Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 69 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
69
Dung lượng
424 KB
Nội dung
Khóa Luận Trần Thị Hoài Trang MỘTSỐẢNHHƯỞNGCỦATRIẾTLÝNGŨGIỚIPHẬTGIÁOTRONGĐỜISỐNGVĂNHOÁXÃHỘIHUẾ A. PHẦN MỞ BÀI 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Phậtgiáo là một tôn giáo lớn của thế giới có nguồn gốc ở Ấn Độ. Phậtgiáo đã truyền vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu công nguyên, đến nay đã gần 2000 năm. Trong thời gian dài này Phậtgiáo đã để lại cho dân tộc ta nhiều dấu ấn có thể thấy từ tín ngưỡng cho đến văn hoá, phong tục, tập quán từ thế giới quan đến nhân sinh quan, từ tư tưởng đến tình cảm nhiều vấn đề củavănhoá dân tộc sẽ không sáng rõ nếu không hiểu được Phậtgiáo dân tộc. Từ khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam, những tư tưởng, những triếtlý nhân văn đã ăn sâu vào văn minh, nếp sống, nếp nghĩ của người dân Việt Nam một cách tự nhiên. Những chuẩn mực đạo đức củaPhậtgiáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách của con người hướng con người đến với những giá trị cao đẹp hơn, nhân ái hơn, gần gũi nhau hơn. Đạo Phật đã thật sự trở thành chỗ dựa văn hoá, tinh thần cho nhân dân Việt Nam. Trong hơn 300 năm, Huếmột thời là thủ phủ của Đàng Trong và là kinh đô của đất nước thống nhất. Huế không chỉ là đất “thần kinh” mà còn là đất “thiền kinh”, ngày nay Huếvẫn là mộttrong ba trung tâm Phậtgiáo lớn của cả nước.Trong di sản vănhoá ở Huế, chùa Huế tồn tại như một bộ phận cấu thành của di sản vănhoá Huế, vì thế những ảnhhưởngcủaPhậtgiáo đã tác động khá rõ nét trongđờisốngvănhoáxãhộicủa con người Huế, góp phần tạo nên tính cách Huế. Cách sống bình tĩnh, dung dị sâu lắng, thuỷ chung của người Huế có một phần bồi đắp từ tư tưởng Phậtgiáo đặc biệt trong đó có những tư tưởng quan niệm về ngũgiớicủa đạo Phật. Nội dung cơ bản củaPhậtgiáo là những triếtlý nhân sinh, tư tưởng nhân đạo sâu sắc về nỗi khổ của con người và cách cứu vớt, giải thoát để diệt khổ. Phậtgiáo là một tôn giáo vì con người, mong muốn đem đến cuộc sống bình an hạnh phúc, hướng con người đến với chân- thiện- mỹ. Đề tài “Một sốảnhhưởngcủatriếtlýngũgiớiPhậtgiáotrongđờisốngvănhoáxãhội Huế” có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn xây dựng đờisốngvănhoáxãhộiHuế tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần thúc đẩy cả nước tiến lên con đường công nghiệp hoá, 1 Khóa Luận Trần Thị Hoài Trang hiện đại hoá đất nước với nền kinh tế thị trường định hướngxãhội chủ nghĩa. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CỦA KHÓA LUẬN: Đạo Phật đã thực sự mang tính nhân văn cao cả, triếtlýcủa nhà Phật là hướng con người đến cuộc sống tốt đẹp khuyên con người nên tránh những đều xấu xa tội lỗi. Đây chính là chủ đề được nhiều người quan tâm, nghiên cứu khai thác. Đã có nhiều công trình của các cá nhân, tâp thể nghiên cứu về Phậtgiáo với nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau. Trong cuốn “Ảnh hưởngcủa các hệ tư tưởng và tôn giáođối với con người Việt Nam hiện nay”, các tác giả đã chỉ ra ảnhhưởngcủaPhậtgiáo đến nhân cách, đến thế giới quan và tư duy của con người Việt Nam hiện nay, đồng thời chỉ ra sự khác biệt về ảnhhưởngcủaPhậtgiáođối với Phật tử ở các vùng khác nhau, các tầng lớp người khác nhau trên đất nước Việt Nam. “Cũng là Phậtgiáo nhưng con người theo Thiền tông thì chú trọng đến tính Phậttrong con người. Con người theo Tịnh độ tông thì chú ý làm thiện để được lên chốn Niết bàn, chốn Tây phương cực lạc, còn con người theo Mật tông thì chú ý đến bùa chúa, cầu đảo, xin thẻ để đạt được ý nguyện. Cũng là Phậtgiáo nhưng tính cách của con người Phật tử mỗi nơi cũng một khác. Chẳng hạn vùng Hà Bắc, Hải Dương thì nhẹ nhàng, thanh thoát, vùng Thừa Thiên Huế thì nề nếp, chặt chẽ, vùng thành phố Hồ Chí Minh thì tự nhiên, thoải mái. Cũng là Phậtgiáo nhưng người trí thức thì nặng nề về phần trí tuệ trong học thuyết, người làm nghề buôn bán thì nặng nề về tính thực dụng, vụ lợi, mê tín .[12; 228,229]. Trong bài “Người Huế và dấu ấn Phật giáo- một nét đặc thù cần chú ý tronggiáo dục đào tạo” tác giả Trần Cao Phong nói về tính hai mặt của dấu ấn Phậtgiáotrong nhân cách con người Huế như sau: “xét về mặt tích cực, đó là việc thừa nhận sự biến đổicủa thế giới và con người, sống có nề nếp, trong sạch, giản dị thương người, vị tha, hướng thiện, quan tâm đến người hoạn nạn . Trong hành động thì lấy tự giác đặt lên hàng đầu, đồng thời khơi dậy ở mọi người tình thương yêu thiên nhiên, con người và đất nước, hoằng dương đạo pháp gắn liền với vận mệnh của dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, tư tưởng Phậtgiáo cũng đã ảnhhưởng không tốt đến việc hình thành nhân cách con người Huế với nếp sống khổ hạnh, nhiều nghi lễ thờ cúng phiền phức, niềm tin và sự chờ đợi vào một kiếp sau hão huyền không có cơ sở khoa học, duy trì một quán tính chậm chạp, trì trệ trong nếp nghĩ và trong hành động, thiếu đi tính năng động tháo vát, táo bạo, quyết đoán, đặc biệt khi mà đất nước đã chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường sôi động như hiện nay. Huế chậm biến đổi và vẫn còn nghèo, tiềm năng chưa được khơi dậy, 2 Khóa Luận Trần Thị Hoài Trang phát huy đầy đủ mà trong đó tiềm năng quý giá nhất là con người chưa đựơc phát huy ở mức độ cao nhất”[10; 42]. Trong cuốn “Phật học phổ thông” tác giả đã chỉ rõ “Ngũ giới không đưa người mạnh tiến trên đường giải thoát, mà còn đem lại trật tự an vui, hoà bình cho gia đình, quốc gia, xãhội nữa. Ngũgiới chính là giềng mối chắc thật tạo hạnh phúc cho cá nhân và đoàn thể”[7; 71]. Trong cuốn “Phật pháp bách vấn” các tác giả bàn đến “ con người do vô minh nên bị dục vọng sai khiến, trói buộc chúng sinh vì nhiều ham muốn nên chịu nhiều khổ lụy, suốt đời theo đuổi ảo ảnh hạnh phúc, tìm cầu sự thỏa mãn của lòng tham không đáy và khi nhận thức sâu sắc về sự vô thường, giả hợp của thân mạng và thế giới, tỉnh mộng quay đầu, con người tìm về những giá trị của cuộc đời”[9; 64]. Trong đề tài “Nhân sinh quan PhậtgiáoHuế qua góc nhìn của lịch sử triết học” Luận văn Thạc sỹ của Hoàng Ngọc Vĩnh đã nhận định “dù ở đâu, ở thời điểm nào, trong hoàn cảnh nào Phậtgiáo cũng luôn đem tấm lòng từ bi, hướng thiện che chở, ôm ấp cho tâm hồn người Huế”[18; 6 ]. Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu cấp trường của cán bộ giảng dạy và sinh viên trường Đại học khoa học Huế, nhìn chung Phậtgiáo được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Đề tài: “Một sốảnhhưởngcủatriếtlýngũgiớiPhậtgiáotrongđờisốngvănhoáxãhội Huế” chỉ là bước đầu tìm hiểu những điều khuyên dạy con người để mong hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn trongtriết học Phậtgiáo chứ không phải là tất cả những gì liên quan đến Phật giáo. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA KHÓA LUẬN: Mục đích của khóa luận là khái quát triếtlý về ngũgiớiPhậtgiáo và tìm hiểu ảnhhưởngcủa nó đối với đờisốngvănhoáxãhộiHuế hiện nay. Nhiệm vụ của khóa luận làm rõ triếtlý về ngũgiớiPhật giáo, xem xét sự ảnhhưởngcủa nó đối với đờisốngvănhoáxãhộiHuế hiện nay; Chỉ rõ những đóng góp và hạn chế củatriếtlýngũgiớiđối với đờisốngvănhóaxãhộiHuế hiện nay. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA KHÓA LUẬN: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là triếtlýngũgiớiPhậtgiáo và ảnhhưởngcủa nó đối với đờisốngvănhóaxãhộiHuế hiện nay. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận: 3 Khóa Luận Trần Thị Hoài Trang - Về không gian: Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: 1986 đến nay. - Về nội dung: ẢnhhưởngcủangũgiớiPhậtgiáo đến đờisốngvănhóaxãhội Huế. 5. CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KHÓA LUẬN: Cơ sở phương pháp luận: Phép biện chứng duy vật về xã hội; “chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáocủa nhân dân của Đảng và nhà nước Cộng hòaxãhội chủ nghĩa Việt Nam”. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp lôgic-lịch sử, phương pháp thống kê thông qua điền dã về đờisốngPhậtgiáo ở Thừa Thiên Huế hiện nay. 6. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN: Khoá luận chỉ là góp phần khái quát về ngũgiớiPhậtgiáo và nêu được mộtsốảnhhưởngcủa nó đối với đờisốngvănhoáxãhộiHuế hiện nay. Khoá luận nếu được thực hiện thành công sẽ là một tài liệu tham khảo cho những sinh viên trong việc học tập nghiên cứu các vấn đề liên quan đến triết học, Lý luận tôn giáo, Lịch sử các tôn giáo, Chủ nghĩa vô thần khoa học,v.v. 7. KẾT CẤU CỦA CỦA KHÓA LUẬN: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận được kết cấu gồm 2 chương : Chương 1: MỘTSỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦATRIẾTLÝNGŨGIỚIPHẬTGIÁO CHƯƠNG 2: MỘTSỐẢNHHƯỞNGCỦATRIẾTLÝNGŨGIỚIPHẬTGIÁOĐỐI VỚI ĐỜISỐNGVĂNHÓAXÃHỘIHUẾ HIỆN NAY 4 Khóa Luận Trần Thị Hoài Trang B. NỘI DUNG KHÓA LUẬN Chương 1: MỘTSỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦATRIẾTLÝNGŨGIỚIPHẬTGIÁO 1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ PHẬT GIÁO. 1.1.1. Phậtgiáo tại Việt Nam. Nói chung đạo Phật đến Việt Nam từ rất sớm và bằng nhiều con đường: Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Mã Lai, Inđônêxia, v.v. Trung Quốc là con đường muộn nhất nhưng để lại ảnhhưởng lớn và sâu sắc hơn cả. Thế kỷ I, ở Luy Lâu nước ta đã có một trung tâm Phật học rất phồn thịnh. Có các thiền sư Ấn Độ nổi tiếng đã truyền đạo ở đây là Ma-ha-kỳ-vực và Khưu-đà-la ( khoảng 168-189) Ở thế kỷ II, Phậtgiáo nước ta chịu ảnhhưởng cả Phậtgiáo Ấn Độ lẫn Phậtgiáo Trung Quốc. Ở thế kỷ III, Phậtgiáo Việt Nam chịu ảnhhưởng nhiều củaPhậtgiáo Ấn Độ và trong thời gian này ở Việt Nam có vị thiền sư Khương Tăng Hội đã sang Trung Quốc để truyền đạo, đây cũng chính là minh chứng cho việc Phậtgiáo Việt Nam phát triển mạnh hơn Phậtgiáo Trung Quốc giai đoạn này. Thế kỷ IV, Phậtgiáo nước ta chịu ảnhhưởng chủ yếu củaPhậtgiáo Trung Quốc. Ở thế kỷ thứ V, Phậtgiáo Việt Nam và Phậtgiáo Trung Quốc ảnhhưởng qua lại lẫn nhau. Ở thế kỷ VI, phái thiền Tỳ Ni Đà Lưu Chi ( Trung Quốc 580-594) truyền vào Việt Nam. Từ đây, Phậtgiáo Việt Nam chịu ảnhhưởng chủ yếu củaPhậtgiáo Trung Quốc. Ở thế kỷ IX, phái thiền Vô Ngôn Thông ( Trung Quốc 580- 26) truyền vào Việt Nam. Từ Cảm Thành đến Ứng Vương (1287) được 15 đời đắc đạo. Ở thế kỷ XIII, vua Trần Nhân Tông đã kết hợp các phái thiền trên của Trung Quốc với truyền thống Việt Nam, lập ra trường phái Trúc Lâm ở Yên Tử (1299). Từ Trần Nhân Tông đến Pháp Loa, Huyền Quang (1314) được 3 đời đắc pháp. Thế kỷ XVI, thời vua Lê Thế Tôn (1573-1599) có phái thiền Tào Động từ Trung Quốc truyền vào Bắc Việt Nam. 5 Khóa Luận Trần Thị Hoài Trang Thế kỷ XVII-XVIII, thời vua Lê Hy Tôn (1676-1705) phái thiền Lâm Tế và Tào Động truyền vào Việt Nam. Từ 1858, Pháp xâm lược Việt Nam, đã chèn ép Phậtgiáo làm cho Phậtgiáo Việt Nam suy yếu. Từ 1920, với ảnhhưởngcủa chấn hưng Phậtgiáo Trung Quốc, Phậtgiáo Việt Nam cũng bất đầu chấn hưng, các hộiPhật học và hội Tăng già Nam - Trung- Bắc lần lượt ra đời (1930-1932-1934). Tổng hộiPhậtgiáo Việt Nam ra đời 1951. Ngày 4.1.1964 “Giáo hộiPhậtgiáo Việt Nam thống nhất” được thành lập, lãnh đạo sự hoằng pháp củaPhậtgiáo ở miền Nam. Năm 1981 “Giáo hộiPhậtgiáo Việt Nam” ra đời thống nhất hoằng pháp trong cả nước. 1.1.2. Vài nét về lịch sử Phậtgiáo ở Thừa Thiên Huế 1.1.2.1. Bước đầu hình thành và phát triển PhậtgiáoHuếPhậtgiáoHuế là một bộ phận củaPhậtgiáo dân tộc, do thế đã có những đóng góp của tự thân cho lịch sử Phậtgiáo Việt Nam. Việc nghiên cứu lịch sử PhậtgiáoHuế trở thành một yêu cầu để đáp ứng không những cho đòihỏi tìm hiểu lịch sử Phậtgiáo Việt Nam, tìm hiểu lịch sử dân tộc Việt Nam, mà còn góp phần tìm hiểu rõ ràng và đầy đủ lịch sử Huế, con người, vănhoá và lối sống Huế. Hiện vẫn còn quá ít tư liệu nói đến lịch sử PhậtgiáoHuế nhưng dựa vào lịch sử Huế tôi xin đưa ra một vài ý kiến của mình như sau: Năm 1069 khi Lý Thái Tông đi đánh quân Chiêm Thành trong đám tù binh mang về, vua phát hiện ra một thiền sư giỏi nên đã cho dựng chùa Khai Quốc tại Thăng Long và mời vị sư này khai sơn phái Thảo Đường tại Việt Nam. Đây là minh chứng nói lên sự có mặt củaPhậtgiáo Trung Quốc tại Đàng Trong và cũng chứng minh ở HuếPhậtgiáo đã thâm nhập vào. Năm 1306 khi công chúa Huyền Trân được gả cho chúa Chiêm Thành Chế Mân và thu hồi hai châu Ô, Lý ở vương quốc Chămpa thành lập hai châu Thuận, Hoácủa Quốc gia Đại Việt thì cũng có thể nói lúc này Đại Việt đã có sự ảnhhưởngcủavănhoá Chămpa và PhậtgiáoHuế rất có thể có nguồn gốc Phậtgiáo Ấn Độ pha lẫn các tín ngưỡng Chămpa. Qua lịch sử ta có thể thấy vào buổi đầu hừng đông của cõi Thuận Hoá người dân đã tiếp nhận tư tưởng của đạo Phật, người dân sốngtrong khung cảnh thanh bình củaPhậtgiáo với đậm đà màu sắc riêng của dân tộc. Trong thời kỳ này đã có hai loại chùa, chùa quan tức là hạng chùa có đựơc chính 6 Khóa Luận Trần Thị Hoài Trang quyền lưu ý và chùa làng do dân lập. Điều này đã nói lên được người dân Huế đã tiếp nhận Phậtgiáo từ rất sớm. Thạc sỹ Hoàng Ngọc Vĩnh đã chỉ ra “Ở thời kỳ XIV, Phậtgiáo ở Huế có thể là một cách bảo tồn của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Bởi khi các chúa Nguyễn vào trấn giữ Đàng Trong, chủ trương dựa vào Phậtgiáo để lập quốc, lúc này đã có các thiền sư Trung Quốc là sư phụ của thiền sư Minh Châu Hương Hải đang hoằng pháp ở đây” [18; 25]. Tiến sỹ Lê Mạnh Thát đã phát hiện vị Đại sư Thiện Huệ khai sơn chùa Hà Khê, long vị hiện còn thờ tại chùa Quảng Phước ở xã Phước Yên cũ, nay là Quảng Điền. Đây có thể là vị thiền sư của dòng thiền Trúc Lâm đầu tiên đến hoằng truyền Phậtgiáo ở Huế. Như vậy PhậtgiáoHuế nhất định có nguồn gốc Phậtgiáo từ Đàng Ngoài vào - phái Phậtgiáo Trúc Lâm Yên Tử. Từ thời kỳ Hồ Quý Ly (1400) cho đến thời thuộc Minh (1407-1428) và kéo dài cho đến hết triều Hậu Lê (1428-1600) thì tư liệu về Phậtgiáo rất ít. Các sử thần của ta xưa đều là những nhà Nho lỗi lạc, nhưng phần nhiều rất ít ưa Phậtgiáo và qua tư liệu ta có thể suy ra trong thời kỳ này Phậtgiáo đầy rối rắm. Kể từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá (1558) đờisốngcủa xứ này khởi sự thay đổi dần dần. Về tư tưởng, dân Thuận Hoá thời này đã sống với mộttriếtlýsống dung hợp cả ba nguồn tư tưởng lớn: Thích, Khổng, Lão cộng với tín ngưỡng bình dân vốn có. Tuy nhiên Phậtgiáo có phần trội hơn, trội về mặt tín ngưỡng chứ không phải về triết thuyết và chúa Nguyễn Hoàng đã yểm trợ Phậtgiáo để được lòng dân, đặc biệt chúa cho dựng chùa Linh Mụ ở đồi Hà Khê. Do đó Phậtgiáotrong giai đoạn này có thể nói là khởi sắc. “Qua 9 đời chúa Nguyễn (1558-1780 thì với luỹ Trường Dục và Sông Gianh làm giới tuyến (1624) Phậtgiáo Bắc vào Nam (Việt Nam) không liên hệ với nhau. Các chúa Nguyễn dù chống lại xu hướng đưa Nho giáo lên địa vị độc tôn thì cũng phải đề cao Nho giáotrong công cuộc lập quốc của mình. Đồng thời đã mộ Phật giáo, dùng Phậtgiáo để thu phục nhân dân, góp phần củng cố địa vị của mình và vương triều. Các chúa Hiền Tông (1691-1725) Minh Vương (1725-1738) Võ Vương (1738-1765) đều thọ giới bồ tát. Các chúa khác rất quan tâm đến việc trùng tu chùa chiền và ủng hộ sự hoằng dương củaPhật giáo” [18; 25-26]. Và trong thời kỳ này về truyền thừa thì đã có hai dòng Tào Động và Lâm Tế. Chư tổ thì đã có hai Ngài là Nguyên Thiều và Liễu Quán. Cho nên, đây chính là thời đại hưng thịnh và phát triển củaPhậtgiáoHuế để làm cho đạo mạch Phậtgiáo Việt Nam tiếp nối các dòng thiền Bắc Hà và hoằng truyền vào Nam Hà đến tận ngày nay. 7 Khóa Luận Trần Thị Hoài Trang Thế kỷ XVII-XVIII các thiền sư trong phái Lâm Tế, Tào Động ở Trung Hoa có xu hướng vượt biển tránh lộn xộn do xãhội gây nên, sang Nam Hà hoằng hoáPhậtgiáo như Lục Hồ Viên Cảnh. Đại Thâm Viên Khoan, Giác Phong, Từ Lâm, Khắc Huyền, Ngài Huyền Khê, Nguyên Thiều, Minh Hoằng Tử Dung, Minh Hải Pháp Bảo, Thạch Liêm đã minh chứng cho Phậtgiáo ở Đàng Trong và Phậtgiáo ở Huế chịu ảnhhưởng nhiều củaPhậtgiáo Trung Quốc. Thiền sư Hương Hải (1628-1715) là học trò của hai thiền sư Viên Cảnh và Viên Khoan, nhưng tư tưởng của Ngài lại mang màu sắc của dân tộc “Tư tưởng củaHương Hải là phá vỡ tất cả mọi tâm niệm phân biệt, coi Phật với chúng sinh có chung một thể tính. Giác ngộ thì chứng nhập được thể tính ấy. Theo Phật mà bỏ chúng sinh thì không bao giờ đạt đạo. Tương tự thế ,với Hương Hải thì mê, ngộ, nhận, cảnh, thiện, ác đều chung một thể tính, chúng luôn nương tựa vào nhau mà hiện hữu đề từ tâm mà sinh. Chính thế ông chủ trương: Không trốn chạy sự vật; Giới luật cao nhất là sự vô tâm thành Phật ngay trong giờ phút này: Trongđờisống hàng ngày không gì không phải là đạo, hễ tâm an thì đó là thiền. Chí đạo ở gốc tâm, tâm pháp gốc ở vô trụ. Cái bản thể của tâm vô trụ vắng lặng tính tướng, chẳng phải có, chẳng phải không, không sinh, không diệt”[18; 26]. “Nối tiếp truyền thống Trúc Lâm ở Yên Tử, thiền phái Liễu Quán do thiền sư Thiệt Diệu Liễu Quán sáng lập và phát triển ở giai đoạn này là sự dung hoà giữa Lâm Tế với Tào Động, với các yếu tố yêu thiên nhiên, yêu nước vì dân tộc. Ngài Liễu Quán (1667-1742) với trình độ uyên thâm và đức độ của mình đã thường xuyên ra vào Huế - Phú Yên để hoằng pháp hoá đạo. Sau bốn lần dự lễ đại giới đàn tại Huế từ 1733-1735 năm 1740 hoà thượng tấn đàn long hoa phóng giới và trụ trì chùa Thiền Tôn - Huế. Từ đây, tại Huế đến Phú Yên và sau này là cả miền Nam xuất hiện và phổ biến dòng phái thiền Liễu Quán”[18; 26-27]. Như vậy ta thấy ở Huế là nơi hội tụ của nhiều thiền phái Phậtgiáocủa dân tộc. Người dân Huế đã tiếp nhận Phậtgiáo như một món ăn tinh thần, có gạn đục khơi trong mong muốn sống tốt đời đẹp đạo. Hơn 10 năm quân Trịnh đóng ở Thuận Hoá, tuy không phá hoại chùa chiền, không thấy đụng chạm gì đến Phật giáo, nhưng tín ngưỡng thuật số, cầu đảo lẫn vào Phậtgiáo Huế, mộtsố người bất chánh đi làm sư, vãi, lấy cửa chùa làm nơi trú thân khi mọi bề trongđờisống đều thất vọng, làm cho Phậtgiáo lại suy thoái. Và thời Tây Sơn (1788-1802) Vua Quang Trung chủ trương mỗi Phủ chỉ để một chùa lớn, tuyển chọn tăng, người nào hiểu đạo và chấn chỉnh ở trông chùa và truyền đạo, còn hạng mượn cửa thiền sinh sống thì vua bắt phải hoàn tục. Nhưng vua băng hà đột ngột năm 1792, nên kế 8 Khóa Luận Trần Thị Hoài Trang hoạch trên chưa thực hiện được. Trong giai đoạn này có thể nói Phậtgiáo rối rấm, những tư tưởng đạo Phật đã bị lệch lạc nhiều, nhiều chùa chiền bị hư hại cả hai dòng thiền ở Thuận Hoá là Tào Động và Lâm Tế đều mất sự kế tục, nhất là dòng thiền Liễu Quán. “Dưới thời các vua Nguyễn, từ Gia Long đến Khải Định không thấy có phái Phậtgiáo nào mới mà chỉ thấy trong công cuộc trị quốc của mình dù đề cao Nho giáo lên địa vị độc tôn có ban mộtsố đạo dụ ngăn cản sự phát triển củaPhật giáo, nhưng trên thực tế các vua đều mến mộ Phậtgiáo và đã tạo không ít điều kiện thuận lợi cho Phậtgiáophát triển. Thời vua Khải Định và Bảo Đại, Phậtgiáo Việt Nam có sự chấn hưng bởi ảnhhưởng chấn hưng củaPhậtgiáo Trung Quốc”[18; 28]. Như vậy nhìn chung, PhậtgiáoHuế vừa có nguồn gốc Phậtgiáo dân tộc vừa tiếp thu Phậtgiáo Trung Quốc. Trong giai đoạn này PhậtgiáoHuế có lúc thịnh lúc suy có lúc hưng lúc vong, nhưng trên tinh thần tự cường những nét vănhoá bản địa ưu tú đã tạo nên nét vănhoá riêng mang màu sắc của xứ Huế. 1.1.2.2. PhậtgiáoHuế qua hai cuộc kháng chiến từ 1945 đến 1975 Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, 2/9/1945 Bác Hồ đọc “Tuyên Ngôn Độc Lập” tại quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, ách thống trị của thực dân Pháp trong hơn mấy mươi năm bị xoá bỏ hoàn toàn, chế độ phong kiến của triều Nguyễn cũng sụp đổ, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến tồn tại hơn ngàn năm trên đất nước ta. Song thực dân đế quốc chưa chịu buông tha miếng mồi béo bở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, cho nên trong vòng 30 năm (1945-1975) kể từ ngày tuyên bố độc lập vẫn chưa có một ngày tự do và hạnh phúc, và ngay cả nền độc lập mong manh mới được xây dựng nên cũng bị gót dày của quân xâm lược chà đạp. Pháp trở lại hòng tiếp tục nối dài giấc mơ “khai thác thuộc địa” của chúng, nhưng sau 9 năm trời kết quả cuối cùng mà chúng thu hoạch được là một trận Điện Biên Phủ khiến chúng kinh hoàng, bạt vía. Pháp đến, Pháp đi, Mỹ lại nhảy vào hòng đóng vai kẻ cứu thế của “thế giới tự do”. Với sức mạnh về kinh tế, quân sự của mình, đế quốc Mỹ những tưởng sẽ nhanh chóng khuất phục dân tộc Việt Nam nhỏ bé ở bên kia bờ Thái Bình Dương, nhưng với gần 200 viên tướng lĩnh dày dặn kinh nghiệm nhất, với những chiến lược, chiến thuật tinh vi, thâm độc nhất, với những phương tiện kỹ thuật chiến tranh hiện đại nhất cùng với mộtđội lính viễn chinh đông đảo và thịu chiến, đi theo là hàng trăm tỉ đô la . kết quả thu được của đế quốc Mỹ chỉ là một hiệp định Pari để Mỹ rút đi trong “danh dự”. 9 Khóa Luận Trần Thị Hoài Trang Những biến động dữ dộicủa lịch sử ấy đã có những tác động to lớn đối với Phậtgiáo nói chung PhậtgiáoHuế nói riêng. Hoà cùng một nhịp đập, một dòng chảy với Phậtgiáo cả nước, PhậtgiáoHuế đã cùng với Phậtgiáo toàn quốc, tạm thời ngưng các hoạt động riêng lẽ các đoàn thể, các tổ chức khác ở địa phương cứu quốc. Từ 1945-1954 “Bên cạnh các lực lượng thiếu niên tiền phong, thanh niên tiền phong, Phụ lão cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, thì ở Huế đã có Phậtgiáo cứu quốc, Tăng Già cứu quốc, Thanh thiếu niên Phật tử cứu quốc, các khuôn hội ở nông thôn thì tín đồ tham gia đoàn thể nông dân cứu quốc v.v .”[1; 436] . Như vậy, các tu sỹ và đồng bào Phậtgiáo ở Thừa Thiên Huế đã có nhiều việc làm thiết thực nhằm trước hết là chấn hưng Phật giáo, sau đó là tích cực ủng hộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, quyết giữ gìn độc lập, tự do của dân tộc. Điều đó được chứng minh bằng việc: “Tháng 1 năm 1946 thượng toạ Thích Mật Thể ứng cử làm đại biểu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, và trong năm này thượng toạ đã được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Phậtgiáo cứu quốc Thừa Thiên Huế” [1; 436]. Khi thực dân Pháp quay trở lại nước ta, chúng đã điên cuồng bắt bớ, tàn sát dân chúng và tăng ni, chiếm và phá nhiều chùa chiền, đốt bỏ nhiều kinh tạng hòng triệt phá tín ngưỡng và vănhoá truyền thống Việt Nam nói chung, xứ Huế nói riêng. “Phật giáoHuế đã cùng nhân dân Huế khởi sự đổ máu hy sinh để bảo vệ đất nước. Theo Nguyễn Lang thì “Thích Minh Tâm (tên đời là Nguyễn Quang Lý) đệ tử củaHoà thượng Quảng Nhuận, chính trị viên trung đoàn Trần Cao Vân, gục ngã tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thích Tánh Huyền (tên đời là Nguyễn Văn Hàm) đệ tử của thiền sư Mật Nguyệt, làm Chủ tịch Ủy ban hành chánh Khu phố 7 của thị xãHuế đã ngã gục sau lưng chùa Tường Vân. Thích Châu Quang ( tên đời là Huỳnh Văn Sính) đệ tử thiền sư Quảng Huệ đã gục ngã trong Mặt trận bảo vệ thị xã Huế”[1; 437]. Đứng trước xu thế vận mệnh của dân tộc Phậtgiáo cũng bị đe doạ, những người đứng đầu PhậtgiáoHuế lúc bấy giờ đã thấy được sự cần thiết phải hợp nhất PhậtgiáoHuế lại trongmột tổ chức thống nhất. Do đó từ 1945 thì Sơn môn Tăng già Thừa Thiên Huế đã hình thành, đến năm 1951 thì thành lập “Hội Sơn môn Tăng già Trung Việt”. Việc thành lập được “Sơn môn Tăng già” ở Huế và Trung Việt lúc này chính là cơ duyên để tiến tới mộtGiáohộiPhậtgiáo thống nhất. Lần đầu tiên trong lịch sử Phậtgiáo Việt Nam, Phậtgiáo Việt Nam đã được thống nhất trongmột tổ chức duy nhất. Việc thống nhất Phậtgiáo Việt Nam đó đã được thực hiện tại chùa Từ Đàm ở Huế. “Nguyên nhân của sự 10 . 1: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT LÝ NGŨ GIỚI PHẬT GIÁO CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT LÝ NGŨ GIỚI PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI HUẾ. Trang MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT LÝ NGŨ GIỚI PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ XÃ HỘI HUẾ A. PHẦN MỞ BÀI 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Phật giáo là một tôn giáo