắc chắn rằng họ đã có trong tay bộ Trayphum (Ba thế giới) từ thời kỳ vương quốc Sukhothay, triều vua Lithay giữa thế

kỷ XIV Còn ở Lào dưới triều vua Vixunlarat bộ kinh Tam tạng mới được dịch Muộn hơn một chút ở Campuchia, bộ Tripitaka và sách Trayphum mãi đến thế kỷ

XV mới xuất hiện Người Myanmar cho rằng, Tam tạng kinh đã đến đất nước họ sớm nhất trong khu vực vì theo truyền thuyết từ thế kỷ XI, vua Anoratha ở Pagan đã đưa quân đội đến cướp Tam tạng kinh ở Thaton (Nam Miến Điện) [17, tr.398]

Dưới triều Pagan (1044 - 1088), Bổn sinh kinh được phổ biến rộng rãi ở dạng nguyên tự Những câu chuyện về tiền kiếp đức Phật ngấm dần trong đội ngũ trí thức Phật giáo và tất cả dân chúng

Theo quan niệm của người Miến Điện, đức Phật trải qua 50 kiếp Trong 50 kiếp đó, người Miến Điện say mê và cảm thông nhất với kiếp cuối cùng của đức Phật là Wthandaya Cuộc đời đức Phật được kể bằng thơ và tác phẩm đó được đọc trong các lễ hội truyền thống của người Miến Điện Nhân dân Miến Điện say mê nhất với tác phẩm này vì từng chi tiết về cuộc đời Wthandaya, phong cảnh đất nước, núi sông trong tác phẩm chính là hình ảnh về đất nước Miến Điện, con người Miến Điện Các tình tiết của tác phẩm phù hợp với tâm lý, tư tưởng, tình cảm của người Miến Điện Người dịch đã đơn giản hóa tác phẩm để cho người đọc dễ nghe, dễ hiểu Nhân vật chính chỉ có hai tuyến chính: Chính diện và phản diện, bao giờ chính nghĩa cũng thắng gian tà, rất phù hợp với tâm lý của cư dân nông nghiệp

Trang 34

Những câu chuyện Jakata thời Pagan, nhiều nhất là truyện Wthandaya, Jakata cuối cùng trong tập 547 truyện kể về kiếp sau cùng của đức Phật Bên cạnh

547 Jakata, còn có loại 50 Jakata (loại này thường là các truyện kể dân gian)

Jakatha Wthandaya thể hiện đầy đủ giáo lý Phật giáo - bố thí Wthandaya bố thí hết của cải, bố thí vật quý nhất của vương quốc là một con voi trắng và cao nhất của đức hi sinh là bố thí cả vợ con để rồi cuối cùng thành Phật Tác phẩm có sức sống lâu bền vì nó phù hợp với tâm lý của cư dân Miến Điện - cư dân nông nghiệp lúa nước

Trong thời gian trị vì của vị vua Alaungsithu, một vị vua cũng như các vị vua khác dưới triều Pagan rất sùng Phật, tư tưởng của ông chu du khắp nơi trên lãnh địa của mình và xây dựng khá nhiều công trình kiến trúc có giá trị về đạo Phật và những bản khắc phản ánh cảm xúc sâu sa về thế giới bằng những lời thơ được đánh giá là hay nhất trong dòng văn học Miến Điện Tinh thần gây cảm hứng cho ông trong những công việc vì đạo đã đạt đến mức hoàn thiện trong kinh cầu nguyện Pali của đức vua được ghi lại trong đền Shwezigori Nội dung bài kinh đại thể giống lời cầu nguyện của vị thánh thời trung cổ trong đạo Cơ đốc:

“ Chính ta cũng sẽ vượt qua

Và kéo người đang chết đuối lên bờ

Ôi, là người đã thuần rồi ta sẽ làm cho những kẻ ngang ngạnh trở nên thuần

Là người đã được an ủi, ta sẽ làm yên lòng những người nhút nhát

Là người đã thức tỉnh,ta sẽ đáng thức kẻ ngu mê

Là người lạnh lùng ta sẽ làm nguội lạnh những gì đang bùng cháy

Là người đã được tự do, ta sẽ cởi trói cho người bị xiềng xích ”

[9, tr.243] Qua đoạn trích trên ta có thể thấy được lòng mộ đạo của tầng lớp trên trong

xã hội Giáo lý, giáo thuyết cùng những tư tưởng nhân đạo từ bi hỷ xả trong đạo Phật thấm nhuần vào trong từng ý thơ Bài thơ là sự thức tỉnh, là sự khẳng định ý chí, nghị lực sống và nghị lực vươn lên của con người, là niềm tin, niềm khát vọng

Trang 35

cho một cuộc sống tốt đẹp công bằng của xã hội Bài thơ là một trong số những tác phẩm Phật giáo kinh điển của nền văn học Pagan

2.2.2 Những tác phẩm văn học mang ảnh hưởng Phật giáo

Ra đời cùng với dòng văn học Phật giáo kể trên thế kỷ XI - XIII, nền văn học Miến Điện thời kỳ này phát triển rực rỡ nhất và ảnh hưởng sâu sắc giáo lý Phật giáo: Sự bố thí, thuyết nhân quả và luân hồi

Khi mà Phật giáo Tiểu thừa được nhà vua tiếp nhận và tôn thành quốc giáo, Pali trở thành ngôn ngữ thiêng liêng và chữ Môn được tiếp nhận làm cơ sở cho chữ Miến thì cũng chính là cơ sở cho chúng ta căn cứ để cho rằng văn học Miến Điện bắt đầu từ năm 1057

Thời kỳ Pagan ngoài văn học truyền miệng, còn có văn bia Bia cổ nhất Miến Điện có niên đại vào năm 1058, của vua Anoratha, khi dựng tượng một nhà ẩn sĩ to bằng người thật Ngày nay, người ta tìm thấy một số lượng văn bia khá lớn thời Pagan, trong đó có các bia như: Mi - a - de - di (1113), Sin - đo - ri (1244), A - ma -

na (1266), Min - va - in (1271) khắc bằng chữ Pali, chữ Miến rất có giá trị về nghiên cứu giáo lý Phật giáo thời Pagan (thế kỷ XI - XIII)

Bia A - ma - na (1266) do hoàng hậu Hpoasau để lại, có nội dung rất thực:

“Con người muốn trẻ đẹp, muốn có đá quý, nô lệ và quyền lực, muốn mình được người và thần yêu mến, kính trọng trong suốt cuộc đời trước khi được lên cõi Niết bàn ” [28, tr.81-82]

Trong thời kỳ Pagan với tinh thần mộ đạo và đề cao Phật giáo, nhà vua và những người thuộc hoàng gia đã cho xây dựng nhiều đền, chùa và ký tặng rất nhiều bia ký Nhìn chung văn bia Miến Điện thường là các văn bia hậu thần, hậu Phật, ghi công đức, đề tặng hay những lời giáo huấn nhà Phật

Ngoài những văn bia có giá trị lớn về mặt văn học, ngôn ngữ, lịch sử thì trong dòng văn học thời kỳ này còn bao gồm nhiều tác phẩm văn học sáng tác gồm

cả văn xuôi, thơ ca đều do những tác giả vô danh viết

Khác với Nho giáo, một học thuyết mà nhiệm vụ đầu tiên là chỉ ra thực chất của xã hội loài người và xác định nghĩa vụ của con người trong xã hội, Phật giáo thì

Trang 36

trước hết nói về thế giới bên trong của con người, chỉ ra cách thức diễn đạt chiều sâu tâm hồn, sự giàu có của tâm linh Từ tư tưởng căn bản đó, Phật giáo đã để lại dấu

ấn của mình trong lĩnh vực thi ca của Phật giáo Vì lẽ ấy, ta thấy rất nhiều tác phẩm văn học Miến Điện mô tả những nhân vật có tính cách bề ngoài rất trầm lắng nhưng lại có chiều sâu nội tâm phong phú Thấm sâu giáo lý, giáo điều của Phật giáo, người Miến Điện cũng vậy, họ kín đáo, tế nhị trong giao tiếp nhưng lại có một đời sống nội tâm trái ngược Các tác phẩm văn học thời kỳ này miêu tả cuộc sống nơi trần thế nặng nề, chứa đầy uẩn khúc đau khổ mà con người không có đường né tránh Ngay

cả những người gặp may trong cuộc sống, có cuộc sống an nhàn, giàu có, quyền thế cũng chỉ là tạm bợ, xa lạ với tâm hồn con người Tư tưởng của các tác phẩm là hướng con người hãy ăn ở nhân đạo, vị tha để được hóa thân vào cõi Niết bàn

Những tác phẩm văn học Pagan còn mang nội dung chủ yếu ngợi ca những chiến công hiển hách của những người anh hùng, đề cao tình yêu đất nước, chí căm thù gian ác, quân xâm lược, ca ngợi tình yêu đôi lứa, phê phán những thế lực vương quyền đã chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc chân chính của con người ảnh hưởng của Phật giáo bao trùm toàn bộ các tác phẩm, các tác phẩm đều có vai trò thể hiện sự cứu nhân độ thế của đức Phật, cứu giúp con người khỏi cảnh trầm luân khổ ải của cuộc đời

Thuyết luân hồi và nhân quả của đạo Phật là một nội dung quan trọng trong hầu hết các tác phẩm Nhân vật chính trong truyện thường phải trải qua nhiều nỗi đau khổ, gian truân để đến cuối cùng bao giờ chính nghĩa cũng thắng gian tà, người tốt cuối cùng sẽ được sung sướng còn kẻ xấu phải chịu kết cục thất bại và bị trừng phạt

Như thế, theo các nhà nghiên cứu, trong thời đại Pagan, trên lĩnh vực văn học, có hai thành tựu nổi bật Một là các tác phẩm biên niên sử ghi lại lịch sử Miến Điện, hai là các tác phẩm thấm đẫm tinh thần, màu sắc Phật giáo Trong các tuyển tập thơ, đề tài hầu hết đều lấy từ đạo Phật: Điều mà ta thấy có dáng dấp của ảnh hưởng Phật giáo là ở những tứ thơ nói về sự trống rỗng của đời người, tính phù vân của cái đẹp và cái sướng, mờ ảo như sương tuyết, đổ vỡ như bong bóng Con người thể hiện ước muốn đạt đến cõi Niết bàn, muốn đạt đến cuộc sống ngoài cuộc sống

Trang 37

Khi con người đã nhận ra tính phù vân của kiếp sống, sự tạm bợ của thân xác để từ

đó vụt sáng lên tình yêu với cuộc sống

Trong dòng văn học Miến Điện còn có một số bài thơ thuộc thời kỳ Pagan

còn được lưu truyền đến ngày nay Trong số đó nổi tiếng nhất là bài “Đạo lý của tự nhiên” (1173) của Anandaturia Tác giả là con trai người vú em của hoàng tử Minhi

Narudaykha Sau khi trở thành một đình thần, ông bị vị hoàng tử lên ngôi vua ra lệnh chém đầu do ghen ghét với ông vì những lý do lặt vặt

Anandaturia viết bài “Đạo lý của tự nhiên” vào đêm hôm trước khi bị xử

chém và nhờ những người lính chuyển cho vua Nhưng sau khi ông chết bài thơ mới

đến tay vua Bài thơ “Đạo lý của tự nhiên” về hình thức là một kiểu Linga, mỗi

dòng có bốn âm tiết Nó thể hiện tâm trạng thờ ơ với cuộc sống trần thế, sự quy phục trước số phận và tấm lòng vị tha Nhà thơ cho rằng chính luật của tự nhiên, chứ không phải cái gì khác mới là vĩnh viễn Còn tất cả được nhà thơ ví như lớp bọt nổi trên mặt đại dương, sẽ tan theo những con sóng Nhà thơ cho rằng nhà vua muốn cho bề tôi sống chết như thế nào là chuyện thường tình Nhà thơ khẳng định rằng, nếu gặp nhà vua trong cuộc sống khác thì ông cũng sẽ tha thứ bởi rốt cuộc máu và cơ thể cũng không phải là vĩnh hằng Từ nhiều thế kỷ nay, người ta vẫn nói

rằng trong “Đạo lý của tự nhiên”, ông đã thuyết lý các giáo huấn Phật giáo và đề

cao đạo đức vị tha Dưới đây là một đoạn trong bài thơ:

“Tôi không đi đâu thoát khỏi được số mệnh

Ở mỗi người, sống, chết đã được định từ lâu

Dù con người có hùng mạnh đến đâu chăng nữa

Trong bàn tay của số phận cũng chỉ là đồ chơi bé nhỏ, tầm thường

Trong tất cả sinh vật hít thở, vận động và sinh tồn

Trong bản chất của cái đang tồn tại, tử thần đã ẩn náu sẵn ” [28, tr 83]

Nội dung bài thơ không hề bi lụy mà vẫn toát lên một tư tưởng lạc quan bởi

ý thức hệ tư tưởng Phật giáo đã thấm sâu trong tâm hồn tác giả Chỉ có cõi Niết bàn mới là nơi con người ảo giác được sống yên ổn, bình đẳng Cõi đời thực chứa đầy trắc trở, bất công, nên con người không cần quan tâm nhiều lắm Như thế, bài thơ

Trang 38

thể hiện sâu sắc giáo lý Phật giáo, bài thơ vừa là một tác phẩm Phật giáo nhưng đồng thời cũng được xem là một tác phẩm văn học dân gian nổi tiếng Miến Điện Bài thơ đã được chuyển thể đưa lên sân khấu và là niềm say mê của người Miến Điện thuộc mọi lứa tuổi

Ngoài dòng văn học bác học, Phật giáo còn để lại khuôn dấu tâm thức của mình trong các sáng tác dân gian Rất nhiều điển tích, ngụ ngôn của Phật giáo đã được hóa thân vào cuộc sống của tầng lớp bình dân nhất và nhiều khi trở thành chuẩn mực của cuộc sống

Những tác phẩm văn học mang ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo đa số được dàn dựng trên sân khấu Đó cũng chính là một lý do khiến cho nó có sức sống lâu dài trong đời sống tinh thần của cư dân Pagan nói riêng và của cư dân Miến Điện sau này nói chung

2.3 PHẬT GIÁO TIỂU THỪA VỚI NGHỆ THUẬT

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội Sự phản ánh hiện thực của tôn giáo cũng được thể hiện qua những hình tượng nghệ thuật Với ý nghĩa đó, ta thấy giữa nghệ thuật và tôn giáo có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Phật giáo và nghệ thuật truyền thống Miến Điện không nằm ngoài những quan điểm chung đó, giữa chúng có sự ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình phát triển của lịch

sử văn hóa tinh thần Miến Điện Bản thân các tác phẩm thuần túy tôn giáo, nếu không tạm xét đến yếu tố tư tưởng tôn giáo, thì rõ ràng chúng chứa đựng những giá trị văn hóa nghệ thuật cao Từ đó có thể nói, Phật giáo gắn liền với những giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật

Một đóng góp to lớn của Phật giáo đối với Đông Nam Á lục địa là nó đã góp phần tạo nên một nền nghệ thuật phát triển rực rỡ với các công trình kiến trúc Phật giáo hoành tráng và một kho tàng đồ sộ các kiệt tác của nền nghệ thuật điêu khắc tượng tròn, phù điêu cùng với vô vàn đồ thờ cúng khác

Cũng như các nước khác ở khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, nghệ thuật truyền thống Miến Điện tập trung đặc biệt vào đề tài Phật giáo Nền nghệ thuật Miến Điện đa dạng và phong phú về mặt thể loại Nhờ sự phát

Trang 39

triển của Phật giáo đã tạo nên một luồng gió mới đầy sinh khí cho nền nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc, hội họa của Miến Điện

Các công trình kiến trúc, điêu khắc nơi đây cho đến bây giờ vẫn làm sửng sốt cho những ai lần đầu đến chiêm bái Tài nghệ rất đáng khâm phục của lớp người trong các công trình này không chỉ ghi lại trong du ký của Marcopolo - nhà lữ hành Italia (thế kỷ XIII) mà đến nay những gì còn lại của Pagan vẫn là chứng tích huy hoàng của Miến Điện xưa

2.3.1 Nghệ thuật kiến trúc

Sự phát triển của Phật giáo Tiểu thừa ở thế kỷ XI - XIII thể hiện rõ trên nền kiến trúc Miến Điện Một trong những yếu tố quan trọng cho sự gắn kết giữa Phật giáo và người dân Miến Điện phải kể đến vị trí của những ngôi chùa Đặc điểm của ngôi chùa Miến Điện nói chung, ngôi chùa Pagan nói riêng là có xu hướng gần dân, thấm đượm tinh thần Phật giáo và thể hiện sự tôn kính sùng bái của người dân với Phật giáo

Cùng với sự phát triển của đạo Phật, nhiều chùa tháp quan trọng được xây dựng Thời kỳ Pagan, bên cạnh việc nhà vua cho xây dựng các lâu đài, cung điện, nhà vua còn cho xây dựng nhiều ngôi chùa, đền tháp lớn Tới lúc đó, ngôi chùa Miến Điện đã được hoàn chỉnh với kiến trúc chính là nơi thờ Phật và là nơi thực hành các nghi lễ Phật giáo

Hàng nghìn ngôi chùa, đền tháp được mọc lên, biến Pagan thành một thành phố tâm linh của người Miến, một cõi đi về của cội nguồn dân tộc

Khu đền tháp cổ Pagan của Myanmar là công trình kiến trúc nổi tiếng, từng được nhiều nhà nghiên cứu liệt vào hạng những kỳ quan thứ tám của thế giới

Pagan khiến chúng ta kinh hoàng và thán phục tài nghệ tuyệt vời của những nhà xây dựng Myanamar vô danh xưa Pagan là công trình ca ngợi đức Phật và giáo

lý của Ngài Đó là vô vàn những đền tháp, từng nhóm, từng nhóm nằm rải suốt hơn mười kilomet dọc bờ sông Iraoatdi, với những hình thức tinh tế và thơ mộng

Theo thống kê của các nhà nghiên cứu Myanmar, những công trình kiến trúc hiện còn là hơn 2.300 (nếu tính cả những công trình đã đổ nát, con số đó lên tới xấp

Trang 40

xỉ 5.000) Chỉ trong khoảng 240 năm tồn tại (1044 - 1287) trên diện tích hơn 40 km vuông đã có đến 5000 ngôi chùa tháp Pagan được xây dựng

Một nhà báo phương Tây kể lại: “Theo truyền thuyết có tới 4.486.733 ngôi đền, nhưng thực ra chỉ khoảng 5000 ngôi trên diện tích khoảng 16 dặm vuông, trên vùng đất rất khô, rất ít mưa, ít cây, khó trồng ngũ cốc, phần lớn là cỏ dại Do đó các ngôi đền xây gạch trát vữa vẫn được bảo tồn lâu dài 5000 ngôi chùa, tháp xây trong 250 năm, trung bình 2 ngôi/tháng Số lớn chùa xây theo khúc cong của sông Iraoadi kéo dài hơn 10 km” [22, tr.103]

Như vậy trung bình cứ khoảng hai tháng, người ta lại xây xong một công trình kiến trúc Hằng hà sa số những công trình kiến trúc mang đậm tính chất Phật giáo này đã làm cho Pagan trở nên bất tử Người Miến Điện cho rằng xây chùa, đắp tượng, đúc chuông là những công lực lớn lao nhất Xây một ngôi chùa là giải thoát một kiếp người Có lẽ vì lý do đó mà mỗi người ở vương quốc Pagan đều góp công sức của mình vào việc xây dựng chùa chiền: Từ nung gạch, nung vôi, chặt cây, người thợ đá làm tường, vòm cuốn, người thợ điêu khắc tạc tượng đến những người dân chở nguyên liệu trên những chiếc xe bò nhuốm bụi vàng của vùng cao nguyên

oi nồng

Trong số đền tháp, chùa chiền Pagan và nhiều công trình khác nữa thực sự là những kiệt tác nghệ thuật kiến trúc của Đông Nam Á Hầu hết những công trình ở đây đều được xây dựng từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, dưới triều đại Pagan

Hơn 2.000 chùa tháp còn lại ở Pagan là cả một cuốn bách khoa về kiến trúc, xây dựng cổ Myanmar

Tất cả những kiến trúc ở Pagan đều được xây dựng bằng gạch và vôi vữa, bao gồm hai loại kiến trúc chủ yếu là Stupa (tháp) - người Miến Điện còn gọi là Xetiya Có hàng nghìn Xetiya lớn và đa dạng, với những hình dạng giống những chiếc chuông Các Stupa lớn thường có nền cao hình Kim tự tháp nhiều bậc, giữa các tầng bậc có các cầu thang nối với nhau

Vào thế kỷ IX - X, những truyền thống Môn đã bắt đầu ảnh hưởng tới Pagan Ảnh hưởng này trở lên mạnh mẽ sau cuộc hành quân của Anoratha vào Thaton từ

Ngày đăng: 29/11/2015, 16:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w